You are on page 1of 67

Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

PHẦN 1 : HÓA LÝ

CÂN BẰNG PHA


MỞ ĐẦU
Khi các thông số trạng thái của một hệ thay đổi, mà không xảy ra các phản ứng hóa học thì chất có thể
chuyển từ pha này sang pha khác. Đối với một chất nguyên chất, có thể có các quá trình chuyển pha sau :

Quá trình Chuyển pha


Bay hơi Lỏng → Hơi
Ngưng tụ Hơi → Lỏng
Nóng chảy Rắn → Lỏng
Đông đặc (kết tinh) Lỏng → Rắn
Thăng hoa Rắn → Hơi
Ngưng kết Hơi → Rắn
Chuyển thù hình Rắn 1 → Rắn 2

Đối với các hệ gồm nhiều chất, các quá trình trên cũng xảy ra nhưng phức tạp hơn.
Các quá trình chuyển pha thường kèm theo sự thay đổi đột ngột một số thông số trạng thái mà
biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng các hiệu ứng :

 Hiệu ứng nhiệt ∆H


 Hiệu ứng thể tích ∆V
 Hiệu ứng nhiệt dung ∆Cp…
Ngoài ra, trong thực tế thường xảy ra nhiều quá trình dị thể phức tạp hơn, ví dụ như bên cạnh sự
chuyển pha còn có các phản ứng hóa học ở các mức độ khác nhau. Ví dụ, ở nhiệt độ thấp hơn 28°C :
Na2SO4 + 10H2O(l) = Na2SO4.10H2O(r)
Nếu xem các quá trình dị thể này xảy ra trong các hệ nhiệt động thì có thể áp dụng các quy luật về
cân bằng nhiệt động cho cân băng pha:
Trong các quá trình đẳng nhiệt, đẳng áp, điều kiện cân bằng là:
dG = 0
Từ đó suy ra đối với cân bằng pha ta có điều kiện cân bằng:
Σμidni = 0 (với μi là hóa thế của cấu tử i)
Từ điều kiện này có thể chứng minh ra rất nhiều quy luật về cân bằng pha.

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN


I.1. Pha
Tập hợp những phần đồng thể giống nhau của một hệ, có cùng thành phần hóa học và tính chất lý
hóa ở mọi điểm hợp thành một pha (hay tướng), giới hạn với những phần khác nhau bằng bề mặt phân
chia.
Bề mặt phân chia các pha được tạo thành bởi các phân tử nằm trên bề mặt. Các phân tử này có một số
tính chất đặc biệt so với các phân tử cùng bản chất nằm sâu trong thể tích. Ví dụ chúng có nội năng cao
hơn. Lớp các phân tử bề mặt này thường không được coi như một pha riêng. Trong việc chứng minh quy
tắc pha, các lớp bề mặt được bỏ qua.
Ví dụ: tùy vào điều kiện, nước nguyên chất có thể tồn tại đồng thời ở 3 pha là rắn, lỏng và hơi hoặc
hai trong ba pha đó hoặc chỉ tồn tại ở một pha.

1
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

I.2. Chất hợp phần của hệ


Là những chất hóa học trong hệ, có thể tách ra khỏi hệ và tồn tại độc lập ngoài hệ trong một thời gian
dài.
Ví dụ: đối với dung dịch NaCl trong nước, những chất hợp phần là H 2O và NaCl; các ion Na+ và Cl-
tuy tồn tại trong hệ dưới dạng những tiểu phân chuyển động độc lập nhưng không thể xem là các chất hợp
phần vì không thể tách riêng ra khỏi hệ và tồn tại độc lập ở ngoài hệ.

I.3. Cấu tử
Số cấu tử của hệ là số tối thiểu những chất hợp phần đủ để xác định thành phần bất kỳ pha nào trong
hệ.
Nếu các chất hợp phần không tương tác hóa học với nhau (không có phản ứng hóa học) và nếu các
pha có thành phần khác nhau thì số cấu tử bằng số chất hợp phần. Nếu có phản ứng hóa học trong hệ thì
lượng của những chất hợp phần tham gia vào hệ cân bằng phải phụ thuộc vào nhau. Khi đó không cần
biết lượng của tất cả mọi chất hợp phần, chỉ cần biết lượng của một số nào đó chất hợp phần là đủ để xác
định thành phần pha của hệ cân bằng. Những chất hợp phần này gọi là chất hợp phần độc lập của hệ. Số
của chúng chính là số cấu tử của hệ.
Ví dụ xét hệ ở cân bằng: 2SO3 = 2SO2 + O2
Hệ này gồm 3 chất hợp phần là SO3, SO2 và O2. Ở trạng thái cân bằng ta luôn có:

Vậy số cấu tử của hệ bằng 2. Nghĩa là chỉ cần 2 trong 3 chất hợp phần khi trộn vào nhau sẽ tạo thành hệ.
Hay nói cách khác, chỉ cần biết nồng độ của 2 trong 3 chất là thành phần của hệ đã xác định (vì thành
phần của chất thứ 3 có thể suy ra từ biểu thức hằng số cân bằng KC).
Nếu hệ trên được tạo thành chỉ do sự phân ly của SO3 (ban đầu hệ chỉ co SO3) thì trong hệ còn tồn tại
quan hệ:
[SO2] = 2[O2]
Nên số cấu tử chỉ bằng 1.
Số cấu tử bằng số chất hợp phần trừ số phương trình liên hệ giữa nồng độ các chất tạo thành.

I.4. Bậc tự do
Bậc tự do là khả năng biến đổi độc lập (tùy ý) một thông số (tính chất) nào đó xác định trạng thái của
hệ mà không làm thay đổi số pha trong hệ.
Số biến số có thể nhận những giá trị tùy ý mà không làm thay đổi số pha của hệ được gọi là số bậc tự
do.
Một hệ được xác định bởi các thông số trạng thái của hệ (nhiệt độ T, áp suất P, nồng độ của các cấu
tử trong các pha khác nhau…). Nhưng giữa các thông số này có những quan hệ ràng buộc và chỉ có một
số thông số là độc lập, đó chính là bậc tự do của hệ. Như vậy:
Bậc tự do = Σ(thông số trạng thái) – Σ(phương trình liên hệ giữa các thông số)
Ví dụ: trạng thái của một khí lí tưởng được xác định bởi 3 thông số T, P và V, song giữa chúng lại có một
phương trình quan hệ: PV = nRT
Cho nên bậc tự do = 3 – 1 = 2

II. QUY TẮC PHA


Ta xét trường hợp tổng quát nhất của một hệ dị thể gồm k cấu tử phân bố trong ϕ pha, trong mỗi pha đều
có mặt tất cả k cấu tử. Khi có cân bằng trong hệ dị thể thì:
- Nhiệt độ của tất cả mọi pha phải bằng nhau (cân bằng nhiệt),
- Áp suất ở mọi pha cũng phải bằng nhau (cân bằng cơ),
- Hóa thế của mỗi cấu tử i phải bằng nhau ở mọi pha (cân bằng hóa học).

2
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

II.1. Thiết lập quy tắc pha


a) Số tham số cân bằng: Hai tham số cường độ quan trọng nhất có ảnh hưởng đến cân bằng là nhiệt
độ T và áp suất P. Thành phần mỗi pha của hệ cũng là những tham số cân bằng quan trọng. Trong mỗ pha
có k cấu tử, do đó có (k – 1) nồng độ độc lập (ví dụ hệ có 2 cấu tử thì chỉ có một nồng độ là độc lập (N 1),
còn nồng độ thứ hai trở thành phụ thuộc vì N2 = 1 – N1). Do đó, đối với ϕ pha, số nồng độ độc lập là ϕ(k –
1). Như vậy, tổng số tham số cân bằng là ϕ(k – 1)+ 2.
b) Số phương trình liên hệ các tham số cân bằng: Khi cân bằng, hóa thế của mỗi cấu tử i trong tất cả
các pha phải bằng nhau.
μ1'  μ1''  μ1'''  ...  μ1φ
μ '2  μ '2'  μ '2''  ...  μ φ2
k hàng
....................................
μ 'k  μ 'k'  μ 'k''  ...  μ φk

(ϕ – 1) phương trình
Mỗi hàng có (ϕ – 1) phương trình, tất cả có k hàng, vậy tổng số phương trình liên hệ các thế hóa học là
k(ϕ – 1). Đối với mỗi pha, hóa thế của mỗi cấu tử i là hàm của T, P và thành phần của pha đó. Như vậy,
số k(ϕ – 1) phương trình liên hệ các hóa thế khi có cân bằng cũng đồng thời là số phương trình liên hệ các
tham số cân bằng.
c) Số bậc tự do của hệ: Gọi f là số bậc tự do của hệ, ta có :
Bậc tự do = Σ(thông số trạng thái) – Σ(phương trình liên hệ giữa các thông số)
f = ϕ(k – 1)+ 2 - k(ϕ – 1)
Từ đó :
f=k+2–ϕ
Đây là biểu thức của quy tắc pha do Gibbs thiết lập (1876). Quy tắc pha là một định luật chính xác,
đúng cho mọi cân bằng pha. Nó là định luật cơ bản trong lĩnh vực nghiên cứu này.
Nếu một trong hai tham số T hoặc P được giữ cố định thì bậc tự do của hệ giảm đi 1 :
fđk = k + 1 – ϕ
Nếu cả 2 tham số T và P đều không đôi thì :
fđk = k – ϕ
Ngược lại, nếu ngoài nhiệt độ và áp suất, hệ còn chịu tác động của một yếu tố cường độ khác là biến số
thứ ba, ví dụ điện thế, thì số biến số độc lập tăng thêm 1 và phương trình Gibbs có dạng :
fđk = k + 3 – ϕ
fđk gọi là số bậc tự do có điều kiện.
Vì số bậc tự do f của hệ không thể là âm nên :
f=k+2–ϕ≥0
Tức là : ϕ≤k+2
Nghĩa là, với hệ một cấu tử (ví dụ chất nguyên chất) chỉ có thể tồn tại đồng thời tối đa là 3 pha cân bằng
nhau.
Quy tắc pha của Gibbs được thiết lập với giả thiết mỗi cấu tử có thể chuyển tự do (không bị cản trở) từ
pha này sang pha khác. Do đó nó không áp dụng cho những hệ gồm những chất (dung dịch) ngăn cách
nhau bởi màng bán thấm.

II.2. Phân loại các hệ nhiệt động


Các hệ nhiệt động có thể phân loại theo :
a) Theo số cấu tử : hệ 1 cấu tử hay hệ bậc nhất, hệ 2 cấu tử hay hệ bậc hai, hệ 3 cấu tử hay hệ bậc ba,
v.v…
3
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

b) Theo số pha : hệ 1 pha, 2 pha, 3 pha, v.v…


c) Theo số bậc tự do : hệ không biến hay bất biến (f = 0), hệ 1 biến (f = 1), hệ 2 biến (f = 2), hệ 3
biến (f = 3), v.v…

III. CÂN BẰNG PHA HỆ MỘT CẤU TỬ


III.1. Đại cương về chuyển pha của chất nguyên chất
Tùy theo điều kiện (T, P), một chất nguyên chất có thể ở trạng thái khí, lỏng hoặc rắn, nghĩa là ở một
trạng thái tập hợp nào đó của chất. Tuy nhiên có những chất không có đủ cả 3 trạng thái tập hợp đó. Ví dụ
CaCO3 trên thực tế không có trạng thái lỏng và khí vì khi đun nóng thì nó phân hủy thành CaO và CO 2
trước khi nóng chảy hay hóa hơi. Mặt khác, trong những điều kiện xác định, nhiều chất có thể tồn tại
đồng thời ở cả hai hay ba trạng thái tập hợp.
Mỗi dạng khí, lỏng, rắn khác nhau của một chất nguyên chất là một pha đơn giản. Về nguyên tắc, chất
nguyên chất thường chỉ có một pha khí, một pha lỏng (ngoại trừ He có thể tồn tại ở nhiệt độ rất thấp ở 2
dạng lỏng khác nhau là He(I) lỏng và He(II) lỏng). Còn ở trạng thái rắn thì cùng một chất có thể có nhiều
pha rắn khác nhau, ứng với những dạng tinh thể khác nhau. Hiện tượng một đơn chất hoặc hợp chất có
nhiều dạng tinh thể khác nhau gọi là hiện tượng đa hình (hoặc thù hình nếu là đơn chất). Mỗi dạng tồn tại
bền ở một vùng nhiệt độvà áp suất nào đó.
Tại mỗi áp suất, sự chuyển pha của chất nguyên chất xảy ra ở nhiệt độ xác định, không đổi trong suốt
thời gian quá trình diễn ra. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ chuyển pha hoặc điểm chuyển (nhiệt độ nóng chảy,
hóa hơi, thăng hoa, chuyển hóa đa hình…).
Người ta phân biệt chuyển pha loại I (rất phổ biến) và loại II (rất hiếm).
Chuyển pha loại I : là những quá trình trong đó chất nguyên chất chuyển ở T, P = const từ pha này
sang pha khác có thu nhiệt hay tỏa nhiệt (nghĩa là có nhiệt chuyển pha) và có thay đổi thể tích riêng (hoặc
thể tích mol) của chất. Ví dụ sự bay hơi, nóng chảy, thăng hoa, chuyển hóa đa hình…
Chuyển pha loại II : không có nhiệt chuyển pha và không có thay đổi thể tích riêng (hoặc thể tích
mol) của chất. Ví dụ sự biến đổi từ trạng thái sắt từ sang trạng thái thuận từ, từ trạng thái siêu dẫn sang
trạng thái thông thường khi không có từ trường ngoài.
Ta chỉ nghiên cứu chuyển pha loại I.

III.2. Phương trình cơ bản của chuyển pha loại I : Phương trình Clapeyron–Clausius
a) Thiết lập phương trình Clapeyron-Clausius
Xét hệ một cấu tử tồn tại ở 2 pha nằm cân bằng : pha α ↔ pha β
Bậc tự do: f=k+2–ϕ=1+2–2=1
Nghĩa là tồn tại mối quan hệ T = f(P)
Điều kiện cân bằng ở một nhiệt độ và áp suất nào đó là : G(α) = G(β)
Nếu điều kiện bên ngoài thay đổi : P → P + dP thì T → T + dT
Khi đó hệ thiết lập một cân bằng mới, sao cho : G(α) +dG(α) = G(β) + dG(β)
Từ đó : dG(α) = dGβ
Đối với hệ một cấu tử, khi không thực hiện công có ích (δA’ = 0) thì : dG = - SdT + VdP
Vậy : - S(α)dT + V(α)dP = - S(β)dT + V(β)dP
(S(β - S(α))dT = (V(β) - V(α))dP
∆SdT = ∆VdP
Hay:

Đối với quá trình chuyển pha, ta có: (L là nhiệt chuyển pha, T là nhiệt độ chuyển pha)

Ta được phương trình Clapeyron-Clausius: hay

4
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Phương trình Clapeyron-Clausius áp dụng cho mọi quá trình chuyển pha loại I của chất nguyên chất.
Nhiệt chuyển pha L có thể tính cho 1 mol hoặc 1 gam chất, khi đó ∆V = V (β) - V(α) sẽ là biến thiên thể tích
của lượng chất đó trong sự chuyển pha ở T, P đã cho.
Như vậy: L có thứ nguyên = [áp suất][thể tích]
Do đó, nếu P tính theo atm, V tính theo lít thì đơn vị của L là l.atm. Nếu P tính theo atm, V tính theo cm 3
thì đơn vị của L là cm3.atm
Ghi nhớ: 1cal = 0,0413 l.atm = 41,3 cm3.atm
1 l.atm = 24,2 cal = 101,33 jun
b) Ý nghĩa và ứng dụng của phương trình Clapeyron-Clausius
 Phương trình Clapeyron-Clausius là phương trình của những đường cong P = f(T) ứng với cân
bằng giữa hai pha của một chất nguyên chất. Nó mô tả sự phụ thuộc của áp suất chuyển pha vào nhiệt độ
và ngược lại. Đối với mỗi đường cong, độ dốc được xác định bởi đạo hàm dP/dT trong điều kiện cân bằng
giữa hai pha vẫn tồn tại.
 Đối với những quá trình nóng chảy và chuyển hóa đa hình thì sự thay đổi thể tích là không nhiều
nên ∆V nhỏ, do đó dP/dT có giá trị rất lớn (đường biểu diễn gần như dốc thẳng đứng) khi đó độ dốc của
đường biểu diễn có thể coi như không đổi.
- Trường hợp ∆Vnc > 0. Đây là trương hợp của đại đa số các chất (khi nóng chảy thể tích tăng, khi
hóa rắn thể tích co lại). Vì nhiệt nóng chảy Lnc > 0 (để nóng chảy thì hệ cần phải nhận nhiệt). Do đó dP/dT
dương (tức là nhiệt độ và áp suất chuyển pha biến thiên cùng chiều).
Ví dụ: Benzen nguyên chất có nhiệt độ nóng chảy t nc = 5,5°C ở P = 1 atm. Nhiệt nóng chảy của benzene
Lnc = 127,908 J/g. Thể tích của benzene ở thể lỏng và rắn lần lượt là V l = 1,119 cm3/g và Vr = 1,106
cm3/g.

Tức là để cho nhiệt độ nóng chảy của benzen tăng thêm 1° thì cần phải tăng áp suất thêm 348,445 atm.
Đường biểu diễn P = f(T) gần như dốc thẳng đứng, nó dốc sang phía phải (từ dưới lên).
- Trường hợp ∆Vnc < 0, tức là Vl < Vr, khi nóng chảy thể tích co lại. Trường hợp này rất hiếm, chỉ
gặp ở H2O và một vài chất khác (bimut, gang…). Trong trường hợp này, dP/dT có dấu âm (tức là nhiệt độ
và áp suất chuyển pha biến thiên ngược chiều).
Ví dụ : Nước nóng chảy ở 0°C tại P = 1 atm bar, nhiệt nóng chảy của nươc L nc = 334,4 J/g, thể tích của
nước ở thể lỏng và rắn lần lượt là Vl = 1 cm3/g và Vr = 1,091 cm3/g.

(điều này đúng cho tới áp suất P ≈ 2000 bar, trên áp suất này thì xuất hiện thêm nhiều dạng nước đá
mới)
Như vậy phải tăng áp suất thêm 132,76 atm mới làm hạ nhiệt độ nóng chảy (cũng là nhiệt độ đông đặc)
xuống 1°. Để nước bắt đầu đông đặc ở -10°C thì áp lực tác dụng lên nó phải vào khoảng 1316,9 atm. Điều
này giải thích vì sao dưới áp suất rất lớn của những lớp băng dày, những phần ở sâu bên dưới, nước vẫn ở
trạng thái lỏng.
 Phương trình Clapeyron-Clausius là biểu thức định lượng của nguyên lí chuyển dịch cân
bằng áp dụng cho những quá trình chuyển pha loại I.
Ví dụ : đối với cân bằng rắn <=> lỏng, nếu tăng áp suất thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm
thể tích, với đa số trường hợp đó là sự đông đặc. Riêng với nước, do thể tích riêng của nước đá lớn hơn
nước lỏng, vì vậy khi tăng áp suất thì sự chuyển dịch đó là sự nóng chảy của nước đá.
Ghi chú : Đối với cân bằng pha của các hệ ngưng tụ (như cân bằng rắn ↔ lỏng, rắn I ↔ rắn II) thì các đại
lượng L, ∆V, T ít chịu ảnh hưởng của áp suất, nên vế phải của phương trình Clapeyron-Clausius có thể
xem như hằng số, khi đó ta co thể viết :

5
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Ví dụ : ở 0°C nhiệt nóng chảy của nước đá là 1434,6 cal/mol, thể tích của nước ở thể lỏng và rắn lần lượt
là Vl = 1,001 ml/g và Vr = 1,098 ml/g. Xác định nhiệt độ nóng chảy của nước đá ở áp suất 4 atm.
Áp dụng
∆T = - 0,0081∆P = - 0,0081(4 – 1) = - 0,0243°
Vậy ở áp suất 4 atm thì nhiệt độ nóng chảy của nước đá là – 0,0243°C.

III.3. Sự hóa hơi và thăng hoa của chất nguyên chất. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến áp suất hơi
bảo hòa
Quá trình hóa hơi và thăng hoa :
L↔H Lhh
R↔H Lth
Ta có : ∆V = Vh – Vl(r)
Ở nhiệt độ xa nhiệt độ tới hạn của chất nguyên chất và khi áp suất hơi không lớn lắm, V h lớn hơn Vl(r)
hàng nghìn lần (ví dụ 1 mol nước ở 100°C và 1,013 bar, V h = 30,2 lít, trong khi V l = 0,0188 lít). Có thể
xem ∆V = Vh – Vl(r) ≈ Vh
Nên :
Mặt khác ở áp suất tương đối thấp (không quá, ta có thể xem pha hơi tuân theo định luật khí lý tưởng, vậy

có thể viết cho 1 mol hơi : , từ đó:

Hay :
Đây là phương trình Clapeyron-Clausius II, nó mô tả ảnh hưởng của nhiệt độ đến áp suất hơi bão hòa.
Lưu ý rằng trong phương trình trên, L là nhiệt hóa hơi hoặc thăng hoa của 1 mol chất.
Nếu lấy tích phân bất định phương trình Clapeyron-Clausius II ta được :

Trong đó hằng số tích phân j được gọi là hằng số hóa học của các chất (j đặc trưng cho mỗi chất
hóa học xác định và không phụ thuộc vào trạng thái của chất).
Trong khoảng nhiệt độ tương đối hẹp, có thể xem L là hằng số, ta được :
hay
Quá trình hóa hơi hay thăng hoa đều thu nhiệt, nên L > 0. Do đó, khi tăng nhiệt độ thì áp suất hơi
bão hòa tăng theo hàm mũ :

6
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

T
Sử dụng phương trình và bằng thực nghiệm đo áp suất hơi bão hòa ở các nhiệt độ khác
nhau, ta sẽ xác định được nhiệt hóa hơi L :
lnP

L = -R.tgα

1/T
Nếu lấy tích phân xác định phương trình Clapeyron-Clausius II từ P1 → P2, T1 → T2 ta được :

Từ phương trình này có thể tính toán gần đúng các thông số nhiệt động.
Ví dụ : Tính nhiệt độ sôi của nước ở 2 atm. Biết nhiệt hóa hơi của nước là 538,1 cal/g.
Nếu xem nhiệt hóa hơi không đổi : Lhh = 538,1.18 = 9685,8 cal/mol

Từ đó tính ra T2 = 394,1°K = 120,9°C (giá trị thực nghiệm là 120,6°C)

III.4. Ảnh hưởng của áp suất tổng cộng đến áp suất hơi bão hòa
Xét cân bằng giữa một chất lỏng với hơi của nó khi có mặt các khí khác gây ra áp suất tổng cộng
song không tan vào pha lỏng (và không có phản ứng hóa học). Gọi áp suất hơi bão hòa của lỏng là P, áp
suất hơi của các khí khác là P’.
Áp suất tổng cộng là : Pt = P + P’
Khi hệ đạt cân bằng : Gl = Gh
Khi điều kiện bên ngoài thay đổi, hệ sẽ đạt trạng thái cân bằng mới và ta có :
dGl = dGh
Ở điều kiện T = const, thì : dG = VdP
VldPl = VhdPh
Vì áp suất tác động lên pha lỏng là áp suất tổng cộng nên :
VldPt = VhdP
7
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Vl ít phụ thuộc vào áp suất nên có thể xem là hằng số, còn V h có thể xem là tuân theo phương trình khí lý
tưởng.

