You are on page 1of 26

TỔNG HỢP 89 MẪU NGỮ PHÁP N4

THƯỜNG XUẤT HIỆN TRONG ĐỀ THI JLPT

1.~ ができる / ~ ことができる:Có thể làm…


Cách chia động từ thể khả năng:
1. Động từ nhóm 1: Chuyển đuôi う → える (u → eru)
● 書く (かく) → 書ける (viết)
● 話す (はなす) → 話せる (nói, kể chuyện)
● 会う (あう) → 会える (gặp)
2. Động từ nhóm 2: Chuyển る → られる (Đôi khi 「ら」được lược bỏ và chỉ dùng 「れる」)
● 食べる (たべる) → 食べられる (ăn) (食べれる)
● 見る (みる) → 見られる (nhìn, xem) (見れる)
● 借りる (かりる) → 借りられる (vay, mượn) (借りれる)
3. Động từ nhóm 3 (Bất quy tắc):
● する → できる、  来る (くる) → こられる
* Không dùng thể khả năng với 2 động từ : 分かる (わかる: hiểu) và 知る (しる: biết) vì bản
thân hai động từ này đã hàm nghĩa chỉ khả năng: 分けれる、知れる
Cấu trúc của thể khả năng:
● [Danh từ] + が(thay cho を) + động từ thể khả năng: Có thể làm gì đó
Ví dụ:
1. 私は漢字が書けます。Tôi có thể viết được kanji. (漢字: kanji)
2. 英語 (えいご)が 話せません。Tôi không nói được tiếng Anh.

Cấu trúc: [Động từ thể từ điển] + こと + が + できる: Có thể làm gì


Ví dụ:
1. 英語 (えいご) を話す (はなす) ことができます。Tôi có thể nói tiếng Anh.
2. すしを食べることができる。Tôi có thể ăn sushi.
3. 漢字(かんじ)を書く (かく)ことができます。Tôi có thể viết kanji.

Thể phủ định: [Động từ thể từ điển] + こと + が + できない: Không thể làm gì
Ví dụ: 英語 (えいご) を話す (はなす) ことができません。Tôi không thể nói tiếng Anh.

2.~ ようになる/~なくなる
Đây là mẫu câu diễn đạt sự chuyển biến về khả năng. 「~ようになる」diễn đạt sự thay đổi từ
tình trạng không thể sang có thể. 「~なくなる」diễn đạt sự thay đổi từ tình trạng có thể sang
không thể.
Hai mẫu câu này dùng với động từ thể khả năng.
Câu ví dụ:
1.最近 (さいきん)少しまわりの人たちが言っていることがわかるようになってきました。
→ Gần đây, tôi đã có thể hiểu một chút những gì người xung quanh nói.
(最近: さいきん: gần đây、少し: すこし: một chút、まわり: xung quanh、なってきた: diễn đạt sự
thay đổi từ quá khứ so với hiện tại)
2. 暑くなりましたから、夜(よる)よく寝られなくなりました。
→ Trời nóng hơn nên buổi tối không thể ngủ ngon được. (暑い: あつい: nóng)

3. ~ ようにする
1. Cấu trúc 1: [Động từ thể từ điển/ thể ない] + ようにする/ ようにしています
Ý nghĩa: Mẫu câu diễn tả ý định sẽ làm/ không làm việc gì đó, thường là nhấn mạnh sự cố
gắng để đạt được sự thay đổi (thường là theo hướng tốt lên). 「ようにしています」thể hiện là
việc đó đang được thực hiện đều đặn.
Ví dụ:
① 野菜(やさい)を毎日たくさん食べるようにしています。
→ Tôi cố gắng ăn thật nhiều rau mỗi ngày.
2. Cấu trúc 2: [Động từ thể từ điển/ thể ない] + ようにしてください。
Ý nghĩa: Diễn đạt sự nhắc nhở, yêu cầu mang tính nhẹ nhàng, gián tiếp.
Ví dụ:
① 毎日運動(うんどう) するようにしてください。
→ Hãy cố gắng vận động hàng ngày.
* Không dùng mẫu câu này để sai khiến, nhờ vả đối với hành động cần thực hiện ngay tại
chỗ.
(○)すみなせんが、塩(しお) を取ってください。Xin lỗi hãy lấy giúp tôi muối.
(x)すみませんが、塩を取るようにしてください。
* So sánh 「ようにする」với 「ようになる」
「ようになる」diễn tả sự thay đổi đã có kết quả, đã hoàn thành và thường dùng với thể khả
năng. còn「ようにする」mới chỉ diễn tả ý chí, ý định sẽ cố gắng còn chưa rõ về mặt kết quả ra
sao.

4.~ つもりです:Tôi định…( nói về dự định )


Mẫu câu này dùng để diễn đạt một hành động sẽ làm hay một dự định nhưng chưa chắc
chắn hoặc chưa được quyết định chính thức. Dự định này đã được suy nghĩ từ trước đó tới
bây giờ chứ không phải là ý định bột phát, nảy ra ngay trong lúc nói.
Cấu trúc: [Động từ thể từ điển] + つもりです
Ví dụ: わたしは 大阪に いくつもりです。(Tôi sẽ đi Osaka) (大阪:おおさか:Osaka)

