You are on page 1of 31

1 Bài toán biên hỗn hợp thuần nhất cho truyền nhiệt 1−

chiều trong đoạn hữu hạn.


1.1 Tóm tắt lí thuyết
Xét bài toán biên - ban đầu cho phương trình truyền nhiệt trong đoạn hữu hạn:
ut (x, t) = Kuxx (x, t), 0 < x < L, t > 0, (1)
với điều kiện biên
u(0, t) = u(L, t) = 0, (2)
với điều kiện Cauchy
u(x, 0) = f (x), 0 ≤ x ≤ L. (3)
Bài toán biên - ban đầu này là mô hình toán học của quá trình truyền nhiệt trong một thanh
dẫn nhiệt. Thanh này có chiều dài L khi ở vị trí cân bằng. Ý nghĩa vật lý của các yếu tố trong
bài toán trên:
ˆ Nghiệm u(x, t) của bài toán này là nhiệt độ tại điểm x trên thanh, vào thời điểm t.
ˆ K > 0 là hệ số dẫn nhiệt.
ˆ Điều kiện biên (2) mô tả hai đầu luôn có nhiệt độ 0.
ˆ f (x) trạng thái ban đầu, nghĩa là nhiệt độ ban đầu tại vị trí x trên thanh.
Trước hết ta tìm các nghiệm không tầm thường, dạng tách biến u(x, t) = X(x)T (t) của bài toán
gồm phương trình (1) và hai điều kiện biên (2). Chú ý nói chung ta không có nghiệm như này
thỏa mãn điều kiện ban đầu (3). Từ (1)-(2) ta dẫn đến bài toán giá trị riêng Sturm-Liouville:
X ′′ (x) + λX(x) = 0, 0 < x < L, (4)
X(0) = X(L) = 0. (5)
Lời giải của bài toán Sturm-Liouville (4)-(5) được cho bởi:
λn = (nπ/L)2 , Xn (x) = sin(nπx/L), n = 1, 2, . . .
2
Một cách tương ứng ta giải được Tn (t) = an e−K(nπ/L) t . Khi đó ta thu được nghiệm tách biến:
un (x, t) = Tn (t)Xn (x).
Điều thú vị ta có thể viết tất cả các nghiệm của (1)-(2) dưới dạng

2
X
u(x, t) = an e−K(nπ/L) t sin(nπx/L). (6)
n=1

Đến đây ta dùng điều kiện ban đầu (3) để tính các hệ số như sau:
2 L
Z
an = f (x) sin(nπx/L)dx, (7)
L 0
Một vài nhận xét:

1
ˆ Nếu nhìn "thoáng" nghiệm (6) xác định với mọi x ∈ R là hàm lẻ, tuần hoàn chu kỳ 2L
theo biến x. Ta có thể xem đây như một cách tiếp cận khác để giải bài toán biên - ban
đầu (1)-(2)-(3) bằng cách thác triển lẻ, tuần hoàn chu kỳ 2L theo biến x chuyển bài toán
đang xét thành bài toán Cauchy cho phương trình truyền nhiệt trên toàn đường thẳng.
ˆ Nếu f ∈ L1 (0, L), không cần liên tục, thì dãy hệ số an , n ∈ N, bị chặn. Khi đó ta sẽ thấy
ngay nghiệm u khả vi vô hạn khi t > 0. Ngoài ra
lim u(x, t) = 0.
t→∞

Nếu ta thay điều kiện biên Dirichlet thuần nhất (2) (nhiệt độ hai đầu bằng 0) bởi điều kiện
biên Neumann thuần nhất
ux (0, t) = ux (L, t) = 0, thanh cách nhiệt tại hai đầu (8)
thì điều kiện biên (5) chuyển thành
X ′ (0) = X ′ (L) = 0. (9)
Lời giải của bài toán Sturm-Liouville (4)-(9) được cho bởi:
λn = (nπ/L)2 , Xn (x) = cos(nπx/L), n = 0, 1, 2, . . .
2
Một cách tương ứng ta giải được Tn (t) = an e−K(nπ/L) t . Khi đó ta thu được nghiệm tách biến:
un (x, t) = Tn (t)Xn (x).
Điều thú vị ta có thể viết tất cả các nghiệm của (1)-(8) dưới dạng

2
X
u(x, t) = a0 + an e−K(nπ/L) t cos(nπx/L). (10)
n=1

Đến đây ta dùng điều kiện ban đầu (3) để tính các hệ số như sau:
1 L 2 L
Z Z
a0 = f (x)dx, an = f (x) cos(nπx/L)dx, n ̸= 0, . (11)
L 0 L 0
1. Giải bài toán biên - ban đầu (1)-(2)-(3) trong mỗi trường hợp sau:
(i) K = 1, L = 1, và f (x) = sin3 (πx).
(ii) K = 2, L = π, và f (x) = sin(πx).
Kiểm tra nghiệm ở mỗi trường hợp trên có thông thường hay không.
Lời giải. (i) Sử dụng công thức nghiệm (6) với K = 1, L = 1 ta có

2
X
u(x, t) = an e−K(nπ) t sin(nπx).
n=1

Chú ý rằng sin3 (πx) = 3 sin(πx)/4 − sin(3πx/4) là tổ hợp của các hàm riêng nên để tính
các hệ số ta chỉ cần đồng nhất hệ số như sau:

2
ˆ Thay f (x) = sin3 (πx) và chuỗi nghiệm u(x, t) vào (3) ta có

X 3 1
an sin(nπx) = sin(πx) − sin(3πx).
n=1
4 4

Do đó a1 = 3/4, a3 = −1/4, an = 0 khi n ̸∈ {1, 3}.

Vậy nghiệm của bài toán đang xét


3 2 1 2
u(x, t) = e−π t sin(πx) − e−9π t sin(3πx).
4 4
Việc kiểm tra lại nghiệm có thỏa mãn bài toán xem như bài tập.

Hình 1: Nghiệm câu 1 (i).

(ii) Sử dụng công thức nghiệm (6) với K = 2, L = π ta có u(x, t) = ∞ −2n2 t


P
n=1 an e sin(nx).
Lưu ý sin(πx) không liên quan đến hàm riêng nên ta không dùng đồng nhất hệ số được.
Từ (7) ta tính được

2 π 2(−1)n n sin(π 2 )
Z
an = sin(πx) sin(nx)dx = .
π 0 π(π 2 − n2 )

Hình 2: Nghiệm câu 1 (ii).

3
Vậy nghiệm của bài toán đang xét

2 sin(π 2 ) X (−1)n n −2n2 t
u(x, t) = e sin(nx).
π n=1
π 2 − n2

Từ f (π) = sin(π 2 ) ̸= 0 dẫn đến nghiệm tìm được không phải nghiệm thông thường.

2. Giải bài toán biên - ban đầu (1)-(8)-(3) trong mỗi trường hợp sau:

(i) K = 1, L = 1, và f (x) = cos2 (πx).


(ii) K = 2, L = π, và f (x) = sin(x).

Kiểm tra nghiệm ở mỗi trường hợp trên có thông thường hay không.
Lời giải. (i) Sử dụng công thức nghiệm (10) với K = 1, L = 1 ta có

2
X
u(x, t) = a0 + an e−(nπ) t cos(nπx).
n=1

Chú ý rằng 0, cos2 (πx) = 1/2 + cos(2πx)/2 đều là tổ hợp của các hàm riêng nên để tính
các hệ số ta chỉ cần đồng nhất hệ số như sau:

ˆ Thay f (x) = cos2 (πx) và chuỗi nghiệm u(x, t) vào (3) ta có



X 1 1
a0 + an cos(nπx) = + cos(2πx).
n=1
2 2

Do đó a0 = a2 = 1/2, an = 0 khi n ̸∈ {0, 2}.

Vậy nghiệm của bài toán đang xét


1 1 −4π2 t
u(x, t) = + e cos(2πx).
2 2

Hình 3: Nghiệm câu 2 (i).

