You are on page 1of 6

Định nghĩa của các thông số/giá trị chọn của các đơn vị điều khiển điện tử

Micrologic và STR là gì.

Tiêu chuẩn IEC 60947-2 xác định tên của các tùy chọn.
 
Ý nghĩa của các biểu tượng tùy chọn của các bộ trip là:
 
Ir: điều chỉnh cài đặt thời gian dài (hoặc nhiệt). Đây là một hệ số nhân với dòng điện định
mức của thiết bị. Vai trò: bảo vệ chống quá tải.

tr: độ trễ thời gian dài tính bằng giây, đặc biệt cho phép dòng điện khởi động của động
cơ.
 
Isd: thời gian ngắn ("từ tính" hoặc "Im"). Đây là hệ số nhân của cài đặt Ir, thường gấp 1,5
đến 10 lần dòng điện Ir. Vai trò: bảo vệ chống ngắn mạch.

tsd: độ trễ thời gian ngắn, đặc biệt cho phép tăng sự phân định (thời gian) với các thiết
bị  và các thiết bị phía dưới và từ hóa đỉnh của máy biến áp hoặc động cơ được cho phép.
Khuyến nghị chọn I²t được đặt ở vị trí ON.

Ii: dòng điện tức thời. Vai trò: bảo vệ cài đặt chống lại ngắn mạch lớn (ngắn mạch
ngưỡng chết) bằng cách ngắt ngay lập tức và tự bảo vệ bộ ngắt mạch. Cài đặt li phải cao
hơn cài đặt Isd.

Ig: dòng điện tiếp địa hoặc bảo vệ chạm đất. Vai trò: để theo dõi dòng sự cố


chạm đất truyền trong dây dẫn PE trong các hệ thống TNS.

tg: độ trễ thời gian bảo vệ  dòng điện chạm đất.
I delta n: điều chỉnh độ nhạy của bảo vệ rò chạm đất (mô-đun Micrologic 7.0 hoặc Vigi)

delta t: độ trễ bảo vệ chạm đất.


Phát hành vào:7/9/2017Sửa lần cuối vào:30/9/2021
Điện trở cách điện và hệ số phân cực (Phần 1)
17/08/2018
Tóm tắt:Thí nghiệm điện trở cách điện (IR Value Test) và Hệ số phân cực (PI Value test)
được thực hiện trên máy điện cao áp để xác định sơ bộ tình trạng làm việc của cách điện.
Trong các máy điện cao áp và cuộn dây đều bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và tạp chất. Đặc
biệt, thí nghiệm Hệ số phân cực được thực hiện để xác định độ khô và sạch của cách điện
cuộn dây. Bài viết này trình bày về phép đo điện trở cách điện, đồng thời tổng hợp các
hướng dẫn, tiêu chuẩn quốc tế để đánh giá điện trở cách điện và hệ số phân cực của
cuộn dây Máy biến áp lực và Máy điện quay.

1. Điện trở cách điện (Insulation Resistance – IR)


Trong thí nghiệm điện trở cách điện, một nguồn điện áp cao một chiều được đặt vào giữa
vật dẫn và đất. Do có điện áp cao DC với giá trị U, sẽ xuất hiện dòng điện I chạy qua
cách điện của đối tượng đo. Giá trị điện trở cách điện chính là tỉ số giữa điện áp đặt vào
và dòng điện qua cách điện theo đinh luật Ohm:  IR=U/I

Thí nghiệm này có thể thực hiện bằng máy đo điện trở cách điện, các Máy đo điện trở
cách điện thường dùng điện áp DC 500V, 2500V và 5000V, giá trị điện áp đặt vào tùy
theo điện áp định mức của đối tượng đo.

