You are on page 1of 44

Đề cương Triết học

Thái Linh Chi + Vũ Hoàng Vân Chi


K72 A1 Sư phạm Tiếng Anh
CHỦ ĐỀ 1: VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC
1 VẤN ĐỀ – Giải quyết mối quan hệ giữ vật chất với ý thức, giữa tồn tại với tư duy
2 MẶT – Bản thể luận: Giữa vật chất với ý thức cái nào có trước? Cái nào quyết định cái
nào?
Nhận thức luận: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
 Đây là vấn đề cơ bản của triết học vì:
 Nó xác định nền tảng và xuất phát điểm để giải quyết các vấn đề khác.
 Thông qua đó, xác định lập trường, thế giới quan của các nhà triết học và các học thuyết
của họ.
1. Mặt thứ nhất
Việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học chia các nhà triết học thành 2
trường phái lớn: CNDV và CNDT.
a. CNDV - 3 hình thức cơ bản (CNDVCP - CNDVSH - CNDVBC)
– Chủ nghĩa duy vật chất phác
Đề cương Triết học

 Thời cổ đại.
 Thừa nhận tính thứ nhất của vật chất nhưng lại đồng nhất vật chất với một hay một số
dạng cụ thể.
 Quan niệm về thế giới mang nặng tính trực quan, cảm tính và chất phác nhưng đã lấy bản
thân thế giới tự nhiên để giải thích thế giới.
– Chủ nghĩa duy vật siêu hình

 TK XVII-XVII
 Cơ học cổ điển đạt những thành tựu rực rỡ nên trong khi tiếp tục phát triển CNDVCP,
các nhà triết học đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của phương pháp siêu hình, cơ giới: Coi
thế giới như một cỗ máy khổng lồ mà trong đó các bộ phận biệt lập, tĩnh tại, không liên
hệ, không vận động, không phát triển, nếu có chỉ là sự tăng lên về số lượng hoặc thay đổi
bên ngoài.
 Tuy còn nhiều hạn chế nhưng CNDVSH đã góp phần đẩy lùi TGQ duy tâm, tôn giáo, đặc
biệt là trong thời kì chuyển từ đêm trường trung cổ sang thời kì phục hưng.
– Chủ nghĩa duy vật biện chứng

 C.Mác + Ph.Ăngel sáng lập vào những năm 40 TK XIX.


 V.I.Lênin phát triển.
 Kế thừa + sử dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật đương thời  Khắc phục hạn chế của
những CNDV trước đó
1
 Đỉnh cao của CNDV:

 DV triệt để trong cả tự nhiên và xã hội.


 BC trong nhận thức.
 Là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới.

Đề cương Triết học

2
b. CNDT - 2 phái (CNDTCQ và CNDTKQ)

CNDTCQ CNDTKQ
Thừa nhận tính thứ nhất của ý thức. Thừa nhận tính thứ nhất của ý thức.
Phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện Tinh thần khách quan có trước, tồn tại độc
thực. lập với con người (lực lượng siêu nhiên có
Mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp trước, sau đó sinh ra vạn vật).
của những cảm giác (thổi phồng, đề cao ý Tên gọi khác: ý niệm (Platon), tinh thần
thức cá nhân). tuyệt đối (Hegel), lý tính thế giới,...
VD: chỉ cần có quyết tâm sẽ làm được tất VD: cha mẹ sinh con, trời sinh tính
cả => sai, có ý chí, quyết tâm nhưng còn
phải phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh,
năng lực của bản thân (nhiệt tình+ngu
dốt=phá hoại), vẻ đẹp không nằm ở đôi
má hồng của người thiếu nữ mà nằm trong
con mắt kẻ si tình (phủ nhận tiêu chuẩn
cái đẹp được mọi người công nhận),
người buồn cảnh có vui đâu bao giờ (phủ
Đề cương Triết học

nhận thực tại khách quan).

2. Mặt thứ hai


Thuyết khả tri và thuyết bất khả tri – Kết quả của việc giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ
bản của triết học.
KHẢ TRI LUẬN

 Con người hiểu được bản chất của sự vật.


 Cảm giác, biểu tượng, quan niệm và nói chung ý thức mà con người có được về sự vật theo
nguyên tắc là phù hợp với bản thân sự vật.

BẤT KHẢ TRI LUẬN

 Con người không hiểu được bản chất đối tượng.


 Kết quả nhận thức mà con người có được chỉ là hình thức bề ngoài, hạn hẹp và cắt xén về
đối tượng.

3
CHỦ ĐỀ 2: VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

A, VẬT CHẤT
I, Định nghĩa vật chất
1, Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm
- Thừa nhận sự tồn tại của các sự vật hiện tượng những phủ định đặc tính tồn tại khách quan
của các sự vật hiện tượng
2, Quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mác
* Duy vật cổ đại
- Quy vật chất về một dạng cụ thể, hữu hình, coi chúng là bản nguyên của thế giới.
VD: + Phương Đông cổ đại: thuyết Ngũ hành, thuyết Tứ đại
+ Phương Tây cổ đại: Ta lét coi vật chất là nước, Anaximen coi là không khí, Heralitus
coi là lửa. Thành quả vĩ đại nhất là thuyết nguyên tử của Lơ-xip và Đêmocrit.

Đề cương Triết học


Tích cực Hạn chế
Vật chất được coi là cơ sở của mọi sự vật hiện Những yếu tố khởi nguyên mà các nhà tư
tượng trong thế giới khách qua tưởng nêu ra đều mới chỉ là những giải định,
mang tính trực quan, cảm tính chưa được
chứng minh về mặt khoa học.

* Duy vật cận đại


- Chứng minh sự tồn tại của các phân tử, nguyên tử nhỏ nhất của vật chất vĩ mô thông qua
thực nghiệm của vật lý học cổ điển.
- Đồng nhất vật chất với khối lượng, giải thích sự vận động của thế giới trên nền tảng cơ học ,
tách rời vật chất khỏi vận động, không gian và thời gian.
=> Hạn chế: chưa đưa ra được sự khái quát triết học trong quan niệm về thế giới vật chất
3, Quan điểm của Lênin
( Câu hỏi: Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin và nêu ý nghĩa phương pháp luận)
- Lênin đã tiến hành tổng kết toàn diện những thành tựu mới nhất của khoa học, đấu tranh
chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa hoài nghi, duy tâm; phê phán tính siêu hình của chủ 4
nghĩa duy vật
- Lênin tìm kiếm phương pháp định nghĩa mới cho phạm trù vật chất thông qua đối lập với
phạm trù ý thức.

* Định nghĩa:

Vậ t chấ t là mộ t phạ m trù triế t họ c dùng để chỉ thự c tạ i khách quan đượ c đem lạ i cho con ngườ i
trong cả m giác, đượ c cả m giác ghi lạ i, chép lạ i, phả n ánh; tồ n tạ i không lệ thuộ c vào cả m giác

* Phân tích nội dung định nghĩa:


(1) Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan:
- Phân biệt định nghĩa vật chất với tư cách là phạm trù triết học với định nghĩa vật chất trong
các ngành khoa học chuyên ngành khác.
- Thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của vật chất là tính tồn tại khách quan, không lệ thuộc
vào ý thức chủ quan của con người. Vật chất là cái có trước, là nguyên nhân sinh ra ý thức,
cảm giác. Vật chất là tính thứ nhất
VD: Các hiện tượng tự nhiên như thủy triều, ngày trăng tròn, trăng khuyết là vật chất tồn tại
Đề cương Triết học

khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, con người chỉ có thể nhận
thức được chúng.
(2) Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác
Vật chất tồn tại độc lập với ý thức của con người, nhưng khi nó tác động vào các giác quan
của con người thì ta có thể nhận thức, cảm nhận được thế giới vật chất
 Điều này nói lên rằng con người có khả năng nhận thức. Chỉ có sự vật, hiện tượng tồn tại
khách quan mà con người chưa biết chứ không có cái không thể biết
VD: Khi trời nổi gió, gió tác động vào xúc giác, cảm giác của con người vì thế con người có
thể nhận thức được gió và cảm thấy mát.
(3) Vật chất được ghi lại, chép lại, phản ánh, tồn tại độc lập với cảm giác
- Cảm giác, ý thức là cái có sau, là tính thứ hai; vật chất là cái có trước, là nguyên nhân sinh ra
ý thức, là tính thứ nhất.
VD: Khi Hoàng Phủ Ngọc Tường đứng trước dòng sông Hương, cái phản ánh lại trong ý
thức của ông không chỉ là một dòng chảy địa lý mà là một người con gái đẹp, một thiếu nữ Di
gan đầy man dại.
* Ý nghĩa phương pháp luận
5 - Giải quyết đúng đắn và triệt để cả 2 mặt vấn đề cơ bản trong triết học
- Cung cấp nguyên tắc thế giới quan, phương pháp luận khoa học để đấu tranh bác bỏ chủ
nghĩa duy tâm, thuyết bất khả tri, khắc phục hạn chế của chủ nghĩa duy vật.
- Khắc phục được khủng hoảng, đem lại niềm tin trong khoa học tự nhiên
- Tạo tiền đề để xây dựng quan điểm duy vật về xã hội và lịch sử loài người.
- Là cơ sở xây dựng nền tảng vững chắc cho sự liên minh ngày càng chặt chẽ giữa triết học
duy vật biện chứng với khoa học.
II, Các phương thức tồn tại của vật chất
1, Vận động là phương thức tồn tại của vật chất
( Câu hỏi: Vận động là phương thức tồn tại của vật chất được hiểu như thế nào ?/ Cho ví
dụ)

* Định nghĩa:

Theo Angghen, hiểu theo nghĩa chung nhấ t, vậ n độ ng là mộ t phương thứ c tồ n tạ i củ a vậ t chấ t, là mộ t
thuộ c tính cố hữ u củ a vậ t chấ t. Nó bao gồ m mọ i sự thay đổ i và mọ i quá trình diễn ra trong vũ trụ , kể
cả sự thay đổ i vị trí từ đơn giả n cho đến tư duy.

Đề cương Triết học


Vậ t chấ t chỉ tồ n tạ i bằ ng cá ch vậ n độ ng,
chỉ thô ng qua vậ n độ ng mớ i biể u hiệ n
Là phương thứ c sự tồ n tạ i củ a mình
tồ n tạ i củ a vậ t
chấ t
Con ngườ i chỉ nhậ n thứ c sâ u sắc về sự
vậ t thô ng qua sự vậ n độ ng củ a thế giớ i
vậ t chấ t
Vậ n độ ng
Vận động của vật chất là vận động tự thân
và mang tính phổ biển
Là thuộ c tính cố
hữ u củ a vậ t chấ t
Vận động tồn tại vĩnh viễn, vận động sinh ra
cùng với sự vật và chỉ mất đi để chuyển hóa
thành sự vật và hình thức vận động khác

6
* Các hình thức vận động của vật chất
( Câu hỏi: Phân tích 5 hình thức cơ bản của vận động và cho ví dụ. Chỉ ra mối liên hệ biện
chứng giữa 5 hình thức vận động)
- Các hình thức:
+ Vận động cơ học: cánh quạt quay, vận động viên chạy bộ
+ Vận động vật lý: vận động của các nguyên tử, của các hạt cơ bản, của dòng electron
+ Vận động hóa học: quá trình hóa hợp và phân giải các chất
+ Vận động sinh học : sự trao đổi chất của cơ thể với môi trường, sự biến đổi gen
+ Vận động xã hội: sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế
Đề cương Triết học

