You are on page 1of 195

CÔNG NGHỆ

GIA CÔNG CNC

Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn
dlhtoan@dut.udn.vn
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Giới thiệu môn học


Chuẩn đầu ra học phần
➢ Nắm vững và phân biệt được các loại máy công cụ CNC, các tính năng cụ thể của máy như về số lượng
dao được sử dụng, khả năng gia công các loại bề mặt của chi tiết và lựa chọn được máy gia công theo
yêu cầu của chi tiết cần lập chương trình.
➢ Biết cách điều chỉnh máy công cụ CNC để có thể gia công được một chi tiết theo chương trình đã được
thiết lập cụ thể.
➢ Biết được cách lựa chọn các loại dao tương thích cho từng đoạn biên dạng, các bề mặt gia công cụ thể,
biết cách hiệu chỉnh các thông số bù dao và hiệu chỉnh bán kính dao khi dao bị mài mòn.
➢ Thực hiện việc phân tích và so sánh khi lựa chọn các điểm gốc, điểm chuẩn hợp lý và thiết lập được
chương trình gia công cho nguyên công cụ thể.
2
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Giới thiệu môn học


Nội dung (2TC lý thuyết)

❖ Phần I: Nhập môn CNC


❖ Phần II: Máy công cụ ứng dụng công nghệ điều khiển số (CNC)
❖ Phần III: Các loại dao được dung trên máy CNC
❖ Phần IV: Lập quy trình công nghệ gia công trên máy CNC
❖ Phần V: Điều chỉnh máy gia công

3
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Giới thiệu môn học


Tài liệu tham khảo

[1] Châu Mạnh Lực. Công nghệ gia công trên máy CNC. Đại học Đà Nẵng, 2007.

[2] Đoàn Thị Minh Trinh: Lập trình CNC. Nhà xuất bản thống kê, 2005.

[3] Trần Văn Địch: Công nghệ lập trình CNC. NXB KH&KT. Hà Nội, 2006.

[4] PGS.TS Lưu Đức Bình; ThS. Trần Phước Thanh; ThS. Trần Minh Thông: Thực hành
lập trình gia công trên máy CNC. NXB Khoa học và kỹ thuật, 2020.

4
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

PHẦN I
Nhập môn CNC
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Nội dung
Chương 1. Lịch sử phát triển của công nghệ gia công trên các máy CNC

Chương 2. Nhu cầu của công nghệ gia công trên các máy CNC

Chương 3. Các khái niệm cơ bản

6
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Lịch sử phát triển của công nghệ


gia công trên các máy CNC
➢ 1938 Claude Shannon bảo vệ luận án tiến sỹ ở viện công nghệ MIT nội dung tính toán chuyển giao
dữ liệu dạng nhị phân - nền tảng cơ sở của máy tính ngày nay.

➢ 1946 tiến sỹ John W Mauchly đã cung cấp máy tính số điện tử đầu tiên có tên ENIAC cho quân đội
Mỹ

➢ 1952 Viện MIT cho ra đời máy công cụ điều khiển số đầu tiên (CINCINNATI HYDROTEL) gồm nhiều
đèn điện tử với chức năng nội suy đường thẳng đồng thời theo 3 trục và nhận dữ liệu thông qua
băng đục lỗ mã nhị phân.

➢ 1957 Không quân Mỹ đã trang bị những máy NC đầu tiên ở xưởng.

7
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Lịch sử phát triển của công nghệ


gia công trên các máy CNC
➢ 1958 Ngôn ngữ lập trình tự động hoá đầu tiên (APT) được giới thiệu trong quan hệ liên kết với máy
tính IBM 704.

➢ 1960 Kỹ thuật bán dẫn thay thế cho hệ thống điều khiển xung rơle, đèn điện tử.

➢ 1965 Giải pháp thay dụng cụ tự động ATC ( Automatic Tool Changer).

➢ 1968 Kỹ thuật mạch tích hợp IC ra đời có độ tin cậy cao hơn.

➢ 1972 Hệ điều khiển NC đầu tiên có lắp đặt máy tính nhỏ…

➢ 1976 Hệ vi xử lý tạo ra một cuộc cách mạng trong kỹ thuật CNC

8
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Lịch sử phát triển của công nghệ


gia công trên các máy CNC
➢ 1978 Các hệ thống gia công linh hoạt (FMS) được tạo lập

➢ 1979 Những giải pháp kết nối liên hoàn CAD/CAM đầu tiên xuất hiện

➢ 1985 Trung tâm gia công (MC) cơ khí đầu tiên là Máy có tên"Milwaukee Magic" Công ty Carney &
Treker (Mỹ) sản xuất.

➢ 1986/1987 Giải pháp tích hợp và tự động hoá sản xuất (CIM)

➢ 1994 Khép kín chuỗi quá trình CAD/CAM-CNC

➢ Ngày nay các máy công cụ CNC đã hoàn thiện hơn với tính năng vượt trội có thể gia công hoàn
chỉnh chi tiết trên một máy gia công, với số lần gá đặt ít nhất. Đặc biệt chúng có thể gia công các chi
tiết có bề mặt phức tạp . 9
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Nhu cầu của công nghệ gia công


trên các máy CNC
➢ Ngày nay, các máy CNC đã có mặt ở hầu hết các ngành công nghiệp. Là lĩnh vực mới có sự kết hợp
chặt chẽ giữa máy tính và máy công cụ, điều khiển các hoạt động gia công trên máy dựa vào việc khai
thác các thành tựu kỹ thuật số hiện đại, mở ra nhiều triển vọng phát triển sản xuất.

➢ Tùy mục đích sử dụng và phạm vi ứng dụng của từng loại máy công cụ CNC có thể khác, các lợi ích
mà các máy này mang lại khá giống nhau.

10
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Nhu cầu của công nghệ gia công


trên các máy CNC
➢ Lợi ích đầu tiên của máy CNC là nâng cao mức độ tự động hóa.

▪ Giảm bớt hay loại trừ sự tham gia trực tiếp của con người vào quá trình chế tạo.

▪ Không cần đến sự can thiệp của người thợ, như vậy giúp làm giảm rủi ro và lỗi sai sót của người
thợ gây ra.

▪ Thời gian máy hoạt động cho mỗi sản phẩm hầu như được xác định.

▪ Máy hoạt động tự động theo chương trình nên không yêu cầu bậc thợ cao mỗi khi gia công các chi
tiết phức tạp như trên máy truyền thống.

11
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Nhu cầu của công nghệ gia công


trên các máy CNC
➢ Lợi ích thứ hai của công nghệ CNC là cung cấp sản phẩm có độ đảm bảo và tin cậy cao.

▪ CNC sử dụng ngôn ngữ xử lý để điều khiển chuyển động của dụng cụ cắt hoặc chi tiết được gia
công hoặc cả hai.

▪ Chương trình chứa đựng thông tin về máy gia công và dụng cụ cắt, kích thước chi tiết gia công (từ
thô đến tinh), và các tham số gia công (tốc độ cắt, lượng chạy dao và chiều sâu cắt).

▪ Máy NC có thể gia công hàng loạt chi tiết trùng lặp nhau, và chi tiết sản xuất sau giống hệt chi tiết
được sản xuất trước đó. Độ đồng đều và chất lượng được cải thiện nhiều so với gia công thông
thường.

12
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Nhu cầu của công nghệ gia công


trên các máy CNC
➢ Một lợi ích nữa của các máy CNC mang lại là tính linh hoạt.

▪ Trên một máy có thể gia công được nhiều chi tiết khác nhau tùy vào chương trình được thiết lập.

▪ Có thể lưu, sửa đổi và sử dụng chương trình cho lần khác khi cần đến, làm đa dạng mặt hàng.

▪ Không phải mất nhiều thời gian chuẩn bị để gia công trên các máy CNC, làm tăng năng suất, phù
hợp với sản xuất hàng loạt và hiện đại.

13
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các khái niệm cơ bản


3.1. Hệ trục tọa độ và trục NC

➢ Các trục điều khiển số (hay trục NC) là các hướng chuyển động chính (thẳng, quay) mà theo các
hướng đó thì chuyển dịch tương đối giữa máy, dao và phôi được thực hiện và điều khiển bằng các
lệnh NC.

➢ Trong quá trình gia công, các điểm liên tiếp nhau mà dao cắt đi tới phải được xác định trong chương
trình NC.

➢ Để mô tả vị trí của các điểm này trong vùng làm việc, người ta dùng một hệ tọa độ gồm 3 trục vuông
góc từng đôi một X, Y, Z giao với nhau tại điểm gốc O. Với hệ tọa độ trên, bất kỳ điểm nào cũng đều
được xác định thông qua các hệ tọa độ của nó. Hệ tọa độ máy do nhà chế tạo máy xác định, thông
thường nó không thể bị thay đổi.
14
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các khái niệm cơ bản


3.1. Hệ trục tọa độ và trục NC
➢ Để xác định nhanh chiều của các trục tọa độ, ta có thể dùng quy tắc bàn tay phải.
➢ Khi lập trình người ta quy ước rằng dụng cụ chuyển động tương đối so với hệ thống tọa độ, còn chi tiết
đứng yên.
➢ Trên các máy công cụ điều khiển theo
chương trình số còn có các trục quay như:
trục của bàn quay, ụ quay.

➢ Các trục này được ký hiệu bằng các chữ


A, B và C, và có số thứ tự tương ứng với
các trục tịnh tiến X, Y và Z. Chiều quay
dương của một trục được xác định theo
quy tắc vặn nút chai.

15
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các khái niệm cơ bản


3.1. Hệ trục tọa độ và trục NC
➢ Trên các máy CNC ngoài các trục X, Y, Z còn có các trục tọa độ
khác song song với chúng.
➢ Các trục này được ký hiệu là U, V, W, trong đó U//X, V//Y và
W//Z.
➢ Nếu có các trục khác nữa song song với trục chính X, Y, Z thì
các trục này ký hiệu là P, Q, R trong đó P//X, Q//Y, R//Z.

16
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các khái niệm cơ bản


3.1. Hệ trục tọa độ và trục NC

17
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các khái niệm cơ bản


3.1. Hệ trục tọa độ và trục NC

18
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các khái niệm cơ bản


3.2. Phần cứng

Những phần cứng cơ bản của hệ điều khiển số:

➢ CPU (Central Processing Unit)

➢ Thiết bị nhập dữ liệu

➢ Thiết bị xuất dữ liệu

➢ Thiết bị nhớ dữ liệu

19
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các khái niệm cơ bản


3.3. Phần mềm

➢ Phần mềm cho phép điều khiển phần cứng để khai thác khả năng của hệ thống.

➢ Phần mềm vận hành (operating software) thực hiện chức năng giám sát logic, biên tập phỏng đoán…

➢ Phần mềm giao diện/ kết nối (interface software).

➢ Phần mềm ứng dụng (application software).

20
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các khái niệm cơ bản


3.4. Các dạng điều khiển

➢ Về cơ bản là giống với máy công cụ truyền thống, nhưng đã được số hóa và tin học hóa để có thể
điều khiển các chuyển động công tác của máy bằng các lệnh được đưa vào hệ thống CNC.

➢ Tùy theo yêu cầu của từng loại máy và từng loại cơ cấu điều khiển, hệ điều khiển mà có thể phân
thành 3 loại cơ bản:

▪ Điều khiển điểm - điểm,

▪ Điều khiển đoạn thẳng

▪ Điều khiển đường (tuyến tính hoặc phi tuyến). 21


Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các khái niệm cơ bản


3.4.1. Điều khiển điểm - điểm

➢ Trong quá trình gia công, người ta cho định vị nhanh dụng cụ đến tọa độ yêu cầu và trong quá trình
dịch chuyển nhanh dụng cu, máy không thực hiện việc cắt gọt.

➢ Chỉ đến khi đạt được tọa độ theo yêu cầu nó mới thực hiện các chuyển động cắt gọt, ví dụ như
khoan lỗ, khóet, doa hoặc có thể làm những công việc khác ví dụ như ở trên các máy hàn điểm thì
nó thực hiện quá trình hàn và trên các máy đột, dập thì nó thực hiện viêc đột, dập lỗ...

22
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các khái niệm cơ bản


3.4.1. Điều khiển điểm - điểm

• Ví dụ: Khi gia công 2 lỗ A và B có tọa độ xA,yA và xB, yB trong hệ tọa độ xoy:

➢ Điều khiển dụng cụ dịch chuyển nhanh đến điểm A (xA, yA).

➢ Thực hiện việc gia công lỗ A.

➢ Dịch chuyển nhanh dụng cụ đến điểm B (xB, yB) để gia công lỗ B.

23
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các khái niệm cơ bản


3.4.1. Điều khiển đoạn thẳng

➢ Dụng cụ sẽ thực hiện các chuyển động cắt gọt trong


quá trình dịch chuyển song song theo các trục tọa độ.