Ta có : từ đó :

Lấy tích phân hai vế :

Áp dụng phương trình này ta có thể tính sự thay đổi áp suất hơi bão hòa khi thay đổi áp suất tổng cộng.
Thường thì áp suất tổng cộng phải thay đổi trong một khoảng rất rộng mới làm áp suất hơi bão hòa thay
đổi đáng kể.
Ví dụ : ở 100°C và 1 atm, áp suất hơi bão hòa của thủy ngân là 0,273 mmHg. Tính áp suất hơi bão hòa
của nó ở 100°C và 1000 atm. Biết khối lượng riêng của thủy ngân là 13,352 g/cm3.
Thể tích mol của thủy ngân lỏng :

Vậy P1000 = 0,456 mmHg

III.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến nhiệt chuyển pha


Nhiệt chuyển pha phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Sự phụ thuộc của nhiệt chuyển pha vào áp
suất chỉ đáng kể ở áp suất cao, còn ở áp suất thường thì có thể bỏ qua.
Sự phụ thuộc của nhiệt chuyển pha vào nhiệt độ có thể xác định gần đúng thông qua định luật
Kirchoff :
(Cp : nhiệt dung đẳng áp)
Sở dĩ gần đúng vì điều kiện đẳng áp của định luật Kirchoff không được đảm bảo. Khi nhiệt độ
thay đổi thì áp suất cân bằng chuyển pha thay đổi theo phương trình Clapeyron-Clausius.
Một cách chính xác cần phải viết :

Có thể rút ra nhận xét :


 Đối với cân bằng lỏng ↔ hơi hoặc rắn ↔ hơi ta có :

Từ đó :

và suy ra : đây chính là định luật Kirchoff

 Đối với cân bằng rắn ↔ lỏng, đại lượng rất nhỏ nên có thể bỏ qua, từ đó :

8
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

III.6. Biểu đồ trạng thái của hệ một cấu tử


a) Biểu đồ trạng thái của nước
Trạng thái của hệ một cấu tử được xác định bởi 3 biến số T, P và V. Do đó biểu đồ trạng thái đầy
đủ được biểu diễn theo dạng ba chiều (trục T, trục V và trục P). Vì biểu đồ ba chiều phức tạp và khó hình
dung, do đó người ta thường sử dụng biểu đồ phẳng là hình chiếu của biểu đồ 3 chiều lên một trong 3 mặt
phẳng P – T, P – V, V – T.
Khi khảo sát cân bằng pha, biểu đồ phẳng P – T có ý nghĩa quan trọng và chính P và T là hai
thông số trạng thái được chọn làm biến độc lập khi thiết lập quy tắc pha.
Ta sẽ tìm hiểu biểu đồ P – T của nước :
P (atm)
B

218 K

Lỏng
Rắn
1

0,006 O Hơi
C

A
0,0099 100 374 T (ƒC)
Lưu ý : biểu đồ này không biểu diễn đúng tỉ lệ xích và áp dụng ở vùng áp suất nhỏ hơn 2000 atm (trên
2000 atm, nước đá có thể tồn tại ở 6 dạng thù hình khác nhau).
Các đường trên giản đồ đều được mô tả bằng phương trình Clapeyron-Clausius : P = f(T) :
 Đường OK ngăn cách giữa pha lỏng và pha hơi, gọi là đường hóa hơi hay đường cân bằng lỏng –
hơi, nó được mô tả bằng phương trình :
Đây là đồ thị của mộ hàm mũ và vì L hh > 0 nên khi tăng nhiệt độ, thì áp suất hơi tăng theo hàm mũ.
Đường hóa hơi kết thúc tại điểm K, gọi là điểm tới hạn, nó có tọa độ (374°C, 218 atm). Ở những nhiệt độ
T ≥ TK, sự chuyển pha từ lỏng sang hơi là liên tục, không có biên giới phân chia pha (nói cách khác, sự
hóa lỏng của hơi nước chỉ có thể xảy ra dưới nhiệt độ tới hạn 374°C, vượt quá nhiệt độ tới hạn thì không
thể nào làm cho hơi nước hóa lỏng được).
 Đường OA ngăn cách giữa pha rắn và pha hơi, gọi là đường thăng hoa hay đường cân bằng rắn –
hơi, nó được mô tả bằng phương trình :
Vì Lth = Lnc + Lhh > 0, nên khi tăng nhiệt độ, thì áp suất hơi tăng nhanh theo hàm mũ. Đường này có độ
dốc lớn hơn độ dốc của đường hóa hơi.
 Đường OB ngăn cách giữa pha rắn và pha lỏng, gọi là đường nóng chảy hay đường cân bằng rắn –
lỏng, nó được mô tả bằng phương trình :
Quá trình nóng chảy của nước đá có L nc > 0 và ∆V < 0, nên hệ số góc của đường này là một số âm và gần
như không đổi.
9
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

 Ba đương OA, OB, OK gặp nhau tại điêmi O, có tọa độ (0,0099°C, 0,006 atm ≈ 4,579 mmHg).
Điểm O được gọi là điểm Ba, ở đó tồn tại cân bằng giữa ba pha rắn – lỏng – hơi.
 Đường OC là đoạn kéo dài của đương OK, đường này mô tả một cân bằng không bền giữa nước
lỏng quá lạnh và hơi của nó nên gọi là đường quá lạnh. Trên đường này áp suất hơi trên nước quá lạnh
luôn luôn lớn hơn áp suất hơi trên nước đá vì vậy quá trình từ nước lỏng quá lạnh chuyển thành nước đá
sẽ là tự xảy ra và bất thuận nghịch.
Ta có thể dùng quy tắc pha Gibbs để giải thích biểu đồ pha một cách cặn kẽ hơn :
 Trong các vùng tồn tại 1 pha (vùng rắn, lỏng, hơi), bậc tự do của hệ : f = k – ϕ + 2 = 1 – 1 + 2 = 2.
Như vậy cả 2 thông số nhiệt độ và áp suất đều có thể tùy ý thay đổi trong giới hạn của vùng mà hệ vẫn chỉ
tồn tại 1 pha.
 Trên các đường OA, OB, OK, OC, hệ luôn luôn tồn tại cân bằng hai pha : f = k – ϕ + 2 = 1 – 2 + 2
= 1. Nghĩa là trong 2 thông số nhiệt động của hệ, chỉ có 1 thông số độc lập, thông số còn lại là phụ thuộc,
nói cách khác trên các đường này luôn tồn tại mối quan hệ P = f(T), đó chính là phương trình Clapeyron-
Clausius.
 Tại điểm O, hệ gồm 3 pha, nên f = k – ϕ + 2 = 1 – 3 + 2 = 0, nghĩa không được phép thay đổi bất
kỳ thông số nào. Sự thay đổi dù chỉ 1 thông số cũng phá vỡ cân bằng 3 pha.

CÂN BĂNG PHÂN BỐ CHẤT TAN GIỮA HAI DUNG MÔI KHÔNG
TRỘN LẪN – SỰ CHIẾT TỪ DUNG DỊCH
I. QUÁ TRÌNH CHIẾT TÁCH
Chiết tách hay trích ly là quá trình tách một chất tan ra khỏi một dung dịch (một hệ) bằng cách sử
dụng một dung môi không tan hoặc tan rất ít vào dung dịch nhưng có khả năng hòa tan chất tan cần tách
tốt hơn.
Cơ sở của phương pháp này là dựa vào lý thuyết hệ 3 cấu tử :
A

M0

a
M
b
B C
Xét hệ M0 trên giản đồ hòa tan đẳng nhiệt hệ 3 cấu tử A – B – C. Hệ M 0 là dung dịch của A trong B. Ta
dùng một chất C (dung môi) hầu như không tan vào B, song lại hòa tan A tốt hơn để thêm vào hệ M 0. Giả
sử ta được hệ M (M thuộc vùng dị thể), hệ này tách thành 2 pha (2 lớp dung dịch) : pha b chủ yếu là cấu
tử B và pha a gồm A tan trong C (có thể còn một ít B), như vậy ta đã tách được A ra khỏi B. Sau đó có
thể dùng các phương pháp khác để tách riêng A (nếu cần).

II. ĐỊNH LUẬT PHÂN BỐ


Giả thiết ta có một hệ gồm hai chất lỏng không tan hoặc hòa tan hạn chế vào nhau tạo thành hai lớp
lỏng là hai dung dịch bão hòa nằm cân băng với nhau. Nếu ta thêm vào hệ đó cấu tử thứ ba với lượng nhỏ
thì thực nghiệm cho thấy cấu tử thứ ba được phân bố trong cả hai pha lỏng với nồng độ khác nhau nhưng
tỉ lệ nồng độ đó giữa hai pha là không đổi ở nhiệt độ xác định và không phụ thuộc vào lượng tương đối
của cấu tử thứ ba. Đó chính là cơ sở của định luật phân bố được Nernst tìm ra bằng thực nghiệm.
10
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Phát biểu định luật : ở nhiệt độ và áp suất không đổi, tỷ số nồng độ của một chất tan trong 2 dung môi
không tan lẫn là một hằng số không phụ thuộc vào lượng tương đối của chất tan và dung môi. Hằng số
này gọi là hằng số phân bố (Kpb).
Kpb phụ thuộc vào bản chất của các chất tham gia vào quá trình phân bố và vào nhiệt độ.

Trong đó : và là nồng độ của chất tan i trong pha α và β


Về mặt lý thuyết định luật này chỉ đúng cho dung dịch vô cùng loãng, với các dung dịch thực, phải
thay nồng độ bằng hoạt độ. Tuy nhiên trong thực tế sự sai khác này có thể bị triệt tiêu vì hệ số phân bố là
tỷ số của 2 nồng độ và đôi khi người ta có thể áp dụng định luật phân bố cho nồng độ bão hòa.
Chú ý : nếu trong pha α chất tan tồn tại ở dạng phân tử liên hợp in còn trong pha β dưới dạng đơn
phân tử, khi đó định luật phân bố có dạng :

III. SỰ CHIẾT TỪ DUNG DỊCH


Ứng dụng định luật phân bố người ta có thể tách một chất tan từ dung dịch bằng cách thêm vào đó
một dung môi khác không hòa tan vào dung môi đầu. Phương pháp tách như vậy được gọi là sự chiết từ
dung dịch.
Rõ ràng hiệu quả chiết càng cao nếu hệ số phân bố càng khác đơn vị theo hướng có lợi cho dung môi
thứ hai (dung môi chiết). Như vậy, dung môi chiết cần chọn sao cho sự chiết được nhanh nhất, hiệu quả
và ít tốn nhất. Nó phải không tan hoặc chỉ tan rất ít vào dung môi của dung dịch cần chiết và phải hòa tan
tốt chất cần tiết.
Giả sử có VA lít dung dịch chứa g0 gam chất i trong dung môi A. Cần chiết chất i ra khổi dung dịch
đó. Thêm vào đó VB lít dung môi B hòa tan tốt i nhưng không tan vào dung môi A. Gọi g1 là lượng chất i
còn lại trong VA lít dung dịch đầu. Nồng độ của chất i trong dung dịch này là:

Rõ ràng lượng chất i phân bố trong VB lít dung môi B là (g0 – g1) gam, do đó nồng độ của i trong pha B
là :

Hằng số phân bố của chất i giữa 2 pha lỏng A và B ở T = const là :

Từ đó :
g1 là lượng chất i còn lại trong VA lít dung dịch đầu sau lần chiết thứ nhất. Bây giờ ta tiến hành lần chiết
thứ hai, cũng dùng VB lít dung môi B như lần thứ nhất. Do K pb không đổi, cho nên lượng g2 gam chất i
còn lại trong VA lít dung dịch sau lần chiết thứ hai là :

Tổng quát, sau n lần chiết, lượng chất i còn lại trong dung dịch A là :

11
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Như vậy lượng chất i chiết được sau n lần chiết (mỗi lần dùng VB lít dung môi B) :

Đây chính là công thức chiết.


Nhận xét : với một thể tích cho trước của dung môi chiết, nếu ta chia lượng dung môi đó ra nhiều
phần nhỏ và chiết làm nhiều lần thì hiệu quả chiết sẽ cao hơn nhiều so với cách chiết một lần bằng tất cả
lượng dung môi.
Hiệu quả chiết có thể được tăng lên bằng cách thêm vào hệ một số chất. Ví dụ trong việc chiết các
axit hữu cơ từ dung dịch nước bằng ether, hiệu quả chiết có thể tăng lên bằng cách thêm vào hệ NaCl
hoặc các muối khác. Điều này có thể được giải thích như sau : axit hữu cơ không phân li trong ether,
nhưng lại phân li một phần thành ion trong nước. Sự có mặt của muối (của các ion do muối phân li) có tác
dụng chuyển dịch cân bằng về phía axit không phân li, làm cho nồng độ axit trong ether tăng lên. Người
ta gọi đó là hiệu ứng muối kết.
Trong nhiều trường hợp chất thêm vào có tác dụng tạo phức của cấu tử cần tách, tạo điều kiện cho
việc tách chúng ra khỏi dung dịch bằng dung môi thích hợp.

PHẦN 2 : HÓA KEO


CHƯƠNG I
KHÁI NIỆM VỀ CÁC HỆ KEO
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA HÓA KEO
Hóa keo là môn học thuộc lĩnh vực Hóa lý, nghiên cứu đặc tính của các hệ phân tán dị thể và các quá
trình xảy ra trong các hệ đó.
Ngoài ra, dung dịch các hợp chất cao phân tử có nhiều tính chất và có thể áp dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu giống như cho hệ keo, nên chúng cũng là đối tượng nghiên cứu của Hóa keo.
Trong hệ keo, tướng phân tán có bề mặt riêng lớn, nên nói chung chúng có năng lượng tự do bề mặt
lớn, điều này làm cho hệ keo không bền vững về mặt nhiệt động học và chúng luôn có khuynh hướng kết
dính các hạt của tướng phân tán lại để làm giảm năng lượng bề mặt. Do đó, tính bền vững tập hợp là một
đặc điểm quan trọng mà Hóa keo phải nghiên cứu, vì nó có tầm quan trọng trong thực tế.
II. KHÁI NIỆM VỀ HỆ PHÂN TÁN
II.1. Khái niệm
Hệ phân tán là một hệ gồm n cấu tử, trong đó có (n – 1) cấu tử ở trạng thái chia nhỏ (trạng thái phân
tán) được phân bố đều vào một cấu tử còn lại gọi là môi trường phân tán. Tập hợp của tất cả các hạt của
trạng thái phân tán gọi là tướng phân tán.
II.2. Độ phân tán
Đại lượng nghịch đảo của kích thước hạt được gọi là độ phân tán.

Trong đó : a (cm) là kích thước hạt (đối với hạt cầu thì a là đường kính d, với hạt lập phương thì a là
chiều dài cạnh l, với hạt có hình khác thì a có giá trị hiệu dụng).
Ý nghĩa : D chính là số hạt phân tán sắp xếp đều khít nhau trong 1 cm. D càng lớn thì hạt càng nhỏ
(càng mịn).

12
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

II.3. Bề mặt riêng (Sr)


Là diện tích bề mặt của tướng phân tán ứng với một đơn vị thể tích tướng phân tán :

Trong đó : S12 là diện tích bề mặt phân cách giữa tướng phân tán và môi trường phân tán ; V1 là thể
tích của tướng phân tán.
Nếu xem hạt có dạng hình cầu bán kính r và có kích thước bằng nhau :

Đối với chất phân tán đã nghiền thì việc xác định khối lượng đơn giản hơn so với việc xác định thể
tích, nên bề mặt riêng được tính bằng tổng diện tích bề mặt của các hạt, ứng với 1 đơn vị khối lượng chất
phân tán đã nghiền nhỏ:

m: khối lượng chất phân tán đã nghiền


S’r: bề mặt riêng tính theo khối lượng (thứ nguyên là cm2.g-1, m2.g-1)
Thay thế m= ρ.V, với ρ là khối lương riêng của hạt :

Ví dụ: Nghiền SiO2 thành các hạt hình cầu bán kính r = 10 -5cm. Tính bề mặt riêng của SiO 2? Biết
khối lượng riêng của SiO2 là ρ = 2,7g.cm-3

Giải :

II.4. Hệ đơn phân tán và hệ đa phân tán


Hệ đơn phân tán là hệ có kích thước tất cả các hạt phân tán bằng nhau.
Hệ đa phân tán có kích thước các hạt phân tán khác nhau.
Thực tế ta thường gặp hệ đa phân tán.
III. CÁC CÁCH PHÂN LOẠI HỆ PHÂN TÁN
III.1. Phân loại theo kích thước hạt
Kích thước hạt a (cm) < 10-7 10-7 – 10- 10-5 – 10-3 > 10-3
5

Tên gọi hệ phân tán Hệ đồng thể hay Hệ keo (sol) hay Hệ vi dị thể Hệ phân tán thô
dung dịch phân tử hệ siêu vi dị thể

13
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Như vậy ta có đồ thị của bề mặt riêng Sr theo a của


các hệ phân tán như sau hình bên:
Như vậy, khi đi từ dung dịch phân tử sang
hệ phân tán dị thể có sự tăng nhảy vọt về bề mặt
riêng và hệ keo có bề mặt riêng lớn nhất nên kém
bền nhất về mặt nhiệt động học.

III.2. Phân loại theo trạng thái tập hợp của các tướng
Phương pháp đơn giản cho cách phân loại này là dựa vào pha môi trường của hệ để phân loại các
hệ vi dị thể. Theo Ostwald, nếu căn cứ vào trạng thái tập hợp của vật chất (khí, lỏng, rắn) thì hệ keo có
thể phân thành 9 hệ, trong đó tên hệ được ký hiệu theo thứ tự tướng phân tán / môi trường phân tán.
N° Tướng phân tán Môi trường phân tán Ký hiệu Tên hệ
1 Khí Khí K/K Hệ đồng thể (hệ phân tán phân tử)
2 Lỏng Khí L/K Keo khí (ví dụ: mây, sương mù…)
3 Rắn Khí R/K Keo khí (ví dụ: bụi, khói…)
4 Khí Lỏng K/L Nhũ tương khí (ví dụ: bọt)
5 Lỏng Lỏng L/L Nhũ tương
6 Rắn Lỏng R/L Hệ keo (Sol), huyền phù
7 Khí Rắn K/R Bọt xốp
8 Lỏng Rắn L/R Nhũ tương rắn, gel xốp
9 Rắn Rắn R/R Keo rắn, hợp kim
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của chúng ta là các hệ keo gồm những hạt phân tán rắn trong môi
trường nước.
Dựa vào bản chất của môi trường phân tán, người ta còn đặt tên cho các hệ phân tán như sau:
- Lyosol (keo lỏng): có môi trường phân tán là chất lỏng. Nếu môi trường phân tán là nước thì gọi
là hydrosol, là alcol thì gọi là alcosol.
- Keo khí (aerosol): có môi trường phân tán là chất khí.
III.3. Phân loại theo tương tác giữa tướng phân tán và môi trường phân tán
a) Keo ưa dung môi (lyophilic, ưa lỏng, ưa lưu): là hệ keo trong đó các hạt phân tán có thể tương tác
với môi trường phân tán tạo ra hợp chất solvat.
Ví dụ: dung dịch các albumin, gelatin, dextrin trong nước; cao su tan trong dung môi hữu cơ; xà
phòng và các chất tẩy rữa tự hòa tan trong nước.
b) Keo ghét dung môi (lyophobic, ghét lỏng, ghét lưu): là hệ keo trong đó các hạt phân tán không
tương tác với môi trường phân tán.
Ví dụ: các hydrosol kim loại, các hydrosol của các chất điện ly ít tan tạo thành từ các phản ứng kết
tủa như: AgCl/AgNO3, CaSO4/CaCl2…
Keo ưa lỏng còn được gọi là keo thuận nghịch, keo ghét lỏng là keo bất thuận nghịch
14
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Trong thực tế ta thường gặp các keo thuận nghịch trong các dung dịch cao phân tử: như cao su trong
toluene, polymethylmethacrylat trong toluene…. Các hệ keo điển hình là hệ ghét nước, bất thuận nghịch.
Ở đây ta chủ yếu nghiên cứu loại keo bất thuận nghịch.
Tuy nhiên, cách phân loại này thường mâu thuẩn nhau do tướng phân tán có thể ưa dung môi này
nhưng lại ghét dung môi kia. Ví dụ, paraffin ghét nước nhưng ưa benzene, hoặc các keo hydroxit
Fe(OH)3, Al(OH)3 vừa có tính ưa nước lẫn ghét nước. Mặc dù vậy người ta vẫn dùng cách phân loại này
do thói quen.
III.4. Phân loại theo tương tác giữa các hạt của tướng phân tán với nhau
Tuỳ theo tương tác giữa các hạt phân tán, các hệ được phân chia thành hệ phân tán tự do và phân
tán liên kết.
 Hệ phân tán tự do: là các hệ không có cấu thể, các hạt tồn tại độc lập nhau và chúng chuyển động
hỗn loạn. Thuộc loại hệ này có các aerosol, hydrosol, huyền phù và nhũ tương rất loãng.
 Hệ phân tán liên kết: là hệ gồm các hạt liên kết với nhau bằng các lực phân tử tạo nên trong môi
trường phân tán một mạng lưới không gian (gọi là cấu thể). Khi đó các hạt dính lại với nhau tại các điểm
tiếp xúc tạo thành mạng lưới không gian gọi là gel hay thạch. Tuỳ theo số điểm tiếp xúc của mỗi hạt gel
có thể ở dạng liên kết lỏng lẻo (a, c) hoặc sắp xếp đặc khít (b), ví dụ như huyền phù đậm đặc (kem), nhũ
tương đậm đặc (bọt). Các hạt cũng có thể kết dính với nhau để lại các lỗ xốp gọi là các hệ mao quản (d,
e), ví dụ như gỗ, da, giấy, các loại màng.

IV. ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA HỆ KEO


IV.1. Đặc điểm của hệ keo
-
Có khả năng phân tán ánh sáng mạnh
-
Khuếch tán chậm
-
Có khả năng thẩm tích
-
Không bền vững tập hợp: các hạt keo dễ dàng tập hợp lại với nhau và lắng xuống dưới tác dụng
của trọng trường (sự keo tụ).
-
Thường thể hiện tính điện di: các hạt keo mạng điện, di chuyển dưới tác tộng của điện trường.
IV. Ý nghĩa của hệ keo
Các hệ keo rất phổ biến trong tự nhiên. Chúng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong nền kỹ thuật hiện đại.
-
Không gian vũ trụ là một hệ thống keo khổng lồ.
-
Sao chổi là một đám bụi vũ trụ tương đối tập trung (hệ keo), nhờ sự phân tán ánh sáng mặt trời
nên ta có thể quan sát thấy chúng vào hoàng hôn hoặc bình minh.
-
Các hiện tượng khí tượng có liên quan chặt chẽ với các vấn đề của hóa keo.
-
Mây và sương mù là thuộc loại hệ keo L/K có các hạt phân tán là các hạt nước thường mang điện.
Mưa, tuyết… được xem như các hiện tượng gắn liền với các quá trình keo.
-
Việc tạo thành các vùng châu thổ tại những cữa song nối liền với biển được giải thích bằng sự keo
tụ các hạt keo chứa trong nước song khi các hạt đó gặp các ion chứa trong nước biển.

15
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc
-
Hóa keo có ý nghĩa to lớn trong thổ nhưỡng học, canh tác học. Đất là một hệ thống keo phức tạp.
Bản chất của các hạt keo đất quyết định tới khả năng dinh dưỡng đối với cây trồng.
-
Trong công nghiệp, hầu như ngành nào cũng có liên quan đến hóa keo: ngành luyện kim, kỹ nghệ
gốm sứ, sản xuất giấy, nhuộm, thuộc da…
-
Trong công nghiệp thực phẩm thường gặp các hệ nhũ tương, thạch, các sản phẩm từ sữa…
-
Ngành công nghiệp các chất tẩy rữa: xà phòng là hệ bán keo
-
Hóa dược: thuốc được bào chế dưới dạng keo có tác dụng dễ hấp thu và kéo dài thời gian tác
dụng….
CHƯƠNG II
TÍNH CHẤT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CỦA HỆ PHÂN TÁN
I. CHUYỂN ĐỘNG BROWN – CHUYỂN ĐỘNG NHIỆT CỦA HỆ PHÂN TÁN
Chuyển động hỗn loạn và có cường độ không giảm theo thời gian của các hạt phân tán keo được
gọi là chuyển động Brown.
Theo thuyết động học phân tử, chuyển động Brown được giải thích như sau: Chuyển động hỗn
loạn của hạt keo ngoài nguyên nhân do chính bản thân chuyển động nhiệt của nó gây ra, thì sự va chạm
xô đẩy hỗn loạn của các phân tử môi trường phân tán (vốn là chuyển động nhiệt) đóng vai trò chủ yếu.
Hạt phân tán có kích thước nhỏ, nên số va chạm xẩy ra theo các hướng khác nhau rất không đều nhau.
Kết quả là hạt bị xô đẩy về phía này về phía nọ, nên chiều chuyển động của hạt bị thay đổi rất nhanh (một
hạt có thể thay đổi hướng chuyển động đến 1020 lần/giây).

