You are on page 1of 17

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11845-3:2017
IEC 61869 3:2011
MÁY BIẾN ĐỔI ĐO LƯỜNG - PHẦN 3: YÊU CẦU BỔ SUNG ĐỐI VỚI MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP KIỂU
CẢM ỨNG
Instrument transformers - Part 3: Additional requirements for inductive voltage transformers

Lời nói đầu


TCVN 11845-3:2017 hoàn toàn tương đương với IEC 61869-3:2011;
TCVN 11845-3:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên
soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 11845 (IEC 61869), Máy biến đổi đo lường gồm 5 phần:
1) TCVN 11845-1:2017 (IEC 61869-1:2007), Phần 1 - Yêu cầu chung;
2) TCVN 11845-2:2017 (IEC 61869-2:2012), Phần 2: Yêu cầu bổ sung đối với máy biến dòng:
3) TCVN 11845-3:2017 (IEC 61869-3:2011), Phần 3; Yêu cầu bổ sung đối với máy biến điện áp kiểu
cảm ứng;
4) TCVN 11845-4:2017 (IEC 61869-4:2013), Phần 4: Yêu cầu bổ sung đối với máy biến đổi kết hợp;
5) TCVN 11845-5:2017 (IEC 61869-5:2011), Phần 5: Yêu cầu bổ sung đối với máy biến điện áp kiểu
điện dung.
Lời giới thiệu
Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã có bộ tiêu chuẩn TCVN 7697 hoàn toàn tương đương với IEC
60044. Bộ tiêu chuẩn TCVN 7697 gồm hai tiêu chuẩn:
1) TCVN 7697-1:2007 (IEC 60044-1:2003), Máy biến đổi đo lường - Phần 1: Máy biến dòng
2) TCVN 7697-2:2007 (IEC 60044-2:2003), Máy biến đổi đo lường - Phần 2: Máy biến điện áp
Bộ tiêu chuẩn IEC 60044 đã được thay thế bằng bộ tiêu chuẩn IEC 61869. Bố cục các phần trong bộ
tiêu chuẩn IEC 61869 và sự tương ứng với bộ tiêu chuẩn IEC 60044 được thể hiện như sau:
Tiêu chuẩn họ sản phẩm Tiêu chuẩn sản Sản phẩm Tiêu chuẩn
phẩm trước đây
IEC 61869-2 Máy biến dòng IEC 60044-1
IEC 61869-3 Máy biến điện áp IEC 60044-2
IEC 61869-4 Máy biến đổi kết hợp IEC 60044-3
IEC 61869-1 IEC 61869-5 Máy biến điện áp kiểu điện IEC 60044-5
dung
Yêu cầu chung đối với máy biến đổi
đo lường IEC 61869-6 Máy biến dòng dùng cho hoạt IEC 60044-6
động quá độ
IEC 61869-9 IEC 61869-7 Máy biến điện áp kiểu điện tử IEC 60044-7
Yêu cầu bổ sung và IEC 61869-8 Máy biến dòng kiểu điện tử IEC 60044-8
giao diện số đối với
máy biến đổi đo lường
kiểu điện tử
IEC 61869-10 Các cảm biến dòng điện độc
lập công suất thấp

MÁY BIẾN ĐỔI ĐO LƯỜNG - PHẦN 3: YÊU CẦU BỔ SUNG ĐỐI VỚI MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP KIỂU
CẢM ỨNG
Instrument transformers - Part 3: Additional requirements for inductive voltage transformers
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho máy biến điện áp kiểu cảm ứng chế tạo mới được sử dụng cùng với thiết
bị đo điện và thiết bị bảo vệ bằng điện ở tần số nằm trong dải từ 15 Hz đến 100 Hz.
Chú THÍCH 301: Các yêu cầu quy định cho máy biến điện áp ba pha không được đề cập trong tiêu
chuẩn này, nhưng cho đến nay các yêu cầu trong các điều từ Điều 4 đến Điều 10 vẫn áp dụng cho
các loại máy biến điện áp ba pha và một số viện dẫn đến chúng cũng được nêu ở các điều này (ví dụ,
xem 3.1.303, 5.301.1, 5.301.2, 5.5.301, 6.13.301.1 và Bảng 304).
Tất cả các máy biến điện áp phải thích hợp cho mục đích đo lường nhưng ngoài ra, một số kiểu loại
nhất định có thể thích hợp cho mục đích bảo vệ. Các máy biến đổi dùng cho cả hai mục đích đo
lường và bảo vệ phải phù hợp với tất cả các điều của tiêu chuẩn này.
2 Tài liệu viện dẫn
Áp dụng Điều 2 của TCVN 11845-1 (IEC 61869-1) cùng với các tài liệu viện dẫn sau:
TCVN 7995 (IEC 60038), Điện áp tiêu chuẩn
TCVN 11845-1:2017 (IEC 61869-1:2007), Máy biến đổi đo lường - Phần 1: Yêu cầu chung
IEC 60028, International Standard of resistance for copper (Tiêu chuẩn quốc tế về điện trở của đồng)
3 Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 11845-1 (IEC 61869-1) và các
thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.