➢ Ví dụ: khi phay các bề mặt song song với các trục toạ
độ hoặc khi tiện các chi tiết mà dụng cụ cắt thực hiện
các chuyển động cắt gọt theo phương trục Z và trục X.

24
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các khái niệm cơ bản


3.4.1. Điều khiển đường (biên dạng – contour)

➢ Tùy thuộc vào đường được điều khiển là phẳng hay không gian mà người ta có thể bố trí số trục
được điều khiển đồng thời là khác nhau. Từ đó cũng xuất hiện thuật ngữ máy 2 trục, máy 3, 4, 5 trục

➢ Để chuẩn hóa việc sử dụng thuật ngữ, người ta thường sử dụng thuật ngữ máy điều khiển 2D, 2D12,
3D, 4D và 5D (Dimension).

25
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các khái niệm cơ bản


3.4.1. Điều khiển đường

(a) Điều khiển 2D


➢ Cho phép dịch chuyển dụng cụ trong một mặt phẳng nhất định nào đó.

26
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các khái niệm cơ bản


3.4.1. Điều khiển đường

1
(b) Điều khiển 2D
2

➢ Cho phép dịch chuyển dụng cụ theo 2 trục đồng thời


để tạo nên một đường cong phẳng, còn trục thứ 3
được điều khiển chuyển động độc lập.

➢ Điều khác biệt của phương pháp điều khiển này so


với điều khiển 2D là 2 trục được điều khiển đồng thời
có thể được đổi vị trí cho nhau(hoặc trong mặt phẳng
27
xoy hoặc xoz hoặc yoz).
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các khái niệm cơ bản


3.4.1. Điều khiển đường

(c) Điều khiển 3D


Phay túi trên máy 3D
➢ Cho phép dịch chuyển dụng cụ theo 3 trục đồng thời để
tạo nên một đường cong hay một mặt cong không gian
bất kỳ.

➢ Tương ứng với quá trình điều khiển đồng thời cả 3 trục
của máy theo một quan hệ ràng buộc nào đó tại từng thời
điểm để tạo nên vết quỹ đạo của dụng cụ theo yêu cầu.

28
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

5D
4D
Các khái niệm cơ bản
3.4.1. Điều khiển đường

(d) Điều khiển 4D, 5D

➢ Trên cơ sở của điều khiển 3D, người ta còn bố trí cho dụng cụ hoặc chi tiết có thêm 1 (hoặc 2)
chuyển động quay xung quanh 1 trục nào đó theo một quan hệ ràng buộc với các chuyển động trên
các trục khác của máy 3D.

➢ Các bề mặt phức tạp hay các bề mặt có trục quay có thể được thực hiện dễ dàng hơn so với khi gia
công trên máy 3D.

➢ Vì lý do công nghệ nên có những bề mặt không thể thực hiện được việc gia công bằng 3D.
29
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các khái niệm cơ bản


3.4.1. Điều khiển đường

➢ Tùy thuộc vào yêu cầu bề mặt gia công cụ thể mà có thể lựa chọn máy thích hợp vì máy càng phức
tạp thì giá thành máy càng cao và cần phải bổ sung thêm nhiều công cụ khác như các phần mềm
CAD/CAM hỗ trợ lập trình...

➢ Máy càng phức tạp thì tính an toàn trong quá trình vận hành và sử dụng máy càng thấp.

➢ Để sử dụng được các máy 4D hoặc 5D, người điều khiển trước hết đã sử dụng rất thành thạo các
máy điều khiển theo chương trình số 2D và 3D.

➢ Máy phức tạp hơn có thể hoàn toàn đảm nhiệm được vai trò của máy đơn giản hơn.
30
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

PHẦN II
MÁY CÔNG CỤ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ ĐIỀU KHIỂN SỐ
(MÁY CNC)
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Nội dung
Chương 1. Phân loại máy CNC

Chương 2. Cấu trúc máy CNC

Chương 3. Các thành phần chính của máy CNC

Chương 4. Các hệ thống tọa độ và điểm gốc, điểm chuẩn

32
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Phân loại máy CNC


Máy CNC (Computer Numerical Control) là máy công cụ được trang bị hệ thống điều khiển tự
động theo chương trình, để có thể đạt được mục đích gia công và sản xuất hàng loạt các chi tiết
phức tạp một cách chính xác.

Có nhiều loại máy CNC, có thể được phân loại theo:

➢ Chức năng

➢ Dạng điều khiển

➢ Số trục

33
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Phân loại máy CNC


1.1. Phân loại theo chức năng

➢ Máy phay CNC

➢ Máy tiện CNC

➢ Máy khoan CNC

➢ Máy cắt plasma CNC

➢ Máy mài CNC

34
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Phân loại máy CNC


1.2. Phân loại theo dạng điều khiển

➢ Điểm – điểm

➢ Đoạn thẳng

➢ Theo biên dạng

35
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Phân loại máy CNC


1.3. Phân loại theo số trục

Máy CNC nói chung có thể được chia thành năm nhóm theo số trục:

➢ Máy CNC 2 trục (2D)

➢ Máy CNC 2.5 trục (2.5D)

➢ Máy CNC 3 trục (3D)

➢ Máy CNC 4 trục (4D)

➢ Máy CNC 5 trục (5D)


36
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Cấu trúc máy CNC


2.1. Cấu trúc tổng thể

Một máy CNC đều phải có những bộ phận cơ


bản gồm 2 phần chính:

➢ Phần chấp hành: Đế máy, thân máy, bàn


máy, bàn xoay, trục vít me bi, ổ tích dụng cụ,
cụm trục chính và băng dẫn hướng.

➢ Phần điều khiển: các loại động cơ, các hệ


thống điều khiển và máy tính trung tâm

37
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Cấu trúc máy CNC


2.1.1. Phần chấp hành

➢ Thân máy và đế máy: Bên trong chứa hệ thống điều khiển, động cơ của trục chính và rất nhiều hệ
thống khác

➢ Bàn máy: Nơi để gá đặt chi tiết gia công hay đồ gá.
Đa số trên các máy CNC hay trung tâm gia công hiện đại thì bàn máy đều là dạng bàn máy xoay
được, có ý nghĩa như trục thứ 4, thứ 5 của máy.

➢ Cụm trục chính: Nơi lắp dụng cụ, chuyển động quay của trục chính sẽ sinh ra lực cắt để cắt gọt phôi
trong quá trình gia công.

Trục chính được điều khiển bởi các động cơ. Thường sử dụng động cơ Servo theo chế độ vòng lặp
kín, bằng công nghệ số để tạo ra tốc độ điều khiển chính xác và hiệu quả cao dưới chế độ tải nặng.

38
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Cấu trúc máy CNC


2.1.1. Phần chấp hành

➢ Băng dẫn hướng: Hệ thống thanh trượt dẫn hướng có nhiệm vụ dẫn hướng cho các chuyển động
của ban theo X, Y và chuyển động theo trục Z của trục chính.

➢ Trục vít me, đai ốc: Trong máy công cụ điều khiển số người ta thường sử dụng hai dạng vit me cơ
bản: vít me đai ốc thường và vít me đai ốc bi

➢ Ổ tích dụng cụ: Dùng để tích chứa nhiều dao phục vụ cho quá trình gia công.

➢ Các xích động của máy: Tất cả các đường chuyền động đến từng cơ cấu chấp hành của máy công
cụ điều khiển số đều dùng những nguồn động lực riêng biệt, có 2 loại cơ bản: Xích động học tốc độ
cắt gọt và xích động học của truyền động chạy dao.
39
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Cấu trúc máy CNC


2.1.2. Phần điều khiển

➢ Các cụm điều khiển chính trên máy CNC

▪ Cụm điều khiển máy MCU (Machine Control Unit): được hình thành trên cơ sở thiết bị điều khiển
điện tử, thiết bị vào ra và các thiết bị số. Lệnh CNC thực hiện bên trong bộ điều khiển sẽ thông báo
cho mô tơ chuyển động quay đúng số vòng cần thiết → trục vit me bi quay đúng số vòng quay tương
ứng → chuyển động thẳng của bàn máy và dao.

▪ Cụm dẫn động (Driving Unit): là tập hợp những động cơ, sensor phản hồi, phần tử điều khiển,
khuếch đại và các hệ dẫn động

40
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Cấu trúc máy CNC


2.2. Máy tiện CNC

➢ Ngoài các nguyên công tiện tiêu chuẩn trên máy tiện công cụ vạn năng, máy tiện CNC được thiết kế
để lắp nhiều dụng cụ cắt trong ổ chứa dao.

➢ Một số máy có thể được trang bị đồ gá phay, mâm cặp phân độ tự động, ụ động lập trình được….

➢ Có thể thực hiện nhiều nguyên công trong một lần xác lập máy, đa số các nguyên công đó trước đây
thực hiện trên máy phay công cụ truyền thống như khoan, khoét, doa…

➢ Có khả năng thực hiện các nguyên công gia công được thực hiện trên trung tâm gia công khi được
trang bị đủ số trục phụ và hệ thống dao cắt như gia công mặt cong trên mặt trụ, mặt đầu của chi tiết.
41
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Cấu trúc máy CNC


2.2. Máy tiện CNC

➢ Có thể phân loại theo hai kiểu:

▪ Kiểu thiết kế: hai kiểu cơ bản là máy tiện trục đứng và máy tiện trục ngang.

▪ Kiểu trục: sự phân biệt cơ bản giữa các máy tiện là số lượng trục có thể lập trình. Tính linh hoạt và
khả năng công nghệ tăng theo số lượng trục của máy.

42
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Cấu trúc máy CNC


2.2.1. Máy tiện CNC 2 trục

1. Hộp trục chính máy

2. Trục chính máy

3. Bàn xe dao

4. Bảng điều khiển

5. Ụ chống tâm

6. Thân máy

7. Bộ phận bao che máy

43
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Cấu trúc máy CNC


2.2.2. Máy tiện CNC 3 trục

1. Khu vực gia công

2. Ổ chứa dao

3. Bảng điều khiển

4. Thân máy

5. Ray trượt dẫn hướng

6. Trục chính
44
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Cấu trúc máy CNC


2.2.2. Máy tiện CNC 3 trục (EMCO - Concept Turn 250)

45
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Cấu trúc máy CNC


2.2.3. Máy tiện CNC 4 trục

46
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Cấu trúc máy CNC


2.2.3. Máy tiện CNC 4 trục

47
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Cấu trúc máy CNC


2.2.4. Máy tiện CNC Miyano BNS51

➢ Cải thiện hiệu suất thông qua việc gia công đồng
thời.

➢ Có thể thực hiện gia công đồng thời 3 dao thông


qua hệ điều khiển chồng lên nhau.

➢ Được trang bị hai ổ chứa dao, mỗi ổ chứa 12 dao


để đáp ứng linh hoạt cho nhiều nhu cầu gia công
khác nhau.

48
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Cấu trúc máy CNC


2.2.4. Máy tiện CNC Miyano BNS51

49
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Cấu trúc máy CNC


2.3. Máy khoan CNC

➢ Dùng để khoan lỗ trên phôi, máy khoan CNC có thể định


vị vị trí để khoan một cách nhanh chóng và chính xác,
máy khoan đa năng còn có thể thực hiện doa, khoét lỗ, ta
rô.

➢ Trục chính nằm theo phương thẳng đứng trùng với trục Z.

➢ Bàn máy bố trí vuông góc với trục chính và thực hiện hai
chuyển động X (chạy dọc) và Y (chạy ngang).

50
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Cấu trúc máy CNC


2.3. Máy khoan CNC

51
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Cấu trúc máy CNC


2.4. Máy phay CNC

➢ Có khả năng thực hiện cắt gọt rất nhiều kiểu chi tiết máy khác nhau.

➢ Dao cắt của máy có khả năng di chuyển theo nhiều đường: thẳng, ngang, dọc, biên dạng tròn và di
chuyển lên xuống trong không gian 3D. Các máy nhiều trục có biên dạng gia công rất đa dạng.

➢ Chức năng chủ yếu của các máy phay CNC là phay, khoan, taro, doa…. với độ tỉ mỉ và chính xác lên
đến 0.01mm. Ngoài ra, các máy phay CNC còn được dùng để đo khoảng cách với độ chính xác cao.

➢ Có thể chia các dòng máy phay CNC này ra làm 2 loại chính: đó là máy phay CNC đứng và máy
phay CNC ngang.
52
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Cấu trúc máy CNC


2.4.1. Máy phay đứng CNC

➢ Cấu tạo với trục chính nằm vuông góc với bàn máy,
có phần côn ở đầu dùng để gá dao.

➢ Các máy phay đứng hiện nay là máy phay CNC 3


trục, 4 trục, 5 trục…

➢ Bàn máy có công dụng để gá phôi, có thể di


chuyển theo phương X và Y.

➢ Thân máy dùng để đỡ các bộ phận của máy.


➢ Bộ phận thay dao tự động có ổ tích dao và tay máy
để thay dao tự động theo chương trình.

