You are on page 1of 40

NỘI DUNG BÀI

TIN HỌC 14 – 21

NHÓM 6:
- LÊ QUỲNH TRÂM
- NGUYỄN NGỌC KHÁNH TRÂN
- ĐỖ MINH TRIẾT
- THÁI MINH TRIẾT
- NGUYỄN DUY TRỌNG

1
MỤC LỤC
Bài 14............................................................................3
Bài 15............................................................................6
Bài 16............................................................................13
Bài 17............................................................................16
Bài 18............................................................................25
Bài 19............................................................................32
Bài 20............................................................................35
Bài 21............................................................................38

2
BÀI 14: KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN

1. Các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản


- Khái niệm về soạn thảo văn bản: Hệ soạn thảo văn bản là 1 phần mềm ứng dụng cho phép
thực hiện các thao tác liên quan đến công việc soạn thảo văn bản: gõ( nhập) văn bản, sửa đổi,
trình bày, lưu trữ và in văn bản.
- Văn bản soạn thảo trên máy tính gồm các thành phần: bảng biểu, hình ảnh, chữ viết, chữ
nghệ thuật,…
a) Nhập và lưu trữ văn bản
- Có thể nhập văn bản một cách nhanh chóng.
- Hệ soạn thảo có chức năng tự động xuống dòng.
- Dễ dàng lưu trữ và in ra giấy
b) Sửa đổi văn bản
- Sửa đổi kí tự và từ: dễ dàng xóa, chèn thêm hoặc thay thế kí tự, từ hay cụm từ nào đó để sửa
chúng một cách nhanh chóng.
- Sửa đổi cấu trúc văn bản: dễ dàng xóa, sao chép, di chuyển, chèn thêm một đoạn văn bản
hay hình ảnh đã có sẵn.
c) Trình bày văn bản
• Khả năng định dạng kí tự
- Phông chữ (Time New Roman, Arial, Courier New,...);
- Cỡ chữ (cỡ chữ 12, cỡ chữ 18, cỡ chữ 24,…);
- Kiểu chữ (đậm, nghiêng, gạch chân,...);
- Màu sắc (đỏ, xanh, vàng,...);
- Vị trí tương đối so với dòng kẻ (cao hơn, thấp hơn);
- Khoảng cách giữa các kí tự trong một từ và giữa các từ với nhau.
• Khả năng định dạng đoạn văn bản
- Vị trí lề trái, lề phải của đoạn văn bản;
- Căn lề (trái, phải, giữa, đều hai bên);
- Dòng đầu tiên: thụt vào hay nhô ra so với cả đoạn văn bản;
- Khoảng cách đến đoạn văn bản trước, sau;
- Khoảng cách giữa các dòng trong cùng đoạn văn bản,...
• Khả năng định dạng trang văn bản
- Lề trên, lề dưới, lề trái, lề phải của trang;
- Hướng giấy (nằm ngang hay thẳng đứng);
- Kích thước trang giấy;
- Tiêu đề trên (đầu trang), tiêu đề dưới (cuối trang),...
d) Một số chức năng khác
- Tìm kiếm thay thế;
- Gõ tắt hoặc tự động sửa lỗi gõ sai;
- Tạo bảng, tính toán, sắp xếp trong bảng;
- Tự động đánh số trang;
- Tạo chữ nghệ thuật trong văn bản;
3
- Chèn ảnh và kí hiệu đặc biệt
- Vẽ hình và tạo chữ nghệ thuật
- Kiểm tra chính tả, ngữ pháp
• Ưu điểm của hệ soạn thảo văn bản:
- Thân thiện với người dùng
- Dễ dàng sửa chữa sai sót và làm nổi bật những điều cần nhấn mạnh.
- Giảm đáng kể thời gian nhờ các công cụ bảng tính, gõ tắt.
- Dễ dàng lưu trữ và in ấn.
- Rèn luyện phong cách làm việc chuyên nghiệp cho người dùng.

2. Một số quy ước trong việc gõ văn bản


a) Các đơn vị xử lí trong văn bản
- Văn bản được tạo nên từ các kí tự
- Các kí tự ghép lại thành 1 từ
- Tập hợp nhiều từ kết thúc bằng các dấu câu ta gọi là câu.
- Tập hợp các kí tự nằm trên 1 hàng ta gọi là dòng.
- Tập hợp nhiều câu có liên quan ta gọi là đoạn văn bản.
- Phần văn bản định dạng để in ra ta gọi là 1 trang.

b) Một số quy ước trong việc gõ văn bản
- Các dấu như dấu hai chấm (:), dấu chấm phẩy (;), dấu chấm than (!), dấu chấm hỏi (?) phải
đặt sát từ đứng trước nó, và cách 1 dấu cách với từ đằng sau.
Ví dụ: Tôi tên là A. Tôi thích Tin Học. Bạn có thích môn này không?
- Giữa các từ chỉ dùng một kí tự trống để phân cách.
- Giữa các đoạn chỉ xuống dòng bằng một lần nhấn phím Enter.
- Các dấu ngắt câu . , : ; ? ! phải đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo đến dấu cách.
- Các dấu ' ″ ) ] } cũng phải đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo đến dấu cách.
- Các dấu ' ″ ( { [ phải đặt sát vào bên trái kí tự đầu tiên của từ tiếp theo.