5. ~ 予定です
Cấu trúc:
● [Động từ thể từ điển] + 予定です。
● [Danh từ + の] + 予定です。
Ý nghĩa: 「予定」(よてい) nghĩa là “dự định/ kế hoạch”. Mẫu câu này diễn tả một việc mà
người nói dự định hoặc có kế hoạch sẽ làm. Dự định này đã được quyết định chính thức rồi.
Ví dụ:
7月の終(お) わりにドイツへ出張(しゅっちょう)する予定です。
→ Tôi có kế hoạch đi công tác ở Đức vào cuối tháng 7.
* Phân biệt 「ようと思います」、「つもりです」và「予定です」
①「予定です」khác 2 mẫu còn lại ở chỗ nó diễn tả một dự định, lịch trình hay kế hoạch đã
được quyết định, không phải là ý định đơn thuần của người nói.
②「つもりです」và 「ようと思います」đều diễn đạt ý định sẽ làm gì của người nói, nhưng với
「つもりです」thì ý định thường đã có từ trước đó, còn 「ようと思います」có thể diễn đạt cả ý
định bột phát, vừa nảy ra trong lúc nói.
Ví dụ:
① 大阪に行く予定です。(Tôi có kế hoạch đi Osaka và việc đó đã được quyết định chính
thức rồi)
② 大阪に行くつもりです。(Tôi nghĩ về việc đi Osaka từ trước rồi và dự định sẽ đi nhưng có
thể vẫn chưa quyết)
③ 大阪に行こうと思います。(Có thể bao hàm ý nghĩa giống với つもり ở trên cũng có thể
dùng trong trường hợp là nảy ra ý định ngay trong lúc nói, ví dụ đang nói chuyện với bạn,
bạn ý nói đến Osaka và cảm thấy thích thú, thế là nói luôn là tôi sẽ đi Osaka một ngày nào
đó)
③ 「予定です」và「つもりです」 không dùng với các việc xảy ra hàng ngày nhưng 「ようと思い
ます」 thì có thể dùng.
→ Ví dụ: 早く寝ようと思います。Tôi sẽ ngủ sớm.
 Nhưng không thể nói: 早く寝るつもりです/ 予定です(x)。

6.~ よう ( どうしの意志形(いしけい) ):Thể ý chí của động từ. Là


cách nói ngắn gọn của ~ましょう.
Động từ thể ý chí
Động từ thể ý chí, trong tiếng Nhật gọi là 意思形 (いしけい). Ở trình độ N5 chúng ta đã học
thể ~ましょう, đây chính là dạng lịch sự của thể ý chí. Gọi là thể ý chí vì nó diễn đạt ý chí
muốn làm gì đó, muốn mời mọc, rủ rê, hay đề xuất một việc gì đó.
Cách chia động từ thể ý chí:
1. Động từ nhóm 1: Chuyển đuôi う → おう
Ví dụ:
買う(かう)→ 買おう (かおう)(mua thôi) (Dạng lịch sự: 買いましょう)
2. Động từ nhóm 2: Chuyển đuổi る→よう
Ví dụ:
食べる(たべる)→ 食べよう(たべよう)(ăn thôi) (Dạng lịch sự: 食べましょう)
3. Động từ nhóm 3 (Bất quy tắc):
する → しよう (Dạng lịch sự: しましょう)
来る(くる)→ 来よう(こよう)(Dạng lịch sự: 来ましょう)
Ví dụ:
あしたもう一度来よう。
→ Mai lại đến lần nữa nào. (もう一度:もういちど: một lần nữa)

7. ~ 意志形+と思(おも)う:Tôi tính…( cũng nói về dự định )


Khi người nói muốn diễn đạt một ý định làm gì đó tới người nghe thì thể ý chí được dùng
kèm với cụm 「と思います」
Cấu trúc: Động từ thể ý chí (Vよう) + と思います
Ví dụ: あした早く起きようと思います。
→ Ngày mai tôi sẽ dậy sớm. (早く:はやく:sớm、起きる:おきる:dậy)
Nếu ý định mang tính chắc chắn và sẽ thực hiện vào một thời điểm nhất định, thì 「と思って
います」 sẽ được dùng thay cho 「と思います」
Cấu trúc: Động từ thể ý chí (Vよう) + と思っています
Ví dụ:
1. 夏休みに旅行しようと思っています。
→ Nghỉ hè tôi sẽ đi du lịch. (夏休み:なつやすみ: nghỉ hè、旅行する: りょこうする: đi du lịch)
2. 木村さん(きむらさん)は留学しようと思っています。
→ Anh Kimura dự định sẽ đi du học. (留学する: りゅうがくする: du học)
* Vì 「と思います」 diễn đạt ý định tạm thời, mang tính chủ quan nên chỉ được dùng khi người
nói diễn đạt ý định của bản thân mình, còn 「と思っています」 diễn đạt ý định chắc chắn, đã
có chuẩn bị, có hàm nghĩa khách quan nên ngoài những ý định của bản thân người nói ra,
thì mẫu câu này cũng có thể dùng để diễn tả ý định của người nghe hoặc người thứ ba.
1. 夏休みに旅行しようと思っています。
→ Nghỉ hè tôi sẽ đi du lịch. (夏休み:なつやすみ: nghỉ hè、旅行する: りょこうする: đi du lịch)
2. 木村さん(きむらさん)は留学しようと思っています。
→ Anh Kimura dự định sẽ đi du học. (留学する: りゅうがくする: du học)
(x)木村さんは留学しようと思います。→ Cách dùng sai
* Tuy nhiên khi muốn xác nhận, hỏi lại về ý định của người nghe (người trực tiếp nói chuyện
với mình) thì lại dùng mẫu 「と思いますか」
● 木村さんは留学しようと思いますか。(x)木村さんは留学しようと思っていますか。
→ Anh Kimura có định đi du học không?

8.~ 方(かた):Cách…
Mẫu câu này diễn đạt cách/phương pháp làm gì đó.
Cấu tạo: Động từ thể ます (bỏ ます) + 方 (かた)
Ví dụ:
読みます→ 読み方 (よみかた): cách đọc
話します → 話し方 (はなしかた): cách nói chuyện
使います → 使い方 (つかいかた): cách sử dụng
Câu ví dụ: このりょうりの作り方(つくりかた)をしっていますか。
Cậu biết cách làm món ăn này không?
9.~ とか ~ とか:Như là…như là…( dùng để liệt kê )

10.~ の / ~ こと:Dùng để danh từ hóa động từ. Chuyện…; Việc…

11.~ ために、~ :Để…( chỉ mục đích )


1. Cấu trúc:
● [Danh từ] + の + ために
● [Động từ thể từ điển] + ために
2. Ví dụ:
① 試験(しけん)のために、毎日(まいにち)べんきょうしています。
→  Ngày nào tôi cũng học để chuẩn bị cho kỳ thi.
② 日本語を勉強するために、日本にきました。
→ Tôi đã đến Nhật để học tiếng Nhật.

