You are on page 1of 36

Đại Học Đà Nẵng

Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ 2
Đề Tài: NGHIÊN CỨU MÁY CNC

GVHD: PGS.TS TRẦN XUÂN TÙY


SVTH : THÁI VĂN SANG
NGUYỄN HỮU TÀI
LƯƠNG DUY THẠCH
NGUYỄN SINH THUẬT
NGUYỄN THANH TRI
NGUYỄN NGỌC TRƯỜNG
TRẦN QUANG TIẾN
Lớp : 18CDT2

Đà Nẵng, 05/2022

1
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

NỘI DUNG TÌM HIỂU

I. Tổng quan về máy CNC


II. Máy Phay CNC
III.Máy Tiện CNC
IV. Điều Khiển Hệ Thống

2
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

I. TỔNG QUAN VỀ MÁY CNC


1. Máy CNC là gì?
CNC - Computerized Numerical Control.Công nghệ CNC là việc ứng dụng
máy tính và các phần mềm máy tính vào việc điều khiển máy móc cơ khí, việc
này giúp tăng độ chính xác và rút ngắn thời gian hoàn thành công việc. 

2. Lịch sử hình thành và phát triển

 Mẫu đầu tiên của máy công cụ NC- Numerial Control do viện công nghệ
Massachusetts- Mỹ thiết kế chế tạo năm 1949
 Năm 1952, chế tạo thành công mẫu máy 3 trục và đến năm 1964 có
3500 chương trình NC được sử dụng

 Ngày nay, bộ vi xử lý điều khiển (CNC) có khả năng xử lý cao. Nó có thể đưa
ra lệnh điều khiển, cất giữ phân tích chương trình và giao diện với người sử
dụng. Đồng thời nó có thể giám sát chất lượng sản phẩm, thay đổi dụng cụ
khi cần thiết và truyền thông với các máy tính khá.

3
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

II. MÁY PHAY CNC


1. Giới thiệu
 Với máy phay CNC, chức năng và cấu tạo tương tự như các máy
phay thông thường (Gia công nhiều bề mặt, khoan, cắt rãng, cắt bánh
răng...)
 Tuy nhiên máy phay CNC được tích hợp thêm hệ thống điều khiển tự
động bằng máy tính, cho phép máy hoạt động gần như hoàn toàn tự động,
giải phóng thao tác thủ công từ thợ vận hành.
2. Công dụng
 Cho phép gia công, cắt gọt các chi tiết sản phẩm theo khuôn mẫu
 được sử dụng nhiều nhất trong các công ty, xưởng sản xuất các phụ tùng,
chi tiết máy kim loại trong ngành cơ khí chế tạo.
 Máy cũng được sử dụng trong các xưởng gia công và sản xuất đồ gia
dụng.
 Hiện nay, trong ngành chế tác, chạm khắc đồ gỗ thủ công mỹ nghệ thì các
máy phay CNC cũng được dùng nhiều hơn.

4
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

II. MÁY PHAY CNC


Ưu, nhược điểm của máy phay CNC
 Ưu điểm:
- Có tốc độ cắt nhanh và độ chính xác rất cao
- Tiết kiệm thời gian gia công
- Di chuyển đa dạng nên cắt được nhiều chi tiết đa dạng khác nhau
- Hoạt động một cách liên tục mà vẫn đảm bảo được độ chính xác
 Nhược điểm:
- Khó gia công vật liệu quá cứng.
- Để lại vết cắt sau bước gia công.
- Khó khăn khi gia công chi tiết nhỏ, sâu.

4. Phân loại
 Phân loại theo số trục: Máy phay CNC 3 trục, 4 trục, 5 trục hoặc nhiều
hơn.
 Phân loại theo hướng trục chính: Máy phay đứng, máy phay ngang, máy
phay giường.