3. Chữ Việt trong soạn thảo văn bản


a) Xử lí chữ Việt trong máy tính
Bao gồm các việc:
- Nhập văn bản chữ Việt vào máy tính
- Lưu trữ, hiển thị và in ấn văn bản chữ Việt.
b) Gõ chữ Việt
- Sử dụng chương trình hỗ trợ gõ tiếng việt để nhập văn bản Tiếng Việt vào máy tính
- Ví dụ: phần mềm Unikey
- Kiểu gõ tiếng việt phổ biến: TELEX, VNI.
c) Bộ mã chữ Việt
- 2 bộ mã phổ biến: ASCII và TCVN3
- Bộ mã Unicode sử dụng chung cho mọi ngôn ngữ trên thế giới.
- Bộ mã Unicode được qui định để sử dụng trong các văn bản hành chính của Việt Nam.
d) Bộ phông chữ Việt
4
- Để hiển thị và in được chữ Việt, cần có các bộ chữ Việt (còn được gọi là bộ phông) tương
ứng với từng bộ mã.
- Có nhiều bộ phông với nhiều kiểu chữ khác nhau được xây dựng để hiển thị và in chữ Việt.
- Ví dụ, những bộ phông ứng với bộ mã TCVN3 được đặt tên với tiếp đầu ngữ .Vn, chẳng hạn
.VnTime, .VnArial,... hay những bộ phông ứng với bộ mã VNI được đặt tên với tiếp đầu ngữ
VNI như VNI-Times, VNI-Helve,...
- Hiện nay, đã có một số bộ phông ứng với bộ mã Unicode hỗ trợ cho chữ Việt như Times
New Roman, Arial, Tahoma,...
e) Các phần mềm hỗ trợ chữ Việt
- Để máy tính có thể kiểm tra chính tả, sửa lỗi, sắp xếp,... văn bản tiếng Việt, cần dùng các phần
mềm tiện ích riêng.

5
BÀI 15: LÀM QUEN VỚI MICROSOFT WORD

1. Màn hình khởi động của Word

- 2 cách khởi động word:

+ Cách 1: nháy đúp biểu tượng trên màn hình nền

+ Cách 2: chọn Start → All Programs → Microsoft Word

a) Các thành phần chính trên màn hình

(Màn hình làm việc của Word 2010)

- Ta có thể sử dụng lệnh trong các bảng chọn; sử dụng các biểu tượng (nút lệnh) tương ứng
trên các thanh công cụ hoặc các tổ hợp phím tắt.

b) Thanh bảng chọn

- Mỗi bảng chọn gồm các lệnh có chức năng cùng nhóm. Thanh bảng chọn chứa tên các bảng
chọn: File, Home, Insert, Design, Layout, References, Mailing, Review, View, Help.

6
c) Thanh công cụ

- Thanh công cụ chứa biểu tượng của 1 số lệnh


thường dùng.

- Thực hiện lệnh bằng cách nháy chuột vào biểu


tượng tương ứng trên thanh công cụ (nút lệnh).

Bảng dưới đây trình bày là tính năng của một số


nút lệnh cơ bản trên thanh công cụ chuẩn:

2. Kết thúc phiên làm việc với Word

- Soạn thảo một văn bản thường bao gồm: gõ nội dung văn bản, định dạng, in ra. Văn bản có
thể được lưu trữ để sử dụng lại.
- Việc lưu văn bản có thể thực hiện theo một trong các cách sau:

Cách 1: Chọn File → Save;

Cách 2: Nháy chuột vào nút lệnh Save trên thanh công cụ chuẩn;

Cách 3: nhấn tổ hợp phím Ctrl + S.

- Khi thực hiện việc lưu văn bản, có thể xảy ra một trong hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Khi văn


bản được lưu lần đầu, cửa
sổ Save As xuất hiện cho
phép đặt tên cho tệp văn
bản.

Trường hợp 2: Nếu tệp


văn bản đó đã được lưu ít
nhất một lần, thì khi lưu
văn bản bằng cách cách
trên mọi thay đổi trên tệp
văn bản sẽ được lưu và
không xuất hiện cửa sổ
7
Save As (Ta vẫn có thể lưu văn bản này với tên khác hoặc trong thư mục khác bằng cách
chọn File →Save As…).

Chú ý: tên các tệp văn bản trong Word cáo phần mở rộng ngầm định là .doc.

Khi kết thúc phiên làm việc với văn bản, chọn File→Close hoặc nháy chuột tại nút ở bên
phải thanh bảng chọn (thao tác này được gọi là đóng tệp văn bản).

Khi kết thúc phiên làm việc với Word, chọn File→Exit hoặc nháy chuột tại nút ở góc
trên, bên phải màn hình của Word.

3. Soạn thảo văn bản đơn giản

a) Mở tệp văn bản

• Cách mở 1 tệp mới

- Cách 1: chọn File → New;

- Cách 2: nháy chuột vào nút lệnh


New trên thanh công cụ chuẩn.

