You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI (CƠ SỞ II)

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM VÀ NHỮNG
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN
VIỆT NAM HIỆN NAY

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc


Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Trúc Linh
MSSV: 2153801071161
Số báo danh: 30
Lớp: Đ21LK1 Khoa: Luật

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

Điểm số Điểm chữ Ký tên

Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
NỘI DUNG.............................................................................................................. 2
Chương 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM............. 2
1.1. Những đặc điểm chủ yếu của giai cấp công nhân Việt Nam..................... 3
1.2. Những biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay......................4
1.3. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.....4
Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM
HIỆN NAY.............................................................................................................8
2.1. Sự đổi mới của giai cấp công nhân trên thế giới..........................................8
2.2. Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.....................................9
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIAI CẤP
CÔNG NHÂN VIỆT NAM HIỆN NAY...............................................................14
3.1. Phương hướng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay..............14
3.2. Một số giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay...........15
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................18
1

MỞ ĐẦU

Giai cấp công nhân Việt Nam là lực lượng tiên phong, có vai trò nòng cốt trong việc
thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Đất nước. Ngay từ khi thành lập và
trong suốt 91 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn đứng vững trên lập trường của
giai cấp công nhân; khẳng định địa vị lãnh đạo của giai cấp công nhân trên các lĩnh
vực của đời sống xã hội; là giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; lực
lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đây cũng là lực lượng khá
đông đảo tạo nên nguồn lao động dồi dào của nước ta. Vì vậy, xây dựng giai cấp
công nhân vững mạnh theo tư tưởng Hồ Chí Minh hiện là một nhiệm vụ cấp bách
để giai cấp công nhân giữ vững được vị trí trung tâm trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Nhưng với những khó khăn và thách
thức trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá này thì đòi hỏi cần phải có những
cải cách mới liên tục cập nhật, thay đổi để thúc đẩy phát triển giai cấp công nhân
Việt Nam.
Trong phạm vi bài tiểu luận, em sẽ tập trung phân tích, đưa ra một số thực trạng của
giai cấp công nhân hiện nay, phương hướng và giải pháp chủ yếu để xây dựng giai
cấp công nhân Việt Nam hiện nay theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2

NỘI DUNG
Chương 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM
1.1. Những đặc điểm chủ yếu của giai cấp công nhân Việt Nam
Tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Đảng đã xác định
“Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao
gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại
hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch
vụ có tính chất công nghiệp”
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với chính sách khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam Giai cấp công nhân Việt Nam mang những
đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Ra đời trước giai cấp tư sản, vào đầu thế kỷ XX, là giai cấp trực tiếp đối kháng với
tư bản thực dân Pháp và bè lũ tay sai của chúng. Giai cấp công nhân Việt Nam phát
triển chậm vì nó sinh ra và lớn lên ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, dưới ách
thống trị của thực dân Pháp.
- Trong cuộc đấu tranh chống tư bản thực dân đế quốc và phong kiến để giành độc
lập chủ quyền, xóa bỏ ách bóc lột và thống trị thực dân, giai cấp công nhân đã tự thể
hiện mình là lực lượng chính trị tiên phong để lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc, giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc thực dân
và phong kiến thống trị, mở đường cho sự phát triển của dân tộc trong thời đại cách
mạng vô sản. Giai cấp công nhân Việt Nam không chỉ thể hiện đặc tính cách mạng
của mình ở ý thức giai cấp và lập trường chính trị mà còn thể hiện tinh thần dân tộc,
giai cấp công nhân Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, với dân tộc, có truyền
thống yêu nước, đoàn kết và bất khuất chống xâm lược.
Tuy số lượng giai cấp công nhân Việt Nam khi ra đời còn ít những đặc tính của
công nhân với tư cách là sản phẩm của đại công nghiệp chưa thật sự đầy đủ, lại sinh
trưởng trong một xã hội nông nghiệp còn mang nhiều tàn dư của tâm lý tiểu nông
nhưng giai cấp công nhân Việt Nam sớm được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng
chống thực dân, đế quốc nên đã trưởng thành nhanh chóng về ý thức chính trị giai
3