5
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

II. MÁY PHAY CNC


Phân loại

Hình 2.1: Máy phay CNC đứng – ngang Hình 2.2: Máy phay CNC giường

6
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

II. MÁY PHAY CNC


Các bộ phận chính của máy phay CNC

Hình 2.3: Các bộ phận chính của máy phay CNC 7


Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

II. MÁY PHAY CNC


Nguyên lý làm việc
Nguyên lý hoạt động của máy CNC có 3 phần chính: Bộ phận điều khiển(màn
hình,nút nhấn), khung máy, bộ phận chấp hành(vit me ,thanh răng , bánh răng ,..).

 Bộ phận điều khiển máy Phay Fanuc : Gồm chương trình điều khiển và
các cơ cấu điều khiển.
 Chương trình điều khiển : Tập hợp các tín hiệu để điều khiển máy, được
mã hóa dưới dạng chữ số và môt số ký hiệu khác.
 Các cơ cấu điều khiển: Nhận tín hiệu từ bộ đọc chương trình, máy phay
cơ khí cung cấp tín hiệu cho cơ cấu chấp hành. Bao gồm các cơ cấu
đọc, cơ cấu giải mã, cơ cấu biến đổi, bộ xử lý tín hiệu...

8
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

II. MÁY PHAY CNC


Vận hành máy phay CNC

Bước 1: Làm sạch bề mặt chi tiết


Bước 2: Lắp đặt dao
Bước 3: Offset dao
Bước 4: Set phôi
Bước 5: Bù trừ gia công
Bước 6: Kiểm tra dầu tưới nguội, làm mát 
Bước 7: Tải chương trình CNC
Bước 8: Tiến hành chạy máy
Bước 9: Tắt máy và kiểm tra sản phẩm

9
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

II. MÁY PHAY CNC


Các loại dao thông dụng trong máy phay CNC
Dao phay ngón
Dao phay ngón là loại có lưỡi cắt chính nằm ở mặt trụ của dao và song song với
bề mặt gia công. Tạo bề mặt chi tiết mịn bóng dùng để gia công tinh, mịn các rãnh
các viền xung quanh phôi.

10
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

Dao phay gắn mảnh


Dao phay gắn mảnh là loại dao có lưỡi nằm ở mặt đầu và trục dao vuông góc với
bề mặt gia công. Được dùng để gia công thô, gia công tinh những về mặt chi tiết, gia
công mặt phẳng tạo được độ bóng mịn cho chi tiết.

11
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

c. Dao phay đĩa


Dao phay đĩa dùng để gia công mặt phẳng, bậc và rãnh, có bề rộng từ 3/16 đến
1 in. Được sử dụng chủ yếu để phay rãnh. Khi phay rãnh bằng dao phay đĩa cho
năng suất và độ cứng vững cao hơn khi sử dụng dao phay ngón. Dao phay đĩa
không phù hợp gia công các rãnh hẹp và sâu.

12
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

d. Dao phay cầu


Dao phay cầu hợp kim được sử dụng trong các nhà máy chuyên gia công bề
mặt, gia công thô, gia công tinh khuôn dập và khuôn nhựa,… 

13
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

Dao phay trụ


Dao phay trụ thường dùng để gia công các mặt phẳng. Các răng của loại dao
này được xếp đặt theo đường ren có góc nghiêng của rãnh xoắn

14
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

Dao phay mặt đầu


Là dao phay có lưỡi cắt được bố trí trên mặt đầu của dao. Thường được dùng
để gia công thô (phay phá), gia công mặt phẳng. Dao phay mặt đầu có thể là răng
liền hay răng chắp. Được lắp vào khớp nối đặc biệt hoặc trên trục chính. Dao phay
có góc 45º được sử dụng nhiều nhất. 

15
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

Dao phay định hình


Dao phay định hình được sử dụng rộng rãi để gia công những chi tiết nhỏ. Các
răng của dao định hình giống nhau về biên dạng. Trong quá trình cắt gọt, mỗi răng
tham gia vào bề mặt cắt, tiếp xúc trên toàn bộ chiều dài của lưỡi cắt, trên từng răng
và lực cắt sẽ nhỏ hơn qua cơ cấu khóa cam.