Vậy, bản chất chuyển động Brown là chuyển động nhiệt, là chuyển động động học của các phân
tử.
Chuyển động Brown phụ thuộc vào kích thước hạt phân tán:
-
Các hệ có kích thước hạt < 10-4 cm: chuyển động Brown mạnh,
-
Các hệ có kích thước hạt a nằm trong khoảng 10-4 cm – 5 μm: chuyển động Brown rất yếu, thực
chất là các hạt dao động quanh vị trí cân bằng,
-
Các hệ có kích thước hạt a > 5 μm: các va chạm đồng thời của các phân tử của môi trường phân
tán từ các hướng có thể bù trừ cho nhau, nên xem hạt chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
Rất khó quan sát đường đi thực của hạt keo vì nó đổi hướng liên tục và quá nhanh. Không thể đo được tốc
độ chuyển động của hạt keo. Einstein sử dụng khái niệm độ dịch chuyển trung bình của hạt trong thời
gian t để mô tả.

16
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

x
∆1 ∆2 ∆3
Gọi ∆1, ∆2, ∆3, …, ∆n là hình chiếu độ dịch chuyển của hạt trong khoảng thời gian t 1 = t2 = t3 = … = tn = t
trên trục x, với t = const và đủ nhỏ.
Độ dịch chuyển bình phương trung bình của hạt được định nghĩa :

Độ dịch chuyển trung bình của hạt trong thời gian t:


Lưu ý: hệ phải chứa nhiều hạt, đủ để có thể áp dụng các định luật thống kê trung bình.
II. SỰ KHUẾCH TÁN
II.1. Định nghĩa
Khuếch tán là quá trình làm đồng đều (san bằng) nồng độ phân tử ion hay các hạt keo trong hệ.
Quá trình đó tự ý xảy ra trong hệ do ảnh hưởng của chuyển động nhiệt. Hiện tượng khuyếch tán là bất
thuận nghịch và xảy ra cho đến khi nồng độ hoàn toàn đồng đều. Như vậy sự khuyếch tán chỉ xảy ra
trong hệ có nồng độ không đồng đều. Mức độ không đồng đều được đặc trưng bằng gradien nồng độ
(biến thiên nồng độ trên một đơn vị khoảng cách dC/dx) nó quyết định mức độ và hướng của quá trình
khuếch tán.
Sự khuếch tán tuân theo các định luật của Fick.
II.2. Định luật Fick 1
Lượng chất khuếch tán qua tiết diện S (đặt vuông góc với chiều khuếch tán) tỷ lệ thuận với thời
gian khuếch tán dt, diện tích S và gradien nồng độ theo khoảng cách.
Biểu thức của định luật Fick 1 :

Trong đó : dm là lượng chất khuếch tán (mol)


S là tiết diện (cm2)
dt là thời gian (giây)
D là hệ số khuếch tán (cm2/giây)

dC/dx là gradien nồng độ ( )

Sự khuếch tán xảy ra theo chiều nồng độ giảm (dC/dx < 0), nên phải đặt dấu trừ vào vế phải của
phương trình để cho dm > 0.
Nếu gọi i là lượng chất khuếch tán qua một đơn vị diện tích, trong một đơn vị thời gian, thì i được
gọi là dòng khuếch tán. Lúc đó biểu thức định luật Fick được viết dưới dạng :

i là hàm của x và t. Nếu gradien nồng độ không phụ thuộc vào thời gian thì i cũng không phụ thuộc vào
thời gian. Ta nói, hệ ở trạng thái dừng, và i được gọi là dòng khuếch tán ổn định.
17
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Ở trạng thái dừng, ta có :


Ý nghĩa của hệ số khuếch tán D :
Khi S = 1 cm2, t = 1 giây, dC/dx = - 1, thì m = D
Vậy D chính là lượng chất khuếch tán qua một đơn vị diện tích, trong một đơn vị thời gian, khi gradien
nồng độ theo khoảng cách bằng – 1.
Theo Einstein:
Trong đó : k là hằng số Boltzmann (k = R/N)
T : nhiệt độ của hệ (°K)
B : hệ số ma sát của hạt trong môi trường phân tán
Theo Stock, với hạt hình cầu thì : B = 6π.η.r
r : bán kính hạt phân tán
η : độ nhớt của môi trường phân tán
Suy ra :
Phương trình Einstein có thể dùng để xác định kích trước hạt (r) cũng như phân tử lượng, nếu ta biết được
T, η, và D.

Từ đó, ta tính được khối lượng của 1 hạt : (ρ là tỷ trọng của hạt)

Suy ra phân tử lượng của hạt : (N : số Avogadro)


Do đó trong thực nghiệm có thể dựa vào hệ số khuếch tán của dung dịch cao phân tử để tìm khối
lượng phân tử chất polyme, nếu chấp nhân rằng phân tử polyme ở dạng hạt hình cầu trong dung dịch.
-
Đối với hệ phân tử : D = 10-3 – 10-5 cm2/giây
-
Đối với hệ keo : D = 10-7 – 10-9 cm2/giây
Ở một nhiệt độ không đổi, đối với hệ phân tán xác định, hệ số khuếch tán đặc trưng cho khả
năng chuyển động của hạt và chỉ phụ thuộc kích thước của hạt. So với các phân tử đơn giản thì hạt
keo có kích thước lớn hơn, nên khả năng khuếch tán của hệ keo nhỏ hơn nhiều so với các dung dịch
phân tử.
Đối với hệ phân tán keo hay vi dị thể, vì tốc độ khuyếch tán rất nhỏ nên đơn vị thời gian lấy là
ngày đêm chứ không phải giây.
II.3. Định luật Fick 2
Cho phép xác định sự thay đổi của nồng độ chất khuếch tán theo thời gian trong quá trình khuếch
tán.
Nếu sự khuếch tán không xảy ra ở trạng thái dừng thì i là hàm số của x và t. và sự phụ thuộc đó
như sau :
dx

S
x x + dx
18
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Giả sử sự khuếch tán xảy ra trong một ống hình trụ có tiết diện S và chiều dài dx.
Trong 1 giây có một lượng chất S.i(x) đi vào thể tích S.dx ở điểm x thì cũng sẽ có một lượng chất S.i(x+dx) đi
ra khỏi thể tích đó tại điểm (x+dx)
Ta có :

Với là độ giảm nồng độ chất tan trong thể tích S.dx

Như vậy :

Mà :

Nên :

Suy ra : đây là biểu thức của định luật Fick 2

II.4. Phương trình Einstein – Smolukhopsky


Các định luật Fick và phương trình Einstein áp dụng cho sự khuếch tán trong dung dịch thật lẫn hệ
keo. Nguyên nhân của sự khuếch tán ở đây là chuyển động nhiệt. Tuy nhiên, trong các hệ keo thì nguyên
nhân của sự khuyếch tán ở đây là chuyển động Brown.
Năm 1905 Einstein và năm 1906 Smolukhopsky đã thiết lập mối quan hệ giữa sự khuếch tán và
chuyển động Brown, tức là thiết lập mối liên hệ giữa hệ số khuếch tán D và giá trị chuyển dịch bình
phương trung bình .
Khảo sát 1 ống hình trụ có tiết diện S = 1 cm2, chứa đầy dung dịch keo :

 
. . .. . . . .. .
. . .. . . . .. .
. . .. . . . .. .
.C. .. . .C. .. .
. . ..1 . . . 2.. .
S . . .. . . . .. .
. . .. . . . .. .
M
C1 > C 2
Khảo sát 2 cùng nồng độ C1 và C2, ngăn cách nhau bởi mặt phẳng M. Độ dày của mỗi vùng bằng
độ dịch chuyển trung bình của hạt ( ) trong thời gian t.
Giả sử C1 > C2 thì có sự khuếch tán từ miền có nồng độ C1 đến C2 qua mặt phẳng M.
Ta khảo sát lượng chất khuếch tán qua mặt phẳng M trong thời gian t. Nhờ có chuyển động Brown
hỗn loạn, không ưu tiên hướng nào cả, nên có thể xem chỉ có một nửa lượng hạt từ vùng C 1 chuyển sang
C2 qua mặt phẳng M (tiết diện S).

Tương tự lượng hạt từ vùng C2 chuyển sang vùng C1 là :

Như vậy lượng hạt khuếch tán qua mặt phẳng M có tiết diện S là :

19
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Mặt khác, theo Fick 1 ta có:

Nên, nếu đủ bé thì ta có thể viết:

Từ (*) và (**), suy ra:

Từ đó ta có phương trình Einstein – Smolukhopsky:


Ta thấy, quãng đường dịch chuyển của hạt tỷ lệ với chứ không phải với t như trong các chuyển
động thẳng đều.
Bằng thực nghiệm đo trong thời gian t, ta xác định được hệ số khuếch tán D, và từ phương
trình Einstein ta tính được hằng số Boltzmann k, cuối cùng tính được số Avogadro:
Perrin đã dựa vào thực nghiệm trên huyền phù gomme-gutte tính được N = 6,8.10 23, so với giá trị
tính bằng các phương pháp chính xác khác 6,02.10 23 là rất gần (lí do là chưa chú ý đến hiện tượng khuếch
tán quay). Điều này chứng tỏ thuyết động học phân tử phù hợp với hệ keo.
III. SỰ THẨM THẤU
III.1. Định nghĩa
Sự thẩm thấu là sự khuếch tán của dung môi từ hệ phân tán có nồng độ thấp sang hệ phân tán có
nồng độ cao hơn khi giữa hai hệ được ngăn cách nhau bằng màng bán thấm.
III.2. Định luật Van’t Hoff
 Đối với dung dịch phân tử, áp suất thẩm thấu được tính theo công thức :

Trong đó: CM: nồng độ mol/l


ω: khối lượng của chất tan (g)
m: khối lượng của 1 phân tử chất tan
N: số Avogadro
 : nồng độ phân tử (hạt), đó chính là số phân tử (hạt) chất tan có trong 1
đơn vị thể tích.
 : hằng số Boltzmann
 Đối với hệ keo thì áp suất thẩm thấu của nó vẫn tuân theo định luật Van’t Hoff:

Với là nồng độ hạt keo (số hạt keo có trong 1 đơn vị thể tích) ; ω là khối lượng của
tướng phân tán.
Nhận xét : 2 hệ có khối lượng tướng phân tán bằng nhau, nhưng có kích thước hạt phân tán khác
nhau, hệ nào có kích thước hạt phân tán càng nhỏ thì số hạt sẽ càng lớn nên áp suất thẩm thấu càng lớn.
III.3. Sự phụ thuộc của áp suất thẩm thấu vào kích thước hạt
Khảo sát 2 hệ đơn phân tán đều có khối lượng tướng phân tán ω bằng nhau, nhưng kích thước hạt
khác nhau. Giả thiết các hạt phân tán đều hình cầu và có tỷ trọng là ρ.
Đối với hệ 1 : hạt có bán kính là r1 thì khối lượng của 1 hạt là :  
20
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Nồng độ hạt của hệ 1 là : suy ra :

Đối với hệ 2 : hạt có bán kính là r2 thì khối lượng của 1 hạt là :  

Nồng độ hạt của hệ 2 là : suy ra :

Ta có :

Vì áp suất thẩm thấu tỷ lệ nghịch với lũy thừa bậc 3 của bán kính hạt nên khi kích thước hạt thay
đổi rất ít thì áp suất thẩm thấu cũng đã thay đổi rất nhiều.
Vì hệ keo có kích thước hạt keo lớn hơn dung dịch phân tử rất nhiều nên áp suất thẩm thấu của nó
nhỏ hơn rất nhiều so với dung dịch phân tử.
Ví dụ : dung dịch đường saccarozơ 1% có áp suất thẩm thấu bằng 526 mmHg, trong khi dung dịch
keo As2S3 1% có áp suất thẩm thấu chỉ bằng 0,025 mmHg.
Lưu ý : hệ keo không bền, các hạt thường có khuynh hướng kết hợp lại thành hạt lớn hơn nên áp
suất thẩm thấu của hệ keo thay đổi (giảm) theo thời gian.
IV. SỰ SA LẮNG
IV.1. Độ bền sa lắng
Các hạt keo có tỷ trọng khác với môi trường phân tán thường bị ảnh hưởng lớn của lực trọng trường,
nên chúng có thể lắng xuống dưới hay nổi lên trên. Khi nghiên cứu sự khuếch tán, chúng ta đã không lưu
ý đến ảnh hưởng của trọng trường.
Như đã biết hạt có kích thước < 5 μm có trọng lượng nhỏ nên ít chịu ảnh hưởng của lực trọng trường,
lại có chuyển động Brown và có khả năng khuếch tán, do đó các hạt này trong môi trường phân tán
thường ở vào trạng thái lơ lửng và phân bố đồng đều trong toàn hệ.
Những hệ có hạt không sa lắng do ảnh hưởng của trọng trường gọi là các hệ bền vững sa lắng hay
bền vững động học (lực khuếch tán lớn hơn hẳn trọng lực).
Ngược lại, những hệ phân tán thô có hạt > 5 μm là những hệ không bền vững sa lắng (trọng lực lớn
hơn lực khuếch tán).
Như vây, độ bền vững sa lắng phụ thuộc vào kích thước hạt của tướng phân tán. Hệ phân tán cao
(khí, dung dịch thật) là hệ bền vững sa lắng cao; hệ phân tán thô có độ bền vững sa lắng thấp; các hệ keo
chiếm vị trí trung gian.
Có 2 trường hợp sa lắng:
a) Mỗi hạt sa lắng độc lập, không liên kết với các hạt khác, sự sa lắng xảy ra chậm. Hệ này thuộc
về hệ bền vững liên kết.
b) Các hạt keo tụ lại, liên kết lại với nhau dưới tác dụng của lực phân tử và sa lắng rất nhanh từng
cụm một. Đây là hệ không bền vững liên kết. Sự sa lắng trong trường hợp này còn được gọi là sự keo tụ.
Ở đây ta xét trường hợp thứ nhất.
IV.2. Cân bằng sa lắng
Trong hệ phân tán, các hạt của tướng phân tán chịu tác dụng của 2 quá trình :
1) Quá trình khuếch tán : được đặc trưng bằng dòng khuếch tán :

21
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

2) Quá trình sa lắng : được đặc trưng bằng dòng sa lắng :

Trong đó là tốc độ sa lắng Ch

Mối quan hệ giữa hai quá trình khuếch tán và sa lắng được đặc trưng bằng
tỷ số ikt
và nó quyết định trạng thái của hệ : h
isl
-
Nếu  : hệ không bền vững sa lắng
C0

-
Nếu  : hệ bền vững sa lắng

-
Nếu  : tồn tại cân bằng sa lắng

Khi sự sa lắng xảy ra, hạt keo chịu tác dụng của 2 loại lực :
 Trọng lực : f = mg
Với m = V(d – d0) là khối lượng biểu kiến của hạt, trong đó : V là thể tích của hạt, d và d0 lần lượt
là tỷ trọng của hạt và của môi trường phân tán.
 Lực ma sát : f’ = B.u
Với B là hệ số ma sát
Khi bắt đầu sa lắng thì tốc độ sa lắng u còn nhỏ, do đó f > f’, nhưng theo thời gian thì u tăng dần làm cho
f’ cũng tăng theo và đến một lúc nào đó f = f’. Hạt sa lắng với tốc độ đều.
Khi f = f’ ta có : m.g = B.u hay nên

Ta chỉ khảo sát trường hợp cân bằng sa lắng :

suy ra :

Lấy tích phân 2 vế :

Ta được :

Đây là phương trình cân bằng sa lắng, cho biết sự phân bố nồng độ của hạt keo theo độ cao.

Mặt khác : nên có thể viết phương trình sa lắng dưới dạng :

22
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Ta cũng có thể tính : , phương trình này cho phép tính chiều cao cần thiết để nồng độ hạt γ h

ở đấy giảm đi γ0/γh lần so với nồng độ γ0.


Ví dụ : sự giảm nồng độ hạt theo chiều cao của một số hệ phân tán :
Tên hệ phân tán Đường kính hạt (μm) Chiều cao h khi nồng độ giảm (cm)
2 lần 1 triệu lần
Oxi 0,27 500 000 (5 km) 10 000 000 (100 km)
Sol vàng I 1,86 215 4300
Sol vàng II 8,35 2,5 50
Huyền phù gomme-gutte 230 3.10 (30 μm)
-3
6.10 (600 μm)
-2

Lưu ý: những định luật phân bố theo chiều cao chỉ áp dụng cho hệ đơn phân tán. Trong hệ đa phân tán thì
vấn đề phức tạp hơn nhiều, mỗi loại hạt có kích thước khác nhau sẽ có sự phân bố khác nhau vì tác dụng
của lực khuếch tán và lực sa lắng là khác nhau.
IV.3. Sa lắng do lực ly tâm
Như trên ta thấy chỉ những hạt tương đối lớn mới có thể sa lắng do tác dụng của trọng trường, còn
những hạt keo thì không sa lắng hoặc sa lắng rất chậm. Do đó để tốc độ sa lắng của những hạt keo có giá
trị đáng kể, người ta dùng lực ly tâm.
Lực gây sa lắng chính là lực ly tâm: f = m.ω2.x
Trong đó: x là khoảng cách từ trục quay đến hạt; ω là vận tốc góc

Thiết lập tương tự như trên, ta được:

Với C1, C2 là nồng độ của hạt keo ứng với khoảng cách x1, x2.
Các máy siêu ly tâm có tốc độ lên đến 60000 vòng/phút thì không những sa lắng những hệ keo có
kích thước hạt nhỏ nhất mà còn có thể sa lắng được cả dung dịch các hợp chất cao phân tử.
IV.4. Phương pháp phân tích sa lắng (đọc thêm)
Sự sa lắng xảy ra khi các hạt trong huyền phù rơi tự do xuống đáy bình do ảnh hưởng của trọng
lực. Đo tốc độ sa lắng, ta có thể tính được kích thước hạt. Phương pháp này được gọi là phương pháp
phân tích sa lắng.
Trong huyền phù, hạt sa lắng do tác dụng của trọng lực. Theo Archimedes thì trọng lực của hạt
trong chất lỏng được tính bằng công thức: f = V(d – d0)g
Trong đó : V là thể tích của hạt (với hạt hình cầu thì V = 4/3πr3), d và d0 lần lượt là tỷ trọng của
hạt và của môi trường phân tán, g là gia tốc trọng trường.
Lực cản sự sa lắng là lực ma sát : f’ = B.u
Với B là hệ số ma sát, với hạt hình cầu thì B = 6π.η.r
Khi bắt đầu sa lắng thì tốc độ sa lắng u còn nhỏ, do đó f > f’, nhưng theo thời gian thì u tăng dần làm cho
f’ cũng tăng theo và đến một lúc nào đó f = f’. Hạt sa lắng với tốc độ đều.

Suy ra tốc độ sa lắng :

Từ đó tính được bán kính của hạt :

23
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Những phương trình này chỉ thích hợp cho những huyền phù có kích thước 5 – 100 μm, vì đối với
những hạt này, thời gian để đạt được tốc độ sa lắng không đổi rất nhỏ, do đó không ảnh hưởng đến kết
quả.
Các hạt có kích thước lớn hơn 100 μm sa lắng rất nhanh và các hạt nhỏ hơn 5 μm dễ thiết lập cân
bằng phân bố, nên những phương trình trên không áp dụng được.
 Đối với hệ đơn phân tán : tốc độ sa lắng của các hạt đều như nhau, nên lượng chất sa lắng
(P) tỷ lệ thuận với thời gian t.
Điểm B ứng với thời gian huyền phù sa lắng hoàn toàn tức là thời P
gian mà hạt đi đựơc quãng đường từ bề mặt huyền phù đến đáy
bình. B
Nếu quan sát lớp phân cách giữa môi trường phân tán (trong
suốt) với lớp huyền phù (đục) theo thời gian ta sẽ thấy lớp phân
cách đó dịch chuyển một đoạn h trong khoảng thời gian t. Nên tốc
độ rơi của hạt là:
tB t

Thay giá trị của u đo được vào (*) ta xác định được kích thước r của hạt.
 Đối với hệ đa phân tán : vì tốc độ của các hạt không đều nhau nên biên giới phân cách
giữa 2 lớp không rõ rệt, ở đây ta phải xác định tốc độ tích luỹ hạt, tức là thiết lập sự phụ thuộc lượng chất
đã sa lắng P vào thời gian t.
Đồ thị của hàm số P = f(t) được gọi là đường cong P
sa lắng và có dạng như hình bên. t1 là thời gian sa
lắng hoàn toàn hạt lớn nhất có kích thức r1 ; t6 là
thời gian sa lắng hoàn toàn hạt nhỏ nhất và cũng là P6 F
E
thời gian sa lắng hoàn toàn hệ. Giữa 2 loại trên là P5 D
những phần chiết khác nhau được phân biệt bới các
P4 C
điểm B, C, D, E. Khối lượng hạt huyền phù của
một phần chiết nào đó được xác định bởi đoạn trên B
P3
trục tung nằm giữa 2 giao điểm của tiếp tuyến kề
P2 A
nhau với trục tung, ví dụ : OP1 là khối lượng của P1
phần chiết thứ 1; P1P2 là khối lượng của phần chiết 0 t 1 t2 t3 t4 t5 t6 t
thứ 2 ; P2P3 – phần chiết thứ 3 ;
P3P4 – phần chiết thứ 4 và P 5P6 là khối lượng của phần chiết cuối cùng chứa các hạt có bán kính từ r5 đến
r6. Dựa vào sự phân tích đó, có thể tính được kích thước hạt lớn nhất, bé nhất và trung bình của một phần
chiết nào đó trong hệ đa phân tán.

24
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Thực tế, phép phân tích sa lắng hệ đa


phân tán được tiến hành dựa trên có sở xác định
tốc độ chất chứa trên đĩa cân. Để phục vụ cho
mục đích đó người ta sử dụng cân phân tích sa
lắng. Khi các hạt huyền phù sa lắng vào đĩa cân
- - _ - _ --
làm cho đầu cần cân bị uốn cong. Dùng kính h - - _ - _ --
-- _ - _ - -
hiển vi theo dõi độ cong của cần, qua đó xác
-- _ - _ - -
định được khối lượng hạt sa lắng P theo thời
gian.
Phương pháp phân tích sa lắng được sử dụng trong các điều kiện giới hạn sau :
-
Hạt phân tán có dạng hình cầu (tuy nhiên có thể sử dụng cho các hạt không hình cầu nếu dùng r là
bán kính tương đương).
-
Các hạt không bị solvat hóa.
-
Các hạt sa lắng độc lập, giữa các hạt không tạo nên những liên kết.

CHƯƠNG III
TÍNH CHẤT QUANG HỌC CỦA HỆ KEO
Khi chiếu một tia sáng vào hệ thống keo thì các hạt của tướng phân tán sẽ phân tán ánh sáng, hoặc
hấp thụ ánh sáng, hoặc đồng thời vừa phân tán vừa hấp thụ ánh sáng. Ở đây chúng ta bỏ qua các hiệu ứng
quang học do môi trường phân tán gây ra mà chỉ lưu ý đến các hiện tuợng do hạt của tuớng phân tán gây
ra.
I. HIỆN TƯỢNG PHÂN TÁN ÁNH SÁNG
I.1. Hiệu ứng Tyndall
Năm 1869 Tyndall cho một chùm tia sáng mạnh chiếu qua dung dịch keo và thấy một dải ánh sáng
hình nón mờ đục (thường có màu xanh đục) xuất hiện trên nền tối. Hiện tượng này goị là hiện tượng phân
tán ánh sáng của hệ keo hay hiệu ứng Tyndall và hình nón mờ đục được gọi là hình nón Tyndall. Nguyên
nhân của hiệu ứng Tyndall là sự nhiễu xạ ánh sáng trong hệ vi dị thể.

Có thể giải thích hiện tượng Tyndall như sau: tia sáng trên đường đi của nó gặp những hạt của tướng phân
tán và tuỳ thuộc vào hệ thức giữa độ dài sóng của tia sáng và kích thước của hạt mà hiện tượng xảy ra sẽ
khác nhau:
a) Nếu kích thước của hạt lớn hơn độ dài sóng thì ánh sáng sẽ phản xạ trên bề mặt hạt dưới các
góc xác định (các hạt phân tán giống như vô số chiếc gương nhỏ phản xạ ánh sáng). Hiện tượng này quan
sát được trong các hệ phân tán thô như huyền phù, hoặc trong không khí có những hạt bụi lớn.