53
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Cấu trúc máy CNC


2.4.1. Máy phay đứng CNC

54
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Cấu trúc máy CNC


2.4.2. Máy phay ngang CNC

➢ Trục chính nằm song song với bàn máy.


➢ Hoạt động kết hợp với bàn kẹp có thể xoay được
và có nhiều mâm kẹp trên máy.

➢ Có thể hoạt động liên tục mà không cần dừng lại


để gá đặt chi tiết.

➢ Ít thông dụng hơi so với máy CNC trục đứng, tuy


nhiên chúng tỏ ra rất hiệu quả khi sử dụng trong
các nhà máy chuyên thiết kế khuôn, chuyên gia
công lốc máy, hay gia công hộp số, hộp động cơ.

55
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Cấu trúc máy CNC


2.4.2. Máy phay ngang CNC

56
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Cấu trúc máy CNC


2.5. trung tâm gia công CNC

➢ Đây cũng là một dạng máy công cụ CNC nhưng


khả năng gia công của nó rộng hơn các máy tiện
CNC hay máy phay CNC

➢ Trung tâm gia công có thể thực hiện được nhiều


nguyên công gia công chi tiết chỉ với 1 lần gá phôi
sản phẩm.

➢ Gia công: tiện phay kết hợp; phay đứng; phay


ngang; vạn năng

57
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Cấu trúc máy CNC


2.6. Máy cắt plasma CNC

➢ Giải quyết được vấn đề khi cắt các đường cắt không có quy luật như đường cong bất kì, đường gấp
khúc hay không gian 2D, 3D mà các máy cắt truyền thống này không thể thực hiện được như cắt
dạng hình tròn, hình elip, đường thẳng, đường cong…

➢ Máy cắt plasma cnc sử dụng nguyên lý hoạt động của khí plasma để thực hiện quá trình cắt kim loại.

➢ Các loại khí được dùng để tạo plasma là khí nitơ, oxi, không khí dạng nén, hydro, argon.

58
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Cấu trúc máy CNC


2.6. Máy cắt plasma CNC

59
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Cấu trúc máy CNC


2.7. Máy mài CNC

➢ Sử dụng công nghệ CNC để mài phẳng bề mặt của các


loại vật liệu. Đặc điểm của máy này chính là máy có một
viên đá đứng ở vị trí có định và viên đá này có thể thay đổi
độ cao, lớn hay nhỏ so với mặt bàn làm việc.

➢ Khả năng xử lý chính xác cao giúp nâng cao hiệu quả của
sản phẩm,

➢ Đem lại lợi ích cho việc rút ngắn chu kỳ sản xuất và đẩy
nhanh thời gian đưa ra thị trường. 60
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Cấu trúc máy CNC


2.7. Máy mài CNC

61
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.1. Hệ thống đo vị trí trên các máy CNC

Mỗi một trục chuyển động được điều chỉnh của một máy CNC cần một thiết bị đo.

Các đại lượng phải đo là những đoạn đường trong chuyển động thẳng và các góc trong chuyển động
quay có điều chỉnh.

Khái niệm liên quan phép đo vị trí:

➢ Các đại lượng đo: Là những đại lượng vật lý mà các giá trị của nó cần được đo lường.
➢ Giá trị đo: Là các giá trị cần tìm ra của đại lượng đo.
➢ Dụng cụ đo: Là dụng cụ đưa ra các đại lượng đo và chuyển đổi thành các tín hiệu đo thích hợp.
➢ Vị trí đo: Là nơi dụng cụ đo thực hiện phép đo. 62
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.1. Hệ thống đo vị trí trên các máy CNC

Các phương pháp đo vị trí trên máy:

➢ Đo vị trí bằng đại lượng tương tự: Đoạn đường hay góc cần đo được
chuyển đổi liện tục thành một đại lượng vật lý tương thích.

➢ Đo vị trí bằng đại lượng số: Đoạn đường hay góc cần đo được chia thành
các yếu tố đơn vị có độ lớn như nhau. Quá trình đo chính là việc đếm hay
cộng lại các yếu tố đơn vị đã đi qua hoặc nhờ ở sự nhận biết các dấu hiệu
riêng của yếu tố đơn vị tại vị trí thật.

63
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.1. Hệ thống đo vị trí trên các máy CNC

Các phương pháp đo vị trí trên máy:

➢ Đo vị trí trực tiếp:


• Là phương pháp đo bám sát các giá trị cần đo hay các biến đổi vị trí, không cần đến các dẫn động cơ khí
trung gian.
• Hệ thống đo được ghép trực tiếp với chuyển động cần đo.
• Có độ chính xác cao vì giữa đại lượng cần đo và dụng cụ đo không có các lỗi cơ khí.
• Về cấu trúc, nguyên tắc đo so sánh Abbe’she Comparatorprinzip trong nhiều trường hợp khó thức hiện được.
• Để đảm bảo các lỗi đủ nhỏ, các khe hở dẫn động của đường hướng bàn máy phải nằm trong giới hạn chấp
nhận được.
64
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.1. Hệ thống đo vị trí trên các máy CNC

Các phương pháp đo vị trí trên máy:

➢ Đo vị trí gián tiếp:


• Trong phương pháp đo này, thay cho các biến đổi vị trí tịnh tiến cần
đo, một chuyển động quay tương ứng sẽ được đo.
• Các lỗi mắc phải do sai lệch bước vitme, độ ăn khớp khi đảo chiều
hay khe hở ăn khớp giữa hai má răng trong bộ truyền thanh răng
bánh răng bị đưa vào lỗi trực tiếp của phép đo.

65
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.1. Hệ thống đo vị trí trên các máy CNC

Các phương pháp đo vị trí trên máy:

➢ Đo vị trí tuyệt đối:


• Trong phương pháp đo này, mỗi một giá trị đo đều được so với điểm 0 của thước đo và có dấu hiệu riêng.
• Trong phương pháp đo vị trí tương tự / tuyệt đối, ứng với mỗi vị trí trong phạm vi đường dịch chuyển là
một thang điện áp đặc biệt.
• Trong phương pháp đo vị trí số / tuyệt đối, mỗi gia số vị trí được đánh dấu riêng bằng mã nhị phân.
• Ưu điểm của phương pháp đo vị trí tuyệt đối là tại mỗi thời điểm đo hoặc sau mỗi lần mất điện áp, vị trí
tuyệt đối so với điểm 0 được nhận biết ngay.
• Các hệ thống đo vị trí tuyệt đối thường tốn kém về cấu trúc, do đó, trong các thiết kế mới chúng hầu như
không được ứng dụng nữa.
66
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.1. Hệ thống đo vị trí trên các máy CNC

Các phương pháp đo vị trí trên máy:

➢ Đo vị trí tuyệt đối theo chu kỳ:


• Khi đo vị trí bằng đại lượng tương tự trong những phạm vi dịch
chuyển lớn hơn, độ chính xác của các vạch chia trên thang đo
thường không đáp ứng được trên toàn bộ đường dịch chuyển.
• Trong trường hợp này, người ta chia toàn bộ phạm vi dịch
chuyển thành những khoảng tăng có độ lớn bằng nhau. Trong
phạm vi một khoảng tăng, phép đo được thực hiện theo
Phương pháp tuyệt đối.
• Giá trị đo tại vị trí đang đo được tính bởi:
x = n.i + xabs (n = 1, 2, 3 …) 67
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.1. Hệ thống đo vị trí trên các máy CNC

Các phương pháp đo vị trí trên máy:

➢ Đo vị trí kiểu gia số:


• Toàn bộ phạm vi dịch chuyển được chia thành các bước tăng không có dấu hiệu riêng, có độ lớn như nhau.
• Vị trí thật được đưa ra bởi tổng các bước tăng đã đi qua. Ở đây, các gia số vượt qua phải được cộng với
nhau hoặc trừ đi cho nhau tùy theo chiều chuyển động.
• Tiêu hao và giá thành của các hệ thống đo vị trí kiểu gia số tương đối phải chăng.
• Nhược điểm của chúng là khi đóng mạch hệ điều khiển, vị trí thật lúc đó không nhận biết được.
• Trước khi đo, vị trí phải đưa về một điểm gốc 0 cố định. Sau khi đưa về gốc 0, hệ thống đo vị trí kiểu gia số
làm việc theo nguyên tắc đo tuyệt đối.
68
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.1. Hệ thống đo vị trí trên các máy CNC

Các phương pháp đo vị trí trên máy:

69
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.1. Hệ thống đo vị trí trên các máy CNC

Các dụng cụ đo vị trí – tương tự:

➢ Potentiometer:
• Potentiometer sử dụng quan hệ tuyến tính giữa chiều dài của một thước đo dẫn điện với điện trở của nó.
• Trên các máy công cụ CNC cần có độ chia đơn vị đo nhỏ hơn hoặc bằng 0.001 mm. Độ chia này không thể
đưa vào potentiometer, do vậy ngày nay chúng không được máy công cụ sử dụng để đo vị trí.

70
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.1. Hệ thống đo vị trí trên các máy CNC

Các dụng cụ đo vị trí – tương tự:

➢ Hệ thống đo vị trí bằng cảm ứng (inductive)


• Quanh một thước đo có dòng điện xoay chiều chạy qua, hình
thành một trường điện từ biến thiên. Từ trường biến thiên này
làm xuất hiện trên một thước đo dẫn điện khác một điện áp.
Điện áp cảm ứng phụ thuộc vào cường độ từ trường và do đó
phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai vật dẫn.

71
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.1. Hệ thống đo vị trí trên các máy CNC

Các dụng cụ đo vị trí – tương tự:

➢ Hệ thống đo vị trí bằng cảm ứng (inductive)


• Resolve (thước đo cảm ứng quay) ứng dụng nguyên
tắc cảm ứng này để đo vị trí theo kiểu tuyệt đối chu
kỳ, gián tiếp.
• Thông thường một biến đổi vị trí thẳng trên độ dài 2
mm tương đương với một vòng quay của roto
resolve.
• Để thích ứng được với bước vitme của trục chạy
dao, các truyền động đo cho resolve phải đảm bảo
không có khe hở và do đó không cần bảo dưỡng. 72
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.1. Hệ thống đo vị trí trên các máy CNC

Các dụng cụ đo vị trí – tương tự:

➢ Hệ thống đo vị trí bằng cảm ứng (inductive)


• Để đo vị trí theo kiểu tương tự / tuyệt đối / chu kỳ và
trực tiếp, người ta dùng industosyn. Nguyên tắc tác
dụng của nó tương đương với một resolver quấn
dây phẳng.
• Industosyn tuyến tính bao gồm một thước đo với một
cuộn dây phẳng quấn theo dạng gấp khúc chữ nhật.
• Thước đo chính được cố định trên thân máy, đoạn
thước dẫn được lắp trên bàn máy di động mà ta cần
đo các biến thiên vị trí của nó. 73
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.1. Hệ thống đo vị trí trên các máy CNC

Các dụng cụ đo vị trí – kiểu số:

➢ Hệ thống đo vị trí kiểu số / gia số:


• Làm việc theo nguyên tắc quang - điện.
• Trong các hệ thống đo vị trí kiểu gia số, khi mất điện áp nguồn,
các giá trị đo vị trí bàn máy cũng mất theo. Để tái hiện được số
đo này, thước đo có thể được trang bị thêm một hay nhiều mốc
đo chuẩn. Các tín hiệu đầu ra của hệ thống đo chiều dài theo
Phương pháp quang điện được khuếch đại trong một bộ tạo
xung điện tử và tạo thành một dạng xung chữ nhật.
• Tùy theo chu kỳ chia và độ chia đòi hỏi, các tín hiệu được nội
suy tương tự và chia nhỏ thêm đến 5 lần hoặc 25 lần. 74
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.1. Hệ thống đo vị trí trên các máy CNC

Các dụng cụ đo vị trí – kiểu số:

➢ Đầu kích quang – điện động:


• Nhịp đo chuẩn không phải là từ một tia chớp mà từ 220 dãy tế
bào quang điện sắp xếp bên nhau.
• Qua một thấu kính, độ phân giải vạch chia của thang đo được
hình thành trên các tế bào quang điện.
• Dòng tổng cộng của tất cả các tế bào quang điện hình thành tín
hiệu đo; vị trí về pha của nó tương quan với tần số quét.
• Ưu điểm của hệ thống này là ở chỗ, với một khonagr chia vạch
đo 635 m, có thể đạt tới độ phân giải vạch chia là 0.5 m.
75
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.1. Hệ thống đo vị trí trên các máy CNC

Các dụng cụ đo vị trí – kiểu số:

➢ Hệ thống đo vị trí kiểu số / tuyệt số:


• Mỗi phần tử trên đường dịch chuyển được đánh dấu riêng.
• Các hệ thống đo kiểu số / tuyệt đối cần có thước đo nhiều
rãnh.
• Trong những vùng soi thấu hoặc vùng phản quang trên thang
đo tương ứng với giá trị 0 của hệ nhị phân; những vùng
không soi thấu hoặc vùng không phản quang trên thang đo
tương đương với giá trị 1 của hệ nhị phân.
• Do tốn kém nhiều trong chế tạo, Phương pháp đo vị trí kiểu
số / tuyệt đối chỉ còn được ứng dụng trong phạm vi hẹp. 76
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.2. Hệ thống truyền động chạy dao

3.2.1. Các dạng chuyển động chạy dao

Chạy dao trên các máy công cụ CNC có thể làm việc theo nguyên
tắc như điều khiển vị trí hoặc như điều khiển và điều chỉnh vị trí.