3.1 Các định nghĩa chung
3.1.301
Máy biến điện áp (voltage transformer)
Máy biến đổi đo lường trong đó điện áp thứ cấp, trong điều kiện sử dụng bình thường, về cơ bản tỷ lệ
với điện áp sơ cấp và lệch pha một góc xấp xỉ bằng không đối với tổ nối dây thích hợp.
[IEC 60050-321:1986, 321-03-01]
3.1.302
Máy biến điện áp không nối đất (unearthed voltage transformer)
Máy biến điện áp mà tất cả các phần của cuộn sơ cấp kể cả các đầu nối đều được cách ly với đất đến
mức tương ứng với mức cách điện danh định của nó.
3.1.303
Máy biến điện áp nối đất (earthed voltage transformer)
Máy biến điện áp một pha có một đầu cuộn sơ cấp được nối đất trực tiếp hoặc máy biến điện áp ba
pha có điểm đấu sao của cuộn sơ cấp được nối đất trực tiếp.
3.1.304
Máy biến điện áp đo lường (measuring voltage transformer)
Máy biến điện áp được thiết kế để truyền tín hiệu thông tin đến các thiết bị đo, máy đo tích hợp và các
thiết bị tương tự.
[IEC 60050-321:1986, 321-03-04, có sửa đổi]
3.1.305
Máy biến điện áp bảo vệ (protective voltage transformer)
Máy biến điện áp được thiết kế để truyền tín hiệu thông tin đến các thiết bị bảo vệ và điều khiển bằng
điện.
[IEC 60050-321:1986, 321-03-05]
3.1.306
Cuộn sơ cấp (primary winding)
Cuộn dây mà điện áp được đặt vào để biến đổi.
3.1.307
Cuộn thứ cấp (secondary winding)
Cuộn dây cung cấp cho mạch điện áp của thiết bị đo, công tơ, rơle hoặc các thiết bị tương tự.
3.1.308
Cuộn dây điện áp dư (residual voltage winding)
Cuộn dây của máy biến điện áp một pha dùng trong bộ ba máy biến điện áp một pha để nối trong
mạch tam giác hở nhằm:
a) tạo ra điện áp dư trong các điều kiện sự cố chạm đất;
b) làm tắt dần các dao động kích thoát (cộng hưởng sắt từ).
3.2 Định nghĩa liên quan đến thông số đặc trưng về điện môi
3.2.301
Điện áp sơ cấp danh định (rated primary voltage)
Upr
Giá trị điện áp sơ cấp được ấn định cho máy biến đổi và dùng làm cơ sở cho tính năng của máy biến
đổi.
[IEC 60050-321:1986, 321-01-12, có sửa đổi]
3.2.302
Điện áp thứ cấp danh định (rated secondary voltage)
Usr
Giá trị điện áp thứ cấp được ấn định cho máy biến đổi và dùng làm cơ sở cho tính năng của máy biến
đổi.
[IEC 60050-321:1986, 321-01-16, có sửa đổi]
3.2.303
Hệ số điện áp danh định (rated voltage factor)
Fv
Hệ số nhân áp dụng cho điện áp sơ cấp danh định nhằm xác định điện áp lớn nhất tại đó máy biến
đổi phải phù hợp với các yêu cầu liên quan về nhiệt trong thời gian quy định và với yêu cầu độ chính
xác liên quan.
3.4 Định nghĩa liên quan đến độ chính xác
3.4.3
Sai số điện áp (sai số tỷ số) (ratio error)
ɛ
Áp dụng định nghĩa 3.4.3 của TCVN 11845-1 (IEC 61869-1) với nội dung bổ sung sau:
Sai số tỷ số (sai số điện áp), tính bằng phần trăm, được tính bằng công thức sau:

trong đó:
kr là tỷ số biến áp danh định;
Up là điện áp sơ cấp thực tế;
US là điện áp thứ cấp thực tế khi đặt điện áp Up trong các điều kiện đo.
3.5 Định nghĩa liên quan đến các thông số đặc trưng khác
3.5.301
Công suất giới hạn nhiệt (thermal limiting output)
Giá trị công suất biểu kiến ứng với điện áp danh định, công suất này có thể lấy từ cuộn thứ cấp mà
không gây ra quá giới hạn độ tăng nhiệt.
CHÚ THÍCH 301: Trong điều kiện này cho phép vượt quá giới hạn sai số và độ lệch pha đối với tất cả
các cuộn dây thứ cấp.
CHÚ THÍCH 302: Trong trường hợp có từ hai cuộn thứ cấp trở lên, công suất giới hạn nhiệt cần được
cho riêng rẽ.