25
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

b) Nếu các hạt có kích thước nhỏ hơn độ dài sóng thì xảy ra sự nhiễu xạ. Sự nhiễu xạ ánh sáng bởi
các hạt không dẫn điện là hiện tượng đặc trưng nhất cho các hệ thống keo. (giải thích : giả sủ hạt keo có
dạng hình cầu và không dẫn điện, dưới tác dụng của trường điện từ của sóng ánh sáng các hạt bị phân
cực, hấp thụ một phần năng lượng sóng, kế đó năng lượng được giải phóng ra ở dạng phát sáng (phát bức
xạ điện từ) theo tát cả các hướng).
Do kết quả của sự nhiễu xạ, tia sáng phân tán có đặc điểm khác với tia sáng phản xạ là nó toả ra
mọi hướng (trong khi đó tia sáng phản xạ chỉ toả ra chỉ theo một hướng xác định mà thôi). Cường độ ánh
sáng phân tán theo các hướng khác nhau có khác nhau. Nếu hạt phân tán có kích thước a << λ thì cường
độ ánh sáng phân tán theo hướng 0° và 180° là mạnh nhất ; nếu hạt tương đối lớn (nhưng a vẫn nhỏ hơn
λ) thì cường độ ánh sáng phân tán theo hướng tia tới (180°) là mạnh nhất. Ngoài ra, ánh sáng phân tán
thường có phân cực. 
I.2. Phương trình Rayleigh
Rayleigh đã đưa ra phương trình tính cường độ ánh sáng phân tán (Ipt), sử dụng cho hạt hình cầu,
không dẫn điện và hệ có nồng độ loãng (các hạt cách nhau khá xa, không có hiện tượng phân tán thứ cấp).

Trong đó : γ là nồng độ hạt


λ là bước sóng của ánh sáng tới
ν là thể tích hạt keo
n1, n0 là chiết suất của tướng phân tán và môi trường phân tán
I0 là cường độ ánh sáng tới
Từ phương trình Raylây ta có thể rút ra những kết luận sau:
1. Khi hạt có kích thước nhất định, I pt tỉ lệ thuận với nồng độ sol; nhưng khi nồng độ rất lớn thì
ánh sáng bị phân tán nhiều lần (sự phân tán thứ cấp) và phương trình Rayleigh cần phải được bổ chính.
2. Ipt tỷ lệ thuận với ν2 và do đó với hạt hình cầu thì với r6. Khi nồng độ trọng lượng không đổi, độ
phân tán của sol càng cao (r càng nhỏ) thì ánh sáng phân tán càng yếu.
3. Vì Ipt tỷ lệ nghịch với λ nên trong ánh sáng trắng những tia có sóng ngắn (xanh) bị phân tán
mạnh nhất. Nếu cho một tia sáng trắng đi qua hệ keo chứa các hạt không dẫn điện, nhìn ngang thấy hệ có
màu xanh, nhìn thẳng thấy hệ có màu đỏ.
4. Nếu chiết suất của tướng phân tán và môi trường phân tán chênh lệch nhau nhiều thì ánh sáng
sẽ phân tán mạnh và hệ sẽ đục.
5. Sự phân tán ánh sáng trong các dung dịch thật là rất yếu và các phân tử có thể tích rất nhỏ, tích
số γ.ν trong phương trình Rayleigh không đáng kể. Nhưng sự phân tán ánh sáng có thể xảy ra mạnh khi
2

chiếu qua dung dịch một tia sáng có λ rất ngắn như tia rơnghen.
6. Nếu thì Ipt = 0, người ta nói dung dịch quang không. Trường hợp này thường gặp ở
dung dịch các hợp chất cao phân tử.
Đối với trường hợp của các hạt keo dẫn điện, ngoài hiện tượng phân tán ánh sáng trên bề mặt
hạt, (tuân theo phuơng trình Rayleigh mà hiệu ứng này thường bé) còn có hiện tượng hấp thụ ánh sáng,
thường thì hiệu ứng này mạnh hơn hiệu ứng trên. Xét toàn bộ, do cả hai hiệu ứng này chồng lên nhau, vì
thế với các hạt keo dẫn điện, việc áp dụng phương trình Rayleigh không còn nghiệm đúng nữa.
II. HIỆN TƯỢNG HẤP THỤ ÁNH SÁNG

26
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Với hạt dẫn điện, từ trường biến thiên của sóng ánh sáng làm xuất hiện một sức điện động cảm ứng,
do đó trong hạt xuất hiện một dòng điện xoay chiều (do cảm ứng) có tần số của sóng điện từ của ánh sáng
tới. Vì có dòng điện đó, điện năng biến thành nhiệt năng. Đó là sự hấp thụ ánh sáng.
Sự hấp thụ ánh sáng đơn sắc của các hệ keo (bề dày lớp dung dịch không quá lớn và nồng độ dung
dịch không quá cao) tương tự như trong trường hợp dung dịch phân tử, nó tuân theo định luật Lambert –
Beer :

Trong đó : I0 và Il là cương độ tia tới và tia ló


C : nồng độ dung dịch keo
l : bề dạy lớp dung dịch mà ánh sáng đi qua
k : hệ số hấp thu, k phụ thuộc vào bản chất của hạt keo và môi trường phân tán,
nhiệt độ và vào bước sóng nhưng không phụ thuộc vào nồng độ.
Phương trình Lambert – Beer thường dùng dưới dạng logarit :

Đại lượng gọi là độ hấp thu hay mật độ quang của dung dịch.

Còn tỷ số gọi là độ trong suốt tương đối của dung dịch.

Đối với dung dịch keo, ngoài hiện tượng hấp thụ còn có sự phân tán ánh sáng, nên nếu xét tổng
hiệu ứng chồng lên nhau có ảnh hưởng đến cường độ tia ló nói chung thì phải kể cả hiện tượng «  hấp thụ
giả » (do phân tán ánh sáng.
Khi đó phương trình Lambert – Beer được viết :
k’ là hệ số hấp thụ giả, nó có quan hệ mật thiết với kích thước hạt r, bước sóng ánh sáng tới λ cũng
như các yếu tố khác mà phương trình Rayleigh đã cho thấy.
Bằng cách đo mật độ quang của dung dịch, ta có thể xác định được nồng độ hệ keo và hệ số
hấp thu k.
Một số đặc điểm của sự hấp thụ ánh sáng của hệ keo :
-
Ứng với một độ phân tán thì hạt keo sẽ hấp thu cực đại một ánh sáng đơn sắc.
-
Khi độ phân tán tăng thì cực đại hấp thu chuyển về bước sóng ngắn, và giá trị cực đại đó lúc đầu
tăng, sau lại giảm.
III. MÀU SẮC CỦA HỆ KEO
Nguyên nhân có màu của các hệ keo rất phức tạp. Bản chất của tướng phân tán và môi trường phân
tán, độ phân tán của hạt, hình dạng và cấu tạo của chúng đều ảnh hưởng đến màu sắc hệ keo vì các yếu tố
này đều ảnh hưởng đến sự hấp thụ và phân tán ánh sáng. Ngoài ra màu sắc của hệ keo còn phụ thuộc vào
điều kiện quan sát và cách điều chế chúng.
Các sol á kim, không hấp thụ chọn lọc ánh sáng, có màu vàng da cam khi nhìn thẳng và màu xanh da
trời khi ta nhìn ngang.
Đối với sol kim loại thì cả sự phân tán và hấp thụ ánh sáng đều ảnh hưởng đến màu sắc của chúng.
Mỗi sol kim loại có thể có nhiều màu tuỳ thuộc vào kích thước của hạt. Ví dụ: Sol Au có độ phân tán thô
hấp thụ ánh sáng rất ít (phần lớn là sóng dài) và phân tán ánh sáng mạnh (nhất là sóng dài) nên có màu đỏ

27
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

khi nhìn ngang và màu xanh ra trời khi nhìn thẳng; sol Au ở độ phân tán cao thì ngược lại, còn ở độ phân
tán cao hơn nữa, sol Au có màu vàng gần như màu của dung dịch thật.
Chính độ phân tán và hình dạng của hạt keo là hai yếu tố có ảnh hưởng rất lớn lên tính chất quang học và
màu sắc của các hệ thống keo.
IV. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC ĐỂ NGHIÊN CỨU HỆ KEO
IV.1. Kính siêu vi
Kính hiển vi quang học không thể nhìn thấy hạt keo. Vì vậy, Zigmondy và Siedentopf chế tạo kính
siêu vi mà nguyên tắc của nó là dựa vào hiện tượng phân tán ánh sáng của các hạt keo.
Kính siêu vi khác với kính hiển vi ở phương thức chiếu sáng và cách đặt vật kính : chùm sáng chiếu
ngang vào hệ keo. Do hiện tượng phân tán ánh sáng, mỗi hạt keo trở thành một nguồn sáng thứ cấp và có
thể quan sát được nó khi nhìn ngang hệ keo qua vật kính.

Người ta tách riêng từng thể tích quang xác định V0 và đếm số hạt n trong đó. Nếu biết nồng độ
trọng lượng của hệ keo (Cd), đếm số hạt ở kính siêu vi trong một đơn vị thể tích χ, ta có thể xác định được

thể tích của 1 hạt : , trong đó d là khối lượng riêng của hạt phân tán. Nếu hạt là hình

cầu thì bán kính , còn nếu hạt có hình lập phương thì độ dài cạnh .

IV. Đục kế

28
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Vì hạt keo có thể phân tán ánh sáng nên ta có thể xác định
nồng độ hạt bằng cách so sánh sự phân tán ánh sáng của dung
dịch keo với một dung dịch keo tiêu chuẩn có nồng độ hạt đã
biết với giả thiểt rằng các hạt của 2 dung dịch hoàn toàn giống
nhau. Những dụng cụ dùng để xác định nồng độ hạt của dung
dịch keo dựa theo nguyên tắc này.
Rót vào 2 ống A và B, một bên là dung dịch tiêu chuẩn
và mộ bên là dung dịch khảo sát. Cho ánh sáng từ nguồn sáng
xiên ngang vào 2 ống. Chiều cao cột dung dịch bị chiếu sáng
được điều chỉnh bằng các màn che. Ở một chiều cao nào đó của
các màn, 2 dung dịch phân tán một lượng ánh sánh như nhau.
Sau khi đi qua hệ thống kính C, ánh sáng đó lọt vào mắt người
quan sát trên một tấm kính mờ D chia thành 2 ngăn nhận ánh
sáng phân tán từ 2 ống.

Trên kính mờ D sẽ có 2 phần sáng đều nhau khi cường độ ánh sáng phân tán bởi dung dịch tiêu
chuẩn và cường độ ánh sáng phân tán bởi dung dịch khảo sát là bằng nhau. Theo định luật Rayleigh,
cường độ ánh sáng phân tán Ipt được xác định theo biểu thức :

Trong đó : γ là nồng độ hạt ; ν là thể tích 1 hạt ; C = γ.ν chính là nồng độ thể tích của tướng phân tán
trong hệ.
Vì cường độ ánh sáng phân tán tỷ lệ với chiều cao cột dung dịch nên :

Như vậy : C1h1 = C2h2

Hay :

Đây là trường hợp các dung dịch có nồng độ khác nhau và kích thước hạt như nhau. Người ta có thể xác
định kích thước hạt nếu nồng độ thể tích C của tướng phân tán trong 2 dung dịch gióng nhau và khi đó :

h1 và h2 đo trên máy.
Lưu ý : các phương pháp quang học để xác định kích thước và hình dạng các hạt keo dựa trên cơ sở phân
tán ánh sáng chỉ áp dụng được cho các sol không màu.

CHƯƠNG IV
CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT - SỰ HẤP PHỤ
I. NĂNG LƯỢNG BỀ MẶT
Xét một khối lượng chất lỏng, trong đó các phân tử của chất lỏng được chia thành 2 loại : các phân tử
A nằm trong lòng chất lỏng và các phân tử B nằm ở ranh giới phân chia tướng lỏng – khí.

29
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Phân tử A nằm trong lòng chất lỏng chịu lực hút của tất cả các phân tử chung quanh theo mọi
hướng là như nhau, nên lực tương tác tổng hợp của các phân tử chất lỏng lên phân tử A bằng không.
Đối với phân tử B, nằm gần bề mặt thoáng, các lực hút của các phân tử xung quanh lên B là không
cân bằng. Phân tử B chịu một hợp lực hướng vào lòng chất lỏng (hay nói cachs khác, phân tử B luôn có
xu hướng bị kéo vào trong lòng chất lỏng). Độ lớn của lực này cáng tăng khi B càng tiến gần mặt thoáng.
Lực ép các phân tử B vào bên trong được gọi là nội áp.
Như vậy, các phân tử ở lớp bề mặt có thế năng lớn hơn thế năng của các phân tử nằm bên trong.
Phần năng lượng lớn hơn đó được gọi là năng lượng bề mặt của chất lỏng. Thường năng lượng bề mặt
được tính cho 1 mol chất ở lớp bề mặt.
Nếu tương tác giữa các phân tử chất lỏng cacngf mạnh thì năng lượng bề mặt của chất lỏng càng
lớn.
Trong điều kiện đẳng nhiệt, đẳng áp, năng lượng bề mặt chính là thế đẳng áp đẳng nhiệt bề mặt
(Gs).
II. SỨC CĂNG BỀ MẶT
Muốn làm tăng bề mặt (trong khi thể tích của hệ không đổi) cần phải đưa thêm các phân tử bên trong
đến lớp bề mặt, tức là cần thực hiện công chống lại nội áp. Công đó trong điều kiện đẳng nhiệt, thuận
nghịch chính bằng độ tăng của năng lượng dư bề mặt (dGs).
Ngoài ra, do công này chỉ dùng để thắng lực tương tác giữa các phân tử, nên nó phải tỷ lệ với độ tăng
diện tích bề mặt (dS).
Ta có : dGs = σ.dS
Trong đó, σ là hệ số tỷ lệ, song σ có quan hệ mật thiết với năng lượng bề mặt. Thật vậy, khi dS = 1thì
dGs = σ. Nên có thể nói : σ là năng lượng bề mặt tính cho 1 đơn vị diện tích bề mặt và nó được gọi là sức
căng bề mặt.

Mặt khác, khi tăng bề mặt lên một đại lượng dS tương ứng với một năng lượng bề mặt là dG thì cần

tiêu tốn một công là : δAmax = - dG hay , như vậy sức cằng bề mặt chính là công cần thiết để

làm tăng diện tích bề mặt lên 1 đơn vị.


Trong hệ đơn vị SI sức căng bề mặt có thứ nguyên J.m -2 hoặc N.m-1 (trong hệ CGS thứ nguyên của σ
là erg.cm-2 hoặc dyn.cm-1

30
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Sức căng bề mặt của một chất phụ thuộc vào bản chất của chất đó, môi trường tiếp xúc với bề mặt của
nó và vào nhiệt độ.
Ở cùng một nhiệt độ thì:
 σhợp chất ion > σhợp chất phân cực > σhợp chất không phân cực
 σchất rắn > σchất lỏng
Ví dụ : sức căng bề mặt của các chất lỏng khi tiếp xúc với khí (σ 0) và của chất lỏng tiếp xúc với nước
(σi) ở 20 °C (dyn.cm-1).
Chất lỏng σ0 σi Chất lỏng σ0 σi
Nước 72,75 - Rượu etylic 22,30 -
Benzen 28,88 35,00 n-Octanol 27,50 8,50
Axit axetic 27,60 - n-Hexan 18,40 51,10
CCl4 26,80 45,10 n-Octan 21,80 50,80

Khi tăng nhiệt độ thì lực tương tác phân tử giảm (do chuyển động nhiệt của phân tử tăng), do đó
sức căng bề mặt của chất giảm. Do đó, khi nhiệt độ tăng sức căng bề mặt của chất lỏng giảm, ở nhiệt độ
tới hạn không còn bề mặt phân chia, sức căng bề mặt của chất bằng 0.
Ví dụ sự thay đổi sức căng bề mặt của nước theo nhiệt độ :

III. TIÊU CHUẨN ĐỂ XÉT QUÁ TRÌNH XẢY RA TRÊN BỀ MẶT

Ta có :

Suy ra : Gs = σ.S


Như vậy : dGs = σ.dS + S.dσ
Quá trình tự xảy ra khi dGs < 0
 Nếu σ = const : dGs < 0 => dS < 0, điều này có nghĩa là trong hệ sẽ diễn ra quá trình sao cho diện
tích bề mặt của hệ giảm.
Điều này giải thích vì sao có các hiện tượng sau :
-
Khuynh hướng tạo kiến trúc khối cầu.
Đặc điểm này thường xuyên xẩy ra ở các giọt chất lỏng, vì với cùng một thể tích thì dạng hình cầu là
dạng khối có diện tích bề mặt cực tiểu. Các hạt rất nhỏ như nguyên tử, phân tử … và cả hạt keo được coi
là các hạt dạng hình cầu là có cơ sở thực tế, có tính phổ biến.
-
Sự hình thành hạt kép.

31
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Với cùng lượng chất phân tán ở dạng hạt (hạt đơn) kích thước hạt càng nhỏ thì số hạt càng nhiều, bề
mặt dị thể của hệ càng lớn. Theo nhiệt động học thì hệ như thế rất không bền, các hạt đơn sẽ tập hợp hoặc
kết dính lại thành các hạt đôi, hạt ba… gọi chung là các hạt kép, để giảm bề mặt dị thể, nhằm giảm năng
lượng bề mặt của hệ. Sự hình thành các hạt kép dễ xảy ra khi mật độ hạt lớn, có thể dẫn đến sự sa lắng
của hạt. Vì vậy, trong thực tế số lượng các hạt keo trong các hệ keo không lớn hay nồng độ mol hạt của
các hệ đó rất nhỏ. Ví dụ: một hệ keo vàng bền, cỡ hạt 10 -7cm, nồng độ mol hạt không vượt quá 1,67.10 -6
mol hạt. l-1.
-
Sự tan của các hạt nhỏ để tạo ra số ít hạt lớn hơn.
Hiện tượng đó xẩy ra khi làm kết tinh chất khó tan trong dung dịch điện ly, khi ngưng tụ mây mù
thành mưa…cũng là những hiện tượng giảm bề mặt dị thể (S) để giảm năng lượng bề mặt (Gs) của hệ.
 Nếu S = const : dGs < 0 => dσ < 0, điều này có nghĩa là trong hệ sẽ diễn ra quá trình sao cho sức
căng bề mặt của hệ giảm. tức là bề mặt có khuynh hướng hấp phụ các chất lên bề mặt phân cách (nhằm
thay thế một bề mặt có sức căng lớn bằng 1 bề mặt có sức căng nhỏ hơn).
Bề mặt rắn thường có S = const nên chất hấp phụ thường là chất rắn.
IV. SỰ HẤP PHỤ
IV.1. Định nghĩa
Hấp phụ là hiện tượng bề mặt, đó chính là quá trình tập trung chất lên bề mặt phân chia tướng. Quá
trình hấp phụ tự xảy ra nhằm làm giảm sức căng bề mặt của chất hấp phụ.
Ví dụ : khi cho than tiếp xúc với O 2 thì than sẽ hút O2 làm cho các phân tử O2 tập trung lên bề mặt của
nó, ta nói than hấp phụ O2.
Chất hấp phụ (adsorbent) thường là chất rắn hoặc lỏng, là chất có khả năng thu hút và giữ trên bề mặt
của mình những chất bị hấp phụ (adsorbate) như : ion, nguyên tử, phân tử…
Lưu ý : đồng thời với quá trình hấp phụ (adsorption) có thể xảy ra quá trình hấp thu (absorption) là
quá trình thu hút vào sâu bên trong thể tích tướng. Ta chỉ xét quá trình hấp phụ vì nó liên quan đến trạng
thái bề mặt của hệ dị thể.
IV.2. Phân loại hấp phụ
Người ta phân làm 2 loại hấp phụ : hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học.
a) Hấp phụ hóa học
Chất bị hấp phụ được giữ trên bề mặt chất hấp phụ bằng lực liên kết hóa học, hay nói cách khác giữa
chất hấp phụ và chất bị hấp phụ có hình thành liên kết hóa học.
Đặc điểm :
-
Có tính chọn lọc : sự hấp phụ chỉ diễn ra khi chất hấp phụ có khả năng tạo liên kết hóa học với
chất bị hấp phụ.
-
Sự hấp phụ là đơn lớp.
-
Nhiệt hấp phụ lớn (cở vài chục Kcal/mol).
-
Tốc độ hấp phụ bé. Sự hấp phụ xảy ra ở nhiệt độ cao.
-
Sự hấp phụ thường là bất thuận nghịch. Quá trình giải hấp khó xảy ra.
Ví dụ : sự hấp phụ O2 trên than

32
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

O O O O O
C C C C C C CH4
C C C C C C C C C C
Hấp phụ O2
C C C C C C C C C C C C
C C C C C C C C C C
C C C C C C C C C C C C
b) Hấp phụ vật lý
Chất bị hấp phụ được giữ trên bề mặt chất hấp phụ bằng lực vật lý Van Der Walls hay liên kết hydro.
Đặc điểm :
-
Có tính chọn lọc thấp : ít phụ thuộc vào bản chất của chất bị hấp phụ cũng như chất hấp phụ, phụ
thuộc nhiều vào điều kiện nhiệt độ và áp suất.
-
Sự hấp phụ là đa lớp.
-
Nhiệt hấp phụ bé (cở vài Kcal/mol).
-
Tốc độ hấp phụ lớn. Khi nhiệt độ càng cao thì sự hấp phụ xảy ra càng yếu (giải hấp phụ xảy ra
mạnh).
-
Sự hấp phụ có tính chất thuận nghịch : song song với quá trình hấp phụ là quá trình giải hấp phụ.
Ví dụ : sự hấp phụ hơi nước trên Silicagen.
H H
O

H H H H
O O O O

Si O Si Si O Si

Hấp phụ H2O


H H
O
H H H H

O O O O
Si Si

IV.3. Ứng dụng của sự hấp phụ


-
Mặt nạ phòng độc (thường sử dụng than hoạt tính làm chất hấp phụ).
-
Dùng Zeolite để hấp phụ các chất màu, mùi của dầu mỡ.
-
Chất hấp phụ được dùng như là chất xúc tác cho các phản ứng hóa học (VD : Ni, Pt dùng cho
phản ứng cộng H2).
-
Xử lý nước bằng cột trao đổi ion (sản xuất nước ngọt từ nước biển).
-
Ứng dụng trong kỹ thuật sắc kí.
IV.4. Các đại lượng đặc trưng của quá trình hấp phụ
a) Bề mặt riêng Sr của chất hấp phụ
Là bề mặt ứng với 1 đơn vị thể tích hoặc 1 đơn vị khối lượng chất hấp phụ.

33
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Hoặc :
Sr càng lớn thì thì khả năng hấp phụ càng tốt.
Ví dụ : than hoạt tính có Sr có thể đạt tới 1000 m2/g.
b) Độ hấp phụ Г (gamma)
Có thể định nghĩa độ hấp phụ dưới các dạng khác nhau như sau :
 là lượng chất bị hấp phụ ứng với 1 đơn vị diện tích bề mặt chất hấp phụ :

 là lượng chất bị hấp phụ ứng với 1 đơn vị thể tích chất hấp phụ :

 là lượng chất bị hấp phụ ứng với 1 đơn vị khối lượng chất hấp phụ :
IV.5. Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt – Đường hấp phụ đẳng nhiệt
Độ hấp phụ phụ thuộc vào nồng độ (đối với chất khí có thể thay nồng độ bằng áp suất) của chất bị
hấp phụ và nhiệt độ : Г = f(C,T)
Quá trình hấp phụ thường được tiến hành ở điều kiện đẳng nhiệt (T = const). Khi đó phương trình
biểu diễn sự phụ thuộc của Г vào nồng độ (hoặc áp suất đối với chất khí) Г = f(C) được gọi là phương
trình hấp phụ đẳng nhiệt. Đường biểu diễn Г = f(C) được gọi là đường hấp phụ đẳng nhiệt.
V. SỰ HẤP PHỤ TRÊN RANH GIỚI RẮN – KHÍ
V.1. Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Freundlich

Đường hấp phụ đẳng nhiệt có dạng gần giống với đường parabol
nên Freundlich đề nghị phương trình thực nghiệm sau để mô tả sự hấp
phụ :

Với k và n là các hằng số được xác định bằng thực nghiệm.


P là áp suất chất khí bị hấp phụ.
Phương trình hấp phụ Freundlich chỉ phù hợp với khoảng hấp phụ
trung bình.

