You are on page 1of 3

Mai Phước Đạt

BÀI TẬP HỖN HỢP


Câu 1: Hỗn hỗn gồm Al, Cu nặng 1,55g cho phản ứng vừa đủ với 150ml dung dịch HCl
0,2M.
a) Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc.
b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các kim loại trong hỗn hợp đầu.
(Cho H = 1; Cl =35,5; Al = 27; Cu = 64)
Câu 2: Hòa tan 2,96g hỗn hợp gồm FeO, MgO cần dùng 50ml dung dịch H2SO4 1M.
a) Tính khối lượng muối sinh ra sau phản ứng.
b) Tính thành phần phần trăm khối lượng các oxit trong hỗn hợp đầu.
(Cho H = 1; O = 16; Mg = 24; S = 32; Fe = 56)
Câu 3: Hòa tan 5,68g hỗn hợp gồm Fe, FeO vào dung dịch HCl dư sau phản ứng thu
được 1,12 lít H2 (đktc).
a) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
b) Tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu.
(H = 1; O = 16; Cl = 35,5; Fe = 56)
Câu 4: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Mg, Al vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu
được 11,2 lít H2 (đktc).
a) Tính khối lượng muối sau phản ứng.
b) Tính phần trăm các kim loại trong hỗn hợp đầu.
(H = 1; Cl = 35,5; Mg = 24; Al = 27)
Câu 5: Hòa tan hỗn hợp 5,94g hỗn hợp gồm Na 2CO3, K2CO3 vào dung dịch BaCl2 dư,
thu được 9,85g kết tủa.
a) Tính khối lượng muối sinh ra.
b) Tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu.
(C = 12; O = 16; Na = 23; Cl =35,5; K = 39; Ba = 137)
Câu 6: Hỗn hợp gồm CaCO3, BaCO3 nặng 2,97g hòa tan vào 100g dung dịch HCl, sau
phản ứng thu được 0,448 lít CO2 (đktc).
a) Tính nồng độ phần trăm dung dịch HCl đã dùng.
Mai Phước Đạt

b) Tính phần trăm khối lượng muối trong hỗn hợp ban đầu.
(H = 1; C = 12; O = 16; Cl = 35,5; Ca = 40; Ba = 137)
Câu 7: Hòa tan hết hỗn hợp gồm BaCl2, NaCl nặng 3,25g cần dùng hết 50g dung
dịch AgNO3, sau phản ứng thu được 5,74g kết tủa.
a) Tính nồng độ phần trăm dung dịch AgNO3 đã dùng.
b) Tính phần trăm khối lượng muối có trong hỗn hợp đầu.
(N = 14; O = 16; Na = 23; Cl = 35,5; Ag = 108; Ba = 137)
Câu 8: Cho hỗn hợp gồm Al, Fe tác dụng vừa đủ với 350ml dung dịch H 2SO4 1,0M.
Sau phản ứng thu được 47,5g muối.
a) Tính thể tích khí hidro thu được ở đktc?
b) Tính phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp đầu.
(H = 1; O = 16; Al = 27; S = 32; Fe = 56)
Câu 9: Để hòa tan hết 10g hỗn hợp gồm CuO, MgO vào dung dịch HCl 14,6%. Sau
phản ứng thu được 21g muối.
a) Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng.
b) Tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu.
(H = 1; O = 16; Mg = 24; Cl = 35,5; Cu = 64)
Câu 10: Hòa tan 7,3g hỗn hợp gồm BaCl 2, Ba(NO3)2 bằng dung dịch H2SO4 19,6%.
Sau phản ứng thu được dung dịch chứa 6,99g kết tủa.
a) Tính nồng độ phần trăm dung dịch H2SO4 đã dùng.
b) Tính phần trăm theo khối lượng các muối trong hỗn hợp đầu.
(H = 1; N = 14; O = 16; S = 32; Ba = 137)
Câu 11: Hòa tan 7,905g hỗn hợp gồm CaCl2, BaCl2 tác dụng vừa đủ với 150ml dung
dịch K2CO3 0,3M.
a) Tính khối lượng kết tủa sinh ra.
b) Tính phần trăm khối lượng muối trong hỗn hợp trong ban đầu.
(C = 12; O = 16; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Ba = 137)
Câu 12: Hòa tan hết 1,224g hỗn hợp gồm Na 2O, NaOH vào 100ml H2O thu được
dung dịch A. Trung hòa hết dung địch A cần dùng 120ml dung dịch HCl 0,3M.
Mai Phước Đạt

a) Tính nồng độ mol dung dịch A.


b) Tính nồng độ mol dung dịch sau khi trung hòa.
(H = 1; O = 16; Na = 23; S = 32)
Câu 13: Hỗn hợp gồm K2SO3, Na2CO3 nặng 26,4g phản ứng vừa đủ với 100ml dung
dịch Ca(NO3)2 2M.
a) Tính khối lượng kết tủa sinh ra.
b) Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch sau phản ứng.
(C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; S = 32; K = 39; Ca = 40)
Câu 14: Hòa tan hết 9,65g hỗn hợp Al, Fe cần dùng 100g dung dịch HCl. Sau phản
ứng thu được 7,28 lít H2 (đktc).
a) Tính nồng độ phần trăm dung dịch HCl đã dùng.
b) Tính nồng độ phần trăm dung các chất trong dịch sau phản ứng.
(H = 1; Al = 27; Cl = 35,5; Fe = 56)
Câu 15: Khử hoàn toàn 12g hỗn hợp Fe2O3, CuO bằng một lượng H2 dư thu được 8,8g
hỗn hợp kim loại.
a) Tính thể tích H2 (đktc) đã phản ứng.
b) Nếu đem hết hỗn hợp kim loại đó hoàn toàn hết bằng dung dịch HCl 1,5M
hãy tính thể tích dung dịch HCl cần dùng.
(H =1; O = 16; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64)
Câu 16: Cho hỗn hợp gồm Al, Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M thì thấy
thoát ra 3,36 lít H2 (đktc) và còn lại 3,2g chất rắn không tan.
a) Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng.
b) Tính nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng.

You might also like