You are on page 1of 66

3/21/2023

Hoàng Đức Tâm


Khoa Vật lý – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Phần 1. Các kiến thức cơ bản về năng lượng


Chủ đề 1: Năng lượng cơ học.
Chủ đề 2: Năng lượng và sự chuyển hóa.
Chủ đề 3: Cơ sở của nhiệt học.
Chủ đề 4: Sự chuyển thể của các chất.

Phần 2: Năng lượng với cuộc sống


Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng
Chủ đề 2. Phát triển năng lượng sạch
1. Nguồn gốc năng lượng.
1. Năng lượng mặt trời.
2. Cơ cấu năng lượng của nước ta và trên thế giới.
2. Nhà máy điện địa nhiệt.
3. Nguyên lý: Cảm ứng điện từ.
Chủ đề 3. Sử dụng năng lượng
4. Nhà máy thủy điện.
1. Đèn phóng điện khí.
5. Năng lượng hạt nhân: Năng lượng phân hạch.
2. Đèn thủy ngân, đèn halogen kim
6. Năng lượng hạt nhân: Năng lượng nhiệt hạch.
loại và đèn natri.
7. Năng lượng hóa học: Công nghệ Pin lithium – ion.
3. Bóng đèn LED.
8. Tích lũy điện dư thừa.
Chủ đề 4. Năng lượng với môi trường sống
1. Hiệu ứng nhà kính.

2 HOANG DUC TAM 3/21/2023

1
3/21/2023

KẾ HOẠCH HỌC TẬP


Tuần 1 – 6: Giảng viên giảng các nội dung học phần
Tuần 7 – 8: Sinh viên báo cáo seminar: 4 seminar/buổi
Tuần 9: Ôn tập, giải đáp thắc mắc

Các chủ đề seminar


Chủ đề 1: Năng lượng sinh học và dòng năng lượng trong hệ sinh thái.
Chủ đề 2: Ảnh hưởng của năng lượng thủy điện và năng lượng hạt nhân đến môi trường sống.
Chủ đề 3: Các biện pháp sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng.
Chủ đề 4: Các nguồn năng lượng mới.
Yêu cầu: Phần chuẩn bị
- Mỗi nhóm 5-6 sinh viên. Có nhóm trưởng, nhóm trưởng cần lập kế hoạch phân chia công việc cho thành viên trong nhóm, có
nhật ký làm việc ghi lại phần công việc thực hiện của từng thành viên.
- Các bạn chọn nhóm, lập danh sách nhóm và bốc thăm 4 đề tài ở trên.
- Trình bày trên file powerpoint, nội dung: từ 30-40 slides.
- Không chép lại từ internet, các nội dung cần tự tìm hiểu và trình bày.
- Các hình ảnh, video, dữ liệu cần ghi nguồn trích dẫn đầy đủ.
Yêu cầu: Phần trình bày
Mỗi nhóm có 30 phút trình bày seminar và 15 phút dành cho lớp thảo luận, trao đổi.
Thời gian: nộp lại trước ngày 24/04/2023. Các nhóm trưởng gửi mail toàn bộ nội dung seminar cho GV qua email:
tamhd@hcmue.edu.vn.
Các file nộp bao gồm:
- File trình chiếu.
- Bảng phân công công việc của các thành viên nhóm.
- Nhật ký làm việc của nhóm.

3 HOANG DUC TAM 3/21/2023

PHẦN 1

CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ


NĂNG LƯỢNG

4 HOANG DUC TAM 3/21/2023

2
3/21/2023

Chủ đề 1. Năng lượng cơ học


1.1. Động năng và thế năng

 Thế năng là dạng năng lượng được tích trữ trong một vật bất kỳ, sẵn sàng hoạt động, phụ
thuộc vào vị trí tương đối giữa các vật khác nhau trong một hệ (năng lượng tiềm tàng). Thế
năng này là đặc tính của hệ, không phải của một vật riêng lẻ.
Thí dụ: hệ bao gồm Trái đất và quả bóng, thế năng của quả bóng càng lớn khi nó ở độ cao
càng lớn so với mặt đất. Một số dạng năng lượng tiềm tàng: thế năng hấp dẫn (thí dụ tương
tác hấp dẫn giữa vật và Trái Đất), thế năng đàn hồi (tương tác đàn hồi giữa các vật hoặc các
phần của vật), năng lượng hóa học (chuyển đổi chất thì sinh năng lượng), năng lượng hạt
nhân (tương tác giữa các hạt nhân nguyên tử - biến đổi hạt nhân sẽ sinh năng lượng).

 Động năng là năng lượng của một vật hay hệ vật có được khi chuyển động. Động năng là một
thuộc tính của một vật chuyển động, không chỉ phụ thuộc vào chuyển động mà còn phụ thuộc
vào khối lượng của nó. Loại chuyển động có thể là chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay
quanh một trục, dao động hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của các chuyển động. Như vậy động
năng biểu hiện thông qua sự chuyển động của sự vật. Động năng có thể truyền từ vật chuyển
động này sang vật chuyển động khác và phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật thể.

5 HOANG DUC TAM 3/21/2023

Chủ đề 1. Năng lượng cơ học


1.1. Động năng và thế năng

Biểu thức của động năng Biểu thức của một số loại thế năng
1
K  mv 2 Thế năng hấp dẫn Thế năng đàn hồi
2 1 2
Trong hệ SI đơn vị của động năng là Joule (J). U  mgh U  kx
Lưu ý: Công thức trên thừa nhận rằng vận tốc 2
của vật là rất nhỏ so với vận tốc ánh sáng
(v<<c). Nếu vận tốc là lớn (khi so với vận tốc
ánh sáng), động năng sẽ được tính theo công
thức động năng tương đối tính.
 
 
 
2 
 1
1
K  m 0c 
 v2 
 1  2 
 c 

6 HOANG DUC TAM 3/21/2023

3
3/21/2023

Chủ đề 1. Năng lượng cơ học


1.2. Cơ năng

 Lực bảo toàn và lực không bảo toàn:


 Lực bảo toàn: là lực mà công thực hiện đối với lực này bằng không
đối với bất kỳ quỹ đạo khép kín nào.
 Lực không bảo toàn: là lực mà công nó thực hiện là khác không
ngay cả đối với quỹ đạo khép kín.

 Cơ năng là đại lượng bằng tổng động năng và thế năng. Cơ năng là sẽ
là một đại lượng không đổi đối với hệ chỉ chịu tác dụng của lực hấp dẫn
hoặc là trong những hệ lý tưởng chỉ chịu tác của các lực bảo toàn.

Thí dụ: Một hòn đá khối lượng 2,0 kg được ném thẳng đứng lên cao với tốc độ ban đầu v1 = 8,0 m/s. Bỏ qua sức cản không khí để
coi hệ chỉ gồm vật và trường hấp dẫn của Trái Đất.
a) Xác định cơ năng của hệ.
b) Hỏi hòn đá lên đến độ cao nào và thế năng của hòn đá ở độ cao cực đại bằng bao nhiêu?
c) Hỏi tốc độ hòn đá khi nó lên đến nửa độ cao cực đại?
d) Mô tả sự thay đổi của động năng và thế năng trong quá trình chuyển động.

Đáp án: a) 64 J; b) 3,3 m; c) 5,7 m/s.

7 HOANG DUC TAM 3/21/2023

Chủ đề 1. Năng lượng cơ học


1.2. Cơ năng

Một thí dụ khác về bảo toàn cơ năng

KE: Động năng


PE: Thế năng

Hình: physicsclassroom.com

8 HOANG DUC TAM 3/21/2023

4
3/21/2023

Chủ đề 1. Năng lượng cơ học


1.3. Công và công suất

 Công thực hiện bởi một tác nhân khi nó tác dụng một lực F lên một vật bằng giá trị của lực
nhân với khoảng cách vật dịch chuyển dọc theo hướng của lực đó.

A = F.s.cos

 Công suất: là công thực hiện trong một đơn vị thời gian: P = A/t.

Thí dụ:
1) Một lực không đổi do một sợi dây tác dụng lên một chiếc thùng và làm nó trượt một đoạn 2m trên mặt
sàn theo đường thẳng. Góc giữa lực tác dụng của sợi dây và đoạn dịch chuyển là 23o30’. Biết lực có
độ lớn là 21N. Tính công thực hiện bởi sợi dây.
2) Một con ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi bằng 80N và đi được quãng đường 4,5 km trong
thời gian 30 phút. Tính công và công suất trung bình của con ngựa.
3) Một đầu máy xe lửa kéo một đoàn tàu chuyển động đều với vận tốc 54km/h. Biết lực kéo của đầu máy
là 5.105 N.Tính: a) Công suất của đầu máy đó. b) Công của đầu máy thực hiện khi chuyển động trên
đoạn đường dài 12 km.

9 HOANG DUC TAM 3/21/2023

Chủ đề 2. Năng lượng và sự chuyển hóa


2.1. Khái niệm năng lượng

 Năng lượng là khả năng thực hiện công, hoặc gây ra những biến đổi. Năng lượng
không thể được tạo ra hoặc bị phá hủy, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng
khác.

 Có nhiều dạng năng lượng khác nhau, tất cả đều thuộc hai dạng cơ bản - động
năng (kinetic energy) và thế năng (potential energy).

 Thế năng: năng lượng hóa học, năng lượng hạt nhân, năng lượng hấp dẫn.

 Động năng: Năng lượng thủy điện (hoặc năng lượng gió), năng lượng điện, năng
lượng bức xạ (sóng ánh sáng, viba, Tia X), năng lượng nhiệt.

10 HOANG DUC TAM 3/21/2023

10

5
3/21/2023

Chủ đề 2. Năng lượng và sự chuyển hóa


2.2. Các dạng năng lượng
Có sáu dạng năng lượng cơ bản: Năng lượng hóa học, năng lượng điện, năng lượng bức xạ,
năng lượng cơ học, năng lượng nhiệt và năng lượng hạt nhân. Trong một số tài liệu có bổ sung
một số dạng năng lượng như năng lượng điện hóa, năng lượng âm, năng lượng điện từ và một số
dạng khác, tuy vậy các dạng năng lượng này là sự kết hợp của sáu loại cơ bản ở trên.

Năng lượng nhiệt: Năng lượng nhiệt được tạo ra


từ sự dao động của các nguyên tử và phân tử bên
trong các chất. Chúng di chuyển càng nhanh,
chúng càng có nhiều năng lượng và sẽ càng trở
nên nóng hơn.

Năng lượng hạt nhân: Năng lượng hạt nhân được lưu trữ
trong hạt nhân của nguyên tử. Năng lượng này được giải
phóng khi các hạt nhân kết hợp với nhau (nhiệt hạch) hoặc
tách ra (phân hạch). Nhà máy điện hạt nhân tách các hạt
nhân của nguyên tử uranium để sản xuất điện.

11 HOANG DUC TAM 3/21/2023

11

Chủ đề 2. Năng lượng và sự chuyển hóa


2.2. Các dạng năng lượng
Năng lượng hóa học: Năng lượng hóa Thí dụ về năng lượng hóa học: Về cơ bản, các hợp chất chứa năng lượng hóa học có
học được lưu trữ trong các liên kết của thể được giải phóng khi các liên kết hóa học của nó bị phá vỡ. Những chất được sử
các nguyên tử và phân tử - đó là năng dụng làm nhiên liệu có chứa năng lượng hóa học.
lượng giữ các hạt này lại với nhau. Một số
ví dụ phổ biến về năng lượng hóa học: Thí dụ về những chất chứa năng lượng hóa học:
chúng được chứa trong các nhiên liệu • Than đá: Phản ứng đốt cháy chuyển hóa năng lượng thành ánh sáng và nhiệt
như than đá, xăng dầu, khí đốt tự nhiên năng.
và thậm chí là đường! Khi tập luyện, cơ • Gỗ: Phản ứng đốt cháy chuyển hóa năng lượng thành ánh sáng và nhiệt năng.
thể chúng ta đốt cháy đường, các thành • Dầu mỏ: Có thể được đốt cháy để giải phóng ánh sáng và nhiệt hoặc biến đổi
phần đường được “tổ chức lại” và giải thành một dạng năng lượng hóa học khác, chẳng hạn như xăng.
phóng năng lượng có trong các liên kết • Pin hóa học: Lưu trữ năng lượng hóa học để biến đổi thành điện năng.
hóa học của chất ban đầu. Năng lượng • Biomass (sinh khối): Phản ứng đốt cháy chuyển hóa năng lượng thành ánh sáng
hóa học có trong thực phẩm, sinh khối, và nhiệt năng.
dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. • Khí thiên nhiên: Phản ứng đốt cháy chuyển hóa năng lượng thành ánh sáng và
nhiệt năng.
• Thức ăn: Được tiêu hóa để chuyển hóa năng lượng thành các dạng năng lượng
khác được tế bào sử dụng.
• Chườm lạnh: Năng lượng hóa học được hấp thụ trong một phản ứng.
• Propan: Bị đốt cháy để tạo ra nhiệt và ánh sáng.
• Túi chườm nóng: Phản ứng hóa học tạo ra nhiệt năng hoặc nhiệt năng.
• Quang hợp: Biến đổi quang năng thành hóa năng.
• Hô hấp tế bào: Một tập hợp các phản ứng biến đổi năng lượng hóa học trong
glucose thành năng lượng hóa học trong ATP, một dạng mà cơ thể chúng ta có thể
sử dụng.
12 HOANG DUC TAM 3/21/2023

12

6
3/21/2023

Chủ đề 2. Năng lượng và sự chuyển hóa


2.2. Các dạng năng lượng

Năng lượng điện: Năng lượng điện là năng lượng của các electron chuyển động. Tất cả vật
chất được tạo thành từ các nguyên tử, và nguyên tử được tạo thành từ các hạt nhỏ hơn, gọi là
proton (mang điện tích dương), neutron (trung hòa) và electron (mang điện tích âm). Các
proton và neutron nằm trong hạt nhân của nguyên tử. Các electron quay quanh hạt nhân
(giống như mặt trăng quay quanh Trái đất). Một số vật liệu, đặc biệt là kim loại, có các electron
liên kết lỏng lẻo với nguyên tử của chúng. Chúng dễ dàng di chuyển từ nguyên tử này sang
nguyên tử khác nếu đặt vào một điện trường hoặc từ trường. Dòng điện sẽ được tạo ra khi các
electron đó chuyển động giữa các nguyên tử của vật chất.

Năng lượng bức xạ: Còn được gọi là năng lượng ánh sáng hoặc năng lượng điện từ, năng
lượng bức xạ là một dạng động năng truyền theo sóng. Các ví dụ bao gồm năng lượng từ
mặt trời, tia X và sóng vô tuyến.

Năng lượng cơ học: là năng lượng mà một vật có được do sự chuyển động hoặc vị trí của
nó. Nói cách khác, một vật có năng lượng cơ học khi nó có khả năng sinh công do vị trí
hoặc sự chuyển động của nó. Năng lượng cơ học có thể ở dạng động năng, là năng lượng
do chuyển động của một vật, hoặc thế năng, là năng lượng tích trữ do vị trí của một vật.

13 HOANG DUC TAM 3/21/2023

13

Chủ đề 2. Năng lượng và sự chuyển hóa


2.2. Các dạng năng lượng
Năng lượng cơ học: có thể
Sự truyền năng lượng truyền từ vật này sang vật khác
thông qua sự va chạm.
Năng lượng nhiệt: truyền từ vật
này đến vật khác thông qua sự
truyền nhiệt (nguyên lý sự truyền
nhiệt được trình bày ở phần 3.4).

Năng lượng âm: có thể truyền từ


chỗ này sang chỗ khác thông qua
sự truyền âm (Nguyên lý truyền:
xem https://youtu.be/av27RMbosjI).
Năng lượng bức xạ: có thể
truyền từ chỗ này đến chỗ khác
thông qua sự truyền bức xạ (Ví
dụ: Sự truyền ánh sáng là sự
truyền sóng điện từ).

