You are on page 1of 7

TÊN BÀI DẠY: HƯỚNG ĐỘNG

Môn học: Sinh học; lớp: 11A3


Thời gian thực hiện: (01)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa về cảm ứng và hướng động
- Nêu được các tác nhân của môi trường gây ra hiện tượng hướng động
- Trình bày vai trò của hướng động đối với đời sống của cây
- Giải thích được một số hiện tượng hướng động trong tự nhiên
2. Về năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát
tranh ảnh để tìm hiểu về các kiểu hướng động, các nhân tố gây ra hiện tượng
hướng động, vai trò của hướng động trong đời sống thực vật
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm hoàn thành bảng so sánh các
kiểu hướng động, hợp tác giải quyết vấn đề
- Phát biểu được định nghĩa về cảm ứng và hướng động
- Nêu được các tác nhân của môi trường gây ra hiện tượng hướng động
- Trình bày được vai trò của hướng động đối với đời sống của cây
3. Về phẩm chất
- Có ý thức trồng, chăm sóc cây xanh
- Chăm học, chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, thảo luận hoàn thành bảng
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- SGK, hình ảnh các kiểu hướng động
- Đoạn video về hướng sáng
https://www.youtube.com/watch?v=_QBhAwiks1Y
- Phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1:
a) Mục tiêu: giúp học sinh xác định được hướng động ở thực vật
b) Nội dung: học sinh quan sát chậu cây leo mồng tơi, chậu cây đậu non, khi
cho chiếu ánh sáng 1 phía. Đặt câu hỏi Tại sao cây mồng tơi có thể bò theo
cây cắm đó leo lên, Tại sao chậu cây đậu non lại có thể uốn cong về một phía.
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh là sự vận động có hướng của thực vật với môi trường
d) Tổ chức thực hiện:
- GV chiếu 1 số hình ảnh về cây leo mồng tơi, cây đậu non uốn cong về một
phía
- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi tại sao cây mồng tơi có
thể bò theo cây cắm đó leo lên? Tại sao chậu cây đậu non lại có thể uốn cong
về một phía?
2. Hoạt động 2
I. Hoạt động 2.1:
a) Mục tiêu: nêu được khái niệm hướng động
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát hình kết hợp đọc thông tin SGK tìm hiểu khái niệm hướng
động
- Phân loại hướng động
- Cơ chế hướng động ở mức tế bào
Là sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau
của cơ quan (thân, rể, lá, mầm…)
c) Sản phẩm:
- Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân
kích thích  từ 1 hướng xác định
- Phân loại: có hai loại chính
+ Hướng động dương: Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích
+ Hướng động âm: sinh trưởng theo hướng tránh xa nguồn kích thích.
- Cơ chế hướng động ở mức tế bào:
Là sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau
của cơ quan (thân, rể, lá, mầm…)
d) Tổ chức thực hiện:
- HS quan sát Hình 23.1, nêu nhận xét về sự sinh trưởng của thân cây non. ở
các điều kiện chiếu sáng khác nhau ?
- Hướng động là gì? Có mấy loại hướng động? Phân biệt các loại đó và cho ví
dụ ?
- Cơ chế nào dẫn đến sự hướng động
II. Hoạt động 2.2: Các kiểu hướng động và vai trò của hướng động trong đời
sống thực vật
a) Mục tiêu: Nêu được các kiểu hướng động, vai trò của hướng động ở thực
vật
b) Nội dung:
- HS đọc SGK phần II và III tìm hiểu đặc điểm và vai trò các kiểu hướng
động
- Thảo luận nhóm hoàn thành bảng so sánh
c) Sản phẩm:
Kiểu
HĐ Hướng Hướng Hướng Hướng
Hướng hoá
Đặc sáng trọng lực nước tiếp xúc
điểm
Vật tiếp
Tác
xúc: cọc
nhân Lực hút của
Ánh sáng Chất hoá học Nước rào, thân
kích trái đất
cây khác,
thích

