You are on page 1of 7

1.

Động từ thể て、 [động từ thể て、] ~


 Nghĩa : Làm~, làm~ 
 Cách dùng :
Mẫu câu dùng thể 「て」 để nối từ 2 động từ trở lên với nhau
Đặt động từ theo thứ tự xảy ra
Thời của câu do động từ cuối quyết định
 Ví dụ :
あさジョギングをして、シャワーをあびて、かいしゃへいき
ます。
Buổi sáng tôi chạy bộ, tắm rồi đến công ty
こうべへいって、えいがをみて、おちゃをのみました。
Tôi đến Kobe, xem phim rồi uống trà

2. Tính từ đuôi い → ~くて、~


 Nghĩa : tính từ~, tình từ~
 Cách dùng :
Mẫu câu dùng để nối tính từ đuôi い với một ngữ hoặc một câu
khác
Khi nối tính từ thì phải bỏ [い] thêm [くて], tính từ cuối cùng
không bỏ [い]
 Ví dụ :
おおきいーーー>おおきくて
ちいさいーーー>ちいさくて
いいーーーーー>よくて(*)
ミラーさんはわかくて、げんきです。
Anh Miller trẻ và khỏe mạnh
きのうはてんきがよくて、あついです。
Hôm qua thời tiết đẹp và nóng

3. Danh từ / Tính từ đuôi な(bỏ な)+ で、~


 Nghĩa : danh từ~danh từ ~ hoặc tính từ~, tính từ~
 Cách dùng :
Mẫu câu dùng để nối các câu có Danh từ / tính từ đuôi な cùng
hoặc không cùng chủ đề
*với các câu có ý nghĩa trái ngược nhau thì ta dùng [が]
 Ví dụ :
カリナさんはインドネシアじんで、きょうとだいがくのりゅ
うがくせいです。
Chị Karina là người Indonesia và là lưu học sinh tại trường đại học
Kyoto
ミラーさんはハンサムっで、しんせつです。
Anh Miller vừa đẹp trai và tốt bụng
ならはきれいで、しずかなまちです。
Nara là một thành phố đẹp và yên tĩnh.

4. Động từ 1 thể て から、Động từ 2


 Nghĩa : Sau khi động từ 1, động từ 2
 Cách dùng :
Diễn tả sau khi hành động 1 kết thúc thì hành động 2 được
thực hiện.
Thời của câu do động từ cuối quyết định
 Ví dụ :
くにへかえってから、ちちのかいしゃではたらきます。
Sau khi về nước, tôi làm việc ở công ty của bố
コンサートがおわってから、レストランでしょくじしました。
Sau khi buồi hòa nhạc kết thúc, tôi đi ăn ở nhà hàng

5. Danh từ 1 は Danh từ 2 が Tính từ


 Nghĩa : Danh từ 2 của danh từ 1 thì tính từ
 Cách dùng : Danh từ 1 là chủ đề của câu, trong đó tính từ bổ
nghĩa cho Danh từ 2
 Ví dụ :
おおさかはたべものがおいしいです。
Đồ ăn ở Osaka ngon
ドイツのフランケンはワインがゆうめいです。
Rượu ở vùng Franken của Đức thì nổi tiếng
マリアさんはかみがながいです。
Tóc của chị Maria dài

6. どうやって
 Nghĩa : Làm thế nào/ bằng cách nào
 Cách dùng :
Mẫu câu dùng để hỏi về trình tự hoặc cách làm việc gì đó.
Trả lời thì dùng cách nối câu bằng động từ thể て
 Ví dụ :
だいがくまでどうやっていきますか?
Đến trường đại học bằng cách nào?
きょうとえきで16ばんのバスにのって、だいがくまえでお
ります。
Lên xe buýt số 16 ở ga Kyoto rồi xuống ở trước trường đại học

7. どの
 Nghĩa : Cái nào
 Cách dùng : đứng trước danh từ, dùng để xác định một đối
tượng (vật/người)trong một nhóm đối tượng từ 3 trở lên
 Ví dụ :
サントスさんはどのふとですか?
Anh Santos là người nào?
あのせがたかくて、かみがくろいひとです。
Là người cao và tóc đen đó

Bai 17 Minna no Nihongo


1. Thể ない của động từ
Thể của động từ khi đi kèm với [ない] được gọi là thể [ない] của động từ.
Ví dụ như [かかない] là thể [ない] của động từ [かきます].

2. Chia động từ thể [ない]


 Động từ nhóm I

Độ ng từ Thể [ない]

かきます かかない

ききます きかない

およぎます およがない

のみます のまない

あそびます あそばない

まちます またない

とります とらない

あいます あわない

はなします はなさない

 Động từ nhóm II

Đối với động từ nhóm này thì thể [ない] giống như thể [ます]
Ví dụ :
たべますーーー> たべない
いれますーーー> いれない

 Động từ nhóm III

Đối với động từ [します] thì thể [ない] giống thể [ます],

Đối với động từ [きます] thì là [こない]


Ví dụ :
べんきょうしますーーー>べんきょうしない
きますーーーーーーーー>こない

3. Động từ thể [ない] + ないでください:


Đừng ~ / không làm gì đó …..
 Cách dùng : Khi muốn khuyên hay yêu cầu ai không làm gì việc gì
đó
 Ví dụ :
わたしはげんきですから、しんぱいしないでください。
Tôi khỏe lắm nên đừng lo lắng.
ここでしゃしんをとらないでください.
Xin đừng chụp ảnh ở đây

4. Động từ thể [ない] + なければなりません


Phải ~, bắt buộc phải ~ …….
 Cách dùng: biểu thị một việc coi như nghĩa vụ phải làm, bất chấp ý
hướng của người làm.
 Dù chia thể phủ định nhưng mang ý nghĩa khẳng định.
 *động từ chia sang thể [ない], bỏ [い] + [ければなりません]
 Ví dụ :
くすり)をのまなければなりません。
Phải uống thuốc.
まいにちにほんごをべんきょうしなければなりません。
Hàng ngày (tôi) phải học tiếng Nhật.

5. Động từ thể [ない] + なくてもいいです


Không phải làm ~
 Cách dùng : biểu thị sự không cần thiết của hành vi mà động từ diễn tả
*động từ chia sang thể [ない] bỏ [い]
 Ví dụ :
あすこなくてもいいです。
Ngài mai bạn không đến cũng được.
どようびのごごべんきょうしなくてもいいですか。
Chiều thứ 7 không học có được không ạ?

6. Danh từ(tân ngữ) は


 Cách dùng:
Đưa tân ngữ lên làm chủ đề nhằm nhấn mạnh ý muốn diễn tả
Vì được đưa lên làm chủ đề nên trợ từ [を] của tân ngữ được thay
bằng [は]
 Ví dụ :
ここににもつをおかないでください。
Đừng để hành lý ở đây
->にもつはここにおかないでください。
Hành lý thì xin đừng để ở đây

7. Danh từ (thời gian) + までに + Động từ
Trước khi :~
 Cách dùng : hành động hay công việc phải được tiến hành trước
thời hạn được chỉ định bởi [までに]
*[までに] khác với trợ từ [まで] và trợ từ [に]
 Ví dụ:
かいぎは5じまでにおわります。
Cuộc họp sẽ kết thúc trước 5 giờ
どようびまでにほんをかえさなければなりません。
Phải trả sách trước thứ 7

You might also like