cấp, sớm giác ngộ lý tưởng, mục tiêu cách mạng, tức là giác ngộ về sử mệnh lịch sử
của giai cấp mình, nhất là từ khi Đảng ra đời Lịch sử đấu tranh cách mạng của giai
cấp công nhân và của Đảng cũng như phong trào công nhân Việt Nam do Đảng lãnh
đạo gắn liền với lịch sử và truyền thống đấu tranh của dân tộc, nổi bật ở truyền
thống yêu nước và đoàn kết đã cho thấy giai cấp công nhân Việt Nam trung thành
với chủ nghĩa Mác - Lênin, với Đảng Cộng sản, với lý tưởng, mục tiêu cách mạng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội . Giai cấp công nhân Việt Nam có tinh thần
cách mạng triệt để và là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong của
mình là Đảng Cộng sản.
- Giai cấp công nhân Việt Nam gắn bó mật thiết với các tầng lớp nhân dân trong xã
hội. Lợi ích của giai cấp nhân và lợi ích dân tộc gắn chặt với nhau, tạo thành động
lực thúc đẩy đoàn kết giai cấp gắn liền với đoàn kết dân tộc trong mọi thời kỳ đấu
tranh cách mạng, từ cách mạng giải phóng dân tộc đến cách mạng xã hội chủ nghĩa,
trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong sự nghiệp đối mới hiện nay.
Đại bộ phận công nhân Việt Nam xuất thân từ nông dân và các tầng lớp lao động
khác, cùng chung lợi ích, cùng chung nguyện vọng và khát vọng đấu tranh cho độc
lập tự do để giải phóng dân tộc và phát triển đất nước. Hướng đích tới chủ nghĩa xã
hội nên giai cấp công nhân Việt Nam có mối liên hệ tự nhiên, chặt chẽ với giai cấp
nông dân và các tầng lớp lao động trong xã hội, đặc điểm này tạo ra thuận lợi để
giai cấp công nhân xây dựng khối liên minh giai cấp với giai cấp nông dân, với đội
ngũ trí thức làm nòng cốt trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó cũng là cơ sở xã
hội rộng lớn để thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, thực hiện sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân Việt Nam, trước cũng như hiện nay.
Những đặc điểm nêu trên bắt nguồn từ lịch sử hình thành và phát triển giai cấp công
nhân Việt Nam với cơ sở kinh tế – xã hội và chính trị ở đầu thế kỷ XX.
1.1. Những biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Ngày nay, nhất là trong 35 năm đổi mới đất nước, những đặc điểm đó của giai cấp
công nhân đã có những biến đổi do tác động của tình hình kinh tế - xã hội trong
nước và những tác động của tỉnh hinh quốc tế và thế giới. Bản thân giai cấp công
4

nhân Việt Nam cũng có những biến đổi từ cơ cấu xã hội – nghề nghiệp, trình độ học
vấn và tay nghề bậc thợ đến đời sống, lối sống, tâm lý, ý thức. Đội tiên phong của
giai cấp công nhân là Đảng Cộng sản đã có một quá trình trưởng thành, trở thành
Đảng cầm quyền duy nhất ở Việt Nam, đang nỗ lực tự đổi mới, tự chỉnh đốn để
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, làm cho Đảng ngang tầm
nhiệm vụ. Những biến đổi đó thể hiện trên những nét chính sau đây:
- Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay đã tăng nhanh về số lượng và chất lượng là
giai cấp đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với
phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay đa dạng về cơ cấu nghề nghiệp, có mặt
trong mọi thành phần kinh tế nhưng đội ngũ công nhân trong khu vực kinh tế nhà
nước là tiêu biểu, đóng vai trò nòng cốt, chủ đạo.
- Công nhân tri thức nắm vững khoa học - công nghệ tiên tiến và công nhân trẻ
được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp, có học vấn, văn hóa, được rèn luyện
trong thực tiễn sản xuất và thực tiễn xã hội là lực lượng chủ đạo trong cơ cấu giai
cấp công nhân, trong lao động và phong trào công đoàn. Trong môi trường kinh tế -
xã hội đổi mới, trong đà phát triển mạnh mẽ của cuộc. Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư, giai cấp công nhân Việt Nam đứng trước thời cơ phát triển và những thách
thức nguy cơ trong phát triển.
- Để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trong bối cảnh
hiện nay, cùng với việc xây dựng, phát triển giai cấp công nhân lớn mạnh, hiện đại,
phải đặc biệt coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng lãnh đạo,
cầm quyền thực sự trong sạch, vững mạnh. Đó là điểm then chốt để thực hiện thành
công sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam.
1.2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã xác định vai trò giai cấp công nhân và sử mệnh
lịch sử to lớn của giai cấp công nhân ở nước ta: “Giai cấp công nhân nước ta có sứ
mệnh lịch sử to lớn: Là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là
Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai
5

cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng”.
Thực hiện sứ mệnh lịch sử to lớn đó, giai cấp công nhân Việt Nam phát huy vai trò
của một giai cấp tiên phong, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự
lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể thuộc nội
dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Nội dung kinh tế: Giai cấp công nhân Việt Nam với số lượng đông đảo, có cơ cấu
ngành nghề đa dạng, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ công nghiệp ở
mọi thành phần kinh tế, với chất lượng ngày một nâng cao về kỹ thuật và công nghệ
sẽ là nguồn nhân lực lao động chủ yếu tham gia phát triển nền kinh tế thị trường
hiện đại, định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy khoa học - công nghệ làm động lực quan
trọng quyết định tăng năng suất lao động chất lượng và hiệu quả. Đảm bảo tăng
trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, thực hiện hài hòa
lợi ích cá nhân tập thể và xã hội
Giai cấp công nhân phát huy vai trò và trách nhiệm của lực lượng đi đầu trong sự
nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - đây là vấn đề nổi bật
nhất đối với việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện
nay. Thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho nước ta
trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có nền công nghiệp hiện đại,
định hướng xã hội chủ nghĩa trong một, hai thập kỷ tới, với tầm nhìn đến giữa thế
kỷ XXI (2050) đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân mà giai cấp công nhân là
nòng cốt. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam phải gắn liền với phát triển
kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Tham gia vào sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai cấp công nhân có điều kiện khách quan
thuận lợi để phát triển cả số lượng và chất lượng, làm cho những phẩm chất của giai
cấp công nhân hiện đại được hình thành và phát triển đầy đủ trong môi trường xã
hội hiện đại, với phương thức lao động công nghiệp hiện đại. Đó còn là điều kiện để
6

giai cấp công nhân Việt Nam khắc phục những nhược điểm, hạn chế vốn có do hoàn
cảnh lịch sử và nguồn gốc xã hội sinh ra (như tâm lý tiểu nông, lối sống nông dân,
thói quen, tập quán lạc hậu từ truyền thống xã hội nông nghiệp cổ truyền...).
Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trên lĩnh vực kinh tế gắn liền với
việc phát huy vai trò của giai cấp công nhân, của công nghiệp, thực hiện khối liền
mình công - nông - trí thức để tạo ra những động lực phát triển nông nghiệp - nông
thôn và nông dân ở nước ta theo hưởng phát triển bền vững, hiện đại hóa, chủ động
hội nhập quốc tế, nhất là hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ tài nguyên và môi trường
sinh thái. Như vậy, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình tạo ra
sự phát triển và trưởng thành không chỉ đối với giai cấp công nhân mà còn đối với
giai cấp nông dân, tạo ra nội dung mới, hình thức mới để nâng cao chất lượng, hiệu
quả khối liên minh công - nông – trí thức ở nước ta.
Nội dung chính trị - xã hội: Cùng với nhiệm vụ giữ vững và tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng thì nhiệm vụ “Giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng vai trò
tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên" và "tăng cương xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thon về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa" trong nội bộ là những nội dung chính yếu, nổi bật, thể
hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân về phương diện chính trị - xã hội. Thực
hiện trọng trách đó, đội ngũ cán bộ đảng viên trong giai cấp công nhân phải nêu cao
trách nhiệm tiên phong đi đầu, góp phần củng cố và phát triển cơ sở chính trị - xã
hội quan trọng của Đảng, đồng thời giai cấp công nhân (thông qua hệ thống tổ chức
công đoàn) chủ động tích cực tham gia xây dựng chỉnh đốn Đảng làm cho Đảng
thực sự trong sạch, vững mạnh, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa để bảo
vệ nhân dân - đó là trọng trách lịch sử thuộc về sứ mệnh của giai cấp công nhân
Việt Nam hiện nay.
Nội dung văn hóa, tư tưởng: Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc có nội dung cốt lõi là xây dựng con người mới xã hội
chủ nghĩa, giáo dục đạo đức cách rèn luyện lối sống, tác phong công nghiệp, văn
minh hiện đại, xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam, hoàn thiện nhân
7

cách - đó là nội dung trực tiếp về văn hóa tư tưởng thể hiện sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân, trước hết là trọng trách lãnh đạo của Đảng Giai cấp công nhân còn
tham gia vào cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng lý luận để bảo vệ sự trong sáng
của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là nền tảng tư tưởng của
Đảng, chống lại những quan điểm sai trái, những sự xuyên tạc của các thế lực thù
địch, kiên định lý tưởng, mục tiêu và con đường cách mạng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Muốn thực hiện được sứ mệnh lịch sử này, giai cấp công nhân Việt
Nam phải thường xuyên giáo dục cho các thế hệ công nhân và lao động trẻ ở nước
ta về ý thức giai cấp, bản lĩnh chính trị, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế,
củng cố mối liên hệ mật thiết giữa giai cấp công nhân với dân tộc, đoàn kết giai cấp
gắn liền với đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Đó là sự kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại trong thời đại Hồ Chí Minh.
8

Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM
HIỆN NAY
2.1. Sự đổi mới của giai cấp công nhân trên thế giới
Sự lớn mạnh về cả số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề.Sự phát triển của
cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã và
đang tác động mạnh mẽ đến giai cấp công nhân các nước. Đối với giai cấp công
nhân ở các nước đang phát triển, sự tác động này tạo ranhững biến đổi sâu sắc trong
cơ cấu của nó cả về số lượng và chất lượng, đồngthời cũng làm xuất hiện nhiều biểu
hiện mới. Nhìn tổng quát, có thể thấy rõ một sốđiểm chủ yếu sau: Thứ nhất, chiếm
tỷ trọng không lớn trong cơ cấu dân cư của từng nước(khoảng 15 -30%), song lại có
chiều hướng gia tăng tỷ trọng trong tổng số giai cấpcông nhân trên thế giới. Bởi lẽ
đa phần dân số thế giới là dân cư các nước đang phát triển ( trong tổng số hơn 8 tỷ
người trên thế giới hiện nay, chỉ có gần 3 tỷ người sống ở các nước công nghiệp
phát triển - các nước OECD, còn lại sống ở các nước đang phát triển). Ở các nước
này, trong thế kỷ XX, giai cấp nông dân chiếm số đông, nhưng hiện nay do quá
trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nên giai cấp công nhân có sự gia tăng nhanh
chóng.Thứ hai, là lực lượng lao động có trình độ học vấn ngày càng được nâng cao,
được đào tạo nghề nghiệp nhất định trong cơ cấu lao động chung. So với giai cấp
nông nhân và những người làm dịch vụ giản đơn, giai cấp công nhân được đào tạo
chuyên môn, nghề nghiệp tốt hơn.Thứ ba, là nhóm người lao động đang từng bước
được tiếp xúc với khoa học- công nghệ tiên tiến, được rèn luyện tác phong, kỷ luật
lao động công nghiệp.Thứ tư, giai cấp công nhân khá đa dạng, phức tạp về thành
phần xã hội, về nghề nghiệp chuyên môn. Khác với các nước tư bản phát triển, giai
cấp công nhân ở các nước đang phát triển đang gia tăng về số lượng, cả ở bộ phận
công nhân công nghiệp truyền thống, cả ở bộ phận công nhân làm trong các lĩnh
vực sản xuất mới, lĩnh vực công nghệ cao. Điều này được các nhà nghiên cứu xã hội
học lý giải là do các nước đang phát triển đang trong quá trình công nghiệp hóa
(còn các nước phát triển đã hoàn thành quá trình công nghiệp hóa, chuyển các
ngành công nghiệp truyền thống, sử dụng nhiều lao động sang khu vực các nước
9

đang phát triển), đang thu hút đầu tư nước ngoài mà chủ yếu là của các nước phát
triển. Mặt khác, trong khi ở các nước công nghiệp phát triển, lĩnh vực công nghiệp,
nông nghiệp đang dần thu hẹp lại, lĩnh vực dịch vụ mở rộng, thì ở các nước đang
phát triển ,lĩnh vực công nghiệp có xu hướng ngày càng mở rộng. Sự thay đổi về
chất lượng cuộc sống. Hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, chất
lượng cuộc sống của giai cấp công nhân đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là giai
cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển, một số đã có tư liệu sản xuất cho riêng
mình(tuy nhiên những tư liệu sản xuất thiết yếu, quy định sự tồn tại của chế độ tư
bản chủ nghĩa vẫn nằm trong tay giai cấp tư sản). Bên cạnh đó, họ vẫn phải chịu sự
áp bức, bóc lột sức lao động bởi giai cấp tư sản nên phần lớn vẫn có cuộc sống khó
khăn, nhưng không thể phủ nhận việc đã có cải thiện hơn trước.
2.2. Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Về số lượng, chất lượng và cơ cấu
Sau gần 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, giai cấp công nhân nước ta cósự phát
triển rất nhanh cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về cơ cấu, lĩnh vực,ngành
nghề; vị trí và vai trò của giai cấp công nhân càng ngày được kh“ng định.Hàng năm
đóng góp của giai cấp công nhân Việt Nam lên tới 60% tổng sản phẩmtrong nước
và 70% ngân sách nhà nước. Công nhân trong doanh nghiệp ngoài nhànước và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh, ngược lại, công nhân
trong doanh nghiệp nhà nước ngày càng giảm về số lượng. Về trình độ học vấn và
trình độ chuyên môn nghề nghiệp , có khoảng 70% tổng số công nhân có trình độ
trung học phổ thông, 27% có trình độ trung học cơ sở và 3% có trình độ tiểu học.
Công nhân có trình độ trung cấp chiếm 18%, trình độ cao đẳng chiếm 7%, trình độ
đại học chiếm 17%, công nhân được đào tạo, đào tạo lại tại doanh nghiệp chiếm
48%.
Tuy vậy, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, giai cấp công nhân nước ta còn nhiều hạn chế,
yếu kém. “Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số
lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp
10

