You are on page 1of 5

CHỦ ĐỀ 1.

3: CÁC PHÉP TÍNH TRONG TẬP HỢP SỐ TỰ NHIÊN

PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Để tính một biểu thức ta thực hiện phép tính nhân, chia trước, cộng, trừ sau

1. Tính chất của phép cộng số tự nhiên


 Tính chất giao hoán: a + b = b + a
 Tính chất kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c)
2. Tính chất của phép nhân số tự nhiên
 Tính chất giao hoán: a . b = b . a
 Tính chất kết hợp: (a . b) . c = a . (b . c)
3. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
*Muốn nhân một số với một tổng, ta lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng
a . (b + c) = a . b + a . c
4. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép trừ:
a . (b - c) = a . b - a . c (điều kiện b > c)
5. Tính chất cộng với số 0, nhân với số 1
a+0=a
a.1=a
6. Tìm số tự nhiên x
 Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
 Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ.
 Muốn tìm số trừ, ta lấy số trừ trừ đi hiệu.
 Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
 Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân với số chia.
 Muốn tìm số chia, ta lấy số bị chia chia cho thương.

------------------------------------------------------------------------------------------
PHẦN II. BÀI TẬP ÁP DỤNG

Dạng 1: Thực hiện tính các biểu thức cơ bản


Để tính một biểu thức ta thực hiện phép tính nhân, chia trước, cộng, trừ sau

Bài 1: Tính

1) 5 + 6 3) 65 – 13 – 6 5) 6 + 6 + 8 + 2 7) 25 + 65 + 8 – 7
2) 45 – 29 4) 32 + 9 – 12 6) 23 + 57 – 12 + 9 8) 92 – 23 – 6 + 64

Bài 2: Tính
1) 4 . 5 . 6 3) 126 : 3 : 7 : 2 5) 4 . 5 . 7 . 3
2) 136 : 2 . 4 4) 135 : 5 . 2 : 9 6) 12 . 3 . 2 . 1

Bài 3: Tính
1) 3 + 2.2 3) 18 – 2.4 5) 5 + 5.2 – 3 7) 55 - 15 : 3
2) 6.3 + 5 4) 12 : 2 – 3 6) 6 – 2.2 + 5 8) 10 - 2.3 + 4

Dạng 2: Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên
 Tính chất giao hoán: a + b = b + a ; a . b = b . a
 Tính chất kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c) ; (a . b) . c = a . (b . c)

Bài 4: Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng để tính biểu thức sau:

Ví dụ: 2 + 10 + 8
= (2 + 8) + 10
= 10 + 10
= 20
1) 4 + 5 + 9 3) 12 + 7 + 8 5) 11 + 8 + 9 7) 6 + 9 + 4
2) 5 + 3 + 5 4) 9 + 11 + 5 6) 23 + 27 + 10 8) 12 + 9 + 8

Bài 5: Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính biểu thức sau:

Ví dụ: 4.7.5 = (4.5).7 = 20.7 = 140

1) 4.3.5 3) 3.10.4 5) 6.3.5 7) 6.2.10


2) 15.3.2 4) 5.3.6 6) 25.2.6 8) 5.3.20
Dạng 3: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
*Muốn nhân một số với một tổng, ta lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng
a . (b + c) = a . b + a . c

Bài 6: Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng để tính biểu thức sau:

Ví dụ: 3.(2 + 5)


= 3.2 + 3.5
= 6 + 15
= 21
1) 2.(3 + 4) 3) 6.(5 + 5) 5) (3 + 5).4
2) 4.(5 + 2) 4) 5.(6 + 2) 6) (5 + 2).5

Bài 7: Đặt thừa số chung để tính biểu thức sau:

Ví dụ: 3.2 + 3.5 = 3.(2 + 5) = 6 + 15 = 21

1) 4.3 + 4.7 3) 6.2 + 6.8 5) 1.7 + 7.9


2) 4.2 + 4.8 4) 12.3 + 12.7 6) 3.3 + 3.7

Bài 8: Tìm x, biết:

Ví dụ: x + 2 = 3
x =3–2
x =1
Vậy x = 1
1) x + 43 = 115 4) x : 4 = 5
2) 15 – x = 6 5) x : 25 = 21
3) 3. x = 9 6) 4536 : x = 81

Bài 9: Tìm x, biết:

Ví dụ: 2x + 2 = 12
2x = 12 – 2
2x = 10
x = 10:2
x =5
Vậy x = 5
1) x.23 = 184 3) 7 + 5x = 12
2) 2x – 2 = 8 4) 10 - 3x = 4
PHẦN III. LUYỆN TẬP

Bài 1: Áp dụng các tính chất đã học để tính nhanh:

Ví dụ: 2 + 10 + 8 = (2 + 8) + 10 = 10 + 10 = 20

1) 198 + 789 + 502 + 311 5) 24.3.5.10


2) 827 + 533 + 893 + 527 6) 7.3 + 7.17
3) 2.3.50 7) 11.13 + 37.11
4) 55.17.16.15 8) 87.36 + 87.64

a) 7 + 10 + 13 + 16 + 19 + 22 + 25 d) 10.(81 + 19) + 100 + 50.(91 + 9)


b) 2023 + 2024 + 2025 + 2026 + 2027 e) (1200 + 60) :12
c) 1002+1003+1004+1006+1007+1008 f) 1 + 5 + 9 + 13 + 17 + 21 + 25 + 29 + 33 + 37

Bài 2: Tìm x, biết:


Ví dụ: x + 2 = 3
x =3–2
x =1
Vậy x = 1
1) 33 + x = 45 4) 1224 : x = 24
2) x : 45 = 23 5) 76.x = 304
3) 26 : x = 2

Bài 3: Tìm x, biết:


1) 5(x - 7) = 0 3) 2(x - 5) - 17 = 25
2) 47(5x - 15) = 0 4) 24 + 3(5 – x ) = 27

VẬN DỤNG THỰC TẾ

Bài 1: Tú có 100 000 đồng để mua đồ dùng học tập. Tú đã mua 5 quyển vở, 6 cái bút bi và 2 cái
bút chì. Biết rằng mỗi quyển vở có giá 3 000 đồng, mỗi cái bút bi hoặc bút chì có giá 5 000 đồng.
Hỏi Tú còn lại bao nhiêu tiền?

Bài 2: Điền vào chỗ trống trong bảng thanh toán sau:

Số thứ Số lượng Gía tiền


Loại hàng Tổng số tiền (đồng)
tự (quyển) (đồng)
1 Vở loại 1 35 2000 …
2 Vở loại 2 45 1500 …
3 Vở loại 3 38 1200 …
Cộng: …

You might also like