You are on page 1of 3

ÔN TẬP MÔN KTCT

NHỮNG ĐỀ THI CÁC KHÓA TRƯỚC VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

1. Giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa là gì? Chỉ ra mối quan hệ giữa giá trị hàng hóa
và giá trị thặng dư. Hãy nêu các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư trong phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Nêu KN theo giáo trình
- Nếu W là giá trị hàng hóa, W = C+V+m thì m là một phần của giá trị
- Các hình thức: m, lợi tức, địa tô TBCN
2. Giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa là gì? Phân tích các phương pháp SX GTTD
- KN Giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa theo giáo trình
- Nêu và phân tích 2 phương pháp SX GTTD (tương đối và tuyệt đối)
3. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN? Cần làm gì để hoàn thiện thể chế
này?
- Nêu KN theo giáo trình
- Chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện, kém hiệu quả
- Phân tích phương hướng hoàn thiện thể chế
4. Tại sao phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam?
- Nêu KN KTTT định hướng XHCN theo giáo trình
- Phân tích tính khách quan của nó
5. Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Theo Anh (chị), chúng ta có nên tiếp nhận nguồn
vốn từ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam hay không? Nhà nước cần phải làm gì để
đạt hiệu quả trong phát triển kinh tế khi hội nhập kinh tế quốc tế?
- Nêu KN theo giáo trình
- Nên tiếp nhận, giải thích bằng cách nêu và phân tích các mặt tích cực do hội
nhập mang đến.
- Phương hướng nâng cao hội nhập KTQT (6 ý)
6. Tại sao các quốc gia cần phải tiến hành công nghiệp hóa? Phân tích đặc trưng
chiến lược công nghiệp hóa của Hàn Quốc (Nhật, Trung Quốc) và rút ra bài học
cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay?
- Nêu KN CNH theo giáo trình
- Nêu và phân tích chiến lược của quốc gia đề thi yêu cầu
- Bài học kinh nghiệm cho VN cần căn cứ trên chiến lược CNH của quốc gia
theo đề thi, lưu ý: bài học cho VN phải dựa trên chiến lược của quốc gia vừa
nêu và phải gắn chặt, liên quan với nhau.
7. Các tác đông và phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế đến
quá trình phát triển ở nước ta?
- Nêu KN hội nhập KTQT theo giáo trình
- Nêu và phân tích tác động tích cực, tiêu cực do hội nhập KTQT mang đến
- Nêu và phân tích phương hướng nâng cao (6 phương hướng)
8. Trình bày tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Phân tích mối quan
hệ giữa tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa với hai thuộc tính của
hàng hóa. Tại sao lao động sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa
mang tính xã hội?
- Trình bày tính 2 mặt của LĐSXHH: LĐ trừu tượng, LĐ cụ thể
- Nêu 2 thuộc tính của HH và mối quan hệ, đó là: LĐ trừu tượng tạo ra
GT, LĐ cụ thể tạo ra GTSD
- Mang tính tư nhân: các chủ thể SX tách biệt do có sựu tách biệt về kinh
tế (SX cái gì, thế nào, Chi phí SX có khi không ăn khớp với chi phí XH);
nhưng lại nằm trong hệ thống SX xã hội (tính xã hội)
9. Cách mạng công nghiệp có vai trò gì đối với sự phát triển của các quốc gia?
Phân tích đặc trưng chiến lược công nghiệp hóa của Hàn Quốc và bài học
cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam?
- Nêu khái niệm CMCN
- Vai trò (3 vai trò trong giáo trình)
- Nêu khái niệm CNH
- Nêu tình hình sơ bộ của Hàn Quốc
- CNH Hàn Quốc: (i) đẩy mạnh xuất khẩu, (ii) tăng cường nguồn lực tài chính
để phát triển, (iii) nhà nước đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế.
- Bài học cho VN dựa trên CNH của Hàn Quốc
Ngoài ra SV cần nắm vững:
10. Lý thuyết Chương 2: Về hàng hóa, giá trị, giá trị sử dụng của HH; mặt chất, lượng
của HH; các quy luật kinh tế đặc biệt là quy luật giá trị
11. Lý thuyết Chương 3: Giá trị thặng dư (m), các phương pháp SX GTTD, GTTD
siêu ngạch…
12. Chương 5: Kinh tế thị trường, KTTT định hương XHCN là gì; thể chế kinh tế; thể
chế KTTT…
13. Chương 6: Các khái niệm CNH, HĐH, CMCN, vì sao phải CNH,HĐH; các nội
dung CNH,HĐH ở nước ta; Hội nhập KT quốc tế và tính khách quan của nó…

You might also like