- Điều khiển vị trí kiểu mạch hở có thể được ứng dụng trong các lực
cản trên đường dịch chuyển là ổn định và không đáng kể hoặc
không có tác dụng cản trong khi chạy dao.

- Trong các máy công cụ điều khiểm CNC hầu như chỉ ứng dụng
dạng chạy dao điều chỉnh vị trí kiểu mạch kín có phản hồi của ít
nhất hai thông số điều khiển.

77
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.2. Hệ thống truyền động chạy dao

3.2.2. Điều chỉnh vị trí kiểu mạch kín

➢ Mỗi một trục điều khiển số của một máy CNC cần có một mạch điều
chỉnh vị trí.

➢ Mỗi giá trị vị trí cần là đại lượng dẫn được cấp cấp vào mạch điều chỉnh
vị trí. Trong bộ điều chỉnh vị trí, giá trị vị trí thực được nhận biết bởi một
hệ thống đo vị trí đem trừ đi giá trị vị trí cần. Kết quả so sánh cặp giá trị
“cần” và “thực” là sai lệch điều chỉnh.

➢ Sai lệch điều chỉnh cũng đồng thời là đại lượng điều chỉnh cho động cơ
dẫn động của hệ thống chạy dao.

78
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.2. Hệ thống truyền động chạy dao

3.2.2. Điều chỉnh vị trí kiểu mạch kín

Mạch điều chỉnh cần thỏa mãn những điều kiện


sau đây:
- Có độ khuếch đại tốc độ cao để giữ cho khoảng cách theo
sau là thấp nhất.
- Có độ giảm chấn cao, để loại bỏ sự mất ổn định cũng như
hiện tượng dao động tại các vị trí đích.
- Bộ truyền động có hằng số thời gian nhỏ.
- Momen quán tính khối lượng của các bộ phận chuyển động
phải có giá trị nhỏ.
- Tần số riêng về dao động cơ học cao.
- Các chi tiết cơ khí nằm trên dòng truyền lực có độ bền cao.
79
- Các yếu tố truyền động cơ khí có khe hở nhỏ.
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.2. Hệ thống truyền động chạy dao

3.2.2. Điều chỉnh vị trí kiểu mạch kín


➢ Độ khuếch đại tốc độ tốc độ kv là tỷ số giữa tốc độ cần của bàn máy điều chỉnh và sai
lệch điều chỉnh:
kvx = ux / x
Trong đó;
ux: tốc độ cần cảu bàn máy chạy dao trên trục x
x: sai lệch điều chỉnh trên trục x
Trong một điều khiển phi tuyến ba trục, yêu cầu phải đảm bảo:
kvx = kvy = kvz 80
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.2. Hệ thống truyền động chạy dao

3.2.2. Điều chỉnh vị trí kiểu mạch kín


➢ Độ giảm chấn D là một số đo liên quan đến thời gian thời
gian cần thiết để một quá trình dao động tắt hết.
• Trong các hệ điều khiểm CNC, độ giảm chấn phải  1,
nhờ vậy không xuất hiện những dao động tại điểm kết
thúc biên dạng.
• Hậu quả của một dao động như vậy có thể là một sự
cắt vào vật liệu không mong muốn ở vị trí này.

81
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.2. Hệ thống truyền động chạy dao

3.2.2. Điều chỉnh vị trí kiểu mạch kín


➢ Hằng số thời gian của truyền động T được định nghĩa bởi quan hệ
T = (jm + jred). max / Mmax
Trong đó
jred – momen quán tính cảu các bộ phận truyền động tính giới hạn đến trục động cơ
jm – momen quán tính động cơ
max – tốc độ tối đa của động cơ
Mmax – momen quay tối đa của động cơ truyền động
82
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.2. Hệ thống truyền động chạy dao

3.2.3. Truyền động chạy dao trong máy CNC


➢ Các nhiệm vụ của truyền động chạy dao:
• Hệ truyền động chạy dao của một máy công cụ CNC phải thể hiện được những tính chất sau đây:
- Có tính động học rất cao: nếu đại lượng dẫn biến đổi, bàn máy phải theo kịp biến đổi đó trong thời
gian ngắn.
- Có độ vững chắc số vòng quay cao: khi các lực cản chạy dao biến đổi, cần hạn chế tới mức thấp
nhất ảnh hưởng của nó đến tốc độ chạy dao, tốt nhất là không ảnh hưởng gì. Ngay cả khi chạy dao
với tốc độ nhỏ nhất cũng đòi hỏi một quá trình tốc độ ổn định.
- Phạm vi điều chỉnh số vòng quay cao nhất có thể: từ 1 : 10000 đến 1 : 30000.
- Phải giải quyết được cả những lượng gia tăng dịch chuyển nhỏ nhất ( 1 m).
83
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.2. Hệ thống truyền động chạy dao

3.2.3. Truyền động chạy dao trong máy CNC


➢ Các nhiệm vụ của truyền động chạy dao:
Hệ truyền động gồm một động cơ dẫn quay,
qua một cặp truyền động nữa đi tới bộ vitme –
đai ốc bi, biến chuyển động quay thành chuyển
động tịnh tiến.

84
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.2. Hệ thống truyền động chạy dao

3.2.3. Truyền động chạy dao trong máy CNC


➢ Các nhiệm vụ của truyền động chạy dao:
Trường hợp dùng động cơ bước là để truyền động cho hệ
điều khiển vị trí kiểu mạch hở, không phản hồi.

Do dộng cơ bước có momen truyền động rất nhỏ nên việc


ứng dụng trực tiếp chúng là không thích hợp.

Công suất của hệ truyền dẫn trong trường hợp dùng động
cơ bước thường phải được khuếch đại qua một động cơ
thủy lực.
85
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.2. Hệ thống truyền động chạy dao

3.2.3. Truyền động chạy dao trong máy CNC

Động cơ điện 1 chiều


V
➢ Tốc độ không tải: max =
ke
1
➢ Tốc độ khi công suất cực đại: * = max
2

➢ Loại có từ trường không đổi (điều khiển tốc độ bằng dòng điện phần ứng)

➢ Loại có từ trường quay (điều khiển tốc độ bằng điều khiển trường )
86
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.2. Hệ thống truyền động chạy dao

3.2.3. Truyền động chạy dao trong máy CNC

Động cơ điện xoay chiều

➢ Tốc độ trục chính: 𝑛 = 60𝑓(1−𝑠)


𝑝
(vg/ph)
Nguyên lý làm việc động cơ điện không đồng bộ
f: tần số nguồn cung cấp; p: số đôi cực; s: độ trượt 60𝑓1
Từ trường quay: 𝑛1 =
𝑝

➢ Thay đổi tốc độ với bộ biến đổi tần số kèm theo 𝑛1−𝑛
Hệ số trượt: s%= 100
𝑛1

87
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.2. Hệ thống truyền động chạy dao

3.2.3. Truyền động chạy dao trong máy CNC

Động cơ servo

➢ AC Servo là động cơ cho phép xử lý được các dòng điện cao, do đó nó thường được sử dụng trong
máy móc công nghiệp.

➢ DC Servo là động cơ chỉ phù hợp cho các ứng dụng nhỏ, vì nó không xử lý được các dòng điện cao.

88
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.2. Hệ thống truyền động chạy dao

3.2.4. Các khâu truyền động cơ khí

Các khâu truyền động cơ khí là những bộ phận kết cấu cơ khí tạo thành xích động học nối từ động cơ
chạy dao đến điểm tác dụng của dao cụ.

Phương án bố trí các khâu truyền động ảnh hưởng đến độ chính xác định vị, trong đó quan trọng nhất
phải kể đến các yếu tố sau:

• Sự cộng hưởng giữa tần số riêng của các khâu truyền động với tần số biểu kiến cảu truyền động.
Cộng hưởng này có thể gây ra dao động tại vị trí cần.

• Khe hở giữa trục vitme chạy dao và đai ốc.


• Tính mềm hóa phụ thuộc vào lực thay đổi do nguyên nhân cảu những biến dạng khác nhau. 89
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.2. Hệ thống truyền động chạy dao

3.2.4. Các khâu truyền động cơ khí

Bộ truyền vitme đai ốc bi có ưu điểm là ma sát rất nhỏ và ít bị mòn.


Nhược điểm của chúng là có độ giảm chấn thấp.

Truyền động chạy dao giữa trục động cơ và trục vitme được sử dụng
nhằm mục đích:

• Thích ứng số vòng quay cảu động cơ với tốc độ chạy dao yêu cầu
• Thích ứng momen quay của động cơ với momen đòi hỏi trên vitme
chạy dao.

• Do nguyên nhân kết cấu, để có thể dễ bố trí lắp động cơ. Cơ cấu vít me đai ốc bi 90
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.3. Hệ thống điều khiển các chức năng phụ trợ

➢ Cấp và thay dao tự động


➢ Đóng mở dung dịch làm nguội
➢ Tháo kẹp phôi
➢ Dọn phoi
➢ Các loại công tắc giới hạn hành trình, đóng mở cửa, dừng khẩn cấp …

Thường được điều khiển như những thao tác đóng mở đơn giản hoặc làm việc theo chu trình, được điều
khiển bởi các mạch PLC và được ghép nối với hệ điều khiển CNC qua các cổng vào/ra của hệ điều
khiển. 91
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.4. Hệ thống dữ liệu Điều khiển số

Chương trình gia công: Tập hợp theo định dạng một cách có hệ thống tất cả các thông tin cần thiết
dùng để gia công chi tiết.

➢ Dữ liệu chương trình: Quản lý theo tiêu chuẩn ISO 6983, bao gồm 3 lớp dữ liệu:

▪ Dữ liệu hình học: Dữ liệu dùng cho tạo hình gia công (dữ liệu vị trí của đường chạy dao so với bề
mặt phôi)

▪ Dữ liệu công nghệ: Liên quan đến chế độ cắt, dụng cụ, điều kiện cắt gọt...

▪ Các dữ liệu hỗ trợ khác 92


Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


Bit- Nr. (K= bit kiểm tra) K 7 6 5 4 3 2 1
3.4. Hệ thống dữ liệu Điều khiển số
Số rãnh (T= rãnh chu kỳ) 8 7 6 5 4 T 3 2 1

Chương trình gia công: Mã nhị phân 24 23 22 21 20


Nr Ký tự Tổ hợp các số 0 và 1
1 NUL 0 0 0 0 0 0 0 0
➢ Mã hóa dữ liệu: hệ nhị phân theo bảng mã ISO-7bit, o

9 % 1 0 1 0 0 o 1 0 1
trong đó mỗi ký tự mã hoá qua tổ hợp 7 bit, bít thứ 8- 12 + 0 0 1 0 1 o 0 1 1
bít chẵn lẻ dùng để kiểm tra. Các ký tự mã hoá mô 13 - 0 0 1 0 1 o 1 0 1
14 0 0 0 1 1 0 o 0 0 0
tả các thông tin cần thiết dùng cho các hoạt động của
15 1 1 0 1 1 0 o 0 0 1
M-ĐKS (chuyển động theo các trục, gọi và hiệu chỉnh 24 A 0 1 0 0 0 o 0 0 1
dụng cụ, chế độ cắt, các hoạt động hỗ trợ...) 25 B 0 1 0 0 0 o 0 1 0
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

93
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.4. Hệ thống dữ liệu Điều khiển số

Các hệ thống hỗ trợ gia công tự động:

➢ Dựa vào dữ liệu thông tin hình học để tạo ra vật thể chi tiết qua hệ thống CAD.

➢ Quá trình lựa chọn gia công trong đó các dữ liệu về chế độ cắt, về đường chạy dao được tính toán và
xử lý (CAM).

➢ Chuyển đổi sang mã NC, sau khi kiểm tra và sữa lỗi, có thể chạy được trên một máy công cụ CNC cụ
thể (CNC).