12. ~ように: Để có thể mà, để mà …


1. Cấu trúc:  [Động từ thể từ điển/thể ない/ thể khả năng] + ように
2. Ý nghĩa: Cũng là mẫu câu diễn đạt mục đích, nhưng 「~ように」 khác với 「~ために」 ở
chỗ: mục đích được đề cập đến không thuộc sự kiểm soát trực tiếp của người nói. 「~よう
に」do đó, thường hay đi kèm với thể khả năng (để có thể…), tự động từ hoặc thể ない (để
không …)
3. Ví dụ:
① みんなによく見えるように、字 (じ) を大きく書(か)きました。
→ Tôi viết chữ to để mọi người có thể nhìn rõ.
* Một số ví dụ giúp phân biệt ý nghĩa giữa 「~ように」và 「~ために」
① So sánh hai câu sau:
● 子どもが勉強するように、新しい机(つくえ)を買(か)ってあげました。
→ Tôi mua tặng con cái bàn mới để con học. → mục đích là hướng về “con”, không phải
“tôi”
● 私は勉強するために、新しい机を買(か)いました。
→ Tôi mua cái bàn mới để tôi học. → mục đích là hướng về bản thân “tôi”
② So sánh hai câu sau:
● みんなによく見えるように、字を大きく書(か)きました。
→ Tôi viết chữ to để mọi người có thể nhìn rõ. → mục đích là hướng về “mọi người”, không
phải “tôi”
● みんなに説明(せつめい)するために、Powerpoint を使(つか)いました。
→ Tôi dùng powerpoint để giải thích cho mọi người → mục đích là “giúp tôi giải thích”,
hướng về “tôi”
③ Ngoài ra một số mục đích vẫn hướng về người nói, nhưng thuộc về khả năng hoặc người
nói không kiểm soát hay quyết định trực tiếp được thì cũng dùng 「ように」
● ハワイに行けるように、お金を貯(た)めています。(貯める: ためる: tiết kiệm)
→ Tôi tiết kiệm tiền để có thể đi Hawaii. → thuộc về khả năng
● 風邪(かぜ)をひかないように、コートを着(き)た。
→  Tôi mặc áo khoác để không bị cảm → tôi không kiểm soát được việc “bị cảm”, nên làm
gì đó để phòng tránh
* Thể ない thường chỉ dùng với 「ように」

13.~ たことがある:Đã từng…( chỉ những kinh nghiệm đã làm trong


quá khứ )
Cấu trúc này sử dụng động từ thể た.
Thể khẳng định: ~たことがある: Đã từng làm gì đó
1. わたしは にほんへ いったことがある。Tôi đã từng đến Nhật rồi.
2. わたしは すしを たべたことがあります。 Tôi đã từng ăn sushi rồi.
3. かれに あったことがある。Tôi đã từng gặp anh ta.
Thể phủ định: ~たことがありません/~たことがない:  Chưa từng làm gì đó
1. わたしは にほんへ いったことがない。Tôi chưa từng đến Nhật.
2. わたしは すしを たべたことがありません。 Tôi chưa từng ăn sushi.
3. かれに あったことがない。Tôi chưa từng gặp anh ta.

14.MẪU CÂU SO SÁNH


~ は ~ より ~ です:So sánh hơn
Cấu trúc dùng để so sánh giữa hai người, hai đồ vật/sự vật, hoặc hai con vật.
1. [Danh từ 1] は + [Danh từ 2]より + Tính từ + です。 [Danh từ 1], so với [Danh từ 2] thì …
hơn)
Ví dụ:
● くるまは じてんしゃより はやいです。(Ô tô thì nhanh hơn xe đạp) (じてんしゃ: xe đạp;
 はやい: nhanh)
● たなかさんは わたしより せがたかいです。(Tanaka thì cao hơn tôi) (せがたかい:
cao)
● このパソコンは そのパソコンより べんりです。(Máy tính này tiện lợi hơn máy tính kia)
(パソコン: máy tính xách tay)
● とらは ねこより 大きいです。(Hổ thì to hơn mèo) (とら: hổ, ねこ: mèo)
Lưu ý: [Danh từ 1] ở mức độ cao hơn so với [Danh từ 2]
2. [Danh từ 2] より + [Danh từ 1] のほうが + Tính từ + です。(So với [Danh từ 2][Danh từ 1]
thì … hơn)
Đây chỉ là cách nói đảo ngược lại trật tự của hai danh từ, còn về ý nghĩa, thì [Danh từ 1]
vẫn ở mức độ cao hơn so với [Danh từ 2]
Ví dụ:
● じてんしゃより くるまのほうが はやいです。(So với xe đạp thì ô tô nhanh hơn)

~ は ~ ほど ~ ない:So sánh không bằng


Động từ thể thường + ほど ~ ない (so sánh)
● おいしいものを食べるほど幸(しあわ) せなことはない。
→ Không gì hạnh phúc bằng được ăn món ăn ngon.
● 海外で働くほど大変なことはない。
→ Không việc gì vất vả bằng việc đi làm ở nước ngoài.
● 今日は思ったほど暑くない。
→ Hôm nay không nóng như tôi đã nghĩ.

~ と ~ と、どちらが ~ ですか:Giữa N1 và N2 thì bên nào…


Cấu trúc so sánh này dùng để so sánh giữa hai đối tượng là N1 và N2, ý nghĩa là cái nào thì
hơn ...
Ví dụ :
お茶とコーヒーと どちらが好きですか。: Trà và cà phê thì bạn thích cái nào hơn?
=>お茶 の方が好きです。: Tôi thích trà hơn

~ の中で ~ が いちばん ~ ですか:Trong…thì…nhất ( so sánh nhất )


「いちばん」là số một. Mẫu câu này nghĩa là trong số những thứ được đề cập đến, cái nào là
tốt nhất/ là số một.
Cấu trúc: [Danh từ 1] のなかで、[Danh từ 2] が いちばん (+ [Tính từ]) + (です)
Ví dụ:
1. あの図書館 (としょかん) のなかで この本がいちばん。Trong thư viện kia thì cuốn
sách này là hay nhất. (としょかん: thư viên) → 「いちばん」 ở đây mang nghĩa là 「いち
ばんいいです」(tốt nhất/ hay nhất)
2. かのじょは どうぶつのなかで ねこが いちばん すきです。Cô ấy thích mèo nhất
trong số các động vật. (どうぶつ: động vật)

15.~ は ~ が 形容詞(けいようし) ( 状態を表す ):Dùng để miêu tả dáng


vẻ, tình trạng, trạng thái.

