You are on page 1of 10

1.

1 Khái niệm NHNNVN:


Ngân hàng nhà nước Việt Nam là ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam và là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lí nhà
nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng
của các tổ chức tín dụng, ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn: [1].
a. Xây dựng:
- Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước.
- Xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng trình cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và
tổ chức thực hiện.
b. Tổ chức:
- Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ.
- Tổ chức hệ thống thống kê, dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông tin
về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp
vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại.
- Tổ chức, quản lý, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh
toán cho các ngân hàng; tham gia tổ chức và giám sát sự vận hành của các hệ thống
thanh toán trong nền kinh tế.
- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về tiền tệ và ngân hàng.
- Tổ chức hệ thống thông tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; thực
hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng; nghiên cứu, ứng
dụng khoa học và công nghệ ngân hàng.
c. Quản lý:
- Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về
bảo hiểm tiền gửi.
- Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh
vàng.
- Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước.
- Quản lý việc vay, trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của
pháp luật.
d. Chủ trì:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng chính sách, kế hoạch và tổ
chức thực hiện phòng, chống rửa tiền.
- Chủ trì lập, theo dõi, dự báo và phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh toán
quốc tế.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm
phán, ký kết điều ước quốc tế với tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế mà Ngân hàng
Nhà nước là đại diện và là đại diện chính thức của người vay quy định tại điều ước
quốc tế theo phân công, uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Chính phủ.
e. Khác:
- Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an
toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn,
hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy
phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra theo
thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
- Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín
dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập
văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có
hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung
gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép
hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc
mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định
của pháp luật.
- Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng có vốn nhà nước
theo quy định của pháp luật; được sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập
doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà
nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và
ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm
nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về
tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần
của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý,
người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ
chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ
chức tín dụng.
- Đại diện cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền
tệ và ngân hàng quốc tế.
- Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước.
- Tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do
Chính phủ bảo lãnh.
- Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.4 Các hoạt động khác của NHNNVN:[2].
Ngân hàng Nhà nước với chức năng quản lý nhà nước và là ngân hàng trung ương.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực tiền
tệ, ngân hàng,..và chức năng NHTW.
Ngoài ra, tùy thuộc vào các giai đoạn kinh tế của đất nước mà Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia (điều chỉnh và thay đổi theo
diễn tiến của nền kinh tế và các mục tiêu kinh tế vĩ mô mà chính phủ hoạch định);