4
Việc kiểm tra nghiệm xem như bài tập. Không khó để thấy
Z 1
1
lim u(x, t) = = f (x)dx
t→∞ 2 0

là trung bình của nhiệt độ tại thời điểm ban đầu. Lý do của hiện tượng này: sự trao đổi
nhiệt trong thanh hoàn toàn cách li với môi trường bên ngoài.
(ii) Sử dụng công thức nghiệm (10) với K = 2, L = π ta có

2
X
u(x, t) = a0 + an e−2n t cos(nx).
n=1

Lưu ý sin(x) không liên quan đến hàm riêng nên ta không dùng đồng nhất hệ số được.
Từ (11) ta tính được

1
Z π
2 2
Z π 0 khi n = 2k + 1,
a0 = sin(x)dx = , an = sin(x) cos(nx)dx = 4
π 0 π π 0 khi n = 2k.
π(1 − 4k 2 )

Vậy nghiệm của bài toán đang xét



2 4X 1 2
u(x, t) = + e−8k t cos(2kx).
π π k=1 1 − 4k 2

Hình 4: Nghiệm câu 2 (ii).

Nghiệm tìm được là thông thường. Thật vậy, chú ý chuỗi ∞ m 2 −8k2 ϵ
P
k=1 [k /(4k − 1)]e hội
tụ với mọi m ∈ Z+ , ϵ > 0 nên ta có thể chuyển việc lấy đạo hàm riêng qua chuỗi
nghiệm u(x, t). Từ đó không khó khăn để thấy nghiệm u(x, t) khả vi vô hạn, thỏa mãn
(1)-(8). Việc kiểm tra (3) không đơn giản chỉ là xem P∞u(x, 0) = 2
f (x) mà ta cần xem
limt→0+ u(x, t) = f (x). Điều này có được nhờ chuỗi k=1 1/(4k − 1) hội tụ nên chuỗi
nghiệm hội tụ đều trong [0, π] × [0, 1]. Do đó chuỗi nghiệm liên tục trong [0, π] × [0, 1].
Đến đây ta kiểm tra xong chuỗi nghiệm tìm được là thông thường.
Tương tự bài trước ta cũng có chuỗi nghiệm cuối cùng sẽ về trạng thái cân bằng, nghĩa
là limt→∞ u(x, t) = 2/π. Chứng minh chi tiết xem như bài tập.

5
3. Xét bài toán biên - ban đầu (1)-(3) với điều kiện biên

u(0, t) = ux (0, t), ux (L, t) = 0, t ≥ 0. (12)

(i) Chứng minh rằng tích phân năng lượng

1 L 2
Z
I(t) = u (x, t)dx
2 0

giảm theo thời gian t.


(i) Xét nghiệm dạng tách biến không tầm thường u(x, t) = X(x)T (t) của bài toán
(1)-(12). Chứng minh rằng X(x) thỏa mãn bài toán Sturm-Liouville:

X ′′ (x) + λX(x) = 0, X(0) = X ′ (0), X ′ (L) = 0.

(ii) Chứng minh rằng bài toán Sturm-Liouville ở câu (i) chỉ có nghiệm λ > 0. Ngoài ra,
hai hàm riêng X1 (x), X2 (x) ứng với hai giá trị riêng λ1 , λ2 khác nhau thì
Z L
X1 (x)X2 (x)dx = 0.
0

(iii) Chứng minh rằng nếu viết giá trị riêng λ = k 2 , k > 0, thì k là nghiệm của phương
trình k tan(kL) = 1. Từ đó ta thu được dãy các giá trị riêng λn = kn2 , n = 1, 2, . . . ,
với kn ≈ nπ/L.
(iii) Giải bài toán Sturm-Liouville ở câu (ii). Từ đó xây dựng chuỗi nghiệm hình thức
của bài toán đang xét và đưa ra cách tính hệ số của chuỗi.
(v) Giải bài toán khi K = 2, L = π, và f (x) = 1 + 2 sin(x/2). Kiểm tra nghiệm tìm được
có thông thường không.

Lời giải. (i) Tính toán, và sử dụng phương trình ut = Kuxx , ta được
Z L Z L

I (t) = ut (x, t)u(x, t)dx = K uxx (x, t)u(x, t)dx
0 0
x=L Z L
= K[ux (x, t)u(x, t) − [ux (x, t)]2 dx]

x=0 0

Sử dụng điều kiện biên u(0, t) = ux (0, t), ux (L, t) = 0 ta có


 Z L 
′ 2 2
I (t) = −K [u(0, t)] + [ux (x, t)] dx ≤ 0
0

hay I(t) giảm theo t.


(ii) Thay u(x, t) = X(x)T (t) vào (12) với chú ý T (t) ̸≡ 0 nên X(0) = X ′ (0), X ′ (L) = 0.
Tiếp tục thay vào (1) ta có
X ′′ T′
= = −λ
X KT
6
với λ là hằng số (không phụ thuộc vào cả x và t).
(iii) Xét tích phân
Z L  
′′
I= X(x) X (x) + λX(x) dx.
0

Do X(x) là nghiệm của phương trình X ′′ (x) + λX(x) = 0 nên I = 0. Ngoài ra, sử dụng
tích phân từng phần ta có
Z L x=L Z L
′′ ′
X(x)X (x)dx = X(x)X (x) − [X ′ (x)]2 dx

0 x=0 0
Z L
= −[X(0)]2 − [X ′ (x)]2 dx ( vì X(0) = X ′ (0), X ′ (L) = 0).
0

Do đó Z L Z L
2 ′ 2
[X(0)] + [X (x)] dx = λ X 2 (x)dx.
0 0

Do X(x) không tầm thường nên λ ≥ 0. Nếu λ = 0 thì X ′ = 0 và X(0) = 0. Khi đó


X(x) = X(0) = 0 là tầm thường. Như vậy λ > 0.
Do X1′′ (x) + λ1 X1 (x) = 0 nên
Z L Z L x=L Z L
λ1 X1 (x)X2 (x)dx = X1′′ (x)X2 (x)dx = X1′ (x)X2 (x) − X1′ X2′ (x)dx

0 0 x=0 0
Z L
= X1 (0)X2 (0) − X1′ (x)X2′ (x)dx ( vì X1 (0) = X1′ (0), X1′ (L) = 0).
0

Tương tự ta có
Z L Z L
X1 (0)X2 (0) − X1′ (x)X2′ (x)dx = λ2 X1 (x)X2 (x)dx.
0 0

Từ trên với chú ý λ1 ̸= λ2 ta có đpcm.


(iv) Với λ = k 2 , k > 0, từ phương trình ta giải được X(x) = a cos(kx) + b sin(kx). Thay
vào X(0) = X ′ (0) ta có a = kb và b ̸= 0. Thay vào X ′ (L) = 0 ta có k tan(kL) = 1.

Hình 5: Dãy các nghiệm dương của k tan(kL) = 1 khi L = π.

7
Việc chứng minh phương trình trên có dãy nghiệm kn ∈ (n − 1, n), n = 1, 2, . . . , xem
như bài tập. Để ý rằng limn→∞ tan(kn L) = limn→∞ 1/kn = 0 ta có kn ≈ (n − 1)π/L. Với
L = π ta tính được sáu giá trị riêng đầu tiên λn = kn2 với

k1 = 0.3834486028, k2 = 1.218722014, k3 = 2.13919688,


k4 = 3.099345725, k5 = 4.076570793, k6 = 5.062081878.

Như vậy ta có dãy hàm riêng (tương ứng):

Xn (x) = kn cos(kn x) + sin(kn x), n = 1, 2, . . .

Việc kiểm tra lại dãy nghiệm này xem như bài tập. Tiếp theo ta giải được một cách tương
ứng
2
Tn (t) = an e−Kkn t .
Khi đó ta lập được chuỗi nghiệm hình thức của bài toán đang xét:

2
X
u(x, t) = an e−Kkn t Xn (x).
n=1

Chú ý tính trực giao của các hàm riêng nên


Z L Z L
f (x)Xn (x)dx = an Xn2 (x)dx.
0 0

(v) Nghiệm khi K = 2, L = π và f (x) = 1 + 2 sin(x/2) có hình ảnh theo thời gian t như
sau:

1.2 Bài tập thực hành


1. Giải bài toán biên - ban đầu (1)-(2)-(3) trong mỗi trường hợp sau:

(i) a = 1, L = 1, và f (x) = x(1 − x).


(ii) a = 2, L = π, và f (x) = sin(x).

Kiểm tra nghiệm ở mỗi trường hợp trên có thông thường hay không. Tính chu kỳ theo
thời gian của nghiệm trong từng trường hợp trên.