4 Chữ viết tắt
Thay 3.7 của TCVN 11845-1 (IEC 61869-1) bằng nội dung sau:
IT Máy biến đổi đo lường
CT Máy biến dòng
CVT Máy biến điện áp kiểu điện dung
VT Máy biến điện áp
AIS Cụm đóng cắt cách điện bằng không khí
GIS Cụm đóng cắt cách điện bằng khí
k Tỷ số biến đổi thực
kr Tỷ số biến đổi danh định
ɛ Sai số tỷ số
∆φ Độ lệch pha
Sr Công suất ra danh định
Usys Điện áp cao nhất của hệ thống
Um Điện áp cao nhất của thiết bị
UPr Điện áp sơ cấp danh định
USr Điện áp thứ cấp danh định
FV Hệ số điện áp danh định
fR Tần số danh định
F Tải cơ
Frel Tốc độ rò tương đối
5 Thông số đặc trưng
Áp dụng Điều 5 của TCVN 11845-1 (IEC 61869-1) với các sửa đổi sau:
CHÚ THÍCH 301: Lưu ý là các thông số điện áp bổ sung, được xem xét cùng với 5.2: Điện áp cao
nhất đối với thiết bị, được cho trong 5.301: Giá trị tiêu chuẩn của điện áp danh định. Bố cục điều này
có thể được thay đổi trong phiên bản tiếp theo của tiêu chuẩn này.
5.3 Mức cách điện danh định
5.3.3.301 Điện áp chịu tần số nguồn đối với đầu nối được nối đất
Điện áp chịu tần số nguồn danh định ngắn hạn phải bằng 3 kV (giá trị hiệu dụng).
5.5 Công suất ra danh định
5.5.301 Các giá trị công suất ra danh định
Các giá trị tiêu chuẩn của công suất ra danh định ở hệ số công suất bằng 1, biểu thị bằng vôn ampe,
là:
1,0 - 2,5 - 5,0 - 10 VA (dải phụ tải I)
Các giá trị tiêu chuẩn của công suất ra danh định ở hệ số công suất cảm kháng 0,8, biểu thị bằng vôn
ampe, là:
10 - 25 - 50 - 100 VA (dải phụ tải II)
Công suất ra danh định của máy biến đổi ba pha phải là công suất ra danh định trên mỗi pha.
CHÚ THÍCH 301: Đối với một máy biến đổi cho trước, với điều kiện một trong các giá trị công suất ra
danh định là tiêu chuẩn và kết hợp với cấp chính xác tiêu chuẩn, sẽ không loại trừ việc công bố các
công suất ra danh định khác mà có thể là các giá trị không tiêu chuẩn kết hợp với các cấp chính xác
tiêu chuẩn khác.
5.5.302 Công suất giới hạn nhiệt danh định
Công suất giới hạn nhiệt danh định phải được quy định bằng vôn ampe; các giá trị tiêu chuẩn gồm:
25 - 50 - 100 VA và các bội số 10 của chúng,
liên quan đến điện áp thứ cấp danh định với hệ số công suất bằng một.
5.5.303 Giá trị công suất ra danh định đối với cuộn dây điện áp dư
Công suất ra danh định của cuộn dây được thiết kế để nối trong mạch tam giác hở với cuộn dây
tương tự để tạo ra điện áp dư phải được quy định bằng vôn ampe và giá trị phải được chọn từ các giá
trị quy định trong 5.5.301.
5.5.304 Công suất giới hạn nhiệt danh định đối với cuộn dây điện áp dư
Công suất giới hạn nhiệt danh định của cuộn dây điện áp dư phải được quy định bằng vôn ampe; các
giá trị tiêu chuẩn gồm:
25 - 50 - 100 VA và các bội số 10 của chúng,
liên quan đến điện áp thứ cấp danh định với hệ số công suất bằng một.
CHÚ THÍCH 301: Trong trường hợp công suất giới hạn nhiệt được ấn định cho cuộn dây điện áp dư
nối trong mạch tam giác hở, cần lưu ý là các cuộn dây này chỉ được mang tải trong các điều kiện sự
cố và do đó trong khoảng thời gian giới hạn. Khác với định nghĩa trong 3.5.301, công suất nhiệt danh
định của cuộn dây điện áp dư cần kết hợp với khoảng thời gian 8 h.
5.6 Cấp chính xác danh định
5.6.301 Các yêu cầu về độ chính xác đối với máy biến điện áp đo lường kiểu cảm ứng một pha
5.6.301.1 Cấp chính xác đối với máy biến điện áp đo lường
Đối với máy biến điện áp đo lường, cấp chính xác được ấn định bằng sai số điện áp cho phép tính
bằng phần trăm ở điện áp danh định và với phụ tải danh định, được quy định đối với cấp chính xác
liên quan.
5.6.301.2 Cấp chính xác tiêu chuẩn đối với máy biến điện áp đo lường
Các cấp chính xác tiêu chuẩn đối với máy biến điện áp đo lường kiểu cảm ứng một pha gồm:
0,1 - 0,2 - 0,5 - 1,0 - 3,0
CHÚ THÍCH 301: Hướng dẫn về cấp chính xác thích hợp sẽ được đưa vào phụ lục.
5.6.301.3 Giới hạn sai số điện áp và độ lệch pha đối với máy biến điện áp đo lường
Sai số điện áp và độ lệch pha ở tần số danh định không được vượt quá các giá trị cho trong Bảng 301
ở điện áp bất kỳ trong khoảng từ 80 % đến 120 % điện áp danh định và với các tải:
- có giá trị bất kỳ từ 0 % đến 100 % tải danh định, ở hệ số công suất bằng 1 đối với dải phụ tải I.
- từ 25 % đến 100 % tải danh định, ở hệ số công suất cảm kháng 0,8 đối với dải phụ tải II.