- Các hình thức vận động khác nhau về chất, từ quy mô đến trình độ. Nhưng có mối quan hệ
hữu cơ với nhau
- Các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở của hình thức vận động thấp hơn nhưng các
hình thức vận động thấp hơn không có khả năng bao hàm các hình thức vận động ở trình độ
cao.
- Trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật có thể gắn liền với nhiều hình thức vận động khác
nhau. Tuy nhiên bản thân sự vật bao giờ cũng đặc trưng bởi hình thức vận động cao nhất
* Ý nghĩa của các hình thức vận động với khoa học :
Bằng việc phân loại các hình thức vận động cơ bản, Ăngghen đã đặt cơ sở cho việc phân loại,
phân ngành, hợp ngành khoa học. Tư tưởng về sự thống nhất nhưng khác nhau về chất của
các hình thức vận động cơ bản còn là cơ sở để chống lại khuynh hướng đánh đồng các hình
thức vận động hoặc quy hình thức vận động này vào hình thức vận động khác trong quá trình
nhận thức. Dựa trên sự vận động của các sự vật hiện tượng, chúng ta có các ngành khoa học:
Hóa học, Vật lí học, Sinh học,…
* Đứng im
- Khái niệm: Là trạng thái đặc biệt của vận động, đó là vận động trong thế cân bằng, ổn định
7 khi vận động chưa làm thay đổi căn bản về chất, về vị trí, hình dáng, kết cấu của sự vật.
- Mối quan hệ giữa vận động và đứng im:

Tuyệt đối
+ Vận động:
Vật chất là vô cùng, vô tận
Vĩnh viễn

Chỉ xảy ra trong một quan hệ nhất định, 1 hình


+ Đứng im Tương đối thức vận động nhất định chứ không phải mọi
hình thức, mọi mối quan hệ cùng lúc

Chỉ xảy ra trong một thời gian nhất định, chỉ


Tạm thời biểu hiện khi sự vật chưa biến đổi thành cái
khác. Trong khi đó, vận động nói chung luôn có
xu hướng làm sự vật không ngừng biến đổi

VD: Thời kì bao cấp, nền kinh tế trì trệ, ngưng đọng, không phát triển, được coi như đứng im.
Nhưng đó là khi ta xét sự đứng im trong hình thức vận động xã hội, trong mối quan hệ với
tiền tệ hay thị trường. Sự đứng im đó là tạm thời vì chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian
ngắn(1976-1986). Bên cạnh đó, trong sự đứng im, nội bộ nền kinh tế vẫn có sự vận động:
nông nghiệp giảm nhẹ, công thương nghiệp có tiến triển.

Đề cương Triết học


2. Không gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất
* Không gian: Là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính, sự cùng tồn tại, trật tự,
kết cấu và sự tác động lẫn nhau
* Thời gian: Là hình thức tồn tại của vật chất xét về độ dài tồn tại của một sự vật hiện tượng
nào đó, diễn ra nhanh hay chậm, với vận tốc, nhịp độ như thế nào...
-> Không gian và thời gian gắn bó mật thiết với nhau và gắn liền với vật chất, không có một
dạng vật chất nào tồn tại bên ngoài nó. Ngược lại, cũng không thể có thời gian và không gian
nào ở ngoài vật chất.

B. Ý THỨC

* Định nghĩa:

Ý thứ c là mộ t phạ m trù triế t họ c dùng để chỉ toàn bộ hoạ t độ ng tinh thầ n phả n ánh thế giớ i vậ t chấ t
diễn ra trong não ngườ i, hình thành trong quá trình lao độ ng và đượ c diễn đạ t nhờ ngôn ngữ

I, Nguồn gốc của ý thức 8


Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm Quan điểm của chủ nghĩa duy vật
Ý thức là bản thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là - Xuất phát từ thế giới hiện thực để lý giải
nguyên nhân sinh thành, chi phối toàn bộ sự nguồn gốc của ý thức, coi ý thức cũng chỉ là
tồn tại và biến đổi của thế giới vật chất một dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sản
sinh ra.

* Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng


( Câu hỏi: Nêu nguồn gốc của ý thức theo quan điểm duy vật biện chứng)
- Ý thức xuất hiện là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của xã hội tự nhiên, của lịch sử trái
đất, đồng thời là kết quả trực tiếp của thực tiễn xã hội - lịch sử con người.
- Ý thức ra đời từ 2 nguồn gốc: nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội
* Nguồn gốc tự nhiên Bộ óc người

Sự phản ảnh thế giới khách quan vào bộ óc người

- Bộ óc người: Là sản phẩm của quá trình tiến hóa lâu dài của thế giới vật chất, phát triển hơn
Đề cương Triết học

hẳn so với động vật. Có cấu trúc tinh vi, phức tạp, có liên hệ với các cơ quan chức năng, cảm
giác. Thu nhận và xử lý các tác động của thế giới bên ngoài thông qua phản xạ.
- Sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người: Là năng lực giữ lại, tái hiện lại ở hệ
thống vật chất này những đặc điểm, tính chất của hệ thống vật chất khác. Phản ánh là thuộc
tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất. Có thể phân chia các hình thức phản ánh từ
thấp đến cao: Phản ánh vật lý( nước đóng đá)-> phản ánh hóa học( Hình thành hố vôi)-> Phản
ánh sinh học: ở thực vật( sự kích thích- cây vươn ra ánh sáng), ở động vật bậc thấp( sự phản
xạ- động vật di cư), ở động vật bậc cao( có tâm lý)-> Phản ánh ý thức( bộ não người)
* Nguồn gốc xã hội: Lao động

Ngôn ngữ

- Lao động: Là hoạt động có mục đích, có tính lịch sử xã hội của con người. Là hoạt động sử
dụng công cụ lao động, tác động vào giới tự nhiên để sản xuất ra của cải vật chất, phục vụ cho
con người, duy trì sự tồn tại và phát triển của con người
+ Giúp giải phóng 2 chi trước của con người, từ dáng đi khom trở thành dáng đi thẳng
+ Giúp hoàn thành chức năng của bộ óc người( nhờ lao động mà kiếm được nhiều thức ăn
hơn, ăn chín, ăn đủ, nhờ đó mà hấp thu được nhiều chất hơn)
9
+ Thông qua lao động, con người có khả năng nhận thức sự vật một cách sâu sắc, có hệ thống,
nắm được các bản chất, quy luật, khả năng tư duy khoa học ngày càng phát triển.
+ Nối dài các giác quan của con người.
+ Sự ra đời của lao động khiến cho nhu cầu được trao đổi tăng cao, nhờ đó hình thành ngôn
ngữ.
- Ngôn ngữ: là cái vỏ vật chất của tư duy, là phương tiện truyền tải thông tin; giúp con người
phản ánh khái quát các đối tượng vật chất, đỡ lệ thuộc vào các đối tượng vật chất cụ thể và
làm cho tư duy phát triển. Ngôn ngữ còn giúp con người trao đổi kinh nghiệm về hoạt động
sống của mình
 Nguồn gốc xã hội có vai trò quan trọng, qtrong việc hình thành ý thức là nguồn gốc xã hội,
nhờ lao động và ngôn ngữ.
VD: Những đứa trẻ lạc vào bẩy sói, và được bầy sói nuôi dưỡng từ khi còn nhỏ, có nguồn gốc
tự nhiên nhưng không có nguồn gốc xã hội( không có lao động, cũng không có ngôn ngữ) vì
thế nên chúng hoàn toàn mang bản năng của loài sói, không thể hình thành ý thức. Điều này
thể hiện ở việc dù cho người ta có dành khoảng thời gian dài dạy chúng ngôn ngữ, giúp
chúng tái hòa nhập với con người thì cũng không thể.
II, Bản chất của ý thức
( Câu hỏi: Phân tích bản chất của ý thức)

Đề cương Triết học


Bản chất của ý thức: là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ảnh tích
cực, năng động, sáng tạo hiện thực khách quan trong óc người, gắn với thực tiễn xã hội
(1) Là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan:
- Nội dung phản ánh là khách quan
- Hình thức phản ánh là chủ quan
- Ý thức là cái vật chất ở bên ngoài được di chuyển vào trong bộ óc con người và được cải
biến đi ở trong đó. Kết quả phản ánh phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan: đối tượng phản
ánh, điều kiện lịch sử xã hội, tâm tư, tình cảm, năng lực, kinh nghiệm sống của chủ thể phản
ánh.
VD: Người sống trong nhà lầu có suy nghĩ khác với người ở nhà tranh( yếu tố điều kiện xã
hội của chủ thể khiến cho hình ảnh phản ánh của 2 người khác nhau)
(2) Là quá trình phản ánh tích cực, năng động, sáng tạo của hiện thực khách quan trong
bộ óc con người.
Sự phản ánh của con người là sự thống nhất của 3 mặt:
+ Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh( quá trình mang tính 2 chiều, quá
trình phản ánh có định hướng, có chọn lọc các thông tin cần thiết)
10
VD: Một nhà thơ đứng trước dòng sông sẽ nhìn ra vẻ đẹp của nó để tạo ra những câu thơ bất
hủ, một người ngư dân đứng trước dòng sông sẽ nghĩ về những mẻ cá lớn, nghĩ về những
luồng nước mạnh nước yếu, một kĩ sư cầu cống sẽ nghĩ độ rộng, độ sâu của dòng sông, nơi
thích hợp xây dựng những cây cầu( cây cầu tinh thần)
-> Mô hình hóa các đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Xây dựng các học
thuyết, lý thuyết khoa học
VD: Cây cầu mà anh kĩ sư cầu đường kia vẽ ra mới chỉ dừng lại ở mặt hình ảnh tinh thần
-> Biến cái quan niệm thành cái thực tại, chuyển các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành
các dạng vật chất ở hiện thực. Vận dụng để cải tạo hoạt động thực tiễn
VD: Sau khi thiết kế được một cây cầu phù hợp về cấu trúc và chất liệu, về độ rộng độ cao,
anh kĩ sư có thể bắt đầu cho xây dựng lên cây cầu trong thực tế. Nhờ đó mà cải thiện cuộc
sống của con người
VD: trong quá trình học tập, có những môn học rất trừu tượng, khó hiểu, gặp những giáo
viên với phương pháp giảng dạy không phù hợp. Thay vì đi theo lối mòn, tiếp thu kiến thức
một cách thụ động, phàn nàn vì kiến thức khó thì ta có thể sáng tạo ra những phương pháp
mới, thay đổi môi trường học tập để có thể chuyển hóa những vật chất khó nhằn ấy vào trong
bộ não một cách hiệu quả.
(3) Ý thức mang bản chất lịch sử xã hội
Đề cương Triết học

- Điều kiện lịch sử: ở những thời đại khác nhau, sự phản ánh các đối tượng vật chất là khác
nhau:
VD: hiện tại, lửa là một điều rất đỗi quen thuộc với chúng ta, nhưng ở thời tiền sử, nó lại là
một phát minh vĩ đại của loài người.
- Quan hệ xã hội:
VD: người sống trong nhà lầu có suy nghĩ khác với người ở nhà tranh.
III, Kết cấu của ý thức
* Theo chiều ngang (theo các lớp cấu trúc của ý thức) ý thức gồm: tri thức, tình cảm, ý
chí
- Tri thức: Là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận thức, là sự
tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại ngôn ngữ. Mọi hoạt động
của con người đều có tri thức, được tri thức định hướng. Tri thức của con người càng nhiều
bao nhiêu thì ý thức càng sâu sắc bây nhiêu.
VD: Tri thức về xã hội: sự hiểu biết về các loài động vật. Tri thức về nhân văn: sự sẻ chia,
hiếu thảo
- Tình cảm: Là những rung động biểu hiện thái độ con người trong các quan hệ với thực tại
11
xung quanh và đối với cả bản thân mình.
VD: lòng yêu nước, yêu thương đồng loại
- Ý chí: Là khả năng huy động sức mạnh bản thân để vượt qua những cản trở trong quá trình
thực hiện mục đích của con người.
VD: Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
-> Tất cả các yếu tố tạo thành ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau xong tri thức là
quan trọng nhất. Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức đồng thời là nhân tố định hướng sự
phát triển và mức độ biểu hiện của các yếu tố khác trong ý thức. Như vậy, ý thức nếu thiếu đi
tri thức thì chỉ là niềm tin mù quáng. Bên cạnh đó, nếu tri thức mà không có tình cảm và ý chí
thì bản thân nó cũng không có vai trò gì với hiện thực
* Theo chiều dọc (theo các cấp độ của ý thức) ý thức gồm: tự ý thức, tiềm thức, vô thức
- Vấn đề trí tuệ nhân tạo: Phân biệt ý thức và máy tính điện tử là 2 quá trình khác nhau về
bản chất

C. MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

Vậ t chấ t và ý thứ c có quan hệ biện chứ ng. Trong đó, vậ t chấ t quyết định ý thứ c, ý
thứ c tác độ ng ngượ c trở lạ i vậ t chấ t

Đề cương Triết học


( Câu hỏi: Nêu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?)
1, Vật chất quyết định ý thức:
(Câu hỏi: Vai trò của vật chất với ý thức/ Vật chất quyết định ý thức như thế nào?)
(1) Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức: Vật chất “sinh” ra ý thức. Ý thức chỉ xuất hiện
khi loài người xuất hiện và bộ óc người phát triển. Ý thức không thể sinh ra, tồn tại và phát triển
nếu không có bộ não người và sự phản ánh thực tại khách quan vào bộ não người, không có lao
động và ngôn ngữ.
(2) Vật chất quyết định nội dung của ý thức: Ý thức là “ hình ảnh” của thế giới khách quan, vì
thế nội dung của ý thức chính là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người trên cơ
sở thực tiễn.
(3) Vật chất quyết định bản chất của ý thức: Trên cơ sở của hoạt động thực tiễn, ý thức con
người là sự phản ánh tích cực, năng động, sáng tạo hiện thực khác quan. Do đó, hoạt động thực
tiễn, cái biến thế giới của con người là cơ sở để hình thành lên ý thức.
(4) Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức: Khi vật chất biến đổi thì sớm hay
muộn, ý thức cũng phải biến đổi theo. Do đó, muốn giải thích đúng đắn các hiện tượng xã
hội( đời sống chính trị, văn hóa) thì phải xuất phát từ hiện thực sản xuất, đời sống kinh tế
12
VD: Năng lực ngoại ngữ của học sinh Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp. Điều này xuất phát từ
điều kiện vật chất đầu từ cho việc học ngoại ngữ còn chưa đủ tốt. Chương trình giáo dục tiếng
anh ở Việt Nam còn nặng về ngữ pháp và bài tập, không thể phát triển các kĩ năng nghe nói đọc
viết, học sinh thiếu cơ hội được thực hành. Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy lạc hậu cùng
năng lực của giáo viên ở một số nơi còn thấp khiến cho học sinh không thế nâng cao năng lực
của mình. Do đó, có thể nói rằng, vật chất quyết định ý thức. Tuy nhiên, ta vẫn có thể bắt gặp
những đứa trẻ ở vùng cao, tuy không được đi học nhưng lại có khả năng nói tiếng anh rất tốt.
Điều này là bởi khi mà du lịch ngày càng phát triển, khách du lịch nước ngoài tìm đến những
vùng núi cao ngày càng đông đã quyết định sự phát triển trong ý thức của những đứa trẻ ở đây.
Chúng biết rằng mình cần phải biết nói ngoại ngữ để giao tiếp với những vị khách này, để cải
thiện cuộc sống của mình, vì thế đã chủ động học ngoại ngữ.
2, Tính độc lập tương đối và sự tác động trở lại vật chất của ý thức
( Câu hỏi: Nêu tính độc lập tương đối và sự tác động trở lại vật chất của ý thức. Cho ví dụ)
* Tính độc lập tương đối của ý thức: thể hiện ở chỗ ý thứ có đời sống riêng, quy luật vận động,
phát triển của ý thức không phụ thuộc một cách máy móc vào vật chất. Do đó, ý thức có thể thay
đổi nhanh hay chậm hơn sự biến đổi của thế giới vật chất nhưng thông thường tốc độ thay đổi
của ý thức là chậm hơn.
* Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất:
- Phải thông qua hoạt động thức tiễn của con người. Bản thân ý thức tự nó không thể làm biến
Đề cương Triết học

đối hiện thực khách quan. Con người luôn phải dựa trên những tri thức, hiểu biết về thế giới
khách quan để đề ra phương hướng, biện pháp, ý chí quyết tâm thực hiện mục tiêu đã định.
VD: Chúng ta cần dựa vào các công thức, các quy luật đã học để giải một bài toán. Cần dựa
vào những nghiên cứu khoa học, những kinh nghiệm, phương thức pháp đồ điều trị để chữa
bệnh, phòng bệnh.
- Ý thức chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người. Nó có thể quyết định hoạt động của con
người là đúng hay sai, thành công hay thất bại. Ý thức đúng-> hành động đúng-> dẫn tới thành
công. Ý thức sai-> hành động sai-> thất bại
VD: Nếu sinh viên có ý thức đúng về việc học, hiểu được tầm quan trọng của tri thức, các kĩ
năng sống thì sẽ dành nhiều thời gian cho việc học tập, rèn luyện, khổ luyện và khi ra trường, sẽ
có năng lực tốt, kết quả tốt và kiếm được công việc tốt. Ngược lại, nếu coi thường việc học ở đại
học, cho rằng điều này là không cần thiết và bị cuốn vào vòng xoáy của xã hội, sinh viên sẽ
không chú tâm học hành, không rèn luyện, mải mê với các cuộc tụ tập, ăn chơi và cuối cùng sau
4 năm, không tiếp thu được chút tri thức nào, không thể kiếm được công việc.
- Trong thời đại ngày nay, vai trò của ý thức ngày càng to lớn. Những tư tưởng tiến bộ, tri thức
khoa học đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của xã hội.
VD: Cuộc cách mạng công nghệ 4.0, nền kinh tế tri thức. Các đất nước phát triển theo nền kinh
13 tế tri thức có sự phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sự phát triển của khoa học, của chất xám con
người. Như nhật Bản, một đất nước không hề có tài nguyên thiên nhiên nhưng có nền kinh tế vô
cùng phát triển nhờ tài nguyên tri thức( trình độ cao, ý thức tốt của lực lượng lao động.)
* Ý nghĩa phương pháp luận
(1) Vì vật chất quyết định ý thức, trong hoạt động nhận thức phải bảo đảm nguyên tắc tính
khách quan trong sự xem xét. Nguyên tắc này đòi hỏi xem xét các sự vật, hiện tượng không
xuất phát từ ý muốn chủ quan, mà phải xuất phát từ hiện thực khách quan vốn có để phản ánh
đúng đắn đối tượng; và nhận thức, hành động theo quy luật khách quan.
(2)Vì ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất, nên trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn phải biết phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức: Tính năng động và sáng
tạo của ý thức được thể hiện ngay từ khi con người xác định đối tượng, mục tiêu, cũng như việc
lựa chọn cách thức, phương pháp thực hiện mục tiêu.
(3) Đảm bảo nguyên tắc tính thống nhất biện chứng giữa tôn trọng khách quan và phát huy
năng động chủ quan: trong hoạt động thực tiễn đòi hỏi phải khắc phục bệnh chủ quan duy ý
chí, chủ nghĩa kinh nghiệm, coi thường tri thức khoa học...trong hoạt động nhận thức và thực
tiễn.
VD: Từ lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và từ kinh nghiệm thành công, thất bại trong quá
trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút ra bài học quan trọng là: “Mọi chủ
trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật hiện thực khách quan”. Từ đó,
Đảng ta đã đánh giá đúng thực trạng của đất nước, thấy được cả tích cực, hạn chế trong nền

Đề cương Triết học


kinh tế thị trường, trong phương hướng phát triển. Thẳng thắng thừa nhận sai lầm khuyết
điểm( thời kì đảng rơi vào chủ quan duy ý chí khi học theo Liên Xô, đẩy mạnh phát triển công
nghiệp nặng) và quyết tâm sửa chữa. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thừa nhận những tích cực của
chủ nghĩa tư bản, kế thừa một cách sáng tạo những thành tựu khoa học, kinh nghiệm tổ chức
quản lý nền sản xuất lớn. Bên cạnh các quy luật khách quan, chúng ta cũng phát huy năng động
nhân tố chủ quan đó là con người. Không ngừng nâng cao trình độ lao động, cung cấp cơ hội để
người dân được học tập, đào tạo ở các nước phát triển để đào tạo lên nguồn nhân lực chất
lượng cao phục vụ cho đất nước.

14
CHỦ ĐỀ 3: HAI NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG
DUY VẬT
A, NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIỂN
I, Khái niệm
* Mối liên hệ: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, tác động, chuyển hóa lẫn nhau giữa
các yếu tố, bộ phận của một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau.
VD: Mối liên hệ giữa đồng hóa và dị hóa, mối liên hệ giữa cây và độ âm, ánh sáng
* Mối liên hệ phổ biển: Dùng để chỉ các mối liên hệ có tính phổ biến, tồn tại trong nhiều sự vật,
hiện tượng trên thế giới.
VD: mối liên hệ giữa lượng và chất, giữa nguyên nhân và kết quả, giữa cái chung và cái riêng
II, Tính chất của mối liên hệ phổ biến
(1) Tính khách quan: Mối liên hệ là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ thuộc cào ý
muốn chủ quan của con người. Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối quan hệ đó
trong hoạt động thực tiễn của mình.
Đề cương Triết học

VD: Một cái cây muốn tồn tại và phát triển cần liên hệ với rất nhiều các yếu tố như nước, độ
ẩm, không khí, ánh sáng,... Và để trồng lên một cái cây khỏe mạnh, cần có ánh sáng vừa đủ,
lượng nước tưới vừa đủ, và đất nhiều chất dinh dưỡng ( mối quan hệ nguyên nhân, kết quả). Đây
là mối liên hệ mang tính khách quan vốn có, không thể thay đổi dựa vào ý muốn của con người.
Chúng ta chỉ có thể nhận thức được điều này, nhờ đó, đặt cây ở nơi có ánh sáng, hằng ngày tưới
nước cho cây, và bón phân vào đất, để cây có thể phát triển tốt hơn.
(2) Tính phổ biến: Mối liên hệ qua lại, tác động, quyết định, chuyển hóa lẫn nhau không những
diễn ra ở mọi sự vật hiện tượng trong cả tự nhiên, xã hội, tư duy mà còn diễn ra giữa các yếu tố,
bộ phận quá trình trong chính sự vật hiện tượng đó.
VD: Trong tư duy, tồn tại mối liên hệ giữa quá khứ hiện tại và tương lai
Trong tự nhiên, xuất hiện mối liên hệ giữa con người và động vật, thực vật.
(3) Tính đa dạng, phong phú: Mỗi sự vật hiện tượng, quá trình khác nhau thì có mối liên hệ
khác nhau. Một sự vật, hiện tượng có thể có nhiều mối liên hệ khác nhau, chúng giữ vai trò khác
nhau đối với sự tồn tại của sự vật hiện tượng đó( chủ yếu- thứ yếu, bên trong- bên ngoài). Một
mối liên hệ trong hoàn cảnh khác nhau thì tính chất vai trò cũng khác nhau.
VD: Ở thời kì sinh viên, chúng ta có rất nhiều mối liên hệ( với bạn bè, với xã hội, với tri thức,
giải trí). Trong đó mối liên hệ chủ yếu là mối liên hệ với tri thức( học tập), mối liên hệ thứ yếu là
15 mối liên hệ với hoạt động giải trí, vui chơi. Tuy nhiên khi ra trường, có việc làm, mối liên hệ học
tập lại trở thành thứ yếu, nhường vị trí chủ yếu cho mối liên hệ với công việc.
III, Ý nghĩa phương pháp luận:
Khi xem xét sự vận hiện tượng cần tuân thủ Nguyên tắc toàn diện
(1) Khi xem xét sự vật hiện tượng cần đặt nó trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt, các bộ
phận của chính sự vật và trong sự tác động giữa sự vật đó với các sự vật khác.
(2) Biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét có trọng tâm, trọng điểm, làm nổi bật cái cơ bản
nhất của sự vật, hiện tượng. Xem xét phải gắn với nhu cầu thực tiễn.
(3) Từ việc rút ra mối liên hệ bản chất của sự vật, ta lại đặt mối liên hệ bản chất đó trong tổng thể
các mối liên hệ của sự vật với các sự vật hiện tượng khác, với môi trường xung quanh. Sau đó,
cần xem xét chúng trong không gian thời gian xác định, trong các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ
thể.
(4) Cần tránh quan điểm phiến diện siêu hình và chiết trung, ngụy biện.
VD: Những năm gần đây, tình trạng lũ lụt ở miền trung ngày càng nghiêm trọng. Dẫn đến kết
quả đó là do sự xuất hiện của các nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân khách quan chủ yếu là do mưa lớn kéo dài trong thời gian dài
- Nguyên nhân chủ qua bên ngoài là do: nạn phá rừng bừa bãi, rừng đầu nguồn bị tàn phá

Đề cương Triết học


nghiêm trọng, do khai thác bừa bãi cát sỏi ở các dòng sông

 Chúng ta cần giải quyết nguyên nhân chủ quan bằng việc ra các hình phạt thật nặng cho các
hành vi phá rừng, khai thác cát trái phép, cần tăng cường sự quản lý của nhà nước để bảo vệ
rừng đầu nguồn, cần thay đổi nâng cao nhận thức của tất cả mọi người.
B, NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
I, Khái niệm:

* Phát triể n là mộ t phạ m trù triế t họ c dùng để chỉ quá trình vậ n độ ng củ a sự vậ t theo hướ ng đi lên, từ
thấ p đến cao, từ đơn giả n đế n phứ c tạ p, từ chưa hoàn thiệ n đế n hoàn thiện.