8
2. (a) Bằng việc xét
Z L
1
I(t) = u2 (x, t)dx
2 0

để chứng minh các bài toán (1)-(2)-(3) và (1)-(8)-(3) có tối đa một nghiệm.
(b) Cho f ∈ L1 (0, L). Chứng minh rằng bài toán (1)-(2)-(3) có nghiệm thỏa mãn
limt→∞ u(x, t) = 0 đều theo x trên [0, L]. Ngoài ra (1)-(8)-(3) có nghiệm thỏa mãn
1 L
Z
lim u(x, t) = f (x)dx đều theo x trên [0, L].
t→∞ L 0

3. Giải bài toán biên - ban đầu (1)-(8)-(3) trong mỗi trường hợp sau:
(i) a = 1, L = 1, và f (x) = sin2 (2πx).
(ii) a = 2, L = π, và f (x) = sin(3x).
Kiểm tra nghiệm ở mỗi trường hợp trên có thông thường hay không.
4. Xét bài toán biên - ban đầu (1)-(3) với điều kiện biên là một trong các trường hợp sau:
(a) ux (0, t) = u(L, t) = 0, t ≥ 0.
(b) u(0, t) = ux (0, t), u(L, t) = 0, t ≥ 0.
(c) ux (0, t) = 0, u(L, t) = −ux (L, t), t ≥ 0.
(d) ux (0, t) = u(0, t), u(L, t) = −ux (L, t).
(e) u(0, t) = u(L, t), ux (0, t) = ux (L, t), t ≥ 0.
Khảo sát bài toán trên cho từng trường hợp theo các bước sau.
(i) Chứng minh rằng tích phân năng lượng
1 L 2
Z
I(t) = u (x, t)dx
2 0
giảm theo thời gian t.
(ii) Xét nghiệm dạng tách biến không tầm thường u(x, t) = X(x)T (t) của bài toán (1)
với điều kiện biên tương ứng. Chứng minh rằng X(x) thỏa mãn bài toán Sturm-
Liouville: X ′′ (x) + λX(x) = 0 với điều kiện biên tương ứng
(iii) Chứng minh rằng bài toán Sturm-Liouville ở câu (ii) chỉ có nghiệm λ > 0, trừ ra ý
(d) có thêm λ = 0. Ngoài ra, hai hàm riêng X1 (x), X2 (x) ứng với hai giá trị riêng
λ1 , λ2 khác nhau thì Z L
X1 (x)X2 (x)dx = 0.
0

(iv) Giải bài toán Sturm-Liouville ở câu (ii). Từ đó xây dựng chuỗi nghiệm hình thức
của bài toán đang xét và đưa ra cách tính hệ số của chuỗi. Với f ∈ L1 (0, L), hãy
quan sát dáng điệu của chuỗi nghiệm khi t → ∞.
(v) Đưa ra các dữ kiện cụ thể rồi tính toán chi tiết cho từng trường hợp.

9
2 Nguyên lý cực đại.
2.1 Tóm tắt lý thuyết
Lấy K > 0, T > 0, và a, b ∈ R, a < b, xét QT (a, b) = {(x, t) : a < x < b, 0 < t ≤ T } và biên
parabolic của QT (a, b) xác định bởi

∂p QT (a, b) = Q̄T (a, b) \ QT (a, b) = [a, b] × {0} ∪ {a, b} × [0, T ].

Trong trường hợp đặc biệt a = 0, b = 1 ta ký hiệu QT (0, 1) = QT .


Giả sử u ∈ C 2,1 (QT (a, b)) ∩ C(Q̄T (a, b)) là nghiệm của phương trình truyền nhiệt

ut = Kuxx trong QT (a, b).

Khi đó, ta có
min u ≤ u(x, t) ≤ max u, ∀(x, t) ∈ QT (a, b).
∂p QT (a,b) ∂p QT (a,b)

Từ đây ta có: nếu v, w ∈ C 2,1 (QT (a, b)) ∩ C(Q̄T (a, b)) cùng là nghiệm của phương trình truyền
nhiệt trên thì
|v(x, t) − w(x, t)| ≤ max |v − w|, ∀(x, t) ∈ QT (a, b).
∂p QT (a,b)

Nếu ta thêm giả thiết v ≤ w trên ∂p QT (a, b) thì

v ≤ w trong QT (a, b).

Kết quả này được gọi là nguyên lý so sánh.

2.2 Ví dụ thực hành


1. Giả sử u ∈ C 2,1 (QT ) ∩ C(Q̄T ) là nghiệm của bài toán (1)-(2)-(3) với dữ liệu

K = 1, L = 1, f (x) = sin2 (πx).


2
Chứng minh rằng 0 ≤ u(x, t) ≤ e−π t sin(πx), ∀(x, t) ∈ QT .
2
Lời giải. Xét v1 (x, t) = 0, v2 (x, t) = e−π t sin(πx) đều là nghiệm của bài toán

wt = wxx trong QT , w(0, t) = w(1, t) = 0.

Ngoài ra

v1 (x, 0) = 0 ≤ sin2 (πx) = u(x, 0) ≤ sin(πx) = v2 (x, 0), ∀x ∈ [0, π]

nên theo nguyên lý so sánh ta có đpcm.

2. Giả sử u ∈ C 2,1 (R × (0, T ]) ∩ C(R × [0, T ]) là nghiệm bị chặn của phương trình truyền
nhiệt
ut = Kuxx trong R × (0, T ].

10
Chứng minh rằng

inf u(y, 0) ≤ u(x, t) ≤ sup u(y, 0), ∀x ∈ R, 0 < t ≤ T.


y∈R y∈R

Lời giải. Đặt M = supR×[0,T ] u, N = supR u(y, 0). Ta cố định x0 ∈ R, t0 ∈ (0, T ]. Ta sẽ


chứng minh
u(x0 , t0 ) ≤ N.
Lấy ϵ > 0 bất kỳ, xét hàm

uϵ (x, t) = u(x, t) − ϵ(2K(t − t0 ) + (x − x0 )2 ).

Không khó để thấy uϵ cũng thỏa mãn phương trình truyền nhiệt đang xét. Ta có

uϵ (x0 ± R, t) = u(x, t) − ϵ(2K(t − t0 ) + R2 ) ≤ M − ϵ(−2Kt0 + R2 ), ∀t ∈ [0, T ]

nên với R > 0 đủ lớn ta có uϵ (x0 ± R, t) ≤ N, ∀t ∈ [0, T ]. Lại có

uϵ (x, 0) = u(x, 0) + ϵ(2Kt0 − (x − x0 )2 ) ≤ N + ϵ2Kt0 , ∀x ∈ R.

Ta sử dụng nguyên lý cực đại cho uϵ trong QT (x0 − R, x0 + R) ta có

u(x0 , t0 ) = uϵ (x0 , t0 ) ≤ N + ϵ2Kt0 .

Điều này đúng với mọi ϵ > 0 nên u(x0 , t0 ) ≤ N. Như vậy ta chứng minh được

u(x0 , t0 ) ≤ sup u(y, 0), ∀x0 ∈ R, 0 < t0 ≤ T.


y∈R

Phần còn lại ta xét −u và áp dụng cách làm trên cho −u.

3. Cho u ∈ C 2,1 (Q̄T \ [0, L] × {0}) ∩ C(Q̄T ) là nghiệm của phương trình truyền nhiệt (1) với
điều kiện biên Neumann (8). Chứng minh rằng

min u(y, 0) ≤ u(x, t) ≤ max u(y, 0), ∀(x, t) ∈ QT .


y∈[0,L] y∈[0,L]

2.3 Bài tập thực hành


1. Xét bài toán biên - ban đầu (1)-(3) với điều kiện biên là một trong các trường hợp sau:

(a) ux (0, t) = 0, u(L, t) = µ(t), t ≥ 0.


(b) u(0, t) = ux (0, t), u(L, t) = ν(t), t ≥ 0.
(c) ux (0, t) = 0, u(L, t) = −ux (L, t), t ≥ 0.
(d) ux (0, t) = u(0, t), u(L, t) = −ux (L, t).
(e) u(0, t) = u(L, t), ux (0, t) = ux (L, t), t ≥ 0.

Phát biểu và chứng minh nguyên lý cực đại cho từng trường hợp trên.