sử dụng các công cụ gián tiếp (tỷ giá hối đoái, chính sách lãi suất,...)
 Giai đoạn 1995 đến nay:
NHNN đã thực hiện những biện pháp góp phần to lớn trong việc kiểm soát lạm
phát ở mức một con số và đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong những
năm qua, nhất là hạn chế được những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài
chính - tiền tệ của một số nước châu Á vào những năm 1998-1999 và những diễn
biến bất thường của nền kinh tế thế giới trong các năm gần đây đến nền kinh tế
nước ta. Cụ thể là:
- Tiếp tục thực hiện ngày càng chặt chẽ hơn công cụ tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
- Tiếp tục và đẩy mạnh hoạt động tái cấp vốn cho các ngân hàng.
- Đẩy mạnh hoạt động nghiệp vụ thị trường mở.
- Thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ
- Thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình thực hiện chiến lược tái cơ cấu của các ngân hàng.
- Thanh tra và kiểm soát hoạt động của mạng lưới ngân hàng, có các biện pháp tác
động, điều chỉnh và xử lý kịp thời.
...
Hiện nay, NHNN (có cả các NHTM) đang trong quá trình thực hiện chiến lược tái
cơ cấu nhằm đổi mới toàn diện hệ thống ngân hàng Việt nam, chủ động trong tiến
trình hội nhập phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Tình hình thực thi chính sách tiền tệ của NHNNVN trong 3 năm gần
nhất:
Năm 2019:[3].
- Trên cơ sở bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, trong năm 2019, NHNN đã
điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt
chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát
lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng
kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng. 
- Trong đó, năm 2019, CSTT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và
các chính sách vĩ mô khác để điều hành chủ động, đồng bộ, linh hoạt các công cụ
CSTT, duy trì ổn định thị trường tiền tệ, ngoại tệ; kiểm soát lạm phát cơ bản bình
quân ở mức 2,01%, tạo dư địa thuận lợi để điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà
nước quản lý, đặc biệt trong điều kiện ảnh hưởng phức tạp của thời tiết, dịch bệnh.
Qua đó góp phần kiểm soát lạm phát CPI bình quân cả năm ở mức thấp nhất trong
3 năm qua. Đến cuối năm 2019, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13% so
với cuối năm 2018; thanh khoản hệ thống được đảm bảo, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu
chi trả cho nền kinh tế.
- Về điều hành lãi suất, từ ngày 16/9/2019, NHNN điều chỉnh giảm đồng bộ
0,25%/năm các mức lãi suất điều hành; từ ngày 19/11/2019 giảm 0,2-0,5%/năm
trần lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng và 0,5%/năm trần lãi suất cho vay
đối với các lĩnh vực ưu tiên; giảm 0,75%/năm lãi suất nghiệp vụ thị trường mở.
Đồng thời, chỉ đạo TCTD chủ động cân đối nguồn vốn và năng lực tài chính để áp
dụng lãi suất cho vay hợp lý; điều hòa thanh khoản ổn định thị trường, nhờ đó duy
trì lãi suất thị trường liên ngân hàng phù hợp, tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn chi
phí hợp lý cho TCTD.
+ Tác động:
 Mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng giảm
 Lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng giảm 0,2-0,5%/năm và lãi suất
cho vay các lĩnh vực ưu tiên giảm 0,5%/năm.
 Các TCTD có thị phần lớn chủ động giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực
ưu tiên, áp dụng chương trình cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp với nhiều
đợt cắt giảm trong năm 2019.
- Trong bối cảnh chịu áp lực từ biến động thị trường quốc tế, NHNN đã điều hành
tỷ giá trung tâm linh hoạt, điều chỉnh tỷ giá mua/bán ngoại tệ với các TCTD bám
sát diễn biến thị trường. Nhờ đó, tỷ giá và thị trường diễn biến ổn định, thanh
khoản dồi dào; các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời;
NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung Dự trữ ngoại hối Nhà nước.
- Về điều hành tín dụng, tín dụng tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ, tập trung phân
bổ vào lĩnh vực sản xuất, ưu tiên tạo động lực cho phát triển, góp phần đổi mới mô
hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế, đáp ứng kịp thời
nhu cầu hợp pháp về vốn, nhất là vốn tín dụng tiêu dùng của người dân, góp phần
hạn chế tín dụng đen. Tín dụng ngoại tệ tiếp tục được kiểm soát theo đúng lộ trình