Phương trình Freundlich có thể đưa về dạng :


lgГ

Căn cứ vào số liệu thực nghiệm, dựng đồ thị lgГ theo lgP tgα = 1/n
ta sẽ xác định được P và n.

lgk

lgP
V.2. Thuyết hấp phụ đơn phân tử - Phương trình Langmuir
a) Các tiên đề
Để thiết lập phương trình hấp phụ, Langmuir đưa ra các tiên đề sau :

34
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc
-
Bề mặt hấp phụ đồng nhất về mặt năng lượng.
-
Lực hấp phụ có bán kính tác dụng nhỏ, mang bản chất gần như lực hóa học.
-
Sự hấp phụ tạo thành lớp đơn phân tử.
-
Sự hấp phụ mang tính chất định vị, tức là tren bề mặt tồn tại các trung tâm hoạt động, mỗi trung
tâm hoạt động chỉ hấp phụ 1 phân tử chất khí.
-
Sự hấp phụ là thuận nghịch. Sau một thời gian hấp phụ nhất định, hệ đạt tới trạng thái cân bằng và
lúc đó tốc độ hấp phụ bằng tốc độ giải hấp phụ.
-
Bỏ qua sự tương tác giữa các phân tử bị hấp phụ với nhau.
b) Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir
Langmuir xây dựng phương trình hấp phụ bằng con đường động học :
Khảo sát chất hấp phụ có diện tích bề mặt 1 cm 2. Gọi θ là phần bề mặt đã bị hấp phụ. Như vậy, phần
bề mặt chưa bị hấp phụ (còn trống) là (1 – θ).
Độ hấp phụ tỷ lệ với phần bề mặt đã được hấp phụ nên : Г = k.θ (với k là hằng số). Độ hấp phụ cực
đại Гmax = k.1

Suy ra :

Mặt khác, tốc độ hấp phụ tỷ lệ với bề mặt tự do (còn trống) và áp suất của chất khí : vhp = k1(1 – θ)P.
Tốc độ giải hấp phụ tỷ lệ với bề mặt đã được hấp phụ : vghp = k2.θ.
Khi đạt cân bằng : vhp = vghp
Suy ra: k1(1 – θ)P = k2.θ

Đặt :

Ta có : Phương trình Langmuir


Nhận xét : Г
-
ở vùng áp suất nhỏ : P << A, suy ra
, đường hấp phụ đẳng nhiệt có Гmax
dạng tuyến tính.
-
ở vùng áp suất lớn : P >> A, suy ra Pcao
, đạt sự bão hòa hấp phụ.

P
Pthấp

35
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Phương trình Langmuir có thể viết dưới dạng : 1


A
Căn cứ vào số liệu thực nghiệm, dựng đồ thị tg  
max
theo ta sẽ xác định được A và Гmax.

1
max
1
P
V.3. Thuyết hấp phụ đa phân tử - Phương trình BET (Brunauer – Emmett – Teller)
Khi nghiên cứu sự hấp phụ hơi trên bề mặt rắn, trong nhiều trường hợp người ta thấy đường đẳng
nhiệt hấp phụ có dạng chữ S :
Đường biểu diễn cho thấy sau khi đạt đến đoạn nằm ngang Г
đúng với lúc hấp phụ đơn phân tử đã bão hòa thì độ hấp phụ
sau đó vẫn tiếp tục tăng nữa, như thế phải có thêm các lớp
hấp phụ chồng chất lên lớp đầu tiên. Trong trường hợp này lớp
hấp phụ không thể là đơn phân tử mà là lớp đa phân tử.
Các tác giả Brunauer – Emmett – Teller, bằng con đường
nhiệt động học, đã đưa ra phương trình hấp phụ đẳng nhiệt dựa
trên các tiên đề sau :
a) Các tiên đề
P
-
Trên bề mặt chất hấp phụ tồn tại một trường lực hấp phụ chứ không tồn tại một trung tâm hoạt
động nào cả.
-
Tác dụng của trường lực hấp phụ này giảm dần khi đi xa bề mặt và tiến đến không.
-
Lớp hấp phụ là đa phân tử. Lớp đầu tiên hình thành do sự tương tác bởi lực Van Der Walls giữa
phân tử chất bị hấp phụ và chất hâp phụ. Các lớp tiếp theo hình thành do sự ngưng tụ các phân tử
khí có động năng nhỏ hơn nhiệt ngưng tụ. Nhiệt hấp phụ ở lớp thứ 2 và tất cả các lớp tiếp theo thì
bằng nhau và bằng nhiệt ngưng tụ của khí, trong khi nhiệt hấp phụ của lớp thứ nhất thì lại khác.
-
Các phân tử chất bị hấp phụ chỉ tương tác với phân tử của lớp trước và lớp sau nó mà không tương
tức với các phân tử bên cạnh thuộc cùng một lớp.
b) Phương trình phụ đa phân tử - Phương trình BET
Với sự thừa nhận các tiên đề trên, phương trình BET có dạng như sau:

Trong đó : P0 : áp suất hơi bão hòa


P : áp suất khí khi tiến hành hấp phụ
là thừa số năng lượng, với ∆ε là hiệu số giữa nhiệt hấp phụ khí của lớp hấp phụ
đầu tiên và nhiệt ngưng tụ khí.
36
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Nhận xét :
-
Khi P << P0 : ta có thể xem

Suy ra :

-
Vậy phương trình Langmuir chỉ là một trường hợp riêng biệt của phương trình BET ở vùng nồng
độ chưa xảy ra sự ngưng tụ khí.
-
Phương trình BET mô tả phù hợp với sự hấp phụ hơi mà không hoàn chỉnh cho sự hấp phụ khí.
-
Từ phương trình BET tính được Гmax, từ đó cho phép xác định được bề mặt riêng của chất hấp phụ
một cách khá chính xác :
Sr = Гmax.NA.S0
Trong đó : Гmax là độ hấp phụ cực đại ứng với 1 gam chất hấp phụ.
NA : số Avogadro
Гmax.NA : số phân tử chất bị hấp phụ
S0 : diện tích mà 1 phân tử chất bị hấp phụ chiếm.
VI. SỰ HẤP PHỤ TRÊN RANH GIỚI LỎNG – KHÍ
Khi hòa tan các chất vào dung môi thì nó làm thay đổi sức căng bề mặt của dung môi. Tùy theo sự
thay đổi sức căng bề mặt này mà người ta chia các chất làm 3 loại.
Gọi σ0 là sức căng bề mặt của dung môi nguyên chất.
Gọi σC là sức căng bề mặt của dung dịch ứng với nồng độ C của chất tan.
VI.1. Chất hoạt động bề mặt (CHĐBM)
Chất khi hòa tan vào dung môi làm giảm đáng kể sức căng bề mặt thì được gọi là chất hoạt động bề
mặt : σC < σ0
Sự giảm sức căng bề mặt đó gắn liền với sự chuyển tự ý chất hoạt động bề mặt lên trên lớp bề mặt.
Kết quả làm cho nồng độ của chất hoạt động bề mặt ở lớp bề mặt lớn hơn trong lòng dung dịch. Người ta
nói có sự hấp phụ dương xảy ra.
Các chất hoạt động bề mặt thường là các axit, bazơ hữu cơ, các amino axit, rượu, amin… có mạch
hydrocacbon dài. Những phân tử chất này gồm 2 phần :
-
Gốc không phân cực : dây hydrocacbon,
-
Nhóm định chức phân cực: -COOH, -NH2, -OH, -NO2, -SO3H…
Ký hiệu chất hoạt động bề mặt:
-
Phần không phân cực: hoặc hoặc
-
Phẩn phân cực :
-
Chất hoạt động bề mặt: hoặc hoặc
Ví dụ : sự phân bố chất hoạt động bề mặt trong nước:

37
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Sự phân bố chất hoạt động bề mặt trong benzen :

VI.2. Chất không hoạt động bề mặt


Là chất khi hòa tan vào dung môi làm tăng sức căng bề mặt của dung môi : σC > σ0
Sự tăng sức căng bề mặt kèm theo sự chuyển tự ý chất không hoạt động bề mặt vào sâu trong lòng
dung môi. Kết quả làm nồng độ trên lớp bề mặt nhỏ hơn nồng độ trong lòng chất lỏng. Chất không hoạt
động bề mặt đối với dung môi nước thường là các chất điện ly như các axit vô cơ, muối, bazơ… . Các ion
của chúng tương tức mạnh với phân tử nước (sự hydrat hóa).
Chất không hoạt động bề mặt có độ hòa tan cao.
VI.3. Chất ít hoạt động bề mặt
Là chất khi hòa tan vào dung môi hầu như không làm thay đổi sức căng bề mặt của dung môi : σC ≈ σ0.
Nồng độ của chúng trên lớp bề mặt cũng như trong lòng dung dịch gần như nhau. Các chất ít hoạt
động bề mặt ít gặp trong tự nhiên. Ví dụ : đường saccarose là chất ít hoạt động bề mặt.
VI.4. Phương trình Gibbs – Phương trình hấp phụ trên ranh giới Lỏng – Khí
Phương trình Gibbs biểu diễn mối quan hệ giữa độ hấp phụ với nồng độ và biến thiên sức căng bề mặt
theo nồng độ của chất tan :

Đại lượng được gọi là độ hoạt động bề mặt (đại lượng Gibbs).

Độ hoạt động bề mặt có thể xác định được từ đồ thị biểu diễn sức căng bề mặt theo nồng độ :
-
Đối với chất không hoạt động bề mặt (đường (1)) :
Khi C tăng => σ tăng => => Г < 0 : xảy
ra sự hấp phụ âm.
-
Đối với chất hoạt động bề mặt (đường (3)) :
Khi C tăng => σ giảm => => Г > 0 :
xảy ra sự hấp phụ dương.
-
Từ đường (3) ở vùng nồng độ bé thì σ giảm tuyến
tính với C, do đó ta có thể viết : σ0 - σc = k.C

Đại lượng ∆σ = σ0 - σc là độ biến thiên sức căng bề mặt, là một đại lượng cường độ và đặc trưng cho
khả năng giãn nở bề mặt khi có chất hoạt động bề mặt trong dung dịch.
Khi nồng độ chất HĐBM lớn, tỉ lệ này không phải bậc nhất mà tuân theo phương trình Sitkopxky:

38
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Trong đó: B là hằng số ( thường có giá trị bằng 0,2 tại 20°C) và ít phụ thuộc vào bản chất của chất
HĐBM; còn 1/A là hằng số mao quản và là đại lượng đặc trưng cho từng chất HĐBM. Phương trình này
áp dung tốt cho các axit béo có mạch cacbon không quá lớn (≤ C8).
VI.5. Quy tắc Traube – Duclause
Đây là quy tắc thực nghiệm, cho biết ảnh hưởng của chiều dài gốc hydrocacbon của các chất HĐBM
đến hoạt tính của nó.
Ở vùng nồng độ bé, trong cùng 1 dãy đồng đẳng của một chất HĐBM bất kỳ, khi tăng chiều dài của
gốc hydrocacbon len 1 nhóm –CH2- thì độ hoạt động bề mặt của nó tăng lên từ 3 đến 3,5 lần.
Đại lượng D = 3 – 3,5 được gọi là hệ số Duclause.
Quy tắc Traube – Duclause chỉ áp dụng cho dung môi là nước và áp dụng tốt trong khoảng nhiệt
độ từ 15°C đến 45°C (khi nhiệt độ tăng thì hệ số D giảm).
VI.6. Cấu tạo màng bề mặt theo Langmuir
Theo Langmuir, màng bề mặt là một lớp đơn phân tử có bề dày cở 10 -7 cm. Tùy theo nồng độ của
chất hoạt động bề mặt người ta chia làm 2 loại :
a) Màng khí 2 chiều : ở nồng độ thấp thì các phân tử chất HĐBM nằm cách xa nhau. Tương tác giữa
chúng không đáng kể, do chuyển động nhiệt chúng di chuyển hỗn loạn theo 2 chiều trên mặt phẳng nên
được gọi là màng khí 2 chiều.
Ở vùng nồng độ thấp : ∆σ = σ0 - σc = k.C
d(∆σ) = - dσc = k.dC

Suy ra :

Mặt khác, theo định nghĩa : , khi x = 1 mol thì (diện tích 1 mol chất bị hấp phụ
chiếm bề mặt).
 S.∆σ = RT phương trình khí lý tưởng của màng khí 2 chiều.

Màng khí hai chiều : nhóm phân cực (chấm tròn) nằm trong nước, còn nhóm không phân cực
(đuôi thẳng) hướng ra không khí. Để giảm bớt năng lượng, các đuôi hydrocacbon không hướng thẳng góc
bề mặt, mà nằm ngang trên bề mặt.
b) Màng ngưng tụ : khi nồng độ cao thì các phân tử chất HĐBM sắp xếp khít nhau. Các gốc
hydrocacbon tương tác với nhau và sắp xếp đều khít vuông góc với mặt phẳng của dung dịch tạo màng
ngưng tụ.

Đối với màng ngưng tụ, phương trình biểu diễn của nó có dạng :

39
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Trong đó : là hằng số đặc trưng cho sự tương tác của các gốc hydrocacbon

β là diện tích mà các phân tử chất HĐBM chiếm


VII. SỰ HẤP PHỤ TRÊN RANH GIỚI RẮN - LỎNG
Căn cứ vào đặc điểm của chất bị hấp phụ, người ta chia thành 2 trường hợp : sự hấp phụ phân tử và sự
hấp phụ chất điện ly.
VII.1. Sự hấp phụ phân tử
Xảy ra trong dung dịch chất điện ly yếu và dung dịch phân tử. Chất bị hấp phụ tồn tại dưới dạng phân
tử không điện ly. Ta chỉ khảo sát sự hấp phụ dương, tức là phân tử chất tan được ưu tiên hấp phụ lên bề
mặt rắn hơn dung môi.
Sự hấp phụ ở vùng nồng độ trung bình có thể mô tả bằng phương trình Freundlich hoặc Langmuir.
Tuy nhiên, trong thực hành để tính độ hấp phụ người ta sử dụng phương trình sau :

Trong đó : C0 là nồng độ ban đầu của chất bị hấp phụ


C1 là nồng độ cân bằng của chất bị hấp phụ
V (lít) là thể tích dung dịch
m (gam) là khối lượng chất hấp phụ
Sự hấp phụ phân tử chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau :
a) Ảnh hưởng của dung môi : xảy ra sự cạnh tranh giữa phân tử dung môi và chất tan trong việc hấp
phụ lên bề mặt rắn. Bề mặt ưu tiên hấp phụ chất nào có khả năng làm giảm sức căng bề mặt lớn hơn.
b) Ảnh hưởng của chất hấp phụ : chất hấp phụ phân cực sẽ hấp phụ tốt chất bị hấp phụ phân cực và
ngược lại.
c) Quy tắc san bằng độ phân cực (quy tắc Rébinder) : một chất A hấp phụ lên bề mặt phân cách
tướng B và C khi nó có khả năng làm giảm chênh lệch độ phân cực bề mặt của 2 tướng B và C.
Vì độ phân cực có thể đặc trưng bằng hằng số điện môi ε nên ta có thể trình bày quy tắc dưới dạng
sau :
A hấp phụ lên bề mặt phân cách B/C khi : εB < εA < εC hoặc εB > εA > εC
Ví dụ 1 : nên Anilin bị hấp phụ lên bề mặt phân cách H2O/Toluen.

Ví dụ 2 : than hoạt tính là chất hấp phụ không phân cực sẽ hấp phụ các chất tan có trong
dung môi nước. Vì vậy người ta dùng than hoạt tính để khử mùi và màu của nước. Ngược lại, cao lanh là
chất hấp phụ phân cực mạnh, sẽ hấp phụ tốt các chất tan có trong dung môi không phân cực. Vì
vậy người ta dùng cao lanh để khử mùi và màu của dầu mỡ.
Ví dụ 3 : sự định hướng của chất HĐBM trên bề mặt phân cách tướng H 2O/than và Toluen/Silicagen
như sau :

VII.2. Sự hấp phụ chất điện ly


40
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Sự hấp phụ xảy ra trên bề mặt phân cực hoặc ion và hấp phụ một loại ion nhất định trong dung dịch.
Sự hấp phụ chất điện ly có thể chia làm 2 loại :
a) Hấp phụ chọn lọc : phụ thuộc vào các yếu tố sau :
 Điện tích bề mặt chất hấp phụ : bề mặt hạt keo tích điện sẽ hấp phụ các ion trái dấu với nó.
-
Điện tích bề mặt phụ thuộc vào cấu tạo của chất hấp phụ.
Ví dụ 1 : bề mặt thủy tinh và của các kim loại hoạt động như Al, Zn, Cr, Fe, Co, Ni, Sn,… trong nước
tích điện âm. Vì vậy sẽ hấp phụ chọn lọc các cation trong dung dịch.
Ví dụ 2 : bề mặt của các kim loại kém hoạt động như Cu, Ag, Au,… sẽ hấp phụ chọn lọc cation của
nó trong dung dịch.
-
Điện tích bề mặt của một số chất còn tùy thuộc vào cách điều chế chúng và tuân theo quy tắc :
« bề mặt sẽ hấp phụ các ion có khả năng xây dựng mạng lưới tinh thể của nó ».
Ví dụ : tiến hành kết tủa AgI theo phản ứng : AgNO3 + KI = AgI + KNO3
 Nếu sau phản ứng dư KI, bề mặt kết tủa sẽ hấp phụ chọn lọc ion I - và trở thành bề mặt tích điện
âm. Ký hiệu : (mAgI)nI-, với m, n là số tự nhiên.

Bề mặt này bây giờ chỉ có khả năng hấp phụ cation.
 Nếu sau phản ứng dư AgNO3, bề mặt kết tủa sẽ hấp phụ chọn lọc ion Ag + và trở thành bề mặt tích
điện dương. Ký hiệu : (mAgI)nAg+, với m,n là số tự nhiên.

Bề mặt này chỉ có khả năng hấp phụ anion trong dung dịch.
 Bản chất ion : ion có điện tích càng lớn bị hấp phụ càng mạnh.
Th4+ > Al3+ > Ca2+ > Na+ 
PO43- > SO42- > NO3-
Đối với các ion có cùng điện tích, ion nào có bán kính càng lớn càng bị hấp phụ mạnh.
Cs+ > Rb+ > NH4+ > K+ > Na+ > Li+
SCN- > I- > Br- > NO3- > Cl- > F-
 pH của môi trường: ảnh hưởng đến sự hấp phụ của các chất lưỡng tính axit – bazơ.
Ví dụ: các Aluminosilicate là chất lưỡng tính axit – bazơ, đơn vị cấu trúc của nó có thể có cấu tạo như
sau:
O H O O H SiO3 H
Al SiO3 H Al SiO3 Al H O Al
O H O O H SiO3 H
Aluminosilicate có thể phân ly theo 2 hướng tùy thuộc vào pH:
-
Phân ly như axit:
H O H O
Al SiO3 H Al SiO3 + H+
H O H O

41
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc
-
Phân ly như bazơ :
H O
Al SiO3 H Al SiO3 H + OH-
H O H O
Do đó sẽ tồn tại một giá trị pH mà tại đó Aluminisilicate không phân ly hoặc phân ly ra số ion H + và
OH- bằng nhau. Giá trị pH này được gọi là điểm đẳng điện của Aluminosilicate và ký hiệu là pH0.
H O
Al SiO3 H Al SiO3 + H2O
H O H O
Nếu pH > pH0 : Aluminosilicate sẽ phân ly theo kiểu axit, bề mặt tích điện âm và hấp phụ cation
trong dung dịch.
Nếu pH < pH0 : Aluminosilicate sẽ phân ly theo kiểu bazơ, bề mặt tích điện dương và hấp phụ
anion trong dung dịch.
b) Sự hấp phụ trao đổi : bề mặt chất hấp phụ giải hấp ra môi trường ion đã hấp phụ trước đó rồi hấp
phụ ion khác cùng dấu vào bề mặt.
Ví dụ : khảo sát hệ keo AgI/KI có bề mặt hạt keo tích điện âm (mAgI)nI - ≡ [keo âm]. Do đó hấp phụ
ion ngược dấu K+ trong dung dịch: (mAgI)nI-,(n - x)K+ ≡ [keo âm]K+
Nếu đưa vào dung dịch các cation khác thì xảy ra sự hấp phụ trao đổi :
[keo âm]K+ + Na+  [keo âm]Na+ + K+
Tương tự: [keo dương]Cl- + NO3-  [keo dương]NO3- + Cl-
Tổng quát:
[keo]M1 + M2  [keo]M2 + M1
Г1 C2 Г2 C1

suy ra :

Đây được gọi là phương trình hấp phụ trao đổi đẳng nhiệt.
Nhận xét : sự pha loảng không làm ảnh hưởng đến cân bằng hấp phụ trao đổi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hấp phụ trao đổi đẳng nhiệt :
-
Ion hóa trị càng cao thì khả năng tham gia hấp phụ trao đổi càng lớn.
-
Các ion đồng điện tích thì ion nào có bán kính càng lớn thì có khả năng hấp phụ trao đổi càng lớn.
-
Khả năng hấp phụ của ion H+ lớn hơn các ion hóa trị 1 và 2. Nên các ion hóa trị 1 và 2 khó đẩy H +
ra khỏi lớp hấp phụ. Ngược lại, khả năng đẩy của ion H+ đối với các ion khác lại lớn. Do đó, pH
của dung dịch ảnh hưởng lớn đến hấp phụ trao đổi.
+ pH càng cao thì sự hấp phụ cation tăng (cho đến khi cation chưa bị thủy phân).
+ pH quá thấp thì các cation khác hầu như không hấp phụ được.
Ứng dụng của hấp phụ trao đổi :
-
Đất là một hệ keo. Các hạt keo đất sẽ hấp phụ các ion trong dung dịch, rồi giữa các keo và tế bào
thực vật lại xảy ra sự hấp phụ trao đổi. Nhờ vậy cây được cung cấp chất dinh dưỡng vô cơ. Khi
bón các phân : KNO3, NH4NO3, urê, Ca(H2PO4)2,… Các ion của các chất vo cơ này sẽ bị hấp phụ
bởi các hạt keo đất :
[keo đất]Ca2+ + 2NH4+  [keo đất]2NH4+ + Ca2+
[keo đất]SO42- + 2NO3-  [keo đất]2NO3- + SO42-

42
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Nhờ sự hấp phụ mà phân không bị nước cuốn trôi đi nhanh. Lông tơ của rễ sẽ hấp phụ trao đổi với
các ion này từ hạt keo. Sự hấp phụ các ion bởi lông tơ sẽ làm nồng độ của các ion trong dung dịch đất
giảm, dẫn tới sự giải haapf phụ các ion trên bề mặt hạt keo. Các ion chuyển vào dung dịch rồi lại đi vào
long tơ.
-
Tách chất điện ly ra khỏi nước bằng nhựa trao đổi ion: cho nước chảy liên tục qua cột trao đổi ion
loại cationitH+ có tính axit mạnh và sau đó qua anionitOH- có tính bazơ mạnh:
[cationit]H+ + Na+ + Cl- = [cationit]Na+ + H+ + Cl-
[anionit]OH- + H+ + Cl- = [anionit]Cl- + H2O
Các nhựa trao đổi ion sau khi sử dụng được phục hồi trở lại bằng các dung dịch axit, bazơ mạnh.
-
Làm mềm nước cứng: bằng cách cho nước cứng đi qua cationitNa+
2[cationit]Na+ + Ca2+ = [cationit]Ca2+ + 2Na+
Tái sinh nhựa sau khi trao đổi bằng dung dịch NaCl bão hòa.