Các sai số phải được xác định ở các đầu nối của máy biến đổi và phải bao gồm ảnh hưởng của cầu
chảy bất kỳ hoặc điện trở bất kỳ như là phần tích hợp của máy biến đổi.
Đối với máy biến đổi có đầu ra trung gian trên cuộn thứ cấp, các yêu cầu về độ chính xác liên quan
đến tỷ số biến đổi cao nhất, nếu không có quy định khác.
Bảng 301 - Giới hạn sai số điện áp và độ lệch pha đối với máy biến điện áp đo lường
Cấp Sai số (tỷ số) điện áp ɛu Độ lệch pha ∆φ
±% ± min ± crad
0,1 0,1 5 0,15
0,2 0,2 10 0,3
0,5 0,5 20 0,6
1,0 1,0 40 1,2
3,0 3,0 Không quy định Không quy định
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp máy biến đổi có hai cuộn dây thứ cấp riêng rẽ, phải có dự phòng cho
sự phụ thuộc lẫn nhau, cần quy định dải công suất đối với từng cuộn dây cần thử nghiệm và từng giá
trị công suất này cần đáp ứng các yêu cầu chính xác trong dải này với các cuộn dây chưa thử nghiệm
ở tải bất kỳ từ “không” đến giá trị danh định.
Nếu không có quy định đối với dải công suất ra, các dải này đối với cuộn dây cần thử nghiệp phải từ
25 % đến 100 % công suất ra danh định đối với từng cuộn dây.
Nếu một trong số các cuộn dây chỉ thỉnh thoảng được mang tải trong thời gian ngắn hoặc chỉ được sử
dụng như cuộn dây điện áp dư thì có thể bỏ qua ảnh hưởng của nó lên các cuộn dây khác.
5.6.302 Yêu cầu bổ sung đối với máy biến điện áp bảo vệ kiểu cảm ứng một pha
5.6.302.1 Ấn định cấp chính xác đối với máy biến điện áp bảo vệ
Tất cả các máy biến điện áp được thiết kế nhằm mục đích bảo vệ, ngoại trừ các cuộn dây điện áp dư,
phải được ấn định cấp chính xác đo lường theo 5.6.301.1 và 5.6.301.2. Ngoài ra, chúng phải được ấn
định một trong các cấp chính xác quy định trong 5.6.302.2.
Cấp chính xác đối với máy biến điện áp bảo vệ được ấn định bởi sai số điện áp cao nhất cho phép
tính bằng phần trăm quy định cho cấp chính xác liên quan, từ 5 % của điện áp danh định đến điện áp
ứng với hệ số điện áp danh định (xem 5.302). Kèm theo là chữ cái P.
5.6.302.2 Cấp chính xác tiêu chuẩn đối với máy biến điện áp bảo vệ
Cấp chính xác tiêu chuẩn đối với máy biến điện áp bảo vệ là cấp 3P và 6P, và các giới hạn sai số
điện áp và độ lệch pha thường sẽ áp dụng ở cả 5 % điện áp danh định và ở điện áp ứng với hệ số
điện áp danh định, ở 2 % điện áp danh định, các giới hạn sai số sẽ bằng 2 lần giới hạn sai số ở 5 %
điện áp danh định.
5.6.302.3 Giới hạn sai số điện áp và độ lệch pha đối với máy biến điện áp bảo vệ
Sai số điện áp và độ lệch pha ở tần số danh định không được vượt quá các giá trị trong Bảng 302 ở 5
% điện áp danh định và ở điện áp danh định nhân với hệ số điện áp danh định (1,2; 1,5 hoặc 1,9) với
các phụ tải
- giá trị bất kỳ từ 0 VA đến 100 % phụ tải danh định, ở hệ số công suất bằng 1 đối với dải phụ tải I.
- từ 25 % đến 100 % phụ tải danh định ở hệ số công suất 0,8 cảm kháng đối với dải phụ tải II.
Ở 2 % điện áp danh định, các giới hạn sai số điện áp và độ lệch pha sẽ bằng hai lần giá trị cho trong
Bảng 302.
Bảng 302 - Giới hạn sai số điện áp và độ lệch pha đối với máy biến điện áp bảo vệ
Cấp Sai số (tỷ số) điện áp ɛu Độ lệch pha ∆φ
±% ± min ± crad
3P 3,0 120 3,5
6P 6,0 240 7,0
CHÚ THÍCH: Khi đặt hàng máy biến đổi có hai cuộn dây thử cấp riêng rẽ do sự phụ thuộc lẫn nhau
của chúng, người sử dụng cần quy định hai dải công suất ra, mỗi dải cho một cuộn dây, giới hạn trên
của từng dải công suất ra ứng với giá trị đầu ra danh định tiêu chuẩn. Từng cuộn dây cần đáp ứng
các yêu cầu về độ chính xác tương ứng trong phạm vi dải công suất ra của chúng, trong khi đồng thời
cuộn dây còn lại có giá trị công suất ra bất kỳ từ không đến 100 % của giới hạn trên của dải công suất
ra này. Khi chứng tỏ sự phù hợp với yêu cầu này, chỉ cần thử nghiệm ở các giá trị cực trị. Nếu không
có quy định các dải công suất ra, các dải này được coi là từ 25 % đến 100 % của công suất ra danh
định đối với từng cuộn dây.