- Cách 3: nhấn tổ hợp phím Ctrl + N

• Cách mở tệp đã có

- Cách 1: chọn File → Open…;

- Cách 2: nháy chuột chọn nút lệnh Open trên thanh công cụ chuẩn;

- Cách 3: nhấn tổ hợp phím Ctrl + O.

- Cách 4: nháy đúp chuột vào tên tệp.

8
b) Con trỏ văn bản và con trỏ chuột

- Có hai loại con trỏ trên màn hình:

+ Con trỏ văn bản (con trỏ soạn thảo)

+ Con trỏ chuột

- Con trỏ văn bản có dạng | như hình, luôn nhấp nháy và chỉ ra vị trí hiện thời nơi các kí tự sẽ
xuất hiện khi ta gõ văn bản từ bàn phím. Trong khi người dùng gõ văn bản, con trỏ văn bản sẽ
di chuyển từ trái sang phải và từ trên xuống dưới. Nếu muốn chèn kí tự hay một đối tượng vào
văn bản, ta phải di chuyển con trỏ văn bản tới vị trí cần chèn.

- Ở trong vùng soạn thảo, con trỏ chuột có dạng I (hình 70.b), nhưng đổi thành khi ra ngoài
vùng soạn thảo.

Chú ý: Con trỏ văn bản không thay đổi vị trí khi ta di chuyển con trỏ chuột.

• Di chuyển con trỏ văn bản:

Có hai cách di chuyển con trỏ văn bản tới vị trí mong muốn:

- Dùng chuột: Di chuyển con trỏ chuột tới vị trí mong muốn và nháy chuột.

- Dùng phím: Nhấn các phím Home, End, Page Up, Page Down, các phím mũi tên hoặc tổ
hợp phím Ctrl và các phím đó.

Màn hình đôi khi chỉ hiển thị được một phần của văn bản. Để xem các phần khác một cách
nhanh chóng, có thể sử dụng thanh cuộn ngang và thanh cuộn dọc.

9
c) Gõ văn bản

- Nhấn phím Enter để kết thúc một đoạn văn bản và chuyển sang đoạn văn bản mới.

- Lưu ý 2 chế độ gõ:

+ Ở chế độ chèn (Insert), nội dung văn bản gõ từ bàn phím sẽ được chèn vào trước nội dung
đã có từ vị trí con trỏ văn bản.

+ Ở chế độ đè (Overtype), mỗi ký tự gõ vào từ bàn phím sẽ ghi đè, thay thế ký tự đã có ngay
bên phải con trỏ văn bản.

- Nhận biết chế độ chèn/chế độ đè bằng cách quan sát thanh trạng thái: nếu chữ OVR sáng có
nghĩa đang ở chế độ đè, ngược lại là đang ở chế độ chèn

- Nhấn phím Insert hoặc nháy đúp chuột vào


nút trên thanh trạng thái để chuyển đổi
giữa hai chế độ gõ.

- Hoặc chọn File → Options → Advanced,


và làm theo các bước trong hình để chuyển
đổi giữa 2 chế độ.

d) Các thao tác biên tập văn bản

• Chọn văn bản

- Dùng để đánh dấu văn bản muốn thao tác.

10
- Cách thực hiện:

+ Cách 1: Nhấn đồng thời phím Shift + phím mũi tên hoặc Home, End.

+ Cách 2: Nháy chuột vào vị trí bắt đầu, kéo chuột trên phần văn bản còn chọn.


• Xóa văn bản

- Để xoá một vài kí tự, nên dùng các phím BackSpace hoặc Delete:

+ Phím BackSpace (phím ←) dùng để xoá kí tự trước con trỏ văn bản.

+ Phím Delete dùng để xóa ký tự sau con trỏ văn bản

- Muốn xóa những phần văn bản lớn hơn, nên thực hiện như sau:

+ Bước 1. Chọn phần văn bản định xoá.

+ Bước 2. Dùng các phím xóa Delete hoặc Backspace.

+ Bước 3. Chọn Home → Cut hoặc nháy . Khi đó nội dung sẽ được lưu vào Clipboard.

• Sao chép

Để sao một phần văn bản đến một vị trí khác, ta thực hiện theo các bước:

- B1: Chọn phần văn bản muốn sao;

- B2: Chọn Home→ Copy hoặc nháy . Khi đó, phần văn bản đã chọn được lưu vào
Clipboard;

- B3: Đưa con trỏ văn bản tới vị trí cần sao;

- B4: Chọn Home → Paste hoặc nháy .

• Di chuyển

Để di chuyển một phần văn bản từ vị trí này sang vị trí khác, ta thực hiện như sau:

- B1: Chọn phần văn bản cần di chuyển;

11
- B2: Chọn Edit → Cut hoặc nháy để xóa phần văn bản đó tại vị trí cũ và lưu vào
Clipboard;

- B3: Đưa con trỏ văn bản tới vị trí mới;

- B4: Chọn Edit → Paste hoặc nháy để sao phần văn bản được lưu trong Clipboard vào.

