You are on page 1of 10

Lab 3: IT Implementation (Sơ đồ IT)

1/ Mô hình thí nghiệm

 MBA 3 pha 400/230V


 Trung tính MBA nối đất qua bộ hạn chế quá áp , song song vối thiết bị giám
sát cách điện CPI
 CB tổng Q1 (16A), 3 pha tích hợp CB và RCD, có thể chỉnh t = 0-1s.
 Q22 (10A) và Q33 (6A) 3 pha có RCD với I∆n=300mA, t = 0s.
 Q21, Q31, Q32 (10A) 3 pha có RCD 1pha, I∆n =10mA , t= 0s.
 Mô hình người có điện trở Rng = 1000ohm hoặc 2000ohm ; Ud =230V ;
Up=230/sqrt(3) (V).
 Permanent Insulation Monitoring Device (PIMD) đo điện trở cách điện và
thông báo khi có sự cố.
2/ Thao Tác 1

3/ Thao Tác 2

 Cắt toàn bộ CB
 Kết nối sơ đồ IT như hình vẽ
 Ra= Rb =22ohm
 Điểm trung tính nguồn và đất là điện trở 2 Kohm. R người là 1 Kohm
 Thiết lập điện trở báo hiệu xảy ra chạm cho Permanent Insulation Monitoring
Device (PIMD) là 700 ohm.
 Tải R2 chưa nối vỏ
 Đo Uc2, Uc3, Uc23. Kết luận về an toàn
Kết quả thí nghiệm:

Uc2 = 4,96 V; Uc3 = 0,022 V; Uc23 = 4,947 V

Kết luận về an toàn:

Điện áp Uc2, Uc3, Uc23 đi qua người nhỏ hơn Ucp = 25 V nên không gây nguy
hiểm, người 2 và 3 an toàn.

4/ Thao Tác 3

• Tiến hành nối vỏ cho tải R2


• Đo lại Uc2, Uc3, Uc23. Kết luận an toàn và ý nghĩa của việc nối vỏ
Kết quả thí nghiệm:

Uc2 = 5,291 (V); Uc3 = 0,01 (V); Uc23 = 5,157 (V)

Kết luận về an toàn: Điện áp Uc2, Uc3, Uc23 đi qua người nhỏ hơn Ucp = 25 V nên không
gây nguy hiểm, người 2 và 3 an toàn. Nối vỏ thiết bị để khi có sự cố, CPI có thể biết được
hệ thống đang bị chạm vỏ mà không cần đợi đến khi có người chạm vào thiết bị. Nối vỏ
thiết bị cũng có thể dùng để loại bỏ nhiễu điện từ, tĩnh điện.
5/Thao tác 4
 Cắt toàn bộ CB

 Kết nối sơ đồ IT như hình vẽ. Tháo điện trở nối đất nguồn 2 Kohm.

 Ra= Rb =22ohm

 Nối vỏ thiết bị R2, R3

 Đóng các CB Q1, Q21, Q22, Q32 và Q33.

 Ghi nhận điện trở đo được từ PIMD, RPIMD = 511 kΩ


 Nhấn nút Bp3 tạo sự cố chạm vỏ thiết bị R3; sơ đồ mạch tương đương như hình vẽ
Kết quả thí nghiệm:

Ghi nhận điện trở đo được từ PIMD: RPIMD = 511 kΩ

Uc2 = 0,024 (V) < UCP = 25 (V) nên an toàn


Uc3 = 0,022 (V) < UCP = 50 (V) nên an toàn
Uc23 = 0,020 (V) < UCP = 25 (V) nên an toàn
Kết luận: Điện áp tiếp xúc và dòng chạm vỏ nhỏ nhưng CPI vẫn phát hiện được sự cố
chạm vỏ.

6/ Thao tác 5
 Cắt toàn bộ CB

 Kết nối sơ đồ IT như hình vẽ. Tháo điện trở nối đất nguồn 2 Kohm.