94
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.4. Hệ thống dữ liệu Điều khiển số

Các mã NC thông dụng (ISO/EIA)

➢ ISO 6983: ISO (International Standard Organization): Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

➢ EIA RS274: EIA (Electronic Industries Association): Hiệp hội kỹ nghệ điện tử, là tổ chức sáng lập bởi
các nhà sản xuất thiết bị điện tử tại Mỹ

ISO 6983 và EIA RS274 có các tiêu chuẩn rất giống nhau. Hầu hết các trường hợp, EIA chấp nhận tiêu
chuẩn do ISO chỉ với rất ít thay đổi và công bố lại tiêu chuẩn của ISO nhưng với số hiệu văn kiện theo
EIA. Các chương trình CAD/CAM đều hỗ trợ các tiêu chuẩn này.
95
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.4. Hệ thống dữ liệu Điều khiển số

Các mã NC thông dụng (ISO/EIA)


%: Ký tự bắt đầu chương trình I,J,K: Các thông số nội suy xác định vòng tròn
L: số hiệu chương trình con P: Số lần chạy chương trình con
N: số thứ tự lệnh R: Tham số chu trình hoặc bán kính vòng tròn
G: chức năng dịch chuyển S: Tốc độ trục chính
M: chức năng phụ trợ (đóng/ngắt điều khiển, T: gọi dao
thực hiện hoạt động cấp và thay dao...) U: Bán kính vòng tròn
A: góc X,Y,Z; U,V,W; P, Q, R; A,B,C: Dữ liệu vị trí
D: Hiệu chỉnh dụng cụ LF (hoặc “;” hoặc CR- mã EIA)
F: Tốc độ chạy dao ...
Lập trình theo kiểu hội thoại : Sử dụng các tương tác đồ họa tạo sẵn để lập trình 96
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.5. Một số kết cấu đặc biệt trong máy nhiều trục CNC

Cơ cấu cấp và thay dao tự động

Yêu cầu chung:

➢ Chứa được nhiều dao

➢ Thời gian thay dao tối thiểu


Đầu rovonve
➢ Thay dao theo chu trình tự động

Sơ đồ cơ cấu cấp dao tự động bằng tay máy 97


Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các thành phần chính của máy CNC


3.5. Một số kết cấu đặc biệt trong máy nhiều trục CNC

Các kết cấu đặc biệt khác

➢ Các loại bàn máy chuyển đổi được

➢ Các thiết bị đo kiểm và hiệu chỉnh dụng cụ

98
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các điểm chuẩn


4.1. Điểm chuẩn của máy M (điểm gốc 0 của máy)

➢ Được các nhà chế tạo quy định theo kết cấu của
từng loại máy.
Điểm M của máy khoan cần (a) và của máy phay đứng (b)
➢ Là điểm giới hạn của vùng làm việc của máy.

➢ Ở các máy phay điểm M thường nằm ở điểm giới


hạn dịch chuyển của bàn máy.

➢ Ở máy tiện CNC, điểm M là giao điểm của trục Z


với mặt tì của mâm cặp trên bích trục chính
99
Điểm M của máy tiện
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các điểm chuẩn


4.2. Điểm gốc của chi tiết W

➢ Điểm W của chi tiết là gốc tọa độ của chi tiết.

➢ Vị trí điểm W phụ thuộc vào sự lựa chọn của người lập trình.

➢ Khi gia công các bề mặt chi tiết có thể chọn nhiều tọa độ Hệ tọa độ các điểm chuẩn

khác nhau với điểm gốc W1 và các hệ tọa độ phụ W2, W3,
W4, và W5.

Một điểm W (a) và nhiều điểm W (b) 100


Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các điểm chuẩn


4.3. Điểm tham chiếu của máy R

➢ Trong các máy có hệ thống đo dịch chuyển, các giá trị thực
đo được khi bị mất nguồn điện do sự cố mất theo.

➢ Để đưa hệ thống đo về trạng thái đã có trước thì điểm 0 của


máy phải được chạy đến bằng tất cả các trục của máy.

➢ Cần phải xác định một điểm chuẩn thứ 2 trên các trục, đó là
điểm tham chiếu của máy R. Điểm tham chiếu máy R

➢ Điểm chuẩn này có một khoảng cách xác định với điểm 0
101
của máy M và được đánh dấu trên bàn trượt của máy.
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các điểm chuẩn


4.4. Điểm chuẩn của dao p

➢ Các dao tiện, dao khoan có điểm chuẩn là đỉnh dao.

➢ Các dao khoét, dao doa hoặc dao phay thì điểm p là tâm của mặt đầu của dao.

➢ Điểm P được dùng khi tính các quỹ đạo chuyển động của dao.

102
Điểm chuẩn của dao
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các điểm chuẩn


4.5. Điểm chuẩn của giá dao T và điểm gá dao N

➢ Điểm chuẩn của giá dao T được dùng để xác định hệ trục tọa độ của dao.

➢ Điểm T phụ thuộc vào việc gá dao trên máy.

➢ Thông thường khi gá dao trên máy thì điểm T trùng với điểm gá dao N.

Điểm chuẩn của gá dao T và điểm gá dao N 103


Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các điểm chuẩn


4.6. Điểm điều chỉnh dao E

➢ Khi gia công ta phải sử dụng nhiều dao, các kích thước
của chúng phải được xác định bằng cơ cấu điều chỉnh dao.

➢ Mục đích của việc điều chỉnh dao là để có thông tin chính
xác cho hệ thống điều khiển về kích thước dao.

➢ Khi dao được lắp vào giá dao thì điểm E và điểm N trùng
nhau.

Điểm điều chỉnh dao E 104


Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các điểm chuẩn


4.7. Điểm gá đặt (điểm tỳ) A

➢ Điểm A là điểm tỳ của bề mặt chi tiết lên đồ định vị của đồ gá.

➢ Điểm A có thể trùng với điểm w của chi tiết hoặc có thể lựa chọn tuỳ ý
trên mặt định vị của chi tiết gia công.

Điểm gá đặt A, R phôi,


F chi tiết gia công, S
mâm cặp
105
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Các điểm chuẩn


4.8. Điểm “0” của chương trình

➢ Điểm 0 của chương trình (chính xác hơn


là điểm p của dụng cụ cắt) là điểm trước
khi gia công dụng cụ cắt nằm ở đó.

➢ Điểm 0 của chương trình phải xác định


sao cho khi thay dao không bị ảnh hưởng
của chi tiết hoặc của đồ gá.

106
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

PHẦN III
DỤNG CỤ CẮT TRÊN MÁY CNC
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Dụng cụ cắt trên máy CNC


Năng suất và độ chính xác gia công trên máy CNC phụ thuộc rất nhiều vào dụng cụ cắt.

Dụng cụ cắt trên máy CNC phải đáp ứng những yêu cầu:

➢ Có tính cắt gọt ổn địn


➢ Có khả năng tạo phoi và thoát phoi tốt.
➢ Có tính vạn năng cao để có thể gia công được những bề mặt điển hình của nhiều chi tiết khác nhau
trên các máy khác nhau.

➢ Có khả năng thay đổi nhanh khi cần gá dao khác để gia công chi tiết khác loại hoặc dao bị mòn.
➢ Có khả năng điều chỉnh kích thước ở ngoài vùng gia công khi sử dụng những dụng cụ phụ.

108
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Dụng cụ cắt trên máy tiện CNC


Tất cả các dao tiện trên máy CNC đều có phần cắt là những mảnh hợp kim cứng lắp ghép

Các dao tiện này phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

➢ Đảm bảo việc sử dụng với thời gian lâu nhất các mảnh hợp kim không mài lại.
➢ Hình dạng của các mảnh hợp kim phải hợp lý để nâng cao tính vạn năng.
➢ Các dao và góc cắt khác nhau phải có cùng một tọa độ để tạo điều kiện cho lập trình gia công.
➢ Có khả năng làm việc bình thường khi gá ở các vị trí khác nhau.
➢ Đảm bảo độ chính xác cao.
➢ Có khả năng tạo phoi tốt.
109
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Dụng cụ cắt trên máy tiện CNC

Hình. Sơ đồ gia công một số bề mặt điển hình bằng các dao tiện gắn mảnh hợp kim cứng
110
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Dụng cụ cắt trên máy phay CNC


Phân loại dao dùng cho máy phay

111
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Dụng cụ cắt trên máy phay CNC


1. Dao phay ngón

112
Hình. Một số kết cấu đặc biệt của dao phay ngón
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Dụng cụ cắt trên máy phay CNC


2. Dao phay mặt đầu

Dao phay mặt đầu cũng được sử dụng trên các máy phay CNC và phần lớn chúng được tiêu chuẩn hóa.

113
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Dụng cụ cắt trên máy khoan CNC


1. Dao khoan

Các loại mũi khoan


a) Mũi khoan tâm; b) sơ đồ vết lõm lỗ tâm; c) mũi khoan bậc chuôi côn với góc φ = 180˚ ở phần bậc thứ
hai; d) mũi khoan ghép mảnh thép gió; e) mũi khoan bậc lắp ghép (1- phần chuẩn; 2- vít; 3- phần chuyen dùng); 114
g) mũi khoan ghép từ nhiều mảnh.
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Dụng cụ cắt trên máy khoan CNC


2. Dao khoét

Dao khoét được sử dụng trên các máy CNC thông thường có đường kính từ 10 ÷ 40mm. Ngoài ra, trên
máy CNC còn dùng các dao khoét chuyên dùng để gia công các lỗ tâm, gia công các bề mặt để lắp bulông
và mép vát các lỗ chính xác.

3. Dao doa

Trên các máy CNC các dao doa được sử dụng có đường kính từ 5 ÷ 50mm. Vật liệu dao doa có thể là thép
gió hoặc thép hợp kim cứng. Chuôi dao doa có thể là hình trụ hoặc hình côn.

115
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Dụng cụ cắt trên máy khoan CNC


4. Dao taro

Dao taro dùng trên máy CNC có những đặc điểm sau đây:

➢ Dao tarô có đường kính ≤ 16mm được chế tạo liền một khối.

➢ Dao tarô để cắt ren từ vật liệu thép có phần chuyển tiếp giữa lưỡi cắt và thân, do đó tránh được hiện
tượng vỡ lưỡi cắt.

➢ Dao tarô cần có độ chính xác cao.

116
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

PHẦN IV
LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA
CÔNG TRÊN MÁY CNC
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

Nội dung
1. Cơ sở thông tin để lập trình chương trình gia công

2. Cơ sở phân chia nguyên công

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC

4. Điều chỉnh máy và dụng cụ cắt khi gia công

118
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

1. Cơ sở thông tin để lập chương trình gia công


1.1. Cơ sở các thông tin về hình học

Để lập trình gia công trên máy CNC thì các kích thước của chi tiết gia công được ghi theo hệ toạ độ đề
các. Có hai cách ghi kích thước cho chi tiết gia công trên bản vẽ:

- Ghi kích thước tuyệt đối

- Ghi kích thước tương đối.

Hình. Sơ đồ ghi kích thước các chi tiết


a- Ghi kích thước tuyệt đối ;
b- Ghi kích thước tương đối
119
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

1. Cơ sở thông tin để lập chương trình gia công


1.1. Cơ sở các thông tin về hình học

Bài tập:

Lập bảng kích thước theo kiểu tương đối,


và kiểu tuyệt đối.

120
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

1.Cơ sở thông tin để lập chương trình gia công


1.2. Cơ sở các thông tin về công nghệ

Các yếu tố công nghệ:

- Độ chính xác kích thước đặc trưng bằng dung sai;

- Chiều cao nhấp nhô vi Rz

- Sai lệch chiều cao nhấp nhô trung bình Ra (độ nhám bề mặt);

- Độ chính xác về vị trí tương quan như độ không đồng tâm, độ không vuông góc…

121
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

1. Cơ sở thông tin để lập chương trình gia công


1.2. Cơ sở các thông tin về công nghệ

Các thông số về công nghệ:

- Loại dụng cụ cắt được chọn và các thông số về hình học của nó như góc trước, góc sau, bán kính lưỡi cắt…;

- Các thông số về chế độ cắt như v,s,t

- Các điều kiện khác như bôi trơn, làm mát, bẻ phoi…

Các biện pháp công nghệ được lựa chọn như dừng có thời gian để làm bóng bề mặt, khoan theo kiểu zich zac
đối với các lỗ sâu để lấy phoi ra, bù dao do sự mài mòn trong quá trình gia công.
122
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

2. Cơ sở phân chia nguyên công


2.1. Phân loại nguyên công trên máy CNC

Các nguyên công cắt gọt trên máy CNC có thể được phân ra 4 dạng:

A. Gia công các loạt nhỏ chi tiết không lặp lại. ∑ti . λ . q < ∑Ti .q

B. Gia công các loạt nhỏ có lặp lại.

C. Gia công các loạt vừa và loạt lớn chi tiết không lặp lại. ∑ti . λ . q ≥ ∑Ti . q ; ∑ti . λ . q ≥ ∑Ti . (q + q0)

D. Gia công các loạt vừa và loạt lớn có lặp lại.


ti – thời gian cắt của dao thứ i (phút); λ – hệ số thời gian cắt (phút);
q – số lượng dụng cụ cắt; Ti – tuổi bền của dụng cụ thứ i (phút) 123
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

2. Cơ sở phân chia nguyên công


2.2. Gia công lỗ

➢ Lỗ trụ trơn,

➢ Lỗ trụ có ren,

➢ Lỗ trụ côn trơn,

➢ Lỗ côn có ren

➢ Lỗ bậc phức tạp

Hình. Các loại lỗ thông dụng


124
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

2. Cơ sở phân chia nguyên công


2.2. Gia công lỗ

Hình. Các bước tiến hành khi gia công lỗ


125
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

2. Cơ sở phân chia nguyên công


2.2. Gia công lỗ

Thứ tự gia công lỗ

➢ Phương pháp gia công song song: bằng một dao gia công tất cả các lỗ trên chi tiết, sau đó thay dao
khác và quá trình công lại được lặp lại.