hạn chế đô la hóa theo chủ trương của Chính phủ; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn
rủi ro được kiểm soát ở mức hợp lý.
Năm 2020:[4].
- Trong năm 2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ
(CSTT) chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa
và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô, thị trường tiền tệ và ngoại hối, hỗ trợ phục hồi kinh tế trước diễn biến phức tạp
của dịch Covid-19. Đồng thời, chỉ đạo các TCTD triển khai quyết liệt các biện
pháp ứng phó với tác động của dịch; hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tháo gỡ khó
khăn do covid-19, lũ lụt để sớm phục hồi sản xuất kinh doanh; tiếp tục triển khai
quyết liệt công tác cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu.
+ Tác động: Đến ngày 18/12/2020, tổng phương tiện thanh toán M2* tăng
12,83% so với cuối năm 2019 và tăng 14,62% so với cùng kỳ 2019. Thanh khoản
của hệ thống TCTD thông suốt.
- Về điều hành lãi suất: Trong năm 2020, NHNN đã 03 lần điều chỉnh giảm đồng
bộ các mức lãi suất với tổng mức giảm tới 1,5-2,0%/năm lãi suất điều hành (là một
trong các ngân hàng trung ương (NHTW) có mức cắt giảm lãi suất điều hành lớn
nhất trong khu vực); giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi; giảm 1,5%/năm trần
lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời chỉ đạo các TCTD tiết
kiệm chi phí, giảm mạnh lãi suất cho vay, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên.
+ Tác động: tính đến tháng 11/2020, mặt bằng lãi suất cho vay giảm bình quân
khoảng 1%/năm so với cuối năm 2019; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND
đối với một số ngành, lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,5%/năm.
- Về điều hành tỷ giá, NHNN điều hành, công bố tỷ giá trung tâm linh hoạt hàng
ngày phù hợp diễn biến thị trường, cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu
CSTT. Tỷ giá USD/VND diễn biến phù hợp với điều kiện thị trường và biến động
của USD trên thị trường thế giới.
- Về điều hành tín dụng: NHNN chủ động điều hành hợp lý tốc độ tăng trưởng tín
dụng phù hợp với mức độ mức hấp thụ của nền kinh tế, tập trung vào các lĩnh vực
sản xuất - kinh doanh, tiêu dùng, lĩnh vực ưu tiên, theo chủ trương của Chính phủ,
góp phần quan trọng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, duy trì tăng trưởng
kinh tế sau dịch. Tín dụng đối với lĩnh vực rủi ro được kiểm soát chặt chẽ. Các
TCTD đã triển khai nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi. Do cầu tín
dụng suy yếu bởi tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nên tín dụng tăng thấp
hơn các năm trước. Đến 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019,
tăng 11,62% so cùng kỳ 2019.
Năm 2021:[5].
- Trong nước, đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư tác động nghiêm trọng đến
mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội; giãn cách xã hội, chuỗi cung ứng đứt gãy, tỷ lệ
thất nghiệp gia tăng trong khi nhiều doanh nghiệp thiếu hụt lao động… đã bào mòn
sức chống chịu của doanh nghiệp, người dân, tạo gánh nặng lớn lên hệ thống an
sinh xã hội. Trong bối cảnh đó, mục tiêu bảo vệ sức khỏe Nhân dân được Đảng và
Nhà nước ưu tiên trước hết và trên hết; với sự phối hợp nhịp nhàng của các chính
sách kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội kịp thời, đồng bộ nên mặc dù bị tác động
nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19 nhưng tăng trưởng kinh tế năm 2021 vẫn đạt
2,58%, lạm phát được kiểm soát ở mức 1,84%, thấp nhất kể từ năm 2016.
- Bám sát các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, ngay từ đầu năm, NHNN đã chủ động,
quyết liệt, chỉ đạo hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) triển khai đồng bộ, hiệu quả
các giải pháp điều hành CSTT, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa (CSTK)
và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,
đồng thời triển khai hàng loạt các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, đồng hành
với doanh nghiệp và người dân; phù hợp với đặc thù và tính chất cấp bách của tình
hình trong nước, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đảm bảo thanh khoản thông suốt trên thị trường tiền tệ, tạo điều
kiện để TCTD tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ TCTD đẩy mạnh tín dụng
đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế.