5.6.302.4 Cấp chính xác đối với cuộn dây điện áp dư
Cấp chính xác đối với cuộn dây điện áp dư phải là 6P hoặc tốt hơn, như xác định trong 5.6.302.1 và
5.6.302.2.
CHÚ THÍCH 301: Nếu cuộn dây điện áp dư được sử dụng với mục đích đặc biệt, cấp chính xác tiêu
chuẩn khác theo 5.6.301.1, 5.6.301.2, 5.6.302.1 và 5.6.302.2 có thể theo thỏa thuận giữa nhà chế tạo
và người mua.
CHÚ THÍCH 302: Nếu cuộn dây điện áp dư chỉ được sử dụng với mục đích làm nhụt, ấn định cấp
chính khác không bắt buộc.
5.301 Giá trị tiêu chuẩn của điện áp danh định
5.301.1 Điện áp sơ cấp danh định
Giá trị tiêu chuẩn của điện áp sơ cấp danh định của máy biến đổi ba pha và máy biến đổi một pha sử
dụng trong hệ thống một pha hoặc giữa các pha trong hệ thống ba pha phải là một trong các giá trị
của điện áp danh định của hệ thống được ấn định là giá trị quy định trong TCVN 7995 (IEC 60038).
Các giá trị tiêu chuẩn của điện áp sơ cấp danh định của máy biến đổi một pha nối giữa một pha của
hệ thống ba pha và đất hoặc giữa điểm trung tính của hệ thống và đất phải là 1/ lần một trong các
giá trị của điện áp hệ thống danh định.
CHÚ THÍCH 301: Tính năng của máy biến đổi điện áp là máy biến đổi đo lường hoặc máy biến đổi
bảo vệ dựa trên điện áp sơ cấp danh định, trong đó mức cách điện danh định dựa trên một trong các
giá trị cao nhất đối với thiết bị trong TCVN 7995 (IEC 60038).
5.301.2 Điện áp thứ cấp danh định
Điện áp thứ cấp danh định phải được chọn theo thông lệ tại nơi sử dụng máy biến đổi. Các giá trị cho
dưới đây được coi là giá trị tiêu chuẩn đối với máy biến đổi một pha trong các hệ thống một pha hoặc
được nối pha-pha trong hệ thống ba pha đối với các máy biến đổi ba pha.
a) Dựa trên thông lệ hiện hành của nhóm các nước Châu Âu:
- 100 V và 110 V;
- 200 V đối với các mạch thứ cấp mở rộng.
b) Dựa trên thông lệ hiện hành của Mỹ và Canada:
- 120 V đối với hệ thống phân phối;
- 115 V đối với hệ thống truyền tải;
- 230 V đối với các mạch điện thứ cấp mở rộng.
Đối với các máy biến đổi một pha được thiết kế để sử dụng pha-đất trong các hệ thống ba pha trong
đó điện áp sơ cấp danh định là giá trị điện áp chia cho , điện áp thứ cấp danh định phải là một
trong các giá trị đề cập trên đây chia cho , do đó vẫn giữ giá trị tỷ số biến đổi danh định.
CHÚ THÍCH 301: Điện áp thứ cấp danh định đối với cuộn dây được thiết kế để tạo ra điện áp thứ cáp
dư được cho trong 5.301.3.
5.301.3 Điện áp danh định đối với cuộn dây điện áp dư
Điện áp thứ cấp danh định của cuộn dây được dự kiến để nối trong mạch tam giác hở với các cuộn
dây tương tự để tạo ra điện áp dư được cho trong Bảng 103.
Bảng 303 - Điện áp danh định đối với cuộn dây thứ cấp được thiết kế để tạo ra điện áp dư
Gi trị ưu tiên Giá trị thay thế (không ưu tiên)
V V
100 110 200

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp các điều kiện của hệ thống sao cho các giá trị ưu tiên của điện áp thứ
cấp danh định có thể tạo ra điện áp dư mà quá thấp thì cho phép các giá trị không ưu tiên, nhưng cần
lưu ý là cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa cho mục đích an toàn.
5.302 Giá trị tiêu chuẩn của hệ số điện áp danh định
Hệ số điện áp được xác định bằng điện áp làm việc lớn nhất mà, lần lượt phụ thuộc vào các điều kiện
của hệ thống và điều kiện nối đất của cuộn dây sơ cấp của máy biến điện áp.
Các hệ số điện áp tiêu chuẩn thích hợp với các điều kiện nối đất khác được cho trong Bảng 304, cùng
với khoảng thời gian cho phép của điện áp làm việc lớn nhất (tức là thời gian danh định).