CHƯƠNG V
TÍNH CHẤT ĐIỆN CỦA HỆ KEO
Hạt keo có thể hấp phụ lên bề mặt các ion của chất điện ly hoặc các phân tử trên lớp bề mặt hạt keo có
thể phân ly cho ra các ion. Do đó hạt keo trở nên tích điện. Các tính chất điện của hệ keo đều xuất hiện từ
nguyên nhân cơ bản đó.
I. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN ĐỘNG HỌC
I.1. Hiện tượng điện động học loại 1
Sự chuyển động tương đối của tướng này so với tướng kia dưới tác dụng của điện trường ngoài được
gọi là hiện tượng điện động hoạc loại 1.
Hiện tượng điện di và điện thẩm
Thí nghiệm của Reit (PEЙCC): cắm 2 ống thủy tinh vào đất
sét ướt. Cho nước vào 2 ống thủy tinh sao cho mực nước
trong 2 ống bằng nhau. Cắm 2 điện cực của nguồn điện một
chiều vào 2 ống. Sau một thời gian nhận thấy: ống cắm cực
dương nước bị đục, ống cắm cực âm nước vẫn trong nhưng
mực nước có cao hơn ống cắm cực dượng một ít.
Kết quả thí nghiệm chứng tỏ:
-
Các hạt huyền phù đất sét (keo sét) tích điện âm, do
ảnh hưởng của điện trường ngoài đã di chuyển về
cực dương. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng
điện di. Đó là hiện tượng tướng phân tán (các hạt keo
sét) chuyển động tương đối so với môi trường phân
tán dưới tác dụng của điện trường ngoài.
-
Các phân tử nước (môi trường phân tán) tích điện dương, do ảnh hưởng của điện trường ngoài đã
di chuyển về cực âm. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng điện thẩm. Đó là hiện tượng môi
trường phân tán chuyển động tương đối so với tướng phân tán dưới tác dụng của điện trường
ngoài.
I.1. Hiện tượng điện động học loại 2

43
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Dưới tác dụng của lực cơ học bên ngoài dẫn đến tướng này chuyển động tương đối so với tướng kia
và làm xuất hiện điện thế được gọi là hiện tượng điện động học loại 2.
a. Điện thế sa lắng
Dorn làm thí nghiệm cho các hạt cát sa lắng trong nước thì tại 2 điện cực đặt ở 2 độ cao khác nhau của
cột nước sẽ xuất hiện điện thế. Hiện tượng này ngược lại với sự điện di. Điện thế này được gọi là điện thế
sa lắng.
b. Điện thế chảy
Quincke làm thí nghiệm cho chất lỏng (ví dụ nước) chảy qua màng xốp, thì nếu 2 bên mặt màng xốp
có đặt 2 điện cực, trên điện cực sẽ xuất hiện điện thế. Hiện tượng này ngược lại với sự điện thẩm. Điện
thế này được gọi là điện thế chảy.
.................................... .... ......................................................
........ .............. .... ..............................................
................

..........
.. ...... .... .... ...... .. ....

Nước Nước
Cát
......

Màng xốp
I

Bốn hiện tượng điện động học trên gắn liền với sự có mặt của một lớp điện kép trên bề mặt phân
cách tướng của hệ phân tán (bề mặt hạt keo).
II. SỰ HÌNH THÀNH LỚP ĐIỆN KÉP TRÊN BỀ MẶT HẠT KEO – CÁC THUYẾT VỀ CẤU
TẠO LỚP ĐIỆN KÉP
Nói chung, lớp điện kép gồm các ion cùng dấu gắn tương đối chặt vào bề mặt tướng phân tán (hạt
keo) được gọi là ion quyết định thế hiệu (ion tạo thế) và một lớp ion tương đương trái dấu với ion trên bề
mặt trong tướng lỏng (pha phân tán) gần bề mặt phân cách gọi là ion nghịch.
Tuy nhiên, về cấu tạo của lớp điện kép, nhất là cấu tạo của lớp ion nghịch trong lớp điện kép thì có
nhiều giả thuyết khác nhau.
II.1. Sự hình thành lớp điện kép
Trong các môi trường phân tán phân cực thì trên bề mặt hạt keo xuất hiện điện tích. Sự xuất hiện điện
tích có thể theo các cách sau :
a) Hấp phụ chọn lọc các ion trong dung dịch (xem lại phần VII.2, chương IV)
Ví dụ 1 : Khảo sát hệ keo AgI/KI, các hạt keo được tạo nên từ tinh thể AgI phân bố trong môi trường
phân tán là dung dịch KI. Bề mặt hạt keo ưu tiên hấp phụ ion I -. Như vậy, ta có hạt keo có bề mặt tích
điện âm (keo âm). KI được gọi là chất làm bền của hệ keo.

44
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Ví dụ 2 : Khảo sát hệ keo AgI/AgNO3, các hạt keo được tạo nên từ tinh thể AgI phân bố trong môi
trường phân tán là dung dịch AgNO3. Bề mặt hạt keo ưu tiên hấp phụ ion Ag+. Như vậy, ta có hạt keo có
bề mặt tích điện dương (keo dương). AgNO3 được gọi là chất làm bền của hệ keo.
Các ion bị hấp phụ lên bề mặt hạt keo làm bề mặt hạt keo tích điện nên được gọi là ion quyết định thế
hiệu.
b) Xảy ra sự thủy phân hoặc điện ly các phân tử trên bề mặt làm hạt keo tích điện
Ví dụ : Trên silicagel (xSiO2,yH2O), điện tích bề mặt là do sự điện ly :

Si O H Si O + H+

Sau khi hình thành điện tích bề mặt thì hạt keo sẽ « hút » một lượng tương đương ion tích điện ngược
dấu với ion quyết định thế hiệu về phía bề mặt. Các ion này được gọi là ion nghịch.
Hệ thống điện tích gồm ion quyết định thế hiệu và ion nghịch bao quanh hạt keo hình thành lớp điện
kép.
II.2. Bề mặt trượt
Hạt keo khi không có điện trường ngoài thì trung hòa về điện. Khi đặt vào trong một điện trường,
dưới tác dụng của điện trường lớp điện kép bị phá vỡ. Hạt keo trở thành một hạt mang điện và chuyển
động về phía điện cực ngược dấu điện với nó. Thực nghiệm cho thấy, chỉ có các ion nghịch ở lớp chất
lỏng mỏng ở gần bề mặt hạt keo mới di chuyển cùng hạt về phía điện cực ngược dấu. Các ion nghịch còn
lại do chịu tác dụng của chuyển động nhiệt lớn, không đi theo hạt keo mà chuyển động về phía điện cực
ngược lại. Người ta gọi bề mặt phân chia giữa phần chất lỏng chuyển động cùng với hạt keo và phần chất
lỏng đứng yên là bề mặt trượt.

II.3. Các thuyết về cấu tạo lớp điện kép


Các thuyết chỉ khác nhau về cách giải thích cấu tạo lớp ion nghịch trong lớp điện kép và các thuyết
đều thừa nhận :

45
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc
-
Kích thước của hạt keo lớn hơn rất nhiều bề dày lớp điện kép. Nên lớp điện kép được xem như
một lớp phẳng.
-
Các ion quyết định thế hiệu liên kết chặt chẽ và phân bố đều trên bề mặt hạt keo.
-
Môi trường phân tán là môi trường liên tục, chỉ có hằng số điện môi của môi trường phân tán mới
ảnh hưởng đến cấu trúc của lớp khuếch tán.
-
Giữa các ion nghịch và các ion cùng dấu với nó trong dung dịch tồn tại một cân bằng động.
a) Thuyết Helmholtz
Thuyết này xem lớp điện kép như một tụ điện phẳng hoàn chỉnh, gồm 2 bản :
-
Bản 1 : gồm các ion quyết định thế hiệu gắn chặt trên bề mặt hạt keo.
-
Bản 2 : gồm các ion nghịch ở cách bề mặt hạt keo cỡ 2 lần bán kính ion.

Hiệu thế của lớp điện kép giống như hiệu thế của tụ điện phẳng. Mật
độ điện tích φ được tính theo công thức :

Trong đó : C : điện dung lớp điện kép


ε: hằng số điện môi của môi trương phân tán
φ0 : hiệu số điện thế giữa tướng rắn và tướng lỏng và được
gọi là thế nhiệt động học. φ0 chỉ phụ thuộc vào số ion quyết định thế hiệu
trên bề mặt hạt keo mà không phụ thuộc vào sự chuyển động tương đối
của hạt keo so với tướng lỏng.
δ: khoảng cách giữa 2 bản.
Nhược điểm của thuyết Helmholtz :
Không giải thích được các hiện tượng điện động học. Vì nếu bề mặt trượt

nằm ngời lớp điện kép thì hạt keo trung hòa điện nên không thể có hiện tượng điện di hay điện thẩm, còn
nếu nằm bên trong lớp điện kép thì hiệu thế φ0 rất lớn so với giá trị đo được bằng thực nghiệm (dựa vào
tốc độ điện di hay điện thẩm).
b) Thuyết của Gouy và Chapman
Theo các tác giả này, lớp ion nghịch có cấu tạo
khuếch tán trong lớp kép. Nồng độ ion nghịch cao
ở gần bề mặt hạt keo và giảm dần vào dung dịch.
Thế sẽ giảm theo đường cong : ở gần bề mặt do
nồng độ ion nghịch cao nên thế giảm nhanh, càng
xa bề mặt nồng độ ion nghịch càng bé nên thế giảm
chậm.
Ưu điểm :
-
Áp dụng tốt cho các dung dịch tương đối
loãng.
-
Giải thích được các hiện tượng điện động
học. Khi đặt hệ keo trong điện trường thì chỉ có các
ion nghịch gần bề mặt liên kết chặt chẽ với hạt mới
chuyển động theo hạt keo, lớp ion nghịch còn lại

46
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

do chịu ảnh hưởng của chuyển động nhiệt lớn hơn so với lực hút của bề mặt nên đứng yên một cách
tương đối. Vì vậy bề mặt trượt AB nằm trong lớp điện kép và ở cách xa bề mặt một khoảng ∆. Thế ở trên
bề mặt trượt được gọi là thế điện động học ξ (Zéta). Thế ξ phụ thuộc vào mọi loại ion có trong hệ và nồng
độ của chúng, vào nhiệt độ …
Khuyết điểm :
-
Không lưu ý đến khả năng hấp phụ đặc biệt của các ion có hóa trị lớn (Fe 3+, Al3+, Th4+…), do đó
không giải thích được hiện tượng đổi dấu điện trên bề mặt hạt keo.
-
Không lưu ý đến kích thước của ion, xem các ion như là những điểm điện tích nền có thể tiến đến
rất gần bề mặt, do vậy điện dung tính được sẽ rất lớn so với thực tế.
c) Thuyết Stern
Thuyết này cho rằng :
-
Các ion nghịch không phải là chất điểm do đó không tiến tới sát bề mặt ở khoảng cách nhỏ hơn
bán kính ion.
-
Bên cạnh lực hút tĩnh điện của bề mặt còn có một trường lực hấp phụ đối với ion nghịch. Trường
lực này rất lớn ở bề mặt và giảm nhanh khi đi vào dung dịch.

Do vậy, theo Stern, lớp ion nghịch có cấu tạo gồm


2 phần:
-
Lớp hấp phụ (lớp Helmholtz) : các ion
nghịch chịu tác dụng của lực hấp phụ và lực hút
tĩnh điện phân bố đều đặn cách bề mặt cỡ kích
thước của 1 hoặc 2 phân tử. Lớp ion quyết định thế
hiệu và các ion nghịch hấp phụ này tạo thành một
tụ điện phẳng. Thế trong lớp này giảm theo đường
thẳng.
-
Lớp khuếch tán (lớp Gouy) : các ion nghịch
ở xa bề mặt chịu tác dụng của lực tĩnh điện yếu và
chịu ảnh hưởng nhiều của lực khuếch tán do đó
phân bố với nồng độ giảm dần vào sâu trong dung
dịch. Trong lớp này thế giảm theo đường cong.
Người ta cho rằng bề mặt trượt nằm trong lớp
khuếch tán hoặc trùng với bề mặt phân cách của lớp Helmholtz và lớp Gouy.
Thuyết Stern là thuyết tổng quát nhất, giải thích được hầu hết các tính chất điện của hệ keo. Khi pha
loãng, sự phản hấp phụ ion nghịch ở lớp hấp phụ xảy ra nên lớp kép sẽ giãn ra trở thành lớp Gouy-
Chapman. Ở nồng độ đậm đặc thì lớp kép bị nén lại thành lớp Helmholtz.
III. CẤU TẠO CỦA HẠT KEO
Trên cơ sở thuyết Stern, cấu tạo của hạt keo (micelle keo) được mô tả như sau :
Micelle keo là hạt keo có lớp điện kép trung hòa điện, bao gồm các thành phần :
-
Nhân keo (nhân micelle) gồm m nguyên tử hoặc phân tử tập hợp thành hạt có kích thước keo.
-
Các ion quyết định thế hiệu hấp phụ lên trên bề mặt nhân keo và quyết định dấu điện hạt keo. Nếu
ion quyết định thế hiệu là cation ta có hệ keo dương, nếu là anion ta có hệ keo âm.
-
Lớp ion nghịch hấp phụ : gồm các ion nghịch ở gần bề mặt, được hấp phụ lên bề mặt ở khoảng
cách 1 hoặc 2 phân tử.

47
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Tất cả 3 phần trên gọi là granule (ion keo).


-
Lớp ion nghịch khuếch tán : gồm các ion nghịch còn lại ở xa bề mặt nhằm trung hòa điện hạt keo.
Granule + Lớp ion nghịch khuếch tán = Micelle keo
Ví dụ 1 : hệ keo AgI/AgNO3 có công thức cấu tạo như sau :

Granule : [(mAgI)nAg+, (n – x)NO3-]x+


Mô hình hạt keo AgI/AgNO3

Ví dụ 2 : hệ keo AgI/KI có công thức : {[(mAgI)nI-, (n – x)K+]xK+}


Mô hình hạt keo AgI/KI :

IV. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THẾ ξ

48
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

IV.1. Bản chất của ion nghịch


Thế ξ phụ thuộc vào khả năng hấp phụ của ion nghịch. Ion nghịch có khả năng hấp phụ càng lớn thì
bề dày của lớp điện kép càng mỏng làm cho thế ξ càng giảm. Do đó :
-
Các ion nghịch có điện tích càng cao thì tương tác tĩnh điện và tương tác hấp phụ với bề mặt càng
lớn nên thế ξ càng giảm mạnh. Ví dụ : Th4+ > Fe3+ > Ca2+ > Na+
-
Đối với các ion có cùng hóa trị, ion có bán kính càng lớn bị hydrat hóa càng yếu và do đó bị hấp
phụ càng mạnh, thế ξ càng giảm. Ví dụ : Cs+ > Rb+ > K+ > Na+ > Li+
IV.2. Ảnh hưởng của chất điện ly trơ
Chất điện ly chứa các ion không có khả năng xây dựng mạng lưới tinh thể của nhân hạt keo được gọi
là chất điện ly trơ.
Ví dụ : đối với hệ keo AgI/KI thì KNO3, CH3COONa… là chất điện ly trơ.
Chất điện ly trơ không thể làm thay đổi thế nhiệt động học φ0, còn thế điện động học ξ thì giảm khi
nồng độ của nó tăng, đó là do lớp ion nghịch khuếch tán bị nén lại làm cho lớp điện kép bị mỏng đi.
a) Chất điện ly trơ có chứa ion cùng loại với
ion nghịch
Ví dụ : khảo sát hệ keo AgI/AgNO3. Nếu cho chất
điện ly NaNO3 vào thì :
-
Thế nhiệt động học φ0 giữ nguyên không
đổi,
-
Nồng độ NO3- tăng lên làm bề dày lớp điện
kép bị nén lại, nên thế ξ giảm (đường (2)).
-
Nếu nồng độ chất điện ly trơ quá lớn, thì
lớp khuếch tán bị nén thành lớp đơn ion,
lớp điện kép trở thành lớp Helmholtz. Thế ξ
bằng không (đường (3)).

b) Chất điện ly trơ chứa các ion không giống ion nào của chất điện ly làm bền
Ví dụ : khảo sát hệ keo CdS/H2S và chất điện ly trơ KCl. Xảy ra sự trao đổi giữa ion nghịch H + và ion K+
của chất điện ly trơ ở lớp điện kép, đồng thời lớp điện kép cũng bị nén lại ít hay nhiều tùy thuộc vào nồng
độ của KCl.
IV.3. Ảnh hưởng của chất điện ly không trơ

49
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

a) Chất điện ly chứa ion quyết định thế hiệu


Ví dụ : hệ keo AgI/AgNO3 cho thêm chất điện ly
CH3COOAg.
Ion Ag+ sẽ hấp phụ lên bề mặt, do đó làm cho thế
φ0 tăng nên thê ξ tăng theo (đường (2)).
Nhưng nếu tiếp tục tăng nồng độ thì tới một lúc
nào đó xảy ra sự bão hòa hấp phụ ion quyết định
thế hiệu, thế φ0 đạt cực đại. Nếu tiếp tục tăng nồng
độ chất điện ly thì nồng độ của ion nghịch quá lớn
sẽ nén lớp điện kép trở lại và thế ξ giảm (đường
(3)).

a) Chất điện ly chứa ion không giống ion


quyết định thế hiệu
Trong trường hợp này xảy ra hiện tượng đổi
dấu điện của hạt keo.
Ví dụ : khảo sát keo dương AgI/AgNO3. Nếu thêm
chất điện ly không trơ KI vào hệ, sẽ xảy ra phản
ứng :
KI + AgNO3 = AgI + KNO3
Khi AgNO3 tác dụng hết. Tiếp tục cho dư
KI thì ion I- sẽ hấp phụ lên bề mặt hạt keo. Kết quả
thu được keo âm AgI/KI.
IV.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Khi tăng nhiệt độ thì chuyển động nhiệt của các
ion nghịch ở lớp khuếch tán tăng làm tăng bề dày
lớp điện kép nên thế ξ tăng.
Nhưng đến một nhiệt độ nào đó thì sự phản hấp
phụ của ion quyết định thế hiệu xảy ra làm cho thế
φ0 giảm và thế ξ giảm trở lại.

IV.5. Ảnh hưởng của bản chất môi trường phân tán
Môi trường phân tán càng phân cực thì sự ion hóa xảy ra càng mạnh. Sự hình thành lớp điện kép dễ
dàng, thế ξ càng lớn nên các hiện tượng điện động học thể hiện càng rõ. Đối với các môi trường không
phân cực thì không tồn tại lớp điện kép.
IV.6. Ảnh hưởng của sự pha loãng

50
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Khi sự pha loãng chưa làm dẫn đến sự phản


hấp phụ ion quyết định thế hiệu thì thế φ0 không
đổi, lớp điện kép bị giãn ra nên thế ξ tăng (đường
(2)).
Khi sự pha loãng kèm theo sự phản hấp phụ ion
quyết định thế hiệu thì thế ξ chịu ảnh hưởng của 2
yếu tố :
-
φ0 giảm nên ξ giảm
-
Do pha loãng làm tăng bề dạy lớp điện kép
nên ξ tăng
Vậy, tùy theo quá trình nào chiến ưu thế mà ξ
tăng hoặc giảm. Ví dụ ở đường (3), yếu tố φ 0 giảm
chiếm ưu thế nên ξ giảm.

CHƯƠNG VI
ĐỘ BỀN VỮNG VÀ SỰ KEO TỤ CỦA HỆ KEO
I. ĐỘ BỀN VỮNG CỦA HỆ KEO KỴ LỎNG VÀ SỰ KEO TỤ
Đối với hệ keo kỵ lỏng thì năng lượng liên kết bên trong tướng phân tán lớn hơn năng lượng liên kết
giữa tướng phân tán và môi trường phân tán. Vì vậy sự phân tán các hạt của tướng phân tán vào môi
trường phân tán là không thể tự xảy ra. Sự hình thành hệ keo kỵ lỏng là nhờ vào công bên ngoài. Nên đối
với hệ keo kỵ lỏng, việc hình thành chúng kèm theo sự tăng thế đẳng áp đẳng nhiệt của hệ :
∆G = ∆H – T.∆S > 0
Do đó hệ kém bền về mặt nhiệt động học. Các hạt keo có xu hướng liên kết các hạt lại với nhau. Diện
tích bề mặt tướng phân tán giảm để hệ đạt tới trạng thái cân bằng nhiệt động có thế đẳng áp đẳng nhiệt
của bề mặt đạt cực tiểu.
Người ta gọi khả năng duy trì trạng thái phân tán của hệ keo theo thời gian là độ bền vững của hệ keo.
Vì hệ keo kém bền về mặt nhiệt động học nên khái niệm độ bền vững của hệ keo chỉ có tính chất
tương đối. Nếu hệ tồn tại trong một thời gian dài thì gọi là bền, còn trong một thời gian ngắn thì gọi là
không bền.
Độ bền vững của hệ keo được chia làm 2 loại :
-
Độ bền vững động học : các hạt sa lắng dưới tác dụng của trọng trường.
-
Độ bền vững tập hợp : đầu tiên hệ bền vững ở trạng thái keo nhưng do chuyển động nhiệt các hạt
keo va chạm nhau và kết hợp lại trở thành hạt lớn hơn và sa lắng. Hiện tượng này được gọi là sự keo tụ.
Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp va chạm đều gây ra keo tụ. Người ta phân biệt 2 trường
hợp keo tụ :

51
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc
-
Keo tụ nhanh : tất cả các va chạm của các hạt đều dẫn đến các hạt liên kết lại với nhau. Sự va
chạm này được gọi là sự va chạm hiệu quả.
-
Keo tụ chậm : không phải tất cả các va chạm đều có hiệu quả. Đây là trường hợp thường gặp trong
thực tế.
Trong chương này sẽ khảo sát độ bền tập hợp của hệ keo.
II. LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC MICELLE KEO
Do chuyển động Brown các hạt keo có thể va chạm nhau. Khi 2 hạt keo tiến lại gần nhau ở một
khoảng cách khá bé thì giữa 2 micelle xuất hiện đồng thời 2 loại lực : lực hút phân tử và lực đẩy điện.
Nếu 2 hạt keo tiến lại đến khoảng cách mà tại đó lực hút phân tử lớn hơn lực đẩy điện thì các hạt keo sẽ
kết hợp với nhau thành hạt lớn hơn và keo tụ. Còn ở khoảng cách mà lực đẩy điện lớn hơn lực hút phân tử
thì sự va chạm đó là không hiệu quả và sụ keo tụ không xảy ra.
II.1. Lực hút phân tử
Lực này xuất hiện khi 2 hạt tiến đến gần nhau. Thực nghiệm cho thấy thế năng hút phụ thuộc vào
khoảng cách x giữa 2 hạt :
-
Ở khoảng cách x < 100Å thì :

-
Ở khoảng cách x > 100Å thì :

II.2. Lực đẩy điện


Khi 2 hạt keo ở xa nhau thì do chúng trung hòa về điện nên không có một tương tác nào về điện xảy
ra. Nhưng khi các hạt keo tiến lại gần nhau ở khoảng cách bắt đầu có sự xen phủ giữa các lớp ion nghịch
khuếch tán thì lực đẩy điện xuất hiện. Thế năng đẩy này phụ thuộc vào φ 0, ξ và khoảng cách giữa 2 hạt
theo hàm mũ :

Trong đó C và b là các hằng số phụ thuộc vào bản chất của hệ.
Khi φ0 và ξ càng cao thì lực đẩy điện càng lớn
II.3. Biến thiên năng lượng khi 2 hạt keo tiến lại gần nhau
Khi 2 hạt keo tiến lại gần nhau, thế năng tương U
tác U của 2 hạt keo là tổng thế năng đẩy và thế Uđ
năng hút. Cả 2 đại lượng này đều phụ thuộc vào
khoảng cách x giữa 2 hạt nên U cũng phụ thuộc x.
Umax
U = Uh + Uđ
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của thế năng
0
tương tác U vào khoảng cách x giữa 2 hạt keo x0 x
thường được xác định bằng thực nghiệm và có Umin
dạng như hình bên :
A
Uh
-
Điểm A : x = 0, hai hạt keo tiếp xúc vật lý với nhau. Năng lượng của hệ cực tiểu và hệ bền nhất.
-
Ở khoảng cách cở 1 μm, đường biểu diễn nằm bên dưới trục Ox. U h > Uđ và U < 0. Các hạt keo
liên kết lại với nhau và keo tụ. Khi càng lớn sự keo tụ xảy ra càng nhanh.
-
Ở khoảng cách trung bình cỡ 100 μm : Uh < Uđ và U > 0. Và tại khoảng cách x0 : U(x0) = Umax. Giá
trị này được gọi là thềm thế năng. Chỉ những hạt keo có năng lượng chuyển động Brown lớn hơn U max thì
52
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

mới có thể tiến tới khoảng cách gần hơn và keo tụ. Nếu năng lượng chuyển động Brown nhỏ hơn thềm
thế năng thì hệ bền vững, sự keo tụ không xảy ra.
-
Ở khoảng cách lớn U < 0 và tồn tại một cực tiểu trên đường cong. Điều này được giải thích là các
hạt keo vẫn có thể dính kết với nhau khi ở xa và trong một thời gian ngắn lại tách rời nhau ra. Điều này
thường gặp trong hệ Sol-Gel thuận nghịch. Khi lắc thì Gel → Sol, khi để yên thì Sol → Gel.
Như vậy để hệ keo bền phải làm cho thềm thế năng của hệ lớn hơn năng lượng chuyển động Brown.
Thực hiện điều này bằng cách :
-
Tạo cho bề mặt hạt keo tích điện càng lớn để tăng thế φ0 và ξ và do đó tăng Uđ
-
Giảm xác suất va chạm giữa các hạt keo bằng cách giữ cho hệ có nồng độ nhỏ.
-
Sử dụng chất bảo vệ hệ keo.
III. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY KEO TỤ
Khi một hệ keo bị keo tụ thì có thể nhận biết dựa vào các dấu hiệu : hệ keo trở nên đục, màu sắc thay
đổi, xuất hiện kết tủa…
III.1. Nguyên nhân thời gian
Một số hệ keo để lâu mất sự bền vững tự phát mà nguyên nhân là do trong hệ xảy ra một số quá trình
biến đổi làm mất chất làm bền. Người ta gọi là sự già của hệ keo hay sự keo tụ tự phát.
Ví dụ : hệ keo {[(mHgS)nS2-, (2n – x)H+]xH+}
Chất làm bề là H2S. Theo thời gian H2S bay hơi làm điện tích bề mặt giảm và hệ trở nên kém bền vững.
III.2. Nguyên nhân nhiệt độ
Khi tăng nhiệt độ thì chuyển động nhiệt
của các ion nghịch ở lớp khuếch tán tăng
làm tăng bề dày lớp điện kép nên thế ξ tăng
(đường (2)). Nhưng đến một nhiệt độ nào đó
thì sự phản hấp phụ của ion quyết định thế
hiệu xảy ra làm cho thế φ0 giảm và thế ξ
giảm trở lại (đường (3)). Kết quả hệ kém
bền vững.
Khi hạ nhiệt độ tới nhiệt độ đông đặc
của dung môi thì lớp solvat sẽ tách ra và kết
tinh, các hạt keo không còn lớp bảo vệ và bị
keo tụ.