VD: quá trình biến đổi của các giống loài từ bậc thấp lên bậc cao; quá trình thay thế lẫn nhau
của các hình thức thức tổ chức xã hội loài người: từ hình thức tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc còn
sơ khai thời nguyên thuỷ lên các hình thức tổ chức xã hội cao hơn là hình thức tổ chức bộ tộc,
dân tộc...
II, Tính chất của sự phát triển
(1) Tính khách quan: Nguồn gốc của sự phát triển nằm bên trong bản thân sự vật hiện tượng( là
sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong sự vật hiện tượng đó), không phụ thuộc vào ý muốn chủ 16
quan của con người.
VD: để đạt được chứng chỉ tiếng anh B2, chúng ta cần giải quyết mâu thuẫn trong quá trình
nhận thức giữa cái biết ít( khả năng nghe nói đọc viết) và yêu cầu cao của chứng chỉ B2. Để làm
được điều này, ta chỉ có thể học tập, trau dồi các kĩ năng, tích lũy về lượng ( nói lưu loát hơn,
nhiều từ vựng hơn) để biến đổi về chất( chuyển từ trình độ B1 sang B2)
(2) Tính phổ biến: Sự phát triển xảy ra đối với mọi sự vật hiện tượng, trong mọi lĩnh vực tự
nhiên, xã hội và tư duy
VD: trong tự nhiên: quá trình phát triển từ thực vật-> động vật-> con người
Trong xã hội: sự phát triển của các hình thức tổ chức xã hội: thị tộc, bộ lạc-> dân tộc, bộ tộc
Trong tư duy: sự phát triển của các học thuyết khoa học: nguyên tử nhỏ nhất-> điện tử-> hạt
nhân
(3) Tính kế thừa: Sự vật hiện tượng mới ra đời trên sự phủ định mang tính kế thừa các sự vật
hiện tượng cũ. Vì vậy trong sự vật, hiện tượng mới giữ lại, chọn lọc và cải biến các mặt tích cực
còn phù hợp, loại bỏ các mặt đã lỗi thời, lạc hậu, cản trở sự phát triển của sự vật hiện tượng cũ.
VD: hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa đã kế thừa những mặt tích cực của hình thái trước đó,
trực tiếp là tư bản chủ nghĩa( các thành tựu khoa học, các mô hình quản lý sản xuất quy mô lớn,
loại bỏ chế độ tư hữu, bóc lột tầng lớp công nhân )
Đề cương Triết học

(4) Tính đa dạng, phong phú: Các sự vật hiện tượng khác nhau thì có quá trình phát triển khác
nhau. Một sự vật hiện tượng ở những điều kiện, hoàn cảnh, không gian, thời gian khác nhau thì
sự phát triển cũng khác nhau
VD: Sự phát triển của thực vật khác với sự phát triển của động vật. Sự phát triển của một quốc
gia ở tk19, khác với sự phát triển của cùng quốc gia đó ở thế kỉ 20
III, Ý nghĩa phương pháp luận
* Nguyên tắc phát triển
(1) Khi xem xét sự vật, hiện tượng phải luôn đặt nó trong khuynh hướng vận động, biến đổi,
phát triển nhằm phát hiện ra xu hướng biến đổi.
VD: Trong việc lựa chọn ngành nghề để đi học đại học của học sinh, cần xem xét xu hướng phát
triển của xã hôi, nghiên cứu triển vọng của nhiều ngành nghề, để từ đó đưa ra sự lựa chọn đúng
đắn, tránh đổ xô theo các ngành “đang rất hot” mà không hiểu biết j về ngành đó.
(2) Nhận thức sự vật, hiện tượng trong tính biện chứng để thấy được tính quanh co, phức tạp
của sự phát triển. Phát triển có thể có những bước nhảy vọt những cũng có những bước thụt
lùi tạm thời.
(3) Biết phát hiện và ủng hộ cái mới; chống bảo thủ, trì trệ định kiến.
17
VD: Khi một phát minh mới ra đời, không nên phát xét, chê bai nó vì khác biệt với các tiêu
chuẩn thông thường mà phải trân trọng, ủng hộ và từ từ đánh giá chức năng, công dụng của nó.
(4) Biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ, phát triển sáng tạo chúng trong đối tượng
mới
VD: hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa đã kế thừa những mặt tích cực của hình thái trước đó,
trực tiếp là tư bản chủ nghĩa( các thành tựu khoa học, các mô hình quản lý sản xuất quy mô lớn,
loại bỏ chế độ tư hữu, bóc lột tầng lớp công nhân )
* Nguyên tắc lịch sử cụ thể
Để nắm được bản chất của đối tượng cần xem xét sự hình thành, tồn tại và phát triển của nó
trong điều kiện, môi trường, hoàn cảnh vừa trong cả quá trình lịch sử, vừa ở từng giai đoạn cụ
thể của quá trình đó.

Đề cương Triết học

18
CHỦ ĐỀ 4: CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA CNDVBC

A, CẶP PHẠM TRÙ CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG


( Câu hỏi: Nêu mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? )
I, Khái niệm
* Cái riêng: Dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng, một quan hệ nhất định
VD: mỗi loài động vật như hổ, báo, cáo,...
* Cái chung: Dùng để chỉ các mặt, các thuộc tính, yếu tố, quan hệ tồn tại ở nhiều sự vật hiện
tượng
VD: Quá trình trao đổi chất, quá trình đồng hóa, dị hóa
* Cái đơn nhất: dùng để chỉ các đặc tính, tính chất chỉ tồn tại ở một sự vật hiện tượng, không
lặp lại ở các sự vật hiện tượng khác
VD: Dấu vân tay, ADN,...
Đề cương Triết học

Thế giới động vật bao gồm nhiều cá thế( cái đơn nhất), chúng thuộc nhiều loài khác nhau(cái
riêng) nhưng đều tuân theo quy luật của sự sống- sinh lão bệnh tử( cái chung)
II, Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng
Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối quan hệ biện
chứng
(1) Cái chung chỉ tồn tại trong cái riên, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình
Điều này có nghĩa là không có cái chung thuần túy, tồn tại bên ngoài cái riêng
VD: Quá trình trao đổi chất của cơ thể, quá trình đồng hóa dị hóa là cái chung nhưng nó phải
thông qua những con người cụ thể, những con vật cụ thể để biểu hiện sự tồn tại của nó.
(2) Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung: không có cái riêng nào tồn tại tuyệt
đối độc lập, tách rời không có liên hệ với cái chung.
VD: một con người( cái riêng) tồn tại trong mối quan hệ rất nhiều cái chung: quy luật sinh lão
bệnh tử, quá trình đồng hóa dị hóa, mối liên hệ với môi trường tự nhiên.
(3) Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung. Cái chung là cái bộ phận nhưng sâu
sắc hơn cái riêng. Cái riêng phong phú hơn cái chung vì ngoài các đặc điểm chung, nó còn bao
19 gồm cái đơn nhất. Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung phản ánh những thuộc tính,
những mối liên hệ ổn định, tất nhiên, lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại. Do vậy cái chung là cái
gắn liền với bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển của cái riêng.
VD: Một con người( cái riêng) được tạo nên từ nhiều cái chung: các bộ phận trên cơ thể, quá
trình trao đổi chất, quy luật sinh lão bệnh tử và cả những cái đơn nhất: ADN, dấu vân tay, giọng
nói,...
(4) Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự
vật: Trong hiện thực, cái mới xuất hiện đầu tiên dưới dạng cái đơn nhất
+ Cái đơn nhất sẽ chuyển hóa thành cái chung nếu như nó là cái tiến bộ, cách mạng, phù hợp với
quy luật khách quan
+ Cái chung sẽ chuyển hóa thành cái đơn nhất nếu như nó là cái lạc hậu, không còn phù hợp với
sứ phát triển của sự vật hiện tượng
VD: Một bạn học sinh sáng tạo ra được phương pháp học tập mới( cái đơn nhất vì chỉ có một
mình bạn đó áp dụng). Phương pháp này rất hiệu quả, đẩy mạnh hiệu suất học tập vì thế được
nhiều bạn khác học theo-> trở thành cái chung.
III, Ý nghĩa phương pháp luận
(1) Vì cái chung chỉ tồn tại bên trong cái riêng nên khi xây dựng cái chung, chúng ta cần

Đề cương Triết học


xuất phát từ cái riêng. Tránh tuyệt đối hóa cái chung, xa rời cái riêng
VD: Tập thể dục 30 phút mỗi ngày là biện pháp tốt để duy trì sức khỏe tốt. Nhưng đối với những
bệnh nhân bị bệnh tim hay xương khớp, thì điều này là quá sức đối với họ, gây nguy hiểm cho
họ. Vì thế cần xem xét đến khả năng sức khỏe của những bệnh nhân này để xây dựng một bài tập
mới phù hợp với họ
(2) Vì cái riêng luôn nằm trong mối quan hệ với cái chung nên để giải quyết cái riêng, cần
gắn với cái chung. Tránh tuyệt đối hóa cái riêng, coi thường cái chung, tránh chủ nghĩa cá
nhân cực đoan, tư tưởng địa phương, bảo thủ.
VD: Những năm trước đây, trong ngành giáo dục đã có những tiêu cực trong vấn đề thi đại học
đó chính là tình trạng nâng điểm tại Hà Giang( vấn đề của cái riêng) nhưng để giải quyết triệt
để tình trạng này ta phải chú ý đến cái chung là hệ thống giáo dục, đạo đức nghề giáo, hệ thống
tổ chức quản lý thi cử trên cả nước. Cần phải nghiêm ngặt hơn và giám sát chặt chẽ hơn ở
những phương diện trên. Chỉ khi đó, vấn đề mới hoàn toàn được giải quyết.
(3) Vì cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa cho nhau nên cần phát hiện, tạo điều kiện
cho những cái đơn nhất tiến bộ và tích cực phát triển thành cái chung, đồng thời cần hạn
chế, đấu tranh loại bỏ, thủ tiêu những cái chung đã cũ, lạc hậu
VD: Cần loại bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ, phân biệt giới tính đã và vẫn đang tồn tại.