11
2. Giả sử u ∈ C 2,1 [0, ∞) × (0, T ]) ∩ C([0, ∞) × [0, T ]) là nghiệm bị chặn của phương trình
truyền nhiệt
ut = Kuxx trong R × (0, T ].
Phát biểu và chứng minh nguyên lý cực đại khi u thỏa mãn điều kiện biên là một trong
các tình huống sau:

(a) u(0, t) = µ(t), t ≥ 0.


(b) ux (0, t) = 0, t ≥ 0.

3. Cho T > 0 và các hàm a, b, c ∈ C(QT ) thỏa mãn

a(x, t) ≥ 0, c(x, t) ≤ 0, ∀(x, t) ∈ QT .

(a) Giả sử w ∈ C 2,1 (QT ) thỏa mãn

wt (x, t) − a(x, t)wxx (x, t) − b(x, t)wx (x, t) − c(x, t)w(x, t) < 0, ∀(x, t) ∈ QT .

Chứng minh rằng w không có cực đại địa phương dương trong QT .
(b) Giả sử u ∈ C 2,1 (QT ) ∩ C(Q̄T ) thỏa mãn

ut (x, t) − a(x, t)uxx (x, t) − b(x, t)ux (x, t) − c(x, t)u(x, t) ≤ 0, ∀(x, t) ∈ QT

và u ≤ 0 trên ∂p QT . Chứng minh rằng u ≤ 0 trong QT .


(c) Giả sử u ∈ C 2,1 (QT ) ∩ C(Q̄T ) thỏa mãn

ut (x, t) − a(x, t)uxx (x, t) − b(x, t)ux (x, t) − c(x, t)u(x, t) = 0, ∀(x, t) ∈ QT .

Chứng minh rằng nếu u có GTLN không âm trong Q̄T thì GTLN này đạt được trên
∂p QT . Một cách tương tự hãy phát biểu và chứng minh cho GTNN.
(d) Cho F ∈ C(QT ) và |F | ≤ N trong QT . Giả sử u ∈ C 2,1 (QT ) ∩ C(Q̄T ) thỏa mãn

ut (x, t) − a(x, t)uxx (x, t) − b(x, t)ux (x, t) − c(x, t)u(x, t) = F (x, t), ∀(x, t) ∈ QT .

Chứng minh rằng |u(x, t)| ≤ M + N T, ∀(x, t) ∈ QT , với M = max∂p QT u.

4. Xét bài toán biên - ban đầu sau



ut − uxx
 = 1, 0 < x < 1, t > 0,
u(0, t) = u(1, t) = 0, t ≥ 0,

u(x, 0) = 0, 0 ≤ x ≤ 1.

(a) Tìm nghiệm dừng của bài toán đang xét.


(b) Giả sử u ∈ C 2,1 ((0, 1) × (0, ∞)) ∩ C([0, 1] × [0, ∞)) là nghiệm của bài toán đang xét.
Chứng minh rằng

(x − x2 )(1 − e−8t ) x − x2
≤ u(x, t) ≤ , ∀0 ≤ x ≤ 1, t ≥ 0.
2 2
12
3 Hàm Green.
3.1 Tóm tắt lý thuyết
Nhắc lại chuỗi nghiệm (6)

2
X
u(x, t) = an e−K(nπ/L) t sin(nπx/L).
n=1

của bài toán (1)-(2)-(3), trong đó các hệ số được tính bởi

2 L
Z
an = f (x) sin(nπx/L)dx.
L 0

Khi đó ta có thể viết lại một cách hình thức


Z L
u(x, t) = G(x, y, t)f (y)dy (13)
0

với hàm Green được xác định bởi



2 X −K(nπ/L)2 t
G(x, y, t) = e sin(nπx/L) sin(nπy/L). (14)
L n=1

Với mỗi ϵ > 0, m ∈ Z+ ta có chuỗi




X
nm e−K(nπ/L)
n=1

hội tụ nên chuỗi (14), cũng như chuỗi các đạo hàm riêng mọi cấp theo x, y, t, của nó, hội tụ
đều trong R2 × [ϵ, ∞). Do đó hàm Green khả vi vô hạn theo x, y, t trong R2 × (0, ∞). Từ đây
ta thấy được các tính chất sau của hàm Green G(x, y, t) như sau:
(i) G thỏa mãn phương trình truyền nhiệt theo nghĩa sau:

Gt (x, y, t) = KGxx (x, y, t) = KGyy (x, y, t), ∀(x, y, t) ∈ R2 × (0, ∞).

(ii) G(x, y, t) = G(y, x, t), ∀(x, y, t) ∈ R2 × (0, ∞).

(iii) G(x, y, t) tuần hoàn chu kỳ 2L theo x với mỗi (y, t) ∈ R × (0, ∞). Ngoài ra

G(0, y, t) = G(L, y, t) = 0, ∀(y, t) ∈ R × (0, ∞).

Từ đây không khó để thấy, với f ∈ C([0, L]), nghiệm (13) thỏa mãn (1)-(2). Chú ý cách nghiệm
(13) thỏa mãn (2) như sau
Z L Z L
lim G(x, y, t)f (y)dy = lim G(x, y, t)f (y)dy = 0.
x→0+ 0 x→L− 0

13
Chú ý G(x, y, 0) không có nghĩa nên nghiệm (13) thỏa mãn điều kiện ban đầu (3) theo cách
Z L
lim G(x, y, t)f (y)dy = f (x), ∀x ∈ [0, L]. (15)
t→0+ 0

Nếu f là đa thức lượng giác có dạng


N
X
PN (x) = an sin(nπx/L) (16)
n=1

ta thấy ngay nghiệm (13) thỏa mãn (3). Thật vậy, với t > 0, x ∈ [0, L], chuỗi (14) hội tụ đều
theo y trên [0, L] và tính trực giao của các hàm riêng sin(nπy/L), n = 1, 2, . . . , nên
Z L N
2
X
G(x, y, t)PN (y)dy = an e−K(nπ/L) t sin(πnx/L).
0 n=1

Từ đây ta có ngay (15) hay nghiệm (13) thỏa mãn (3).


Với f ∈ C([0, L]) thỏa mãn f (0) = f (L) = 0. Theo Weierstrass ta có dãy các đa thức lượng
giác PN , N ∈ N, dạng (16) sao cho

PN hội tụ đều đến f trên [0, L].

Đặt Z L Z L
uN (x, t) = G(x, y, t)PN (y)dy, u(x, t) = G(x, y, t)f (y)dy.
0 0

Khi đó uN , u là nghiệm của phương trình truyền nhiệt (1) và thỏa mãn điều kiện biên (2). Theo
trên ta còn có uN thỏa mãn điều kiện ban đầu (3) theo cách (15). Không khó để thấy

lim uN (x, t) = u(x, t), ∀x ∈ [0, L], t > 0. (17)


N →∞

Ngoài ra sử dụng nguyên lý cực đại, với mỗi T > 0 ta có

max |uN − uM | ≤ max |fN − fM |.


[0,L]×[0,T ] [0,L]

Do đó dãy uN , N ∈ N, hội tụ đều trên [0, L] × [0, T ]. Từ đây kết hợp với (17) và uN thỏa mãn
(15) ta có u thỏa mãn (15).

3.2 Ví dụ thực hành


1. Xây dựng hàm Green GN (x, y, t) cho bài toán (1)-(8)-(3). Phát biểu và chứng minh một
số tính chất của hàm Green GN .
Lời giải. Bài toán (1)-(8)-(3) có chuỗi nghiệm (10) như sau:

2
X
u(x, t) = a0 + an e−K(nπ/L) t cos(nπx/L)
n=1

14
với các hệ số được tính từ điều kiện ban đầu (3) bởi
1 L 2 L
Z Z
a0 = f (x)dx, an = f (x) cos(nπx/L)dx (n ̸= 0).
L 0 L 0
Khi đó ta có thể viết lại nghiệm (10) dưới dạng
Z L
u(x, t) = GN (x, y, t)f (y)dy (18)
0

với hàm Green cho bài toán (1)-(8)-(3)



!
1 X
−K(nπ/L)2 t
GN (x, y, t) = 1+2 e cos(nπx/L) cos(nπy/L) . (19)
L n=1

Cũng như hàm Green cho bài toán (1)-(2)-(3), xuất phát từ việc với mỗi ϵ > 0, m ∈ Z+
ta có chuỗi ∞
2
X
nm e−K(nπ/L) ϵ
n=1

hội tụ nên chuỗi (19), cũng như chuỗi các đạo hàm riêng mọi cấp theo x, y, t, của nó, hội
tụ đều trong R2 × [ϵ, ∞). Do đó hàm Green khả vi vô hạn theo x, y, t trong R2 × (0, ∞).
Từ đây ta thấy được các tính chất sau của hàm Green GN (x, y, t) như sau:
(i) G thỏa mãn phương trình truyền nhiệt theo nghĩa sau:
GN t (x, y, t) = KGN xx (x, y, t) = KGN yy (x, y, t), ∀(x, y, t) ∈ R2 × (0, ∞).

