You are on page 1of 43

ĐIỆN TÂM ĐỒ CƠ BẢN

Resident Doctor. Trần Tuấn Việt


Đại học Y Hà Nội
Viện Tim mạch Quốc Gia Việt Nam
MỤC TIÊU

• Nắm được nguyên lý cơ bản của điện tâm đồ


• Biết cách đánh giá điện tâm đồ:
- Biết các bước đọc điện tâm đồ
- Nhận biết nhịp xoang
- Cách tính tần số tim, trục điện tim
- Nhận biết tình trạng tăng gánh buồng tim
- Nhận biết tình trạng thiếu máu cơ tim
NGUYÊN LÝ CƠ BẢN

ĐỊNH NGHĨA:
Điện tâm đồ là đường
biểu diễn ghi lại quá
trình hoạt động điện
của tim thông qua các
điện cực được đặt trên
da
NGUYÊN LÝ CƠ BẢN

QUY ƯỚC TIÊU CHUẨN


• Đo chiều cao:
1 ô vuông nhỏ = 0,1 mV
• Đo chiều ngang:
1 ô vuông nhỏ = 0,04 s
CÁCH MẮC ĐIỆN TÂM ĐỒ

• 4 điện cực ngoại biên


-> thu được 6 chuyển
đạo ngoại biên

• 6 điện cực trước tim ->


thu được 6 chuyển đạo
trước tim
HAI MẶT PHẲNG CỦA CÁC CHUYỂN ĐẠO ECG

Mặt phẳng đứng dọc Mặt phẳng ngang


HAI MẶT PHẲNG CỦA CÁC CHUYỂN ĐẠO ECG
MỘT SỐ CHUYỂN ĐẠO ĐẶC BIỆT
NGUYÊN LÝ HÌNH THÀNH SÓNG ECG

• Khi tim ở trạng thái nghỉ, sẽ không có dòng điện nào đi qua máy, đo đó sẽ
ghi được đường biểu diễn là một đường thẳng nằm ngang, được gọi là đường
đẳng điện.
• Khi tim hoạt động (khử cực hoặc tái cực), vecto điện thế thu được nếu cùng
hướng với vectơ của chuyển đạo thì sẽ thu được một sóng dương
• Khi tim hoạt động (khử cực hoặc tái cực), vecto điện thế thu được nếu
ngược hướng với vectơ của chuyển đạo thì sẽ thu được một sóng âm
NGUYÊN LÝ HÌNH THÀNH SÓNG ECG
GIẢI PHẪU HỆ THỐNG DẪN TRUYỀN

HOẠT ĐÔNG ĐIỆN CỦA TIM


Nút xoang -> cơ nhĩ -> nút nhĩ
thất -> bó His -> nhánh trái và
nhánh phải -> hệ thống lưới
Purkinje -> cơ thất
NHĨ ĐỒ

• Khử cực nhĩ thu được


1 vecto có hướng từ
trên xuống dưới, từ
phải sang trái. Thu
được sóng P trên ECG

• Sóng tái cực nhĩ với


điện thế thấp bị
“chìm” vào trong
phức bộ QRS, không
thấy được trên ECG
NHỊP XOANG

• Sóng P hiện diện tại ít nhất 1 trong 12 chuyển đạo


• Sóng P đi trước QRS một khoảng cố định
• Sóng P dương ở DII DIII aVF V5 V6, âm ở aVR
• Tần số: 60 – 100 ck/ph
NHỊP XOANG
TẦN SỐ TIM
TẦN SỐ TIM
DẪN TRUYỀN NHĨ THẤT

• Thời gian dẫn truyền nhĩ


thất là khoảng thời gian
xung điện khử cực nhĩ -
> đi tới nút nhĩ thất ->
xuống khử cực thất
• Thời gian dẫn truyền nhĩ
thất là khoảng PR trên
điện tâm đồ, được tính từ
bắt đầu sóng P tới khởi
đầu phức bộ QRS
• Bình thường:
PR (PQ) = 0,12 – 0,2 giây
DẪN TRUYỀN NHĨ THẤT

• Biến đổi khoảng PQ -> bất thường dẫn truyền nhĩ thất
• PQ dài : PQ > 200 ms : block nhĩ thất
• PQ ngắn: PQ < 120 ms: hội chứng tiền kích thích: HC WPW …
HỘI CHỨNG WPW
BLOCK NHĨ THẤT
THẤT ĐỒ
• Khử cực vách liên thất
được biểu hiện bằng
sóng Q trên điện tâm
đồ.
• Khử cực tâm thất thể
hiện bằng phức bộ
QRS
• Tổng hợp Vecto khử
cực thất là một Vecto
có hướng đi từ trên
xuống dưới, từ phải
sang trái.
• Hướng của Vectơ khử
cực thất được gọi là
trục điện tim
TRỤC ĐIỆN TIM

• Hướng của Vectơ


khử cực thất
được gọi là trục
điện tim
TRỤC ĐIỆN TIM

Trục vô định Trục trái


(Trục Tây Bắc)

Trục phải Trục trung gian


TRỤC ĐIỆN TIM
PHỨC BỘ QRS

• Sóng khử cực tâm thất được thể hiện bằng


phức bộ QRS trên điện tâm đồ
• Bình thường:
Thời gian QRS < 0,06 – 0,1 giây
Sóng Q : < 0,04 giây, < 0,15 mV
PHỨC BỘ QRS BỆNH LÝ

• Tăng biên độ: phì đại thất, …


• Giảm biên độ: khí phế thũng, tràn dịch màng tim, …
• Biến đổi hình dạng: block nhánh
• Biến đổi về thời gian: block nhánh, HC WPW, ngoại tâm thu
thất, …
NGOẠI TÂM THU THẤT
TĂNG GÁNH THẤT
BLOCK NHÁNH
ĐOẠN ST – SÓNG T

• Đoạn ST – sóng T là sóng tái cực của tâm thất


• Đoạn ST được tính từ điểm J tới khởi điểm sóng T
• Thời gian đoạn ST ít quan trọng trong lâm sàng, lưu ý tới hình dạng đoạn
ST và vị trí của ST so với đường đẳng điện.
• Sóng T: rộng, sườn lên thoải, sườn xuống dốc
• Sóng T: âm ở aVR, dương ở DI aVF, V5, V6
ĐOẠN ST – T
ĐOẠN ST – SÓNG T

Thay đổi ST – T trong Nhồi máu cơ tim


KHOẢNG QT

• Khoảng QT còn được gọi là thời gian tâm thu


điện học của tim, đo từ khởi đầu sóng Q tới
kết thúc sóng T
• Khoảng QT thay đổi theo tần số tim
• QTc: thời gian QT hiệu chỉnh theo nhịp tim

• Bình thường
• QTc < 0,42 giây ở nam và 0,44 giây ở nữ
HỘI CHỨNG QT DÀI

You might also like