You are on page 1of 3

Phân tích điện tâm đồ ở chuyển đạo DII:

1, Xác định chủ nhịp tim: có xuất hiện nhịp xoang hay không, nhận biết
bằng 3 dấu hiệu:
+ Sóng P đứng trước phức bộ QRS
+ Sóng P cách QRS một khoảng PQ không đổi (khoảng 0,1 – 0,2 s)
+ Sóng P dương ở DI, V5, V6, âm ở Avr
2, Xác định tần số tim, đều hay không đều, nhanh hay chậm:
- Nhịp tim đều khi khoảng cách giữa các sóng RR là như nhau
- Nhịp tim (nhịp xoang) bình thường có tần số từ 60 – 100 lần/phút
300 60
- Tần số tim: F = Ô RR = RR (tínhtheo s )

3, Xác định trục điện tim: Trong chẩn đoán nhanh, người ta thường xem
xét song R ở chuyển đạo DI và DIII:
+ Trục trung gian: R ở DI và DIII dương
+ Trục trái: R ở DI dương và DIII âm
+ Trục phải: R ở DI âm và R ở DIII dương
+ Trục vô định: R ở DI và DIII cùng âm
4, Xác định thời gian biên độ các song:
a, Sóng P (Sóng khử cực của tâm nhĩ)
- Hình dáng: hình trơn, tròn
- Chiều của song P:
+ D1,2,3,4,5,6,aVF  Dương
+ D3,aVL, V1, V2  Đa số dương, có thể âm nhẹ, 2 pha
+ aVR  Âm
- Thời gian song P: ở DII trung bình vào khoảng 0,05 – 0,11s
- Biên độ sóng P: ở DII trung bình vào khoảng 0,05 – 0,2 mV
b, Phức bộ QRS (Sóng khử cực ở cơ tâm thất):
- Xác định: Từ đầu song Q đến cuối sóng S
- Đặc điểm của các sóng:
+ Sóng Q: sóng âm, điện thế TB 0,01 – 0,03 mV
+ Sóng R: song dương, điện thế TB 1 – 1,5 mV, lên nhanh (dốc
đứng), xuống nhanh, cao nhất ở DII
+ Sóng S: song âm
- Thời gian phức bộ QRS: 0,05 – 0,1 s
c, Sóng T (sóng tái cực của khôi cơ tâm thất, lúc tâm thất bắt đầu giãn)
- Đặc điểm: sóng T rộng đậm nét, đỉnh tù, hai sườn không đối xứng,
đường lên thoai thoải so với đoạn ST, đường xuống dốc
- Chiều sóng:
+ Dương ở: DI,II (đa số dương, đôi khi có sóng T hai pha),III,
V36
+ Âm ở: aVR
- Biên độ TB: 0,2 – 1,2 mV
- Thời gian <= 0,2 s
d, Sóng U ( do sự tái khử cực của bó His, mạng lưới Purkinje, cơ nhú)
- Sóng U nhỏ bằng 1/10 sóng T
- Thường xuất hiện ở người có f < 65 lần/phút, hiếm thấy ở người có f
nhanh
- Sóng U thường dương ở tất cả các chuyển đạo trừ aVR
e, Khoảng PQ:
- Là thời gian dẫn truyền xung động từ nhĩ đến thất
- Xác định: Đầu sóng P  Đầu sóng Q ( hoặc Đầu sóng R nếu ko có Q)
- Thời gian: 0,15 – 0,2 s, tần số tim nhanh  PQ càng ngắn
f, Khoản QT:
- Thể hiện thời gian tâm thu điện học của tâm thất
- Xác định: Từ đầu Q đến cuối T
- Thởi gian: ở nam 0,31 – 0,4 s, ở nữ 0,32 – 0,41 s
g, Khoản PR (Xem trong sách)
h, Đoạn ST – điểm J (Xem trong sách)

You might also like