(ii) GN (x, y, t) = GN (y, x, t), ∀(x, y, t) ∈ R2 × (0, ∞).


(iii) GN (x, y, t) tuần hoàn chu kỳ 2L theo x với mỗi (y, t) ∈ R × (0, ∞). Ngoài ra
GN x (0, y, t) = GN y (L, y, t) = 0, ∀(y, t) ∈ R × (0, ∞).

Khác với hàm Green cho bài toán (1)-(2)-(3), hàm Green GN có thêm các tính chất sau:
Z L
2
GN (x, y, t) > 0, ∀(x, y, t) ∈ R × (0, ∞) và GN (x, y, t)dy = 1, ∀(x, t) ∈ R × (0, ∞).
0

3.3 Bài tập thực hành


1. Chứng minh một số tính chất sau của hàm Green đối với bài toán (1)-(2)-(3).
(a) Với mọi f ∈ C([0, L]) thỏa mãn f (0) = f (L) = 0 và f ≥ 0 trong [0, L] thì
Z L
G(x, y, t)f (y)dy ≥ 0, ∀t > 0, x ∈ (0, L).
0

Nếu thêm giả thiết f ̸≡ 0 thì ta có thể bỏ dấu ” = ” trong bất đẳng thức trên. Từ
đó ta dẫn đến
G(x, y, t) > 0, ∀t > 0, (x, y) ∈ (0, L) × (0, L).

15
(b) Với mọi f ∈ C([0, L]) thỏa mãn f (0) = f (L) = 0 và f ≤ 1 trong [0, L] thì
Z L
G(x, y, t)f (y)dy < 1, ∀t > 0, x ∈ (0, L).
0
RL
Từ đó dẫn đến G(x, y, t)dy ≤ 1, ∀t > 0, x ∈ (0, L).
0
RL
(c) Đặt H(t) = maxx∈[0,L] 0 G(x, y, t)dy, t > 0. Chứng minh rằng H(t) là hàm giảm
chặt trên (0, ∞) và
lim H(t) = 1.
t→0+

2. Xây dựng hàm Green cho bài toán (1)-(3) với điều kiện biên là một trong các trường hợp
sau.

(a) ux (0, t) = 0, u(L, t) = 0, t ≥ 0.


(b) u(0, t) = ux (0, t), u(L, t) = 0, t ≥ 0.
(c) ux (0, t) = 0, u(L, t) = −ux (L, t), t ≥ 0.
(d) ux (0, t) = u(0, t), u(L, t) = −ux (L, t).
(e) u(0, t) = u(L, t), ux (0, t) = ux (L, t), t ≥ 0.

Phát biểu và chứng minh một số tính chất của hàm Green cho từng trường hợp trên.

4 Bài toán không thuần nhất.


4.1 Tóm tắt lý thuyết
Xét bài toán biên Dirichlet đối với phương trình không thuần nhất

ut (x, t) = Kuxx (x, t) + F (x, t), 0 < x < L, t > 0, (20)

với điều kiện biên không thuần nhất

u(0, t) = µ(t), u(L, t) = ν(t), (21)

với điều kiện Cauchy


u(x, 0) = f (x), 0 ≤ x ≤ L. (22)
Nhắc lại hàm Green (14) cho bài toán (1)-(2)-(3) như sau

2 X −K(nπ/)2 t
G(x, y, t) = e sin(nπx/L) sin(nπy/L).
L n=1

Cố định điểm (x, t), x ∈ (0, L), t > 0. Khi đó v(y, τ ) = G(x, y, t − τ ) thỏa mãn phương trình

vτ + Kvyy = 0 trong R × (0, t). (23)

16
và điều kiện biên
v(0, τ ) = v(L, τ ) = 0, τ ∈ [0, t). (24)
Áp dụng công thức dạng DIV cho trường J = (K(uvy − uy v), uv) trong hình (0, L) × (0, t − ϵ)
với ϵ ∈ (0, t), với chú ý u(y, τ ) là nghiệm của bài toán (20)-(21)-(22) và v thỏa mãn (23)-(24)
ta có
ZZ Z L Z L
v(y, τ )F (y, τ )dydτ = − v(y, 0)f (y)dy + u(y, t − ϵ)v(y, t − ϵ)dy
(0,L)×(0,t−ϵ) 0 0
Z t−ϵ
+ K(vy (L, τ )ν(τ ) − vy (0, τ )µ(τ ))dτ.
0

Hình 6: Tính toán công thức dạng DIV.

Chú ý v(y, τ ) = G(x, y, t − τ ) và hàm Green G thỏa mãn (15) nên ta cho ϵ → 0+ cả hai vế
đẳng thức trên ta được nghiệm của bài toán (20)-(21)-(22) được cho bởi:
ZZ Z L
u(x, t) = G(x, y, t − τ )F (y, τ )dydτ + G(x, y, t)f (y)dy
(0,L)×(0,t) 0
Z t  
− K Gy (x, L, t − τ )ν(τ ) − Gy (x, 0, t − τ )µ(τ ) dτ. (25)
0

Lưu ý về việc sử dụng (15):

ˆ u(0, t − ϵ), u(L, t − ϵ) nói chung khác 0;

ˆ u(y, t − ϵ) phụ thuộc ϵ.

17
Để giải quyết chỗ này ta cần đến G(x, y, t) > 0 khi (x, y, t) ∈ (0, L) × (0, L) × (0, ∞) và
Z L
G(x, y, t)dy ≤ C, ∀(x, t) ∈ (0, L) × (0, ∞).
0

4.2 Ví dụ thực hành


1. Giải bài toán (20)-(21)-(22) với dữ liệu là một trong các trường hợp sau:
(i) K = 1, L = π, µ = ν = 0 và F (x, t) = 1, f (x) = 0.
(ii) K = 1, L = π, F = 0, f = 0 và µ = T1 , ν = T2 , với T1 , T2 là các hằng số.

Lời giải. (i) Sử dụng công thức nghiệm (25) ta có


Z π ∞
Z tX
2 2 (t−τ )
u(x, t) = e−n sin(nx) sin(ny)dydτ
π 0 0 n=1

X
= Tn (t) sin(nx) (26)
n=1

trong đó
π t 2
2(1 − (−1)n )(1 − e−n t )
Z Z
−n2 (t−τ )
Tn (t) = sin(ny)dy e dτ = .
0 0 n3 π

Hình 7: Nghiệm câu 1 (i).

Ta có hai cách nhìn nghiệm (26) như sau:


ˆ Nghiệm (26) là sự biến thiên từ nghiệm (6) của bài toán thuần nhất tương ứng
(1)-(2)-(3). Thay nghiệm (26) vào (20) ta được phương trình với mỗi n ∈ N như sau:
Tn′ (t) + n2 Tn (t) = Fn (t), t > 0,
trong đó Fn (t) là hệ số của nguồn nhiệt F (x, t) = 1, trong khai triển theo hệ các
hàm riêng, được xác định bởi
2 π 2(1 − (−1)n )
Z
Fn (t) = F (x, t) sin(nx)dx = .
π 0 nπ

18
Thay tiếp nghiệm (26) vào (22) ta có Tn (0) = fn , với fn là hệ số của nhiệt độ ban
đầu f (x) = 0, trong khai triển theo chuỗi các hàm riêng, được xác định bởi
2 π
Z
fn = f (x) sin(nx)dx = 0.
π 0

ˆ Nghiệm (26) thu được từ nguyên lý Duhamel, nghĩa là


Z t
u(x, t) = U (x, t − s, s)ds
0

với U (x, t, s) là nghiệm của bài toán (20)-(21)-(22) với dữ liệu là

K = 1, L = π, µ = ν = 0, F = 0 và f (x) = F (x, s).