III.3. Nguyên nhân nồng độ


Khi sự pha loãng chưa xảy ra sự phản hấp phụ ion quyết định thế hiệu thì thế φ 0 không đổi, lớp điện
kép bị giãn ra nên thế ξ tăng. Làm độ bền vững hệ keo tăng.
Khi sự pha loãng kèm theo sự phản hấp phụ ion quyết định thế hiệu thì thế ξ chịu ảnh hưởng của 2
yếu tố :
-
φ0 giảm nên ξ giảm
-
Do pha loãng làm tăng bề dạy lớp điện kép nên ξ tăng
Vậy, tùy theo quá trình nào chiến ưu thế mà ξ tăng hoặc giảm và do đó làm thay đổi độ bền của hệ
keo một cách tương ứng.
III.4. Sự keo tụ bằng chất điện ly

53
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Hầu hết các chất điện ly đều có khả năng gây keo tụ hệ keo. Khi thêm chất điện ly vào hệ keo, lớp ion
nghịch khuếch tán bị nén lại, thế ξ giảm, độ bền của hệ keo giảm. Khi thế ξ đạt tới giá trị tới hạn (khoảng
30 mV), các hạt keo sẽ liên kết lại với nhau và gây keo tụ.
Khả năng gây keo tụ của một chất điện ly được đặc trưng bằng ngưỡng keo tụ γ.
Ngưỡng keo tụ của một chất điện ly là nồng độ tối thiểu (được tính bằng số milimol chất điện ly có
trong 1 lít dung dịch keo) của nó cần để keo tụ hệ keo với một tốc độ nhất định.
Ví dụ, đối với sol As2S3 có ngưỡng keo tụ của một số chất điện ly như sau :
Chất điện ly KNO3 MgSO4 BaCl2 AlCl3 Al(NO3)3
γ (mmol/l) 50 0,81 0,69 0,095 0,095
Độ bền vững của hệ keo phụ thuộc vào nhiều yếu tố : nhiệt độ, nồng độ… vì vậy định nghĩa về
ngưỡng keo tụ của hệ keo chỉ mang tính chất tương đối để đánh giá độ bền của hệ keo đối với chất điện ly
đã cho. Giá trị ngưỡng keo tụ có thể khác nhau đối với các tác giả khác nhau vì thời điểm phát hiện điểm
bắt đầu keo tụ của họ khác nhau.
Sự keo tụ bằng chất điện ly tuân theo quy tắc :
a) Quy tắc Schulze – Hardy
-
Chỉ có các ion cùng dấu với ion nghịch mới gây keo tụ.
Ví dụ : hệ keo AgI/KI thì các cation là các ion gây keo tụ.
-
Các ion có điện tích càng lớn thì có ngưỡng keo tụ càng nhỏ.
-
Các ion có cùng điện tích, ion nào có bán kính càng nhỏ thì khả năng gây keo tụ càng yếu.
Ví dụ : Cs+ > Rb+ > K+ > Na+ > Li+
Ba2+ > Ca2+ > Mg2+ > Be2+
I- > Br- > NO3- > Cl- > F-
b) Biểu thức định lượng của sự keo tụ hệ keo ghét lưu bằng chất điện ly
Deriagin và Landao đã thiết lập được biểu thức liên hệ giữa γ của hệ keo đối với chất điện ly mà ion
gây keo tụ có điện tích Z.

Với B là hằng số đối với mỗi hệ keo tụ.


IV. CÁC HIỆN TƯỢNG KEO TỤ ĐẶC BIỆT
IV.1. Hiện tượng keo tụ đổi dấu điện
Thường xảy ra khi keo tụ hệ keo bằng các ion có điện tích lớn như Th 4+, Fe3+, Al3+… hoặc các chất có
khả năng hấp phụ mạnh như các chất màu, các alkaloid.
Mô tả hiện tượng : thêm dần chất điện ly vào xảy ra sự keo tụ (dung dịch trở nên đục). Nếu tiếp tục
thêm chất điện ly vào thì đến một lúc nào đó hình thành lại hệ keo (dung dịch trong trở lại). Thêm tiếp
chất điện ly vào hệ keo lại keo tụ trở lại.
Giải thích : dựa vào sự thay đổi thế ξ theo nồng độ chất điện ly thêm vào.

54
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Ví dụ : ta khảo sát hệ keo AgCl/NaCl. Thêm


chất điện ly FeCl3 vào. Nồng độ chất điện ly
tăng thì lớp kép bị nén lại, thế ξ giảm (trị
tuyệt đối của ξ giảm). Khi nồng độ chất điện
ly đạt tới ngưỡng keo tụ C1 thì hệ keo bắt đầu
keo tụ. Nếu tiếp tục tăng nồng độ thì ion Fe 3+
hấp phụ mạnh vào lớp Helmholtz. Khi đạt tới
nồng độ C2 thì điện tích ion Fe3+ hấp phụ lên
bề mặt bằng điện tích ion Cl-, thế ξ = 0.

Tiếp tục tăng nồng độ chất điện ly thì ion Fe3+ tiếp tục hấp phụ lên bề mặt hạt keo, vậy hệ keo đã đổi dấu
điện. Sự hấp phụ càng tăng khi nồng độ ion Fe 3+ tăng, dẫn đến thế ξ tăng theo. Khi đạt tới nồng độ C 3 thì
thế ξ đạt giá trị tới hạn ξ = ξth. Tiếp tục tăng nồng độ thì ξ > ξth, hệ keo trở lại bền vững. Khi nồng độ đạt
tới C4 thì sự hấp phụ ion Fe3+ lên bề mặt đạt tới trạng thái bão hòa. Tiếp tục tăng nồng độ chất điện ly thì
chất điện ly trở thành chất điện ly trơ, ion Cl - nén lớp điện kép lại làm ξ giảm. Đến C 5 thì ξ = ξth, sự tăng
nồng độ làm hệ keo keo tụ trở lại.
IV.2. Hiện tượng keo tụ bằng hỗn hợp hai chất điện ly
a) Hai chất điện ly tác dụng độc lập
Khả năng gây keo tụ của chất điện ly này không bị ảnh hưởng bởi chất điện ly kia và ngược lại. Nghĩa
là khả năng gây keo tụ của hỗn hợp bằng tổng khả năng gây keo tụ của từng chất điện ly riêng biệt.
Trường hợp này ít xảy ra trong thực tế.
Ví dụ : keo tụ sol âm HgS/H2S bằng hỗn hợp KCl và KNO3
b) Hai chất điện ly tác dụng cản trở
Khả năng gây keo tụ của chất điện ly này bị giảm đi khi thêm chất điện ly kia vào. Tức là khả năng
gây keo tụ của hỗn hợp 2 chất điện ly nhỏ hơn khả năng gây keo tụ của từng chất điện ly.
Ví dụ : keo tụ sol As2S3 bằng hỗn hợp LiCl và MgCl2.
c) Hai chất điện ly tác dụng hỗ trợ
Khả năng gây keo tụ của hỗn hợp 2 chất điện ly lớn hơn khả năng gây keo tụ của từng chất điện ly.
IV.3. Sự keo tụ dị thể
Các hạt keo không kết dính vào nhau mà kết dính vào một bề mặt khác không cùng loại với chúng.
Giải thích : do bề mặt dùng để keo tụ có lực hấp phụ lớn nên tách chất làm bền ra khỏi bề mặt hạt keo
và hạt keo lại bị hấp phụ lên bề mặt. Lực hấp phụ phải là lực hóa học hoặc tương tác tĩnh điện giữa hai bề
mặt trái dấu.
Hiện tượng này rất quan trọng trong kỹ nghệ thuộc da, nhuộm, giấy…
IV.4. Sự keo tụ tương hỗ
Khi trộn 2 dung dịch keo trái dấu điện nhau, các hạt keo sẽ hút nhau, trung hòa điện của nhau, tạo
thành tập hợp hạt lớn hơn và keo tụ.
Ta thường sử dụng sự keo tụ tương hỗ trong xử lý nước cấp và nước thải.
Ví dụ 1 : nước sông hồ thường chứa các hạt keo âm (ví dụ : keo đất sét). Để làm sạch, người ta thêm
vào nước một lượng AlCl3 (hoặc phèn nhôm) đã tính toán sẵn để tạo ra hệ keo dương trung hòa vừa đủ
điện tích của các hệ keo âm. Sự keo tụ tương hỗ xảy ra và nước được làm sạch.
Phản ứng tạo thành hệ keo Al(OH)3/AlOCl :

55
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Chất làm bền được tạo thành do sự thủy phân không hoàn toàn AlCl3 theo phản ứng :

Ta thu được keo có công thức cấu tạo : {[(mAl(OH)3)nAlO+, (n – x)Cl-]xCl-}


Ví dụ 2 : Mực viết là một hệ keo. Tùy loại mực, chúng có thể là keo âm hoặc keo dương. Do đó, nếu
trộn 2 loại mực khác nhau có thể sẽ gâp keo tụ tương hỗ nếu 2 loại mực đó tích điện trái dấu nhau.
V. SỰ BẢO VỆ HỆ KEO – CHẤT BẢO VỆ
Đối với các hệ keo kỵ nước, nếu thêm vào các hợp chất cao phân tử (hoặc chất hoạt động bề mặt) thì
độ bền vững của hệ tăng lên. Người ta gọi đó là sự bảo vệ hệ keo bằng chất bảo vệ.
V.1. Bảo vệ hệ keo bằng các chất HĐBM
Các chất HĐBM sẽ hấp phụ định hướng thẳng đướng lên trên bề mặt hạt keo. Kết quả là các hạt keo được bao
bọc bới các chất HĐBM, chúng không kết hợp lại với nhau được nữa, hệ keo trở nên bền vững.
Ví dụ : các loại bột không phân cực như muội than, mồ
hóng không tan trong nước nên không thể tạo thành hệ keo
trong nước. Khi cho chất HĐBM vào, hệ keo được tạo
thành.
Sơ đồ lớp bảo về như hình bên :

V.2. Bảo vệ hệ keo bằng các protein và polysaccarit hào tan


Phân tử của các chất này chứa nhiều nhóm phân cực nên hấp phụ dọc theo bề mặt hạt keo, ngăn cản
các hạt keo liên kết với nhau, hệ keo trở nên bền vững.
V.3. Đặc điểm của quá trình bảo vệ
- Hệ keo được bảo vệ thì không tuân theo quy tắc Schulze – Hardy.
- Một chất có khả năng keo tụ chất bảo vệ thì gây keo tụ luôn hệ keo.
- Chất bảo vệ có thể bảo vệ tốt hệ keo này nhưng không bảo vệ tốt hệ keo khác.
- Cùng một hệ keo thì các chất cao phẩn tử khác nhau có khả năng bảo vệ khác nhau.
- Một số hệ keo chỉ có khả năng tồn tại ở nồng độ rất loãng, nhưng nhờ có chất bảo vệ có thể tồn tại ở
nồng độ cao hơn.
V.4. Số bảo vệ
Số bảo vệ là số miligam chất bảo vệ thêm vào 10 ml hệ keo để nó không bị keo tụ bởi 1 ml dung dịch
chất điện ly ở ngưỡng keo tụ.
Ví dụ : số bảo vệ của một số hệ keo để tránh hiện tượng keo tụ bởi 1 ml NaCl 10%.
Chất bảo vệ Sol Au Sol Ag Sol lưu huỳnh
Gelatine 0,01 0,035 0,00012
Caséine 0,01 - -
Protit trứng 2,5 1,5 0,025

CHƯƠNG VII
ĐIỀU CHẾ VÀ TINH CHẾ HỆ PHÂN TÁN
I. ĐIỀU CHẾ CÁC DUNG DỊCH KEO

56
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Các hạt keo có kích thước trung gian giữa các phân tử và các hạt thô. Để có vật chất ở trạng thái phân
tán keo có thể dùng 2 phương pháp:
-
Phương pháp phân tán : chia nhỏ vật chất rắn hoặc lỏng đến kích thước keo rồi phân tán chúng
trong môit rường phân tán (thường có sẵn chất ổn định).
-
Phương pháp ngưng tụ : liên kết các phân tử, nguyên tử, ion thành các tập hợp có kích thước keo.
Để tạo được dung dịch keo cần có hai điều kiện cơ bản sau:
-
Pha phân tán không tan hoặc tan không đáng kể trong môi trường phân tán.
-
Trong hệ cần có chất ổn định để giữ cho các hạt keo không liên kết lại thành những tập hợp lớn.
Những chất làm bền này có thể được đưa từ bên ngoài vào, cũng có thể được tạo thành do phản ứng hoá
học xảy ra trong hệ.
I.1. Phương pháp phân tán
Nguyên tắc: Dùng năng lượng (cơ, điện, từ, sóng siêu âm...) để chia nhỏ vật chất thô rồi phân bố
chúng vào môi trường phân tán đồng nhất nào đó đã có sẵn chất làm bền. Năng lượng này chủ yếu dùng
để phá vỡ liên kết giữa các phân tử, nguyên tử, ion trong pha phân tán.
Có nhiều phương pháp phân tán. Phân tán bằng cơ học hoặc bằng siêu âm là hai phương pháp cơ bản
nhất. Ngoài ra, phương pháp cho kim loại bay hơi trong hồ quang điện để chế tạo các sol kim loại và
phương pháp keo tán (pepti hóa) cũng thuộc loại này.
a) Phương pháp phân tán bằng cơ học
Nguyên liệu đầu là một hệ phân tán thô, thu được bằng một cách nào đó - chẳng hạn đập nhỏ. Quá
trình phân tán nhỏ hơn được thực hiện trong môi trường lỏng trong những cối xay tròn hoặc các cối xay
keo. Trong các cối xay này, các hạt thô chịu các lực va đập mạnh mẽ và vỡ ra thành các hạt mịn hơn, nhờ
có chất làm bền có sẵn trong môi trường, hệ phân tán thu được có thể bền vững.
b) Phương pháp phân tán bằng sóng siêu âm
Trong phương pháp này người ta sử dụng sóng siêu âm có tần số trên 20.000 Hz để làm rạn nứt và vỡ
các vật thể có độ bền cơ học thấp như các hạt nhựa, lưu huỳnh, graphit, các kim loại nhẹ thành các hạt có
kích thước keo, phân tán trong môi trường hữu cơ.
c) Phương pháp phân tán bằng hồ quang điện
Phương pháp này thường được sử dụng để điều chế sol kim lọai. Để tạo hồ quang, dùng dòng điện 1
chiều cỡ 30 - 100V, cường độ 5 - 10A cho chạy qua 2 điện cực bằng kim loại cần chế tạo sol nhúng trong
bình nước được làm lạnh bởi nước đá. Khi hai điện cực tiến đến gần nhau ở một khoảng cách nhất định
thì giữa hai cực phát sinh hồ quang. Khi hồ quang được tạo thành kim loại bay hơi rồi gặp môi trường
lạnh ngưng tụ lại thành hạt. Hệ phân tán sẽ bền vững nếu cho sẵn vào đó chất ổn định. Như vậy, phương
pháp này vừa là phương pháp phân tán, vừa là phương pháp ngưng tụ.
d) Phương pháp phân tán bằng keo tán (sự pepti hóa)
Khi làm tan kết tủa do sự keo tụ gây ra tức là ta đã thực hiện sự keo tán. Như vậy keo tán là quá trình
ngược lại với sự keo tụ. Quá trình keo tán có thể tiến hành bằng 4 cách khác nhau:
+ Keo tán bằng cách rửa kết tủa: thực chất là quá trình tách loại chất điện ly keo tụ. Trong quá trình này,
lớp điện kép quanh hạt keo dãn rộng ra, nhờ đó lực đẩy tĩnh điện trội hơn lực hút phân tử và các hạt sẽ
tách rời nhau rồi phân bố vào môi trường. Trong quá trình phân tích, quá trình này là không có lợi vì khi
rửa kết tủa, một phần kết tủa bị mất đi do sự keo tán.
+ Keo tán bằng chất điện ly: xảy ra khi thêm chất điện ly chứa ion có thể tham gia xây dựng mạng lưới
phân tử của pha phân tán hoặc bị hấp thụ vào bề mặt hạt. Ví dụ kết tủa Fe(OH) 3 có thể keo tán bằng

57
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

FeCl3. Do sự thuỷ phân không hoàn toàn tạo ra FeOCl là chất ổn định cho sol Fe(OH) 3. Như vậy FeCl3 đã
keo tán kết tủa Fe(OH)3.
+ Keo tán bằng chất hoạt động bề mặt (HĐBM): các chất HĐBM và các chất cao phân tử có thể bị hấp
phụ trên bề mặt các hạt keo và truyền cho nó điện tích hay lớp vỏ solvat hoá bền vững có tác dụng keo
tán. Ví dụ: keo tán Fe(OH)3 bằng xà phòng, bằng alizarin và keo tán bột cao lanh có độ phân tán cao, ưa
nước bằng axit humic...
+ Keo tán bằng chất hoá học: thường xảy ra khi chất thêm vào hệ có phản ứng hoá học với kết tủa tạo ra
chất điện ly có tác dụng ổn định cho pha phân tán. Chẳng hạn keo tán Fe(OH) 3, bằng HCl thì có phản ứng
tạo ra FeOCl là chất ổn định cho sol Fe(OH)3.
Fe(OH)3 + HCl  FeOCl + 2H2O
I.2. Phương pháp ngưng tụ
Nguyên tắc : Phương pháp ngưng tụ là quá trình ngược lại với phương pháp phân tán. Hạt keo hình
thành do sự ngưng tụ các phân tử, nguyên tử hay ion lại thành những hạt có kích thước keo. Phương
pháp này cho phép nhận được các hệ keo từ môi trường đồng thể. Sự xuất hiện pha mới xảy ra trong môi
trường quá bão hoà khi nồng độ chất vượt quá nồng độ cân bằng trong điều kiện cho sẵn. Quá trình xảy ra
phải giữ không cho hạt lớn lên quá giới hạn cần thiết (kích thước keo), nếu không ta sẽ thu được những
hệ vi dị thể hoặc hệ phân tán thô và pha phân tán sẽ kết tủa.
a) Ngưng tụ trực tiếp : thay đổi đột ngột các thông số của hệ để xảy ra sự ngưng tụ khí, hơi thành
tướng phân tán lỏng hoặc rắn. Hệ phân tán thu được sẽ là sương mù, khói hoặc sol.
Ví dụ :
-
Sự hình thành sương mù khi hơi nước gặp không khí lạnh từ mặt đất vào buổi sáng mùa đông.
-
Tạo màn khói ngụy trang bằng cách ngưng tụ hơi P2O5 trong không khí lạnh.
-
Ở trong phòng thí nghiệm người ta có thể điều chế được sol Hg, S, Se, Te khi cho hơi các nguyên
tố này vào nước lạnh. Bằng phương pháp hồ quang nói ở trên người ta có thể điều chế được các sol Cu,
Ag, Au, Pt trong môi trường nước, rượu, glixerin hay benzen.
b) Phương pháp thay thế dung môi: Cho pha phân tán hòa tan vào một dung môi thích hợp, trong
đó có sẵn chất ổn định. Sau đó nếu pha phân tán không tan vào một dung môi thứ 2 mà trong dung môi
này, dung môi thứ nhất lại có thể hoà tan hoàn toàn, thì người ta trộn lẫn một lượng dung dịch của chất
tan trong dung môi 1 vào một lượng lớn dung môi 2. Do tính chất không tan được trong dung môi 2, các
phân tử của pha phân tan sẽ ngưng tụ lại thành hạt và ổn định trong môi trường mới nhờ chất ổn định có
sẵn.
Ví dụ : colofan hoặc lưu huỳnh là những chất tan trong rượu nhưng không tan trong nước. Nếu lấy
một ít dung dịch các chất trên ở trong rượu cho vào một lượng lớn nước, do tính không tan trong nước
colofan hoặc lưu huỳnh sẽ ngưng tụ lại thành các hạt sol.
c) Phương pháp dùng phản ứng hoá học
Hầu hết các dạng phản ứng hóa học đều được sử dụng để điều chế các dung dịch keo. Tuy nhiên sự
hình thành sol đòi hỏi phải thực hiện trong những điều kiện khắt khe về nồng độ chất phản ứng, thứ tự
trộn lẫn, nhiệt độ và các điều kiện khác nữa.
 Phản ứng trao đổi :
Ví dụ : tiến hành phản ứng
AgNO3 + NaCl = AgCl + NaNO3
Nồng độ các chất phải loãng, và một trong hai chất phải dư.
Nếu dư AgNO3 ta được keo dương AgCl/AgNO3 : {[(mAgCl)nAg+, (n – x)NO3-]xNO3-}

58
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Nếu dư NaCl ta được keo âm AgCl/NaCl : {[(mAgCl)nCl-, (n – x)Na+]x Na+}


 Phản ứng thủy phân : Phản ứng này thường được sử dụng để điều chế sol kim loại nặng Ví
dụ : sol Fe(OH)3 có thể điều chế bằng cách nhỏ từ từ FeCl 3 vào nước, sự thủy phân xảy ra và ta được hệ
keo Fe(OH)3 :
FeCl3 + 3H2O  Fe(OH)3 + 3HCl
Chất làm bền được hình thành do sự thủy phân không hoàn toàn FeCl3:
Fe(OH)3 + HCl  FeOCl + 2H2O
Công thức hệ keo: {[(mFe(OH)3)nFeO+, (n – x)Cl-]xCl-}
 Phản ứng oxi hóa khử
Ví dụ oxi hoá H2S trong nước ta thu được sol lưu huỳnh:
2H2S + O2(khí) = 2S + 2H2O
Công thức hệ keo: {[(mS)nS , (2n – x)H+]xH+}
2-

-
Điều chế sol vàng bằng cách khử axit HAuCl 4 bằng H2O2 hoặc chất khí khác (phương pháp
Xichmondi):
2HAuCl4 + H2O2 = 2Au + 8HCl + 3O2
Công thức hệ keo: {[(mAu)nAuCl4-, (n – x)H+]xH+}
Ưu điểm của phương pháp này là chất làm bền hình thành sẵn trong quá trình điều chế.
II. TINH CHẾ CÁC HỆ KEO
Dung dịch keo hoặc dung dịch cao phân tử thường chứa các tạp chất phân tử lượng thấp hay các chất
điện ly. Muốn loại bỏ chúng người ta dùng các phương pháp thẩm tích, điện thẩm và siêu lọc.
II.1. Phương pháp thẩm tích
Phương pháp tách các chất ra khỏi nhau dựa vào điều kiện một trong các chất tan không đi qua được
màn thẩm tích (màng bán thấm), được gọi là phương pháp thẩm tích.
Màng thẩm tích là màng chỉ cho các phân tử và ion đi qua còn hạt keo thì bị giữ lại. Để làm màng
trước đây dùng bong bóng bò, lợn, hiện nay dùng màng collodion chế từ nitrat xenlulozơ hoặc màng
xenlophan (giấy bóng kính) chế từ hiđrat xenlulozơ.
Trong trường hợp cần giữ lại một chất khối lượng phân tử thấp nào đó thì người ta dùng chính dung
dịch đó làm môi trường ngoài. Đó chính là trường hợp lọc máu để loại độc tố (muối, urê...).