14 HOANG DUC TAM 3/21/2023

14

7
3/21/2023

Chủ đề 2. Năng lượng và sự chuyển hóa


2.3. Sự chuyển hóa năng lượng

Năng
lượng
điện Sự chuyển hóa năng lượng: sự
Năng
Năng
lượng chuyển từ dạng năng lượng này
lượng
nhiệt
âm sang dạng năng lượng khác.
thanh

Bất cứ khi nào năng lượng được


Năng sử dụng để sinh công, nó sẽ
Năng lượng
lượng bức xạ
chuyển từ dạng này sang dạng
hấp dẫn (ánh khác.
sáng)

Có thể nói rằng: điều kiện để có


sự chuyển hóa năng lượng là
Năng Năng
lượng lượng phải có lực và sự dịch chuyển.
cơ học hóa
Năng
lượng
hạt
nhân

15 HOANG DUC TAM 3/21/2023

15

Chủ đề 2. Năng lượng và sự chuyển hóa


2.3. Sự chuyển hóa năng lượng

Năng lượng có thể thay đổi, chuyển đổi hoặc chuyển hóa từ dạng này sang trạng thái khác.
Cuốn sách ở cạnh bàn có thế năng hấp dẫn. Giả sử cuốn sách bị đánh bật khỏi bàn. Khi rơi xuống đất, nó có
động năng. Khi cuốn sách chạm đất, một phần năng lượng biến thành nhiệt năng do va chạm. Một phần năng
lượng được chuyển hóa thành năng lượng cơ học dưới dạng sóng âm thanh (điều này là do chúng ta nghe thấy
tiếng va chạm của cuốn sách với mặt đất).
Nếu áp dụng ý tưởng này cho dòng nước chảy qua thác: Động năng của nước rơi xuống có thể được biến đổi
thành động năng cơ học (quay) được sử dụng để làm quay trục tuabin (cơ năng) - sau đó được biến thành năng
lượng điện nhờ máy phát điện và chuyển thành các dạng khác như nhiệt năng (sử dụng điện trở) để sưởi ấm
một ngôi nhà.
Lý do cần chuyển đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác là vì mục đích sử dụng cuối cùng của nó. Bằng
cách khai thác năng lượng của nước rơi xuống, và cuối cùng chuyển năng lượng đó thành nhiệt năng, chúng ta
có thể giữ ấm cho ngôi nhà của mình vào mùa đông. Bằng cách biến đổi thế năng trong một miếng gỗ thành
năng lượng bức xạ, chúng ta tạo ra ánh sáng và nhiệt.

16 HOANG DUC TAM 3/21/2023

16

8
3/21/2023

Chủ đề 2. Năng lượng và sự chuyển hóa


2.3. Sự chuyển hóa năng lượng

Năng
lượng
điện
Năng
Năng
lượng
lượng
âm
nhiệt
thanh

Năng
Năng lượng
lượng bức xạ
hấp dẫn (ánh
sáng)

Năng Năng
lượng lượng
cơ học hóa
Năng
lượng
hạt
nhân

17 HOANG DUC TAM 3/21/2023

17

Chủ đề 2. Năng lượng và sự chuyển hóa


2.3. Sự chuyển hóa năng lượng

Năng
lượng
điện
Năng
Năng
lượng
lượng
âm
nhiệt
thanh

Năng
Năng lượng
lượng bức xạ
hấp dẫn (ánh
sáng)

Năng Năng
lượng lượng
cơ học hóa
Năng
lượng
hạt
nhân

18 HOANG DUC TAM 3/21/2023

18

9
3/21/2023

Chủ đề 2. Năng lượng và sự chuyển hóa


2.3. Sự chuyển hóa năng lượng

Luôn có sự hao phí năng lượng trong quá trình chuyển hóa. Năng lượng hao phí là một dạng năng
lượng nào đó mà chúng ta không cần nó trong một trường hợp cụ thể.

Năng Năng
lượng lượng có
gốc ích

Năng lượng
hao phí

19 HOANG DUC TAM 3/21/2023

19

Chủ đề 2. Năng lượng và sự chuyển hóa


2.3. Sự chuyển hóa năng lượng

Hãy cho biết năng lượng gốc, năng lượng có ích và năng lượng hao phí cho các trường hợp sau:

Năng lượng gốc: Năng lượng có


Hóa năng ích: Động năng

Năng lượng hao


phí: Nhiệt năng

20 HOANG DUC TAM 3/21/2023

20

10
3/21/2023

Chủ đề 2. Năng lượng và sự chuyển hóa


2.3. Sự chuyển hóa năng lượng

Hãy cho biết năng lượng gốc, năng lượng có ích và năng lượng hao phí cho các trường hợp sau:

21 HOANG DUC TAM 3/21/2023

21

Chủ đề 2. Năng lượng và sự chuyển hóa


2.3. Sự chuyển hóa năng lượng

Loại năng lượng hao phí phổ biến


nhất: Nhiệt năng

22 HOANG DUC TAM 3/21/2023

22

11
3/21/2023

Chủ đề 2. Năng lượng và sự chuyển hóa


2.3. Sự chuyển hóa năng lượng

Thực hành: Tìm hiểu sự chuyển đổi năng lượng trong một số thiết bị, đồ dùng dùng trong cuộc sống
hằng ngày và hoàn thành bảng bên dưới

Thiết bị, đồ dùng Năng lượng gốc Năng lượng có ích Năng lượng hao phí
Ấm đun siêu tốc Điện năng Nhiệt năng Nhiệt năng
Máy giặt Điện năng Động năng Nhiệt năng




23 HOANG DUC TAM 3/21/2023

23

Chủ đề 2. Năng lượng và sự chuyển hóa


2.3. Sự chuyển hóa năng lượng

Thực hành: Hãy thiết kế một hệ thống


trong đó có sự chuyển hóa của nhiều Năng lượng
hóa học Năng lượng hóa học
loại năng lượng Điện năng

Dòng điện

Năng lượng
cơ học
Động năng

Ánh sáng
Âm thanh và Năng lượng
ánh sáng dùng sinh
công

24 HOANG DUC TAM 3/21/2023

24

12
3/21/2023

Chủ đề 3. Cơ sở của nhiệt học


3.1. Năng lượng nhiệt

Phân biệt nhiệt lượng và năng lượng nhiệt (còn gọi là nhiệt năng).

Nhiệt lượng: là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt.
Cũng có thể định nghĩa: nhiệt lượng là phần nhiệt năng truyền từ vật này sang vật khác có nhiệt
độ khác nhau. Nhiệt lượng được ký hiệu là Q và đơn vị là J (hoặc cal).

Năng lượng nhiệt (nhiệt năng): là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Mọi vật
đều có nhiệt năng vì các phân tử cấu tạo nên vật luôn luôn chuyển động.

25 HOANG DUC TAM 3/21/2023

25

Chủ đề 3. Cơ sở của nhiệt học


3.2. Đo năng lượng nhiệt

Để đo năng lượng nhiệt, người ta dùng đơn vị calo (calorie). Một calo là lượng năng lượng cần
thiết để truyền cho một gam nước để nhiệt độ của nó tăng lên một độ C. Để đo năng lượng
nhiệt, chúng ta chia sự thay đổi nhiệt độ của một mẫu nước cho khối lượng của nó.

t
Naêng löôïng nhieät cal  
m H O g 
2

Thí dụ: Khi đốt cháy một mẫu vật rắn, năng lượng nhiệt tạo ra bởi vật rắn đó làm tăng nhiệt độ
của 25 g nước từ 10oC lên đến 85oC. Hãy xác định năng lượng nhiệt tạo ra bởi mẫu vật rắn đó.

  85oC  10oC
Naêng löôïng nhieät cal    3 cal
25g

26 HOANG DUC TAM 3/21/2023

26

13
3/21/2023

Chủ đề 3. Cơ sở của nhiệt học


3.3. Chuyển động nhiệt

Năm 1827, khi quan sát dưới kính hiển vi các hạt phấn hoa lơ lửng trong chất lỏng,
Brown đã nhận thấy chúng chuyển động hỗn loạn và không ngừng (ngày nay gọi là
chuyển động Brown). Năm 1905, Einstein đã chứng minh chuyển động Brown thực chất
là chuyển động nhiệt của các phân tử chất lỏng. Các phân tử chất lỏng khi chuyển động
i
sẽ va chạm vào các hạt phấn hoa. Xung lực mà các phân tử chất lỏng tác động vào các
W  k T
hạt phấn hoa theo mọi hướng không triệt tiêu nhau, và vì thế các hạt phấn hoa sẽ di
chuyển dưới tác động của tổng các xung lực. Do tính chất hỗn loạn của các phân tử 2 B
chất lỏng, tổng các xung lực không những thay đổi về độ lớn mà còn thay đổi về hướng Lưu ý: Với khí đơn nguyên tử i = 3.
tác dụng. Điều này làm cho quỹ đạo của các hạt phấn hoa là một đường gấp khúc. Trường hợp khí lưỡng nguyên tử
(O2, N2,…) thì giá trị i = 5.

Nhiều thí nghiệm sau này đã chứng minh rằng tất cả các phân tử của mọi chất đều chuyển động hỗn loạn không ngừng gọi là
chuyển động nhiệt. Nhiệt độ càng cao thì động năng các phân tử càng lớn và vận tốc chuyển động của các phân tử càng tăng. Về lý
thuyết, chuyển động chỉ ngừng lại ở nhiệt độ không tuyệt đối (-273oC).

Theo thuyết Frenkel, các phân tử chất lỏng cũng dao động quanh vị trí cân bằng, nhưng chúng không gắn bó vĩnh viễn với vị trí ấy
mà thỉnh thoảng thay đổi vị trí cân bằng từ vị trí này sang vị trí khác.

Các phân tử chất rắn có lực tương tác lẫn nhau rất lớn. Lực tương tác này “buộc các phân tử lại” nên hầu như chúng chỉ “di chuyển
tại chỗ”, nghĩa là dao động quanh vị trí cân bằng của chúng.

27 HOANG DUC TAM 3/21/2023

27

Chủ đề 3. Cơ sở của nhiệt học


3.4. Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt
Dẫn nhiệt: Dẫn nhiệt có thể được hiểu là quá trình cho phép truyền nhiệt trực tiếp
qua vật chất, do sự chênh lệch nhiệt độ, giữa các phần liền kề của vật thể. Quá
trình này xảy ra khi nhiệt độ của các phân tử có trong một chất tăng lên, dẫn đến
dao động mạnh. Các phân tử này sẽ va chạm với các phân tử xung quanh, khiến
chúng cũng dao động, dẫn đến việc truyền năng lượng nhiệt đến phần lân cận của
vật thể. Nói một cách đơn giản, bất cứ khi nào hai vật thể tiếp xúc trực tiếp với
nhau, sẽ có sự truyền nhiệt từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn, đó là do sự dẫn
truyền. Các vật thể cho phép nhiệt đi qua dễ dàng được gọi là các vật dẫn nhiệt.

Đối lưu: Đối lưu là hình thức truyền nhiệt bằng sự chuyển động của vật chất, bao
gồm cả chất lỏng và khí. Trọng lực có vai trò rất lớn trong việc đối lưu tự nhiên sao
cho khi chất này được làm nóng từ bên dưới, dẫn đến sự giãn nở của phần nóng
hơn. Do sức nổi, phần nóng hơn sẽ di chuyển lên vì nó ít đậm đặc (mật độ giảm)
hơn và chất lạnh hơn (mật độ cao hơn) thay thế nó bằng cách chìm xuống đáy.
Quá trình cứ tiếp tục như thế tạo ra hiện tượng đối lưu. Khi làm nóng vật chất, các
phân tử của nó phân tán và di chuyển ra xa nhau.

Bức xạ nhiệt: Cơ chế truyền nhiệt trong đó không cần môi trường vật chất được gọi là bức xạ. Các đối tượng không cần phải tiếp
xúc trực tiếp với nhau để truyền nhiệt. Bất cứ khi nào chúng ta cảm thấy nóng mà không chạm vào vật thể, đó là do bức xạ. Trong
quá trình này, năng lượng được truyền qua sóng điện từ gọi là năng lượng bức xạ. Năng lượng bức xạ có khả năng di chuyển
trong chân không từ nguồn của nó đến môi trường xung quanh có nhiệt độ thấp hơn. Ví dụ điển hình nhất là năng lượng mặt trời
mà chúng ta nhận được từ mặt trời, mặc dù nó cách xa chúng ta.

28 HOANG DUC TAM 3/21/2023

28

14
3/21/2023

Chủ đề 3. Cơ sở của nhiệt học


3.4. Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt
Dẫn nhiệt Đối lưu Sự bức xạ

Đối lưu đề cập đến hình thức


Bức xạ đề cập cơ chế
Dẫn nhiệt là một quá trình truyền nhiệt trong đó sự
truyền nhiệt mà không có
Định nghĩa diễn ra giữa các vật bằng chuyển đổi năng lượng xảy
bất kỳ tiếp xúc vật lý nào
cách tiếp xúc trực tiếp. ra trong lòng chất lỏng hoặc
giữa các vật thể.
khí.

Xảy ra từ tất cả các vật


Nguyên nhân Do chênh lệch nhiệt độ. Do chênh lệch mật độ. thể, ở nhiệt độ lớn hơn 0
K.

Xảy ra ở khoảng cách xa,


Xảy ra trong chất rắn, thông Xảy ra trong chất lỏng, hoặc
Xảy ra ở đâu? từ nơi này đến nơi khác
qua các va chạm phân tử. chất khí.
(kể cả trong chân không).

Môi trường truyền Vật được nung nóng. Chất trung gian. Sóng điện từ.

Tốc độ truyền Chậm Chậm Nhanh

Tuân theo định luật


Không Không Có
phản xạ và khúc xạ?

29 HOANG DUC TAM 3/21/2023

29

Chủ đề 3. Cơ sở của nhiệt học


3.5. Sự nở vì nhiệt của các chất
Xem xét các thí dụ sau:
 Sự giãn nở của rượu, thủy ngân trong nhiệt kế.
 Không khí nóng di chuyển từ bề mặt lên phía trên của khối không
khí.
 Đường ray xe lửa và cầu có các khe co giãn cho phép chúng tự do
giãn nở và co lại theo sự thay đổi nhiệt độ.

Tính chất cơ bản của sự nở vì nhiệt:


 Thứ nhất, sự giãn nở vì nhiệt có liên quan đến sự thay đổi nhiệt
độ. Sự thay đổi nhiệt độ càng lớn thì băng kép càng bị uốn cong.
 Thứ hai, nó phụ thuộc vào chất liệu. Ví dụ trong nhiệt kế, độ nở
của rượu lớn hơn nhiều so với độ nở của thủy tinh chứa nó. Nhìn chung, các vật thể sẽ nở ra khi nhiệt độ tăng dần. Tuy vậy, Nước là trường hợp
ngoại lệ quan trọng nhất đối với quy tắc này. Khi nhiệt độ lớn hơn 4ºC (40ºF), Nước nở
Nguyên nhân cơ bản của sự nở vì nhiệt: ra khi nhiệt độ tăng (mật độ của nó giảm). Tuy nhiên, khi nhiệt độ ở giữa + 4ºC và 0ºC
(40ºF đến 32ºF), nước nở ra khi nhiệt độ giảm dần. Nước đặc nhất ở + 4ºC.
 Sự gia tăng nhiệt độ dẫn đến sự tăng động năng của các nguyên
tử. Trong chất rắn, không giống như chất khí, các nguyên tử hoặc Tác động nổi bật nhất của hiện tượng này là sự đóng băng của nước trong ao hồ. Khi
phân tử được xếp chặt chẽ với nhau, nhưng động năng của chúng nhiệt độ của nước gần bề mặt giảm xuống 4ºC, nó sẽ trở nên đặc hơn phần nước còn
lại và do đó sẽ chìm xuống đáy. Sự “luân chuyển” này dẫn đến một lớp nước ấm hơn
(ở dạng dao động nhỏ, nhanh) đẩy các nguyên tử hoặc phân tử gần bề mặt, lớp nước này sau đó được làm lạnh. Cuối cùng thì mặt hồ có nhiệt độ đồng
lân cận ra xa nhau. Điều này dẫn đến sự gia tăng khoảng cách nhất là 4ºC. Nếu nhiệt độ ở lớp bề mặt giảm xuống dưới 4ºC, nước sẽ ít đặc hơn so với
trung bình giữa những nguyên tử hoặc phân tử lân cận và tạo ra nước bên dưới, và do đó ở gần trên cùng bề mặt hồ có thể bị đóng băng hoàn toàn. Lớp
kích thước lớn hơn cho toàn bộ vật thể. Đối với hầu hết các chất ở băng trên mặt nước tạo ra một lớp cách nhiệt khỏi nhiệt độ không khí bên ngoài khắc
điều kiện bình thường, không có ưu tiên về hướng giãn nở, vì vậy nghiệt của mùa đông. Cá và các sinh vật sống dưới nước có thể tồn tại trong môi
trường nước 4ºC bên dưới lớp băng, do đặc tính bất thường này của nước. Nó cũng
sự gia tăng nhiệt độ sẽ làm tăng kích thước mỗi chiều của chất rắn tạo ra sự lưu thông của nước trong ao cần thiết cho một hệ sinh thái lành mạnh của
lên một phần nhất định. vùng nước.