16.~ にする:(Quyết định) chọn…


Cấu trúc 1: [Danh từ] + にする: Quyết định chọn cái gì
① コーヒーにします。
→ Tôi chọn cà phê (gọi món trong nhà hàng)
② 夏休み(なつやすみ)の旅行(りょこう)は日本にします。
→ Tôi quyết định sẽ chọn Nhật để đi du lịch vào kì nghỉ hè.
Cấu trúc 2: [Động từ thể từ điển/thể ない] + ことにする: Quyết định làm gì/ không làm gì.
① 日本に留学(りゅうがく)することにしました。
→ Tôi đã quyết định đi du học Nhật.
17.~ だろう / ~ だろうと思(おも)う :Tôi đoán là…( dùng để suy đoán )

18.~ と言います/と読みます/と書いてあります ( Dùng để trích dẫn )

~と言いました/ と言っていました: (Ai đó) đã nói rằng/ là …


Đây là mẫu câu dùng để trích dẫn lời nói của người khác.
Cấu trúc: A + は/が +「Câu nói trực tiếp」/ Thể thường (ふつう形) + と言いました/ と言っていま
した。
「と言いました」được dùng khi trích dẫn nguyên văn không thay đổi nội dung lời nói của
người khác, còn「 と言っていました」dùng để truyền đạt lại lời nói của người khác với một
người thứ ba, có thể giữ nguyên nội dung hoặc chỉ truyền đạt lại ý chính.
Ví dụ:
● 田中さんは「来週東京へ出張します」と言いました。Anh Tanaka nói: “Tuần tới tôi sẽ đi
Tokyo công tác.”
→ Câu này chỉ đơn thuần là diễn đạt lại nguyên văn lời anh Tanaka nói.
● 田中さんは来週東京へ出張すると言っていました。Anh Tanaka đã nói rằng ngày mai
có cuộc họp đấy.
→ Câu này mang tính truyền đạt lại những gì anh Tanaka nói với một người thứ ba.

~ と読みます(とよみます): Đọc là …
Mẫu câu giải thích cách đọc của từ/ cụm từ nào đó.
① この漢字(かんじ)何と読みますか。
→ Chữ kanji này đọc như thế nào?
② 「普通」は「ふつう」と読みます。
→ 「普通」đọc là 「ふつう」

~と書いてある: Viết là/ ghi là…


Mẫu câu dùng để giải thích ý nghĩa của những thứ được viết trên bảng hiệu, biển báo hay
giấy tờ gì đó.
① ここに「立入禁止(たちいりきんし)」と書いてあります。
→ Ở đây viết là “Cấm vào”

19.~ ほうがいいです:Nên/không nên làm…


Mẫu câu này được dùng để đưa ra lời khuyên, đề xuất: Tốt hơn là nên… / không nên …
● [Động từ thể た] + ほうがいいです。Nên làm gì
● [Động từ thể ない] + ほうがいいです。Không nên làm gì
Ví dụ:
1. かぜなら、くすりを すぐのんだほうがいいですよ。(Nếu bị cảm thì cậu nên uống thuốc
ngay đi) (かぜなら: nếu bị cảm、くすりをのむ: uống thuốc、すぐ: ngay)
2. このパソコンを かわないほうがいいです。たかすぎるんです。(Đừng mua cái máy tính
xách tay này. Quá đắt đấy)
20.Nghi vấn từ + でも:Tất cả/ toàn bộ…
Ví dụ:この店は品物は何でも100円。Hàng hóa của cửa hàng này thì cái gì cũng 100 yên.

21.~か/~ かどうか
Mẫu câu này dùng để trích dẫn gián tiếp một câu hỏi trong câu.
Mẫu câu 1: Đối với câu hỏi có từ để hỏi: ~か
● [Từ để hỏi (何/ だれ/ いつ/どこ…)] + [Động từ thể thường (普通形)] + か、~
● [Từ để hỏi (何/ だれ/ いつ/どこ…)] + [Tính từ -i (thể thường)] + か、~
● [Từ để hỏi (何/ だれ/ いつ/どこ…)] + [Tính từ -na (bỏ な)/ Danh từ] + か、~
Ví dụ:
① Câu hỏi: 電車(でんしゃ)が 何時(なんじ)に 大阪(おおさか)に 着(つ)きますか。しってい
ますか?
→ Mấy giờ tàu sẽ đến Osaka? Anh có biết không?
Dạng gián tiếp: 電車(でんしゃ)が 何時(なんじ)に 大阪(おおさか)に 着(つ)く か しっていま
すか。
→ Anh có biết mấy giờ tàu sẽ đến Osaka không?
Mẫu câu 2: Đối với câu hỏi lựa chọn có – không: ~かどうか
● [Động từ thể thường (普通形)] + かどうか、~
● [Tính từ -i (thể thường)] + かどうか、~
● [Tính từ -na (bỏ な)/ Danh từ] + かどうか、~
Ví dụ:
① Câu hỏi: 山田さんがパーティーに来(き) ますか。/ わかりません。
→ Anh Yamada có đến dự tiệc không?/ Tôi không biết.
Dạng gián tiếp: 山田さんがパーティーに 来(き) るかどうか わかりません。
→ Tôi không biết là liệu anh Yamada có đến dự tiệc hay không.

