You are on page 1of 12

Thiết kế và xây dựng website bán hàng bằng PHP

SVTH: Nguyễn Anh Tài - K13C04A012 ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................... v
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................. 3
1.1. TỔNG QUAN .................................................................................................... 3
1.1.1. Internet là gì? ................................................................................................. 3
1.1.2. Website là gì? ................................................................................................. 4
1.2. CÁC CÔNG NGHỆ ĐƯỢC SỬ DỤNG ............................................................ 6
1.2.1. Các ngôn ngữ phần thiết kế giao diện ............................................................ 6
1.2.2. Các thư viện, framework .............................................................................. 10
1.2.3. Tổng quan ngôn ngữ lập trình PHP ............................................................. 11
1.2.4. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu My SQL ............................................................... 16
1.2.5. Tổng quan phần mềm XAMPP .................................................................... 17
1.2.6. Tổng quan phần mềm Visual Studio Code .................................................. 18
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ...................................... 21
2.1. PHÂN TÍCH YÊU CẦU .................................................................................. 21
2.1.1. Mô tả đối tượng ............................................................................................ 21
2.1.2. Đặc tả chức năng chính ................................................................................ 21
2.2. SƠ ĐỒ, MÔ HÌNH TỔNG QUAN CỦA HỆ THỐNG ................................... 23
2.2.1. Mô hình hệ thống của admin........................................................................ 23
2.2.2. Mô hình hệ thống của khách hàng ............................................................... 24
2.3. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG ............................................................ 25
2.3.1. Cơ sơ dữ liệu ................................................................................................ 25
2.3.2. Mối quan hệ giữa các bảng cơ sở dữ liệu .................................................... 27
2.3.3. Biểu đồ UseCase .......................................................................................... 27
2.3.4. Biểu đồ lớp ................................................................................................... 30
2.3.5. Biểu đồ hoạt động ........................................................................................ 30
2.3.6. Biểu đồ tuần tự ............................................................................................. 33

Thiết kế và xây dựng website bán hàng bằng PHP


SVTH: Nguyễn Anh Tài - K13C04A012 iii
CHƯƠNG III. THIẾT KÊ VÀ XÂY DỰNG WEBSITE BÁN HÀNG BẰNG PHP
....................................................................................................................................... 34
3.1. GIAO DIỆN ỨNG DỤNG CHO NGƯỜI DÙNG ........................................... 34
3.2. GIAO DIỆN QUẢN LÝ CỦA ADMIN .......................................................... 38
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ..................................................................................... 44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 46

Thiết kế và xây dựng website bán hàng bằng PHP


SVTH: Nguyễn Anh Tài - K13C04A012 iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng admin_info ........................................................................................... 25
Bảng 2.2. Bảng user_info .............................................................................................. 25
Bảng 2.3. Bảng product ................................................................................................. 25
Bảng 2.4. Bảng cart ....................................................................................................... 25
Bảng 2.5. Bảng order_sanpham ..................................................................................... 26
Bảng 2.6. Bảng order_chitiet ......................................................................................... 26

Thiết kế và xây dựng website bán hàng bằng PHP


SVTH: Nguyễn Anh Tài - K13C04A012 v
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Giao diện phần mềm XAMPP ....................................................................... 17
Hình 1.2. Giao diện phần mềm Visual Studio Code ..................................................... 18
Hình 2.1. Mô hình hệ thống admin................................................................................ 23
Hình 2.2. Mô hình hệ thống của khách hàng ................................................................. 24
Hình 2.3. Mối quan hệ giữa các bảng cơ sở dữ liệu ...................................................... 27
Hình 2.4. Biểu đồ UseCase tổng quát............................................................................ 27
Hình 2.5. Biểu đồ UseCase admin ................................................................................. 28
Hình 2.6. Biểu đồ UseCase khách hàng ........................................................................ 28
Hình 2.7. Biểu đồ UseCase quản lý tài khoản khách hàng ........................................... 28
Hình 2.8. Biểu đồ UseCase quản lý sản phẩm .............................................................. 29
Hình 2.9. Biểu đồ UseCase quản lý đơn đặt hàng ......................................................... 29
Hình 2.10. Biểu đồ UseCase thanh toán ........................................................................ 29
Hình 2.11. Biểu đồ lớp .................................................................................................. 30
Hình 2.12. Biểu đồ hoạt động chức năng đăng ký tài khoản ........................................ 30
Hình 2.13. Biểu đồ hoạt động chức năng đăng nhập..................................................... 31
Hình 2.14. Biểu đồ hoạt động chức năng đặt hàng ....................................................... 31
Hình 2.15. Biểu đồ hoạt động chức năng duyệt đơn hàng ............................................ 32
Hình 2.16. Biểu đồ hoạt động thống kê ......................................................................... 32
Hình 2.17. Biểu đồ tuần tự chức năng đăng ký ............................................................. 33
Hình 2.18. Biểu đồ tuần tự chức năng đăng nhập ......................................................... 33
Hình 3.1. Giao diện trang chủ cho người dùng ............................................................. 34
Hình 3.2. Giao diện đăng ký tài khoản .......................................................................... 35
Hình 3.3. Giao diện đăng nhập tài khoản ...................................................................... 35
Hình 3.4. Giao diện trang sản phẩm .............................................................................. 36
Hình 3.5. Giao diện trang xem chi tiết sản phẩm .......................................................... 37
Hình 3.6. Giao diện trang giỏ hàng ............................................................................... 37
Hình 3.7. Giao diện trang đặt hàng ................................................................................ 38
Hình 3.8. Giao diện trang đăng nhập vào admin ........................................................... 38
Hình 3.9. Giao diện trang chủ của trang admin ............................................................. 39
Hình 3.10. Giao diện trang danh sách tài khoản khách hàng ........................................ 39