30 HOANG DUC TAM 3/21/2023

30

15
3/21/2023

Chủ đề 3. Cơ sở của nhiệt học


3.5. Sự nở vì nhiệt của các chất

Công thức xác định độ nở dài:


Sự thay đổi của chiều dài ΔL tỷ lệ với chiều dài L0. Sự phụ thuộc
của sự nở vì nhiệt vào nhiệt độ, loại chất và chiều dài được biểu
diễn trong phương trinh
ΔL = αL0ΔT,
trong đó ΔL là sự thay đổi chiều dài L0, ΔT là sự thay đổi nhiệt
độ và α là hệ số nở dài, thay đổi một ít theo nhiệt độ.

Công thức xác định độ nở khối:


ΔV = 3αV0ΔT.
Phương trình này thường được viết dưới dạng
ΔV = βV0ΔT,
trong đó β là hệ số nở thể tích và β ≈ 3α.

31 HOANG DUC TAM 3/21/2023

31

Chủ đề 3. Cơ sở của nhiệt học


3.6. Nguyên lí về sự cân bằng nhiệt

1. Nguyên lí truyền nhiệt 2. Phương trình cân bằng nhiệt

Khi có hai vật truyền nhiệt với nhau thì:  Trong quá trình trao đổi nhiệt, nhiệt lượng vật
 Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào.
có nhiệt độ thấp hơn.
 Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của hai  Phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa = Qthu vào
vật bằng nhau thì ngừng lại.
 Nhiệt lượng do vật này thu vào bằng nhiệt lượng trong đó: Qthu vào = m.c. Δt
do vật kia tỏa ra.
Δt là độ tăng nhiệt độ: Δt = t2 - t1 (t2 > t1)
Ví dụ: Thả một thỏi kim loại đã được nung nóng vào
một bể nước, ban đầu nhiệt độ của thỏi kim loại lớn Qtỏa = m’.c’. Δt’
hơn nhiệt độ của nước nên có sự trao đổi nhiệt:
Thanh kim loại tỏa nhiệt và giảm nhiệt độ còn nước Δt’ là độ giảm nhiệt độ: ∆𝑡 , = 𝑡 , − 𝑡 , (𝑡 , > 𝑡 , )
thu nhiệt để tăng nhiệt độ. Khi nhiệt độ của thanh kim c: nhiệt dung của một chất là đại lượng vật lý, có độ
loại và của nước ngang bằng nhau thì quá trình lớn bằng lượng nhiệt cần truyền cho một đơn vị
truyền nhiệt kết thúc. khối lượng để nhiệt độ của nó tăng thêm một độ.

32 HOANG DUC TAM 3/21/2023

32

16
3/21/2023

Chủ đề 3. Cơ sở của nhiệt học


3.6. Nguyên lí về sự cân bằng nhiệt

Thí dụ: Trộn ba chất lỏng không có tác dụng hóa học với nhau có khối lượng lần lượt là m1 = 2 kg, m2 = 3 kg, m3 = 4 kg. Biết
nhiệt dung riêng và nhiệt độ của chúng lần lượt là c1 = 2000 J/kg.K, t1 = 57°C, c2 = 4000 J/kg.K, t2 = 63°C, c3 = 3000 J/kg.K, t3
= 92°C. Nhiệt độ hỗn hợp khi cân bằng là bao nhiêu?

Hướng dẫn
 Giả sử rằng, lúc đầu ta trộn hai chất có nhiệt độ thấp hơn với nhau, ta thu được một hỗn hợp có nhiệt độ cân bằng là t’ <
t2.
 Sử dụng phương trình cân bằng nhiệt:
Q1 = Q2 ⇔ m1c1(t’ – t1) = m2c2(t2 – t’) (1)

 Hỗn hợp được trộn với chất thứ 3 để thu được hỗn hợp 3 chất có nhiệt độ cân bằng tcb (t’ < tcb < t3). Khi đó phương trình
cân bằng nhiệt:

(m1c1 + m2c2).(tcb – t’) = m3c3.(t3 – tcb) (2)

 Thế (2) vào (1) tính được tcb = 74,6oC

Kết luận: nhiệt độ hỗn hợp khi cân bằng là tcb = 74,6°C.

33 HOANG DUC TAM 3/21/2023

33

Chủ đề 3. Cơ sở của nhiệt học


3.7. Mối quan hệ: Nhiệt lượng, công và nội năng

Nhiệt lượng truyền cho hệ trong một quá trình có giá trị bằng độ biến thiên nội năng của hệ và
công do hệ sinh ra trong quá trình đó.

Q = U + A’ => U = Q – A’ = Q + A (Nguyên lý I)

Các đại lượng A, Q, U có thể dương hay âm:

• Nếu A > 0 và Q > 0 thì U > 0: hệ nhận công và nhiệt bên ngoài để làm năng nội năng.

• Nếu A < 0 và Q < 0 thì U < 0: hệ sinh công và tỏa nhiệt ra bên ngoài để làm giảm nội năng.

34 HOANG DUC TAM 3/21/2023

34

17
3/21/2023

Chủ đề 4. Sự chuyển thể của các chất


4.1. Sự đa dạng của chất. Ba thể (trạng thái) cơ bản của chất

35 HOANG DUC TAM 3/21/2023

35

Chủ đề 4. Sự chuyển thể của các chất


4.2. Thuyết động học phân tử

Nội dung của thuyết động học phân tử chất khí:


• Chất khí bao gồm các phân tử có kích thước rất nhỏ.
• Các phân tử chất khí chuyển động hỗn loạn không
ngừng. Nhiệt độ càng cao thì các phân tử chất khi
chuyển động càng nhanh, các chuyển động hỗn loạn
của phân tử chất khí được gọi là chuyển động nhiệt.
• Khi chuyển động nhiệt các phân tử chất khí va chạm
với nhau và va chạm với bình chứa gây nên áp suất
Nguồn: wikipedia.org
cho thành bình.

36 HOANG DUC TAM 3/21/2023

36

18
3/21/2023

Chủ đề 4. Sự chuyển thể của các chất


4.3. Sự chuyển đổi thể (trạng thái) của chất

Sự nóng chảy: Quá trình chuyển từ thể


rắn sang thể lỏng của các chất gọi là sự
nóng chảy. Quá trình chuyển ngược lại từ
thể lỏng sang thể rắn của các chất gọi là
sự đông đặc.

Đặc điểm
• Mỗi chất rắn kết tinh có một nhiệt độ nóng chảy xác định ở mỗi áp suất cho trước.
• Các chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
• Đa số các chất rắn, thể tích của chúng sẽ tăng khi nóng chảy và giảm khi đông đặc.
• Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn thay đổi phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.
Nhiệt nóng chảy: Nhiệt lượng Q cần cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy.
Q = λ.m, Với λ là nhiệt nóng chảy riêng phụ thuộc vào bản chất của chất rắn nóng chảy, có đơn vị là J/kg
Ứng dụng
Nung chảy kim loại để đúc các chi tiết máy, đúc tượng, chuông, luyện gang thép.

37 HOANG DUC TAM 3/21/2023

37

Chủ đề 4. Sự chuyển thể của các chất


4.3. Sự chuyển đổi thể (trạng thái) của chất
Sự bay hơi: Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở bề mặt chất lỏng gọi là
sự bay hơi

Quá trình ngược lại từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bất kì và luôn kèm theo sự ngưng tụ.

Hơi khô và hơi bão hoà

Xét không gian trên mặt thoáng bên trong bình chất lỏng đậy kín

Khi tốc độ bay hơi lớn hơn tốc độ ngưng tụ, áp suất hơi tăng dần và hơi trên bề
mặt chất lỏng là hơi khô.

Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, hơi ở phía trên mặt chất lỏng là hơi bảo
hoà có áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bảo hoà. Áp suất hơi bảo hoà
không phụ thuộc thể tích và không tuân theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt, nó chỉ
phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng.

Ứng dụng
Sự bay hơi nước từ biển, sông, hồ, … tạo thành mây, sương mù, mưa, làm cho khí hậu điều hoà và cây cối phát triển.
Sự bay hơi của nước biển được sử dụng trong ngành sản xuất muối.
Sự bay hơi của amôniac, frêôn… được sử dụng trong kỹ thuật làm lạnh.

38 HOANG DUC TAM 3/21/2023

38

19
3/21/2023

Chủ đề 4. Sự chuyển thể của các chất


4.3. Sự chuyển đổi thể (trạng thái) của chất

Sự sôi: Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên


trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi.
Đặc điểm
Ở áp suất tiêu chuẩn, mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác
định và không thay đổi.
Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất chất khí ở
phía trên mặt chất lỏng. Áp suất chất khí càng lớn, nhiệt độ
sôi của chất lỏng càng cao.
Nhiệt hoá hơi: Nhiệt lượng Q cần cung cấp cho khối chất
lỏng trong khi sôi gọi là nhiệt hoá hơi của khối chất lỏng ở
nhiệt độ sôi
Q = L.m, với L là nhiệt hoá hơi riêng phụ thuộc vào bản chất
của chất lỏng bay hơi, có đơn vị là J/kg.

39 HOANG DUC TAM 3/21/2023

39

Chủ đề 4. Sự chuyển thể của các chất


4.3. Sự chuyển đổi thể (trạng thái) của chất

Thí dụ:
1) Bỏ 100 g nước đá ở t1 = 0oC vào 300g nước ở t2 = 20oC. Nước đá có tan hết không? Trong
trường hợp không tan hết hãy tính lượng nước đá còn lại. Cho nhiệt nóng chảy của nước đá là 
= 3,4.105 J/kg và nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kgK.
2) Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 2kg nước ở nhiệt độ 30oC chuyển thành hơi ở 100oC. Cho
biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kgK và nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106J/kg

40 HOANG DUC TAM 3/21/2023

40

20
3/21/2023

Chủ đề 4. Sự chuyển thể của các chất


4.3. Sự chuyển đổi thể (trạng thái) của chất

Hướng dẫn:
1)
Tính Qtỏa, Qthu.
• Qtỏa = 0,3kg4200J/kgK(20 – 0) = 25200 J.
• Qthu = 0,1kg3,4.105J/kg = 34000 J.
Nhận xét: Qtỏa< Qthu nên nước đá không tan hết.
Lượng nước đá còn lại: m = (Qthu - Qtỏa)/ = 0,026 kg.

2)
Nhiệt lượng cần cung cấp cho 2 kg nước ở 30oC tăng lên 100oC là:
Q1 = mc∆t = 588 kJ
Nhiệt lượng cần cung cấp để 2kg nước ở 100oC chuyển thành hơi nước ở 100oC là:
Q2 = Lm = 4600 kJ
Vậy, nhiệt lượng cần cung cấp cho 2kg nước ở 30oC chuyển thành hơi nước ở 100oC là:
Q = Q1 + Q2 = 5188 kJ

41 HOANG DUC TAM 3/21/2023

41

PHẦN 2

NĂNG LƯỢNG TRONG CUỘC


SỐNG THƯỜNG NGÀY

42 HOANG DUC TAM 3/21/2023

42

21
3/21/2023

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.1. Nguồn gốc năng lượng?

• Nguồn năng lượng tự nhiên: thực phẩm, nước, thực vật, cây cối, trọng lực, mặt trời, nhiên
liệu hóa thạch, uranium, plutonium.
• Con người khai thác hoặc chuyển đổi các nguồn năng lượng tự nhiên: đập thủy điện, nhà máy
điện than/dầu, nhà máy điện hạt nhân, tuabin gió, tấm pin mặt trời, v.v.

Ref: www.solarschools.net/knowledge-bank/energy/types

43 HOANG DUC TAM 3/21/2023

43

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.2. Cơ cấu năng lượng của nước ta và trên thế giới

Sản lượng điện và tỷ trọng các nguồn điện của thế giới năm
Cơ cấu công suất nguồn điện đến năm 2020 (Nguồn:
2017 (Nguồn: BP Statistical Review of World Energy 2018)
Quy hoạch Điện VII giai đoạn 2011 - 2020 - EVN)

44 HOANG DUC TAM 3/21/2023

44

22
3/21/2023

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.3. Nguyên lý tạo dòng điện xoay chiều: Cảm ứng điện từ
Phần lớn lượng điện năng được tạo ra cho nguồn cung cấp năng lượng điện hiện nay
sử dụng từ nguyên lý sau:

Thí nghiệm Faraday Định luật cơ bản của hiện


tượng cảm ứng điện từ
 Sự biến đổi của từ Suất điện động cảm ứng luôn
thông qua mạch kín là luôn bằng về trị số, nhưng trái
nguyên nhân sinh ra dấu với tốc độ biến thiên từ thông
dòng điện cảm ứng gửi qua diện tích của mạch điện
trong mạch đó.
d m
 Dòng điện cảm ứng chỉ Ec  
tồn tại trong khoảng Micheal dt
Nếu mạch kín cường Ec
thời gian từ thông gửi Faraday
I 
qua mạch thay đổi. 1791 - 1867 độ qua mạch:
Rm
 Cường độ dòng điện Nếu mạch hở thì không có dòng
cảm ứng tỉ lệ với tốc độ Ic nhưng hai đầu mạch có hiệu
biến thiên của từ thông. điện thế U = Ec

45 HOANG DUC TAM 3/21/2023

45

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.3. Nguyên lý: Cảm ứng điện từ

Một số trường hợp có dòng điện cảm ứng


Đặt khung dây quay đều trong từ trường đều với vận tốc góc omega, N số vòng, S diện
tích, góc giữa từ trường và pháp tuyến φ. Từ thông gửi qua khung dây là

m = NBScos = NBScos(t + )
Suất điện động trong khung:
n  x'
d m
ec     NBS .sin t    
dt B
hay

ec  E0 sin t    E0   NBS


x
46 HOANG DUC TAM 3/21/2023

46

23
3/21/2023

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.3. Nguyên lý: Cảm ứng điện từ

Một số trường hợp có dòng điện cảm ứng

Thanh MN chuyển động trong từ trường: Đoạn


dây MN = l chuyển động với vận tốc v trong từ
trường đều, diện tích MN quét dS = l.v.dt
B
m = BScos  N
-

 dm = Bcos.dS = Bcos.l.vdt v


Nếu mạch hở 2 đầu MN có hiệu điện thế
+
U  Bvl.sin 
M
n
Dùng qui tắc bàn tay trái xác định điện tích 2
đầu MN

47 HOANG DUC TAM 3/21/2023

47

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.4. Nhà máy thủy điện

Nguyên lý của nhà máy thủy điện

Nhà máy thủy điện hoạt động trên


nguyên lý dòng nước chảy từ cao
xuống thấp làm quay tuabin. Các
tuabin nối với trực tiếp với thiết bị
phát điện để tạo ra dòng điện.

Số vòng quay của máy phát điện


khác nhau theo chủng loại, thay đổi
từ 100 vòng/phút tới 1200
vòng/phút. Điện áp phát ra vào
khoảng từ 400 ~ 4000 Vôn. Dòng
điện này có thể được tăng thành
dòng cao áp (6000 ~ 500 000 Vôn)
nhờ các thiết bị biến áp (tăng áp) tại Thí dụ về mô hình nhà máy thủy điện. Nhà máy này vận
nhà máy phát điện trước khi được hành theo phương thức sử dụng đập nước để phát điện
truyền đến tới nơi tiêu thụ. vào ban ngày khi nhu cầu tăng cao và sẽ dự trữ nước
vào ban đêm.
48 HOANG DUC TAM 3/21/2023

48

24
3/21/2023

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.4. Nhà máy thủy điện

Các đặc trưng của nhà máy thủy điện


1. Dễ dàng đối ứng với thay đổi nhu cầu về điện.
2. Hiệu suất biến đổi thành điện năng cao.
3. Lượng khí thải CO2 thấp.

49 HOANG DUC TAM 3/21/2023

49

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.4. Nhà máy thủy điện

Phân loại nhà máy thủy điện

Phân loại dựa trên phương thức phát điện


1. Phương thức dựa vào dòng chảy tự nhiên: dùng dòng chảy tự nhiên, không sử dụng hồ tích nước.
Nhà máy thủy điện loại này có quy mô nhỏ.
2. Phương thức cân bằng hồ chứa: Phương thức phát điện này dùng đập nhỏ để chặn dòng chảy và
tích nước. Tác dụng của đập là tích nước vào ban đêm (và cuối tuần), điều tiết dòng chảy để điều
chỉnh lượng điện phù hợp với nhu cầu tiêu thụ.