NHNN mua lượng lớn ngoại tệ bổ sung Dự trữ ngoại hối Nhà nước, đưa tiền đồng
ra thị trường, qua đó thanh khoản hệ thống TCTD dồi dào, đồng thời, hàng ngày
NHNN chào mua giấy tờ có giá trên thị trường mở nhằm phát tín hiệu sẵn sàng hỗ
trợ thanh khoản, ổn định thị trường tiền tệ. Nhờ đó, lãi suất liên ngân hàng giảm
xuống và duy trì ở mức rất thấp trong lịch sử, giảm chi phí vốn đầu vào cho TCTD,
qua đó tạo điều kiện thuận lợi để TCTD giảm lãi suất cho vay.

Thứ hai, duy trì lãi suất điều hành ở mức thấp, tạo điều kiện và định hướng
để mặt bằng lãi suất cho vay của TCTD giảm.

Ngay khi dịch bệnh bùng phát trong năm 2020, NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều
hành với mức giảm 1,5 - 2%/năm, là một trong những ngân hàng trung ương
(NHTW) giảm lãi suất điều hành mạnh nhất khu vực. Trong năm 2021, NHNN duy
trì các mức lãi suất thấp này, kết hợp điều hành thanh khoản dồi dào trên thị trường
tiền tệ. Kết quả là, đến cuối tháng 11/2021, lãi suất huy động và cho vay VND bình
quân của TCTD giảm tương ứng khoảng 0,51%/năm và 0,81%/năm so với cuối
năm 2020 sau khi đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020. Lãi suất cho vay bình
quân đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ là 4,3%/năm
(thấp hơn mức trần quy định là 4,5%/năm).

Thứ ba, đảm bảo cung ứng vốn tín dụng đầy đủ và kịp thời cho các nhu cầu
sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, linh hoạt điều chỉnh chỉ tiêu tăng
trưởng tín dụng đối với các TCTD, hướng tăng trưởng tín dụng gắn với chất
lượng.

NHNN điều hành tăng trưởng tín dụng trên cơ sở chỉ tiêu định hướng từ đầu năm,
và linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với diễn biến phức tạp, khó lường của dịch
Covid-19. Theo đó, NHNN điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng cho TCTD có năng
lực tài chính, quản trị điều hành, có khả năng mở rộng tín dụng an toàn, lành mạnh,
để kịp thời hỗ trợ nền kinh tế. Đồng thời, NHNN chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín
dụng an toàn, hiệu quả, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu
tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tăng cường quản
lý rủi ro đối với tín dụng tiêu dùng; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và
người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, góp phần hạn chế tín dụng đen.

Trên cơ sở đó, tín dụng tăng ngay từ đầu năm và cao hơn năm 2020, kịp thời đáp
ứng nhu cầu của nền kinh tế. Đến ngày 30/12/2021, tín dụng tăng 13,47% so với
cuối năm 2020, tăng 13,79% so với cùng kỳ năm 2020 (cùng kỳ năm 2020 tăng
11,85% so với cuối năm 2019 và tăng 11,93% so với cùng kỳ năm 2019). Cơ cấu
tín dụng chuyển dịch tích cực, tập trung cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh; 4/5
lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm
20201, hỗ trợ tích cực quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển thủy sản,
công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), doanh nghiệp xuất khẩu,
doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tăng trưởng tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn
rủi ro như bất động sản, chứng khoán trong tầm kiểm soát của NHNN.

Thứ tư, ổn định thị trường ngoại tệ.

NHNN điều hành tỷ giá linh hoạt, bám sát cung cầu thị trường, các cân đối vĩ mô,
tiền tệ và mục tiêu CSTT. Trong khi xu hướng rút vốn khỏi các nước mới nổi và
đang phát triển khiến đồng tiền của nhiều nước trong khu vực mất giá khá lớn so
với USD (Baht Thái giảm 9,7%, Ringgit Malaysia giảm 2,5%, Đô-la Singapore
giảm 1%) thì tỷ giá USD/VND tiếp tục được duy trì ổn định. Đến cuối tháng
12/2021, tỷ giá trung tâm USD/VND chỉ tăng 0,06% so với cuối năm 2020. Thanh
khoản ngoại tệ trên thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của người
dân, doanh nghiệp đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.

Thứ năm, triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị
ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Bên cạnh việc điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, NHNN chỉ đạo TCTD đồng
hành cùng doanh nghiệp, người dân, triển khai hàng loạt các giải pháp hỗ trợ khách
hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; liên tục rà soát, chỉnh sửa để các biện pháp,
chính sách hỗ trợ ngày càng thiết thực hơn, dễ tiếp cận và đi vào đời sống hơn, cụ
thể:

(i) Kịp thời sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 cho
phép TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ
nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (Thông tư số
03/2021/TT-NHNN ngày 02/4/2021 và Thông tư số 14/2021/TT-NHNN ngày
07/9/2021) qua đó mở rộng quy mô, phạm vi đối tượng áp dụng các biện pháp hỗ
trợ, kéo dài thời gian hỗ trợ đến tháng 6/2022. Đến ngày 20/12/2021, hệ thống
TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 775.000 khách hàng,
lũy kế giá trị nợ được cơ cấu từ ngày 23/01/2020 khoảng 607.000 tỷ đồng; miễn,
giảm, hạ lãi suất cho 2 triệu khách hàng với dư nợ 3,87 triệu tỷ đồng; cho vay mới
lãi suất thấp hơn so với trước đại dịch Covid-19 với doanh số lũy kế từ ngày
23/01/2020 đạt trên 7,4 triệu tỷ đồng cho hơn 1,3 triệu khách hàng.

