You are on page 1of 8

TÀI LIỆU LÝ THUYẾT THAM KHẢO

ÔN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 VẬT LÝ 10


ĐÁP ÁN

I. ĐIỀN TỪ THÍCH HỢP VÀO CHỖ TRỐNG


1. Đối tượng nghiên cứu của Vật lý gồm: các dạng vận động của vật chất và
năng lượng.
2. Mục tiêu của Vật lí là khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận
động của vật chất và năng lượng, cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ: vi mô
và vĩ mô.
3. Phương pháp nghiên cứu của Vật lí bao gồm hai phương pháp chính: phương
pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết.
4. Phương pháp thực nghiệm dùng thí nghiệm để phát hiện kết quả mới giúp
kiểm chứng, hoàn thiện, bổ sung hay bác bỏ giả thuyết nào đó. Kết quả mới này cần
được giải thích bằng lí thuyết đã biết hoặc lí thuyết mới.
5. Phương pháp lí thuyết sử dụng ngôn ngữ toán học và suy luận lí thuyết để
phát hiện một kết quả mới. Kết quả mới này cần được kiểm chứng bằng thực nghiệm.
6. Quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học nói chung và nhà vật lí nói riêng
chính là quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên. Quá trình này có tiến trình gồm các bước
như sau:
Bước 1: Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu.
Bước 2: Đối chiếu các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu.
Bước 3: Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để
kiểm chứng giả thuyết.
Bước 4: Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm
để thu thập dữ liệu. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều
chỉnh, bổ sung hay loại bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu.
Bước 5: Rút ra kết luận.
7. Để hạn chế những rủi ro và sự nguy hiểm do chất phóng xạ gây ra, chúng ta
phải đảm bảo một số quy tắc an toàn như: giảm thời gian tiếp xúc với nguồn phóng

1
xạ, tăng khoảng cách từ ta đến nguồn phóng xạ, đảm bảo che chắn những cơ quan yếu
của cơ thể.
8. Trong phòng thí nghiệm ở trường học, những rủi ro và nguy hiểm phải được
cảnh báo rõ ràng bởi các biển báo. Học sinh cần chú ý sự nhắc nhờ của nhân viên
phòng thí nghiệm và giáo viên về các quy định an toàn. Ngoài ra, các thiết bị bảo hộ
cá nhân cần phải được trang bị đầy đủ.
9. Tập hợp của đơn vị được gọi là hệ đơn vị. Trong khoa học có rất nhiều hệ đơn
vị được sử dụng trong đó thông dụng nhất là hệ đơn vị đo lường quốc tế SI được xây
dựng trên cơ sở của 7 đơn vị cơ bản.
10. Ngoài 7 đơn vị cơ bản, những đơn vị còn lại được gọi là đơn vị dẫn xuất.
11. Thứ nguyên của một đại lượng là quy luật nêu lên sự phụ thuộc của đơn vị
đo đại lượng đó vào các đơn vị cơ bản. Thứ nguyên của đại lượng X được biểu diễn
dưới dạng [X].
12. Một đại lượng vật lí được biểu diễn bằng nhiều đơn vị; một thứ nguyên.
13. Các số hạng trong phép cộng (hoặc trừ) phải có cùng thứ nguyên.
14. Hai vế của một biểu thức vật lí phải có cùng thứ nguyên.
15. Giá trị trung bình có thể xem là giá trị gần đúng nhất với giá trị thật của đại
lượng vật lí cần đo.
16. Sai số tuyệt đối của phép đo cho biết phạm vi biến thiên của giá trị đo được
và bằng tổng của sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ.
17. Sai số tương đối cho biết mức độ chính xác của phép đo.
18. Một vật chuyển động được coi là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so
với quãng đường đi được hoặc so với khoảng cách mà ta đề cập đến.
19. Vật làm gốc, hệ trục tọa độ kết hợp với đồng hồ đo thời gian tạo thành hệ
quy chiếu.
20. Thời gian có thể biểu diễn thành một trục gọi là trục thời gian. Chọn một
điểm nhất định làm gốc thời gian thì mọi điểm khác trên trục thời gian được gọi là
thời điểm.
21. Quỹ đạo là đường nối những vị trí liên tiếp của vật theo thời gian trong quá
trình chuyển động.
22. Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho tính chất nhanh, chậm của chuyển động.

2
23. Tốc độ trung bình của vật được xác định bằng thương số giữa quãng đường
vật đi được và thời gian để vật thực hiện quãng đường đó.
24. Tốc độ trung bình tính trong khoảng thời gian rất nhỏ là tốc độ tức thời diễn
tả sự nhanh, chậm của chuyển động tại thời điểm đó.
25. Khi một vật chuyển động với tốc độ tức thời không đổi, ta nói chuyển động
của vật là chuyển động đều.
26. Trên thực tế, tốc độ tức thời được hiển thị bởi tốc kế trên nhiều phương tiện
giao thông.
27. Độ dịch chuyển được xác định bằng độ biến thiên tọa độ của vật.
28. Độ dịch chuyển là một đại lượng vectơ có gốc tại vị trí ban đầu, hướng từ vị
trí đầu đến vị trí cuối, độ lớn bằng khoảng cách giữa vị trí đầu và vị trí cuối.
29. Vận tốc trung bình là đại lượng vectơ được xác định bằng thương số giữa độ
dịch chuyển của vật và thời gian để vật thực hiện độ dịch chuyển đó.
30. Xét trong một khoảng thời gian rất nhỏ, vận tốc trung bình sẽ trở thành vận
tốc tức thời. Độ lớn của vận tốc tức thời chính là tốc độ tức thời.