50 HOANG DUC TAM 3/21/2023

50

25
3/21/2023

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.4. Nhà máy thủy điện

Phân loại nhà máy thủy điện


Phân loại dựa trên phương thức
phát điện
3. Phương thức dùng hồ chứa lớn:
phương thức phát điện này sử
dụng đập với quy mô lớn. Vào ban
ngày: phát điện để đáp ứng các
nhu cầu về điện, vào ban đêm,
nước được bơm ngược lại vùng
cao để phát điện cho ngày tiếp
theo. Lưu ý: vào ban đêm thì nhà
máy nhiệt điện hoặc điện hạt nhân
sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng điện.

51 HOANG DUC TAM 3/21/2023

51

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.4. Nhà máy thủy điện

Phân loại nhà máy thủy điện


Phân loại dựa vào kết cấu
1. Phương thức tạo dòng chảy: Đây là
phương thức tạo đập nhỏ trên thượng
nguồn và dẫn nước chảy vào. Dòng
nước sẽ được dẫn đến nơi có sự chênh
lệch độ cao nhất định để phát điện.

52 HOANG DUC TAM 3/21/2023

52

26
3/21/2023

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.4. Nhà máy thủy điện

Phân loại nhà máy thủy điện


Phân loại dựa vào kết cấu
2. Phương thức dùng đập: Là phương thức
xây đập tại nơi có mặt cắt hẹp và cao của sông.
Nước sẽ được chặn lại và tạo thành hồ chứa
nước nhân tạo. Sau đó sử dụng sự chênh lệch
độ cao để phát điện.
3. Phương thức kết hợp (tạo dòng chảy và
dùng đập): Đây là phương thức kết hợp cả 2
phương thức đã nêu ở trên. Phương thức này
vừa dùng đập để tích nước, vừa sử dụng sự
chênh lệch độ cao lớn để phát điện. Đây là
phương thức phát huy tối đa được năng lượng
dòng chảy.
53 HOANG DUC TAM 3/21/2023

53

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.4. Nhà máy thủy điện

Phân loại nhà máy thủy điện


Các loại đập thủy điện
Đập trọng lực Đập dạng vòm Đập đá mặt bê tông

54 HOANG DUC TAM 3/21/2023

54

27
3/21/2023

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.4. Nhà máy thủy điện

Phân loại nhà máy thủy điện


Các loại tuabin nước
1. Tuabin Francis: Tuabin
Francis sử dụng áp lực và
tốc độ dòng nước để làm
quay bánh công tác. Loại
tuabin này có thể sử dụng
trong phạm vi độ cao dòng
chảy khá lớn vào khoảng
10~300m. Ở Nhật Bản,
70% số nhà máy thủy điện
sử dụng loại tuabin này.

55 HOANG DUC TAM 3/21/2023

55

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.4. Nhà máy thủy điện

Phân loại nhà máy thủy điện


Các loại tuabin nước
2. Tuabin Pelton: là loại
chỉ sử dụng tốc độ dòng
nước để phát điện nên
thường được sử dụng tại
các nhà máy thủy điện nằm
ở những vị trí cao. Loại
tuabin này sử dụng lực
nước rất lớn phun từ các
vòi để làm quay bánh công
tác.

56 HOANG DUC TAM 3/21/2023

56

28
3/21/2023

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.4. Nhà máy thủy điện

Phân loại nhà máy thủy điện


Các loại tuabin nước
3. Tuabin Propeller (chân
vịt): Về lý thuyết, Tuabin
chân vịt hoạt động dựa vào
áp lực và tốc độ nước
giống như tuabin Francis.
Tuy nhiên, loại tuabin này
thường được sử dụng ở vị
trí thấp và có lưu lượng
nước dồi dào.

57 HOANG DUC TAM 3/21/2023

57

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.4. Nhà máy thủy điện

Phân loại nhà máy thủy điện


Các loại tuabin nước
4. Tuabin Cross-flow:
Nguyên lí hoạt động tương
tự với tuabin Francis, dòng
nước được dẫn chảy
ngang qua bánh công tác.
Loại tuabin này thường chỉ
được sử dụng tại các nhà
máy thủy điện cỡ nhỏ 1000
kW trở xuống.

Nguồn:
https://www.chuden.co.jp/energy/renew/water/wat_shikumi/dam/
http://tech.nomudas.com/

58 HOANG DUC TAM 3/21/2023

58

29
3/21/2023

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.4. Nhà máy thủy điện

Bài tập nhóm: Hãy liệt kê 10 nhà máy thủy điện lớn nhất
của Việt Nam (xét theo công suất), mô tả các thông số kỹ
thuật chính và phân loại các nhà máy này dựa trên:

- Phương thức phát điện.

- Dựa vào kết cấu.

- Loại tuabin.

59 HOANG DUC TAM 3/21/2023

59

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.5. Năng lượng hạt nhân: Năng lượng phân hạch

60 HOANG DUC TAM 3/21/2023

60

30
3/21/2023

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.5. Năng lượng hạt nhân: Năng lượng phân hạch

Cơ chế phân
hạch hạt nhân

Các giai đoạn của


1. Đầu tiên hạt nhân 235U 2. Nó tạo thành hạt nhân 236U, với 3. Dao động mạnh
hấp thụ một neutron nhiệt năng lượng kích thích nhận được, này có thể tạo
một quá trình hạt nhân dao động rất mạnh thành thắt cổ chai
phân hạch theo
mẫu giọt về phân
hạch của N. Bohr
và J. Wheeler

4. Lực Coulomb làm 5. Và sự phân hạch xảy ra 6. Hai mảnh tách ra và các
nó duỗi dài ra neutron nhanh văng ra
61 HOANG DUC TAM 3/21/2023

61

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.5. Năng lượng hạt nhân: Năng lượng phân hạch

Cơ chế phân hạch hạt nhân


 Khi một hạt nhân nặng – giả sử là 235U – hấp thụ một neutron chậm, neutron này rơi vào một hố thế gắn liền
với lực hạt nhân mạnh tác dụng ở bên trong hạt nhân. Khi này thế năng của nó được chuyển hóa thành
năng lượng kích thích nội tại.
 Lượng năng lượng kích thích mà neutron chậm đưa vào hạt nhân đúng bằng công cần thiết để bứt một
neutron ra khỏi hạt nhân đó, tức là bằng năng lượng liên kết En của neutron đó.
 Hạt nhân – giống như một giọt chất lỏng tích điện dao động mạnh – sớm hay muộn gì rồi cũng sẽ phát triển
thành hình thắt cổ chai ngắn và bắt đầu tách xa dần thành hai “khối cầu” tích điện. Nếu các điều kiện là
thích hợp thì lực đẩy tĩnh điện giữa hai khối cầu đó sẽ buộc chúng tách ra xa nhau và làm đứt chỗ thắt cổ
chai. Hai mảnh đó vẫn còn mang một số năng lượng kích thích còn dư rồi bay ra xa nhau. Và sự phân hạch
đã xảy ra.
 Như vậy cho đến đây, mẫu giọt cho một bức tranh định tính tương đối tốt về quá trình phân hạch.

62 HOANG DUC TAM 3/21/2023

62

31
3/21/2023

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.5. Năng lượng hạt nhân: Năng lượng phân hạch

Cơ chế phân hạch hạt nhân (tt)

Mẫu giọt cho một bức tranh định tính tương đối tốt về quá trình phân hạch.

Tuy nhiên, “Tại sao một số nuclide nặng


còn phải xem (chẳng hạn như 235U hoặc 239Pu) lại
nó có trả lời dễ dàng phân hạch dưới tác dụng
được câu hỏi của neutron nhiệt, trong khi các
“hóc búa” sau nuclide cũng nặng khác (như 238U
hay không? hoặc 243Am) lại không như thế!”.

63 HOANG DUC TAM 3/21/2023

63

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.5. Năng lượng hạt nhân: Năng lượng phân hạch

Cơ chế phân hạch hạt nhân

N.Bohr và J.Wheeler giải thích như sau:

 Đường cong thế năng đối với quá trình phân hạch  Q: Khoảng năng lượng giữa trạng thái ban đầu và trạng
thái cuối cùng của hạt nhân phân hạch – tức là năng
được rút ra từ mẫu N.Bohr và J.Wheeler có trục
lượng phân rã.
nằm ngang biểu diễn tham số biến dạng r, nó là độ
đo thô phạm vi mà hạt nhân dao động chệch khỏi  Bờ thế với chiều cao Eb cần phải vượt qua (hay xuyên
dạng cầu. Hình vẽ cho thấy tham số này được xác đường ngầm qua!) trước khi sự phân hạch xảy ra. Điều
định như thế nào trước khi phân hạch xảy ra. này gợi ý cho chúng ta nhớ tới phân rã α – một quá
trình cũng bị kìm hãm bởi một bờ thế.
 Khi các mảnh đã tách ra xa nhau, tham số này  Sự phân hạch sẽ chỉ xảy ra nếu neutron được hấp thụ
chính là khoảng cách giữa chúng. cung cấp cho hạt nhân năng lượng kích thích En đủ
lớn để vuợt qua rào thế. Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng
 Đặc điểm quan trọng là đường cong thế năng đi qua
En không cần bằng chiều cao của rào thế Eb bởi vì còn
một cực đại ở một giá trị nào đó của r. có khả năng xuyên đường hầm theo cơ học lượng tử.

64 HOANG DUC TAM 3/21/2023

64

32
3/21/2023

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.5. Năng lượng hạt nhân: Năng lượng phân hạch

Cơ chế phân hạch hạt nhân

Bảng bên dưới chỉ ra khả năng phân hạch của các hạt nhân bởi các neutron nhiệt Tuy nhiên cũng có thể
đối với bốn hạt được chọn từ rất nhiều hạt nhân có khả năng phân hạch. làm cho 238U và 243Am
có thể phân hạch, nếu
Eb được tính từ lí chúng hấp thụ một
thuyết của Bohr và neutron có năng lượng
Wheeler, còn En lớn hơn. Chẳng hạn đối
được tính từ các với 238U, neutron bị hấp
khối lượng đã biết thụ phải có một năng
bằng cách dùng hệ lượng ít nhất là
thức E = mc .
2
1,3MeV mới làm cho
quá trình phân hạch
 Đối với 235U và 239Pu ta thấy rằng En > Eb. Điều này có nghĩa là sự phân hạch bằng nhanh xảy ra với một
cách hấp thụ neutron nhiệt được tiên đoán là có thể xảy ra với các nuclide này. xác suất đáng kể.
 Đối với các hạt nhân còn lại (238U hoặc 243Am) chúng ta có En < Eb, do đó không
có đủ năng lượng đối với neutron nhiệt để vượt qua bờ thế hoặc xuyên hầm qua nó
một cách hiệu quả. Hạt nhân kích thích trong trường hợp này sẽ giải phóng năng
lượng kích thích bằng cách phát ra tia gamma hơn là vỡ ra thành hai mảnh lớn.

65 HOANG DUC TAM


65
3/21/2023

65

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.5. Năng lượng hạt nhân: Năng lượng phân hạch

Neutron trong phản ứng phân hạch

Một đặc điểm đáng lưu ý của sự phân hạch của hạt nhân 235U là trong các sản phẩm
phân hạch có các neutron. Các neutron này đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra
phản ứng dây chuyền. Tính trung bình trong mỗi phân hạch xuất hiện k neutron.

Neutron của phản


ứng phân hạch
gồm hai loại
Neutron tức thời – Neutron trễ - xuất
sinh ra tại thời điểm hiện muộn hơn so
phân hạch. với thời điểm phân
hạch
 Neutron tức thời chiếm khoảng 99% trong tổng số các neutron phân hạch.
 Neutron trễ chỉ chiếm khoảng 1% tuy nhiên chúng đóng vai trò rất quan trọng việc
điều khiển phản ứng dây chuyền.

66 HOANG DUC TAM 3/21/2023

66

33
3/21/2023

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.5. Năng lượng hạt nhân: Năng lượng phân hạch

Năng lượng phân hạch hạt nhân

 Khi ta truyền cho hạt nhân một năng lượng đủ lớn, hạt nhân có thể vỡ thành hai hay nhiều mảnh nhỏ hơn
nó.
 Năng lượng cần thiết, nhỏ nhất để làm hạt nhân phân chia được gọi là năng lượng kích hoạt.
 Năng lượng kích hoạt được sử dụng cho hai phần: một phần truyền cho các nuclôn riêng biệt bên trong hạt
nhân tạo ra các dạng chuyển động nội tại, một phần dùng để kích thích chuyển động tập thể của toàn bộ
hạt nhân, do đó gây ra biến dạng và làm hạt nhân vỡ thành các mảnh nhỏ.
 Khi hạt nhân vỡ thì khối lượng tổng cộng các mảnh vỡ ra bao giờ cũng nhỏ hơn khối lượng hạt nhân nặng.
Năng lượng tỏa ra tương ứng với độ hụt khối và được gọi là năng lượng vỡ hạt nhân hay năng lượng phân
hạch.

Thí dụ khi bắn một hạt neutron chậm vào hạt nhân 235U: n + 235U  X + Y +kn với k = 1, 2, 3. Hai mảnh X và Y
là những hạt nhân của nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào điều kiện phản ứng. Xác suất xuất hiện hai hạt nhân
X, Y phụ thuộc vào số khối A của chúng.

67 HOANG DUC TAM 3/21/2023

67

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.5. Năng lượng hạt nhân: Năng lượng phân hạch

Năng lượng phân hạch hạt nhân (tt)


Trong mọi trường hợp, phản ứng phân hạch Uranium là một phản ứng tỏa năng lượng.

Các mảnh phân hạch: 162 MeV.

Năng lượng tỏa Neutron: 6 MeV


ra trong phản
ứng này vào Tia gamma: 6 MeV
khoảng 200 MeV,
được phân bố
Neutrino: 11 MeV
như sau

Phân rã beta của các mảnh: 5 MeV

Bức xạ gamma của các mảnh: 5 MeV

68 HOANG DUC TAM 3/21/2023

68

34
3/21/2023

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.5. Năng lượng hạt nhân: Năng lượng phân hạch

Phản ứng dây chuyền

Để phản ứng dây chuyền xảy ra thì điều kiện


cần là hạt nhân khi vỡ, phải phát ra một
số nơtrôn. Những nơtrôn này lại có thể
bắn phá các nhân Uran khác ở gần đó và n

cứ thế phản ứng tiếp diễn thành một dây


chuyền.

Phản ứng dây chuyền xảy ra khi hạt nhân 235U hấp thụ hạt neutron

69 HOANG DUC TAM 3/21/2023

69

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.5. Năng lượng hạt nhân: Năng lượng phân hạch

Phản ứng dây chuyền (tt)


Trong thực tế không phải tất cả các hạt neutron tạo ra đều gây ra phản ứng vỡ hạt nhân. Có nhiều
nguyên nhân gây thất thoát neutron: các tạp chất trong nhiên liệu hấp thụ, bị hấp thụ mà không gây
ra sự phân hạch hoặc thoát ra ngoài thể tích khối Uran,...

Để phản ứng dây chuyền ta cần phải quan tâm tới hệ số nhân neutron k của hệ. Hệ số nhân
neutron k phụ thuộc vào tỉ số giữa số neutron sinh ra và số neutron bị mất mát do nhiều
nguyên nhân khác nhau.
 Nếu k < 1, phản ứng dây chuyền không thể xảy ra.
 Nếu k = 1, phản ứng dây chuyền xảy ra với mật độ neutron không đổi.
 Nếu k > 1, dòng neutron sẽ tăng liên tục theo thời gian và sẽ dẫn tới vụ nổ bom nguyên tử.
Đây chính là phản ứng dây chuyền không điều khiển được.