22.~ そうです
A. ~そうです① (伝聞: でんぶん): (Ai đó) nói là…
Mẫu câu này dùng để nói lại thông tin nghe được từ người khác, từ ti vi, đài, hay các
phương tiện truyền thông.
1. Cấu trúc:
● Động từ thể thường (普通形)/ない形 + そうです。
● Tính từ -i/くない/ かった/ くなかった + そうです。
● Tính từ -na/Danh từ + だ/ じゃない/ だった/じゃなかった + そうです。
2. Ví dụ:
● あのレストランはおいしいそうです。
→ Nghe nói là nhà hàng kia ngon lắm đấy.
B. ~そうです② (様態: ようたい): Trông có vẻ, dường như sắp
Mẫu câu này thể hiện sự suy đoán, đánh giá khi nhìn vào người/vật.
1. Cấu trúc:
● Khẳng định:
○ Động từ thể ます (bỏ ます) + そうです: Trông có vẻ/hình như/dường như sắp

○ Tính từ -i (bỏ い) /Tính từ -na (bỏ な) + そうです。Nhìn/trông có vẻ…
● Phủ định:
○ Động từ thể ない→ なさそうです。
○ Tính từ -i  → くなさそうです。
○ Tính từ -na  → Tính từ -na (bỏ な) + そうじゃ/ではありません/じゃなさそうで
す。
2. Ví dụ:
● このケーキはおいしそうですね。
→ Cái bánh ngọt này trông ngon nhỉ.

23.~ のに、~ :Mặc dù…thế nhưng mà…


Mẫu câu diễn tả sự tương phản. Hai vế câu ý nghĩa đối lập nhau: “Mặc dù … nhưng “
Cấu trúc:
● [Động từ thể thường (普通形)] +のに
● [Tính từ -i ] +のに
● [Tính từ -na +な] +のに
● [Danh từ + な] +のに
Ví dụ:
1. このレストランは安いのに、けっこうおいしいです。Nhà hàng này tuy rẻ nhưng khá
ngon (けっこう: khá)

24.~ てしまう:Làm xong..( 1 sự việc đã hoàn thành ); Lỡ làm…( 1 sự


hối tiếc )
1. Cấu trúc: [Động từ thể て] + しまう
2. Ý nghĩa:
① Diễn đạt một sự việc/hành động đã hoàn thành (hay dùng với 「もう」)
● もう宿題をしてしまいました。Tôi đã làm xong hết bài tập rồi.
② Diễn đạt sự tiếc nuối, hối hận vì đã lỡ làm gì đó.
● 今朝(けさ) 財布(さいふ)を落(お)としてしまいました。Sáng nay tôi làm rơi mất ví rồi.
(財布: ví、落とす: làm rơi, đánh rơi)
* Lưu ý: Mẫu câu này hay được sử dụng khi biện bạch, phân trần lý do làm việc gì đó (いい
わけ).
● 山田さん、すみません。山田さんのコーヒーを飲んでしまったんです。
→ Anh Yamada. xin lỗi vì tôi đã uống mất cà phê của anh rồi.

25.~ てみる:Thử làm…


Cấu trúc: [Động từ thể て] + みる: Thử làm gì đó
「みる」 có thể chia ở các thể khác nhau.
① その本(ほん) を読(よ)んでみます。
→ Tôi sẽ thử đọc cuốn sách đó xem sao.

26.~ やすいです/ ~ にくいです


Mẫu câu 1: [Động từ thể ます (bỏ ます)] + やすい (です): dễ làm gì
Ví dụ:
● 使う(つかう)→ 使います → 使いやすい (dễ sử dụng)
● 飲む(のむ)→ 飲みます → 飲みやすい (dễ uống)
● 分かる(わかる)→ わかります → 分かりやすい (dễ hiểu)
● 食べる(たべる)→ 食べます → 食べやすい (dễ ăn)
● 変わる(かわる)→ 変わります → 変わりやすい (dễ thay đổi)
Câu ví dụ:
① このくすり は のみやすいです。
→ Thuốc này dễ uống.
Mẫu câu 2: [Động từ thể ます (bỏ ます)] + にくい (です): khó làm gì
Ví dụ:
● 使う(つかう)→ 使います → 使いにくい (khó sử dụng)
● 飲む(のむ)→ 飲みます → 飲みにくい (khó uống)
● 分かる(わかる)→ わかります → 分かりにくい (khó hiểu)
● 食べる(たべる)→ 食べます → 食べにくい (khó ăn)
● 変わる(かわる)→ 変わります → 変わりにくい (khó thay đổi)
Câu ví dụ:
① 東京(とうきょう)は 住(す)みにくいです。
→ Tokyo khó sống/ Tokyo là một nơi khó sống.

27.~ がする:Có ( mùi, vị, cảm giác )…


Ý nghĩa:
● Cách nói khi bạn muốn thể hiện các cảm giác như âm thanh, giọng nói, mùi vị, khứu
giác, mùi hương và cảm giác.
● Thường được dịch: có mùi, có tiếng,…
Cách sử dụng:
N + がします
Ví dụ:
● どこかでいい匂いがしますね。
Có mùi thơm ở đâu đó.

28.~ ましょうか / ~ ようか: Để tôi làm…( Đưa ra một lời đề nghị, giúp
đỡ ai đó)
Ví dụ:
● クラスのあとで、としょかんにいきましょうか。Sau giờ học, mình cùng đi thư viên
không?
● てつだいましょうか。Tôi có thể giúp được không?
29.~ てはいけない:Không được làm… ( cấm đoán )
Cấu trúc: Động từ chia về thể て+はいけない
Ví dụ: この場所に駐車してはいけない/いけません。Không được đỗ xe ở chỗ này

30.~ なければならない/ ~ なくてはいけない:Phải làm… ( mang tính bắt


buộc, nghĩa vụ )
Cấu trúc: [Động từ thể ない (bỏ ない)] + なければならない/なくてはいけない。
Ví dụ:
1. わたしは しゅくだいを しなければならない。Tôi phải làm bài tập.
2. かれは あした せんせいに レポートをださなくてはいけない。Anh ta phải nộp báo cáo
cho thầy giáo vào ngày mai.

