You are on page 1of 3

[VI VU KIẾN THỨC KIẾN TRÚC HÀ NỘI]

“Dù có đi khắp phương trời


Lòng vẫn nhớ về Hà Nội”

- Anh có nhớ kỉ niệm gì với Hà Nội không?


- Anh nhớ những ngày đầu tiên chân ướt chân ráo lên Hà Nội bị lạc đường, bị choáng
ngợp bởi sự xa hoa, nhớ nhung mãi về kiến trúc Hà Nội…

Hà Nội đẹp và quyến rũ bởi những công trình kiến trúc với “bốn ngàn năm văn hiến”.... Sự
đan xen hòa quyện giữa các đường nét kiến trúc cổ với nghệ thuật kiến trúc Pháp đã tạo nên
một không gian Hà Nội vừa cổ kính, vừa hiện đại cùng tồn tại với thời gian làm ta xao xuyến,
nhung nhớ mãi…
Chúng ta hãy cùng nhau điểm mặt một số vẻ đẹp ấy nhé!

Ảnh 1:
[VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIẢM - KHO TÀNG NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG DÂN
TỘC]

Văn Miếu Quốc Tử Giám là một khối kiến trúc cổ và độc đáo. Lối kiến trúc phương Đông
với sự ảnh hưởng đậm đặc của Nho – Phật giáo thể hiện rõ nét trong từng chi tiết của không
gian kiến trúc. Từ chất liệu (chủ yếu là gỗ lim, gạch nung và ngói mũi hài…) cho đến những
hoa văn, họa tiết đều được trang trí một cách tỉ mỉ và sang trọng.

Văn Miếu không chỉ mang vẻ đẹp kiến trúc mà còn khắc lên vẻ đẹp “tri thức”. Quốc Tử
Giám là Trường Quốc học đầu tiên ở nước ta, đã đào tạo được nhiều thế hệ hiền tài - những
người đã có nhiều đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước - từ thời Lý đến thời Lê.

Những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học “kết tinh” trong quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử
Giám là “tấm gương” phản chiếu về truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, coi trọng hiền
tài của dân tộc ta trong lịch sử ngàn năm văn hiến. Như vậy, đây là một di tích Nho học tiêu
biểu, có giá trị cao về mặt kiến trúc - nghệ thuật và thẩm mỹ.

Ảnh 2:

[LĂNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MÌNH - ĐÓA SEN VIỆT NAM GIỮA LÒNG HÀ NỘI]

Vào ngày 28 tháng 8 năm 1975, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng xong và khánh

thành. Mặt chính của lăng nhìn thẳng ra Quảng Trường Ba Đình lịch sử.
Lăng gồm ba tầng:

⭐ Tầng 1 là dãy khán đài xây theo hình bậc thang để tiện tổ chức các buổi lễ quan trọng tại
Quảng Trường Ba Đình.

⭐ Tầng 2 là phần trung tâm của lăng gồm phòng thi hài, các hành lang và cầu thang lên
xuống. Và ở đây, di hài chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt trong một lồng kính

⭐ Tầng trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Trên mặt chính của Lăng có khắc dòng chữ
“Chủ Tịch Hồ Chí Minh” bằng đá hồng ngọc màu mận chín.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh giữa tình yêu lớn lao, vĩ đại, lòng biết ơn to lớn của

nhân dân đất Việt với “vị cha già” đáng kính và tài năng của những kĩ sư … Bởi vậy, chúng

ta mang sứ mệnh bảo vệ, giữ gìn và phát huy những8 giá trị vô giá ấy!

Ảnh 3:

[BẢO TÀNG LOUIS FINOT - BẢO VẬT TRÊN NỀN ĐẤT ĐÔNG DƯƠNG]

Đầu thế kỷ 20, Hà Nội trở thành thủ phủ của liên bang Đông Dương. Là trung tâm hành

chính của Đông Dương. Khi đó, Hà Nội được người Pháp chọn để xây dựng một bảo tàng có

tầm cỡ ở Đông Dương. Bên cạnh đó, Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp qua nhiều năm nghiên

cứu, phát hiện, khai quật và sưu tầm, đã thu thập được nhiều di vật quý, có giá trị khoa học

cao, cần có nơi lưu trữ và trưng bày. Do vậy, ông Louis Finot, Giám đốc của Viện lúc bấy giờ

đã đề nghị Toàn quyền Đông Dương cho lập bảo tàng.

Bên cạnh bộ sưu tập đồ sộ với nhiều hiện vật sưu tầm độc đáo mang danh nghĩa “bảo vật

quốc gia”, bảo tàng Louis Finot cũng là một giá trị nghệ thuật lớn bởi kiến trúc đặc sắc với sự

kết hợp tinh tế các giá trị của kiến trúc Pháp với kiến trúc bản địa. Đây là một trong những

công trình văn hóa tiêu biểu nhất cho kiến trúc mang phong cách Đông Dương và là biểu

tượng của kiến trúc bảo tàng trên toàn cõi Đông Dương với vẻ đẹp khác lạ, bề thế.

You might also like