Trong Uranium thiên nhiên chứa 99,7% 238U và chỉ 0,3% 235U. Hạt nhân chỉ bị phân hạch khi
chúng hấp thụ các neutron nhanh có năng lượng lớn hơn 1MeV. Khi hấp thụ neutron chậm hạt
nhân sẽ chuyển thành . Ngược lại đối với nó bị phân hạch cả với neutron chậm và neutron nhanh.
Tuy nhiên xác suất bị phân hạch bởi neutron chậm lớn hơn nhiều so với neutron nhanh

70 HOANG DUC TAM 3/21/2023

70

35
3/21/2023

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.5. Năng lượng hạt nhân: Năng lượng phân hạch

Nguyên tắc lò phản ứng


 Trong phân hạch hạt nhân, trung bình có khoảng 2 – 3
neutron nhanh bay ra. Để các neutron này có thể gây
phân hạch đối với các nhân khác, cần phải làm
chậm các neutron này thành neutron nhiệt
(0,025eV).
 Trong một lò phản ứng hạt nhân, các thanh Uranium
thiên nhiên hay plutonium rất mỏng xếp xen kẽ các
lớp khá dày của chất làm chậm tạo thành vùng hoạt
động trong đó xảy ra phản ứng dây chuyền.
 Neutron nhanh sinh ra do phản ứng phân hạch, sẽ bị
giảm vận tốc đến vận tốc nhiệt trong chất làm chậm.
 Để điều chỉnh hoạt động của lò mạnh lên hay yếu đi
thì dùng các thanh Cadmi có đặc tính hấp thụ mạnh
neutron nhiệt: muốn lò chạy yếu đi thì cho dồn
những thanh Cadmi vào lò, muốn lò chạy mạnh
lên thì rút dần ra, để bảo đảm hệ số nhân neutron
luôn luôn bằng đơn vị (k = 1). Nguyên tắc hoạt động của lò phản ứng

71 HOANG DUC TAM 3/21/2023

71

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.5. Năng lượng hạt nhân: Năng lượng phân hạch

Nguyên tắc lò phản ứng (tt)


 Cho chất làm lạnh chảy theo những đường ống vào trong lò
để bảo đảm giữ nhiệt độ lò không cao quá mức nguy hiểm.
Nếu lò dùng để cung cấp năng lượng thì chất làm lạnh đồng
thời là chất tải nhiệt, chất này phải ít hấp thụ nơtrôn.
 Một dòng nước thường sẽ nhận nhiệt nóng trong buồng trao
đổi nhiệt và biến thanh hơi. Hơi nước sẽ kéo motor của máy
phát điện rồi về buồng ngưng hơi và trở về buồng trao đổi
nhiệt. Chất tải nhiệt chạy theo chu trình từ lò đến buồng trao
đổi nhiệt về lò, nhờ hệ thống bơm đặc biệt. Ngoài ra lò phản
ứng còn có hệ thống điều khiển và bảo vệ. Hệ điều khiển
dùng để khởi động, làm dừng hoặc thay đổi công suất lò
phản ứng. Hệ bảo vệ bảo đảm sự an toàn phóng xạ.
Nguyên tắc hoạt động của lò phản ứng
 Hiện nay, người ta làm nhiều loại lò phản ứng khác nhau với
nhiên liệu, chất thải nhiệt, chất làm chậm khác nhau tùy theo
mục đích sử dụng: nghiên cứu khoa học, cung cấp năng
lượng nguyên tử hay sản xuất nhiên liệu hạt nhân.

72 HOANG DUC TAM 3/21/2023

72

36
3/21/2023

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.5. Năng lượng hạt nhân: Năng lượng phân hạch

Nhà máy điện hạt nhân sử dụng năng lượng phân hạch

Hôi (aùp suaát cao) Ñieän naêng

Thanh ñieàu Boä phaän


khieån sinh hôi
Maùy phaùt ñieän

bin
Tua
Bôm
Loø phaûn
öùng
Thaùp
laøm
laïnh
Bôm

Cấu tạo của nhà máy điện hạt nhân

73 HOANG DUC TAM 3/21/2023

73

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.6. Năng lượng hạt nhân: Năng lượng nhiệt hạch

Phản ứng nhiệt hạch - Tổng hợp các hạt nhân nhẹ
 Khi tổng hợp hai hạt nhân rất nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn thì một năng lượng được giải phóng: A(1 - 2).
Trong đó A là số khối tổng cộng của các hạt nhân được tổng hợp, 1 là năng lượng liên kết trung bình trên một
nucleon đối với hạt nhân sau tổng hợp, 2 là năng lượng liên kết trung bình trên một nucleon đối với các hạt nhân
trên.

 Năng lượng giải phóng trung bình trên một nucleon trong phản ứng nhiệt hạch lớn hơn đại lượng tương ứng đối
với sự phân hạch. Thí dụ: 1 kg hỗn hợp các hạt deuteron giải phóng năng lượng 9,2.1010kWh, gấp 4 lần năng
lượng do 1 kg 235U giải phóng (2,31010 kWh).

74 HOANG DUC TAM 3/21/2023

74

37
3/21/2023

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.6. Năng lượng hạt nhân: Năng lượng nhiệt hạch

Điều kiện thực hiện phản ứng nhiệt hạch

Để phản ứng nhiệt hạch xảy ra: các hạt nhân nhẹ phải có động năng đủ lớn để chúng vượt qua được hàng
rào Coulomb và tiến lại gần nhau với khoảng cách < 3.10-15m. Ở khoảng cách này lực hạt nhân bắt đầu có
tác dụng và phản ứng nhiệt hạch bắt đầu xảy ra.

 
2
e2 1, 6.1019
U  12 15
 7, 7  10 14 J  0, 5MeV
4 0r 4  8, 85.10  3.10
Như vậy muốn đẩy hai proton 1eV tương ứng với nhiệt độ khoảng 11400K.
tiến lại gần nhau cần phải tốn
một công bằng 0,5MeV, tuy
nhiên không cần thiết phải W = kT Với năng lượng gần 0,5 MeV thì cần phải có nhiệt
độ cỡ 1010K. Do vậy muốn tạo ra phản ứng tổng hợp
bằng đúng giá trị này vì chúng hạt nhân cần phải tạo ra một môi trường deuteron nhiệt
có thể xuyên hầm lượng tử. độ rất cao.
Kết luận: muốn tạo ra phản ứng tổng hợp hạt nhân cần phải tạo ra một môi trường deuteron nhiệt độ siêu cao.

75 HOANG DUC TAM 3/21/2023

75

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.6. Năng lượng hạt nhân: Năng lượng nhiệt hạch

Phản ứng nhiệt hạch trong vũ trụ


Mặt Trời phát xạ với tốc độ 3,9.1026W, điều này đã được thực hiện hàng tỉ năm (4,6 tỷ năm).

Năng lượng đó được sinh ra từ đâu?

Các khả năng được xét đến như sau:


 Phản ứng hóa học: Nếu điều này thực sự xảy ra thì Mặt Trời chỉ tồn tại được khoảng 1000 năm, do vậy
khả năng này cần phải loại bỏ.
 Mặt trời đang co lại chậm chạp dưới tác dụng của lực hấp dẫn riêng của nó. Bằng cách này, thế năng
hấp dẫn sẽ chuyển thành năng lượng nhiệt, do vậy nhiệt độ của Mặt trời sẽ được duy trì. Tuy nhiên giả
định này không đứng vững vì nó làm cho thời gian sống của Mặt trời ít nhất cũng giảm đi 500 lần.
 Cuối cùng, nguồn năng lượng trong các vì sao và của Mặt trời chủ yếu là năng lượng có được từ phản
ứng nhiệt hạch. Bethe đưa ra về hai chu trình phản ứng proton-proton và carbon-nitrogen.

76 HOANG DUC TAM 3/21/2023

76

38
3/21/2023

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.6. Năng lượng hạt nhân: Năng lượng nhiệt hạch

Phản ứng nhiệt hạch trong vũ trụ (tt)


Chu trình p - p
 p  p  d  01 e  

 d  p  2 He  
3

3
2 He  3
2 He  24 He  2p

6p  42 He  2p  2 01 e  2

Chu trình Carbon - Nitrogen


 126 C  p  137 N  
 13
 7 N  6 C  1 e  
13 0

 13 C  p  14 N  
6 7
 14
 7 N  p  8O  
15

 15 O  15 N  0 e  
8 7 1

 7 N  p  6 C  2 He
15 12 4


4p  42 He  2 01 e  2  3
77 HOANG DUC TAM 3/21/2023

77

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.6. Năng lượng hạt nhân: Năng lượng nhiệt hạch

Phản ứng nhiệt hạch điều khiển được

Phản ứng nhiệt hạch xảy ra lần đầu tiên trên Trái Đất là ở đảo san hô Eniwetok ngày 31/10/1952 khi Mỹ cho nổ
một quả bom nhiệt hạch (còn gọi là bom khinh khí hay bom H) với năng lượng phát ra tương đương 10 triệu
tấn thuốc nổ TNT. Nhiệt độ và mật độ cao cần thiết để khởi tạo phản ứng này được tạo ra bằng cách sử dụng
một quả bom phân hạch (còn gọi là bom nguyên tử hay bom A) như là một cơ cấu khởi động.

Tuy nhiên để tạo được một năng lượng nhiệt hạch và duy trì được – tức lò phản ứng nhiệt hạch – là một
vấn đề cực kì khó khăn.

78 HOANG DUC TAM 3/21/2023

78

39
3/21/2023

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.6. Năng lượng hạt nhân: Năng lượng nhiệt hạch

Phản ứng nhiệt hạch điều khiển được (tt)

?
Trước tiên ta xem xét sơ đồ của chu trình Câu trả lời: không
proton – proton: sơ đồ này có thích hợp
với một lò phản ứng trên Trái Đất?
phù hợp

Khi theo dõi diễn tiến của chu trình p – p, thực tế thì trong số tương đương 1026 va
chạm p-p chỉ có một deuteron được tạo thành, trong các va chạm còn lại các
proton chỉ đơn giản bật ra xa nhau.
Nguyên
nhân Chính sự chậm chạp của quá trình này chính là “van an toàn” đã điều tiết tốc độ sản
xuất năng lượng ở Mặt Trời và không làm nó nổ tung.

Tuy nhiên mặc dù rất chậm chạp nhưng do trong Mặt trời mật độ proton trong một
đơn vị thể tích rất lớn nên deuteron được sản xuất theo cách ấy lên đến 1012kq/s.

KẾT LUẬN: Sơ đồ p-p là không thích hợp cho một lò phản ứng nhiệt hạch trên Trái Đất bởi sự chậm
chạp của nó. Sở dĩ mô hình này thành công trên Mặt trời vì nhiệt độ của Mặt trời là rất lớn.

79 HOANG DUC TAM 3/21/2023

79

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.6. Năng lượng hạt nhân: Năng lượng nhiệt hạch

Phản ứng nhiệt hạch điều khiển được (tt)


Trên thực tế, các phản ứng hấp dẫn nhất được sử dụng trên Trái Đất là các phản ứng
deuteron – deuteron và deuteron – triteron:
Phản ứng deuteron – deuteron
Trong thành phần của
2
1 H  21 H  23 He  n Q  3, 27MeV nước biển thì độ phổ
cập của deuteron là
cứ 6700 Hydrogen
2
1 H  21 H  31 H  p Q  4, 27MeV thông thường có
một hạt deteuri. Do
vậy khi chúng ta quan
tâm đến nước biển thì
Phản ứng deuteron – triteron
số deuteri là vô hạn.
2
1 H  31 H  42 He  n Q  17, 59MeV

80 HOANG DUC TAM 3/21/2023

80

40
3/21/2023

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.6. Năng lượng hạt nhân: Năng lượng nhiệt hạch

Phản ứng nhiệt hạch điều khiển được (tt)

Các yêu cầu của một lò phản ứng nhiệt hạch

 Mật độ hạt (n) cao: Mật độ các hạt tương tác (chẳng hạn như
deuteron) cần phải đủ lớn để đảm bảo cho tốc độ va chạm là đủ cao.
Ở nhiệt độ đủ cao, khí deuteri bị ion hóa hoàn toàn và chuyển thành
plasma (trạng thái thứ tư của vật chất) trung hòa bao gồm các hạt
nhân deuteron và các electron.
 Nhiệt độ plasma (T) cao: Plasma cần phải có nhiệt độ đủ cao để các
hạt nhân deuteron có đủ năng lượng xuyên rào thế Coulomb. Người ta
tính được nhiệt độ plasma cỡ 20keV tương ứng với 23.107K và giá trị
này đã đạt được trong phòng thí nghiệm.
 Thời gian giữ plasma dài: Đây là vấn đề rất quan trọng, cần phải giữ
plasma nóng đủ lâu đảm bảo cho mật độ và nhiệt độ của nó còn đủ
cao để có đủ số nhiên liệu được tổng hợp.

Mô hình lò phản ứng nhiệt hạch ITER

81 HOANG DUC TAM 3/21/2023

81

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.6. Năng lượng hạt nhân: Năng lượng nhiệt hạch

Bài tập nhóm: Tìm hiểu về các nhà máy điện hạt nhân lớn nhất trên thế giới
theo các định hướng sau:

- Công suất nhà máy.

- Loại công nghệ lò phản ứng.

- Vị trí đặt nhà máy, năm đưa vào sử dụng.

- Các đặc điểm, thông tin khác.

82 HOANG DUC TAM 3/21/2023

82

41
3/21/2023

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.7. Năng lượng hóa học: Công nghệ Pin lithium – ion

Năm 1985, Akira


Yoshino lắp ráp
mô hình pin đầu
tiên dựa trên tất
cả các yếu tố
thành công từ
Cặp chân trước, sử dụng Năm 1991,
nhái đã Gaston Planté phát vậy liệu tập đoàn điện
chết minh ra pin sạc đầu cacbonate giúp tử Sony chính
nhưng tiên. Đó là một pin giữ các ion liti thức thương
Nhà khoa học Năm 1979 tại Đại mại hóa pin
biết cử với các tấm chì trong 1 điện cực
Waldemar Jungner học Oxford, John Li-ion quy mô
động – ngăn cách nhau bởi giúp LiCoO2 bền
đến từ Thụy Điển Goodenough và sản xuất công
Phát hiện tấm vải flannel và vững trong
đã phát minh ra pin Nhà hóa học người Koichi Mizushima nghiệp. Hiện
của Luigi William Cruickshank được đặt trong acid không khí hơn.
nickel-cadimi Mỹ Michael Stanley đã chế tạo một loại nay, hầu hết
Galvani thiết kế mô hình Pin sunfuric loãng. Pin Chính vì lý do
(NiCd). Nhiều năm Whittingham, người pin sạc tạo ra dòng các nghiên
Pin của mở đầu tiên có thể sản sẽ được sạc lại này, thế hệ pin
sau đó, pin NiCd đầu tiên đề xuất ý khoảng 4V sử cứu đều xoay
người đường xuất quy mô công bằng cách châm Li-ion đã được
Pin Volta – tiếp tục là loại pin tưởng pin Li-ion. Pin dụng Liti Cobalt quanh việc cải
Parthian cho việc nghiệp thêm acid vào để tái hoàn thiện và an
Pin đầu tiên duy nhất có thể Li-ion ra đời và phát Oxit (LiCoO2) làm thiện hiệu
chế tạo sử dụng. Mô hình toàn hơn rất
của nhân sạc và di chuyển triển cho đến ngày cực dương và liti suất của pin
pin. này vẫn còn sử nhiều so với
loại. được. nay. thuần làm cực âm. Li-on.
dụng đến ngày nay. trước đây.

01 02 03 04 05 06 07 08 09 10

Hơn 1786 1800 1802 1859 1899 1970 1979 1985 1991
2000
năm Ref: www.solarschools.net/knowledge-bank/energy/types
trước

83 HOANG DUC TAM 3/21/2023

83

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.7. Năng lượng hóa học: Công nghệ Pin lithium – ion

84 HOANG DUC TAM 3/21/2023

84

42
3/21/2023

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.7. Năng lượng hóa học: Công nghệ Pin lithium – ion
Pin lithium-ion thuộc nhóm pin tạo ra năng lượng điện bằng cách
chuyển đổi năng lượng hóa học thông qua phản ứng oxy hóa khử
trên vật liệu hoạt động, tức là cực âm (cực dương) và điện cực
dương (cực âm), trong một hoặc nhiều tế bào điện hóa được kết
nối điện.

