Task 1

You might also like

You are on page 1of 2

1.

EC – Chicken Cuts (AB)1


2. Các dữ kiện chính của vụ việc (Facts)
Bên khiếu kiện: Brazil
Bên bị kiện: EC
Các bên thứ ba: Hoa kỳ, Trung Quốc, Thái Lan
Vụ việc liên quan đến sản phầm là thịt gà cắt miếng rút xương đông lạnh
Báo cáo của Ban Hội Thẩm kết luận rằng biện pháp của cộng đồng châu Âu không
nhất quán với các nghĩa vụ của Cộng đồng châu Âu quy định tại các Điều II:1(A)
và II:1(b) của GATT, cụ thể là sản phẩm thuộc diện điều tra thuộc phạm vi cam kết
nhượng bộ mở cửa thị trường đề cập trong đề mục 02.10 trong khi biện pháp áp
dụng trong vụ kiện dẫn đến việc áp thuế hải quan lên sản phẩm thuộc diện điều tra
vượt quá các mức thuế trong cam kết nhượng bộ mở cửa thị trường đề cập ở đề
mục 02.10, bằng cách phân loại sản phẩm thuộc diện điều tra theo cam kết nhượng
bộ đề mục 02.07 .
Ngày 13 tháng 6 năm 2005, Cộng đồng châu Âu thông báo quyết định kháng án
lên Cơ quan Phúc thẩm về các vấn đề cụ thể liên quan đến pháp luật và những diễn
giải luật cụ thể của Ban hội thẩm trong báo cáo. Ngày 27 tháng 06 năm 2005,
Brazil thông báo quyết định kháng án lên Cơ quan Phúc thẩm về các vấn đề cụ thể
liên quan pháp luật và cách diễn giải luật cụ thể của Ban hội thẩm trong báo cáo. 
3. Vấn đề dặt ra cho cơ quan xét xử để giải quyết (Issues)
Liệu Ban Hội thẩm có sai sót khi cho rằng quy định số 1871/2003 và Quy định của
Ủy ban (EC) Số 2344/2003 ("Quy định của EC 2344/2003") nằm ngoài điều khoản
tham chiếu của Ban hội thẩm hay không?
Liệu Ban Hội Thẩm có sai sót khi nhận định rằng sản phẩm trong tranh chấp này
thuộc phạm vi cam kết thuế quan theo tiêu đề 0210 của Biểu nhân nhượng thuế
quan của cộng đồng châu Âu. Để trả lời được câu hỏi trên, vấn đề đặt ra là Ban Hội
thẩm có sai sót gì trong việc giải thích thuật ngữ “salted” trong cam kết thuế quan
theo tiêu đề 0210 của Biểu cam kết của EC, và cụ thể hơn, trong việc áp dụng các
quy tắc giải thích hiệp ước được hệ thống hóa trong Điều 31 và 32 của Công ước
Viên về Luật Điều Ước.?

1
Panel Report, Europe communities – Customs classification of frozen
boneless chicken cuts – Complaint by Brazil, WT/DS269, adopted 27/7/2005
4. Cơ sở pháp lý để giải quyết
Điều II:1(a) và II:1(b) của GATT 1994, ĐIỀU 11 của DSU
5. Kết luận của cơ quan giải quyết tranh chấp
Cơ quan phúc thẩm giữ nguyên phán quyết các văn bản 1871/2003 và 2344/2003
nằm ngoài điều khoản tham chiếu.
Cơ quan phúc thẩm đồng ý với kết luận của Ban hội thẩm về định nghĩa thông
thường của thuật ngữ “salted”, theo đó cơ quan phúc thẩm vẫn coi những biện
pháp của cộng đồng châu âu là không nhất quán với WTO. Tuy nhiên cơ quan
Phúc thẩm không đồng ý với kết luận của Ban hội thẩm rằng hành động của Cộng
đồng châu Âu, từ năm 1996 đến năm 2002, khi xếp sản phẩm vào danh mục sản
phẩm thịt muối là “hành động hệ quả khi áp dụng thoả thuận giữa các bên liên
quan đến cách diễn giải tại Điều 31(3)(b) của Công ước Viên (Vienna Convention)
về Luật áp dụng trong các Hiệp ước.
6. Lập luận chính của cơ quan giải quyết tranh chấp để đưa đến kết luận
(Reasoning)
Theo điều 31(1) của Công ước Viên quy định rằng:
Một điều ước sẽ được giải thích một cách thiện chí theo nghĩa thông thường, gắn
liền với các điều khoản của điều ước trong bối cảnh của chúng và theo đối tượng
và mục đích của điều ước.
Cơ quan Phúc thẩm không cho rằng Ban hội thẩm đã sai khi xem xét các yếu tố
chẳng hạn như "hương vị, kết cấu, các tính chất vật lý khác" của các sản phẩm
thuộc nhóm 02.10 và "bảo quản" khi diễn giải thuật ngữ "muối" khi nó xuất hiện
trong nhóm 02.10. Việc Ban hội thẩm xem xét các yếu tố này theo "nghĩa thông
thường" của thuật ngữ "muối" đã bổ sung cho phân tích của họ về các định nghĩa
từ điển của thuật ngữ đó. Theo họ, việc giải thích theo các quy tắc tập quán được
hệ thống hóa tại Điều 31 của Công ước Viên xét cho cùng là một hoạt động tổng
thể mà không nên chia nhỏ một cách máy móc thành các thành phần cứng nhắc,
cho nên việc xem xét hoàn cảnh xung quanh cụ thể theo tiêu chí "nghĩa thông
thường" hoặc "sau khi xem xét bối cảnh của nó" sẽ không làm thay đổi kết quả của
việc giải thích điều ước.

You might also like