Thiết kế và xây dựng website bán hàng bằng PHP


SVTH: Nguyễn Anh Tài - K13C04A012 vi
Hình 3.11. Giao diện trang thêm tài khoản khách hàng ................................................ 40
Hình 3.12. Giao diện trang cập nhật tài khoản .............................................................. 40
Hình 3.13. Giao diện trang sửa thông tin tài khoản....................................................... 40
Hình 3.14. Giao diện trang danh sách sản phẩm ........................................................... 41
Hình 3.15. Giao diện trang sửa thông tin sản phẩm ...................................................... 42
Hình 3.16. Giao diện trang thêm sản phẩm ................................................................... 42
Hình 3.17. Giao diện trang xem đơn hàng .................................................................... 43
Thiết kế và xây dựng website bán hàng bằng PHP
SVTH: Nguyễn Anh Tài - K13C04A012 1
MỞ ĐẦU
Thời đại Công nghệ 4.0 tập trung vào sự phát triển của công nghệ. Tức là tất cả
những gì liên quan đến hệ thống vật lý không gian mạng Internet. Như chúng ta đều có
thể cảm nhận được, công nghệ đang và sẽ tạo ảnh hưởng to lớn lên tất cả các ngành và
lĩnh vực đời sống. Kỷ nguyên khác biệt này tạo ra tốc độ phát triển sản xuất, xã hội
siêu nhanh chóng, phá bỏ các truyền thống trước đây.
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, ứng dụng công nghệ thông tin và việc tin học hóa được xem là một
trong những yếu tố mang tính quyết định trong hoạt động của các chính phủ, tổ chức,
cũng như của các công ty, nó đóng vai trò hết sức quan trọng, có thể tạo ra những bước
đột phá mạnh mẽ.
Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, giờ đây, thương mại điện tử đã khẳng
định được vai trò xúc tiến và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Đối với một cửa
hàng hay shop, việc quảng bá và giới thiệu đến khách hàng các sản phẩm mới đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng sẽ là cần thiết.
Ngày nay, với sự phát triển công nghệ thông tin mà máy tính đã được sử dụng
rộng rãi trong các cơ quan, nhà máy, trường học... giúp cho công việc được tốt hơn. Và
buôn bán hàng hóa cũng được áp dụng bởi công nghệ. Cho dù đã có khá nhiều website
bán hàng khá đẹp mắt nhưng vẫn chưa được người dùng ưa chuộng. Nên em quyết
định chọn đề tài “Thiết kế và xây dựng website bán hàng bằng PHP”. với mong
muốn giúp cho việc quản lý được dễ dàng, thuận tiện và tránh sai sót.
2. Mục đích của đề tài
Tạo ra một website bán hàng trực tuyến để khách hàng có thể tiếp cận được
những sản phẩm từ Amazon. Nhằm mang đến những món hàng chất lượng và giá cả
ổn định. Mọi người chỉ cần xem sản phẩm mình ưng ý và đặt hàng là có thể có ngay
sản phẩm chất lượng của nước Mỹ.
Các chức năng được hoàn thiện, bổ sung cho website bao gồm:
 Giao diện dễ sử dụng, có tính thẩm mỹ cao và có thể co giản phù hợp với mọi
thiết bị và trên mọi màn hình.
 Cho phép khách hàng đăng ký thành viên và đảm bảo bí mật thông tin.
 Thông tin sản phẩm phong phú, đa dạng.
 Luôn cập nhật, giới thiệu các sản phẩm mới nhất.