31.~ てもいいです / ~ てもかまわない:Được phép làm… ( cách nói


xin phép )
Cấu trúc: Vて + もいい
Ví dụ:
ここでタバコを吸ってもいいですか。
Tôi hút thuốc ở đây có được không?
~ なくてもいいです / ~ なくてもかまわない:Không cần thiết làm…

32.命令形(めいれいけい):Thể mệnh lệnh của động từ


Cách chia thể mệnh lệnh:
1. Động từ nhóm 1: Chuyển đuôi う → え

言う(いう)→ 言え (nói mau/ nói đi)


話す(はなす)→ 話せ (nói mau/ nói đi)
書く(かく)→ 書け (viết đi/ viết mau)
頑張る(がんばる)→ 頑張れ(cố lên)

2. Động từ nhóm 2: Chuyển đuôi る → ろ


食べる(たべる)→ 食べろ (ăn đi/ ăn mau)
見る(みる)→ 見ろ (nhìn đi)
起きる(おきる)→ 起きろ(dậy mau)

3. Động từ nhóm 3:
する → しろ (làm đi, làm mau)
来る(くる)→ 来い(こい)(lại đây)

Thể mệnh lệnh phủ định

[Động từ thể từ điển (辞書形)] + な: Không được/ Cấm làm gì


Dạng phủ định của thể mệnh lệnh hay dùng trên các biển báo, đặc biệt ở những chỗ nguy
hiểm.

食べるな: Cấm ăn
言うな: Cấm nói
走るな(はしるな): Cấm chạy
入るな(はいるな): Cấm vào

Mẫu câu 「~なさい」: [Động từ thể ます (bỏ ます)] + なさい

Mẫu câu này thể hiện lời đề nghị, yêu cầu (có kèm sắc thái ra lệnh), thường được sử dụng
khi bố mẹ nói với con cái, thầy cô nói với học sinh, người lớn nói với trẻ con (khi muốn nhắc
nhở). Ngoài những trường hợp này, thì chúng ta dùng thể 「~てください」khi muốn đưa ra
yêu cầu, đề nghị lịch sự.

野菜(やさい)を食べなさい。 Ăn rau đi con.


よく聞きなさい。Hãy nghe chăm chú vào (bố mẹ nói với con/ thầy cô nhắc học sinh)
* So sánh sắc thái của các loại câu mệnh lệnh, yêu cầu:

書いてください。 Xin vui lòng viết. (Yêu cầu lịch sự)


書いて。Viết đi (Bạn bè, người thân nói với nhau)
書きなさい。Viết đi (Người trên nói với người dưới)
書け。Viết!/Viết mau (Ra lệnh)

33.~ こと:Việc…; Chuyện… ( dùng để danh từ hóa 1 câu văn )


~ ということ:Việc…; Chuyện… ( dùng để danh từ hóa 1 câu văn )

34.わたしは ~ に ~ を あげる:Tôi tặng…


わたしは ~ に ~ を もらう:Tôi nhận…
~ は 私 に ~ を くれる:Ai đó cho mình cái gì đó.

35.わたしは ~ に ~ を さしあげる:Tôi tặng… ( Cách nói trang trọng )


わたしは ~ に ~ を いただく:Tôi nhận… ( Cách nói trang trọng )
~ は 私 に ~ を くださる:Vị nào đó cho mình cái gì đó. ( cách nói trang trọng )
36.~ ために、~ :Vì…( chỉ nguyên nhân, lý do )

37.~ すぎる:( làm ) quá nhiều.

40.~ ておく:Làm trước…; Làm sẵn… ( cho 1 mục đích đã có từ


trước )
Cấu trúc: [Chủ ngữ] は/ が + [Danh từ] を + [Động từ thể て] + おく

Ý nghĩa: Làm gì đó trước để chuẩn bị cho việc gì khác trong tương lai: làm sẵn, làm
trước

① 来週(らいしゅう)の試験(しけん)のため、漢字(かんじ)を勉強しておきました。

→ Để chuẩn bị cho kỳ thi tuần tới, tôi đã học trước kanji rồi.

* 「~ておく」còn diễn đạt ý nghĩa làm gì đó sẵn giúp cho ai đó.

① お弁当(べんとう)を作(つく)っておいたよ。

→ Tôi làm sẵn bento (cho anh) rồi đấy.

* Trong hội thoại, 「~ておく」được nói tắt thành 「~とく」

→ ホテルを予約(よやく)しとくから、心配(しんぱい)しないで。

41.~ も ~ し、~ も ~
Mẫu câu này dùng để liệt kê nhiều hành động, sự việc hay tính chất. Nó mang nghĩa là
“không chỉ/ không những … mà còn …”
Cấu trúc:

● [Động từ thể thường (普通形)] + し


● [Tính từ -i] + し
● [Tính từ -na(bỏ な)/ Danh từ + だ] + し

Ví dụ:
① 彼女(かのじょ)はきれいだし、性格(せいかく)もいいです。

→ Cô ấy vừa xinh đẹp mà tính cũng rất hay.

Chú ý: 「~し~」 có thể dùng để liệt kê nhiều hơn hai hành động, sự việc hay tính chất.
Vế cuối cùng thường đi kèm với 「も」hoặc 「それに」(thêm nữa, hơn nữa)

42.~ でも:Ngay cả…

43.まるで ~ よう/ みたい:Như thể là… (dùng để so sánh )


Ví dụ:

① 合格(ごうかく)した。まるで夢(ゆめ)のようだ。

→ Đỗ rồi! Cứ như là mơ vậy!

② 彼の日本語はまるで日本人が話しているみたいに聞こえる。

→ Tiếng Nhật của anh ấy nghe cứ như là người Nhật nói vậy.

44.~ ことがある / ~ こともある


Cấu trúc:

● Thể thường (ふつう) + ことがある/ こともある


● Tính từ -na + な + ことがある/ こともある
● Danh từ + の + ことがある/ こともある

Ý nghĩa: Có lúc, thỉnh thoảng, cũng có lúc

Ví dụ:

① 電車は予定の時間に遅れることがある。
→ Thỉnh thoảng cũng có lúc tàu đến muộn so với lịch trình.