➢ Phương pháp gia công nối tiếp: bằng tất cả các dao gia công xong lỗ thứ nhất sau đó chuyển vị trí và
bằng tất cả các dao gia công lỗ thứ hai, v.v…

126
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

2. Cơ sở phân chia nguyên công


2.2. Gia công lỗ

Thời gian dịch chuyển không cắt TKC khi gia công hệ lỗ như nhau: TKC = τ∑ + θ∑

Với : τ∑ - thời gian thay các dao; θ∑ - thời gian dịch chuyển khi xác định các vị trí khác nhau của dao

➢ PP song song: TKCSS = m . (τ + θ)

➢ PP nối tiếp: TKCNT = n.m.τ + θ

Với: m – số lượng dao; n – số lỗ; τ – thời gian thay một dao, θ – thời gian dịch chuyển của một dao qua tất cả các lỗ

TKCSS l+f θ
Hệ số K: K= = f Với: f = K>1: nối tiếp; K<1: song song
TKNCT n+ τ
m 127
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

2. Cơ sở phân chia nguyên công


2.3. Nguyên công tiện

Hình. Các bề mặt tạo thành conntour của chi tiết Hình. Phân bố lượng dư khi tiện trên contour của chi tiết
1÷6: bề mặt chính (1- mặt đầu; 2- bán kính mặt đầu; 3- mặt trụ; 4- mặt
côn; 5- mặt côn vát mép; 6- mặt trụ trong); 7÷13: các mặt phụ (7- rãnh
để cắt ren; 8- mặt ren; 9- rãnh hình thang bên trong; 10- rãnh góc; 11-
128
rãnh hình vuông bên trong; 12- rãnh mặt đầu; 13- rãnh trên mặt trụ)
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

2. Cơ sở phân chia nguyên công


2.3. Nguyên công tiện

Vùng gia công:

➢ Vùng gia công hở

➢ Vùng gia công nửa hở

➢ Vùng gai công kín

➢ Vùng gia công tổ hợp

Hình. Vùng gia công khi tiện


129
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

2. Cơ sở phân chia nguyên công


2.3. Nguyên công tiện

Các bước tiện thô bề mặt chính:

➢ Sơ đồ đường vòng

➢ Sơ đồ đường zic zăc

➢ Sơ đồ ăn dao hướng kính

Hình. Sơ đồ các bước tiện thô bề mặt chính

1, 2, 3- vùng gia công hở; 4, 5, 6- vùng gia công nửa hở;

7, 8, 9- vùng gia công kín 130


Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

2. Cơ sở phân chia nguyên công


2.3. Nguyên công tiện

Xác định vùng lượng dư:

Khi gia công thô lượng dư được phân ra các vùng


để thực hiện các bước cắt.

Hình. Sơ đồ phân vùng lượng dư

131
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

2. Cơ sở phân chia nguyên công


2.3. Nguyên công tiện

Xác định số bước khi gia công thô:

a. Xác định lượng dư gia công thô cho mỗi mặt trụ.
b. Xác định số bước gia công thô nhỏ nhất theo từng mặt trụ.
c. Xác định chiều sâu cắt cho mỗi bước với giả sử rằng lượng dư
của mỗi mặt trụ được chia ra đều nhau theo số bước.

d. Chiều sâu cắt lớn nhất được chọn là t và t = tcp2


e. Khi có tp ta lần lượt xác định được các đường thẳng nằm
ngang bằng cách lấy kích thước phôi XW0 trừ đi tp
Hình. Sơ đồ phân chia lượng dư khi gia công thô
132
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

2. Cơ sở phân chia nguyên công


2.3. Nguyên công tiện

Phương pháp hớt các phần lượng dư:

a. Cắt từng đoạn Hình. Cắt từng lớp lượng dư

b. Cắt từng lớp

c. Cắt phối hợp

Hình. Cắt từng đoạn lượng dư Hình. Cắt phối hợp lượng dư
133
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

2. Cơ sở phân chia nguyên công


2.3. Nguyên công tiện

Chọn chế độ cắt khi tiện: chiều sâu cắt, lượng chạy dao, tốc độ cắt.

a. Sự phá hủy lưỡi cắt

𝟏 𝑪𝟏 +𝑪𝟐
b. Tuổi bền kinh tế của dụng cụ cắt 𝑻𝑲𝑻 =
𝒎−𝟏
𝒕+
𝑬

Với: TKT – tuổi bền kinh tế (phút);


t – thời gian làm việc của dao tới lúc phải thay thế;
m – chỉ só tuổi bền tương đối (dao hợp kim cứng m = 0,2);
C1 – chi phí của dao trong một chu kỳ tuổi bền (đồng);
C2 – chi phí cho mài dao (đồng). 134
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

2. Cơ sở phân chia nguyên công


2.4. Các nguyên công phay

1.4.1. Vùng gia công:


• Vùng gia công hở (Hình a, b, c).
• Vùng gia công nửa hở (hình d)
• Vùng gia công kín (hình đ)
• Vùng gia công tổ hợp (hình e)

135
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

2. Cơ sở phân chia nguyên công


2.4. Các nguyên công phay

2.4.2. Lượng dư phay:


• Xác định theo bảng
• Tính toán

Khi xác định lượng dư gia công tinh cần tính đến quy luật cắt khi phay

Trong một số trường hợp để giảm sai số do biến dạng của hệ thống công nghệ người ta chọn sơ đồ
phay

136
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

2. Cơ sở phân chia nguyên công


2.4. Các nguyên công phay

2.4.3. Sơ đồ các bước khi phay:

Quỹ đạo của dao


• Quỹ dạo chuyển động Zigzac của dao (Hình a, b, c)
• Quỹ đạo chuyển động của dao theo dạng lò xo (Hình d, đ)
• Quỹ đạo ăn dao kiểu răng lược (Hình e, g, h)

137
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

2. Cơ sở phân chia nguyên công


2.4. Các nguyên công phay

2.4.3. Sơ đồ các bước khi phay:

Khoảng cách giữa 2 bước kề nhau

tmax = D – 2r – h

Với: D – đường kính dao phay (mm)


r – bán kính cong ở mặt đầu dao (mm)
h – khoảng giao nhau của hai bước do hai do cùng cắt (mm)

138
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

2. Cơ sở phân chia nguyên công


2.4. Các nguyên công phay

.4.3. Sơ đồ các bước khi phay:

Phương pháp ăn dao vào chi tiết

• Đơn giản nhất là ăn dao dọc trục của dao theo lỗ đã khoan sẵn

• Gia công tinh contour chi tiết thì ăn dao được thực hiện theo
cung tròn tiếp tuyến với contour chi tiết tại điểm mà ở đó dao
bắt đầu chuyển động cắt theo contour.

139
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

2. Cơ sở phân chia nguyên công


2.4. Các nguyên công phay
Sz = min (Sz1, Sz2, Sz3, Sz4)
2.4.3. Sơ đồ các bước khi phay:
Với:
Chọn chế độ cắt khi phay Sz1 – lượng chạy dao được xác định theo độ nhóm bề mặt
phụ, phụ thuộc vào lượng dư với chiều sâu cắt t và bề
• Chiều sâu cắt (t)
rộng phay B;

• Lượng chạy dao (Sz, Sphút) Sz2 – lượng chạy dao phụ thuộc vào biến dạng cho phép của
dao [Δ] (đường kính dao D và chiều dài phần cắt l);
• Tốc độ cắt (v) Sz3 – lượng chạy dao phụ thuộc vào độ bền dao;
Sz4 – lượng chạy dao cho phép của công suất động cơ máy.
140
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.1. Quỹ đạo gia công

• Khi lập trình gia công người ta quy ước dụng cụ chuyển
động tương đối so với hệ thống toạ độ còn chi tiết đứng im.

• Các dao phay mặt đầu, dao phay ngón, dao khoan, dao
khoét và dao doa có điểm P là tâm mặt đầu, còn dao phay
ngón có mặ đầu hình chỏm cầu thì điểm p là tâm của điểm
chỏm cầu đó.

• Trong thực tế khi lập trình quỹ đạo chuyển động của tâm
dao được xác định theo từng phần contour riêng biệt hoặc
141
theo từng phần của đường cách đều.
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.2. Các hình thức tổ chức lập trình

Việc sử dụng có hiệu quả kinh tế các máy CNC phụ thuộc nhiều vào hình thức tổ chức lập trình.

Lập trình bằng tay

Lập trình trong chuẩn bị


sản xuất

Lập trình NC Lập trình bằng máy

Lập trình phân xưởng

142
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.3. Chương trình NC

• Một chương trình NC bao gồm một tập hợp các câu lệnh cần thiết miêu tả tuần tự các bước hoạt động
của máy để gia công một chi tiết trên máy CNC. Một chương trình theo tiêu chuẩn ISO 6983 gồm các
phần sau:

+ Đầu chương trình. Ví dụ: O1234, TP9899, …

+ Thân chương trình gồm một dãy các câu lệnh mang các thông tin

+ Kết thúc chương trình. Ví dụ M30 hoặc M02.

Các khối lệnh khác nhau được đánh số tuần tự và được phân biệt với các khối khác bởi dấu hiệu kết thúc
khối: “;”
143
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.3. Chương trình NC • H... địa chỉ offset

Các từ lệnh thường sử dụng: • I, J, K....tham số cung tròn, hệ số tỷ lệ, số lần lặp lại chu
trình, các trục đối xứng...
• N….số khối 1 tới 9999
• F....lượng chạy dao, bước ren.
• G.... chức năng dẫn dao (lệnh di chuyển)
• S.... tốc độ trục chính, tốc độ cắt
• X, Y, Z....dữ liệu về vị trí (X còn là thời gian trễ) • T.... Ten dụng cụ
• U, W....vị trí gia tăng (U luôn hiện hành) • M....mã lệnh M(các chức năng phụ)

• R.... bán kính, giá trị độ côn, biến số • P....thời gian trễ, gọi chương trình con, biến số.
• Q....Chiều sâu cắt hoặc giá trị dịch chuyển trong chu trình.
• C....vát mép.

144
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.3. Ngôn ngữ lập trình

• Ngôn ngữ lập trình tự động: APT (Automatically Programmed Tools) bao gồm các nhóm cơ bản sau:

- Mô tả kích thước và hình dáng hình học của chi tiết gia công.

- Mô tả trình tự và quỹ đạo chuyển động của dụng cụ cắt.

- Điều khiển các cơ cấu của máy cũng như thay đổi các thông số cắt gọt. - Bổ sung các chức năng chuyên
dụng như chu trình ăn dao, bù dao và các chức năng chuyển tiếp khác.

145
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.3. Ngôn ngữ lập trình

- Số thứ tự câu lệnh : (Block number - N .....)

- Các chức năng G (Geometric Function - G code)

Mã lệnh Chức năng


G00 Lệnh di chuyển vị trí, chạy dao nhanh
G01 Nội suy đường thẳng
G02 Nội suy cung tròn theo chiều kim đồng hồ (CW)
G03 Nội suy cung tròn ngược chiều kim đồng hồ (CCW)

146
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.3. Ngôn ngữ lập trình

G04 Lệnh dừng


G17 Gia công trong mặt phẳng XY
G18 Gia công trong mặt phẳng XZ
G19 Gia công trong mặt phẳng YZ
G40 Huỷ bù bán kính dụng cụ
G41 Bù bán kính dụng cụ – Bù trái
G42 Bù bán kính dụng cụ – Bù phải
G90 Lập trình theo kích thước tuyệt đối
G91 Lập trình theo kích thước tương đối

147
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.3. Ngôn ngữ lập trình

G94 Khai báo bước tiến theo mm /phút


G95 Khai báo bước tiến theo mm /vòng
G96 Lập trình với tốc độ trục chính không đổi (m/ph)
G97 Lập trình với tốc độ trục chính (v/ph)
F Lượng chạy dao
I Lệnh toạ độ tâm theo X (dùng khi nội suy cung tròn)
J Lệnh toạ độ tâm theo Y (dùng khi nội suy cung tròn)
K Lệnh toạ độ tâm theo Z (dùng khi nội suy cung tròn)
S Khai báo tốc độ trục chính
T Lệnh gọi dao
148
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.3. Ngôn ngữ lập trình

U Toạ độ tương đối – Theo phương X


V Toạ độ tương đối – Theo phương Y
W Toạ độ tương đối – Theo phương Z
X Toạ độ tuyệt đối - Theo phương X
Y Toạ độ tuyệt đối - Theo phương Y
Z Toạ độ tuyệt đối - Theo phương Z
M1 Lệnh dừng chương trình (có điều kiện)
M2 Kết thúc chương trình
M3 Quay trục chính theo chiều kim đồng hồ

149
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.3. Ngôn ngữ lập trình

M4 Quay trục chính ngược chiều kim đồng hồ


M5 Dừng trục chính
M6 Thay dụng cụ
M8 Mở dung dịch trơn nguội
M9 Tắt dung dịch trơn nguội
M30 Kết thúc chương trình

150
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy phay CNC

G00 (chạy dao nhanh):

Cú pháp: N…G00 X.. Y.. Z..