Thiết kế và xây dựng website bán hàng bằng PHP


SVTH: Nguyễn Anh Tài - K13C04A012 2
 Giúp người quản trị dễ dàng trong việc thay đổi, cập nhật thông tin sản phẩm,
quản lý hiệu quả khách hàng và các đơn đặt hàng, tính doanh thu hàng tháng.
 Quản lý nguyên liệu nhập trả lại, tránh nhầm lẫn và thất thoát cho nhà hàng
hàng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Về lý thuyết
 Về lý thuyết:
Tìm hiểu quá trình xem sản phẩm, đặt và mua hàng của khách hàng. Lưu ý
những hạn chế khi thực hiện đặt hàng trực tuyến. Thống kê các loại sản phẩm tồn kho,
áp dụng những phương pháp tốt nhất để dễ dàng quản lý cũng như cải tiến.
 Về ứng dụng
 Về ứng dụng:
Xây dựng các chức năng cơ bản cần thiết cho một website bán hàng và dựa theo
những chức năng của các website quản lý bán hàng khác hiện nay còn đang thiếu hoặc
đã có nhưng chưa được tối ưu.
4. Phương pháp thực hiện
Phương pháp thu thập thông tin: sử dụng những thông tin đã sẵn có từ các nguồn
sách, báo, internet khác nhau cũng như thu thập trực tiếp.
Phương pháp phân tích và tổng thích hợp thuyết: tổng hợp các lý thuyết về lập
trình.
 Nắm vững kiến thức về phân tích và thiết kế hệ thống thông tin
 Có kiến thức vững về CSDL: Tổ chức dữ liệu, phân tích, thiết kế CSDL
 Nắm vững và có khả năng sử dụng thành thạo PHP, HTML, CSS, Javascript,...
 Nắm vững, sử dụng kết hợp một cách hợp lý các kỹ thuật lập trình.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Thiết kế và xây dựng để tạo ra được website bán hàng đáp ứng và phụ vụ nhu cầu
của con người, có thể mua hàng mọi lúc, mọi nơi,.. Qua đó, có thể nâng cao kiến thức,
kỹ năng lập trình của mình, đồng thời hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì đề tài có ba chương:

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. TỔNG QUAN
1.1.1. Internet là gì?
Internet hay Mạng là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công
cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin
theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên
mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy
tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của
người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu, được liên kết bởi một loạt các
công nghệ mạng điện tử, không dây và mạng quang. Internet mang theo một loạt các
tài nguyên và dịch vụ thông tin, chẳng hạn như các tài liệu và ứng dụng siêu văn
bản được liên kết với nhau của World Wide Web (WWW), thư điện tử, điện
thoại và chia sẻ file.
Nguồn gốc của Internet bắt nguồn từ sự phát triển của chuyển mạch gói và
nghiên cứu do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ủy quyền thực hiện vào những năm 1960 để
cho phép chia sẻ thời gian của máy tính. Mạng tiền thân chính, ARPANET, ban đầu
đóng vai trò là xương sống để kết nối các mạng lưới học thuật và quân sự khu vực
trong những năm 1970. Việc tài trợ cho Mạng lưới Quỹ Khoa học Quốc gia như một
xương sống mới trong những năm 1980, cũng như tài trợ tư nhân cho các phần mở
rộng thương mại khác, dẫn đến sự tham gia trên toàn thế giới trong việc phát triển các
công nghệ mạng mới và sáp nhập nhiều mạng. Sự liên kết của các mạng thương mại
và doanh nghiệp vào đầu những năm 1990 đã đánh dấu sự khởi đầu của quá trình
chuyển đổi sang Internet hiện đại, và tạo ra sự tăng trưởng theo cấp số nhân khi các thế
hệ máy tính cá nhân, cá nhân và di động được kết nối với mạng. Mặc dù Internet được
sử dụng rộng rãi bởi các học viện trong những năm 1980, việc thương mại hóa
Internet đã kết hợp các dịch vụ và công nghệ của nó vào hầu hết mọi khía cạnh của
cuộc sống hiện đại.
Hầu hết các phương tiện truyền thông truyền thống, bao gồm điện thoại, đài phát
thanh, truyền hình, thư giấy và báo chí được định hình lại, xác định lại hoặc thậm chí
bỏ qua Internet, khai sinh các dịch vụ mới như email, VoIP, truyền hình Internet, âm
nhạc trực tuyến, báo kỹ thuật số và các trang web truyền phát video. Báo, sách và xuất