Các thành phần của dòng điện trong phép đo điện trở cách điện

Sơ đồ tương đương của cách điện trong phép đo IR

Hình 1: Mạch tương đương mô tả 4 thành phần dòng điện khi thí nghiệm điện trở cách
điện (theo IEEE43-2013)
Trong đó:

 IT: Dòng điện tổng (Total value)


 IC: Dòng điện dung (Capacitance): Tất cả các cách điện đều có bản chất điện
môi, nên chúng cũng có tính chất điện dung. Bởi vậy khi đặt điện áp một chiều
vào cách điện, ban đầu sẽ xuất hiện dòng điện nạp. Nhưng sau một khoảng thời
gian khi thành phần điện dung đã được nạp điện tích hoàn toàn, dòng điện nạp
sẽ trở về giá trị zero. Điều đó lý giải vì sao nên đo điện trở cách điện với thời
gian đo ít nhất là 1 phút, vì dòng điện nạp sẽ hoàn toàn trở về 0 sau khoảng thời
gian 1 phút.
 IA: Dòng điện hấp thụ (Absorbance): Dòng điện gây nên bởi sự phân cực của
các phân tử và kéo theo sự dịch chuyển electron. Dòng điện này xuất hiện từ
lúc đặt điện áp vào cho đến khi tất cả các phân tử đều phân cực theo hướng của
điện trường, do đó IA thay đổi theo thời gian và giảm về 0 chậm hơn.
 IG: Dòng điện dẫn (Conductance): dòng điện đi qua thành phần điện trở thực
trong cách điện và không đổi theo thời gian
 IL: Dòng điện rò bề mặt (Surface Leakage): Dòng điện này cũng không đổi theo
thời gian đặt điện áp, sinh ra bởi độ ẩm và tạp chất trên bề mặt cách điện.
IT = IC + IA + IG + IL

Hình 2: Các loại dòng điện của cách điện epoxy-mica với dòng điện tương đối thấp (theo
IEEE43-2013)
So sánh sự thay đổi giá trị IR hoặc dòng điện tổng theo thời gian đặt điện áp có khả năng
cho biết độ sạch và khô của một cuộn dây. Nếu cuộn dây bị nhiễm tạp chất cục bộ ở vật
liệu dẫn hoặc bị ẩm, dòng điện tổng IT sẽ khá ổn định theo thời gian, do khi đó dòng rò
IL và dòng điện dẫn IG sẽ lớn hơn rất nhiều so với dòng hấp thụ IA. Nếu cuộn dây khô và
sạch, thì dòng điện tổng IT thông thường sẽ giảm theo thời gian (hình 2), vì dòng điện
tổng bị chiếm ưu thế bởi dòng hấp thụ IA.

Vì vậy, để đánh giá điện trở cách điện có xét đến quá trình phân cực, người ta đưa ra khái
niệm hệ số phân cực (Polarization Index – PI), là tỉ số của 02 giá trị IR theo thời gian,
tiêu chuẩn hóa cách đọc IR theo thời gian như sau:

 Các số từ 1-10 là chỉ thời gian tính bằng phút


 Các số có giá trị trên 15 là chỉ thời gian tính bằng giây.
Ví dụ:   IR30 – Điện trở cách điện trong thời gian 30 giây

IR1 = IR60: Điện trở cách điện trong thời gian 1 phút

Như đã giải thích ở trên, PI càng cao thì cách điện cuộn dây càng tốt, do khi đó dòng
IT giảm nhiều theo thời gian. Tuy nhiên đối với các cách điện không đồng nhất như Máy
biến áp, quá trình phân cực xảy ra phức tạp nên PI có thể không phản ánh đúng chất
lượng của cách điện.

Tỉ số hấp thụ điện môi (Dielectric Absorption Ratio – DAR)

Hay còn gọi là Hệ số phân cực trong thời gian ngắn, được tính bằng tỉ số giữa giá trị IR
trong thời gian 1 phút và IR trong 30 giây (hoặc 15 giây).