công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; thiếu nghiêm trọng các
chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề, tác phong công
nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế, đa phần công nhân từ nông dân, chưa
được đào tạo cơ bản và có hệ thống”. Trình độ văn hóa và tay nghề của công nhân
thấp đã ảnh hưởng không tốt đến việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật, đến năng suất
lao động, chất lượng sản phẩm. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới về chất
lượng lao động được tính theo thang điểm 10, thì chất lượng lao động Việt Nam chỉ
đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của WB. Trong khi
đó, Hàn Quốc đạt 6,91 điểm, Ấn Độ là 5,76 điểm, Malaysia là 5,59 điểm, Thái Lan
4,94 điểm... Còn theo kết quả khảo sát của Tổ chức Lao động quốc tế, năng suất lao
động của công nhân Việt Nam thuộc vào nhóm thấp nhất của khu vực, chỉ bằng 1/5
Malaysia, 2/5 Thái Lan, 1/15 Singapore, 1/11 Nhật Bản, 1/10 Hàn Quốc. Trong số
các nước ASEAN, năng suất lao động của công nhân Việt Nam chỉ cao hơn
Campuchia và Lào.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với tốc độ tăng năng suất lao động như hiện nay, thì
phải đến năm 2038 năng suất lao động của công nhân Việt Nam mới bắt kịp
Philippines, năm 2069 chúng ta mới bắt kịp được Thái Lan, do đó, chúng ta cần có
đối sách để nâng cao chất lượng nhân lực, góp phần nâng cao năng suất lao động
trong quá trình cạnh tranh thời hội nhập. Nguồn lực lao động qua đào tạo của nước
ta vừa thiếu lại vừa thừa, hệ quả là tỷ lệ thất nghiệp của những người đã qua đào tạo
ngày càng cao. Trong số gần 11 triệu người lao động đã qua đào tạo có chứng chỉ,
văn bằng hiện nay, thì trình độ đại học trở lên có 4,5 triệu người (chiếm 41%), trình
độ cao đẳng có 1,6 triệu người (chiếm 15%), trình độ trung cấp 2,9 triệu người
(chiếm 27,11%), trình độ sơ cấp có 1,8 triệu người (chiếm 16,4%). Theo đó, trình
độ đại học-cao đẳng-trungcấp-sơ cấp tương ứng theo tỷ lệ: 1/0-35-0,65-0,4. Điều
này cảnh báo về sự mất cân đối trong cơ cấu lao động qua đào tạo giữa các bậc ở
nước ta.
Trong điều kiện thế giới đã bước vào thời kỳ phát triển kinh tế tri thức, sản phẩm
lao động được tạo ra với hàm lượng chất xám ngày càng cao, tính cạnh tranh trong
11