(ii) Sử dụng công thức nghiệm (25) ta có



Z tX
2 2 (t−τ )
u(x, t) = n(T1 − (−1)n T2 )e−n sin(nx)dτ
π 0 n=1
∞ ∞
X 2(T1 − (−1)n T2 ) X 2(T1 − (−1)n T2 ) 2
= sin(nx) − e−n t sin(nx) (27)
n=1
nπ n=1

Để ý rằng số hạng đầu tiên trong (27) là khai triển của hàm v(x) = (T2 − T1 )x/π + T1
qua hệ các hàm riêng, và hàm v(x) thỏa mãn

v(0) = T1 = u(0, t), v(π) = T1 = u(π, t).

Từ đây ta có thể thiết lập nghiệm (27) bằng cách sau:

ˆ Khử điều kiện biên của bài toán (20)-(21)-(22), nghĩa là đặt w = u − v. Khi đó w
thỏa mãn bài toán (20)-(21)-(22) với dữ liệu

K = 1, L = π, µ = ν = 0, F = 0 và f (x) = −v(x).

ˆ Giải w là hàm dạng chuỗi



X
w(x, t) = Tn (t) sin(nx)
n=1

với Tn (t) là nghiệm của phương trình

Tn′ (t) + n2 Tn (t) = Fn (t) = 0, t > 0,

với điều kiện ban đầu Tn (0) chính là hệ số của f (x) = −v(x) trong khai triển qua
hệ hàm riêng, được xác định bởi
2 π 2(T1 − (−1)n T2 )
Z
Tn (0) = − v(x) sin(nx)dx = .
π 0 nπ

19
Hình 8: Nghiệm câu 1 (ii).

2. Xét bài toán biên Neumann đối với phương trình không thuần nhất (20) với điều kiện
ban đầu (22) và điều kiện biên không thuần nhất

ux (0, t) = µ(t), ux (L, t) = ν(t). (28)

(i) Sử dụng hàm Green GN để giải bài toán (20)-(28)-(22).


(ii) Giải bài toán (20)-(28)-(22) với dữ liệu

K = 2, L = 1, µ = ν = 0, f = 0 và F (x, t) = e−t cos2 (πx).

Lời giải.

4.3 Bài tập thực hành


1. Giải bài toán (20)-(21)-(22) với dữ liệu là một trong các tình huống sau.

(i)

2. Giải bài toán (20)-(28)-(22) với dữ liệu là một trong các tình huống sau.

(i)

3. Xét bài toán biên đối với phương trình không thuần nhất (20) với điều kiện ban đầu (22)
và điều kiện biên không thuần nhất

ux (0, t) = µ(t), u(L, t) = ν(t). (29)

(i) Sử dụng hàm Green để giải bài toán (20)-(29)-(22).


(ii) Giải bài toán (20)-(29)-(22) với dữ liệu

K = 2, L = 1, µ = ν = 0, f = 0 và F (x, t) = e−t cos2 (πx).

4. Xét bài toán biên đối với phương trình không thuần nhất (20) với điều kiện ban đầu (22)
và điều kiện biên không thuần nhất

u(0, t) − ux (0, t) = µ(t), u(L, t) = ν(t). (30)

20
(i) Sử dụng hàm Green để giải bài toán (20)-(30)-(22).
(ii) Giải bài toán (20)-(30)-(22) với dữ liệu
K = 2, L = 1, µ = ν = 0, f = 0 và F (x, t) = e−t cos2 (πx).

5. Xét bài toán biên đối với phương trình không thuần nhất (20) với điều kiện ban đầu (22)
và điều kiện biên không thuần nhất
ux (0, t) = µ(t), u(L, t) + ux (L, t) = ν(t). (31)
(i) Sử dụng hàm Green để giải bài toán (20)-(31)-(22).
(ii) Giải bài toán (20)-(31)-(22) với dữ liệu
K = 2, L = 1, µ = ν = 0, f = 0 và F (x, t) = e−t cos2 (πx).

6. Xét bài toán biên Robin đối với phương trình không thuần nhất (20) với điều kiện ban
đầu (22) và điều kiện biên không thuần nhất
u(0, t) − ux (0, t) = µ(t), u(L, t) + ux (L, t) = ν(t). (32)
(i) Sử dụng hàm Green để giải bài toán (20)-(32)-(22).
(ii) Giải bài toán (20)-(32)-(22) với dữ liệu
K = 2, L = 1, µ = ν = 0, f = 0 và F (x, t) = e−t cos2 (πx).

5 Một số dạng khác


5.1 Tóm tắt lý thuyết
Xét bài toán biên - ban đầu cho phương trình truyền nhiệt trong đoạn hữu hạn:
ut (x, t) = Kuxx (x, t) + Aux (x, t) + Bu(x, t), 0 < x < L, t > 0, (33)
với điều kiện biên
u(0, t) = u(L, t) = 0, (34)
với điều kiện Cauchy
u(x, 0) = f (x), 0 ≤ x ≤ L. (35)
Bằng cách xét v(x, t) = eαx+βt u(x, t) với α, β thích hợp ta có thể chuyển bài toán (33)-(34)-(35)
cho hàm u thành bài toán (1)-(2)-(3) cho hàm v. Khi đó nghiệm của bài toán (33)-(34)-(35) là

2
X
u(x, t) = e−αx−βt an e−K(nπ/L) t sin(nπx/L) (36)
n=1

với các hệ số được tính bởi


Z L
2
an = eαx f (x) sin(nπx/L)dx. (37)
L 0

Tính toán cụ thể các hệ số α, β như sau:

21
Hình 9: Tính toán các đạo hàm riêng vt , vxx .

5.2 Ví dụ thực hành


1. Giải bài toán (33)-(34)-(35) với dữ liệu là một trong các trường hợp sau:

(i) K = 1, L = π, A = 0, B = −1 và f (x) = x.
(ii) K = 1, L = π, A = −1, B = 0 và f (x) = 1.
RL
Bằng cách xét tích phân năng lượng I(t) = 12 0 u2 (x, t)dx, chứng minh rằng các trường
hợp trên bài toán (33)-(34)-(35) có duy nhất nghiệm.
Lời giải. (i) Xét v(x, t) = eαx+βt u(x, t). Với K = 1, A = 0, B = −1 ta có α = 0, β = 1.
Khi đó v = et u thỏa mãn bài toán (1)-(2)-(3) với dữ liệu

K = 1, L = π, f (x) = x.

Khi đó ta có ∞
2
X
v(x, t) = an e−n t sin(nx)
n=1

với các hệ số
π
x cos(nx) π 1 π 2(−1)n−1
Z  Z 
2 2
an = x sin(nx)dx = + cos(nx)dx = .
π 0 π −n 0 n 0 n

22
Vậy nghiệm của bài toán đã cho:

−t
X (−1)n 2
u(x, t) = −2e e−n t sin(nx).
n=1
n

(ii) Xét v(x, t) = eαx+βt u(x, t). Với K = 1, A = −1, B = 0 ta có α = −1/2, β = 1/4. Khi
đó v = e−x/2+t/4 u thỏa mãn bài toán (1)-(2)-(3) với dữ liệu
K = 1, L = π, f (x) = e−x/2 .
Khi đó ta có ∞
2
X
v(x, t) = an e−n t sin(nx)
n=1

với các hệ số
2 π −x/2
Z π
2 e−x/2 cos(nx) π
Z  
1 −x/2
an = e sin(nx)dx = − e cos(nx)dx
π 0 π −n 0 2n 0
Z π
2 1 − (−1)n e−π/2 e−x/2 sin(nx) π 8n(1 − (−1)n e−π/2 )
 
1 −x/2
= − − e sin(nx)dx = .
π n 2n2 4n2 0 π(4n2 + 1)

0

Vậy nghiệm của bài toán đã cho:



X 8n(1 − (−1)n e−π/2 ) 2
u(x, t) = e x/2−t/4
e−n t sin(nx).
n=1
π(4n2 + 1)

(a) Nghiệm câu 1(i) (b) Nghiệm câu 1(ii)

Giả sử u1 , u2 là hai nghiệm của (33)-(34)-(35) với cùng dữ liệu. Khi đó u = u1 − u2 là


nghiệm của (33)-(34)-(35) với dữ liệu K, L và A, B như vậy, nhưng điều kiện ban đầu
f = 0. Khi đó ta có
I(0) = 0 vì u(x, 0) = f (x) = 0.