Các nội dung chính


 Nguyên tắc hoạt động của Pin
Lithium-ion
 Pin Lithium-ion sạc như thế nào?
 Tại sao dung lượng cực đại của
Pin giảm dần theo thời gian

85 HOANG DUC TAM 3/21/2023

85

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.7. Năng lượng hóa học: Công nghệ Pin lithium – ion

 Phản ứng hóa học giúp Lithium giải phóng electron tạo ion
lithium. Các electron chạy từ anode sang cathode. Bằng cách
này, chúng cung cấp năng lượng cho thiết bị.
 Anode gồm carbon graphite (tấm carbon độ dày 1 nguyên tử) và
nguyên tử Li. Các nguyên tử Li nằm xem giữa các tấm graphite.
 Li có 1 e lớp ngoài cùng, nó dễ thoát ra và chuyển từ anode
sang cathode. Nguyên tử Li trở thành ion Li+. Ở cathode, Co4+
sẽ kết hợp với các e này.
 Vấn đề: quá nhiều e ở cathode và quá nhiều ion Li+ ở anode:
electron và Li+ sẽ tái hợp trở lại  Đặt giữa anode và cathode
chất điện phân hexafluorphosphate [F6P]- trong dung môi hữu
cơ. Với lớp này, nó chỉ cho Li+ đi qua nó đến cathode mà không
cho phép electron xuyên qua.
 Phản ứng tại anode tạo ra LiC6: LiC6  C6 + Li+ + e-.
 Phản ứng tại cathode tạo ra lithium cobalt oxide theo phương
trình: CoO2 + Li+ + e-  LiCoO2.

86 HOANG DUC TAM 3/21/2023

86

43
3/21/2023

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.7. Năng lượng hóa học: Công nghệ Pin lithium – ion

Quá trình sạc:

 Phản ứng tại cathode theo phương trình:

LiCoO2  CoO2 + Li+ + e-

 Phản ứng tại anode tạo ra LiC6:

C6 + Li+ + e-  LiC6

 Một số trường hợp không mong muốn: Khối chất điện


phân cho phép LiC6 xâm nhập được vào điện cực
cathode: Pin bị hao hụt hoặc bị nổ. Giải pháp: thêm miếng
tách bán thấm vào chất điện phân, bộ thu bằng đồng tại
anode và bộ thu bằng nhôm tại cathode.

87 HOANG DUC TAM 3/21/2023

87

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.7. Năng lượng hóa học: Công nghệ Pin lithium – ion

Có ba lý do chính:
Tại sao dùng các loại Pin  Electron ngoài cùng của Li hoạt động mạnh, nó dễ
dùng vật liệu Lithium? dàng tạo ra dòng điện trong pin.
 Li nhẹ hơn các kim loại (chẳng hạn như chì). Điều này
rất quan trọng khi hiện nay người ta cố gắng tạo ra
những thiết bị nhẹ hơn.
 Pin Lithium có thể sạc được vì các ion Li+ và electron
có thể di chuyển về các điện cực.
Tại sao dung lượng cực đại
Sự kết hợp giữa vật liệu anode và chất điện phân hình
của Pin Lithium-ion giảm theo
thành mặt phân cách giữa anode và chất điện phân
thời gian

88 HOANG DUC TAM 3/21/2023

88

44
3/21/2023

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.8. Tích lũy điện dư thừa

 Điện được sử dụng rộng rãi, nhưng trong những thời điểm khác nhau, nhu cầu sử dụng cũng sẽ khác nhau.
Có sự chênh lệch lớn về nhu cầu sử dụng điện giữa giờ cao điểm và giờ thấp điểm.

 Các phương thức phổ biến để tích lũy điện dư thừa:

• Phương thức 1: Điện dư thừa ở giờ thấp điểm được dùng để bơm nước từ bể chứa phía dưới lên
phía trên, biến điện năng thành thế năng của nước, đến giờ cao điểm xả nước từ bể cao xuống bể thấp
để phát điện.

• Phương thức 2: Điện năng dư thừa được dùng để làm chuyển động máy nén khí, đến giờ cao điểm
có thể phóng khí nén ra truyền vào lò đốt tiếp xúc với nhiên liệu (như khí thiên nhiên, dầu mỏ) để đốt
tạo khí có áp suất và nhiệt độ cao làm tuabin khí chuyển động và phát điện.

 Ngoài ra có thể dùng các loại pin, ắc quy,…

89 HOANG DUC TAM 3/21/2023

89

Chủ đề 1. Sản xuất năng lượng


1.8. Tích lũy điện dư thừa

Nhà máy thủy điện tích năng


 Nguyên tắc chung về cơ bản giống như nhà máy thủy điện, tuy
vậy nhà máy loại này sử dụng tuabin thuận nghịch (vừa là tuabin
phát điện vừa là máy bơm), do vậy giờ cao điểm nước được xả
từ hồ trên xuống hồ dưới làm quay tuabin phát điện. Giờ thấp
điểm, lượng điện dư thừa được dùng để làm quay tuabin bơm
ngược lại nước lên hồ trên.

 Nhà máy thủy điện tích năng hoạt động như là nơi vừa sản xuất
điện cũng đồng thời là nơi tiêu thụ điện.

 Thế mạnh của thủy điện tích năng là tận dụng được lượng điện
dư thừa từ các nhà máy nhiệt điện (điện than, điện khí, điện
nguyên tử...) trong giờ thấp điểm.

 Theo thống kê thì nhà máy thủy điện tích năng tiêu thụ điện
nhiều hơn lượng điện mà nó sản xuất ra. Tuy vậy, cơ sở tồn tại
của nhà máy loại này là giá điện trong giờ thấp điểm nhỏ hơn
nhiều so với giờ cao điểm

90 HOANG DUC TAM 3/21/2023

90

45
3/21/2023

Chủ đề 2. Phát triển năng lượng tái tạo


2.1. Các nguồn năng lượng tái tạo

 Năng lượng gió.


 Năng lượng mặt trời.
 Năng lượng địa nhiệt.
 Năng lượng sinh khối.
 Năng lượng nước.

91 HOANG DUC TAM 3/21/2023

91

Chủ đề 2. Phát triển năng lượng tái tạo


2.1. Các nguồn năng lượng sạch

Có hai phương thức khai thác năng lượng mặt trời để phát điện
 Sản xuất điện mặt trời dùng pin quang điện
 Gián tiếp dùng điện mặt trời để phát điện (nhiệt điện mặt trời)

92 HOANG DUC TAM 3/21/2023

92

46
3/21/2023

Chủ đề 2. Phát triển năng lượng tái tạo


2.2. Năng lượng mặt trời: Pin quang điện

Sản xuất điện mặt trời dùng pin quang điện: Nguyên lý
Pin quang điện
Bán dẫn loại n: Bán dẫn loại p:
Để tạo thành bán Để tạo thành bán dẫn
dẫn loại n, tạp chất loại p, tạp chất pha
pha vào thường là vào tinh thể Si (hoặc
Arsen (As) hoặc Ge) thường là Gali,
Antimony (Sb) được Indi hoặc Bo. Các tạp
bổ sung vào tinh thể chất này có hóa trị 3
Si hoặc Ge, các tạp (có 3 điện tử ở lớp
chất này có hóa trị 5, ngoài cùng). Khi Gali
khi được đưa vào sẽ hoặc B, Indi được
thừa một điện tử tự đưa vào tinh thể Si
do, điện tử này tạo (hoặc Ge) hóa trị 4, sẽ
ra điện tích âm trong thiếu một điện tử hóa
nguyên tử, do đó trị, tạo thành lỗ trống
được gọi là tạp chất và có điện tích
cho. dương, tạp chất tạo lỗ
trống được gọi là tạp Ảnh: voer.edu.vn
chất nhận.

93 HOANG DUC TAM 3/21/2023

93

Chủ đề 2. Phát triển năng lượng tái tạo


2.2. Năng lượng mặt trời: Pin quang điện

Sản xuất điện mặt trời dùng pin quang điện: Nguyên lý
Pin quang điện
Tiếp xúc p n:
Bình thường khi chưa có từ trường ngoài, trong vùng
tiếp xúc một phần điện tử (electron) từ loại n sẽ dịch
chuyển sang loại p và ngược lại một phần phần tử lỗ
trống từ loại p sẽ dịch chuyển sang loại n. Điện tử và lỗ
trống bù lẫn nhau và tạo ra vùng mang điện thấp – quá
trình này được gọi là quá trình tổ hợp lại và tồn tại cho
đến khi điện tử từ vùng n bị đẩy bởi i-ôn âm vùng p và
phần tử mang điện lỗ trống vùng p bị đẩy bởi iôn
dương vùng n.
Các i-ôn dương vùng n và các i-ôn âm vùng p tạo lên
điện trường cục bộ hướng từ vùng n sang p. Điện thế
có giá trị cực đại tại trung tâm của vùng tiếp xúc. Giữa
hai vùng tạo ra hiệu điện thế điện thế này phụ thuộc
vào chất liệu bán dẫn: đối với Germanium là 0.3V đối
với Silicon là 0.7V

94 HOANG DUC TAM 3/21/2023

94

47
3/21/2023

Chủ đề 2. Phát triển năng lượng tái tạo


2.2. Năng lượng mặt trời: Pin quang điện

Sản xuất điện mặt trời dùng pin quang điện: Nguyên lý
Hiệu ứng quang điện
Wilhelm Philipp
Hallwachs phát Lenard tìm
triển ý tưởng của ra định luật
Hertz và thực hiện quang điện
thí nghiệm quang về động
điện như mô tả năng cực đại Albert Einstien
bên dưới: của electron dùng thuyết
Quả cầu kẽm Điện tích bị mất
Heinrich Hertz – người Đức phát tích diện âm hoặc trung hòa lượng tử ánh
hiện ra hiện tượng quang điện khi sáng để giải
đang nghiên cứu về sự bức xạ thích các định
Ánh
của sóng điện từ của tia lửa điện. sáng hồ luật quang điện.
Ông nhận thấy rằng, nếu chiếu quang Công trình
vào cathode tia UV sẽ xuất hiện được giải
tia lửa điện cao áp đi qua khoảng thưởng Nobel
cách giữa các điện cực
Trước khi chiếu
bức xạ
Sau khi chiếu năm 1921.
bức xạ

01 04 06 08

1887 1888 1902 1905

95 HOANG DUC TAM 3/21/2023

95

Chủ đề 2. Phát triển năng lượng tái tạo


2.2. Năng lượng mặt trời: Pin quang điện

Sản xuất điện mặt trời dùng pin quang điện: Nguyên lý
Hiệu ứng quang điện Quả cầu kẽm tích Điện tích bị mất
điện âm hoặc trung hòa
Mô tả hiện tượng: Chiếu đến bề mặt kim loại bức xạ điện từ có tần số thích
hợp, các electron hấp thụ bức xạ và sinh ra dòng quang điện. Nếu electron
bật ra khỏi kim loại, ta có hiện tượng quang điện ngoài. Nếu electron không
bật ra khỏi bề mặt mà thoát khỏi liên kết nguyên tử, ta có hiện tượng quang
điện trong (hiệu ứng này làm thay đổi tính chất dẫn điện của vật dẫn nên còn Ánh sáng
được gọi là hiệu ứng quang dẫn). hồ quang

Các câu hỏi chưa có lời giải đáp về hiệu ứng quang điện:
 Có tần số ngưỡng f0 (hay bước sóng giới hạn 0): hiện tượng quang điện
chỉ xảy ra khi f > f0 (hay  < 0). Bước sóng giới hạn 0 đặc trưng cho vật
liệu và không phụ thuộc vào cường độ ánh sáng.
 Cường độ dòng quang điện phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa anode và
Trước khi chiếu Sau khi chiếu bức
cathode (UAK). Nếu UAK tăng thì i cũng tăng và đạt giá trị lớn nhất I0. bức xạ xạ
Cường độ dòng quang điện bõa hòa tỉ lệ với cường độ của ánh sáng tới.
 Động năng cực đại phụ thuộc tuyến tính vào tần số ánh sáng chiếu tới. Minh họa thí nghiệm quang điện
 Không có sự trễ về thời gian và giữa thời điểm ánh sáng đập vào bề
mặt và thời điểm phát xạ của electron.

96 HOANG DUC TAM 3/21/2023

96

48
3/21/2023

Chủ đề 2. Phát triển năng lượng tái tạo


2.2. Năng lượng mặt trời: Pin quang điện

Sản xuất điện mặt trời dùng pin quang điện: Nguyên lý
Hiệu ứng quang điện

Có thể giải thích hiện tượng quang điện trên quan niệm tính chất sóng của ánh sáng?

97 HOANG DUC TAM 3/21/2023

97

Chủ đề 2. Phát triển năng lượng tái tạo


2.2. Năng lượng mặt trời: Pin quang điện

Sản xuất điện mặt trời dùng pin quang điện: Nguyên lý
Hiệu ứng quang điện Các quả bóng như là các electron, sóng biển là sóng ánh sáng. Năng lượng sóng lớn (biên độ
lớn) sẽ làm bật các electron ra với động năng lớn hơn. Biên độ ánh sáng được cho là tỷ lệ thuận
với năng lượng ánh sáng, do đó, ánh sáng có biên độ cao hơn được dự đoán sẽ tạo ra các
Có thể giải thích hiện tượng quang quang điện tử có động năng lớn hơn.
điện trên quan niệm tính chất sóng
của ánh sáng?
Về cường độ ánh sáng: trong lý Sóng biên Động
thuyết sóng, tăng cường độ chùm sáng độ lớn năng lớn
nghĩa là tăng biên độ dao động của
vec-tơ cường độ điện trường E. Lực
mà chùm sáng tới tác dụng lên electron
là qE. Khi đó ánh sáng có cường độ
càng lớn thì các electron bắn ra càng
mạnh. Tuy nhiên động năng cực đại Động
của các quang electron bắn ra cho thấy năng nhỏ
rằng nó không phụ thuộc vào cường độ Sóng biên
độ nhỏ
chùm sáng tới.

Ref:khanacademy.org/

98 HOANG DUC TAM 3/21/2023

98

49
3/21/2023

Chủ đề 2. Phát triển năng lượng tái tạo


2.2. Năng lượng mặt trời: Pin quang điện

Sản xuất điện mặt trời dùng pin quang điện: Nguyên lý
Việc tăng tần số sóng ánh sáng (với biên độ không đổi) cũng sẽ làm tăng tốc độ các electron bị
Hiệu ứng quang điện đẩy ra, và do đó làm tăng cường độ dòng điện đo được. Tương tự, quả bóng trên bãi biển, sóng
đánh vào bến thường xuyên hơn sẽ dẫn đến nhiều quả bóng bị hất ra khỏi bến so với những con
Có thể giải thích hiện tượng quang sóng có cùng kích thước đập vào bến ít thường xuyên.
điện trên quan niệm tính chất sóng
của ánh sáng?
Về tần số: Theo lý thuyết sóng thì hiệu Sóng biên Động
ứng quang điện phải xảy ra với mọi tần độ lớn năng lớn
số, miễn là ánh sáng đủ mạnh. Tuy
nhiên hiện tượng quang điện chỉ xảy ra
với một điều kiện về tần số ánh sáng
nhất định mà nếu không thỏa điều kiện
đó hiện tượng quang điện sẽ không xảy
ra cho dù ánh sáng có cường độ mạnh
Động
đến mức nào. năng nhỏ
Sóng biên
độ nhỏ

Ref:khanacademy.org/

99 HOANG DUC TAM 3/21/2023

99

Chủ đề 2. Phát triển năng lượng tái tạo


2.2. Năng lượng mặt trời: Pin quang điện

Sản xuất điện mặt trời dùng pin quang điện: Nguyên lý
Hiệu ứng quang điện
Có thể giải thích hiện tượng quang
điện trên quan niệm tính chất sóng
của ánh sáng?
Về sự trễ thời gian: trong lý thuyết Sóng biên Động
sóng, năng lượng của một quang độ lớn năng lớn
electron được bắn ra cần phải được
hấp thụ từ sóng ánh sáng tới. Diện tích
hiệu dụng mà từ đó electron hấp thụ
năng lượng ấy không thể nhỏ hơn tiết
diện ngang của nguyên tử. Do đó, nếu
ánh sáng đủ yếu, sẽ có một sự trễ thời Động
gian có thể đo được giữa thời điểm ánh năng nhỏ
sáng đập vào mặt kim loại và thời điểm Sóng biên
độ nhỏ
electron bắn ra từ nó.