16
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

III. MÁY TIỆN CNC


1. Giới thiệu
Máy tiện là thiết bị cắt gọt kim loại, được sử dụng để gia công những chi tiết
có bề mặt tròn như: Khối trụ, mặt nón, mặt ren vít, mặt định hình….

Hình 3.1: Máy tiện CNC


2. Công dụng
- Tiện các bề mặt tròn: Trong và ngoài mặt côn, trong và ngoài mặt trụ tròn, mặt
cầu…
- Tiện bề mặt ren ngoài, ren trong, ren côn, ren mặt đầu, ren trụ…
- Tiện các mặt tròn xoay chính tâm hoặc lệch tâm. 17
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

III. MÁY TIỆN CNC


Ưu, nhược điểm của máy CNC
 Ưu điểm:
- Cắt chính xác, không phát sinh sai số và hư hỏng, hạn chế lượng phế phẩm.
- Tốc độ tiện phôi nhanh, tăng sản lượng và rút ngắn thời gian gia công.
- Cắt gọt sản phẩm đồng nhất, không cần đến công đoạn kiểm tra.
- Giảm thiểu việc sử dụng phụ tùng, dụng cụ cắt gọt và đồ gá phôi trong quá
trình gia công.
 Nhược điểm:
- Giá thành nhập máy khá cao
- Chi phí sửa chữa tốn nhiều chi phí
- Nếu nhân viên vận hành đứng máy nghỉ việc, có thể phải tạm dừng sản
xuất
18
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

III. MÁY TIỆN CNC


Phân loại
 Theo mục đích sử dụng
- Máy tiện CNC tốc độ (Speed lathes)
- Máy tiện CNC động cơ (Engine lathes)
- Máy tiện CNC rơ-vôn-ne (Turret lathes)
- Máy tiện CNC phòng công cụ (Toolroom lathes)
 Theo số trục
- 2 trục
- 3 trục
- 4 trục
- 5 trục

19
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

III. MÁY TIỆN CNC


Phân loại

Hình 3.2: Máy CNC theo số trục


20
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

III. MÁY TIỆN CNC


 Nguyên lý làm việc
Cơ chế hoạt động của máy tiện CNC là nguyên lý điều khiển chuyển động quay tròn
của phôi và nguyên lý điều khiển chuyển động tịnh tiến chạy dao.
Chuyển động quay của trục chính (của phôi) là chuyển động của mâm cặp theo sơ đồ
Động cơ → Hộp giảm tốc → Mâm cặp
Chuyển động của dao là chuyển động của bàn xe dao theo sơ đồ sau:
Động cơ → Hộp giảm tốc →Trục truyền → Bàn xe dao.

 Vận hành máy CNC


Bước 1: Bật máy.
Bước 2: Cài đặt máy.
Bước 3: Gắn các dao cụ cần cho công việc vào mâm xe dao.
Bước 4: Đặt nguyên liệu phôi của bạn vào mâm cặp và siết chặt để giữ phôi.
Bước 5: Thao tác trên bảng điều khiển máy CNC.
Bước 6: Thiết lập điểm Zero cho máy.

21
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

Các loại dao tiện trong CNC


 Dao tiện ngoài và móc lỗ
Dao tiện ngoài có hai loại: dao tiện ngoài đầu thẳng và dao tiện ngoài đầu cong.
Vừa có thể tiện trụ ngoài vừa có thể vạt mặt đầu. 

22
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

 Dao tiện lỗ


Dao tiện lỗ cũng có 2 loại là dao tiện lỗ suốt (lỗ thông) và dao tiện lỗ bậc (lỗ không
thông). 

23
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

 Dao tiện mặt đầu


Dao tiện mặt đầu gồm có 2 loại: Dao vạt mặt đầu cong và dao vạt mặt đầu thẳng. 

24
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

 Dao tiện vai


Loại dao này có góc φ = 90°. Dùng tiện vai trụ bậc hoặc các trụ vai có đường kính
D nhỏ và chiều dài lớn l > D, độ vững cứng kém.