- Thân, - Thân, cành:
cành: sinh sinh trưởng
Rễ cây sinh Thân, tua
trưởng về ngược chiều Rễ cây sinh
trưởng về quấn,...
Biểu nguồn sáng trọng lực trưởng về
phía phân quấn
hiện - Rễ: sinh - Rễ: sinh phía nguồn
bón, tránh xa quanh giá
trưởng trưởng cùng nước
chất độc hại thể
hướng chiều trọng
ngược lại lực

quan
thực Thân, cành, Thân, cành, Thân, tua
Ống phấn,... Rễ
hiện rễ rễ quấn,...
hướng
động
- Hướng
Loại - Thân,
- Thân, cành: động dương
hướng cành:
hướng động (+): với chất
động hướng Hướng
âm (-) dinh dưỡng Hướng động
âm (-) động động
- Rễ: hướng - Hướng dương (+)
hay dương (+) dương (+)
động dương động âm (-):
dương - Rễ hướng
(+) với chất độc
(+) động âm (-)
hại
- Thân cành:
tăng hiệu Tăng khả
quả quang năng hút
Rễ hướng Cây vươn
hợp chất khoáng,
Tăng hiệu tới nguồn cao, lấy
Vai - Rễ: tạo giá đồng thời
quả quang nước, hút ánh sáng,
trò đỡ, tăng khả tránh chất
hợp nước cung tăng hiệu
năng hút độc hại đối
cấp cho cây quả quang
nước và xâm nhập
hợp
khoáng cho vào cây
cây
- Trồng cây Trồng cây
- Bón phân
phù hợp gần nguồn
- Kĩ thuật hợp lý cho Tạo cảnh
với nhu cầu nước, sử
trồng cây cây. quan, nghệ
Ứng ánh sáng dụng nước
- Nghệ thuật - Kích thích thuật trồng
dụng (mật độ điều khiển
trồng cây sự phát triển cây cảnh,
cây, trồng sự sinh
cảnh,… của bộ rễ …
xen canh, trưởng của
theo ý muốn
…) bộ rễ, trồng
- Nghệ
thuật cây cây cảnh,…
cảnh,…

d) Tổ chức thực hiện:


- HS thảo luận nhóm (5 nhóm)
- Đọc SGK tìm hiểu 5 kiểu hướng động gồm tác nhân kích thích, biểu hiện, cơ
quan thực hướng động, loại hướng động dương hay âm, vai trò và hoàn thành
bảng so sánh các kiểu hướng động
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Trắc nghiệm củng cố lại kiến thức về hướng động
b) Nội dung:
Câu 1: Cảm ứng ở thực vật là?
A. Phản ứng vận động của các cơ quan thực vật đối với kích thích
B. Phản ứng sinh trưởng của các cơ quan thực vật đối với kích thích
C. Phản ứng vươn tới của các cơ quan thực vật đối với kích thích    
D. Phản ứng tránh xa của các cơ quan thực vật đối với kích thích
Câu 2: Hai kiểu hướng động chính là
A. Hướng động dương (sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng
động âm (sinh trưởng về trọng lực)
B. Hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng
động âm (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích)
C. Hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng
động âm (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích)
D. Hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hướg động âm (sinh
trưởng hướng tới đất)
Câu 3: Dưới tác dụng ánh sáng, auxin phân bố như thế nào để thân cây
hướng sáng dương?
A. Phân bô ít ở phía ít được chiếu sáng.
B. Phân bố đều quanh thân cây.
C. Phân bố trên ngọn nhiều, giữa vừa, gốc ít.
D. Phân bố nhiều ở phía ít ánh sáng, phân bô ít ở nơi được chiếu sáng.
Câu 4: Thế nào là hướng tiếp xúc?
A. Là sự vươn cao tranh ánh sáng với cây xung quanh.
B. Là sự sinh trưởng khi có tiếp xúc với các cây cùng loài
C. Là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc.
D. Là sự sinh trưởng của thân (cành) về phía ánh sáng.
Câu 5: Dựa vào sự vận động hướng động nào sau đây mà người ta tưới nước
ở rãnh làm rễ vươn rộng, nước thấm sâu, rễ đâm sâu?
A. Hướng sáng dương.
B. Hướng nước dương.
C. Hướng hóa dương.
D. Hướng đất dương.
c) Sản phẩm:
Câu 1: Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Có hai loại hướng động chính :
+ Hướng động dương: vận động sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích
+ Hướng động âm: vận động tránh xa nguồn kích thích
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Hàm lượng auxin phân bố không đều ở thân: Phân bố nhiều ở phía ít
ánh sáng; phân bố ít ở phía được chiếu sáng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Hướng tiếp xúc: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác
động của vật tiếp xúc với bộ phận của cây.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Tính hướng nước của cây là hướng nước dương.
Đáp án cần chọn là: B
d) Tổ chức thực hiện:
HS trả lời câu trắc nghiệm cá nhân
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
HS vận dụng xác định các kiểu hướng động thông qua bài tập
b) Nội dung:
Quan sát hình, liên kết kiến thức đã
học từng kiểu hướng động để nhận biết
hình ảnh cây là kết quả của những hướng
động nào
c) Sản phẩm:
- Hướng trọng lực
- Hướng hoá
- Hướng nước
d) Tổ chức thực hiện: HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi

You might also like