Ref:khanacademy.org/

100 HOANG DUC TAM 3/21/2023

100

50
3/21/2023

Chủ đề 2. Phát triển năng lượng tái tạo


2.2. Năng lượng mặt trời: Pin quang điện

Sản xuất điện mặt trời dùng pin quang điện: Nguyên lý
Động lượng và năng lượng của photon:
Hiệu ứng quang điện
h hc
p E  hf 
Nội dung  
• Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt Ephoton = hf
gọi là hạt photon.
• Với ánh sáng đơn sắc có tần số f,
các photon đều giống nhau, mỗi
photon mang năng lượng là hf.
• Trong chân không, photon bay với
tốc độ c = 3.108 m/s dọc theo các tia
sáng.
• Khi nguyên tử hay phân tử phát xạ Không có electron bật ra
hoặc hấp thụ ánh sáng thì chúng hay
phát ra hay hấp thụ một photon.
hyperphysics.phy-astr.gsu.edu

Kali – cần 2.0 eV để giải phóng electron


101 HOANG DUC TAM 3/21/2023

101

Chủ đề 2. Phát triển năng lượng tái tạo


2.2. Năng lượng mặt trời: Pin quang điện

Sản xuất điện mặt trời dùng pin quang điện: Nguyên lý
Do photon không có năng lượng nghỉ
Hiệu ứng quang điện
(E0 = 0) nên:
Chứng minh động lượng của photon bằng h/
E  pc
m0  v2 
m  m  1  2   m 02
2
Mặt khác:
v2  c  hc
1 2 E
c 
m c  m v  m 02c2  m 2c 4  m 2 v 2c 2  m 02c 4
2 2 2 2
Suy ra:
Với lưu ý: p = mv; E = mc2, E0 = m0c2, suy ra: h
p
E 2   pc   E02
2 

Đây là hệ thức liên hệ giữa năng lượng – động lượng


của một hạt.

102 HOANG DUC TAM 3/21/2023

102

51
3/21/2023

Chủ đề 2. Phát triển năng lượng tái tạo


2.2. Năng lượng mặt trời: Pin quang điện

Sản xuất điện mặt trời dùng pin quang điện: Nguyên lý
Hiệu ứng quang điện

Công thức Einstein


1
Ephoton = hf
hf  A  mv 02 max
2
A: công thoát
1
mv 02 max : Động năng ban đầu cực đại
2
Không có electron bật ra

Kali – cần 2.0 eV để giải phóng electron


hyperphysics.phy-astr.gsu.edu

103 HOANG DUC TAM 3/21/2023

103

Chủ đề 2. Phát triển năng lượng tái tạo


2.2. Năng lượng mặt trời: Pin quang điện

Sản xuất điện mặt trời dùng pin quang điện: Nguyên lý
Hiệu ứng quang điện
Giải thích hiện tượng quang điện trên quan niệm tính chất hạt của ánh sáng?
• Về cường độ ánh sáng: khi sử dụng mô hình photon, tăng cường độ ánh sáng chiếu đến nghĩa là
tăng số lượng photon, chứ không làm thay đổi năng lượng của từng photon riêng biệt. Do vậy động
năng cực đại của electron bắn ra vẫn không thay đổi.
• Về tần số: Sử dụng mô hình photon, các electron bị giữ trong kim loại bởi một bờ thế của bề mặt
kim loại. Do đó để làm bắn ra một quang electron ta cần phải cung cấp cho nó một công thoát nhất
định. Khi photon tới có năng lượng vượt quá công thoát (hf > A) thì hiệu ứng quang điện sẽ xảy ra và
nếu không thì hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra.
• Về sự trễ thời gian: Vấn đề trễ thời gian không tồn tại trong mô hình photon vì electron bắn ra chỉ
trong một lần va chạm.

104 HOANG DUC TAM 3/21/2023

104

52
3/21/2023

Chủ đề 2. Phát triển năng lượng tái tạo


2.2. Năng lượng mặt trời: Pin quang điện

Sản xuất điện mặt trời dùng pin quang điện:


Nguyên lý làm việc của pin quang điện
 Pin quang điện hoạt động dựa trên hiệu ứng quang điện trong. Khi
ánh sáng tới miền tiếp giáp p-n, các photon ánh sáng có thể dễ dàng
đi vào trong miền tiếp giáp, thông qua lớp loại p rất mỏng. Năng lượng
ánh sáng, ở dạng photon, tạo ra một số cặp electron-lỗ trống trong
vùng nghèo. Các điện tử tự do trong vùng nghèo có thể di chuyển
nhanh về phía bán dẫn loại n. Các lỗ trống trong vùng nghèo có thể
nhanh chóng đi đến bán dẫn loại p. Khi các điện tử này đã đến bán
dẫn loại n, nó không thể quay lại để vượt qua vùng nghèo nữa vì có
rào thế của vùng tiếp giáp. Tương tự như các điện tử, các lỗ trống mới
được tạo ra khi đến bán dẫn loại p, nó không thể vượt qua vùng tiếp.
 Khi mật độ của các electron trở nên cao hơn ở một phía, tức là phía
bán dẫn n và nồng độ lỗ trống trở nên nhiều hơn ở phía khác, tức là
phía bán dẫn p, bán dẫn p-n sẽ hoạt động giống như một tế bào pin
nhỏ. Một điện áp được thiết lập được gọi là điện áp quang. Nếu chúng
ta nối hai đầu với một tải nhỏ (xem hình), trong mạch sẽ xuất hiện một
dòng điện cực nhỏ chạy qua nó.
Nguồn: electrical4u.com

105 HOANG DUC TAM 3/21/2023

105

Chủ đề 2. Phát triển năng lượng tái tạo


2.3. Năng lượng mặt trời: Nhiệt điện mặt trời

Nhà máy nhiệt điện mặt trời


Nhà máy Shams 1, công suất 100 MW, cấp điện cho 20.000 hộ gia đình ở UAE (hoạt động từ tháng 3/2013). Shams 1 sẽ cắt giảm
lượng khí thải CO2 của UAE khoảng 175.000 tấn mỗi năm, tương đương với việc trồng 1,5 triệu cây xanh, hay cắt giảm 15.000 xe hơi
trên đường phố. (Ảnh: Flickr.com)

106 HOANG DUC TAM 3/21/2023

106

53
3/21/2023

Chủ đề 2. Phát triển năng lượng tái tạo


2.3. Năng lượng mặt trời: Nhiệt điện mặt trời

Nhà máy nhiệt điện mặt trời


Sơ đồ hoạt động của nhà máy điện mặt trời

Sơ đồ nhà máy nhiệt điện mặt trời sử dụng máng parabol Sơ đồ hoạt động của nhà máy tháp điện mặt trời
(Ảnh: 360.thuvienvatly.com) (Ảnh: 360.thuvienvatly.com)

107 HOANG DUC TAM 3/21/2023

107

Chủ đề 2. Phát triển năng lượng tái tạo


2.4. Nhà máy điện địa nhiệt

Nhà máy điện địa nhiệt sử dụng 3 phương pháp chính


để sản xuất điện:
 Hơi khô (dry steam): lấy hơi nước trực tiếp
(235oC) từ các vết nứt trong lòng đất để làm quay
động cơ tuabin
 Hơi giãn áp (flash steam): lấy nước nóng áp suất
cao (hơn 182oC) từ dưới lòng đất và trộn với nước
áp suất thấp mát hơn, tạo ra hơi nước để dẫn động
tuabin.
 Chu kỳ nhị phân (binary cycle): sử dụng nước
nóng (107 – 182oC) đi qua chất lỏng thứ cấp có
nhiệt độ sôi thấp hơn nước. Chất lỏng thứ cấp
được biến thành hơi dẫn động tuabin. Hầu hết các
nhà máy điện địa nhiệt trong tương lai dự kiến sẽ
là nhà máy chu kỳ nhị phân.

Ảnh: AFEST

108 HOANG DUC TAM 3/21/2023

108

54
3/21/2023

Chủ đề 2. Phát triển năng lượng tái tạo


2.4. Nhà máy điện địa nhiệt

Ưu điểm của nhà máy điện địa nhiệt:


 Thải ra môi trường lượng CO2 ít (bằng 1/6) so với nhà máy điện khí sạch tự nhiên.
 Rẻ hơn so với năng lượng thông thường (tiết kiệm 80% so với năng lượng hóa thạch).
 Luôn có sẵn (so với năng lượng gió và năng lượng mặt trời)
Nhược điểm:
 Việc sản xuất bị giới hạn ở những khu vực gần ranh giới mảng kiến tạo. Một số vị trí có thể nguội
dần sau nhiều năm sử dụng.
 Chi phí xây dựng lớn bao gồm việc khoan thăm dò trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.
 Nhà máy địa nhiệt có thể phát thải khí hydrogen sulphide (mùi trứng thối). Một số chất lỏng địa
nhiệt chứa hàm lượng vật liệu độc hại (thấp) cần được xử lý.

109 HOANG DUC TAM 3/21/2023

109

Chủ đề 3. Sử dụng năng lượng


3.1. Đèn phóng điện khí

Con người thấy ánh sáng và


màu sắc bằng cách nào?

110 HOANG DUC TAM 3/21/2023

110

55
3/21/2023

Chủ đề 3. Sử dụng năng lượng


3.1. Đèn phóng điện khí

Các tế bào nhạy sáng

 Võng mạc mắt người chứa ba nhóm tế bào nón nhạy sáng
tương ứng với các vùng bước sóng khác nhau. Nhóm tế bào
nón tương ứng với ánh sáng gần 600 nm cho chúng ta thấy
ánh sáng đỏ, nhóm tiếp theo ứng với bước sóng 550 nm, cho
chúng ta thấy ánh sáng xanh lục, nhóm thứ ba tương ứng
với ánh sáng 450 nm cho chúng ta thấy ánh sáng xanh
dương.
 Ngoài tế bào nón, còn có tế bào que. Tế bào que chỉ nhạy
sáng chứ không phân biệt được màu sắc. Tế bào này có thể
giúp chúng ta “nhìn” được vào ban đêm.
Ảnh: nguyendinhdang.wordpress.com

111 HOANG DUC TAM 3/21/2023

111

Chủ đề 3. Sử dụng năng lượng


3.1. Đèn phóng điện khí

Các tế bào nhạy sáng

 Tế bào nón nhạy với ba màu nhưng không có nghĩa là chúng ta chỉ nhìn được ba màu đó. Khi mắt cảm nhận
một màu sắc nào đó, nếu hai hoặc nhiều loại tế bào nón bị kích thích cùng lúc, mỗi loại sẽ gửi lượng ánh sáng
mà nó nhận được đến não. Não bộ sẽ phiên dịch đáp ứng tổng thể của dữ liệu này như là một màu cụ thể.
Mặc dù ánh sáng có bước sóng xác định kích thích ba loại tế bào nón, các tế bào sẽ không đáp ứng giống nhau.
Nếu ánh sáng có bước sóng 680 nm, tế bào nón đỏ sẽ mạnh hơn nhiều so với hai loại còn lại, và vì vậy chúng ta
thấy màu đỏ. Tương tự cho các bước sóng khác.

 Các bước sóng khác, chẳng hạn 580 nm (giữa ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh lục), Cả hai loại tế bào nón nhạy
đỏ và nhạy xanh lục là như đáp ứng bằng nhau, và vì vậy chúng ta thấy ánh sáng vàng.

 Chúng ta cũng nhìn thấy màu vàng khi nhìn ánh sáng hỗn hợp 640 nm (đỏ) và 525 nm (xanh lục). Thực tế, hỗn
hợp ba màu đỏ, lục, xanh dương có giúp chúng ta có thể thấy hầu như bất cứ màu nào vì vậy ba màu đó được
gọi là ba màu cơ bản.

 Khi ba loại tế bào nhạy màu bằng nhau, chúng ta sẽ thấy ánh sáng trắng.

112 HOANG DUC TAM 3/21/2023

112

56
3/21/2023

Chủ đề 3. Sử dụng năng lượng


3.1. Đèn phóng điện khí

 Trong thế kỷ 20, ánh sáng trắng có được là từ bóng đèn


sợi đốt. Tuy nhiên, bóng đèn sợi đốt có hai hạn chế: thứ
nhất, do nhiệt độ thấp, ánh sáng đỏ nhiều hơn xanh.
Thứ hai, vì lệch về phía đỏ nên nó phát nhiều ánh sáng
hồng ngoại (loại ánh sáng không nhìn thấy), điều này
gây ra sự lãng phí năng lượng.
 Ở thế kỷ 21, bóng đèn sợi đốt ít được sử dụng do tìm ra
nhiều nguồn phát ánh sáng trắng khác thay thế. Nguồn Tại sao ống neon phát ánh sáng đỏ?
sáng không dùng nhiệt và bức xạ nhiệt để tạo ra ánh
sáng, thay vào đó là ánh sáng tạo ra từ việc phóng điện
qua chất khí. Ống neon là thí dụ đơn giản nhất. Dây
neon chứa bên trong khí neon nguyên chất. Nó phát
ánh sáng đỏ.

113 HOANG DUC TAM 3/21/2023

113

Chủ đề 3. Sử dụng năng lượng


3.1. Đèn phóng điện khí

 Ánh sáng phát ra từ neon cho ánh sáng đỏ, hiện tượng này được gọi là sự phát quang (khác với
sự phát bức xạ nhiệt của đèn sợi đốt).
 Sự phát quang (Luminescence) liên quan đến sự dịch chuyển 2 trạng thái: năng lượng cao và năng
lượng thấp. Với neon đó là sự dịch chuyển từ mức 3p về mức 3s, sự dịch chuyển này ứng với
bước sóng đỏ.
 Màu thực ứng với từng khí khi nó bị kích thích phát ra: neon là đỏ, helium là cam, argon là tím
lavender, krypton là xám hay lục, hơi thủy ngân là xanh dương sáng (light blue), xenon là xám hay
xanh dương. Các khí này khi trộn vào nhau cũng tạo ra màu sắc khác nhau. Trong thực tế, để tạo
màu khác nhau người ra cũng dùng các loại thủy tinh màu hoặc các loại bột huỳnh quang phủ lên
thành trong ống thủy tinh.

114 HOANG DUC TAM 3/21/2023

114

57
3/21/2023

Chủ đề 3. Sử dụng năng lượng


3.1. Đèn phóng điện khí

 Giống đèn neon, đèn huỳnh quang cũng sử dụng sự phóng điện trong chất khí để tạo ra ánh sáng.
Trong các loại đèn này, hơi thủy ngân được đưa vào trong ống. Ánh sáng phát ra từ các nguyên
tử thủy ngân bị kích thích là hầu hết là tia tử ngoại (tương ứng với dịch chuyển 6p  6s với bước
sóng 254 nm). Ánh sáng này không đi qua thành ống. Ánh sáng chúng ta thấy được từ đèn huỳnh
quang nhờ một loại bột phosphor hấp thụ tia tử ngoại này.
 So với đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang hiệu quả hơn từ 4 – 6 lần.
 Các loại bột phosphor hiện này có thể tạo ra phổ gần với vật đen. Ví dụ đèn huỳnh quang compact
5100K phát ánh sáng gần giống như ánh sáng phát ra từ vật nung nóng 5100 K và ánh sáng này
cũng giống với ánh sáng mặt trời tính trung bình trong cả ngày. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể
chọn đèn loại 2700 K.

115 HOANG DUC TAM 3/21/2023

115

Chủ đề 3. Sử dụng năng lượng


3.1. Đèn phóng điện khí

Nếu không phủ bột phosphor lên mặt trong của ống huỳnh
quang, chúng ta sẽ quan sát thấy điều gì khi đèn hoạt
động?
Sẽ thấy ánh mờ do hầu hết ánh sáng được tạo ra bởi sự phóng điện của
thủy ngân là tia cực tím không nhìn thấy.