② 時間がなくて、朝ごはんを食べないこともある。

→ Thỉnh thoảng vì không có thời gian nên tôi cũng không ăn sáng.

45.~ のです/ ~ んです:Dùng để giải thích 1 tình trạng, trạng thái hay
1 lý do nào đó.
Cấu trúc: [Thể thường (普通形)] + んです。(「~だ」→ なんです)
Ví dụ: いく (đi) → いくんです、あった (đã gặp) → あったんです

Chi tiết cách dùng của 「~んです」:

1. Thể hiện sự quan tâm đến người đối diện, muốn hỏi thêm thông tin hoặc cần lời giải
thích về vấn đề gì đó.

Ví dụ 1: (Nhìn thấy bạn cầm đồ vật mới)

A: どこで かったんですか。Cậu mua ở đâu thế?

B: しんじゅくで かいました。Tớ mua ở Shinjuku.

2. Đặt câu hỏi về nguyên nhân, lý do của việc gì đó & trả lời cho câu hỏi đó.

Ví dụ 1: (Nhìn sắc mặt bạn)

A: どうしたんですか。Anh sao thế?

B: あたまが いたいんです。Anh bị đau đầu.

3. Bổ sung, giải thích thêm cho thông tin mình đưa ra.

Ví dụ 1:

きのう、わたしは がっこうを やすみました。ねつが あったんです。(Hôm qua tớ nghỉ học.


(Vì) tớ bị sốt) (ねつがある: bị sốt)

4. Mở đầu câu chuyện, thu hút sự chú ý của người đối diện trước khi vào chủ đề chính.

Ví dụ: すみません、おねがいが あるんですが。(Xin lỗi, em có việc muốn nhờ ạ.)


46.~ も :Tới… ( nhấn mạnh đến số lượng nhiều )

47.~ ようです ( 推量(すいりょう) ):Dường như là… ( dùng để suy


đoán )

48.~ らしい:Hình như… ( suy đoán ); Nghe nói… ( thông tin nghe
được không chính xác lắm )

49.~ かもしれない:Không chừng là… ( suy đoán: có khả năng xảy


ra sự việc đó )

50.Vるところです:Sắp làm…

Vているところです:Đang làm…

Vたところです:Vừa mới làm…

51.~ ばかり:Chỉ toàn là…

Vてばかりいる:Chỉ toàn làm… ( 1 sự việc giống nhau cứ làm


hoài )

52.~ がる:Có cảm giác… ( Nói về cảm giác của ngôi thứ 3 )

~ たがる:Muốn làm… ( Nói về ý muốn của ngôi thứ 3 )


53.~ だす / ~ はじめる:Bắt đầu làm…

~ おわる: ( Làm )…xong

~ つづける:Tiếp tục làm…; ( làm )…hoài

54.~ でも ( 例(れい)を示(しめ)す ):Chẳng hạn…hay là món gì đó. (


Đưa ra 1 ví dụ điển hình )

55.~ の?:Dùng để tạo cách nói hỏi trong văn nói.


Ví dụ:
おとこ: どうしたの?あたま、いたいの? Em sao thế? Đau đầu à?

おんな: ううん。あたまはいたくないんだけど、ちょっと気分(きぶん) がわるいの。Không, em


không đau đầu, nhưng mà tâm trạng hơi khó chịu chút.

56.~ かな(あ):Là cách nói vừa hỏi đối phương vừa tự hỏi mình.

57.~ と、~ :Nếu…thì…; Cứ hễ…thì… ( Câu điều kiện tất yếu )

58.~ たら、~ :Nếu…thì… ( Câu điều kiện giả định ); Sau khi
làm…thì…

59.~ ば、~ :Nếu…thì… ( Câu điều kiện giả định thường dùng trong
văn viết )

60.~ なら、~ :Nếu…thì… ( đưa ra quan điểm, ý kiến, mong muốn


của mình về vấn đề đó hay là nhờ vả 1 việc gì đó )

61.Từ nghi vấn ~ たらいいですか/~ ばいいですか:Nên làm…? ( khi


hỏi những điều không hiểu, hoặc muốn nhận được 1 lời khuyên )
A. Mẫu câu 「~たらいいですか」được dùng để hỏi ý kiến người khác về việc gì đó.
Cấu trúc:
● どうしたらいいですか。Tôi nên/phải làm gì?
● どこに/で/へ + [Động từ thể た + ら] + いいですか。Tôi nên … ở đâu?
● だれに + [Động từ thể た + ら] + いいですか。Tôi nên … với ai?
● いつ/何時に (なんじ) + [Động từ thể た + ら] + いいですか。Tôi nên … khi nào/ lúc
mấy giờ?
Ví dụ:
① 日本語の辞書(じしょ)を買(か)いたいんですが、どうしたらいいですか。
→ Tôi muốn mua một cuốn từ điển tiếng Nhật thì phải làm sao?
* Để lịch sự hơn có thể thay 「いいですか」bằng 「いいでしょうか」hoặc 「いいと思(お)いますか」
Ví dụ: どこにゴミを出(だ)したらいいでしょうか。→ Tôi nên vứt rác ở đâu ạ?

B. Mẫu câu 「~たらどうですか」 được dùng để đưa ra đề xuất, gợi ý


Cấu trúc:
● [Động từ thể た + ら] + どうですか: Sao không ~?
Ví dụ:
① もう少し(すこし)食(た)べたらどうですか。
→ Sao không ăn thêm chút nữa đi?
② A: 頭(あたま)が痛(いた)い。 – B: 薬(くすり)を飲(の)んだらどう?
→ A: Tớ đau đầu quá. -B: Sao cậu không uống thuốc đi?
62. ~ といいです:Nên làm…

~ たらいいです:Nên làm…

~ ばいいです:Nên làm…

63.~ ても、 ~ :Cho dù… ( câu điều kiện nghịch )

~ でも、 ~ :Cho dù… ( câu điều kiện nghịch )

64.こんな名詞:…Như thế này

そんな名詞:…Như thế đó

あんな名詞:…Như thế kia

65.こう 動詞:( Làm ) như thế này

そう 動詞:( Làm ) như thế đó

あう 動詞:( Làm ) như thế kia

66. わたしは ~ に ~ を Vてあげる:Tôi làm cái gì đó cho ai đó.