Lệnh chạy dao nhanh di chuyển dao tới tọa độ điểm cuối
được thiết lập bởi X, Y, Z với tốc độ lớn nhất.

Ví dụ: N50 G90 G00 X40 Y56

151
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy phay CNC
G01 (nội suy theo đường thẳng)
Cú pháp: N…G01 X.. Y.. Z.. F..
Lệnh nội suy theo đường thẳng di chuyển dao tới tọa độ thiết
lập trong X, Y, Z với tốc độ tiến dao F.
Ví dụ: N40 G90 G01 X40 Y20.1 F500
Hoặc: N40 G91 G01 X20 Y-25.9 F500

152
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy phay CNC
G01 (nội suy theo đường thẳng)
Trường hợp bo góc và vát cạnh
Cú pháp: N…G00/G01 X.. Y.. C/R
N…G00/G01 X.. Y..
Ví dụ: N10 G90 G01 X270 Y565 R6 F300
N15 G01 X270 Y860 C3
N20 G01 X0 Y860

153
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy phay CNC
G02, G03 (nội suy theo đường tròn)
Cú pháp:
N…G02/G03 X.. Y.. Z.. I.. J.. K.. F..
hoặc: N…G02/G03 X.. Y.. Z.. R.. F..
với: X, Y, Z: Tọa độ điểm cuối của cung tròn.
I, J, K: Khoảng cách từ điểm bắt đầu cung tròn tới tâm cung
tròn theo các phương X, Y, Z.
R: Bán kính cung tròn (Nếu cung tròn nhỏ hơn nửa vòng tròn
thì +R, nếu cung tròn lớn hơn nửa vòng tròn thì -R).
154
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy phay CNC
G04 (dừng dao trong 1 khoảng thời gian)
Cú pháp: N.. G04 X.. (s)
hoặc N.. G04 P.. (ms)
Lệnh G04 cho phép dừng dao tại một vị trí với khoảng thời
gian xác định theo giá trị X hoặc P.
Ví dụ: N50 G04 X2 (dừng 2s)
Hoặc: N50 G04 P1000 (dừng 1000ms)

155
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy phay CNC
G15 (ngưng kích hoạt hệ tọa độ cực)
G16 (kích hoạt hệ tọa độ cực)
Cú pháp: N.. G15 / G16
Giữa 2 dòng lệnh G16 và G15, các tọa độ được hiểu là tọa độ
cực. Với X là bán kính, Y là góc xoay. Lệnh này có hiệu lực
với cả 3 mặt phẳng. Gốc của hệ tọa độ cực chính là điểm gốc
phôi.
Ví dụ: N50 G17 G16
N55 G01 X50 Y30
N60 G15 156
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy phay CNC
G28 (đưa máy về vị trí tham chiếu)
Cú pháp: N.. G28 X.. Y.. Z..
Trong đó: X, Y, Z: là tọa độ điểm trung gian.
Giá trị được thiết lập bởi lệnh G92 sẽ bị hủy bỏ
sau lệnh này.

157
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy phay CNC
G41 (bù bán kính dao trái)
G42 (bù bán kính dao phải)
Cú pháp: N.. G41 H..
N.. G42 H..
Trong đó, H: ô nhớ chứa giá trị bù bán kính dao.
* G41: sử dụng khi phay biên dạng mà theo hướng tiến dao
thì dao đi phía bên trái của biên dạng.
* G42: sử dụng khi phay biên dạng mà theo hướng tiến dao
thì dao đi phía bên phải của biên dạng.
158
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy phay CNC
G43 (bù chiều dài dao cộng): giá trị chiều dài của dao
sẽ được cộng thêm vào với giá trị trong ô nhớ H
G44 (bù chiều dài dao trừ): giá trị chiều dài của dao
sẽ được trừ đi bớt với giá trị trong ô nhớ H
G49 (hủy bù chiều dài dao): hủy giá trị của lệnh
G43/G44
Cú pháp: N.. G43 / G44 H..
N.. G49
Trong đó, H: ô nhớ chứa giá trị bù chiều dài dao.
159
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy phay CNC
G68 (kích hoạt xoay gốc tọa độ)
G69 (ngưng kích hoạt xoay gốc tọa độ)
Cú pháp: N.. G68 X.. Y..R..
N.. G69
Trong đó: X, Y: tọa độ tâm xoay;
R: góc xoay. O0001 ;;;SUB PROGRAM;;;
N5 G54 O0010
Lệnh này ứng dụng khi phay các biên dạng N10 G43 H10 T10 M6 N10 G91 G68 X10 Y10 R22.5
N15 S2000 M3 F300 N15 G90 G0 X30 Y10 Z5
giống nhau nhưng nằm ở các góc độ khác nhau. N20 G1 Z-2
N20 M98 P030010
N25 G0 Z50 N25 X45
N30 M30 N30 G69 G0 Z5 160
N35 M99
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

161
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy phay CNC
G73 (chu trình khoan có bẽ phoi)
Cú pháp: N.. G98(G99) G73 X.. Y.. Z.. (R..) + X, Y: tọa độ tâm lỗ.

P.. Q.. F.. K.. + Z: chiều sâu lỗ.

Trong đó, + R: mặt phẳng lùi dao, mm.


+ G98: di chuyển về mặt phẳng ban đầu sau + P: thời gian dừng khi
khi khoan.
khoan đến đáy, ms.
+ G99: di chuyển về mặt phẳng lùi dao (R) sau
khi khoan. + Q: lượng tiến dao mỗi lần
khoan, mm.
+ F: tốc độ tiến dao.
+ K: số lần lặp lại. 162
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy phay CNC
G76 (chu trình mở rộng lỗ)
Cú pháp: N.. G98(G99) G76 X.. Y.. Z.. (R..)
Q.. F.. K..
Trong đó, + X, Y: tọa độ tâm lỗ.
+ G98: di chuyển về mặt phẳng ban đầu sau + Z: chiều sâu lỗ.
khi khoan.
+ R: mặt phẳng lùi dao, mm.
+ G99: di chuyển về mặt phẳng lùi dao (R)
sau khi khoan. + Q: giá trị di chuyển dao
ngang.
+ F: tốc độ tiến dao.
163
+ K: số lần lặp lại.
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy phay CNC
G80 (hủy chu trình khoan)
Cú pháp: N.. G80
G81 (chu trình khoan lỗ cạn)
Cú pháp: N.. G98(G99) G81 X.. Y.. Z.. (R..)
F.. K..
+ X, Y: tọa độ tâm lỗ.
Trong đó,
+ Z: chiều sâu lỗ.
+ G98: di chuyển về mặt phẳng ban đầu sau
khi khoan. + R: mặt phẳng lùi dao, mm.
+ G99: di chuyển về mặt phẳng lùi dao (R) + F: tốc độ tiến dao.
sau khi khoan.
+ K: số lần lặp lại. 164
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy phay CNC
G82 (chu trình khoan lỗ cạn)
Cú pháp: N.. G98(G99) G81 X.. Y.. Z.. (R..)
P.. F.. K..
Trong đó,
+ G98: di chuyển về mặt phẳng ban đầu sau + X, Y: tọa độ tâm lỗ.
khi khoan.
+ Z: chiều sâu lỗ.
+ G99: di chuyển về mặt phẳng lùi dao (R)
sau khi khoan. + R: mặt phẳng lùi dao, mm.
+ P: thời gian dừng, ms.
+ F: tốc độ tiến dao.
+ K: số lần lặp lại. 165
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy phay CNC
G83 (chu trình khoan lỗ sâu)
Cú pháp: N.. G98(G99) G83 X.. Y.. Z.. (R..)
P.. Q.. F.. K.. + X, Y: tọa độ tâm lỗ.

Trong đó, + Z: chiều sâu lỗ.


+ G98: di chuyển về mặt phẳng ban đầu sau + R: mặt phẳng lùi dao, mm.
khi khoan.
+ P: thời gian dừng khi
+ G99: di chuyển về mặt phẳng lùi dao (R)
sau khi khoan. khoan đến đáy, ms.
+ Q: lượng tiến dao cho mỗi
lần tiến mũi khoan, mm.
+ K: số lần lặp lại. 166
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy phay CNC
G84 (chu trình taro ren)
Cú pháp: N.. G98(G99) G84 X.. Y.. Z.. (R..)
P.. F.. K..
Trong đó, + X, Y: tọa độ tâm lỗ.
+ G98: di chuyển về mặt phẳng ban đầu sau + Z: chiều sâu lỗ.
khi taro.
+ R: mặt phẳng lùi dao. mm.
+ G99: di chuyển về mặt phẳng lùi dao (R)
sau khi taro. + P: thời gian dừng, ms.
+ F: bước ren.
+ K: số lần lặp lại.
167
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy phay CNC
G85 (chu trình doa lỗ)
Cú pháp: N.. G98(G99) G85 X.. Y.. Z.. (R..)
Trong đó,
+ G98: di chuyển về mặt phẳng ban đầu sau + X, Y: tọa độ tâm lỗ.
khi doa.
+ Z: chiều sâu lỗ.
+ G99: di chuyển về mặt phẳng lùi dao (R)
sau khi doa. + R: mặt phẳng lùi dao. mm.
+ F: tốc độ tiến dao.
+ K: số lần lặp lại.

168
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy phay CNC
G90 (kích hoạt hệ tọa độ tuyệt đối)
G91 (kích hoạt hệ tọa độ tương đối)
G97 (tốc độ quay trục chính vòng/phút)
Cú pháp: N.. G90/G91 Cú pháp: N.. G97 S..
Sau lệnh G97, tốc độ quay của trục chính sẽ là vòng/phút.
G94 (tốc độ tiến dao trên phút)
G95 (tốc độ tiến dao trên vòng)
Cú pháp: N.. G94/G95
Sau lệnh G94, tốc độ tiến dao sẽ là mm/phút hoặc inch/phút.
Sau lệnh G95, tốc độ tiến dao sẽ là mm/vòng hoặc inch/vòng. 169
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy phay CNC

M27 (quay đầu phân độ):

M71/M72 (bật/tắt van khí nén thổi vào vùng gia công) .

M98 (gọi chương trình con)

Cú pháp: N.. M98 P..

Trong đó: P có bốn số cuối cùng là tên của chương trình con, các số còn lại là số lần lặp lại chương trình con.

M99 (kết thúc chương trình con, lệnh nhảy)

Cú pháp: N.. M99 P..

170
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.5. Các lệnh lập trình trên máy tiện CNC

G00 (chạy dao nhanh):

Cú pháp: N…G00 X (U).. Z (W)..

Lệnh chạy dao nhanh di chuyển các trục máy tới tọa độ điểm
cuối được thiết lập bởi X, Z với tốc độ lớn nhất.

Ví dụ: N50 G90 G00 X40 Z56

171
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy tiện CNC
G01 (nội suy theo đường thẳng)
Cú pháp: N…G01 X (U).. Z(W).. F..
Lệnh nội suy theo đường thẳng di chuyển dao tới tọa độ thiết
lập trong X, Z với tốc độ tiến dao F.
Ví dụ: N40 G90 G01 X40 Z20.1 F0.2
Hoặc: N40 G91 G01 X20 W-25.9 F0.2

172
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy tiện CNC
G01 (nội suy theo đường thẳng)
Trường hợp bo góc và vát cạnh
Cú pháp: N…G00/G01 X.. Z.. C/R
N…G00/G01 X.. Z..
Ví dụ: N100 G90 G01 X26 Z53 F300
N105 G01 X26 Z27 R6
N110 G01 X86 Z27 C3
N115 G01 X86 Z0

173
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy tiện CNC
G02, G03 (nội suy theo đường tròn)
Cú pháp: N… G02/G03 X(U).. Z(W).. I.. K.. F..
hoặc: N… G02/G03 X(U).. Z(W).. R.. F..
với: X, Z(U, W): Tọa độ điểm cuối của cung tròn.
I, K: Khoảng cách từ điểm bắt đầu cung tròn tới tâm cung
tròn theo các phương X, Y, Z.
R: Bán kính cung tròn (Nếu cung tròn nhỏ hơn nửa vòng
tròn thì +R, nếu cung tròn lớn hơn nửa vòng tròn thì -R).