Thiết kế và xây dựng website bán hàng bằng PHP


SVTH: Nguyễn Anh Tài - K13C04A012 4
bản in khác đang thích ứng với công nghệ trang web hoặc được định hình lại
thành blog, web feed và tổng hợp tin tức trực tuyến. Internet đã cho phép và tăng tốc
các hình thức tương tác cá nhân mới thông qua tin nhắn tức thời, diễn đàn
Internet và mạng xã hội. Mua sắm trực tuyến đã tăng theo cấp số nhân cho cả các nhà
bán lẻ lớn và các doanh nghiệp nhỏ và doanh nhân, vì nó cho phép các công ty mở
rộng sự hiện diện "gạch và vữa" của họ để phục vụ thị trường lớn hơn hoặc thậm
chí bán hàng hóa và dịch vụ hoàn toàn trực tuyến. Các dịch vụ từ doanh nghiệp đến
doanh nghiệp và tài chính trên Internet ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng trên toàn bộ các
ngành công nghiệp.
1.1.2. Website là gì?
Website còn gọi là trang web hoặc trang mạng, và nội dung liên quan được xác
định bằng một tên miền chung và được xuất bản trên ít nhất một máy chủ web. Các ví
dụ đáng chú ý là các website wikipedia.org, google.com và amazon.com.
Tất cả các trang web có thể truy cập công khai đều tạo thành World Wide Web.
Cũng có những trang web riêng tư chỉ có thể được truy cập trên mạng riêng, chẳng hạn
như trang web nội bộ của công ty dành cho nhân viên của công ty.
Các trang web thường dành riêng cho một chủ đề hoặc mục đích cụ thể, chẳng
hạn như tin tức, giáo dục, thương mại, giải trí hoặc mạng xã hội. Siêu liên kết giữa các
trang web hướng dẫn điều hướng của trang web, thường bắt đầu với trang chủ.
Người dùng có thể truy cập các trang web trên nhiều loại thiết bị, bao gồm máy
tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại thông minh. Ứng
dụng được sử dụng trên các thiết bị này được gọi là trình duyệt web.
Các trang web có thể được sử dụng theo nhiều kiểu khác nhau: trang web cá
nhân, trang web công ty cho công ty, trang web chính phủ, trang web tổ chức, v.v. Các
trang web có thể là sản phẩm của một cá nhân, một doanh nghiệp hoặc tổ chức khác và
thường dành riêng cho một chủ đề hoặc mục đích cụ thể. Bất kỳ trang web nào cũng
có thể chứa một siêu liên kết đến bất kỳ trang web nào khác, do đó, sự phân biệt giữa
các trang web riêng lẻ, theo nhận thức của người dùng, có thể không rõ ràng.
Một số trang web yêu cầu người dùng đăng nhập hoặc đăng ký để truy cập nội
dung. Ví dụ về các trang web đăng ký bao gồm nhiều trang web kinh doanh, trang web
tin tức, trang web tạp chí học thuật, trang web trò chơi, trang web chia sẻ tệp, bảng
Thiết kế và xây dựng website bán hàng bằng PHP
SVTH: Nguyễn Anh Tài - K13C04A012 5
tin , email dựa trên web, trang web mạng xã hội, trang web cung cấp dữ liệu thị trường
chứng khoán theo thời gian thực, cũng như các trang web cung cấp nhiều dịch vụ
khác.
Trong khi "web site" là cách viết gốc của tiếng Anh (đôi khi được viết hoa "Web
site", vì "Web" là danh từ riêng khi đề cập đến World Wide Web), biến thể này đã trở
nên hiếm khi được sử dụng và "website" đã trở thành cách viết chuẩn.
 Website tĩnh
Trang web tĩnh là trang web có các trang web được lưu trữ trên máy chủ ở định
dạng được gửi đến trình duyệt web của khách hàng. Nó chủ yếu được mã hóa
bằng Hypertext Markup Language (HTML); Cascading Style Sheets (CSS) được sử
dụng để kiểm soát giao diện ngoài HTML cơ bản. Hình ảnh thường được sử dụng để
tạo ra sự xuất hiện mong muốn và là một phần của nội dung chính. Âm thanh hoặc
video cũng có thể được coi là nội dung "tĩnh" nếu nó phát tự động hoặc nói chung là
không tương tác. Loại trang web này thường hiển thị cùng một thông tin cho tất cả
khách truy cập. Tương tự như việc phát một tập tài liệu in cho khách hàng hoặc khách
hàng, một trang web tĩnh nói chung sẽ cung cấp thông tin chuẩn, nhất quán trong một
khoảng thời gian dài. Mặc dù chủ sở hữu trang web có thể cập nhật định kỳ, nhưng
đây là một quy trình thủ công để chỉnh sửa văn bản, ảnh và nội dung khác và có thể
yêu cầu các kỹ năng và phần mềm thiết kế trang web cơ bản. Các biểu mẫu đơn giản
hoặc ví dụ tiếp thị của trang web, chẳng hạn như trang web cổ điển, trang web năm
trang hoặc trang web tài liệu quảng cáo thường là trang web tĩnh, vì chúng trình bày
thông tin tĩnh, được xác định trước cho người dùng. Điều này có thể bao gồm thông tin
về một công ty và các sản phẩm và dịch vụ của công ty thông qua văn bản, ảnh, ảnh
động, âm thanh/video và menu điều hướng.
Các trang web tĩnh vẫn có thể sử dụng Server Side Includes (SSI) như một tiện
ích chỉnh sửa, chẳng hạn như chia sẻ một thanh menu chung trên nhiều trang. Vì hành
vi của trang web đối với người đọc vẫn là tĩnh nên đây không được coi là trang web
động.
 Website động
Trang web động là trang web tự động thay đổi hoặc tùy chỉnh thường xuyên và
tự động. Các trang động phía máy chủ được tạo "nhanh chóng" bởi mã máy tính tạo ra