わたしは ~ に ~ を Vてもらう:Tôi nhận được ai đó làm cái gì


đó.

~ は 私 に ~ を Vてくれる:Ai đó làm cho tôi cái gì đó.

67.
● わたしは ~ に ~ を Vてさしあげる:Tôi làm cái gì đó cho ai đó. (
cách nói trang trọng )
● わたしは ~ に ~ を Vていただく:Tôi nhận được ai đó làm cái gì
đó. ( cách nói trang trọng )
● ~ は 私 に ~ を Vてくださる:Ai đó làm cho tôi cái gì đó. ( cách nói
trang trọng )

68.~ ようとする:Tôi gắng sức làm…

69.~ ていく/ ~ てくる:


1. Cấu trúc:
① Thì hiện tại dạng khẳng định: V ていく/ ていきます-Vてくる/ てきます
② Thì hiện tại dạng phủ định: V ていかない/ ていきません-Vてこない/ てきません
③ Thì quá khứ dạng khẳng định: V ていった/ ていきました-Vてきた/ てきました
④ Thì quá khứ dạng phủ định: V ていかなかった/ ていきませんでした-Vてこなかった/ てき
ませんでした

2. Ý nghĩa và cách dùng


2.1 Như chúng ta đã học trong ngữ pháp tiếng Nhật cơ bản thì bản thân động từ 「行く」
mang ý nghĩa là “đi” tức là theo hướng rời xa vị trí của người đang nói còn động từ「来
る」 mang nghĩa là “đến”, tức là theo hướng lại gần vị trí của người đang nói. Khi thêm
động từ thể て vào trước 「行く」 ta có mẫu 「ていく」 nhằm biểu hiện những hành động, sự
kiện xảy ra theo hướng rời xa vị trí của người nói (rời chỗ người nói và đi làm gì đó) còn
khi thêm động từ thể て vào trước 「来る」 ta có mẫu 「てくる」 nhằm biểu hiện những hành
động, sự kiện theo hướng lại gần với vị trí của người nói (đi làm gì đó và quay lại chỗ
người nói).

Ví dụ:

① 駅まで歩いていきます。

→ Tôi sẽ đi bộ ra ga. (Người nói đang ở vị trí hiện tại là ở nhà và sắp thực hiện hành
động đi bộ ra ga là đi xa với vị trí hiện tại)

② おみやげを持ってきます。

→ Tôi sẽ mang quà lưu niệm về. (Người nói đi đâu đó, lấy quà lưu niệm và sẽ quay về
vị trí hiện tại)
2.2 Ngoài ý nghĩa trên, 「ていく」 và「てくる」 còn được dùng để diễn tả sự chuyển đổi về
mặt thời gian của một sự việc, sự kiện so với một mốc thời điểm mà người nói đang
nhắc đến hay nghĩ đến. Trong đó, 「ていく」 miêu tả sự kiện có sự chuyển biến từ bây giờ
cho đến tương lai hoặc từ một mốc thời điểm nhất định nào đó cho đến sau đó. Còn 「て
くる」 miêu tả sự kiện xảy ra từ trước cho tới bây giờ, hoặc từ trước một mốc thời điểm
nhất định nào đó cho đến mốc đó.
73.受身(うけみ):Được làm…; Bị làm… ( Thể bị động )

74.使役(しえき):Bắt làm…; cho phép làm… ( Thể sai khiến )

75.使役受身:Được phép làm…; Bị bắt làm… ( Thể bị động sai


khiến )

76.~ させてください:Hãy cho phép tôi làm… ( dùng để xin phép )

77.~ まで:Đến…

78.~ までに:Trước… ( thời hạn đã được quy định )

79.~ あいだは、 ~ :Suốt…; Trong suốt…

80.~ あいだに、 ~ :Trong khi…; Trong lúc…; Trong khoảng…

81.

~ ように(と)言う:Bảo hãy ( làm )…; Bảo đừng ( làm )…

~ ように(と)伝える:Nhắn hãy ( làm )…

~ ように(と)注意する:Chú ý sao cho…

82.~ さ:Biến tính từ thành 1 danh từ

83.Những cách nói biểu hiện tôn kính

お+Vます+になる。Làm…
動詞+られる Thể tôn kính

お+Vます+ください。Xin vui lòng ( làm )…

お+Vます+です。Đang làm…

84.Những cách nói biểu hiện khiêm nhường

お+Vます+する。Làm…

85.~ まま:Cứ…suốt như thế mà…


Cấu trúc:

● Động từ thể た/ thể ない + まま


● Danh từ + の + まま
● Tính từ -na + な/ Tính từ -i + まま
● あのまま/ そのまま/ このまま (cứ nguyên như thế, cứ nguyên thế này)

Ý nghĩa: “để nguyên, giữ nguyên, cứ như thế.” Diễn tả tình trạng giữ nguyên không thay
đổi.

Ví dụ:

① 昨夜(さくや)テレビをつけたまま寝てしまった。

→ Tối qua tôi để nguyên TV mở và ngủ quên mất.


86.~ ずに、 ~ :Làm…mà không làm…(=ないで)

87.~ はずです:Chắc chắn là…

88.~ たばかり :Vừa mới làm…

89.

~ ちゃ ( = ~ ては ):ちゃ bằng với ては

~ ちゃだめ ( = ~ てはいけない ):ちゃだめ bằng với てはいけない

~ じゃ ( = ~ では ):じゃ bằng với では

~ じゃだめ ( = ~ ではいけない ):じゃだめ bằng với ではいけない

~ ちゃう ( = ~ てしまう ):ちゃう bằng với てしまう

~ じゃう ( = ~ でしまう ):じゃう bằng với でしまう

You might also like