174
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy tiện CNC
G04 (dừng dao trong 1 khoảng thời gian)
Cú pháp: N.. G04 X(U).. (s)
hoặc N.. G04 P.. (ms)
Lệnh G04 cho phép dừng dao tại một vị trí với khoảng thời
gian xác định theo giá trị X hoặc P.
Ví dụ: N50 G04 X2.5 (dừng 2.5s)
Hoặc: N50 G04 P1000 (dừng 1000ms)

175
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy tiện CNC
G20 (chu trình tiện dọc trục)
Cú pháp: N.. G20 X(U).. Z(W).. F.. (a)
hoặc: N.. G20 X(U).. Z(W).. R.. F.. (b)
Trong đó: + X(U), Z(W): là các tọa độ tuyệt đối (tương đối) của
điểm cuối biên dạng K.
+ R: giá trị tạo góc côn tính theo phương X (-/+).
N5 G91
N10 G20 U-4 W-66 F0.1
N15 U-8
N20 U-12
N25 U-16 176
N30 G00...
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy tiện CNC
G21 (chu trình tiện ren)
Cú pháp: N.. G21 X(U).. Z(W).. F..
hoặc N.. G21 X(U).. Z(W).. R.. F..
Trong đó:
+ X(U), Z(W): là tọa độ tuyệt đối (tương đối) của điểm cuối
biên dạng K;
+ F: bước ren (mm);
+ R: giá trị tạo góc côn tính theo phương X.

177
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy tiện CNC
Bù bán kính dao
Khi đo chiều dài dao, mảnh dao chỉ được đo tại hai điểm
(chạm theo phương X và phương Z). Nhưng thực tế các
mảnh dao đều có bán kính mũi dao R, do đó giá trị đo được
chỉ là kích thước lý thuyết của mảnh dao. Điểm này di chuyển
trên chi tiết theo đường lập trình.
Để bù bán kính dao, phải nhập bán kính mũi dao R và vị trí
dao T khi nhập tham số bù dao.

178
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy tiện CNC
G41 (bù bán kính dao trái)
G42 (bù bán kính dao phải)
Cú pháp: N.. G41
N.. G42
Nếu đường chạy dao lập trình nằm bên trái phôi (quan sát
theo hướng gia công), ta sử dụng G41 để bù bán kính dao.
Nếu đường chạy dao lập trình nằm bên phải phôi ta sử dụng
G42 để bù bán kính dao.
G40 (hủy bù bán kính dao)
Cú pháp: N.. G40 G00/G01 X.. Z.. 179
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy tiện CNC
G70 (đơn vị đo là Inches)
G71 (đơn vị đo là mm)
Cú pháp: N.. G70 / G71
Bằng cách thêm vào chương trình dòng lệnh này, các giá trị sau sẽ tự động chuyển đổi sang hệ thống
đo lường Inches hoặc Millimet:
+ Các giá trị bù dao và dời gốc tọa độ.
+ Tốc độ di chuyển (mm/phút, inch/phút, mm/vòng, inch/vòng).
+ Hiển thị vị trí thực (mm, inch).
+ Tốc độ quay trục chính.
180
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy tiện CNC
G72 (chu trình tiện tinh)
Cú pháp: N.. G72 P.. Q..
Trong đó:
+ P: là số thứ tự dòng lệnh đầu tiên của đoạn chương trình mô tả biên dạng chi tiết.
+ Q: là số thứ tự dòng lệnh cuối cùng của đoạn chương trình mô tả biên dạng chi tiết.

181
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy tiện CNC
G73, G74, G75 (chu trình tiện thô)
* G73 (chu trình tiện thô dọc trục)
Cú pháp: N.. G73 U1.. R..
N.. G73 P.. Q.. U2+/-.. W+/-.. F.. N25 G73 U2 R2
Trong đó: N30 G73 P35 Q70 U2 W1 F0.5

+ P: là số thứ tự dòng lệnh đầu tiên của đoạn chương trình + R: Khoảng lùi dao theo phương X, mm.
mô tả biên dạng chi tiết. + U2: Lượng dư chừa lại cho gia công tinh theo

+ Q: là số thứ tự dòng lệnh cuối cùng của đoạn chương phương X, mm.
trình mô tả biên dạng chi tiết. + W: Lượng dư chừa lại cho gia công tinh theo
182
+ U1: Khoảng tiến dao theo phương X của mỗi lần cắt, mm. phương Z, mm.
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy tiện CNC
* G74 (chu trình tiện thô mặt đầu)
Cú pháp: N.. G74 W1.. R..
N.. G74 P.. Q.. U+/-.. W2+/-.. F..
Trong đó:
+ P: là số thứ tự dòng lệnh đầu tiên của đoạn chương
+ R: Khoảng lùi dao theo phương X, mm.
trình mô tả biên dạng chi tiết.
+ U: Lượng dư chừa lại cho gia công tinh theo
+ Q: là số thứ tự dòng lệnh cuối cùng của đoạn chương
trình mô tả biên dạng chi tiết. phương X, mm.

+ W1: chiều sâu cắt theo phương Z của mỗi lần cắt theo + W2: Lượng dư chừa lại cho gia công tinh theo

hệ tọa độ tương đối, mm. phương Z, mm. 183


Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy tiện CNC
* G74 (chu trình tiện thô mặt đầu)
Cú pháp: N.. G74 W1.. R..
N.. G74 P.. Q.. U+/-.. W2+/-.. F..
Ví dụ
O2000
N35 G42 G0 X45 Z-23 N75 G0 X45 Z20
N5 G95 G0 X45 Z20 N40 G1 X36 Z-23 N80 G92 S5000
N10 T0202 N45 G1 Z-19 N85 T0404
N50 G1 X24 Z-17 N90 G96 S220 M3
N15 G97 S3000 M4
N55 G1 X16 Z-12 N95 G0 X45 Z2
N20 G0 X45 Z2 N60 G1 X10 N100 G72 P35 Q70 F0.3
N25 G74 W2 R2 N65 G1 X10 Z0 N105 G0 X45 Z2
N30 G74 P35 Q70 U1 W1 F0.5 N70 G40 G0 X45 N110 G0 X100 Z100 184
N115 M30
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy tiện CNC
* G75 (chu trình tiện thô lặp lại biên dạng)
Cú pháp: N.. G75 U1.. W1.. R..
N.. G75 P.. Q.. U2.. W2.. F..
Trong đó:
+ P: là số thứ tự dòng lệnh đầu tiên của đoạn chương
+ R: số lần lặp lại.
trình mô tả biên dạng chi tiết.
+ U2: Lượng dư chừa lại cho gia công tinh theo
+ Q: là số thứ tự dòng lệnh cuối cùng của đoạn chương
trình mô tả biên dạng chi tiết. phương X, mm.

+ U1: điểm bắt đầu chu trình theo phương X. + W2: Lượng dư chừa lại cho gia công tinh theo
phương Z, mm. 185
+ W1: điểm bắt đầu chu trình theo phương Z.
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy tiện CNC
G76 – G77 (chu trình xẻ rãnh)
* G76 (chu trình xẻ rãnh mặt đầu)
Cú pháp: N.. G76 R1..
N.. G76 X(U).. Z(W)..P..Q..R2.. F..
Trong đó:
+ R1: đoạn rút dao để bẻ phoi, mm.
+ X(U), Z(W): tọa độ điểm cuối biên dạng K
+ P: lượng ăn dao theo phương X, μm.
+ Q: lượng ăn dao theo phương Z, μm.
186
+ R2: đoạn rút dao tại điểm cuối Z.
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy tiện CNC
* G77 (chu trình xẻ rãnh dọc trục)
Cú pháp: N.. G77 R1..
N.. G77 X(U).. Z(W)..P..Q..R2.. F..
Trong đó,
+ R1: đoạn rút dao để bẻ phoi, mm.
+ X(U), Z(W): tọa độ điểm cuối biên dạng K
+ P: lượng ăn dao theo phương X, μm.
+ Q: lượng ăn dao theo phương Z, μm.
+ R2: đoạn rút dao tại điểm cuối Z.
187
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy tiện CNC
* G80 (hủy chu trình khoan, taro)
Cú pháp: N.. G80
Để hủy chu trình khoan, dùng lệnh G80 hoặc các lệnh khác
thuộc nhóm 1 (G00, G01,..).
* G83 (chu trình khoan lỗ) + Z(W): chiều sâu lỗ.
Cú pháp: N.. G98(G99) G83 X0 Z(W).. (R..) Q.. P.. F.. M.. K.. + R: mặt phẳng lùi dao theo phương Z, mm.
Trong đó: + Q: chiều sâu mỗi lần khoan, μm.
+ G98: di chuyển về mặt phẳng ban đầu sau khi khoan. + F: tốc độ tiến dao.
+ G99: di chuyển về mặt phẳng lùi dao (R) sau khi khoan. + M: chiều quay trục chính (M03 hoặc M04).
188
+ X: tọa độ tâm lỗ, luôn bằng 0. + K: số lần lặp lại.
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy tiện CNC
* G84 (chu trình taro ren)
Cú pháp: N.. G98(G99) G84 X0 Z(W).. (R..) P.. F.. M..
Trong đó:
+ X: tọa độ tâm lỗ, luôn bằng 0.
+ Z(W): chiều sâu lỗ.
+ R: mặt phẳng lùi dao theo phương Z, mm.
+ P: thời gian dừng khi taro đến đáy, ms.
+ F: bước ren.
+ M: chiều quay trục chính (M03 hoặc M04).
189
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy tiện CNC
* G90 (kích hoạt hệ tọa độ tuyệt đối)
* G91 (kích hoạt hệ tọa độ tương đối)
Cú pháp: N.. G90 / G91
Hệ tọa độ tương ứng sẽ được kích hoạt.
* G94 (tốc độ tiến dao trên phút)
* G95 (tốc độ tiến dao trên vòng)
Cú pháp: N.. G94 F..
N.. G95 F..
Sau lệnh G94, tốc độ tiến dao sẽ là mm/phút hoặc inch/phút.
190
Sau lệnh G95, tốc độ tiến dao sẽ là mm/vòng
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy tiện CNC

* G96 (tốc độ cắt không đổi)

* G97 (tốc độ quay không đổi)

Cú pháp: N.. G96 S.. (m/phút)

N.. G97 S.. (vòng/phút)

* G92 (giới hạn tốc độ trục chính)

Cú pháp: N.. G92 S..

Tốc độ trục chính tối đa S cho tốc độ cắt không đổi (G96) được thiết lập với lệnh này.
191
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy tiện CNC
Chức năng các lệnh M
a) M20/M21 (mũi chống tâm tiến đến/lùi lại)
Lệnh này chỉ có tác dụng đối với máy có mũi chống tâm tự động.
Lệnh M20 mũi chống tâm tự động di chuyển tới trước đến hết hành trình.
Lệnh M21 mũi chống tâm tự động di chuyển lùi lại đến hết hành trình.
b) M25/M26 (mở/đóng mâm cặp)
Lệnh này chỉ có tác dụng đối với máy có mâm cặp đóng mở tự động.
Lệnh M25 mâm cặp tự động mở ra.
Lệnh M26 mâm cặp tự động kẹp lại.
192
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy tiện CNC
Ứng dụng của trục C
+ M13: cho phép dao xoay quay theo chiều kim đồng hồ.
+ M14: cho phép dao xoay quay ngược chiều kim đồng hồ.
+ M15: dao xoay ngừng quay.
+ M52: kích hoạt trục C.
+ M53: ngưng kích hoạt trục C.

193
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

3. Xác định quỹ đạo dịch chuyển của điểm chuẩn


dụng cụ cắt và tổ chức lập trình gia công CNC
3.4. Các lệnh lập trình trên máy tiện CNC Chu trình khoan lỗ hướng kính:
Ứng dụng của trục C Chu trình taro (lỗ lệch tâm):
Cú pháp: N..G77 R..

Chu trình khoan lỗ sâu (lệch tâm): N.. G77 X.. P.. F..
Cú pháp: N.. G84 Z.. F.. M..
Cú pháp: N..G83 Z.. Q.. F.. Trong đó: X: chiều sâu lỗ, mm.
Trong đó: Z: chiều sâu lỗ, mm.
Trong đó: Z: chiều sâu lỗ, mm. P: chiều sâu mỗi lần tiến dao, μm.
F: bước ren, mm.
F: tốc độ tiến dao.
Q: chiều sâu mỗi lần tiến dao, m. M: chiều xoay của dao,
R: khoảng cách rút dao về, mm
F: tốc độ tiến dao, mm/vòng.

194
Khoa Cơ khí
TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

THANK YOU !!!

You might also like