Thực vậy, khi không có phosphor bao phủ ống huỳnh quang tạo ra rất ít ánh
sáng nhìn thấy. Chức năng của bột phosphor là chuyển ánh sáng cực tím
thành ánh sáng nhìn thấy. Ngay cả khi chúng ta thấy được tia cực tím thì
chúng ta cũng không nhìn thấy được rõ vì hầu hết tia cực tím bị hấp thụ bởi
ống thủy tinh.

116 HOANG DUC TAM 3/21/2023

116

58
3/21/2023

Chủ đề 3. Sử dụng năng lượng


3.1. Đèn phóng điện khí

 Ống huỳnh quang cần hiệu điện thế để giữ các electron di chuyển giữa các điện cực (electrode).
Do vậy ống càng dài điện áp cần càng cao. Với điện áp thông thường (110V – 240V), nó phù hợp
với ống dài đến 3m. Tuy nhiên với các loại ống huỳnh quang dùng trong quảng cáo có chiều dài
lớn nó cần điện áp cao hơn nhiều.
 Do trong ống huỳnh quang có cả electron và ion Hg, chúng hình thành hỗn hợp khí gọi là plasma. Tại sao các đầu
 Để duy trì plasma, mỗi đầu của ống cần phải được nung nóng bằng cách sử dụng các dòng điện bóng đèn huỳnh
tại các điện cực. Tuy nhiên, khi sự phóng điện bên trong ống xảy ra, tác động của các electron có quang sáng đỏ khi
thể giữ cho các dây tóc tiếp tục nóng và phát xạ nhiệt các elctron, vì vậy có thể ngắt dòng tại hai bật đèn sáng?
đầu ống. Tuy nhiên, trong thực tế một số loại hỗn hợp bột huỳnh quang sẽ cho ánh sáng bị mờ đi,
khi đó cần phải dùng dòng điện để nung nóng các điện cực.
Nguyên nhân là các điện cực
 Các sợi đốt/điện cực được phủ một loại vật liệu giúp phát các electron vào khí. Tuy nhiên dưới tác cần được nug đỏ để tạo ra các
dụng của các ion thủy ngân, lớp phủ này theo thời gian sẽ bị bong tróc và cần phải thay lớp mới electron.
(thông thường sau khoảng 10.000 đến 40.000 lần sử dụng). Một lưu ý quan trọng là vì đèn huỳnh Trong hầu hết các đèn huỳnh
quang lấy năng lượng để tạo ánh sáng huỳnh quang, do vậy nếu chúng ta tắt đèn sau một thời quang, dây tóc cần được nung
gian ngắn (vài phút hoặc ít hơn) thực sự không tiết kiệm năng lượng hơn. Vì vậy, khi chúng ta ra đỏ đến nhiệt độ cao ngay trước
khỏi phòng một thời gian ngắn, không cần thiết phải tắt đèn. khi phóng điện. Năng lượng
nhiệt giúp giải phóng các
electron từ dây tóc và tạo ra
dòng điện di chuyển qua ống.

117 HOANG DUC TAM 3/21/2023

117

Chủ đề 3. Sử dụng năng lượng


3.2. Đèn thủy ngân, đèn halogen kim loại và đèn natri

 Nếu như sự phóng điện trong thủy ngân áp suất thấp tạo ra hầu hết tia cực tím thì sự phóng điện trong thủy ngân áp suất
cao tạo ra nhiều ánh sáng nhìn thấy hơn. Điều này là do các tia cực tím bị bẫy trong thủy ngân mật độ cao, và vì vậy chỉ có
ánh sáng nhìn thấy thoát ra từ sự phóng điện này. Ánh sáng nhìn thấy trong trường hợp này có màu xanh sáng.

 Để giảm độ sáng xanh này xuống, người ta bổ sung các nguyên tử kim loại vào hơi thủy ngân áp suất cao. Thường là
sodium, thallium, indium và scandium. Phổ phát xạ của các nguyên tố này tăng cường phổ phát xạ đỏ và vì vậy ánh sáng
phát ra từ ống sẽ bị dịch chuyển về phía đỏ và do vậy ít xanh hơn.

 Đèn dùng natri nguyên chất cũng tương tự như đèn thủy ngân. Loại đèn này có thể sử dụng hơi natri ở áp suất thấp và áp
suất cao. Cả hai loại này đều cần nung nhiệt trước khi hoạt động. Đèn hơi natri áp suất thấp đặc biệt tiết kiệm năng lượng
(200 lumens/watt, so với halogen kim loại khoảng 50 – 60 lumens/watt). Nó phát ánh sáng bước song 590 nm. Tiết kiệm
năng lượng và phát ánh sáng nhìn thấy là lý do nó đường dùng làm đèn đường.

 Tuy vậy, sự phát sáng đơn sắc lại gây cảm giác khó chịu vì vậy loại đèn này không được sử dụng trong nhà. Thay vào đó là
đèn natri áp suất cao (150 lumens/watt).

 Trong đèn natri áp suất cao, tia 590 nm tạo ra một vùng rộng bước sóng từ vàng-lục đến cam-đỏ theo cơ chế sau: do áp suất
hơi natri cao, khi các nguyên tử thực hiện sự dịch chuyển tia 590 nm nó sẽ tạo ra nhiều va chạm với nhau. Về tổng thể, các
va chạm này làm biến dạng các orbital và vì vậy, các photon xuất hiện với các năng lượng bị dịch chuyển một phần.

118 HOANG DUC TAM 3/21/2023

118

59
3/21/2023

Chủ đề 3. Sử dụng năng lượng


3.2. Đèn thủy ngân, đèn halogen kim loại và đèn natri

Vào buổi tối, bật sáng đèn hơi thủy ngân, nó sáng từ
từ lên trước khi sáng rõ. Giải thích.

Khi đèn đường được bật lên, áp suất thủy ngân bên trong nó
thấp và vì vậy phát ra ánh sáng nhìn thấy với cường độ thấp.
Khi nhiệt độ tăng lên, các nguyên tử thủy ngân bay hơi nhiều
hơn, kết quả ra ánh sáng nhìn thấy phát ra với cường độ cao.

119 HOANG DUC TAM 3/21/2023

119

Chủ đề 3. Sử dụng năng lượng


3.3. Bóng đèn LED

Sự dẫn điện

Trong chất rắn nói chung, có rất nhiều electron và nhiều


mức xung quanh để giữ các electron này. Tại nhiệt độ
đủ thấp, các electron chiếm các mức có năng lượng
thấp nhất vì các lý do nhiệt động, và theo nguyên tắc: 2
electron trên một mức năng lượng (nguyên lý Pauli).
Theo cách đó, electron sẽ lấp đầy đến mức năng lượng
cực đại. Đường nằm giữa mức năng lượng cao nhất
lấp đầy và mức thấp nhất chưa được lấp đầy gọi là
mức Fermi.

120 HOANG DUC TAM 3/21/2023

120

60
3/21/2023

Chủ đề 3. Sử dụng năng lượng


3.3. Bóng đèn LED

Sự dẫn điện

Trong kim loại, mức Fermi nằm ngay trên mức lấp đầy, các electron dịch chuyển từ mức đầy lên mức trống
chỉ tốn ít năng lượng. Điều này cho phép kim loại dẫn điện tốt. Dưới tác dụng của lực điện từ, các electron di
chuyển bằng cách dịch chuyển từ mức đầy sang mức trống, năng lượng chúng có được để dịch chuyển là
công được được cung cấp bởi lực điện. Như vậy, electron đi vào phía phải và đi ra phía trái và vì vậy kim loại
dẫn điện.

121 HOANG DUC TAM 3/21/2023

121

Chủ đề 3. Sử dụng năng lượng


3.3. Bóng đèn LED

Chất cách điện


Khác với kim loại, trong chất cách điện, mức Fermi nằm giữa vùng cấm (band gap). Các electron
cần nhiều năng lượng để chuyển từ các mức lấp đầy sang mức trống. Khi đặt hạt mang điện dương
ở phía trái, hạt này sẽ chịu tác dụng của lực điện nhưng nó sẽ không thể di chuyển. Để di chuyển
nó phải chuyển lên các mức trống, tuy nhiên năng lượng của lực điện cung cấp là không đủ. Vì vậy
không có dòng đi qua chất cách điện.

122 HOANG DUC TAM 3/21/2023

122

61
3/21/2023

Chủ đề 3. Sử dụng năng lượng


3.3. Bóng đèn LED

Chất bán dẫn

 Trong kim loại, vùng các mức chứa mức Fermi chỉ bị chiếm một phần, do vậy các electron có thể dịch chuyển từ mức đầy
sang mức chưa đầy. Trong vật cách điện, vùng bên dưới mức Fermi (vùng hóa trị) được lấp đầy và vùng bên trên mức Fermi
(vùng dẫn) là trống, việc dịch chuyển của electron là rất khó.

 Nếu một electron được cung cấp đủ năng lượng, nó sẽ nhảy từ vùng hóa trị sang vùng dẫn. Và dưới tác dụng của lực điện,
electron sẽ dịch chuyển (đường nét đứt trên hình).

 Không phải tất cả các loại ánh sáng đều gây ra hiện tượng quang dẫn. Với các chất có vùng cấm lớn, ánh sáng gây ra hiện
tượng quang dẫn cần có năng lượng (tần số) lớn. Tuy nhiên trong tự nhiên cũng có những chất cách điện với vùng cấm nhỏ,
nó được gọi là chất bán dẫn vì tính chất của nó nằm giữa chất dẫn điện và chất cách điện. Trong số những linh kiện bán dẫn,
linh kiện đơn giản nhất là diode bán dẫn.

123 HOANG DUC TAM 3/21/2023

123

Chủ đề 3. Sử dụng năng lượng


3.3. Bóng đèn LED

Diode bán dẫn


 Diode bán dẫn là linh kiện dòng một chiều:
nó cho phép dòng điện chỉ chuyển động
một chiều mà không cho chuyển động theo
chiều ngược lại. Hầu hết các diode trong
các thiết bị điện tử hiện đại được làm từ
chất bán dẫn.
 Diode bán dẫn cơ bản được tạo thành bằng
cách ghép 2 loại bán dẫn khác nhau: bán
dẫn loại p và bán dẫn loại n. Các bán dẫn
này được pha vào các tạp chất: nếu việc
pha này tạo ra các mức hóa trị trống (bán
dẫn loại p) còn nếu đưa vào các electron
trong mức dẫn (bán dẫn loại n).

124 HOANG DUC TAM 3/21/2023

124

62
3/21/2023

Chủ đề 3. Sử dụng năng lượng


3.3. Bóng đèn LED

Diode bán dẫn (tt)


 Các mức hóa trị trống và các electron ở mức
dẫn cho phép bán dẫn loại n và loại p dẫn
điện.
 Khi một đầu của loại n tiếp xúc với đầu kia
của loại p nó hình thành nên lớp tiếp xúc p-n.
Các electron sẽ dịch chuyển từ loại n sang
loại p và hình thành nên điện trường tiếp xúc.
Đến giới hạn nào đó, điện trường tiếp xúc
ngăn không có e dịch chuyển (xuất hiện sự
cân bằng).
 Gần lớp tiếp xúc p-n, hình thành một vùng
nghèo (depletion region). Việc di chuyển của
electron ở các mức dẫn chuyển xuống mức
hóa trị hình thành nên vùng này (xem hình c).

125 HOANG DUC TAM 3/21/2023

125

Chủ đề 3. Sử dụng năng lượng


3.3. Bóng đèn LED

Diode bán dẫn (tt)

 Nếu dùng nguồn điện (pin) để đẩy


electron từ phải sang trái, electron
được đưa vào lớp n, và đi ra khỏi lớp
p, khi đó độ rộng vùng nghèo giảm
xuống và biến mất, diode sẽ dẫn điện
(xem hình a).
 Nếu dùng nguồn điện (pin) để đẩy
electron ngược lại trái sang phải,
trong trường hợp này, vùng nghèo sẽ
dày hơn vì nó sẽ lấp đầy các mức hóa
trị còn trống đồng thời loại bỏ các
electon ở mức dẫn. Lúc này diode là
một chất cách điện (xem hình b).

126 HOANG DUC TAM 3/21/2023

126

63
3/21/2023

Chủ đề 3. Sử dụng năng lượng


3.3. Bóng đèn LED

Diode phát quang (Light Emitting Diodes – LED)


 Trong các loại diode silic thông thường, các lectron ở
mức dẫn chuyển về các mức hóa trị trống sẽ không tạo
ra ánh sáng đáng kể do đặc tính cấu trúc vùng dẫn của
nó. Các dịch chuyển này chỉ tạo ra các dao động bên
trong và nhiệt thay vì tạo ra ánh sáng.

 Một số loại diode đặc biệt từ những bán dẫn hiếm, khi
electron chuyển từ mức dẫn sang mức hóa trị nó sẽ
phát sáng (hình trên). Các loại như gallium, indium,
aluminum, arsenic, phosphorus va nitrogen. Đây là các
loại diode phát quang.

 Màu của LED liên quan trực tiếp đến năng lượng giải
phóng trong bán dẫn loại p khi electron chuyển từ mức
dẫn sang mức hóa trị.

127 HOANG DUC TAM 3/21/2023

127

Chủ đề 3. Sử dụng năng lượng


3.3. Bóng đèn LED

Tại sao lại là bóng đèn LED?

 Bóng đèn sợi đốt: chuyển đổi 4% điện năng sang ánh sáng.
 Bóng đèn LED: chuyển đổi 50% điện năng sang ánh sáng.
 Đèn LED có tuổi thọ lên đến 100.000 giờ, so với 10.000 giờ đối với đèn huỳnh quang và 1.000
giờ đối với bóng đèn sợi đốt.

128 HOANG DUC TAM 3/21/2023

128

64
3/21/2023

Chủ đề 4. Năng lượng với môi trường sống


4.1. Hiệu ứng nhà kính

 Hiệu ứng nhà kính là kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái đất và không gian
xung quanh, điều này làm gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái đất. Hiện tượng này giống như cơ chế
không khí nóng lên trong nhà kính trồng cây vì vậy được gọi là hiệu ứng nhà kính.
 Cơ chế hình thành hiệu ứng nhà kính:
• Năng lượng Mặt trời chiếu xuống mặt đất dưới dạng các tia bức xạ có bước sóng ngắn, các tia này đi
thẳng vào Trái đất mà không bị giữ lại bởi lớp khí quyển. Bề mặt Trái đất nhận năng lượng, và tiếp đó
là phát xạ trở lại vào khoảng không vũ trụ một phần năng lượng dưới dạng các tia có bước sóng dài.
Ở tầng đối lưu, bức xạ bước sóng dài này lại bị giữ lại và phát trở lại mặt đất làm cho khí quyển tầng
thấp và mặt đất nóng lên.
• Hiện tượng giữ nhiệt (các tia bức xạ có bước sóng dài) xảy ra do một số khí được gọi là khí nhà kính.
Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại), chủ yếu bao gồm:
hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC, CF6, HFCs và PFCs. Nhờ hiệu ứng nhà kính này mà nhiệt
độ trung bình của bề mặt trái đất theo quan trắc là 15 oC. Nếu không có hiệu ứng nhà kính này xảy ra
thì theo tính toán nhiệt độ trung bình bề mặt Trái đất sẽ là -18 oC.

Nhờ hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ của Trái đất được duy trì ở mức độ phù hợp cho con người

129 HOANG DUC TAM 3/21/2023

129

Chủ đề 4. Năng lượng với môi trường sống


4.1. Hiệu ứng nhà kính

Khí thải công nghiệp và ảnh hưởng của nó đến hiệu ứng nhà kính

Do các hoạt động thải ra quá nhiều khí nhà kính. Có 6 loại khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính
 CO2 từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí). Đây là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con
người gây ra. CO2 cũng được tạo ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
 CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai
thác than.
 N2O từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
 HFCs, đặc biệt là khí HFC-23 chính là một sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất loại hóa chất mới HCFC-22
để thay thế cho khí CFC dùng chủ yếu trong điều hòa không khí và làm lạnh.
 PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
 SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.

130 HOANG DUC TAM 3/21/2023

130

65
3/21/2023

Chủ đề 4. Năng lượng với môi trường sống


4.1. Hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính gây ra sự biến đổi khí hậu, cụ thể:
 Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
 Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật
trên Trái đất.
 Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
 Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy
cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
 Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên
và các chu trình sinh địa hoá khác.
 Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển,
các địa quyển

131 HOANG DUC TAM 3/21/2023

131

66

You might also like