Thiết kế và xây dựng website bán hàng bằng PHP


SVTH: Nguyễn Anh Tài - K13C04A012 6
HTML (CSS chịu trách nhiệm về giao diện và do đó, là các tệp tĩnh). Có một loạt các
hệ thống phần mềm, chẳng hạn như CGI, Java Servlet và Java Server Pages (JSP),
Active Server Pages và ColdFusion (CFML) có sẵn để tạo hệ thống web động và trang
web động. Các khung ứng dụng web và hệ thống mẫu web khác nhau có sẵn cho các
ngôn ngữ lập trình thông dụng như Perl, PHP, Python và Ruby để giúp tạo các trang
web động phức tạp nhanh hơn và dễ dàng hơn.
Một trang web có thể hiển thị trạng thái hiện tại của cuộc đối thoại giữa những
người dùng, theo dõi tình hình thay đổi hoặc cung cấp thông tin theo một cách nào đó
được cá nhân hóa theo yêu cầu của từng người dùng. Ví dụ: khi trang đầu của một
trang tin tức được yêu cầu, mã chạy trên máy chủ web có thể kết hợp các đoạn HTML
được lưu trữ với các tin bài được truy xuất từ cơ sở dữ liệu hoặc một trang web khác
qua RSS để tạo ra một trang bao gồm thông tin mới nhất. Các trang web động có thể
tương tác bằng cách sử dụng các biểu mẫu HTML, lưu trữ và đọc lại cookie của trình
duyệt hoặc bằng cách tạo một loạt các trang phản ánh lịch sử các lần nhấp trước đó.
Một ví dụ khác về nội dung động là khi một trang web bán lẻ có cơ sở dữ liệu về
các sản phẩm truyền thông cho phép người dùng nhập một yêu cầu tìm kiếm, ví dụ
như đối với từ khóa Beatles. Đáp lại, nội dung của trang web sẽ thay đổi một cách tự
nhiên như trước đây, và sau đó sẽ hiển thị danh sách các sản phẩm của Beatles như
CD, DVD và sách. HTML động sử dụng mã JavaScript để hướng dẫn trình duyệt web
cách sửa đổi nội dung trang một cách tương tác. Một cách khác để mô phỏng một loại
trang web động nhất định trong khi tránh mất hiệu suất khi khởi chạy động cơ trên cơ
sở mỗi người dùng hoặc mỗi kết nối là việc tự động tạo lại một loạt lớn các trang tĩnh
theo định kỳ.
1.2. CÁC CÔNG NGHỆ ĐƯỢC SỬ DỤNG
Website được sử dụng các ngôn ngữ chuẩn cho 1 trang web như: HTML, CSS,
Javascript, PHP; các thư viện, framework như: jQuey, Bootstrap và Hệ quản trị CSDL
MySQL. Kèm theo đó là sử dụng Xampp làm môi trường WebServer hỗ trợ sẵn
Apache và MySQL.
1.2.1. Các ngôn ngữ phần thiết kế giao diện
Ngôn
Thiết kế và xây dựng website bán hàng bằng PHP
SVTH: Nguyễn Anh Tài - K13C04A012 7
HTML (HyperText Markup Language – Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) là một
ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo nên các trang web với các mẩu thông tin
được trình bày trên World Wide Web. Cùng với CSS và JavaScript, HTML tạo ra bộ
ba nền tảng kỹ thuật cho các website. Các trình duyệt web nhận tài liệu HTML từ
một web server hoặc một kho lưu trữ cục bộ và render tài liệu đó thành các trang web
đa phương tiện. HTML mô tả cấu trúc của một trang web về mặt ngữ nghĩa và các dấu
hiệu ban đầu được bao gồm cho sự xuất hiện của tài liệu.
Các phần tử HTML là các khối xây dựng của các trang HTML. Với cấu trúc
HTML, hình ảnh và các đối tượng khác như biểu mẫu tương tác có thể được nhúng
vào trang được hiển thị. HTML cung cấp một phương tiện để tạo tài liệu có cấu trúc
bằng cách biểu thị ngữ nghĩa cấu trúc cho văn bản như headings, paragraphs,
lists, links, quotes và các mục khác. Các phần tử HTML được phân định bằng các tags,
được viết bằng dấu ngoặc nhọn. Các tags như <img /> và <input /> giới thiệu trực tiếp
nội dung vào trang. Các tags khác như <p> bao quanh và cung cấp thông tin về văn
bản tài liệu và có thể bao gồm các thẻ khác làm phần tử phụ. Các trình duyệt không
hiển thị các thẻ HTML, nhưng sử dụng chúng để diễn giải nội dung của trang.
HTML là một ngôn ngữ đánh dấu mà các trình duyệt web sử dụng để giải thích
và soạn văn bản, hình ảnh và các tài liệu khác thành các trang web trực quan hoặc
nghe được. Các đặc điểm mặc định cho mọi mục của đánh dấu HTML được xác định
trong trình duyệt và các đặc điểm này có thể được thay đổi hoặc nâng cao bằng cách
sử dụng thêm CSS của nhà thiết kế trang web. Nhiều thành phần văn bản được tìm
thấy trong báo cáo kỹ thuật 1988 ISO TR 9537 Techniques for using SGML, lần lượt
đề cập đến các tính năng của các ngôn ngữ định dạng văn bản ban đầu, chẳng hạn như
được sử dụng bởi lệnh RUNOFF được phát triển vào đầu những năm 1960 cho hệ điều
hành CTSS (Compatible Time-Sharing System): các lệnh định dạng này bắt nguồn từ
các lệnh được sử dụng bởi các bộ sắp chữ để định dạng tài liệu theo cách thủ công.
Tuy nhiên, khái niệm SGML về đánh dấu tổng quát dựa trên các phần tử (các phạm vi
được chú thích lồng nhau với các thuộc tính) chứ không chỉ đơn thuần là các hiệu ứng
in, với sự phân tách của cấu trúc và đánh dấu, HTML đã được chuyển dần theo hướng
này với CSS.
Cấu trúc cơ bản của một file HTML:

Thiết kế và xây dựng website bán hàng bằng PHP


SVTH: Nguyễn Anh Tài - K13C04A012 8
<HTML>
<HEAD>
<TITLE></TITLE>
</HEAD>
<BODY>
<H1>Tiêu đề</H1>
...
</BODY>
</HTML>
 CSS (Cascading Style Sheets)
CSS là viết tắt của Cascading Style Sheets. Ngôn ngữ lập trình này chỉ ra cách
các yếu tố HTML của trang web thực sự sẽ xuất hiện trên giao diện của trang. Nếu
HTML cung cấp các công cụ thô cần thiết để cấu trúc nội dung trên một trang web thì
CSS sẽ giúp định hình kiểu nội dung này để trang web xuất hiện trước người dùng
theo một cách đẹp hơn. Bạn có thể hiểu là nếu HTML là tường gạch thô thì CSS là sơn
để tran g trí cho tường gạch đó. Các ngôn ngữ này được giữ riêng biệt để đảm bảo các
trang web được xây dựng chính xác trước khi chúng được định dạng lại.
 JavaScript
JavaScript theo phiên bản hiện hành, là một ngôn ngữ lập trình thông dịch được
phát triển từ các ý niệm nguyên mẫu. Ngôn ngữ này được dùng rộng rãi cho các trang
web (phía người dùng) cũng như phía máy chủ (với Nodejs). Nó vốn được phát triển
bởi Brendan Eich tại Hãng truyền thông Netscape với cái tên đầu tiên Mocha, rồi sau
đó đổi tên thành LiveScript, và cuối cùng thành JavaScript. Giống Java, JavaScript
có cú pháp tương tự C, nhưng nó gần với Self hơn Java. .js là phần mở rộng thường
được dùng cho tập tin mã nguồn JavaScript.
Phiên bản mới nhất của JavaScript là ECMAScript 7. ECMAScript là phiên bản
chuẩn hóa của JavaScript. Trình duyệt Mozilla phiên bản 1.8 beta 1 có hỗ trợ không
đầy đủ cho E4X - phần mở rộng cho JavaScript hỗ trợ làm việc với XML, được chuẩn
hóa trong ECMA-357.
Cùng thời điểm Netscape bắt đầu sử dụng Java trên trình duyệt Netscape,
LiveScript đã được đổi tên thành JavaScript để được chú ý hơn bởi ngôn ngữ lập

Thiết kế và xây dựng website bán hàng bằng PHP


SVTH: Nguyễn Anh Tài - K13C04A012 9
trình Java lúc đó đang được coi là một hiện tượng. JavaScript được bổ sung vào trình
duyệt Netscape bắt đầu từ phiên bản 2.0b3 của trình duyệt này vào tháng 12 năm 1995.
Trên thực tế, JavaScript không được phát triển dựa từ Java. Do đó JavaScript chỉ dựa
trên các cách đặt tên của Java. Java Script gồm 2 mảng là client-server thực hiện lệnh
trên máy của end-user và web-server. Sau thành công của JavaScript, Microsoft bắt
đầu phát triển JScript, một ngôn ngữ có cùng ứng dụng và tương thích với JavaScript.
JScript được bổ sung vào trình duyệt Internet Explorer bắt đầu từ Internet Explorer
phiên bản 3.0 được phát hành tháng 8 năm 1996.
DOM (Document Object Model), một khái niệm thường được nhắc đến với
JavaScript trên thực tế không phải là một phần của chuẩn ECMAScript, DOM là một
chuẩn riêng biệt có liên quan chặt chẽ với XML.
Trên trình duyệt, rất nhiều trang web sử dụng JavaScript để thiết kế trang web
động và một số hiệu ứng hình ảnh thông qua DOM. JavaScript được dùng để thực hiện
một số tác vụ không thể thực hiện được với chỉ HTML như kiểm tra thông tin nhập
vào, tự động thay đổi hình ảnh,... Ở Việt Nam, JavaScript còn được ứng dụng để
làm bộ gõ tiếng Việt giống như bộ gõ hiện đang sử dụng trên trang Wikipedia tiếng
Việt. Tuy nhiên, mỗi trình duyệt áp dụng JavaScript khác nhau và không tuân theo
chuẩn W3C DOM, do đó trong rất nhiều trường hợp lập trình viên phải viết nhiều
phiên bản của cùng một đoạn mã nguồn để có thể hoạt động trên nhiều trình duyệt.
Một số công nghệ nổi bật dùng JavaScript để tương tác với DOM bao gồm DHTML,
Ajax và SPA.
Bên ngoài trình duyệt, JavaScript có thể được sử dụng trong tập tin PDF của
Adobe Acrobat và Adobe Reader. Điều khiển Dashboard trên hệ điều hành Mac OS X
phiên bản 10.4 cũng có sử dụng JavaScript. Công nghệ kịch bản linh động (active
scripting) của Microsoft có hỗ trợ ngôn ngữ JScript làm một ngôn ngữ kịch bản dùng
cho hệ điều hành. JScript.NET là một ngôn ngữ tương thích với CLI gần giống JScript
nhưng có thêm nhiều tính năng lập trình hướng đối tượng.
Từ khi Nodejs ra đời vào năm 2009, Javascript được biết đến nhiều hơn là một
ngôn ngữ đa nền tảng khi có thể chạy trên cả môi trường máy chủ cũng như
môi
trường nhúng.