20
B, CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN- KẾT QUẢ
(Câu hỏi: Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả? Ý nghĩa phương pháp luận
của việc nắm vững mối quan hệ này trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?)
I, Khái niệm:
* Nguyên nhân: Là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố
trong một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, gây ra một sự biến đổi
nhất định nào đó
* Kết quả: Là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do những tác động các
mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau gây ra.
VD: Trời mưa là nguyên nhân, sinh ra kết quả là đường trơn và ướt.
* Phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện:
Nguyên cớ Điều kiện
Là những sự vật hiện tượng xuất hiện đồng Là những yếu tố gắn liền với nguyên nhân,
thời với nguyên nhân nhưng nó chỉ là quan hệ tác động vào nguyên nhân và làm nguyên
bề ngoài, ngẫu nhiên, không sinh ra kết quả nhan phát huy tác dụng nhưng bản thân nó
Đề cương Triết học

không sinh ra kết quả.


VD: Sự kiện Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc
nước ta (1964-1972) VD: Hạt thóc nảy mầm thành cây lúa
- Nguyên nhân: Do bản chất xâm lược của đế - Nguyên nhân: Do hạt mầm, thân mầm và lá
quốc Mĩ, do tình thế của Mỹ- Ngụy ở miền mầm phát triển
Nam đang lâm vào thế nguy cấp, thất bại.
- Điều kiện: ánh sáng, độ ẩm, loại đất tác
- Nguyên cớ: Dựng lên kịch bản “sự kiện vịnh động vào hạt mầm
Bắc Bộ”, đưa tàu khiêu khích hải quân của ta
để vu cáo lực lượng hải quân miền Bắc tấn
công tàu của chúng, châm ngòi phá hoại
miền Bắc

II, Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
(1) Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả.
Nguyên nhân luôn có trước kết quả. Kết quả chỉ xuất hiện khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu
tác động. Tuy nhiên không phải sự nối tiếp về mặt thời gian nào cũng đều biểu hiện mối quan hệ
nguyên nhân kết quả
21 VD: Nguyên nhân: Đun nước tới nhiệt độ 100 độ C-> Kết quả: nước bắt đầu sôi và chuyển hóa
thành dạng khí
Ngày và đêm: nối tiếp về mặt thời gian nhưng không phải mối quan hệ nguyên nhân- kết quả.
(2) Mối liên hệ nhân quả mang tính phức tạp :
- Cùng 1 nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau
VD: Chặt phá rừng bừa bãi có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau: Lũ lụt, sói mòn đất
- 1 kết quả có thể do 1 hoặc nhiều nguyên nhân gây ra:
VD: Khí thải từ cái phương tiện giao thông, Nạn chặt phá rừng trái phép, Sự bùng nổ của ngành
công nghiệp -> dẫn đến kết quả là môi trường bị ô nhiễm.
- Nhiều nguyên nhân tác động đồng thời, theo cùng 1 xu hướng thì sẽ đẩy nhanh sự hình thành
kết quả. Ngược lại, nếu tác động theo các hướng riêng rẽ khác nhau thì sẽ triệt tiêu, làm suy yếu
tác động của nhau. ( hình thành kết quả chậm hơn)
VD: Khí thải từ cái phương tiện giao thông, Nạn chặt phá rừng trái phép, Sự bùng nổ của ngành
công nghiệp( các nguyên nhân tác động cùng theo một xu hướng xấu đi) -> dẫn đến kết quả là
môi trường bị ô nhiễm nhanh hơn. Nhưng đồng thời, chúng ta cũng đang áp dụng nhiều biện
pháp bảo vệ môi trường, trồng cây gây rừng, vứt rác đúng nơi quy định, sử dụng phương tiện
công cộng( theo chiều hướng ngược lại)-> làm giảm tốc độ ô nhiễm môi trường.

Đề cương Triết học


- Nguyên nhân có nhiều loại: mỗi loại lại có một vị trí, vai trò khác nhau đối với kết quả
+ Nguyên nhân chủ yếu- thứ yếu
+ Nguyên nhân khách quan- chủ quan
+ Nguyên nhân bên trong- bên ngoài
(3) Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau
- Một sự vật, hiện tượng là kết quả trong mối quan hệ này nhưng lại là nguyên nhân trong mối
quan hệ khác
- Một nguyên nhân gây biến đổi sự vật, hiện tượng sinh ra kết quả. Sau đó kết quả đó lại trở
thành nguyên nhân sinh ra sự vật hiện tượng thứ 3-> quá trình này sẽ mãi tiếp tục tạo thành một
mối quan hệ nhân quả vô cùng tận.
(4) Kết quả tác động tích cực trở lại nguyên nhân
Nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng kết quả sẽ không giữ vai trò thụ động mà ảnh hưởng tích
cực trở lại nguyên nhân. Sự tác động này có thể theo 2 chiều hướng thuận nghịch. Vì thế các kết
quả sinh ra từ nguyên nhân cũng khác nhau.
VD: Con người gây ô nhiễm môi trường-> môi trường ô nhiễm tác động tiêu cực trở lại sức
khỏe con người.
22
III, Ý nghĩa phương pháp luận
(1) Trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức, phải xuất phát từ việc tìm kiếm nguyên
nhân sinh ra sự vật hiện tượng, tránh các suy nghĩ chủ quan của bản thân.
(2) Cần phân loại các nguyên nhân để tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp, đúng đắn( tìm ra các
nguyên nhân bên trong, chủ yếu để giải quyết vấn đề một cách đúng đắn và toàn diện. Muốn tạo
ra kết quả tốt, phải nhận diện, tạo điều kiện cho các nguyên nhân tích cực, loại bỏ các nguyên
nhân tiêu cực, không phù hợp)
(3) Phải tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện cho nguyên nhân phát huy tác dụng,
nhằm đạt mục tiêu đề ra.
VD: Trong học tập, cần chăm chỉ, tìm kiếm các phương pháp học tập tiến bộ, chủ động tiếp thu
kiến thức mới, loại bỏ thái độ lười biếng, bị động, coi thường việc học tập để có được kết quả tốt
nhất. Và khi có kết quả đó, có thể thưởng cho bản thân một điều gì đó để tạo động lực tiếp tục cố
gắng học tập.
Đề cương Triết học

23
CHỦ ĐỀ 5: QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT, QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH
CỦA PHỦ ĐỊNH
A, QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT:
I, Vị trí và vai trò của quy luật:
* Vị trí: Là một trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Nó chỉ ra cách thức chung
nhất của sự phát triển, khi cho rằng thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật, hiện tượng tích lũy
được những thay đổi về lượng đã đạt đến giới hạn( đến độ).
* Vai trò: Chỉ ra tính chất của sự phát triển. Cho rằng sự thay đổi về chất của sự vật hiện tượng
vừa diễn ra từ từ, vừa có những bước nhảy vọt; vì thế, sự vật hiện tượng vừa có những bước tiến
tuần tự, vừa có những bước tiến vượt bậc.
II, Khái niệm
1. Chất

* Định nghĩa:

Là phạ m trù triế t họ c dùng để chỉ tính quy định khách quan vố n có củ a sự vậ t hiệ n tượ ng, là sự thố ng

Đề cương Triết học


nhấ t hữ u cơ giữ a các thuộ c tính, yếu tố tạ o nên sự vậ t hiện tượ ng, làm cho sự vậ t, hiệ n tượ ng là nó
chứ không phả i cái khác

VD: Nền kinh tế của Việt Nam có chất là: Nền kinh tế đang phát triển, có thu nhập trung bình
* Đặc tính cơ bản của Chất
(1) Đặc điểm cơ bản của chất là nó thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật hiện tượng. Chất
có thể thay đổi nhưng rất chậm.
VD: một người có 12 năm có chất là học sinh, sau đó có 4 năm là sinh viên
(2) Mỗi sự vật hiện tượng đều có quá trình tồn tại, phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi
giai đoạn lại có những biểu hiện về chất khác nhau
VD: Sự phát triển của con người gắn liền với những giai đoạn khác nhau: thiếu nhi-> thiếu
niên->thanh niên->trung niên-> lão niên.
(3) Một sự vật, hiện tượng có thể có nhiều chất
VD: bản thân mỗi người chúng ta vừa có thể là con, vừa có thể là cha mẹ, cũng vừa là nhân viên
(4) Chất được xác định bởi các thuộc tính của sự vật hiện tượng cùng với cấu trúc của chúng
( phương thức liên hệ giữa các thuộc tính, yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng) 24
VD: Than chì và kim cương là hai có yếu tố cấu thành đều từ carbon nhưng cấu trúc khác nhau
nên biểu hiện khác nhau.
2, Lượng

* Định nghĩa:

Là phạ m trù triế t họ c dùng để chỉ tính quy định khách quan vố n có về mặ t số lượ ng, tổ ng số thuộ c
tính, kích thướ c, trình đô, quy mô, hay nhịp điệ u vậ n độ ng và phát triể n củ a sự vậ t hiện tượ ng

VD: Lượng ở con người: chiều cao, cân nặng, trình độ học vấn, chỉ số IQ,...
* Đặc điểm cơ bản của lượng
(1) Đặc điểm cơ bản của lượng là tính biến đổi
(2) Lượng cũng mang tính quy định khác quan. Mọi sự vật hiện tượng đều có lượng. Lượng là
một dạng vật chất chiếm một vị trí nhất định trong không gian, tồn tại trong một khoảng thời
gian nhất định
Đề cương Triết học

(3) Sự vật hiện tượng có thể có những biểu thị về mặt lượng khác nhau. Có lượng có thể cân
đong đo đếm, biểu thị bằng những con số; có lượng lại chỉ có thể nhận thức bằng con đường trừu
tượng hóa
VD: Công cha như núi thái sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
III, Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
(1) Sự phân biệt giữa lượng và chất chỉ mang tính tương đối. Tùy theo các mối quan hệ mà có
thể xác định được đâu là lượng và đâu là chất.
( 2) Sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất. Tuy nhiên không phải lúc nào thay đổi về
lượng cũng dẫn đến những thay đổi về chất. Lượng phải biến đổi trong một giới hạn nhất định
gọi là độ, đạt tới điểm nút và thực hiện bước nhảy, khi đó mới xảy ra thay đổi về chất
- Độ: Là khoảng giới hạn tồn tại của sự vật hiện tượng mà tại đó sự thay đổi về lượng chưa dẫn
đến thay đổi về chất. Khi mà sự vật hiện tượng đó vẫn chưa biến đổi thành sự vật hiện tượng
khác.
- Điểm nút: Là thời điểm mà sự thay đổi về lượng đã đạt đến chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của
sự vật, hiện tượng biến đổi chuyển hóa thành chất mới. Tại đó bắt đầu xảy ra bước nhảy.
- Bước nhảy: Là giai đoạn chuyển hóa cơ bản về bản chất của sự vật hiện tượng. Bước nhảy kết
thúc một giai đoạn biến đổi về lượng. Hiện tượng mới xuất hiện là do bước nhảy thực hiện
25
+ Các hình thức bước nhảy

 Theo nhịp điệu bước: BN đột biến, BN dần dần


 Theo quy mô bước nhảy: BN toàn bộ, BN cục bộ

(3) Chất
đổi làm cho lượng đổi

Đề cương Triết học


- Chất mới ra đời đã khẳng định mình, nó tạo ra lượng mới phù hợp để có sự thống nhất giữa
chất và lượng. ( Chất mới tác động trở lại lượng làm cho nó thay đổi với quy mô và vận tốc lớn
hơn)
VD: Tốc độ tiếp thu, đọc hiểu của sinh viên đại học sẽ lớn hơn học sinh trung học
 Mọi đối tượng đều là sự thống nhất giữa 2 mặt chất và lượng. Những thay đổi về lượng
khi đạt đến giới hạn độ nhất định, sẽ xảy ra thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Chất mới
ra đời sẽ tác động trở lại lượng để duy trì sự phát triển của đối tượng.
IV, Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
(1) Nhìn sự vật trong mối quan hệ giữa chất và lượng
(2) Trong nhận thức và thực tiễn, phải biết tích lũy về lượng để có biến đổi về chất, không được
nôn nóng cũng không được bảo thủ.
VD: Muốn thi lấy chứng chỉ tiếng anh B2 thì trước đó phải chăm chỉ học tập, rèn luyện, tích lũy
từ vựng, nâng cao khả năng nghe nói đọc viết một cách bài bải, không nên nôn nóng, đi thi khi
chưa đủ năng lực và nhận kết quả không như mong muốn
(3) Khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách quan của sự vận
động của sự vật, hiện tượng, tránh tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ngại khó, ngại khổ, thiếu quyết đoán.
VD: Sau quá trình học tập và tích lũy lâu dài, năng lực đã đủ để đạt đến trình đ B2 thì phải thực 26
hiện bước nhảy là thi lấy chứng chỉ, không được thiếu quyết đoán và sợ hãi, trì trệ sẽ làm mất đi
cơ hội thay đổi về chất
(4) Phải có thái độ khách quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy, trong lĩnh vực xã
hội phải chú ý cả điều kiện chủ quan.
VD: Điều kiện chủ quan, thời cơ chín muồi trong cách mạng là vô cùng quan trọng
(5) Phải nhận thức được phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng để lựa
chọn phương pháp phù hợp
VD: trong doanh nghiệp, ngoài việc lựa chọn những nhân viên giỏi, cung cấp cơ sở vật chất tốt
thì còn phải tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên, củng cố tình cảm của nhân viên với
công việc, tạo những môi trường làm việc phù hợp với các vị trí khác nhau.
B, QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH
I, Vị trí, vai trò của quy luật
- Là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
- Chỉ ra khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng: tiến lên nhưng theo chu kì quanh co
II, Khái niệm
* Phủ định: là sự thay thế một sự vật, hiện tượng này bởi một sự vật, hiện tượng khác trong quá
Đề cương Triết học

trình phát triển, vận động.