  DAR = IR1/IR30

Hiện nay trong các tiêu chuẩn IEC, IEEE hay các khuyến cáo của CIGRE đều không đề
cập đến cách đánh giá cách điện cuộn dây của máy điện cao áp theo DAR. Nguyên nhân
có thể là khi đo ở thời gian ngắn trong 1 phút, dòng điện hấp thụ IA chưa đạt tới giá trị ổn
định. Đặc biệt đối với máy điện quay, dòng IA sẽ trở về 0 sau khoảng thời gian vài phút.

Hệ số phân cực (Polarization Index)

Như đã trình bày ở trên, PI được định nghĩa là tỉ số của giá trị điện trở cách điện theo các
khoảng thời gian khác nhau. Tuy nhiên để chuẩn hóa trong việc đo lường và đánh giá,
người ta qui định PI là tỉ số giữa giá trị điện trở cách điện trong khoảng thời gian 10 phút
IR10 và giá trị điện trở cách điện trong khoảng thời gian 1 phút IR1

PI = IR10/IR1
Việc đo IR ở thời gian 10 phút là đủ để tất cả các phân tử phân cực theo hướng của điện
trường và dòng điện hấp thụ IA trở nên ổn định. Cách đánh giá theo PI hiện được sử dụng
phổ biến để đánh giá cách điện cho cuộn dây Máy điện quay và Máy biến áp lực.

1. Đo điện trở cách điện cho cuộn dây Máy biến áp


Thí nghiệm điện trở cách điện xác định giá trị điện trở cách điện giữa cuộn dây với đất
hoặc giữa các cuộn dây với nhau. Thí nghiệm điện trở cách điện thường được đo trực tiếp
bằng Mega-ohm meter hoặc được tính toán từ các phép đo dòng điện rò và điện áp đặt
vào.

Trên thực tế trong phép đo điện trở cách điện khuyến cáo luôn luôn nối tiếp địa vỏ máy
biến áp (và lõi từ). Ngắn mạch các pha của từng cuộn dây máy biến áp trên các đầu sứ.
Các phép đo điện trở sau đó được thực hiện giữa hai cuộn dây và các cuộn dây khác nối
đất.

Không được để hở mạch các cuộn dây trong phép đo điện trở cách điện. Cuộn dây được
nối tiếp địa cứng phải được tháo ra để đo điện trở cách điện. Nếu không thể tháo tiếp địa,
trong trường hợp các cuộn dây được nối tiếp địa qua trung tính, không thể đo điện trở
cách điện của cuộn dây đó. Coi cuộn dây đó như phần nối đất của mạch.

Phép đo điện trở cách điện ảnh hưởng đến kết quả của các phép đo RVM (Điện áp phục
hồi – Recovery Voltage Method), FDS (Phổ miền tần số – Frequency Domain
Spectroscopy), PDC (Dòng phân cực/rã phân cực – Polarization/Depolarization Current)
… nếu như các phép đo này thực hiện ngay sau khi đo điện trở cách điện.

Các cách đấu nối thí nghiệm điển hình

Phụ thuộc vào loại máy biến áp và số lượng cuộn dây, nên sử dụng các đấu nối sau:

Máy biến áp hai cuộn dây

⎯ (HV + LV) – GND

⎯ HV – (LV + GND)

⎯ LV – (HV + GND)

Máy biến áp ba cuộn dây

⎯ HV – (LV + TV + GND)

⎯ LV – (HV + TV + GND)
⎯ (HV + LV + TV) – GND

⎯ TV – (HV + LV + GND)

Máy biến áp tự ngẫu (hai cuộn dây)

⎯ (HV + LV) – GND

Máy biến áp tự ngẫu (ba cuộn dây)

⎯ (HV + LV) – (TV + GND)

⎯ (HV + LV + TV) – GND

⎯ TV – (HV + LV + GND)

Nhiệt độ các cuộn dây và dầu cách điện nên để gần với nhiệt độ tham chiếu 20 oC.

Còn tiếp…

You might also like