Bảng 304 - Các giá trị tiêu chuẩn của hệ số điện áp danh định
Hệ số điện áp Thời gian Phương pháp nối cuộn dây sơ cấp và điều kiện nối đất của hệ
danh định danh định thống
1,2 Liên tục Giữa các pha trong mạng bất kỳ
Giữa điểm sao của máy biến đổi và đất trong mạng bất kỳ
1,2 Liên tục Giữa các pha và đất trong hệ thống trung tính nối đất hiệu quả (TCVN
11845-1 (IEC 61869-1), 3.2.7 a)
1,5 30 s
1,2 Liên tục Giữa pha và đất trong hệ thống trung tính nối đất không hiệu quả (TCVN
11845-1 (IEC 61869-1), 3 2.7 b) với tự động tác động với sự cố chạm
1,9 30 s đất
1,2 Liên tục Giữa pha và đất trong hệ thống trung tính cách ly (IEC 61689-1:2007,
3.2.4) mà không có tự động tác động với sự cố chạm đất hoặc trong hệ
1,9 8h thống nối đất cộng hưởng (TCVN 11845-1 (IEC 61869-1), 3.2.5) mà
không có tự động tác động với sự cố chạm đất
CHÚ THÍCH 1: Điện áp làm việc liên tục lớn nhất của máy biến điện áp cảm ứng bằng điện áp cao
nhất của thiết bị (chia cho đối với máy biến đổi được nối giữa pha của hệ thống ba pha và đất)
hoặc điện áp sơ cấp danh định nhân với 1,2, chọn giá trị nào thấp hơn.
CHÚ THÍCH 2: Thời gian danh định giảm xuống sẽ theo thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người mua.
6 Thiết kế và kết cấu
6.4 Yêu cầu đối với độ tăng nhiệt của các bộ phận và linh kiện
6.4.1 Quy định chung
Áp dụng 6.4.1 của TCVN 11845-1 (IEC 61869-1) cùng với nội dung bổ sung sau:
Nếu không có quy định khác, độ tăng nhiệt của máy biến điện áp ở điện áp quy định, ở tần số danh
định và phụ tải danh định, hoặc ở phụ tải danh định cao nhất nếu có một số phụ tải danh định, ở hệ số
công suất bất kỳ giữa 0,8 cảm kháng và hệ số 1, không được vượt quá giá trị thích hợp cho trong
Bảng 5 của TCVN 11845-1 (IEC 61869-1).
Khi máy biến điện áp có thùng dầu phụ hoặc có khí trơ phía trên dầu, hoặc được gắn kín thì độ tăng
nhiệt của dầu ở trên cùng của thùng dầu phụ không được vượt quá 55 K.
Khi máy biến điện áp không được lắp đặt hoặc bố trí như trên thì độ tăng nhiệt của dầu ở phía trên
của thùng chứa không được vượt quá 50 K.
Độ tăng nhiệt đo được trên mặt ngoài của lõi hoặc phần kim loại khác khi tiếp xúc hoặc nằm cạnh
cách điện không được vượt quá giá trị thích hợp trong Bảng 5 của TCVN 11845-1 (IEC 61869-1).
6.13 Ghi nhãn
6.13.301 Ghi nhãn đầu nối
6.13.301.1 Quy tắc chung
Các ghi nhãn này áp dụng cho máy biến điện áp một pha và cũng áp dụng cho tổ hợp các máy biến
điện áp một pha được lắp ráp thành một khối và được nối như máy biến điện áp ba pha hoặc với máy
biến điện áp ba pha có lõi chung dùng cho ba pha.
6.13.301.2 Phương pháp ghi nhãn
Các chữ cái viết hoa A, B, C và N được sử sử dụng cho các đầu nối cuộn sơ cấp và các chữ cái viết
thường a, b, c và n dùng cho các đầu nối cuộn thứ cấp tương ứng.
Chữ cái A, B và C sử dụng cho các đầu nối được cách điện hoàn toàn và chữ cái N sử dụng cho đầu
nối được nối đất và cách điện của chúng nhỏ hơn cách điện của (các) đầu nối còn lại.
Chữ cái da và dn dùng cho các đầu nối của cuộn dây dự kiến để cấp điện áp dư.
6.13.301.3 Ghi nhãn cần được sử dụng
Ghi nhãn phải theo Hình 301 đến Hình 310 khi thích hợp.

Hình 301 - Máy biến điện áp một pha có các Hình 302 - Máy biến điện áp một pha có đầu nối
đầu nối được cách điện hoàn toàn và một thứ sơ cấp trung tính có cách điện giảm và một thứ
cấp cấp

Hình 303 - Cụm ba pha có một thứ cấp


Hình 304 - Máy biến điện áp một pha có hai thứ Hình 305 - Cụm ba pha có hai thứ cấp
cấp

Hình 306 - Máy biến điện áp một pha có một Hình 307 - Cụm ba pha có một thứ cấp có nhiều
thứ cấp với nhiều đầu ra đầu ra
Hình 308 - Máy biến điện áp một pha có hai thứ cấp với nhiều đầu ra

Hình 309 - Máy biến điện áp một pha có một Hình 310 - Máy biến điện áp ba pha có một
cuộn dây điện áp dư cuộn dây điện áp dư
6.13.301.4 Chỉ thị các cực tính liên quan
Đầu nối có ghi nhãn chữ viết hoa và viết thường tương ứng phải có cùng cực tính ở cùng một thời
điểm.