 Ra= Rb =22ohm

 Thiết lập điện trở báo hiệu xảy ra chạm cho Permanent Insulation Monitoring Device
(PIMD) là 700 ohm. Nối vỏ thiết bị R2 vào dây PE, lần lượt nối vỏ R3 qua điện trở
Rd3 = 3,9 ohm, 22 ohm, 270 ohm, 510 ohm, 1 Kohm, 2 Kohm vào dây PE, RCPI = 511
Kohm
 Đóng các CB Q1, Q22, Q33.

 Nhấn nút Bp3 tạo sự cố chạm vỏ thiết bị R3; sơ đồ mạch tương đương như hình vẽ

 Đèn báo sự cố của PIMD sáng; chức năng chuông báo sự cố của PIMD hoạt động hay
không? Giải thích?

 Ghi nhận tổng trở đo được từ CPI


 Đo dòng chạm vỏ Id.
 Dựa vào việc điều chỉnh giá trị Rd3 = 4.7 ohm: 2,2 kohm, nhận xét về hoạt động của
PIMD (giá trị đặt ban đầu để báo sự cố là 700ohm)
 Giảm giá trị Rd3 , khi giá trị điện trở chạm bé hơn ngưỡng báo tín hiệu của CPI , thiết
bị này sẽ báo tín hiệu xảy ra sự cố hay không?
 Kết luận về hoạt động của CPI. Vì sao cần có CPI trong sơ đồ IT trong khi sơ đồ TT và
TN không có?
 So sánh sơ đồ nối đất IT với sơ đồ TT và TN. Ưu điểm của sơ đồ IT so với TT và TN?

Kết quả thí nghiệm

Rd3 (  ) 4,7 22 270 510 1000 2000

Đèn báo sự Báo Báo Báo Báo Báo Không


cố

Tổng trở đo 0 < 0,7 0 < 0,7 0 < 0,7 0,2 < 0,7 0,65 < 0,7 1,8 > 0,7
được từ CPI
(k  )

Dòng chạm 1,352 1,420 1,460 1,485 1,496 1,442


vỏ (mA)
Nhận xét và giải thích:

PIMD (hay CPI) là thiết bị đo điện trở cách điện và thông báo khi có sự cố
mà điện trở cách đi đo được thấp hơn giá trị đã cài đặt sẵn. Khi tăng giá trị Rd3, khi giá
trị điện trở cách điện bé hơn ngưỡng báo tín hiệu (700 ohm) của CPI thì thiết bị này sẽ
báo tín hiệu xảy ra sự cố. Giảm giá trị Rd3 , khi giá trị điện trở chạm bé hơn ngưỡng
báo tín hiệu của CPI , thiết bị này sẽ báo tín hiệu xảy ra sự cố vì lúc này điện trở cách
điện sẽ bé hơn ngưỡng báo tín hiệu của CPI.

Kết luận về hoạt động của CPI:

Khi giá trị tổng trở trên màn hình PIMD dưới giá trị cài đặt 700 ohm thì
chuông báo sự cố mới hoạt động.

Khác với sơ đồ TN và TT, vì sơ đồ IT có dòng chạm nhỏ, khi có sự cố pha


lần đầu tiên thì hệ thống vẫn làm việc bình thường và đảm bảo cung cấp điện liên tục
nên cần phải có CPI để có thể đo và thông báo khi điện trở cách điện của thiết bị thấp
dưới mức cho phép. Từ đó có thể sửa chữa kịp thời, tránh trường hợp xuất hiện sự cố
pha khác gây ra sự cố 2 pha chạm nhau, hệ thống không đảm bảo cung cấp điện liên
tục.
So sánh sơ đồ IT với sơ đồ TT, TN:

Sơ đồ IT:

Trong sơ đồ kết nối dây của mạng điện IT: dây trung tính không được nối
đất hoặc nối qua một trở kháng lớn ở nguồn cấp điện, các thiết bị điện sử dụng đều được
nối đất ở nơi sử dụng cho vỏ hoặc khung kim loại của chúng.