25
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

 Dao tiện rãnh và cắt đứt


Thường được sử dụng để cắt rãnh hoặc cắt đứt để tách chi tiết rời ra khỏi thanh vật
liệu ngoài và cắt rãnh trong trên các chi tiết trụ tròn. 

26
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

 Dao tiện ren


Được dùng để tiện ren ngoài hoặc tiện ren trong. Chất lượng của mảnh dao tiện ren sẽ
quyết định đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả công việc.

27
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

 Dao tiện định hình


Được dùng để gia công các bề mặt định hình tròn xoay trong sản xuất hàng loạt,
hàng khối trên các máy tiện tự động và bán tự động.

28
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

IV. ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG


Tìm hiểu về động cơ biến tần
a. Biến tần là gì?
Biến tần là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện xoay
chiều ở tần số khác có thể điều chỉnh được.(AI : điều khiển tốc độ độ động cơ )

Hình 4.1: Một số biến tần


29
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

IV. ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG


 Cấu tạo:
- Các bộ phận chính của biến tần bao gồm bộ chỉnh lưu, bộ lọc, bộ nghịch lưu
IGBT, mạch điều khiển.
- Ngoài ra biến tần được tích hợp thêm một số bộ phận khác như: bộ điện kháng
xoay chiều, bộ điện kháng 1 chiều, điện trở hãm (điện trở xả), bàn phím, màn
hình hiển thị, module truyền thông,...

Hình 4.2: Sơ đồ mạch điện của biến tầng

30
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

IV. ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG


 Nguyên lý hoạt động:
- Đầu tiên, nguồn điện 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1
chiều bằng phẳng
- Điện áp 1 chiều ở trên sẽ được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều
3 pha đối xứng
- Hệ sóng điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ cùng
tần số vô cấp tùy theo bộ điều khiển
- Hiệu suất chuyển đổi nguồn của các bộ biến tần rất cao. Vì thế, năng lượng
tiêu thụ của nó xấp xỉ bằng với năng lượng yêu cầu của hệ thống

Hình 4.3: Biến đổi điện áp/tần số qua biến tần


31
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

IV. ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG

Một số ứng dụng của động cơ biến tầng

Hình 4.4: Ứng dụng của động cơ biến tầng 32


Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

IV. ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG


Điều khiển trục chính máy CNC
Trục chính máy
• Hệ thống điều khiển chính xác góc giữa phần quay và phần tĩnh của động
cơ trục chính để tăng momen xoắn và gia tốc nhanh.
• Động cơ cho trục chính là loại động cơ cao tốc, hoạt động ở tần số cao.
Điều khiển những loại động cơ này cần có bộ điều khiển có khả năng tăng
tốc, giảm tốc nhanh, moment khởi động lớn.

Hình 4.5: Sơ đồ trục chính máy CNC


33
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

IV. ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG


Điều khiển trục chính máy CNC
- Động cơ được chọn để làm động cơ trục chính vì có dải công suất lớn từ vài
trăm w đến vài trăm kw, giá thành rẻ hơn nhiều so với động cơ đồng bộ cùng
công suất
- Công thức tính tốc độ động cơ

Trong đó:
- f1 là tần số điện được điều khiển bởi biến tần trục chính [Hz],
- P là số cặp cực của động cơ, s là hệ số trượt động cơ.
- Giá trị của trượt s thường nằm trong khoảng 0,01 đến 0,05, tùy thuộc vào tải của
động cơ trục chính.
 Do vậy để điều chỉnh tốc độ động cơ ta có thể thay đổi tần số điện áp cấp vào
động cơ

34
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

IV. ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG


Điều khiển trục chính máy CNC

Hình 4.6: Động cơ KĐB 3 pha với biến tần


35
Đại Học Đà Nẵng
Khoa Cơ Khí
Trường Đại Học Bách Khoa

36

You might also like