6.13.302 Ghi nhãn trên tấm thông số
6.13.302.1 Quy định chung
Ngoài các ghi nhãn nêu trong TCVN 11845-1 (IEC 61869-1), Điều 6.13, tất cả các máy biến điện áp
phải có các ghi nhãn sau:
a) điện áp sơ cấp và thứ cấp danh định (ví dụ 66/0,11 kV);
b) công suất ra danh định và cấp chính xác tương ứng (ví dụ 50 VA cấp 1,0):
CHÚ THÍCH 301: Khi có hai cuộn thứ cấp tách rời, ghi nhãn cần chỉ ra dải công suất ra của từng cuộn
thứ cấp, tính bằng VA, cấp chính xác tương ứng và điện áp danh định của từng cuộn.
Ngoài ra, phải ghi nhãn thông tin sau:
c) hệ số điện áp danh định và thời gian danh định tương ứng.
CHÚ THÍCH 302: Đối với máy biến điện áp cách điện bằng khí, điện áp cao nhất của máy biến điện
áp phải được chỉ ra trên tấm thông số như là điện áp danh định của thiết bị.
Đối với máy biến điện áp thuộc dải phụ tải I, thông số đặc trưng này phải được chỉ ra ngay trước số
chỉ phụ tải (ví dụ 0 VA-10 VA cấp 0,2).
CHÚ THÍCH 303: Tấm thông số có thể chứa thông tin liên quan đến một vài tổ hợp của công suất ra
và cấp chính xác mà máy biến điện áp có thể đáp ứng.
Ví dụ về tấm thông số điển hình được cho trên Hình 311 và ví dụ chỉ ra các dữ liệu điển hình được
cho trên Hình 312.
6.13.302.2 Ghi nhãn trên tấm thông số của máy biến điện áp đo lường
Tấm thông số phải ghi thông tin thích hợp theo 6.13.302.1.
Cấp chính xác phải được chỉ ra sau các số chỉ công suất ra tương ứng (ví dụ 100 VA, cấp 0,5).
6.13.302.3 Ghi nhãn trên tấm thông số của máy biến điện áp bảo vệ
Tấm thông số phải ghi thông tin thích hợp theo 6.13.302.1. Trong trường hợp máy biến điện áp cỡ
nhỏ với không gian hạn chế thì có thể cần giới hạn dữ liệu và/hoặc chia dữ liệu thành các nhãn tách
rời.
Cấp chính xác phải được chỉ ra sau các số chỉ công suất ra danh định tương ứng.
TÊN NHÀ SẢN XUẤT LOẠI MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP_____________
NĂM ________ SỐ SERI ______ K. LƯỢNG __________kg
A - N ____/ kV 1a-1n ______V 2a-2n ________V da - dn _______V
VA _______ VA __________ VA __________
Cấp _______ Cấp __________ Cấp _________
Tần số _______ Hz Um _______ kV Mức cách điện ___kV / ___kV / ___kV ___s
Lực cơ học ____ kN Nhiệt độ -___/+___°C Fv ____ trong ____ Cấp cách điện ______
Các thông số bổ sung khi có yêu cầu
Chất lỏng làm đầy ___ Áp suất đầy ____kPa Áp suất tối thiểu __kPa Thể tích chất lỏng ___lít

Hình 311 - Ví dụ về tấm thông số điển hình


TÊN NHÀ SẢN XUẤT LOẠI MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP Loại thiết kế
NĂM 2007 Số SERI Như yêu cầu K. LƯỢNG 500 kg
A-N 220/ kV 1a -1n 63,5 V 2a-2n -V da-dn 110 V
VA 25/50 * VA - VA 25
Cấp 0,5/3P Cấp - Cấp 6P
Tần số 50 Hz Um 245 kV Mức cách điện 1050 kV / --- kV / 460 kV 60 s
Lực cơ học 1,25 kN Nhiệt độ -25 /+ 40 °C Fv 1,5 trong 30 s Cấp cách điện A
Chất lỏng làm đầy: Dầu Áp suất đầy 120 kPa Áp suất tối 100 kPa Thể tích 300 lít
thiểu chất lỏng
Loại (Loại)
Ghi chú * - Tải giới hạn nhiệt 100 VA Thiết bị bịt kín - Không can thiệp
Hình 312 - Ví dụ về tấm thông số với các dữ liệu điển hình
(ví dụ cho trường hợp 220 kV có hai cuộn thứ cấp)
6.301 Khả năng chịu ngắn mạch
Máy biến điện áp phải được thiết kế và có cấu tạo để chịu được các ảnh hưởng cơ và nhiệt của ngắn
mạch bên ngoài trong thời gian 1 s mà không hỏng khi được cấp điện ở điện áp danh định.