II. NỐI CÁC NỘI DUNG CỦA CỘT A VỚI CỘT B CHO PHÙ HỢP
1. Ảnh hưởng của Vật lí trong một số lĩnh vực
Cột A Cột B
Nông 1 A - Phép nội soi, chụp X-quang, chụp cắt
nghiệp lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ
(MRI), xạ trị, ...
Thông tin 2 B - Công nghệ cảm biến trong việc kiểm
liên lạc soát chất lượng nông sản.
- Tạo ra các giống cây trồng có đặc tính
ưu việc dựa vào đột biến bằng việc chiếu
xạ.
Y tế 3 C - Sản xuất dây chuyển, tự động hóa.
- Internet vạn vật (IoT) và điện toán đám
mây.
Nghiên cứu 4 D - Internet kết hợp với điện thoại thông

3
khoa học minh và một số thiết bị công nghệ.
Công nghiệp 5 E - Vật lí đã giúp cải tiến thiết bị và phương
pháp nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa
học: Kính hiển vi điện tử giúp phóng lớn
hàng trăm nghìn lần giúp quan sát vi
khuẩn, virus, nhiễu xạ tia X giúp khám
phá cấu trúc phân tử DNA; máy quang
phổ giúp xác định thành phần hóa học; ...
Trả lời: ....................................................................................................................
Đáp án: 1B; 2D; 3A; 4E; 5C

2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí


Cột A Cột B
Bước 1: 1 A Phân tích số liệu.

Bước 2: 2 B Quan sát, xác định đối tượng cần nghiên


cứu.
Bước 3: 3 C Thiết kế, xây dựng mô hình kiểm chứng
giả thuyết.
Bước 4: 4 D Đề xuất giả thuyết nghiên cứu.

Bước 5: 5 E Rút ra kết luận.

Trả lời: ....................................................................................................................


Đáp án: 1B; 2D; 3C; 4A; 5E

4
3. Vấn đề an toàn trong vật lí
Cột A Cột B
1 A Biển thông báo lối thoát hiểm.

2 B Biển báo cấm sử dụng nước

3 C Biển báo cấm lửa.

4 D Biển cảnh báo va chạm đầu.

5 E Biển cảnh báo nguy hiểm có điện.

6 F Biển thông báo vị trí bình chữa cháy.

7 G Biển cảnh báo hóa chất ăn mòn.

Trả lời: ...................................................................................................................


Đáp án: 1C; 2F; 3E; 4G; 5D; 6B; 7A.

5
4. Vấn đề an toàn trong vật lí
Cột A Cột B
1 A Áo choàng phòng thí nghiệm.

2 B Kính bảo hộ

3 C Găng tay bảo hộ.

4 D Biển cảnh báo hóa chất dễ cháy.

5 E Biển báo chất độc ảnh hưởng sức


khỏe.

6 F Biển cảnh báo nguy hiểm có điện.

7 G Biển cảnh báo nơi có chất phóng xạ

Trả lời: ....................................................................................................................


Đáp án: 1D; 2E; 3F; 4G; 5A; 6B; 7C.

6
5. Các đơn vị cơ bản trong hệ SI
Cột A Cột B
Đại lượng Đơn vị
Chiều dài 1 A kelvin (K)
Khối lượng 2 B giây (s)
Thời gian 3 C mol (mol)
Nhiệt độ 4 D met (m)
Cường độ dòng điện 5 E candela (cd)
Lượng chất 6 F kilôgam (kg)
Cường độ ánh sáng 7 G ampe (A)
Trả lời: ....................................................................................................................
Đáp án: 1D; 2F; 3B; 4A; 5G; 6C; 7E.

6. Tiếp đầu ngữ của bội số và ước số thập phân của đơn vị
Cột A Cột B
Tiếp đầu ngữ Hệ số
m mili 1 A 10-12
k kilo 2 B 10-6
M mega 3 C 103
n nano 4 D 10-2
p pico 5 E 10--1
 micro 6 F 10-3
d deci 7 G 106
c centi 8 H 10--9
Trả lời: ....................................................................................................................
Đáp án: 1D; 2F; 3B; 4A; 5G; 6C; 7E.

7
7. Thứ nguyên của một số đại lượng cơ bản
Cột A Cột B
Đại lượng Thứ nguyên
[Chiều dài] 1 A M
[Khối lượng] 2 B I
[Thời gian] 3 C L
[Nhiệt độ] 4 D T
[Cường độ dòng điện] 5 E K
Trả lời: ....................................................................................................................
Đáp án: 1C; 2A; 3D; 4E; 5B.

8. Thứ nguyên, đơn vị theo hệ SI của một số đại lượng (Nối cột A, B và C)
Cột A Cột B Cột C

Đại lượng Thứ nguyên Đơn vị

[Công] 1 A L2 a kg.m2.s-3

[Lực] 2 B L3.T-1 b kg.m-3

[Công suất] 3 C LT-1 c kg.m2.s-2

[Khối lượng riêng] 4 D M.L.T-2 d kg.m-1.s-1

[Lưu lượng] 5 E M.L-1.T-2 e m2

[Diện tích] 6 F M.L2.T-3 f m3.s-1

[Tốc độ] 7 G M.L-3 g m.s-1

[Áp suất] 8 H M.L2.T-2 h kg.m.s-2

Trả lời: ....................................................................................................................


Đáp án: 1Hc; 2Dh; 3Fa; 4Gb; 5Bf; 6Ae; 7C; 8E.

You might also like