Chú ý: Trong thực hành, ta có thể dùng tổ hợp phím tắt để thực hiện nhanh các thao tác như
sau:

- Ctrl+A để chọn toàn bộ văn bản;

- Ctrl+C tương đương với lệnh Copy;

- Ctrl+X tương đương với lệnh Cut;

- Ctrl+V tương đương với lệnh Paste.

12
BÀI 16: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN

Khái niệm
Định dạng văn bản là trình bày các phần văn bản nhằm mục đích cho văn bản được rõ ràng và
đẹp, nhấn mạnh những phần quan trọng, giúp người đọc nắm bắt dễ hơn các nội dung chủ yếu
của văn bản.
1. Định dạng kí tự
a) Định dạng kí tự bằng nút lệnh
B1: Chọn phần văn bản cần định dạng
B2: Vào thẻ lệnh Home
B3: Chọn nút lệnh tương ứng trong nhóm lệnh Font
b) Định dạng kí tự bằng hộp thoại
B1: Chọn phần văn bản cần định dạng
B2: Chọn nút launcher ở góc bên phải phía dưới nhóm lệnh Font hoặc nhấn phím Ctrl + D để
mở hộp thoại Font

2. Định dạng đoạn văn bản


a) Các bước định dạng đoạn văn bản:
B1: Xác định đoạn văn bản cần định dạng
B2: Thực hiện định dạng
b) Các cách xác định đoạn văn cần định dạng
Cách 1: Đặt con trỏ văn bản vào trong đoạn văn bản;
Cách 2: Đánh dấu một phần đoạn văn bản;

13
Cách 3: Đánh dấu toàn bộ đoạn văn bản.
c) Các cách thực hiện định dạng
Cách 1: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ

Cách 2: Dùng thước ngang để điều chỉnh một số thuộc tính lề của đoạn văn.

Cách 3: Chọn nút launcher ở góc bên phải phía dưới nhóm lệnh Paragraph để mở hộp thoại
Paragraph

3. Định dạng trang

- Là việc xác định 2 thuộc tính:

+ Kích thước các lề

14
+ Kích thước giấy

- Thực hiện: Chọn Page Layout → Margins → Custom Margins để mở hộp thoại Page Setup

15
BÀI 17: MỘT SỐ CHỨC NĂNG KHÁC

1. Định dạng kiểu danh sách

- Có 2 kiểu định dạng:

+ Liệt kê dạng kí hiệu

+ Liệt kê dạng số thứ tự

-Cách định dạng kiểu danh sách:


+Cách thay đổi Bullets:
Bước 1: đưa con trỏ chuột đến bất kỳ vị trí nào trong vùng chứa các dấu gạch đầu dòng.
Bước 2: di chuyển lên phía trên thanh công cụ. Vào tab Home rồi chọn vào mũi tên bên phải
mục Bullets

Bước 3: chọn 1 trong các hình có sẵn ở đây để làm dấu gạch mới. Hoặc nếu như bạn muốn có
thêm những hình ảnh độc đáo hơn, các bạn hãy chọn vào Define New Bullets.

16
Bước 4: Trong số những mục ở trên thì bạn chỉ cần chú ý
đến mục Bullet character là được. Vì đây là nơi bạn lựa
chọn hình dạng của Bullets mà mình muốn. Dưới đây là
những tùy chọn trong mục Bullets character bạn có thể
chọn:
-Symbols: Ký hiệu.
-Picture: Hình ảnh.
-Font: Nơi bạn tùy chỉnh sâu hơn về các Bullets. Kiểu
Bullets, màu sắc, kích thước
Bước 5: Sau khi chọn xong các bạn nhấn OK để thay đổi
Bullets.
+Cách thay đổi Numbering:
Bước 1: Đặt con trỏ chuột đến bất kỳ vị trí nào nằm trong
vùng bạn đánh số tự động.
Bước 2: Chọn tab Home rồi chọn vào mũi tên bên phải mục Numbering.

Bước 3: các tùy chọn mặc định về


việc đánh số tự động sẽ được hiển
thị. Hoặc nếu như bạn muốn chọn
lựa một kiểu đánh số tự động, thì hãy
chọn vào mục Define New Number
Format.Tại đây có các tùy chọn giúp
bạn tìm và thay đổi định dạng đánh
số tự động.
-Number style: Kiểu đánh số

17
-Font: Nơi bạn tùy chỉnh sâu hơn cho việc đánh số như kiểu số, màu sắc, kích thước,
-Alignment: Tùy chọn vị trí căn trong hàng.
- Preview: Nơi hiển thị thay đổi tùy
chọn của bạn.

Bước 4: Sau khi tùy chỉnh xong, các


bạn nhấn OK để áp dụng thay đổi cho
việc đánh số hiện tại.

2. Ngắt trang và đánh số trang:

a) Ngắt trang:

Word ngầm định ngắt trang tự động.