quá trình tham gia vào chu trình sản xuất giá trị toàn cầu ngày càng được đẩy mạnh,
thì vai trò của nguồn nhân lực, mà trực tiếp là người công nhân lao động sẽ đóng vai
trò quyết định. Trong thời gian tới, khi chúng ta thực hiện đầy đủ các cam kết của
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới,
đặc biệt Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP),
những rào cản về không gian kinh tế, hàng hóa, dịch vụ, vốn, khoa học công nghệ,
thị trường lao động được gỡ bỏ, thì sự cạnh tranh giữa các nước càng trở nên gay
gắt. Hiện ASEAN đã có Hiệp định về di chuyển tự nhiên nhân lực, có thỏa thuận
công nhân lẫn nhau về chứng chỉ hành nghề của cơ quan chính thức đối với 8 ngành
nghề được tự do chuyển dịch. Việc công nhận trình độ lẫn nhau về kỹ năng nghề sẽ
là một trong những điều kiện rất quan trọng trong việc thực hiện dịch chuyển lao
động giữa Việt Nam với các nước trong khu vực.
Nhưng trình độ phát triển không đồng đều dẫn đến việc lao động có tay nghề chủ
yếu di chuyển vào thị trường Singapore, Malaysia và Thái Lan. Những lao động
được chứng nhận về trình độ , kỹ năng sẽ được di chuyển tự do hơn. Đây sẽ là thách
thức cho Việt Nam, vì số lượng công nhân lành nghề ở nước ta còn khiêm tốn, buộc
phải chấp nhận nguồn lao động di cư đến từ các nước khác có trình độ cao hơn.
Về ý thức chính trị, đạo đức, kĩ luật và tác phong của người lao động
Hiện nay, tâm lý, thói quen và tác phong lao động gắn liền với nền sản xuất nhỏ còn
in đậm trong một bộ phận giai cấp công nhân nước ta. Hơn nữa, trong quá trình phát
triển, giai cấp công nhân thường xuyên tiếp nhận những thành phần mới, phần lớn
là từ nông dân, họ còn trẻ tuổi đời, ý thức lập trường giai cấp còn hạn chế. Vì vậy,
“Công nhân nước ta không đồng đều về nhận thức xã hội, giác ngộ giai cấp, bản
lĩnh chính trị, ý thức tổ chức và kỷ luật lao động”. Dưới tác động của hội nhập quốc
tế ngày càng sâu rộng, giai cấp công nhân nước ta đã năng động hơn, chủ động hơn,
cố gắng nâng cao năng lực, hướng tới hiệu quả công việc ngày càng cao hơn.
Nhưng mặt khác, một bộ phận công nhân nước ta bị phai nhạt giá trị đạo đức truyền
thống, xa rời lý tưởng cách mạng. Điều này gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp và
hình ảnh người công nhân Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Nhiều công
12

nhân coi công việc tại nhà máy, xí nghiệp như là một cách mưu sinh, chứ chưa phải
là một nghề nghiệp, không ý thức được vị trí và vai trò của giai cấp mình. Qua khảo
sát, chỉ có 23,5% tự hào là công nhân; 54,4% bằng lòng với vị trí hiện tại; 4,5% cảm
thấy thân phận làm thuê bị coi rẻ; 9% chẳng thích thú gì với thân phận của mình.
Hầu hết công nhân không nhận mình thuộc giai cấp lãnh đạo xã hội, họ chỉ nhận
mình là những người làm công ăn lương, cố gắng làm tốt công việc để tăng thêm
thu nhập nhằm cải thiện cuộc sống. Không ít công nhân làm việc trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tâm lý làm thuê, một bộ phận công nhân chưa
thiết tha phấn đấu vào Đảng và tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị - xã
hội.
Về chân dung cuộc sống hằng ngày: Chất lượng cuộc sống của giai cấp công nhân
Việt Nam hiện nay đang là một vấn đề đau đầu của các nhà quản lý. Người công
nhân thường sống tập trung quanh các khu nhà trọ tồi tàn quanh khu công nghiệp.
Mặc dù đã có một số khu công nghiệp xây chung cho công nhân nhưng cũng chẳng
đáp ứng được bao nhiêu nhu cầu cho công nhân, chưa kể là những công trình kém
chất lượng, bị rút ruột công trình…Chỗ ở là một, kế đến là vật chất, thức ăn mà
công nhân ăn hằng ngày. Chúng ta vẫn thường nghe đến những thông tin về việc
công nhân bị ngộ độc thực phẩm, hoặc chất lượng thức ăn của công nhân quá thấp
so với thị trường hiện nay. Theo báo cáo của Đảng bộ Hồ Chí Minh, đối với các vụ
ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các bếp ăn tập thể trong khu chế xuất, khu công
nghiệp, từ năm 2010 đến năm2019, cả nước ghi nhận 149 vụ với 10.847 người mắc,
9.889 người nhập viện. Trung bình một năm xảy ra 15 vụ với 1.135 người mắc và
1.084 người nhập viện. Đáng chú ý trong 2 năm gần đây (2018, 2019), tình hình
ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp, khu chế xuất đã có xu
hướng giảm cả về số vụ, số mắc và nhập viện nhưng không phải là không có. Các
ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong khu chế xuất, khu công nghiệp xảy ra
nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ, tiếp đến là khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long (đặc biệt là giai đoạn 2015-2019).
13