23
Tính toán tiếp với chú ý u thỏa mãn (33)-(34):
Z L Z L

I (t) = ut (x, t)u(x, t)dx = (Kuxx (x, t) + Aux (x, t) + Bu(x, t))u(x, t)dx
0 0
x=L Au2 x=L Z L Z L
2 2
= Kux u + − (Kux − Bu )dx = − (Ku2x − Bu2 )dx.

2 x=0

x=0 0 0

Với A = 0, B = −1 hay A = −1, B = 0 ta đều có I ′ (t) ≤ 0, ∀t > 0. Do đó

0 ≤ I(t) ≤ I(0) = 0 hay I(t) = 0 với mọi t ≥ 0.

Như vậy u ≡ 0 hay u1 trùng với u2 .

2. Xét bài toán biên - ban đầu cho phương trình KdV tuyến tính hóa trong đoạn hữu hạn:

ut (x, t) = Kuxxx (x, t), 0 < x < L, t > 0, (38)

với điều kiện biên


u(0, t) = ux (0, t) = u(L, t) = 0, (39)
với điều kiện Cauchy
u(x, 0) = f (x), 0 ≤ x ≤ L. (40)
RL
(i) Bằng cách xét tích phân năng lượng I(t) = 21 0 u2 (x, t)dx, chứng minh rằng các
trường hợp trên bài toán (38)-(39)-(40) có duy nhất nghiệm.
(ii) Giải bài toán (38)-(39)-(40).

Lời giải. (i) Giả sử u1 , u2 là hai nghiệm của (38)-(39)-(40) với cùng dữ liệu. Khi đó
u = u1 − u2 là nghiệm của (38)-(39)-(40) với dữ liệu K, L nhưng điều kiện ban đầu f = 0.
Khi đó ta có
I(0) = 0 vì u(x, 0) = f (x) = 0.
Tính toán tiếp với chú ý u là nghiệm của (38):
Z L Z L

I (t) = ut (x, t)u(x, t)dx = Kuxxx (x, t)u(x, t)dx
0 0
x=L Ku2 x=L
x
= Kuxx u − .

x=0 2 x=0
Do u thỏa mãn điều kiện biên (39) nên I ′ (t) = −Ku2x (L, t) ≤ 0, ∀t > 0. Do đó

0 ≤ I(t) ≤ I(0) = 0 hay I(t) = 0 với mọi t ≥ 0.

Như vậy u ≡ 0 hay u1 trùng với u2 .


(ii) Ta tìm cơ sớ của không gian nghiệm của (38)-(39) gồm các phần tử dạng u(x, t) =
X(x)T (t). Khi đó ta gặp bài toán Sturm-Liouville sau:

X ′′′ (x) − λX(x) = 0, 0 < x < L, X(0) = X ′ (0) = X(L) = 0.

24
Ta có
Z L Z L L Z L
′′′ ′′
λ 2
X (x)dx = X (x)X(x)dx = X X − X ′′ (x)X ′ (x)dx

0 0 0 0
[X ′ (L)]2
=− .
2
Do đó λ ≤ 0. Nếu λ = 0 thì X(x) = ax2 + bx + c. Khi đó từ X(0) = X ′ (0) ta có b = c = 0,
và X(L) = 0 ta có a = 0. Như vậy λ = −k 3 , k > 0. Đến đây ta có
 √ √ 
X(x) = ae−kx + ekx/2 b cos(kx 3/2) + c sin(kx 3/2) .

Thay vào X(0) = X ′ (0) = 0 ta có b = −a, c = a 3. Thay vào X(L) = 0 ta có

e−3kL/2 = −2 sin(kL 3/2 − π/6). (41)
Khi đó ta có dãy các giá trị riêng λn = −kn3 , n = 1, 2, . . . , với kn , n = 1, 2, . . . , là dãy tăng
các nghiệm dương của (41). Dãy hàm riêng tương ứng

Xn (x) = e−kn x − 2ekn x/2 sin(kn x 3/2 − π/6).
3
Quay trở lại (38) ta có Tn (t) = e−Kkn t . Do đó cơ sở của không gian nghiệm của (38)-(39)
gồm
3
h √ i
e−Kkn t e−kn x − 2ekn x/2 sin(kn x 3/2 − π/6) .
Như vậy chuỗi nghiệm của bài toán (38)-(39)-(40)

X 3t
−Kkn
h
−kn x kn x/2
√ i
u(x, t) = an e e − 2e sin(kn x 3/2 − π/6) . (42)
n=1

Ta còn phải tính các hệ số của chuỗi (42) nhờ điều kiện ban đầu (40):

X h
−kn x kn x/2
√ i
an e − 2e sin(kn x 3/2 − π/6) = f (x).
n=1

Để tính được an ta cần tìm dãy các hàm Yn , n = 1, 2, . . . , sao cho


Z L Z L
Xn (x)Yn (x)dx ̸= 0, Xm (x)Yn (x)dx = 0, ∀m ̸= n.
0 0

Ta tìm Yn qua bài toán Sturm-Liouville đối ngẫu


Yn′′′ (x) + λn Yn (x) = 0, 0 < x < L, Yn (0) = Yn (L) = Yn′ (L) = 0.

5.3 Bài tập thực hành


1. Giải bài toán (33)-(34)-(35) với dữ liệu là một trong các trường hợp sau:
(i) K = 1, L = π, A = −1, B = 0 và f (x) = 1.
(ii) K = 1, L = π, A = 0, B = −1 và f (x) = x.
RL
Bằng cách xét tích phân năng lượng I(t) = 21 0 u2 (x, t)dx, chứng minh rằng các trường
hợp trên bài toán (33)-(34)-(35) có duy nhất nghiệm.

25
6 Biến đổi Fourier
6.1 Tóm tắt lý thuyết
Xét giá trị ban đầu cho phương trình truyền nhiệt trên toàn trục:

ut (x, t) = Kuxx (x, t), x ∈ R, t > 0, (43)

với điều kiện Cauchy


u(x, 0) = f (x), x ∈ R. (44)
Dùng biến đổi Fourier ta có bài toán (43)-(44) chuyển thành bài toán Cauchy đối với phương
trình
ût (ξ, t) + Kξ 2 û(ξ, t) = 0, t > 0,
và điều kiện Cauchy û(ξ, 0) = fˆ(ξ) trong đó
Z Z
û(ξ, t) = −iξx
e u(x, t)dx, fˆ(ξ) = e−iξx f (x)dx.
R R

Khi đó ta có û(ξ, t) = fˆ(ξ)e−Kξ t . Do đó ta thu được công thức Poisson:


2

Z
u(x, t) = k(x − y, Kt)f (y)dy (45)
R

với nhân nhiệt


1 − x2
k(x, t) = √ e 4t .
4πt
Một vài tính chất của nhân nhiệt:

ˆ k ∈ C ∞ (R × (0, ∞)) và k dương.

ˆ kt (x, t) = kxx (x, t), ∀x ∈ R, t > 0.

ˆ R k(x, t)dx = 1, ∀t > 0, và với mọi δ > 0 ta có


R

Z
lim k(x, t)dx = 0.
t→0+ |x|>δ

Từ các tính chất trên ta có (45) thỏa mãn phương trình truyền nhiệt (43) và điều kiện Cauchy
(44) theo cách
lim u(x, t) = f (x0 ), ∀x0 ∈ R.
(x,t)→(x0 ,0)
t>0

2 Rx 2
Để tính toán nghiệm từ công thức Poisson ta lưu ý về hàm lỗi erf (x) = √ 0 e−y dy và công
π
thức Z ∞ √
−α2 x2 π − β22
e cos(βx)dx = e 4α , α ∈ R \ {0}, β ∈ R. (46)
0 2α

26
6.2 Ví dụ thực hành
1. Giải bài toán (43)-(44) với dữ liệu là một trong các trường hợp sau:
(i) K = 1, f (x) = cos2 (3x).
2
(ii) K = 2, f (x) = e−x .