Các cách ngắt trang:
● Cách 1: Chọn Insert → Page break
● Cách 2: Tổ hợp phím tắt Ctrl + Enter
● Cách 3: Chọn Layout → Breaks →
Page

b/ Đánh số trang:

Bước 1: Đánh số trang cho toàn bộ văn bản:

18
Vào thẻ Insert → Header & Footer → Page Number → Lựa chọn kiểu định dạng muốn sử dụng
để điền số trang cho văn bản:

Bước 2: Tạo section


Đặt con trỏ chuột tại đầu trang bạn muốn đánh số: Chọn thẻ Layout → Break → Next Page:

Bước 3: Tắt liên kết Section

Đặt con trỏ chuột tại ví trí footer ở Section 2 →


thẻ Design → thực hiện nháy chuột để tắt tính
năng Link to previous (tính năng liên kết giữa 2
section). Sau khi tắt tính năng Link to Previous,
bạn sẽ thấy hộp thoại Same as Previous được
ẩn.

19
Bước 4: Xóa số trang trên section 1
Thực hiện thao tác xoá đối với số trang đang hiển thị trên Section 1. Lúc này, số trang trên các
trang khác vẫn giữ nguyên số thứ tự như ban đầu

Bước 5: Thực hiện lại đánh số trang bắt đầu từ 1


Chọn thẻ Insert → Header & Footer → Page
Numbers → Format Page Number:

Hộp thoại Format Page Number xuất hiện → chọn


mục Start at → Nhập giá trị 1 → chọn OK:
3. In văn bản:
A, Xem trước khi in:
Ý nghĩa: xác nhận cách bố trí và các thiết đặt đã
hợp lí trước khi in.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Kích vào file chọn Print
Bước 2: Trong mục Print chúng ta sẽ chọn dòng
cuối cùng là 1 Page Per Sheet và sẽ thấy được rất nhiều kiểu để xem trang văn bản trước khi
chúng ta in ra

20
B. In văn bản:
Yêu cầu trước khi in:
- Máy tính đã kết nối trực tiếp với máy in.
- Hoặc máy tính có thể truy cập tới máy in trong mạng.
Các bước thực hiện:

21
Bước 1: Chọn tab File, sau đó chọn tiếp mục Print (Hoặc sử dụng phím tắt Ctrl + P)

Bước 2:

● Số lượng bản in: Mục Copies nhập số lượng bản cần in.

22
● Chọn máy in: Mục Printer và lựa chọn máy in

23
BÀI 18: CÁC CÔNG CỤ TRỢ GIÚP SOẠN THẢO
1. Tìm kiếm và thay thế
a) Tìm kiếm
• Tìm kiếm 1 từ hoặc 1 cụm từ:

- B1: chọn lệnh Home → Find… ( hoặc nhấn tổ hợp Ctrl F) sẽ hiện ra hộp thoại navigation ở
bên trái

- B2: Gõ từ hoặc cụm từ cần tìm vào ô trống (chữ cần tìm sẽ được tô vàng)

24
(có thể bấm vào lệnh replace và bấm vào nút Find ở bên trái để tìm văn bản)

b) Thay thế

• Dùng để thay thế một từ hay 1 cụm từ khác trong văn bản.

• Các bước thực hiện:

- B1: Chọn Home → Replace hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+H để mở hộp thoại Find and
Replace.

25
- B2: Gõ cụm từ cần tìm kiếm vào ô Find What và gõ cụm từ thay thế vào ô Replace with ;

- B3: Nháy chuột vào nút Find next để đến cụm từ cần tìm(chữ cần tìm để thay thể sẽ được
đánh dấu màu xanh)

B4: Nháy chuột vào nút Replace nếu muốn thay thế từng cụm từ tìm thấy (hoặc nháy vào nút
Replace All nếu muốn thay thế tự động tất cả các cụm từ tìm thấy) bằng cụm từ thay thế;
Nhấn nút Replace: (chữ January được tô xanh ở hình trên được thay bằng chữ February)

26
Nhấn nút Replace all: (toàn bộ chữ January có trong văn bản sẽ được thay bằng Febuary và
hiện lên thông báo như hình)

B5: Bấm nút cancel để kết thúc

c) Một số tùy chọn trong tìm kiếm và thay thế


Nháy chuột lên nút để thiết đặt một số tuỳ chọn thường dùng như:
- Match Case: Phân biệt chữ hoa, chữ thường (Sa Pa sẽ khác sa pa);
- Find whole word only: Từ cần tìm là một từ nguyên vẹn. Ví dụ, nếu tìm từ ″ho″ thì những từ
như hoa, cho sẽ không được tìm dù có chứa "ho".
2. Gõ tắt và sửa lỗi
- Sử dụng chức năng AutoCorrect để tự động chỉnh sửa văn bản khi gõ.

- Nội dung việc sửa chia thành 2 loại:


27
+ Sửa lỗi: hệ soạn thảo văn bản tự động sửa các lỗi chính tả khi người dùng gõ văn bản.

+ Gõ tắt: sử dụng tổ hợp phím do người dùng quy định để viết ra ký tự nào đó.

Cách thực hiện:


Bước 1: Tại giao diện chính của Word, nhấn vào File.

Bước 2: Tiếp tục chọn Options.

Bước 3: Tại đây, chọn Proofing ở danh sách bên trái.