* Phủ định biện chứng: là tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng; là “mắt xích” trong
“sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ hơn so với sự vật, hiện
tượng cũ.
VD: sự thay thế của các hình thái kinh tế trong xã hội
* Đặc điểm của phủ định biện chứng
(1) Tính khách quan: Vì nguyên nhân của phủ định nằm bên trong bản thân sự vật, hiện tượng
( nó là kết quả của quá trình đấu tranh, giải quyết mâu thuẫn tất yếu, bên trong bản thân sự vật
hiện tượng)
VD: quả trứng đem ấp nở thành con gà-> quá trình đấu tranh xuất phát từ bên trong
(2) Tính kế thừa:
- Sự vật, hiện tượng mới ra đời có chọn lọc và cải tạo yếu tố còn thích hợp; loại bỏ yếu tố gây
cản trợ cho sự phát triển của sự vật, hiện tượng mới.
- Sự vật, hiện tượng mới có chất giàu có hơn, phát triển cao hơn, tiến bộ hơn.
- Kế thừa biện chứng có sự liên hệ thông suốt bền chặt giữa cái mới với cái cũ, giữa nó với quá
khứ của chính nó.
27
VD: Trong sinh học, con cái thừa hưởng những gen trội của bố mẹ
(3) Tính phổ biến: Phủ định biện chứng diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy
(4) Tính đa dạng, phong phú: Thể hiện ở nội dung, hình thức của phủ định
 Đặc điểm cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa. Sau một số lần phủ định có tính chu kỳ
theo đường xoáy ốc, không chỉ phát huy những gì tích cực, khắc phục những hạn chế của sự vật
hiện tượng cũ mà còn gắn chúng với sự vật hiện tượng mới.
III, Nội dung quy luật
Quy luật phủ định của phủ định coi sự phát triển của sự vật hiện tượng là do mâu thuẫn bên trong
chúng quy định. Mỗi lần phủ định là kết quả của sự đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập
trong sự vật hiện tượng.
* Cơ chế của quá trình phủ định của phủ định
- Phủ định lần 1: Làm cho sự vật hiện tượng trở thành cái đối lập với chính nó. Biến cái khẳng
định thành cái phủ định ( cái phủ định phủ định đi cái bị phủ định). Trong đó
+ Cái bị phủ định: là tiền đề, cái cũ
+ Cái phủ định: là cái mới, cái đối lập
- Phủ định lần 2: Sự vật hiện tượng mới ra đời , mang nhiều nội dung tích cực của sự vật, hiện
tượng cũ( do nó đối lập với cái phủ định lần 1) nhưng cũng mang không ít nội dung đối lập sự

Đề cương Triết học


vật hiện tượng cũ
- Trong thực tế, số lần đối lập có thể lớn hơn 2. Nhưng ít nhất là sau 2 lần phủ định, sự vật dường
như quay lại cái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn.
VD:
Hạt thóc được gieo xuống đất-> Cây lúa ra hoa, thụ phấn, tạo ra hạt thóc-> hạt thóc mới( nhiều
hạt)
- Phủ định lần 1: Cây lúa phủ định hạt thóc
- Phủ định lần 2: Hạt thóc phủ định cây lúa( phủ định của phủ định)
* Kết quả:
+ Về hình thức: Sự vật hiện tượng mới dường như trở lại sự vật hiện tượng xuất phát
+ Về nội dung: Không phải trở lại giống như cũ, mà dường như lặp lại nhưng trên cở sở cao hơn.
* Khuynh hướng của sự phát triển
- Quy luật phủ định của phủ định khái quát sự phát triển tiến lên nhưng không theo đường thẳng,
mà theo đường “xoay trôn ốc”.
- Phủ định của phủ định kết thúc một chu kỳ, nhưng lại trở thành điểm xuất phát của một chu kỳ 28
mới cao hơn, phức tạp hơn....=> cứ như thế, tạo thành những đường xoáy ốc cho đến vô tận.
- Đường xoáy ốc cũng rất phức tạp, tùy theo lĩnh vực và trình độ phát triển của sự vật, hiện
tượng:
+ Trong tự nhiên: Bảng tuần hoàn các nguyên tố khoa học, cây, sinh vật
+ Trong xã hội: bảng giao dịch chứng khoán
+ Trong tư duy: từ cái chưa biết đến cái đã biết
IV, Ý nghĩa phương pháp luận
(1) Khi xem xét sự vận động phát triển của sự vật, hiện tượng, phải xem xét nó trong quan hệ đối
lập: cái mới ra đời từ cái cũ, cái phủ định ra đời từ cái khẳng định. Có như vậy, mới thấy được
những nhân tố tích cực ở cái cũ mà cái mới cần phải kế thừa trong sự phát triển đi lên để giữ lại,
cải biến, thấy được các nhân tố tiêu cực, cản trở sự phát triển để lọc bỏ, không phủ định sạch trơn
cái cũ.
VD: Chủ nghĩa xã hội ra đời trên cơ sở kế thừa những cái cũ tích cực của chủ nghĩa tư bản: các
thành tựu khoa học và công nghệ
(2) Cần nhận thức đúng về xu hướng phát triển là quá trình quanh co, phức tạp theo các chu kỳ
phủ định của phủ định. Sự phát triển diễn ra theo đường xoáy ốc", do vậy phải kiên trì, chờ đợi,
Đề cương Triết học

ko đc nôn nóng, vội vàng nhưng phải theo hướng bảo vệ cái mới, ủng hộ cái mới, tin tướng cái
mới, hợp quy luật nhất định sẽ chiến thắng, cần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, giáo điều,
kìm hãm sự phát triển của cái mới.
VD: Đảng và nhà nước ta không do dự mà vẫn luôn kiên định theo con đường đi lên CNXH dù
chứng kiến CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Hiện nay CNXH cũng đang đứng trước nhiều
khó khăn nhưng nó chỉ là bước lùi tạm thời, với niềm tin vào quy luật tất yếu của nhân loại,
chúng ta sẽ xây dựng thành công CNXH.
(3) Cần nhận thức đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng mới, ra đời phù hợp với quy luật phát triển.

29
CHỦ ĐỀ 6: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN
I, Khái niệm

Quan điểm trước Mác Quan điểm của triết học Mác

- Chủ nghĩa duy tâm: hoạt động của


tinh thần nói chung là hoạt động của Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất, có
thực tiễn tính mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của
- Triết học tôn giáo: thì cho hoạt động con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
sáng tạo ra vũ trụ của thượng đế là
hoạt động thực tiễn
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình: sự vật,
hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được
nhận thức dưới hình thức khách – thể
hay hình thức trực quan

II, Đặc trưng của hoạt động thực tiễn


- Là hoạt động vật chất cảm tính

Đề cương Triết học


- Là phương thức tồn tại cơ bản, phổ biến nhất của con người, xã hội
- Là hoạt động có mục đích của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
III, Các hình thức của hoạt động thực tiễn:
1, Hoạt động sản xuất vật chất
Là hoạt động đầu tiên, căn bản nhất, quan trọng nhất giúp con người hoàn thiện cả bản tính sinh
học và xã hội.
VD: Con người nguyên thủy biết chế tạo đồ dùng bằng đá, tham gia lao đồng từ đó hoàn thiện
chức năng của bộ não, hình thành ngôn ngữ
2. Hoạt động chính trị- xã hội: Là hoạt động nhằm biến đổi các quan hệ xã hội mà đỉnh cao nhất
là sự thay đổi các hình thái kinh tế- xã hội
VD: hoạt động cách mạng, xây dựng nông nghiệp
3. Hoạt động thực nghiệm: Là quá trình nhằm mô phỏng hiện thực khách quan trong phòng thí
nghiệm để hình thành chân lý
VD: quá trình nghiên cứu vắc xin
IV, Vai trò của thực tiễn với nhận thức
30
Trả lời:
- Khái niệm thực tiễn:
- Khái niệm nhận thức: Là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan
vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử cụ thể nhằm sáng tạo ra nhận thức về
thế giới khách quan.
* Nêu vai trò thực tiễn với nhận thức:

Thực tế là cơ sở, động lực của nhận thức


Thực tiễn cung cấp những tài liệu, vật liệu cho nhận thức của con người.
Thực tiễn luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức;
Rèn luyện các giác quan của con người ngày càng tinh tế hơn, hoàn thiện hơn, tạo ra khả năng
phản ánh nhạy bén, năng lực tư duy logic phát triển.

Thực tiễn là mục đích của nhận thức


Nhận thức của con người là nhằm phục vụ thực tiễn, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn.
Tri thức chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng vào đời sống thực tiễn một cách trực tiếp hay gián
tiếp để phục vụ con người

Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý


Chỉ có qua thực nghiệm mới có thể xác định tính đúng đắn của một tri thức
Đề cương Triết học

Thực tiễn có vai trò là tiêu chuẩn, là thước đo những giá trị tri thức đã đạt được, đồng thời bổ
sung, phát triển và hoàn thiện tri thức
Thực tiễn có nhiều hình thức nên khi kiểm tra chân lý có thể bằng thực nghiệm khoa học hoặc vận
dụng lý luận xã hội vào quá trình cải biến xã hội (chân lý có tính tuyệt đối và tương đối nên phải
xét thực tiễn trong không gian rộng và thời gian dài.)
Cần phải quán triệt quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hoạt động để khắc phục bệnh giáo
điều, chủ quan, duy ý chí. Cũng không tuyệt đối hóa thực tiễn để không rơi vào chủ nghĩa thực
dụng.