Sự bảo đảm an toàn cho công nhân trong lúc làm việc cũng chưa được đẩy mạnh
chú ý, thực tế vẫn còn xảy ra rất nhiều những vụ tai nạn lao động thương tâm (năm
2019 cả nước đã xảy ra 8.150 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 8.327 người bị nạn.
Số vụ TNLĐ chết người là 927, số người chết vì TNLĐ là 979, số người bị thương
nặng là 1.892; nạn nhân lao động nữ là 2.771 người, gây thiệt hại gần 10.000 tỷ
đồng), đồng thời cũng còn tồn tại những vụ hành hung công nhân chủ yếu xuất phát
từ mâu thuẫn nhỏ nhặt. Trong thời đại hiện nay, đồng tiền dường như là thứ người
ta bất chấp để đổi lấy. Vậy với những đồng lương rẻ mạt được trả, liệu người công
nhân có thể sống đủ? Không! Theo số liệu thống kê, năm 2019, có tới 69% công
nhân không đủ tiền để trang trải nhu cầu sinh hoạt và 31% còn lại không tiết kiệm
được gì từ tiền lương. Họ suốt ngày chỉ lo làm sao cho qua ngày là ổn rồi chứ không
cần lo lắng gì thêm, vậy khi nào mới giác ngộ được lý tưởng cách mạng, sứ mệnh
lịch sử của bản thân công nhân? Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp, có
diễn biến khó lường như hiện nay, rất nhiều người lao động bị mất việc làm, hoặc bị
cắt giảm giờ làm bắt buộc. Theo số liệu thống kê, dịch COVID-19 đẩy 1,3 triệu
người vào tình trạng không có việc làm trong năm 2020, đa phần người mất việc
trong độ tuổi lao động, không đem lại thu nhập cho gia đình, có thể tiềm ẩn gây ra
nhiều hậu quả cho xã hội như tệ nạn ma túy, trộm cắp,...
14

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIAI CẤP


CÔNG NHÂN VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Phương hướng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Đại hội lần thứ X của Đảng đã xác định phương hướng xây dựng giai cấp công
nhân Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa là “Đối với giai cấp công nhân, phát triển về số
lượng, chất lượng và tổ chức; nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học
vấn và nghề nghiệp, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Giải quyết việc làm, giảm tối đa số công nhân thiếu việc làm
và thất nghiệp. Thực hiện tốt chính sách và pháp luật về lao động, tiền lương, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hộ lao động, chăm sóc, phục
hồi sức khỏe đối với công nhân; chính sách ưu đãi nhà ở đối với công nhân bậc cao.
Xây dựng tổ chức, phát triển đoàn viên công đoàn, nghiệp đoàn đều khắp ở các cơ
sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế... Chăm lo đào tạo cán bộ và
kết nạp đảng viên từ những công nhân ưu tú”¹.
Tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Đảng ta đã ra Nghị
quyết về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, trong đó nhấn mạnh “Xây dựng giai cấp công
nhân lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức công
dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa của dân tộc;
nhạy bén và vững vàng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và
những biến đổi của tình hình trong nước, có tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết,
hợp tác quốc tế; thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp lãnh đạo cách mạng thông
qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam... Xây dựng giai cấp công nhân lớn
mạnh, phát triển nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng, có cơ cấu đáp ứng yêu
cầu phát triển đất nước; ngày càng được trí thức hóa: có trình độ học vấn, chuyên
môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học - công
nghệ tiên tiến, hiện đại trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức thích ứng nhanh
15

với cơ chế thị trưởng và hội nhập quốc tế.... có tác phong công nghiệp và kỷ luật lao
động cao".
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng không định “Giữ vững bản chất
giai cấp công nhân của Đảng. kiên định các nguyên tắc xây dựng của Đảng”. Đồng
thời xác định rõ: "Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, nâng cao bản
lĩnh chính trị trình độ học vấn chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công
nghiệp. kỷ luật lao động thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho giai cấp công nhân.
Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nhà ở và phúc lợi xã hội cho công nhân, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân. Đối mới tổ chức và hoạt
động của công đoàn phù hợp với cơ cấu lao động, nhu cầu, nguyện vọng của công
nhân và yêu cầu hội nhập quốc tế tập trung làm tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, tập thể công nhân. Định hướng, quản
lý tốt sự ra đời, hoạt động của các tổ chức của công nhân tại doanh nghiệp ngoài tổ
chức công đoàn hiện nay.
3.2. Một số giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ mới cần thực
hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
Một là nâng cao nhận thức, kiên định quan điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh
đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự lớn mạnh
của giai cấp công nhân là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công
cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hai là, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh gắn với xây dựng và phát huy sức
mạnh của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức,
doanh nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Phát huy vai trò giai cấp công nhân trong
khối đại đoàn kết toàn dân tộc - động lực chủ yếu của sự phát triển đất nước; đồng
thời tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp tác quốc tế với giai cấp công nhân trên toàn
thế giới.
16