Bước 4: Nhấn vào AutoCorrect options

28
Bước 5: Màn hình AutoCorrect được mở ra, tại đây chọn tab AutoCorrect → Nhập cụm từ viết
tắt cần thay thế và mục Replace và nhập nội dung cụm từ thay thế vào mục With → Nhấn vào
Add.

Bước 6: Để xóa cụm từ viết tắt, tại màn hình AutoCorrect được mở ra, tại đây chọn tab

29
AutoCorrect, chọn cụm từ bạn muốn xóa và nhấn Delete.

30
BÀI 19: TẠO VÀ LÀM VIỆC VỚI BẢNG
Các lệnh làm việc với bảng được chia thành những nhóm sau:
- Các lệnh tạo bảng, căn chỉnh độ rộng của các hàng và cột, trình bày bảng;
- Các thao tác trên bảng: Chèn, xóa, tách hoặc gộp các ô, hàng và cột;
- Tính toán trên bảng: Thực hiện các phép tính với các dữ liệu số;
- Sắp xếp dữ liệu trong bảng.
1.Tạo bảng:
a. Tạo bảng:
Cách 1:
- Chọn tab Insert trên thanh công cụ
- Nhấn vào mục Table
- Giữ chuột và di chuyển để lựa chọn số dòng và số cột trong phần ô đã cho sẵn.
Cách 2:
- Chọn tab Insert trên thanh công cụ
- Nhấn vào mục Table
- Chọn mục Insert Table rồi nhập số dòng và số cột trong giao hiện được hiển thị
- Nhấn OK để tạo bảng.
Cách 3:
- Chọn tab Insert trên thanh công cụ
- Nhấn vào mục Table
- Chọn mục Draw Table, khi đó sẽ hiển thị cây bút để ta có thể kẻ bảng theo ý mình
- Di bút dọc hoặc ngang để tạo bảng và các ô trong bảng.
- Nhấn Enter để kết thúc việc tạo bảng.
b. Chọn thành phần của bảng:
Cách 1: Dùng chuột
*Chọn 1 hàng, 1 cột hoặc nhiều hàng, cột:
- Đưa con trỏ chuột lên vị trí đầu tiên của ô trong cột
- Nhấn giữ chuột trái và di chuyển đến ô mình muốn, khi đó những ô, hàng hay cột được
chọn sẽ được bôi đen
- Ta có thể làm tương tự với các cột, hàng khác.
Cách 2: Dùng lệnh
*Chọn 1 cột:
- Di chuyển con trỏ chuột lên đầu cột muốn chọn
- Khi xuất hiện mũi tên chỉ xuống thì ấn chuột trái, khi đó cột được chọn sẽ được bôi đen.
*Chọn nhiều cột:
● Kết hợp với phím Ctrl để chọn nhiều cột ở cách nhau hoặc gần nhau:
- Nhấn chọn cột muốn chọn sau đó nhấn giữ phím Ctrl rồi chọn những cột tiếp theo muốn
chọn.
- Những cột được chọn sẽ được bôi đen.
● Kết hợp với phím Shift để chọn các cột liền kề nhau:
- Chọn 1 cột, giữ phím Shift và di chuyển chuột đến cột tiếp theo muốn chọn
31
- Các cột được chọn sẽ được bôi đen
* Chọn hàng:
- Di chuyển chuột sang bên trái của bảng đến hàng muốn chọn
- Nhấn chuột trái để chọn hàng
c. Thay đổi kích thước của cột hay hàng:
*Cột:
- Đưa con trỏ chuột vào cạnh bên trái hoặc bên phải của cột
- Con trỏ chuột sẽ có dạng
*Hàng:
- Đưa con trỏ chuột đến cạnh bên trên hoặc bên dưới của hàng, con trỏ chuột sẽ có dạng
- Di chuyển chuột để thay đổi kích thước
*Bảng:
- Đưa con trỏ chuột vào góc phải bên dưới của bảng, con trỏ chuột sẽ có dạng mũi tên 2 đầu
- Nhấn kéo thả chuột, kéo vào để thu nhỏ bảng hoặc kéo ra để phóng to bảng
*Sử dụng thanh công cụ:
- Chọn tab Layout trên thanh công cụ
- Chỉnh sửa kích thước cột hay hàng tại nhóm Cell Size bằng cách thay đổi thông số
2. Các thao tác với bảng:

a. Chèn thêm hoặc xoá ô, hàng, cột:


*Cách 1:
- Bôi đen hàng, cột muốn chèn thêm cột, hàng
- Nháy chuột phải chọn Insert sau đó chọn:
+ Insert Rows Below (chèn hàng dưới hàng mình đã chọn)
+ Insert Rows Above (chèn hàng trên hàng mình đã chọn)
+ Insert Columns to the Left ( chèn cột sang bên trái cột đã chọn)
+ Insert Columns to the Right ( chèn cột sang bên phải cột đã chọn).
* Cách 2: Sử dụng thanh công cụ
- Chọn tab Layout trên thanh công cụ
- Vào nhóm Rows & Columns để chèn thêm hàng, cột.
* Xoá hàng, cột trong bảng:
- Bôi đen hàng, cột hay nhiều hàng, cột muốn xoá
- Nháy chuột phải:
+ Chọn Delete Columns
+ Chọn Delete Cells → Shift Cells Left → Ok
b. Tách 1 ô thành nhiều ô:
Cách 1:
32
Bước 1: Nhấn chuột phải tại ô trong bảng Word muốn tách ô rồi nhấn chuột phải chọn Split Cells…
Bước 2: Lúc này hiển thị giao diện để bạn lựa chọn số cột muốn chia trong ô Word, gồm:
● Number of columns: Điền vào số cột mà bạn muốn chia.
● Number of rows: Điền vào số dòng mà bạn muốn chia.
Cách 2:
Chúng ta cũng để chuột tại ô muốn chia rồi nhìn vào mục Table Tools và nhấn vào mục Layout rồi chọn Split
Cells ở bên dưới.
Cách 3:
Bạn cũng nhấn vào ô trong Word muốn chia rồi nhìn vào nhóm Table Tools, chọn tab Layout. Sau đó bạn
nhấn vào công cụ Draw Table.
c. Gộp nhiều ô thành 1 ô:
Cách 1: bôi đen các ô muốn gộp => nhấn phải chuột tại vùng đã chọn => chọn vào Merge Cell để tiến
hành gộp ô.
Cách 2: bôi đen các ô muốn gộp => nhấn vào tab Layout => chọn Merge Cell.

d. Định dạng văn bản trong ô:


- Bôi đen phần văn bản cần định dạng
- Vào tab Layout trên thanh công cụ → chọn 1 trong các biểu tượng định dạng cần chọn
hhoặc có thể định dạng văn bản trong ô bằng các lệnh trong nhóm Paragraph trên thanh công
cụ

33
BÀI 20: MẠNG MÁY TÍNH

1. Mạng máy tính là gì?


- Khái niệm mạng: là 1 tập hợp các máy tính được kết nối theo 1 phương thức nào đó sao cho
chúng có thể trao đổi dữ liệu và dùng chung thiết bị.
- Mạng máy tính bao gồm 3 thành phần:
+ Các máy tính
+ Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau
+ Phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy tính.
- Phạm vi kết nối: trong 1 phòng, 1 tòa nhà, toàn cầu,…
- Ý nghĩa của việc kết nối các máy tính:
+ Cần sao chép một lượng lớn dữ liệu từ máy này sang máy khác trong thời gian ngắn mà
việc sao chép bằng đĩa mềm, thiết bị nhớ flash hoặc đĩa CD không đáp ứng được.
+ Nhiều máy tính có thể dùng chung dữ liệu, các thiết bị, phần mềm hoặc tài nguyên đắt tiền
như bộ xử lí tốc độ cao, đĩa cứng dung lượng lớn, máy in laser màu tốc độ cao,...

2. Phương tiện và giao thức truyền thông của mạng máy tính
- Để tạo thành mạng máy tính:
+ Các máy tính phải kết nối vật lí với nhau.
+ Tuân thủ các quy tắc truyền thông thống nhất
a) Phương tiện truyền thông (media)
• Gồm 2 loại: có dây và không dây.
• Kết nối có dây:
- Cáp truyền thông: cáp xoắn đôi, cáp đồng
trục, cáp quang.

- Máy tính cần có vỉ mạng nối với cáp mạng


nhờ giắc cắm.

- Có thể có bộ khuếch đại (Repeater), bộ tập


chung (Hub), bộ định tuyến (Router), ...

- Kiểu bố trí: đường thẳng, vòng, hình sao


34
• Kết nối không dây:
- Phương tiện truyền: sóng radio, bức xạ hồng ngoại, sóng qua vệ tinh.
- Phạm vi thực hiện: mọi nơi, mọi thời điểm.
- Tổ chức mạng không dây đơn giản cần:
+ Điểm truy cập không dây WAP (Wireless Access
Point): là một thiết bị có chức năng kết nối các máy
tính trong mạng, kết nối mạng không dây với mạng có
dây;
+ Có vỉ mạng không dây (Wireless Network Card).
- Bộ định tuyến không dây có chức năng: là 1 điểm
truy cập không dây và định tuyến đường truyền.

- Kiểu bố trí: phụ thuộc vào các yếu tố như điều kiện
thực tế, mục đích sử dụng, ví dụ:
+ Số lượng máy tính tham gia mạng;
+ Tốc độ truyền thông trong mạng;
+ Địa điểm lắp đặt mạng;
+ Khả năng tài chính.

b) Giao thức( Protocol)
- Được coi như là ngôn ngữ giao tiếp chung trong mạng
- Giao thức truyền thông là bộ các quy tắc phải tuân thủ trong việc trao đổi thông tin trong
mạng giữa các thiết bị nhận và truyền dữ liệu.
- Giao thức dùng phổ biến nhất hiện này là TCP/IP( Transmission Control Protocol/ Internet
Protocol).
3. Phân loại mạng máy tính
Dưới góc độ vật lí mạng máy tính có thể được phân thành: mạng cục bộ, mạng diện rộng, mạng
toàn cầu,...
• Mạng cục bộ
- Tên gọi: LAN( Local Area Network)
- Đặc điểm: kết nối các máy tính gần nhau, như
trong 1 tòa nhà, trường học, công ty.