Nhược điểm :
-
Chất làm bền cũng bị cuốn đi ra ngoài cùng với chất điện ly gây hại, vì vậy phải thêm chất làm
bền vào.
-
Tốc độ quá trình nhỏ.
II.2. Phương pháp điện thẩm tích
Tiến hành thẩm tích dưới tác dụng của điện trường cho phép tăng tốc độ quá trình thẩm tích.

59
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Nhược điểm : do có dòng điện đi qua hệ nên sau một thới gian hệ bị nóng lên, tính chất của hệ có
thể bị thay đổi.
II.3. Phương pháp siêu lọc
Cho hệ keo vào màng thẩm tích được đặt trong phểu lọc. Dùng bơm chân không hut ở đáy phểu.
Dung môi sẽ đi qua màng thẩm tích kéo theo cả chất điện ly và chất làm bền. Vì vậy, cần bổ sung liên tục
dung môi và chất làm bền. Trong y học « chạy thận nhân tạo » là phương pháp tách siêu lọc để loại trừ
các chất cặn bã của quá trình trao đổi chất ra khỏi máu.

CHƯƠNG VIII
TÍNH CHẤT CƠ HỌC CẤU THỂ CỦA HỆ PHÂN TÁN
I. MỞ ĐẦU
Các hệ thống keo cũng như mọi vật thể khác có những tính chất cơ học xác định: tính nhớt, tính dẻo,
tính đàn hồi, tính vững chắc. Các tính chất này gắn liền với cấu tạo của hệ thống keo nên thường gọi là
các tính chất cơ học cấu thể. Nghiên cứu tính chất cơ học cấu thể (còn gọi là tính chất lưu biến) của hệ
keo ta có thể xác định tính chất của các cấu thể được hình thành trong hệ. Điều này có ý nghĩa thực tế rất
to lớn: đất, đất sét, xi măng, chất màu, sơn, bột ngào, thạch… có nhiều tính chất cơ học cấu thể đặc biệt.
Phân biệt sự keo tụ và sự hình thành cấu thể :
-
Sự keo tụ là trạng thái có tính bền rất kém của hệ, tính phân tán không còn, hệ keo bị phân chia
thành 2 pha: pha keo tụ gồm các hạt keo sắp xếp xít nhau và pha kia là môi trường của hệ, như một hệ cụ
thể rắn – lỏng, rắn – khí…Sự keo tụ kết thúc như sự kết tủa trong dung dịch, thể tích pha keo tụ thường
chiếm tỷ lệ nhỏ so với thể tích của hệ keo ban đầu.
-
Tuy nhiên ở một số hệ keo, khi làm giảm thế đẩy thì thế hút chiếm ưu thế, các hạt keo dính vào
nhau tạo ra một khung cấu trúc xốp có tính bền cơ học và môi trường phân tán được nạp đầy trong khung
đó. Đó là sự tạo cấu thể, hệ keo đang ở trạng thái phân tán lỏng chuyển sang trạng thái rắn hoặc gần rắn,
chiếm phần lớn hoặc toàn bộ thể tích của hệ.

(a) (b) (c)

V2
V1
V0
(a): keo tụ, thể tích pha keo tụ là V0
(b) và (c): cấu thể, thể tích cấu thể là V1 và V2
Nhận xét:
-
Thể tích pha keo tụ là V0 rất nhỏ so với thể tích của hệ.
60
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc
-
Cấu thể của keo có các hạt hình cầu có thể tích V 1 lớn hơn thể tích pha keo tụ, nhưng nhỏ hơn thể
tích cấu thể V2 của keo có các hạt dạng hình tấm hay hình que.
Theo Rebindia, cấu thể của các hệ keo phân tán có thể chia thành cấu thể keo tụ (sol – gel thuận
nghịch) và cấu thể ngưng tụ kết tinh (phá vỡ bất thận nghịch).
II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CẤU THỂ TRONG CÁC HỆ THỐNG KEO
II.1. Cấu thể keo tụ
a) Sự hình thành cấu thể keo tụ: Cấu thể keo tụ hình thành là do sự giảm tính bền vững nhiệt động
học của hệ phân tán. Nếu các yếu tố bền vững không mất hoàn toàn, các hạt chỉ dính kết lại thành một số
chỗ nào đó mà thôi, tạo nên lưới không gian, ta có gel (đối với hợp chất cao phân tử như: albumin,
gelatin, agar… thì gel còn được gọi là thạch). Những chỗ yếu đó thường là các đầu hạt. Tại chỗ tiếp xúc
vẫn còn một lớp chất mỏng lỏng, làm cho cấu thể kém vững chắc và có tính dẻo và trong một số trường
hợp nó có tính đàn hồi.

Môi trường phân tán

Hạt keo

Lớp vỏ solvat bao quanh hạt keo

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo thành gel:


 Nồng độ tướng phân tán: Khi tăng nồng độ hạt, số va chạm tăng lên, do đó tốc độ tạo gel
cũng tăng lên.
 Kích thước hạt: sự giảm kích thước hạt khi nồng độ trọng lượng không đổi cũng xúc tiến
sự tạo nên gel.
 Hình dạng hạt: Hạt càng bất đối xứng thì càng dễ tạo gel. Những chỗ yếu trên bề mặt các
hạt này là đầu, góc, cạnh của các hạt, tại đó lớp điện kép và lớp vỏ solvat hoá kép phát triển nhất. Với
những hệ chứa các hạt này thì để tạo gel, chỉ cần nồng độ nhiều lần bé hơn so với hệ chứa hạt hình cầu.
 Yếu tố lạ có trong hệ: chẳng hạn sơn dầu gồm các sắc tố ưa nước trong dầu, nếu trong hệ
có mặt một lượng nhỏ nước thì sẽ làm cho sơn dễ bị tạo thành lưới chặt chẽ, có tính chất gel.

 Nhiệt độ: khi nhiệt độ tăng, thời gian để tạo gel giảm đi. Tuy nhiên theo sự tăng của nhiệt
độ, vì chuyển động nhiệt (thực chất là chuyển động Brown) tăng, gel ghét lưu có thể chuyển thành chất
lỏng cấu thể, rồi sau khi vẫn tăng nhiệt độ, hệ có thể lại trở thành chất lỏng không có cấu thể.
61
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

 Tác dụng cơ học: sự khuấy, lắc có thể ngăn cản sự tạo thành gel. Cũng có một số trường
hợp, với hệ không bền vững tập hợp chứa các hạt rất bất đối xứng, sự tạo gel lại xảy ra rất dễ dàng khi
khuấy nhẹ và đều (vì như thế các hạt được định hướng dễ dàng).
 Chất điện ly : các ion của chất điện ly, đặc biệt là các anion có khả nãng làm thúc đẩy quá
trình tạo gel. Các ion này làm mất một phần lớp vỏ hydrat hóa của hạt keo. Sự kết dính của các hạt keo tại
các điểm mà lớp vỏ hydrat hóa bị mỏng đi tăng lên, do đó tốc độ tạo gel tăng.
Khả năng tạo cấu thể của các anion đối với hệ phân tán được sắp xếp như sau :
SO42- > C4H4O62- > CH3COO- > Cl- > NO3- > Br- > I- > SCN-
 pH: sự thay đổi pH có thể thúc đẩy quá trình tạo cấu thể. Ví dụ: Alginat là muối của axit
alginic :

Các muối alginat của Na+, K+, NH4+ tan trong nước và tạo thành dung dịch có độ nhớt cao. Dung
dịch này có khả năng tạo gel và khả năng này phụ thuộc pH. Ở pH < 5 các ion –COO - bắt đầu bị proton
hóa thành –COOH. Do đó lực đẩy tĩnh điện giữa các phân tử alginat giảm, chúng trở nên gần nhau va tạo
liên kết hidro, làm tăng khả năng tạo gel. Khi pH nằm trong khoảng từ 3 đến 4, gel được tạo thành.
b) Tính chất của cấu thể keo tụ
 Tính sol-gel thuận nghịch: đó là khả năng của hệ khi đã bị phá vỡ vì một lực cơ học nào đó, lại có
thể tự ý phục hồi cấu thể trong một khoảng thời gian, tức là ra có cân bằng sau: sol-gel. Hiện tượng này
thường gặp trong tự nhiên ở một số đất, nguyên sinh chất trong tế bào...
 Tính chất cơ lý : những hệ cấu thể keo tụ có độ vững chắc kém, có tính dẻo và ít nhiều tính chất
đàn hồi. Khi tác dụng một lực không lớn lên cấu thể thì hình dạng và kích thước của cấu thể bị thay đổi,
thôi tác dụng thì trạng thái và hình dạng của chúng không phục hồi lại trạng thái ban đầu. Nếu lực tác
dụng quá mạnh thì cấu thể bị vỡ.
 Hiện tượng teo : hệ có cấu thể keo tụ thường có hiện tượng teo. Đó là khả năng tự ý giảm kích
thước hệ do môi trường phân tán thoát ra ngoài mạng lưới không gian, làm cho cấu thể co lại. Nguyên
nhân là do lúc đầu trong sự tạo thành hệ, giữa các nguyên tố cấu thể, số điểm tiếp xúc còn khá ít, dần dần
do sự sắp xếp lại các hạt (nhờ sự chuyển động nhiệt) số điểm tiếp xúc tăng lên, cấu thể bị co lại, đẩy một
phần môi trường ra ngoài.
Thông thường sự teo chỉ xảy ra đối với các hệ có nồng độ bé. Ví dụ : nếu hệ gélatine đạt nồng độ
1,3% thì sự teo không xảy ra nữa.
Hiện tượng teo thường gặp như : cháo, hồ dán có nồng độ bé sẽ bị ứa nước sau một thời gian. Đất
bùn nhão bị nứt nẻ khi nắng hạn.
 Sự trương : hệ cấu thể keo tụ có tính trương: đó là khả năng hấp thụ môi trường phân tán vào cấu
thể, làm cho thể tích của nó tăng lên. Sự trương nở là quá trình ngược lại với sự teo. Cả 2 quá trình này
đều đặc trưng cho các hệ cao phân tử. Có thể xảy ra 2 trường hợp trương :
-
Trương không giới hạn : cấu thể hấp thu một lượng dung môi không giới hạn và trở thành dung
dịch. Ví dụ sự trương không giới hạn của nitrocellulose trong aceton, cao su trong benzen.
-
Sự trương giới hạn : cấu thể chỉ hấp thu một lượng dung môi nhất định mà thôi.

62
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Ví dụ : axit alginic không tan trong nước nhưng có khả năng hấp thu một lượng nước lớn và trở thành
dạng bột nhão. Gélatine trong nước lạnh chỉ hấp thụ một lượng nước nhất định, nhưng nếu tăng nhiệt độ
lên 40 - 42°C thì lại trương không giới hạn.
II.2. Cấu thể ngưng tụ kết tinh
a) Sự hình thành
Cấu thể ngưng tụ kết tinh được hình thành do sự xuất hiện lực tương tác hóa học giữa các hạt của
tướng phân tán tạo thành mạng lưới không gian.
Các quá trình tạo cấu thể ngưng tụ kết tinh thường gặp như : sự đông cứng ximăng, thạch cao,
caséin…
b) Tính chất :
-
Không có tính sol – gel thuận nghịch.
-
Không xảy ra hiện tượng trương và teo.
-
Không có tính dẻo.
-
Có tính đàn hồi yếu, khi tác dụng lực cơ học yếu vào hệ bị biến dạng, thôi tác dụng thì hệ trở về
trạng thái ban đầu. Nếu lực tác dụng quá lớn thì hệ bị vỡ.
-
Có thể chuyến cấu thể keo tụ thành cấu thể ngưng tụ kết tinh bằng cách nén ép, thiêu kết.
III. ĐỘ NHỚT CỦA HỆ PHÂN TÁN
III.1. Độ nhớt của chất lỏng thường (dung dịch thấp phân tử)
Tác dụng một lực F vào lớp chất lỏng mỏng theo hướng bề mặt, lực F này làm lớp chất lỏng đó di chuyển
không quá nhanh. Người ta nhận thấy rằng các lớp chất lỏng bên dưới vẫn chuyển động theo với tốc độ giảm dần
từ lớp trên đến lớp dưới. Sở dĩ các lớp dưới chuyển động được là do lực ma sát nội xuất hiện, do chuyển động
nhiệt và lực hút phân tử giữa các phân tử chất lỏng. Hiện tượng đó được gọi là sự chảy dòng.
Sự chảy dòng tuân theo định luật Newton. Lực F
F tác dụng từ ngoài vào (bằng về độ lớn nhưng
dx
ngược dấu với lực ma sát nội) sẽ tỷ lệ với diện tích
bề mặt S mà nó tác dụng và gradien tốc độ giữa các
du

lớp qua một hệ số tỷ lệ η.

η : được gọi là độ nhớt. Đơn vị của độ nhớt : dyn.sec.cm-2 (Poise)


Độ nhớt phụ thuộc vào bản chất chất lỏng, nhiệt độ.
Bằng thực nghiệm Poiseulle đã tính được tốc độ thể tích của chất lỏng đi qua mao quản có bán kính
r, chiều dài l, hiệu số áp suất ở 2 đầu mao quản là P.

suy ra :

Khi tốc độ chảy quá lớn thì độ nhớt không những phụ thuộc bản chất của chất lỏng mà còn phụ thuộc
vào tốc độ. Phương trình Newton và Poiseulle không áp dụng được. Sự chảy đó gọi là chảy cuộn (xoáy).
Chất lỏng đó được gọi là chất lỏng phi Newton.
Vì vậy độ nhớt đo được chính là độ nhớt hiệu dụng.
Để phân biệt chay dòng và chảy cuộn, người ta đưa ra chỉ số Reynold :

63
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

ρ : tỷ trọng của chất lỏng


r : bán kính mao quản
Khi Re < 2300 : sự chảy dòng
Re > 2300 : sự chảy cuộn
III.2. Độ nhớt của hệ keo
Sự chảy của dung dịch keo khác với sự chảy của chất lỏng nguyên chất hay của dung dịch chất phân
tử bé là ở chỗ trong môi trường phân tán có những hạt keo lơ lửng mà kích thước lớn hơn kích thước
phân tử rất nhiều. Chính các hạt keo đã làm cho đường đi của các phân tử trong sự chảy lạc đi và gây nên
sự chảy cuộn.
Đặc điểm của các dung dịch keo là không tuân theo phương trình Newton và phương trình Poiseulle.
Độ nhớt không phải là đặc trưng không đổi của hệ mà phụ thuộc vào điều kiện thí nghiệm, ví dụ vào tốc
độ chảy của dung dịch keo trong nhớt kế, vào hình dạng và kích thước của nhớt kế.
Các hệ cấu thể cũng không tuân theo định luật Niuton. Độ nhớt của hệ keo cấu thể phụ thuộc rất
nhiều vào điều kiện xác định nó; nhất là vào gradien tốc độ lúc xác định. Mặt khác dù cho sự xác định độ
nhớt được tiến hành trong những điều kiện giống hệt nhau, với cùng một nhớt kế, các giá trị thu được qua
các lần đo vẫn khác nhau, phụ thuộc vào lịch sử và thời gian chế tạo và tồn tại của sol đó.
Độ nhớt của các hệ keo luôn lớn hơn của môi trường phân tán nguyên chất. Năm 1908, Einstein đã đưa ra
phương trình sau đây để nêu lên quan hệ của độ nhớt của hệ vào nồng độ tướng phân tán:
η = η0(1 + 2,5φ)
η0 là độ nhớt của môi trường phân tán
φ là nồng độ thể tích của tướng phân tán
Phương trình này chỉ đúng trong các điều kiện:
a) Các hạt keo là rắn, hình cầu
b) Nồng độ tướng phân tán tương đối bé
c) Giữa các hạt không có tương tác.
d) Chất lỏng chảy dòng
e) Hạt phải lớn hơn phân tử môi trường và bé hơn rãnh chảy.

CHƯƠNG IX
NHŨ TƯƠNG – BỌT
I. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI NHŨ TƯƠNG
Nhũ tương là hệ phân tán thô (kích thước giọt lỏng bằng hoặc lớn hơn hạt keo), gồm các hạt lỏng
phân bố trong môi trường lỏng, nhưng 2 chất lỏng này không tan hoặc ít tan vào nhau.
Tướng phân tán và môi trường phân tán có độ phân cực rất khác nhau: một tướng phân cực và tướng
còn lại không phân cực hoặc rất kém phân cực. Tướng phân cực đực gọi chung là nước (ký hiệu là N),
tướng không phân cực gọi chung là dầu (ký hiệu là D).
Chất nhũ hoá là chất thứ 3 trong hệ có tác dụng làm bền nhũ tương.
Nhũ tương được chia làm 2 loại chính là nhũ tương loại một (gồm các vi hạt dầu phân tán trong nước)
ký hiệu là hệ D/N và loại 2 (gồm các vi hạt nước trong dầu) ký hiệu là hệ N/D.
Phân biệt 2 loại trên bằng cách:

64
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc
-
Dùng chất màu nhuộm nhũ tương tương ứng.
Ví dụ: Metyl xanh hòa tan tốt trong nước sẽ phát được được hệ D/N, Sudan III tan nhiều trong dầu sẽ
giúp phát hiện hệ N/D.
-
Đo độ dẫn điện: độ dẫn điện của nhũ tương D/N lớn hơn nhũ tương N/D.
-
Khả năng thấm ướt: nếu nhũ tương thấm ướt bề mặt ưa nước thì nó là loại D/N và ngược lại.
Theo nồng độ thể tích, người ta phân chia thành nhũ tương loãng, đậm đặc, rất đậm đặc (còn gọi là
gelatin hoá):
-
Nhũ tương loãng : nồng độ chất phân tán nhỏ hơn 0,1% thể tích của hệ, đó là hệ phân tán cao,
kích thước hạt cỡ 10-5 cm. Loại hệ này ít phải dùng chất nhũ hoá đặc biệt.
-
Nhũ tương đậm đặc : nồng độ chất phân tán có
thể trên 70% thể tích của hệ. Ở đây kích thước hạt thường
khác nhau từ 0,1 đến 10-4 cm hoặc lớn hơn, cũng thuộc
loại hệ vi dị thể. Trong hệ cũng có chuyển động Brown,
đặc biệt đối với các hạt nhỏ. Do nồng độ cao, khoảng
cách giữa các hạt không lớn, dễ xảy ra sự kết dính và sa
lắng (nếu khối lượng riêng của chất phân tán lớn) hoặc sa
nổi (khi khối lượng riêng của môi trường lớn hơn).
Tính bền tập hợp của nhũ tương đậm đặc kém, phụ thuộc vào chất làm bền hay chất nhũ hoá.
II. CHẤT NHŨ HÓA
Để nhũ tương được bền vững cần đưa vào nhũ tương các chất bảo vệ. Chất bảo vệ nhũ tương thường
được gọi là chất nhũ hóa.
Chất nhũ hóa hấp phụ lên bề mặt hạt của tướng phân tán làm giảm sức căng bề mặt và gây ra lực đẩy
giữa các hạt.
Khả năng bảo vệ của chất nhũ hóa phụ thuộc vào bản chất và nồng độ của chất nhũ hóa.
Bản chất của chất nhũ hóa còn quyết định loại nhũ tương được hình thành. Nếu chất nhũ hóa tan tốt
trong nước và kém tan trong dầu thì tạo nhũ tương D/N. Nếu chất nhũ hóa tan tốt trong dầu và kém tan
trong nước thì tạo nhũ tương N/D.
 Chất nhũ hóa là các chất HĐBM :
Trong quá trình điều chế nhũ tương, nếu đưa vào hệ chất HĐBM thì sự phân bố chất HĐBM trên
ranh giới phân chia 2 tướng như sau :

65
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

D
N

 Chất nhũ hóa là các loại bột rắn :


Các loại bột rắn có khả năng thấm ướt môi trường thích hợp cũng có tác dụng bảo vệ nhũ tương.
Bột rắn bảo vệ phải có kích thước hạt nhỏ hơn kích thước hạt nhũ tương. Các hạt bột rắn sẽ dính trên bề
mặt phân cách tướng và nằm trong lòng chất lỏng nào mà nó thấm ướt tốt hơn. Kết quả quanh hạt nhũ
tương có một lớp vỏ gồm các hạt rắn bảo vệ.
-
Các loại bột ưa nước như cao lanh, sét bentonit, hydroxit sắt… thì lớp vỏ sẽ nằm trong lớp nước
và tạo thành nhũ tương D/N.
-
Các loại bột kỵ nước như mồ hóng, muội than… thì lớp vỏ sẽ nằm trong lớp dầu và tạo thành nhũ
tương N/D.

Lưu ý : lớp vỏ rắn chưa đủ quyết định độ bền của nhũ tương. Độ bền vững của nhũ tương được
quyết định bởi lớp điện kép hoặc lớp solvat bao quanh các hạt rắn bảo vệ.
III. HIỆN TƯỢNG ĐẢO TƯỚNG
Đảo nhũ là hiện tượng chuyển nhũ tương D/N thành nhũ tương N/D, nghĩa là biến pha phân tán thành
môi trương phân tán và ngược lại. Điều đó có thể thực hiện nhờ tác động cơ học (lắc, khuấy với tốc độ
cao, lâu dài), thay đổi chất nhũ hoá.
Ví dụ 1 : các axit béo và muối tan của nó là các chất nhũ hóa cho hệ D/N. Nếu thêm vào nhũ tương
này muôi CaCl2 sẽ tạo thành muối canxi của axit béo không tan trong nước. Muối canxi của axit béo là
chất nhũ hóa cho hệ N/D do đó gây ra sự đảo tướng D/N sang N/D.
Ví dụ 2 : váng bơ là nhũ tương D/N, nếu khuấy mạnh sẽ chuyển thành bơ, là nhũ tương N/D.
IV. HỆ PHÂN TÁN BỌT
Hệ phân tán khí (bọt khí) trong chất lỏng gọi là hệ phân tán bọt. Đó là hệ thống bọt, được tạo ra khi
thổi mạnh chất khí (không khí, CO2…) vào một chất lỏng tạo bọt hoặc vào một chất lỏng có chất tạo bọt.
Chất tạo bọt thường là chất hoạt động bề mặt như axit béo, xà phòng, proteine… (đó cũng thường là chất
nhũ hóa cho nhũ tương D/N).
66
Hóa lý – Hóa keo Trần Quang Ngọc

Chất tạo bọt hấp phụ trên 2 màng của lớp chất lỏng.
Bọt sau khi hình thành sẽ bị phá huỷ. Hệ có chất tạo bọt có sức căng bề mặt nhỏ, nhưng khi tạo
thành, hệ đã nhận năng lượng (để tăng số lượng hạt bọt). Do đó sẽ có quá trình tự diễn theo chiều giảm
năng lượng, theo cách màng chất lỏng không ngừng chảy dồn theo chiều sức hút của trọng lực. Vì thế
màng mỏng dần. Cho đến khi độ dày của màng bọt nhỏ hơn 10 -5 cm thì mầu sắc (do sự khuếch tán ánh
sáng) của màng thay đổi hẳn. Từ đa sắc chuyển thành không sắc (không còn tính khuếch tán ánh sáng) và
sau đó bọt vỡ.
Vậy hệ thống bọt không có tính bền động học, còn tính bền tập hợp rất phụ thuộc bản chất và nồng
độ chất tạo bọt. Các chất tạo bọt có khả năng tạo thành các màng bề mặt bão hòa và tạo dung dịch có độ
nhớt cao sẽ tăng tính bền cơ học cho bọt.
Công nghệ tạo bọt được sử dụng nhiều trong kỹ thuật: tạo màng xốp, tuyển nổi, chế tạo bia và nước
giải khát, tạo chế phẩm cứu hoả… Tuy nhiên sự tạo bọt cũng gây nên nhiều trở ngại cho hệ như: ngăn cản
sự bay hơi trong nồi chưng, tạo ra hệ dị thể… Trường hợp ấy cần thêm vào chất chống tạo bọt. Ví dụ:
rượu (như rượu amylic, octylic được dùng nhiều) và ete thông thường.

67

You might also like