Lời giải. (i) Sử dụng công thức (45) ta có


Z
1 (x−y)2
u(x, t) = √ e− 4t cos2 (3y)dy
4πt R
Z Z 
1 (x−y)2
− 4t
(x−y)2
− 4t
= √ e dy + e cos(6y)dy .
4 πt R R

Đổi biến z = x − y ta có dy = −dz và các cận −∞, ∞ lần lượt chuyển thành ∞, −∞.
Khi đó ta có
Z Z Z 
1 2
− z4t
2
− z4t
2
− z4t
u(x, t) = √ e dz + e cos(6z) cos(6x)dz + e sin(6z) sin(6x)dz .
4 πt R R R

Sử dụng tính chẵn, lẻ ta có số hạng thứ 3 bằng 0. Sử dụng tính chẵn, lẻ và công thức
(46) ta có
1 + e−36t cos(6x)
u(x, t) = .
2
Việc kiểm tra nghiệm xem như bài tập.
(ii) Sử dụng công thức (45) ta có
Z
1 (x−y)2 2
u(x, t) = √ e− 8t e−y dy.
8πt R
Ta biến đối số mũ
(x − y)2 2 (8t + 1)(y − x/(8t + 1))2 x2
− −y =− − .
8t 8t 8t + 1
Bằng cách đổi biến z = y − x/(8t + 1) và dùng công thức (46) ta có
x2
e− 8t+1
u(x, t) = √ .
8t + 1
Việc kiểm tra nghiệm xem như bài tập.
2. Xét bài toán biên - ban đầu trên nửa trục sau:
ut (x, t) = Kuxx (x, t), x > 0, t > 0, (47)
với điều kiện biên
u(0, t) = 0, (48)
với điều kiện Cauchy
u(x, 0) = f (x), x ≥ 0. (49)

27
(a) Nghiệm câu 1(i) (b) Nghiệm câu 1(ii)

(i) Sử dụng thác triển lẻ và công thức Poisson (45) để đưa ra công thức nghiệm của bài
toán.
(ii) Giải bài toán khi K = 2, f (x) = e−x , x > 0.

Lời giải. (i) Ta thác triển lẻ theo biến x các hàm u, f lần lượt thành u∗ , f ∗ . Khi đó u∗
là nghiệm của bài toán (43)-(44). Sử dụng công thức (45) ta được
Z
∗ 1 (x−y)2
u(x, t) = u (x, t) = √ e− 4Kt f ∗ (y)dy, x > 0, t > 0,
4Kπt R
Z ∞ Z 0 
1 (x−y)2
− 4Kt
(x−y)2
− 4Kt
=√ e f (y)dy − e f (−y)dy
4Kπt 0 −∞
Z ∞
1 (x−y)2 (x+y)2
=√ (e− 4Kt − e− 4Kt )f (y)dy. (50)
4Kπt 0
(ii) Sử dụng công thức (50) ta có
Z ∞ Z ∞ 
1 (x−y)2
− 8t −y
(x+y)2
− 8t −y
u(x, t) = √ e e dy − e e dy .
8πt 0 0

Biến đổi số mũ
(y + αx)2 (y + αx + 4t)2
− −y =− + (2t + αx), α ∈ {±1}.
8t 8t
√ √
Ta đổi biến √ z = (y + αx + 4t)/ 8t ta có dy = 8tdz và các cận 0, ∞ chuyển thành
(αx + 4t)/ 8t, ∞. Khi đó

Z ∞

(y+αx)2
−y 2t+αx
√ Z ∞ −z 2 e2t+αx 8πt √
e 8t e dy = e 8t √
e dz = (1−erf ((αx+4t)/ 8t)).
0 (αx+4t)/ 8t 2

28
Vậy nghiệm của bài toán

e2t−x e2t+x
   
4t − x 4t + x
u(x, t) = 1 − erf ( √ ) − 1 − erf ( √ ) .
2 8t 2 8t

Hình 12: Nghiệm câu 2 (ii).

3. Sử dụng biến đổi Fourier giải các bài toán sau:

ut = uxx + xu, trong R × (0, ∞), (51)



u(x, 0) = f (x), với f ∈ C(R) × L (R). (52)

Lời giải. Biến đổi Fourier theo biến x hai vế của (51) ta có phương trình cấp 1 sau:

wt (ξ, t) − iwξ (ξ, t) = −ξ 2 w(ξ, t), ξ ∈ R, t > 0,

với w(ξ, t) = û(ξ, t). Phương trình cấp 1 có đường đặc trưng thỏa mãn ξ ′ (t) = −i nên

ξ(t) = −it + ξ0 .

Trên đường đặc trưng này ta có w′ (t) = −ξ 2 (t)w(t). Lại từ điều kiện Cauchy (52) ta có
w(ξ, 0) = fˆ(ξ). Khi đó ta có
Rt
ξ 2 (s)ds 3 2 2
w(t) = fˆ(ξ0 )e− 0 = fˆ(ξ0 )et /3+it ξ0 −tξ0 .

Thay ξ0 = ξ + it ta có
3 2 2
w(ξ, t) = fˆ(ξ + it)et /3−iξt −ξ t .

29
Đến đây ta lấy biến đổi Fourier ngược và dùng Fubini (một cách hình thức) ta tính được:
Z Z
1 iξx t3 /3−iξt2 −ξ 2 t
u(x, t) = e e dξ e−iy(ξ+it) f (y)dy
2π R R
Z Z
1 3 2 2
= et /3+yt f (y)dy e−iξ(x−y−t ) e−ξ t dξ. (53)
2π R R

2
Chú ý e−iξ(x−y−t ) = cos(ξ(x − y − t2 )) + i sin(ξ(x − y − t2 )) và tính chẵn lẻ, ta dùng (46)
tính được Z √
−iξ(x−y−t2 ) −ξ 2 t π (x−y−t2 )2
e e dξ = √ e− 4t .
R t
Thay vào (53) ta có nghiệm
Z
u(x, t) = G(x, y, t)f (y)dy (54)
R

với hàm Green


1 t3 (x+y)t (x−y)2
G(x, y, t) = √ e 12 + 2 − 4t . (55)
4πt
Một vài tính chất của hàm Green G(x, y, t):

ˆ G ∈ C ∞ (R2 × (0, ∞)) và G dương, đối xứng G(x, y, t) = G(y, x, t).


ˆ Gt (x, y, t) = Gxx (x, y, t) + xG(x, y, t), ∀x ∈ R, t > 0 và y ∈ R.
3
ˆ R G(x, y, t)dy = et /3+xt , và với mọi δ > 0 ta có
R

Z
lim G(x, y, t)dy = 0.
t→0+ |x|>δ

Từ các tính chất trên ta có (54) thỏa mãn phương trình truyền nhiệt (51) và điều kiện
Cauchy (52) theo cách
lim u(x, t) = f (x0 ), ∀x0 ∈ R.
(x,t)→(x0 ,0)
t>0

6.3 Bài tập thực hành


1. Giải bài toán (43)-(44) với dữ liệu là một trong các trường hợp sau:

(i) K = 4, f (x) = sin3 (x).


2 +x
(ii) K = 2, f (x) = e−x .

2. Xét bài toán biên - ban đầu trên nửa trục đối với phương trình (47) với điều kiện ban
đầu (49) và điều kiện biên
ux (0, t) = 0. (56)

(i) Sử dụng thác triển chẵn và công thức Poisson (45) để đưa ra công thức nghiệm của
bài toán.

30
(ii) Giải bài toán khi K = 2, f (x) = e−x , x > 0.

3. Cho a, b, c : [0, ∞) → R là các hàm liên tục thỏa mãn a(t) ≥ a0 > 0, ∀t ≥ 0. Giải bài toán
Cauchy sau:

ut = a(t)uxx + b(t)ux + c(t)u, trong R × (0, ∞),


u(x, 0) = f (x), với f ∈ C(R) × L∞ (R).

4. Sử dụng biến đổi Fourier giải các bài toán sau.

(a) Phương trình truyền nhiệt:

ut = uxx + xux , trong R × (0, ∞),


u(x, 0) = f (x), với f ∈ C(R) × L∞ (R).

(b) Phương trình KdV tuyến tính hóa:

ut = uxxx , trong R × (0, ∞),


u(x, 0) = f (x), với f ∈ C(R) × L∞ (R).

(c) Phương trình tiến hóa:

ut = −uxxxx + xux , trong R × (0, ∞),


u(x, 0) = f (x), với f ∈ C(R) × L∞ (R).

31

You might also like