Thiết kế và xây dựng website bán hàng bằng PHP


SVTH: Nguyễn Anh Tài - K13C04A012 10
Mỗi ứng dụng này đều cung cấp mô hình đối tượng riêng cho phép tương tác với
môi trường chủ, với phần lõi là ngôn ngữ lập trình JavaScript gần như giống nhau.
1.2.2. Các thư viện, framework
 jQuery
jQuery là thư viện được viết từ Javascript, jQuery giúp xây dựng các chức năng
bằng Javascript dễ dàng, nhanh và giàu tính năng hơn. jQuery được sử dụng đến 99%
trên tổng số website trên thế giới hiện nay.Website kinh doanh giày online 7. Khi bạn
đã có kiến thức javascript căn bản thì học jQuery sẽ rất nhanh, bởi chúng ta chỉ học
cách sử dụng các thư viện jQuery API. còn cấu trúc và cú pháp lập trình thì không
khác gì Javascript. jQuery không phải là một ngôn ngữ lập trình riêng biệt mà hoạt
động liên kết với JavaScript. Với jQuery, bạn có thể làm được nhiều việc hơn mà lại
tốn ít công sức hơn. jQuery cung cấp các API giúp việc duyệt tài liệu HTML, hoạt
ảnh, xử lý sự kiện và thao tác AJAX đơn giản hơn. jQuery hoạt động tốt trên nhiều
loại trình duyệt khác nhau. Một trong những đối thủ nặng ký của jQuery đó là JS
Framework. jQuery được phát hành vào tháng 1 năm 2006 bởi John Resig tại
BarCamp NYC. Nó được duy trì và phát triển bởi một nhóm các nhà phát triển
của Google đứng đầu là Timmy Wilson.
jQuery đơn giản hóa việc duyệt tài liệu HTML, xử lý sự kiện, hoạt ảnh và tương
tác Ajax để phát triển web nhanh chóng. Các phân tích web đã chỉ ra rằng, jQuery là
thư viện JavaScript được triển khai rộng rãi nhất.
jQuery là một bộ công cụ JavaScript được thiết kế để đơn giản hóa các tác vụ
khác nhau bằng cách viết ít code hơn. Dưới đây liệt kê một số tính năng tối quan trọng
được hỗ trợ bởi jQuery:
– Thao tác DOM − jQuery giúp dễ dàng lựa chọn các phần tử DOM để traverse
(duyệt) một cách dễ dàng như sử dụng CSS, và chỉnh sửa nội dung của chúng bởi sử
dụng phương tiện Selector mã nguồn mở, mà được gọi là Sizzle.
– Xử lý sự kiện − jQuery giúp tương tác với người dùng tốt hơn bằng việc xử lý
các sự kiện đa dạng mà không làm cho HTML code rối tung lên với các Event
Handler.
– Hỗ trợ AJAX − jQuery giúp bạn rất nhiều để phát triển một site giàu tính năng
và phản hồi tốt bởi sử dụng công nghệ AJAX.