31
CHỦ ĐỀ 7: SẢN XUẤT VẬT CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA

1. Sản xuất và các loại hình sản xuất xã hội


a. Sản xuất
Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người, là hoạt động tạo ra giá trị vật chất và tinh
thần nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
 Sản xuất chính là điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người và động vật.
b. 3 loại hình sản xuất xã hội
- Sản xuất vật chất: xe, tủ lạnh, máy tính, lương thực,...
 Giữ vai trò là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội.
- Sản xuất tinh thần: Bài hát, tiểu thuyết, phim ảnh,...
- Sản xuất ra bản thân con người: hoạt động duy trì nói giống

Đề cương Triết học


2. Sản xuất vật chất
a. Khái niệm
Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên để tạo ra của cải xã hội,
nhằm thỏa mãn như cầu tồn tại và phát triển của con người.
b. Vai trò
Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội
(1) Trực tiếp tạo ra tư liệu sinh hoạt của con người nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển
của xã hội loài người
Trong bất kì xã hội nào, con người đều có những nhu cầu tiêu dùng từ cấp độ tối thiểu
đến cấp độ thưởng thức như ăn, mặc, ở, đi lại,... Muốn thỏa mãn những nhu cầu này thì con
người cần phải sản xuất vật chất, sản xuất càng nhiều, hàng hóa càng nhiều, tiêu dùng càng
phong phú và ngược lại.
(2) Là tiền đề của mọi hoạt động lịch sử của con người, hình thành nên quan hệ kinh tế-vật
chất, từ đó hình thành nên các mối quan hệ xã hội khác: chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn 32
giáo,... trên cơ sở đó nảy sinh ra nhà nước, đảng phái chính trị, giáo hội, tổ chức đoàn thể,...
Trong quá trình lao động sản xuất vật chất, do trình độ sản xuất thấp kém, công cụ thô sơ
nên người nguyên thủy phải sống theo các thị tộc để lao động tập thể với phương thức hái lượm
săn bắt, hình thành nên quan hệ sản xuất công xã nguyên thủy. Theo thời gian, công cụ lao động
được cải tiến, xã hội có giai cấp, mâu thuẫn xuất hiện yêu cầu con người đặt ra các nguyên tắc
đạo đức, luật lệ,... giải quyết xung đột và duy trì trật tự xã hội, từ đó làm nảy sinh ra nhà nước.
(3) Là điều kiện chủ yếu để tạo ra bản thân con người
Nhờ sản xuất vật chất, cơ thể con người không ngừng hoàn thiện, phát triển: có dáng đi
thẳng, có sự phân hóa chức năng giữa các chi và bộ óc, các giác quan cũng ngày càng phát triển
hơn,... Trên cơ sở đó hình thành nên ngôn ngữ, văn hóa, tình cảm, đạo đức.
(4) Là nền tảng và cơ sở cuối cùng để giải thích mọi sự vận động và biến đổi của lịch sử
Nhu cầu của con người luôn thay đổi, ngày càng tăng lên. Muốn thỏa mãn những nhu cầu
đó con người cần phải cải tiến công cụ lao động, từ đồ đá đến đồ đồng rồi đồ sắt. Do tính chất
của mỗi công cụ sản xuất là khác nhau nên làm nảy sinh các phương thức sản xuất khác nhau.
Thực chất, sự vận động và phát triển của lịch sử là sự thay thế các phương thức sản xuất từ thấp
đến cao.
Đề cương Triết học

3. Ý nghĩa phương pháp luận


- Để nhận thức và cải tạo thế giới phải xuất phát từ đời sống sản xuất, từ nền sản xuất vật chất xã
hội.
- Xét đến cùng, không thể dùng tinh thần để giải thích đời sống tinh thần, để phát triển xã hội
phải bắt đầu từ đời sống kinh tế-vật chất.

33
CHỦ ĐỀ 8: BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN
XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT

1. Phương thức sản xuất


Phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất vật chất ở
những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người; là sự thống nhất giữa lực lượng sản
xuất với một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.

NLĐ CCLĐ
LLSX TLLĐ
TLSX PTLĐ
ĐTLĐ
PTSX QH sở

Đề cương Triết học


hữ u

QHSX QH quả n lí

QH phâ n
phố i

a. Lực lượng sản xuất (con người-tự nhiên)


Lực lượng sản xuất là phương thức kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản xuất, tạo
ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo
nhu cầu nhất định của con người và xã hội.

34
Tâ m lự c

NLĐ Thể lự c

Trí lự c
Gọ i tên
thờ i đạ i
LLSX Thướ c đo trình độ chinh phụ c tự
CCLĐ
nhiê n
Vậ t "trung gian", "truyề n dẫ n" giữ a
TLLĐ
NLĐ và ĐTLĐ
PTLĐ Hỗ trợ cho QTSX
TLSX
Tự nhiên
ĐTLĐ
Nhâ n tạ o

* Ví dụ:
Người nông dân sử dụng cày cuốc để xới đất, dùng xe mua phân bón về bón, sau một thời gian
thu
Đề cương Triết học

NLĐ CCLĐ TLLĐ PTLĐ


hoạch sản phẩm.
* Mở rộng:
Nghiên cứu tiến trình vận động và phát triển của xã hội loài người thông qua hoạt động
sản xuất vật chất, C.Mác nhận định: “Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức
xã hội phổ biến (wissen knowledge) đã chuyển hóa đến mức độ nào đó thành lực lượng sản xuất
trực tiếp”. Như vậy, khoa học có thể tạo ra những biến đổi trong quá trình sản xuất thông qua
hoạt động của con người. Khoa học đã được thẩm thấu vào tất cả các khâu của quá trình sản
xuất, góp phần cải tiến công cụ lao động, tạo ra những đối tượng lao động mới, những phương
tiện sản xuất tiên tiến, góp phần nâng cao kỹ năng, tay nghề, trình độ cho người lao động. Do
vậy, trong thời đại ngày nay, khoa học trở thành LLSX trực tiếp, đóng vai trò hết sức quan trọng
trong sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại.
b. Quan hệ sản xuất (con người-con người)
Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế-vật chất giữa người với người trong
quá trình sản xuất vật chất, là sự thống nhất của 3 mặt: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan
hệ tổ chức, quản lí sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm lao động.

35

xuất phát, cơ bản, trung tâm, quyết định hai


QH sở hữ u
quan hệ còn lại
QH tổ chứ c,
QHSX
quản lí
hiểu đơn giản là phân chia thành quả lao
QH phân phối
động

2. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó lực
lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất tác dộng trở lại lực lượng sản xuất.

LLSX (Thườ ng xuyên QHSX (biến đối chậm


biến đổi) hơn)
 Quy luật cơ bản nhất, phổ biến nhất của sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội
a. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất

Đề cương Triết học


- LLSX quyết định QHSX vì trong QTSX, LLSX là nội dung vật chất, QHSX là hình thức xã hội
của QTSX.

 VD: LLSX được ví như cơ thể con người, QHSX là quần áo, quần áo phải phù hợp với
cơ thể  nội dung quyết định hình thức  LLSX quyết định QHSX.
- Biểu hiện:

 Trình độ của LLSX như thế nào thì QHSX sẽ tương ứng với nó.
Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, QHSX phù hợp với trình độ LLSX, tạo địa bàn
cho sản xuất phát triển. Trình độ của LLSX biểu hiện thông qua trình độ của CCLĐ, trình
độ của người lao động, trình độ tổ chức và phân công lao động, trình độ ứng dụng khoa
học kĩ thuật.
 Khi LLSX thay đổi về trình độ phát triển, đòi hỏi tất yếu QHSX phải thay đổi.
Sự thay đổi đó diễn ra như sau: LLSX là yếu tố thường xuyên thay đổi, bắt đầu từ sự phát
triển của CCLĐ, QHSX là yếu tố tương đối ổn định, đến một giai đoạn nhất định, QHSX
từ chỗ là “hình thức phù hợp” trở thành “xiềng xích” kiềm hãm sự phát triển của LLSX,
đòi hỏi phải xóa bỏ QHSX cũ, thiết lập QHSX mới phù hợp với trình độ của LLSX.
VD: LSXH loài người là lịch sử phát triển của các phương thức sản xuất. Phương thức
sản xuất đầu tiên là CSNT  CHNL  PK  TBCN  CSCN. LLSX là yếu tố thường
xuyên thay đổi do nó có yếu tố động, yếu tố cách mạng là TLLĐ, cụ thể là CCLĐ, vì suy
cho cùng nhu cầu của con người luôn biến đổi, phát triển, ngày càng tăng. Trong khi
QHSX có biến đổi nhưng chậm hơn do nó bị níu kéo bởi lợi ích của giai cấp thống trị,
nếu cách mạng ngay từ QH sở hữu thì sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của giai cấp đó. Do đó, 36
QHSX từ chỗ phù hợp chuyển thành không phù hợp, kiềm hãm sự phát triển của LLSX,
đòi hỏi xóa bỏ QHSX cũ, thiết lập QHSX mới phù hợp.
b. Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất
- Sự tác động của của QHSX đối với LLSX diễn ra theo hai chiều hướng: hoặc thúc đẩy hoặc
kìm nén sự phát triển của LLSX.
- QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX sẽ thúc đẩy LLSX phát triển.

 Khi đó, nền sản xuất phát triển theo đúng hướng, quy mô sản xuất được mở rộng, những
thành tựu khoa học công nghệ được áp dụng nhanh chóng vào sản xuất, người lao động
nhiệt tình hăng hái sản xuất, lợi ích của người lao động được đảm bảo và thúc đẩy LLSX
phát triển. Sự phù hợp của QHSX với LLSX quy định mục đích, xu hướng phát triển của
nền sản xuất xã hội, đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền sản xuất,...
 VD: Người Nhật khuyến khích nhân viên về sớm nhưng họ từ chối về sớm là bởi việc đó
đảm bảo lợi ích của họ (môi trường làm việc, các chế độ đãi ngộ,...); lãnh đạo Nhật Bản
cúi chào nhân viên sau khi phát lương vì những đóng góp của họ với công ty, nhờ có
người lao động mà công ty họ mới có thể phát triển  khuyến khích người lao động hăng
hái làm việc,...
- QHSX không phù hợp với LLSX (“đi sau” hoặc “vượt trước” trình độ phát triển của LLSX) thì
sẽ kìm hãm, thậm chí phá hoại LLSX.
Đề cương Triết học

 Biểu hiện rõ nhất trong CNTB: LLSX đạt đến trình độ cao trong khi QHSX dựa trên việc
sở hữu tư nhân về TLSX (chế độ tư hữu). Mà LLSX lại mang tính tính xã hội, do đó
QHSX nên là công hữu về TLSX  QHSX lạc hậu hơn so với TLSX  yêu cầu xóa bỏ
QHSX TBCN, thiết lập QHSX mới.
 Xây dựng QHSX thiếu đồng bộ.
 Đưa QHSX vượt trước trình độ sản xuất, biểu hiện rõ nhất ở các nước XHCN trước đây,
trong đó có Việt Nam do các nước này muốn có ngay CNXH.
c. Sự vận dụng quy luật vào Việt Nam
Trước 1986, Đảng và Nhà nước ta muốn có ngay CNXH nên đã đưa QHSX lên quá cao,
trong khi trình độ LLSX chưa phát triển, còn yếu kém, xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp lạc
hậu lại còn bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh dẫn đến nền kinh tế trì trệ, khủng hoảng kinh tế
trầm trọng.
Sau 1986, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đổi mới toàn diện đất nước. Trước hết là
phát triển LLSX, mà muốn phát triển LLSX phải tập trung vào sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện
đại hóa, đặc biệt là ở lĩnh vực nông nghiệp; cùng với đó là cải tạo, xây dựng QHSX mới. Cụ thể,
chúng ta đã thực hiện nhiều hình thức sở hữu: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân;
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần: thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế tập thể,
thành phần kinh tế tư nhân, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó thành phần
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo (hiện nay, Đảng và Nhà nước ta xác định thành phần kinh tế
37 nhà nước, tập thể và tư nhân là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển); cơ chế thay
đổi theo cơ chế thị trường; thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Từ chỗ cải tạo QHSX,
đẩy mạnh phát triển LLSX dẫn tới QHSX phù hợp với trình độ phát triển LLSX, thúc đẩy LLSX
phát triển, thu nhập người dân được nâng lên, đời sống người dân trở nên tốt hơn.

3. Ý nghĩa phương pháp luận


- Phát triển kinh tế phải bắt đầu từ phát triển LLSX, trước hết là phát triển LLLĐ và CCLĐ.
- Muốn xóa bỏ 1 QHSX cũ phải thiết lập 1 QHSX mới xuất phát từ tính tất yếu của kinh tế, yêu
cầu khách quan của quy luật kinh tế, chống tùy tiện, chủ quan, duy tâm, duy ý chí.