(ii) Hỗ trợ người sử dụng lao động trả lương ngừng việc cho người lao động.
NHNN cho vay tái cấp vốn với lãi suất 0%/năm, không tài sản bảo đảm đối với
NHCSXH để cho vay người sử dụng lao động trả lương ngừng việc cho người lao
động, khôi phục sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, hàng nghìn lượt người lao động đã
được hỗ trợ trả lương trong thời gian ngừng việc từ các chương trình cho vay này,
theo đó đợt hỗ trợ thứ nhất (kết thúc vào ngày 31/01/2021) có 245 người sử dụng
lao động vay để trả lương ngừng việc cho 11.276 người lao động; đợt hỗ trợ thứ
hai được tích cực triển khai kể từ tháng 7/2021, đến 27/12/2021 có 2.311 đơn vị sử
dụng lao động vay để trả lương cho 527.309 lượt người lao động.

(iii) Tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines
- VNA) theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ: NHNN đã
ban hành các quyết định tái cấp vốn tối đa 4.000 tỷ đồng cho 03 TCTD sau khi các
TCTD này cho VNA vay; đến ngày 27/12/2021, NHNN đã giải ngân tái cấp vốn
3.862,6 tỷ đồng đối với 03 TCTD này.

(iv) Tiếp tục thực hiện các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán cho
người dân, doanh nghiệp với tổng số phí dịch vụ thanh toán mà NHNN và Napas
giảm để hỗ trợ nền kinh tế trong năm 2021 khoảng 1.557 tỷ đồng. Nhờ đó, TCTD
tiếp tục giảm, miễn phí dịch vụ thanh toán cho khách hàng; tăng cường các ứng
dụng chuyển đổi số, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, theo đó, bên cạnh
các phương thức thanh toán qua POS, ATM, chuyển khoản, Internet, mã QR thì từ
năm 2021, NHNN tiếp tục cho phép các ngân hàng mở tài khoản trực tuyến thông
qua công nghệ eKYC, triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán
hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money)..

*phương tiện thanh toán M2: một trong những thước đo mức độ “bơm tiền" ra nền
kinh tế của hệ thống ngân hàng, một “mắt xích” quan trọng để đo mức độ lạm phát
tăng cao hay thấp.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
[1]. https://thuvienphapluat.vn/van-ban
[2]. GTrinhTCTT.pdf
[3]. https://thoibaonganhang.vn/chinh-sach-tien-te-nam-2019-chu-dong-
linh-hoat-bam-sat-dien-bien-kinh-te-vi-mo-96615.html
[4]. https://www.agribank.com.vn/vn/ve-agribank/tin-tuc/dtl/!ut/p/z0/
fczBCsIwDAbgp9kxtNM58SgiUw8yEWHrRWJX2jjJnLbDx7dDwZu3_0_y
RShRCcU4kEVPHeMt9lrl50m6zjbZUZbFbL2Qh3xenParciq3qdgJ9f8gfqBr
36ulULpjb15eVGgvyG0iBwNoH_Qpnhh80DEggXbEDtgig0O2iWzIhDG6
7-qJ2oEnE42BAcF16KHp2P4QNHHEboSt8dAHjCAqHbS4t6p-A5k4pTU!/
[5]. https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ttsk/
ttsk_chitiet?dDocName=SBV482209&p=1&_afrLoop=1286317057679100#
%40%3F_afrLoop%3D1286317057679100%26centerWidth
%3D80%2525%26dDocName%3DSBV482209%26leftWidth
%3D20%2525%26p%3D1%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter
%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dk0a62iz3k_167

You might also like