Ba là, thực hiện chiến lược xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, gắn kết chặt chẽ
với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
hội nhập quốc tế. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội và chăm lo xây dựng giai cấp công nhân; đảm bảo
hài hòa lợi ích giữa công nhân, người sử dụng lao động, Nhà nước và toàn xã hội,
không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, quan tâm giải
quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân.
Bốn là đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, không ngừng
trí thức hóa giai cấp công nhân. Đặc biệt quan tâm xây dựng thế hệ công nhân trẻ,
có học vấn, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, ngang tầm khu vực và quốc tế
có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành bộ phận nòng cốt
của giai cấp công nhân.
Năm là, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị của toàn xã hội và sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi người công nhân
sự tham gia đóng góp tích cực của người sử dụng lao động. Sự lãnh đạo của Đảng
và quản lý của Nhà nước có vai trò quyết định, công đoàn có vai trò quan trọng trực
tiếp trong chăm lo xây dựng giai cấp công nhân. Xây dựng giai cấp công nhân lớn
mạnh gắn liền với xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị tư tưởng, tổ
chức và đạo đức xây dựng tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hổ Chí
Minh và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong giai cấp công nhân.
Sáu là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho giai cấp công nhân.
Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nhà ở và phúc lợi xã hội cho công nhân; bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân. Đôi mới tô chức và hoạt
động của công đoàn phù họp với cơ cấu lao động, nhu cầu, nguyện vọng của công
nhân và yêu cầu hội nhập quốc tế; tập trung làm tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền
và lợi ích họp pháp, chính đáng của công nhân, tập thể công nhân. Định hướng,
quản lý tốt sự ra đời, hoạt động của các tổ chức của công nhân tại doanh nghiệp
ngoài tổ chức công đoàn hiện nay.
17

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân đã phát huy vai
trò là lực lượng tiên phong thực hiện công cuộc đổi mới Đất nước hiện nay. Giai
cấp công nhân Việt Nam luôn giữ vững vai trò lãnh đạo, tập hợp, tồ chức, định
hướng và vận động đông đảo các giai cấp và tầng lớp khác cùng tham gia tích cực
vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước. Bên cạnh đó, giai cấp công
nhân thông qua chính đảng của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn
thể dân tộc đấu tranh, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ; bảo vệ Đảng và Nhà nước, bảo vệ nhân dân. Giai cấp công nhân cũng
chính là lực lượng nòng cốt để phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc - nhân tố quyết định cho mọi thắng lợi của dân tộc Việt Nam,là cội nguồn sức
mạnh và là động lực to lớn, cổ vũ toàn thể dân tộc vượt mọi chông gai, thử thách;
chiến thắng nghèo nàn lạc hậu và đấu tranh xóa bỏ những tiêu cực trong xã hội;
thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học (Dành cho bậc
đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội,
2021.
2. TS. Nguyễn Thị Quyết (Số 01/2022). Một số đặc điểm cơ bản của giai cấp công
nhân Việt Nam hiện nay,
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/335848/CVv233S01202
2058.pdf truy cập 27/10/2022.
3. Phạm Văn Giang (2017). Luận án: Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt
Nam hiện nay,
https://www.slideshare.net/trongthuy1/luan-an-su-bien-doi-cua-giai-cap-cong-n
han-viet-nam-hien-nay truy cập 27/10/2022.
4. Tân Linh (06/10/2021). Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn
mạnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ mới theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng,
https://tinhuyquangtri.vn/tiep-tuc-xay-dung-giai-cap-cong-nhan-viet-nam-lon-manh
-dap-ung-yeu-cau-nhiem-vu-thoi-k%E1%BB%B3-moi-theo-tinh-than-dai-hoi-xiii-c
ua-dang truy cập 27/10/2022.

5. Đức Thiệm (26/05/2021). Những biến đổi tích cực trong giai cấp công nhân
nước ta hiện nay,
https://lamdong.gov.vn/sites/ldld/diendantraodoi/SitePages/Nhung-bien-doi-tich-cu
c-cua-giai-cap-cong-nhan-nuoc-ta-hien-nay.aspx truy cập 27/10/2022.

You might also like