Mạng IT có ưu điểm là đảm bảo cấp điện liên tục cao, nên sử dụng trong
các công trình yếu cầu cao về mặt liên tục cung cấp điện, vd: hầm mỏ, bệnh viện. Trong
mạng điện IT khuyến nghị không nên có dây trung tính, trừ trường hợp thiết bị sử dụng
điện dùng điện áp pha có trung tính.

Dòng sự cố khi hư hỏng cách điện một điểm thường thấp, không nguy
hiểm, không cần cắt. Sự cố thứ nhất, thiết bị làm việc bình thường.

Sơ đồ TT:
Điểm nối sao của nguồn sẽ được nối đất trực tiếp (RnđHT =4Ω)

Các bộ phận cần nối đất (vỏ kim loại của các thiết bị) và vật dẫn tự nhiên
sẽ nối chung tới cực nối đất riêng biệt của lưới (thông qua dây PE hoặc nối đất
trực tiếp tại chỗ). Dây PE riêng biệt với dây trung tính và được định cỡ theo dòng
sự cố lớn nhất có thể xảy ra. Đối với lưới phân phối, tiết diện của PE có thể nhỏ
hơn so với trường hợp sơ đồ TN-S.

Điện cực này có thể độc lập hoặc phụ thuộc về điện với điện cực của
nguồn, hai vùng ảnh hưởng có thể bao trùm lẫn nhau mà không tác động đến
thao tác của các thiết bị bảo vệ.

Tự động ngắt khi có sự cố hư hỏng cách điện được thực hiện bằng RCD.
Dòng tác động của nó phải nhỏ do có điện trở mắc nối tiếp của 2 điện cực đất.

RCD thường được lắp thêm dưới dạng rơ-le vào CB và dưới dạng RCCB
vào cầu chì. Chúng có thể bảo vệ mạch đơn hoặc nhóm mạch và dòng thao tác
thường được chọn theo giá trị lớn nhất của điện trở cực nối đất của các vỏ thiết
bị.

Sự có mặt của RCD làm đơn giản hóa thiết kế và các điều kiện ràng buộc.
Không cần thiết phải biết tổng trở nguồn và không có giới hạn về chiều dài mạch
(ngoại trừ khi cần tránh sụt áp quá lớn). Lưới có thể được cải tạo hoặc mở rộng
mà không cần tính lại hoặc đo lại.

Sơ đồ TN:

Điểm trung tính của MBA nối trực tiếp với đất (RnđHT=4Ω)

Vỏ kim loại và các vật dẫn tự nhiên của lưới sẽ được nối với dây trung
tính.

Dây trung tính và dây PE là một được gọi là dây PEN. Dây PEN cần thỏa
các điều kiện của 2 chức năng và chức năng PE (bảo vệ) phải được ưu tiên trước.
Sơ đồ TN-C đòi hỏi một sự đẳng thế hiệu quả trong lưới với nhiều điểm
nối đất lặp lại (Rnđll=10Ω)

Ưu điểm sơ đồ IT:

Có khả năng bảo vệ chống hoả hoạn tốt nhất.

Có thể cung cấp điện liên tục tốt nhất vì trong mạng IT khi có 1 điểm chạm vỏ
thì dòng điện sự cố rất nhỏ, không gây nguy hiểm, nên không bắt buộc phải cắt nguồn
cung cấp điện. Nếu quản lý tốt, giải trừ kịp thời điểm sự cố chạm vỏ thì khả năng xảy
ra đồng thời 2 điểm chạm vỏ ở 2 pha khác nhau là rất thấp, như vậy mức độ liên tục
cung cấp điện cao hơn, đồng thời các hậu quả khác gắn liền với dòng điện sự cố cũng
không đáng kể.

Đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ chống nhiễu điện từ.

You might also like