35
• Mạng diện rộng
- Tên gọi: WAN( Wide Area Network)
- Đặc điểm: kết nối những máy tính ở khoảng cách lớn. thường
liên kết các mạng cục bộ lại với nhau

4. Các mô hình mạng


a) Mô hình ngang hàng (Peer – to – Peer)
• Đặc điểm:
- Tất cả các máy đều bình đẳng
- 1 máy có thể vừa sử dụng tài nguyên và cung cấp tài
nguyên với máy khác.
• Ưu điểm:
- Thích hợp với mạng quy mô nhỏ
- Bảo trì đơn giản
• Nhược điểm:
- Chế độ bảo mật kém
- Tài nguyên được quản lí phân tán

b) Mô hình khách – chủ (Client – Server)


• Đặc điểm:
- Máy chủ quản lí tài nguyên, có cấu hình mạnh lưu trữ lượng
lớn thông tin.
- Máy khách là máy sử dụng tài nguyên do máy chủ cung cấp.

• Ưu điểm:
- Dữ liệu quản lý tập trung;
- Chế độ bảo mật tốt;
- Phù hợp với mô hình mạng trung bình và lớn.

• Nhược điểm:
- Chi phí cao;
- Cấu trúc phức tạp.

36
BÀI 21: MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET

1. Internet là gì?

• Khái niệm:

- Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối


hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thế
giới và sử dụng bộ giao thức truyền thông
TCP/IP.

- Internet đảm bảo cho mọi người khả năng


thâm nhập đến nhiều nguồn thông tin thường trực,
cung cấp các chỉ dẫn bổ ích, dịch vụ mua bán,
truyền tệp, thư tín điện tử và nhiều khả năng khác nữa.

- Là phương thức giao tiếp hoàn toàn mới giữa người với người bỏ qua yếu tố địa lí.

- Cơ chế làm việc nhanh và chi phí thấp.

2. Kết nối Internet bằng cách nào?

a) Sử dụng modem qua đường điện thoại

• Yêu cầu:

- Máy tính được cài môđem và kết nối qua đường điện thoại.

- Người dùng cần ký kết hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP- Internet Service
Provider) để được cấp quyền truy cập (tên truy cập (User name), mật khẩu (Password), số điện
thoại truy cập).

• Ưu điểm: Thuận tiện cho người sử dụng.

• Nhược điểm: Tốc độ đường truyền không cao.

37
b) Sử dụng đường truyền riêng( Leased line)

- Kết nối từ máy chủ của mình đến nhà cung cấp dịch vụ

- Sử dụng cho các mạng LAN và kết nối thông qua 1 máy ủy quyền trong mạng LAN đó.

- Ưu điểm: tốc độ đường truyền cao

c) Một số phương thức kết nối khác

- Sử dụng đường truyền ADSL, tốc độ


truyền dữ liệu cao hơn rất nhiều so với
kết nối bằng đường điện thoại.

- Hiện nay đã có nhiều nhà cung cấp


dịch vụ kết nối Internet qua đường
truyền hình cáp.

- Trong công nghệ không dây, Wifi là


một phương thức kết nối Internet thuận
tiện.

3. Các máy tính trong Internet giao tiếp với nhau bằng cách nào?

- Cách thức giao tiếp: thông qua bộ giao thức truyền thông TCP/IP.

38
a) Giao thức TCP/IP

• Khái niệm:

- Bộ giao thức TCP/IP là tập hợp các quy định về khuôn dạng dữ liệu và phương thức truyền
dữ liệu giữa các thiết bị trên mạng.

- Phân chia dữ liệu ở máy gửi thành các gói tin nhỏ rồi gửi đến máy nhận

- Nội dung gói tin bao gồm các thành phần:

+ Địa chỉ nhận, địa chỉ gửi.

+ Dữ liệu, độ dài.

+ Thông tin kiểm soát lỗi và các thông tin phục vụ khác.

• Gói tin được gửi lại nếu nó bị lỗi mà không sửa được

b) Sử dụng tên miền và địa chỉ IP

- Sử dụng tên miền và địa chỉ IP để xác định máy đích nhận dữ liệu khi gửi.

• Địa chỉ IP:

- Mỗi máy tính tham gia vào mạng phải


có 1 địa chỉ duy nhất, đó là địa chỉ IP
nhằm để định danh duy nhất máy tính đó
trên Internet;

- Địa chỉ IP được biểu diễn dạng số bởi 4


nhóm số nguyên phân cách nhau bởi dấu
chấm (.), mỗi nhóm có kích thước 1 byte;

- Ví dụ: 172.154.32.1 và 172.154.56.5

• Tên miền (Domain):

- DSN sẽ chuyển đổi địa chỉ IP sang dạng kí tự (tên miền);

- Mỗi tên miền gồm nhiều trường phân cách nhau bởi dấu chấm (.)

- Trường cuối cùng bên phải là viết tắt của tên nước hay tổ chức.
39
- Ví dụ: vn (Việt Nam), jp (Nhật Bản), ...

- Ví dụ: vnedu.vn

40

You might also like