Thiết kế và xây dựng website bán hàng bằng PHP


SVTH: Nguyễn Anh Tài - K13C04A012 11
– Hiệu ứng động − jQuery đi kèm với rất nhiều hiệu ứng động đẹp mà bạn có thể
sử dụng cho các website của mình.
– Gọn nhẹ − jQuery là thư viện gọn nhẹ - nó chỉ có kích cỡ khoảng 19KB
(gzipped).
– Được hỗ trợ hầu hết bởi các trình duyệt hiện đại − jQuery được hỗ trợ hầu hết
bởi các trình duyệt hiện đại, và làm việc tốt trên IE 6.0+, FF 2.0+, Safari 3.0+, Chrome
và Opera 9.0+.
– Cập nhật và hỗ trợ các công nghệ mới nhất − jQuery hỗ trợ CSS3 Selector và cú
pháp XPath cơ bản.
 Bootstrap
Bootstrap là một framework bao gồm các HTML, CSS và JavaScript template
dùng để phát triển website chuẩn responsive. Bootstrap cho phép quá trình thiết kế
website diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn dựa trên những thành tố cơ bản sẵn có
như typography, forms, buttons, tables, grids, navigation, image carousels… Bootstrap
là một bộ sưu tập miễn phí của các mã nguồn mở và công cụ dùng để tạo ra một mẫu
webiste hoàn chỉnh. Với các thuộc tính về giao diện được quy định sẵn như kích
thước, màu sắc, độ cao, độ rộng…, các designer có thể sáng tạo nhiều sản phẩm mới
mẻ nhưng vẫn tiết kiệm thời gian khi làm việc với framework này trong quá trình thiết
kế giao diện website.
1.2.3. Tổng quan ngôn ngữ lập trình PHP
PHP thường được viết tắt thành PHP là một ngôn ngữ lập trình kịch bản hay một
loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã
nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát. Nó rất thích hợp với web và có thể dễ dàng
nhúng vào trang HTML. Do được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, tốc độ nhanh, nhỏ
gọn, cú pháp giống C và Java, dễ học và thời gian xây dựng sản phẩm tương đối ngắn
hơn so với các ngôn ngữ khác nên PHP đã nhanh chóng trở thành một ngôn ngữ lập
trình web phổ biến nhất thế giới.
Ngôn ngữ, các thư viện, tài liệu gốc của PHP được xây dựng bởi cộng đồng và có
sự đóng góp rất lớn của Zend Inc., công ty do các nhà phát triển cốt lõi của PHP lập
nên nhằm tạo ra một môi trường chuyên nghiệp để đưa PHP phát triển ở quy mô doanh
nghiệp.

Thiết kế và xây dựng website bán hàng bằng PHP


Nó được được chạy ở phía server nhằm sinh ra mã html trên client. Nhờ vậy mà
nó tạo ra các ứng dụng web chạy trên máy chủ. Mã lệnh PHP có thể được chúng vào
trong HTML nhờ sử dụng cặp thẻ PHP <?php ?>.
 PHP/FI
PHP được phát triển từ một sản phẩm có tên là PHP/FI. PHP/FI do Rasmus
Lerdorf tạo ra năm 1994, ban đầu được xem như là một tập con đơn giản của các mã
kịch bản Perl để theo dõi tình hình truy cập đến bản sơ yếu lý lịch của ông trên mạng.
Ông đã đặt tên cho bộ mã kịch bản này là 'Personal Home Page Tools'. Khi cần đến
các chức năng rộng hơn, Rasmus đã viết ra một bộ thực thi bằng C lớn hơn để có thể
truy vấn tới các cơ sở dữ liệu và giúp cho người sử dụng phát triển các ứng dụng web
đơn giản. Rasmus đã quyết định công bố mã nguồn của PHP/FI cho mọi người xem,
sử dụng cũng như sửa các lỗi có trong nó đồng thời cải tiến mã nguồn.
PHP/FI, viết tắt từ "Personal Home Page/Forms Interpreter", bao gồm một số các
chức năng cơ bản cho PHP như ta đã biết đến chúng ngày nay. Nó có các biến kiểu
như Perl, thông dịch tự động các biến của form và cú pháp HTML nhúng. Cú pháp này
giống như của Perl, mặc dù hạn chế hơn nhiều, đơn giản và có phần thiếu nhất quán.
Vào năm 1997, PHP/FI 2.0, lần viết lại thứ hai của phiên bản C, đã thu hút được
hàng ngàn người sử dụng trên toàn thế giới với xấp xỉ 50.000 tên miền đã được ghi
nhận là có cài đặt nó, chiếm khoảng 1% số tên miền có trên mạng Internet. Tuy đã có
tới hàng nghìn người tham gia đóng góp vào việc tu chỉnh mã nguồn của dự án này thì
vào thời đó nó vẫn chủ yếu chỉ là dự án của một người.
PHP/FI 2.0 được chính thức công bố vào tháng 11 năm 1997, sau một thời gian
khá dài chỉ được công bố dưới dạng các bản beta. Nhưng không lâu sau đó, nó đã được
thay thế bởi các bản alpha đầu tiên của PHP 3.0.
 PHP 3
PHP 3.0 là phiên bản đầu tiên cho chúng ta thấy một hình ảnh gần gũi với các
phiên bản PHP mà chúng ta được biết ngày nay. Nó đã được Andi Gutmans và Zeev
Suraski tạo ra năm 1997 sau khi viết lại hoàn toàn bộ mã nguồn trước đó. Lý do chính
mà họ đã tạo ra phiên bản này là do họ nhận thấy PHP/FI 2.0 hết sức yếu kém trong
việc phát triển các ứng dụng thương mại điện tử mà họ đang xúc tiến trong một dự án
của trường đại học. Trong một nỗ lực hợp tác và bắt đầu xây dựng dựa trên cơ sở

Company
 About Us
 Studocu World University Ranking 2023
 E-Learning Statistics
 Doing Good
 Academic Integrity
 Jobs
 Blog
 Dutch Website
Contact & Help
 F.A.Q.
 Contact
Legal
 Terms
 Privacy Policy
 Cookie Statement








English (US)
Vietnam
Copyright © 2023 StudeerSnel B.V., Keizersgracht 424, 1016 GC Amsterdam, KVK:
56829787, BTW: NL852321363B01
3

out of 54
Download

You might also like