CHỦ ĐỀ 9: BIỆN CHỨNG GIỮA CSHT VÀ KTTT

Đề cương Triết học


Nội dung
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của
xã hội.

QHSX
Chi phố i, quy định, đặc trung củ a CSHT
thố ng trị
QHSX QHSX trong xã hộ i cũ nhưng vẫ n cò n tồ n tạ i và
Cấu trú c tàn dư ả nh hưở ng trong xã hộ i mớ i
QHSX QHSX tương lai, nếu QHSX mầ m mố ng tiến bộ ,
CƠ SỞ mầm đủ điều kiện thì sẽ trở thà nh QHSX thố ng trị, và
HẠ mố ng QHSX thố ng trị sẽ trở thà nh QHSX tà n dư
TẦNG
Việt Nam hiện nay đang trong thời kì quá độ lên CNXH, LLSX ở nhiều trình độ
khác nhau, do đó có nhiều loại hình sản xuất khác nhau, mà Đảng và Nhà nước ta
định hướng xây dựng chế độ XHCN nên QHSX là QHSX XHCN mà nền tảng là
chế độ công hữu về TLSX chủ yếu. Chúng ta đang xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần: nhà nước, tập thể, tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó, thành
phần kinh tế nhà nước và thành phần kinh tế tập thể được xác định là nền tảng của
38
nền kinh tế quốc dân mà thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo để dẫn
dắt nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng XHCN.
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những hình thái ý thức xã hội và các thiết chế
chính trị-xã hội tương ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng tầng được
hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

Hình thá i ý Chính trị, phá p quyề n, đạ o đứ c, tô n giá o,


KIẾN thứ c xã hộ i nghệ thuậ t, triế t họ c,...
TRÚC Cấ u trú c
THƯỢNG
TẦNG Thiế t chế Nhà nướ c, giá o hộ i, đả ng phá i, cá c đoà n
chính trị thể và tổ chứ c xã hộ i khá c

<Nhà nước-công cụ quyền lực chính trị đặc biệt của giai cấp thống trị>
Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần
của xã hội nên nó chi phối các hình thái ý thức xã hội khác: đường lối, chính trị,
quan điểm của ĐCSVN, chính sách, pháp luật của Nhà nước,...

QUY LUẬT VỀ MQH BIỆN CHỨNG GIỮA CSHT VÀ KTTT


Đề cương Triết học

1. Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng
- CSHT là nguồn gốc hình thành KTTT, CSHT nào thì KTTT ấy.

 Trong xã hội có đối kháng về giai cấp, giai cấp nào thống trị về mặt kinh tế sẽ chiếm địa
vị trong lĩnh vực tinh thần-chính trị.
 VD: Trong xã hội TBCN, giai cấp tư sản nắm trong tay toàn bộ TLSX chủ yếu của XH
nên quyết định các QHSX, do đó chi phối luôn đời sống chính trị, tinh thần,... của xã hội.
 Mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị-tinh thần.
 VD: Trong xã hội TBCN, cuộc dấu tranh của giai cấp công nhân thực chất bắt nguồn từ
mâu thuẫn giữa LLSX có tính xã hội hóa cao với QHSX dựa trên chế độ tư hữu về TLSX
chủ yếu.
- CSHT quyết định cơ cấu, tính chất và sự vận động, phát triển của KTTT.

 VD: Nhà nước ta là Nhà nước của dân-do dân-vì dân bởi chúng ta đang xây dựng QHSX
XHCN mà cơ sở là chế độ công hữu về TLSX chủ yếu.
- Sự thay đổi của CSHT dẫn đến sự thay đổi KTTT

 Nguyên nhân gián tiếp làm thay đổi KTTT là do sự phát triển của LLSX (LLSX 
QHSX  CSHT  KTTT).
39  Sự thay đổi KTTT diễn ra rất phức tạp, có những yếu tố của KTTT thay đổi nhanh (chính
trị, pháp luật,...) nhưng cũng có các yếu tố thay đổi chậm hơn (tôn giáo, đạo đức, nghệ
thuật.,...), có những yếu tố vẫn được kế thừa.
 Trong xã hội có đối kháng về giai cấp, sự biến đổi đó tất yếu phải thông qua đấu tranh
giai cấp và CMXH,...
 VD: Khi xóa bỏ chế độ thuộc địa nửa PK, các yếu tố từ nhà nước, thực dân, bộ máy cai
trị cũ bị xóa bỏ  xác lập chế độ DCND mới, thành lập nhà nước VNDCCH.

2. Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT


- Bảo vệ, duy trì và củng cố lợi ích kinh tế của giai cấp thống trị; đảm bảo sự thống trị về chính
trị và tư tưởng của giai cấp giữ địa vị về kinh tế.
- Các yếu tố của KTTT tác động trở lại CSHT theo những phương thức khác nhau, trong đó, nhà
nước là yếu tố có tác động mạnh nhất, trực tiếp nhất đến CSHT. Các bộ phận khác như triết học,
đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật,... và các thiết chế tương ứng với chúng tác động đến CSHT thông
qua nhà nước, hệ thống pháp luật,...

 Nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị, có hệ thống các cơ quan quản lí. Từ khi có
đối kháng giai cấp, giai cấp thống trị nào cũng quan tâm xây dựng nhà nước bới nhà nước
là công cụ hữu hiệu nhất để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới; đồng thời trấn áp
những lực lượng đi ngược lại lợi ích của giai cấp thống trị.
- Các yếu tố KTTT tác động lại CSHT theo 2 xu hướng

Đề cương Triết học


 Khi KTTT phù hợp cới quy luật kinh tế khách quan  thúc đẩy kinh tế phát triển.
 VD: Đường lối, chính sách đổi mới toàn diện của của Đảng và Nhà nước từ 1986 đến nay
phù hợp với sự phát triển của Việt Nam  tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển.
 Ngược lại  kìm hãm sự phát triển kinh tế.
 VD: Trước 1986, Đảng và Nhà nước đã đưa QHSX lên quá cao trong khi LLSX còn yếu
kém, phát triển công nghiệp nặng không phù hợp vì nước ta xuất phát là nột nước có nền
nông nghiệp lạc hậu  Kìm hãm kinh tế  Khủng hoảng kinh tế trầm trọng.

3. Ý nghĩa phương pháp luận


- Là cơ sở khoa học để nhận thức đúng đắn MQH giữa kinh tế và chính trị, trong đó kinh tế quyết
định chính trị, chính trị tác động trở lại kinh tế.
- Trong nhận thức và thực tiễn, nếu tách rời hoặc tuyệt đối hóa một yếu tố nào giữa kinh tế và
chính trị đều là sai lầm.
- ĐCSVN chủ trương đổi mới toàn diện cả kinh tế và chính trị, trong đó đổi mới kinh tế là trung
tâm, đồng thời đổi mới chính trị.
- VD:
Trước 1986, Đảng và Nhà nước quá mức nhấn mạnh vai trò của KTTT, cho rằng chính trị 40
là thống soái, thậm chí còn cho rằng chính trị can thiệp vào tinh tế bằng các mệnh lệnh hành
chính của các cơ quan quản lý nhà nước. Do đó kinh tế xã hội Việt Nam và các nước hội chủ
nghĩa thì dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội. Cơ chế lúc bấy giờ là cơ chế kế hoạch hóa tập
trung quan liêu bao cấp, chỉ phát huy tác dụng trong thời kỳ tiến hành kháng chiến nhưng lại hạn
chế trong thời bình, từ nhiệm vụ chủ yếu là quân sự chuyển sang phát triển kinh tế xã hội. Chính
vì vậy, chúng ta chưa tập trung khôi phục kinh tế sau chiến tranh dẫn đến kinh tế trì trệ, khủng
hoảng kinh tế xã hội trầm trọng mà biểu hiện rõ nhất là ở tỷ lệ lạm phát cao. Sau 1986, Đảng và
Nhà nước thực hiện chính sách đổi mới toàn diện đất nước, trọng tâm là đổi mới kinh tế và trước
hết là xóa bỏ tư duy kinh tế quan liêu bao cấp để chuyển sang nền kinh tế thị trường. Từ mới
kinh tế dần dần đổi mới về chính trị. với chủ trương đúng đắn đó, kinh tế Việt Nam ngày càng
phát triển, chính trị ngày càng ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.
Đề cương Triết học

CHỦ ĐỀ 10: NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, ĐẶC TRƯNG


CỦA NHÀ NƯỚC

1. Nguồn gốc của nhà nước

Nguyên nhân sâu xa


Do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫ n đến sự dư thừa tương đố i củ a cả i, xuấ t
hiện chế độ tư hữu.
Nguyên nhân trực tiếp
Do mâ u thuẫ n giai cấ p trong xã hộ i gay gắ t khô ng thể điều hò a đượ c.

2. Bản chất của nhà nước


- Nhà nước, về cơ bản, là một tổ chức chính trị của một giai cấp thống trị về mặt kinh tế nhằm
bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản khán của giai cấp khác.
- Nhà nước mang bản chất giai cấp.
* Mở rộng:

 Mỗi kiểu nhà nước có bản chất riêng nhưng đều mang một số đặc điểm chung. Nhà nước
41
xã hội chủ nghĩa cũng có những nét chung đó nhưng với bản chất là chuyên chính vô sản,
nó không còn là nhà nước theo đúng nghĩa mà chỉ là “nửa nhà nước”. Nhà nước xã hội
chủ nghĩa tồn tại trên cơ sở nguyên tắc công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu và lao
động tự nguyện. Đó là sản phẩm của nhân dân lao động nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử
là xây dựng một xã hội không còn áp bức bóc lột, không còn giai cấp.

 Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp 2013 là nhà
nước của dân, do dân và vì dân. Cụ thể:
 Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước;
 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của tất cả các dân tộc trên
lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở
nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân;
 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ và pháp quyền.
3. Đặc trưng cơ bản của nhà nước
(1) Nhà nước là một tổ chức thực hiện sự quản lý dân cư theo lãnh thổ để cai trị dân cư
trong lãnh thổ đó.

 Đặc trưng này phân biệt sự khác nhau của các tổ chức nhà nước với tổ chức thị tộc, bộ lạc
trước kia. Các tổ chức thị tộc, bộ lạc được hình thành trên cơ sở những quan hệ huyết
thống, còn tổ chức nhà nước gắn liền với việc phân chia dân cư theo phạm vi lãnh thổ mà
họ cư trú
 Quyền lực nhà nước có hiệu lực với tất cả các thành viên ở trong một biên giới quốc gia,

Đề cương Triết học


bất kể họ thuộc quan hệ huyết thống nào.
 Việc đi từ lãnh thổ này đến lãnh thổ khác phải thông qua xuất - nhập cảnh.
(2) Tổ chức nhà nước là bộ máy quyền lực có tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong
xã hội.

 Bộ máy nhà nước có cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp cùng với
đó là công cụ bạo lực kèm theo (nhà từ, cảnh sát, quân đội,...). Sức mạnh của nhà nước
chính là ở tính cưỡng chế của nó.
(3) Duy trì hệ thống thuế khóa để tăng cường và duy trì bộ máy cai trị của mình.
 Nhà nước không thể tồn tại, nếu không dựa vào hệ thống thuế khóa.
 Về cơ bản mọi nhà nước đều tồn tại được nhờ vào sự chu cấp của nhân dân bằng con
đường cưỡng bức hay tự nguyện hoặc phối hợp cả hai.

42
CHỦ ĐỀ 11: TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
Đề cương Triết học

1. Tồn tại xã hội


a. Khái niệm
Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và các điều kiện
sinh hoạt vật chất của xã hội.

Điều kiện tự nhiên – địa lý


CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA TỒN TẠI XÃ HỘI Điều kiện dân số - dân cư
Phương thức sản xuất

43

You might also like