7 Các thử nghiệm
7.1 Quy định chung
7.1.2 Danh mục thử nghiệm
Thay Bảng 10 trong TCVN 11845-1 (IEC 61869-1) bằng bảng sau:
Bảng 10 - Danh mục các thử nghiệm
Thử nghiệm Điều
Thử nghiệm điển hình 7.2
Thử nghiệm độ tăng nhiệt 7.2.2
Thử nghiệm điện áp xung trên đầu nối sơ cấp 7.2.3
Thử nghiệm ướt trên máy biến đổi lắp đặt ngoài trời 7.2.4
Thử nghiệm tương thích điện từ 7.2.5
Thử nghiệm độ chính xác 7.2.6
Kiểm tra xác nhận cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài 7.2.7
Thử nghiệm độ kín của vỏ ngoài ở nhiệt độ môi trường 7.2.8
Thử nghiệm áp suất đối với vỏ ngoài 7.2.9
Thử nghiệm khả năng chịu ngắn mạch 7.2.301
Thử nghiệm thường xuyên 7.3
Thử nghiệm chịu điện áp tần số nguồn trên đầu nối sơ cấp 7.3.1
Đo phóng điện cục bộ 7.3.2
Thử nghiệm chịu điện áp tần số nguồn giữa các ngăn 7.3.3
Thử nghiệm chịu điện áp tần số nguồn trên các đầu nối thứ cấp 7.3.4
Thử nghiệm độ chính xác 7.3.5
Kiểm tra ghi nhãn 7.3.6
Thử nghiệm độ kín của vỏ ngoài ở nhiệt độ môi trường 7.3.7
Thử nghiệm áp suất đối với vỏ ngoài 7.3.8
Thử nghiệm đặc biệt 7.4
Thử nghiệm chịu thử điện áp xung cắt trên các đầu nối sơ cấp 7.4.1
Thử nghiệm nhiều xung cắt trên các đầu nối sơ cấp 7.4.2
Đo điện dung và hệ số tổn thất điện môi 7.4.3
Thử nghiệm quá điện áp truyền dẫn 7.4.4
Thử nghiệm cơ 7.4.5
Thử nghiệm sự cố hồ quang bên trong 7.4.6
Thử nghiệm độ kín của vỏ ngoài ở nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao 7.4.7
Thử nghiệm điểm sương của khí 7.4.8
Thử nghiệm ăn mòn 7.4.9
Thử nghiệm nguy hiểm cháy 7.4.10
Thử nghiệm mẫu 7.5
7.2 Thử nghiệm điển hình
7.2.2 Thử nghiệm độ tăng nhiệt
Áp dụng TCVN 11845-1 (IEC 61869-1), 7.2.2 với bổ sung sau:
Khi có nhiều hơn một cuộn thứ cấp, thử nghiệm phải được thực hiện với phụ tải danh định được nối
với từng cuộn thứ cấp, nếu không có thỏa thuận khác giữa nhà chế tạo và người mua. Cuộn dây điện
áp dư phải được mang tải theo 6.4.1.
Đối với máy biến điện áp trong khí cụ đóng cắt bọc kim loại cách điện bằng khí, ba pha, tất cả ba pha
phải được thử nghiệm đồng thời.
Máy biến điện áp phải được lắp đặt theo cách đại diện cho lắp đặt trong vận hành. Tuy nhiên, do vị trí
của máy biến điện áp trong từng khí cụ đóng cắt có thể khác nhau nên nhà chế tạo sẽ quyết định cấu
hình của bố trí thử nghiệm.
Điện áp cần đặt lên máy biến điện áp phải theo mục a), b) hoặc c) dưới đây, khi thích hợp.
a) Tất cả các máy biến điện áp, không kể hệ số điện áp và thông số đặc trưng về thời gian, phải được
thử nghiệm ở 1,2 lần điện áp sơ cấp danh định.
Nếu công suất ra giới hạn nhiệt được quy định, máy biến điện áp phải được thử nghiệm ở điện áp sơ
cấp danh định, ở phụ tải ứng với công suất giới hạn nhiệt và ở hệ số công suất bằng 1 mà không cho
cuộn điện áp dư mang tải.
Nếu công suất ra giới hạn nhiệt được quy định cho nhiều hơn một cuộn thứ cấp, máy biến áp phải
được thử nghiệm riêng rẽ với từng cuộn dây được nối, mỗi lần một cuộn, đến phụ tải tương ứng với
công suất ra giới hạn nhiệt liên quan ở hệ số công suất bằng 1.
Thử nghiệm được tiếp tục cho đến khi nhiệt độ của máy biến điện áp đạt đến trạng thái ổn định.
b) Máy biến điện áp có hệ số điện áp là 1,5 trong 30 s hoặc 1,9 trong 30 s phải được thử nghiệm ở hệ
số điện áp tương ứng trong 30 s bắt đầu sau khi đạt ổn định ở 1,2 lần điện áp danh định. Độ tăng
nhiệt không được vượt quá 10 K so với giá trị quy định trong Bảng 5 của TCVN 11845-1 (IEC 61869-
1).
CHÚ THÍCH 301: Thời gian ngắn tương đối 30 s đối với quá điện áp thường ít có khả năng tạo ra độ
tăng nhiệt có thể đo được sau phép đo ở điện áp danh định. Do đó, ảnh hưởng có hại do quá điện áp
trên máy biến điện áp có thể được đánh giá gián tiếp tốt nhất từ sụt áp quan sát được trong các thử
nghiệm điển hình của điện môi.
c) Máy biến điện áp có hệ số điện áp là 1,9 trong 8 h phải được thử nghiệm ở 1,9 lần điện áp danh
định trong 8 h sau khi máy biến áp đạt trạng thái ổn định ở 1,2 lần điện áp danh định. Độ tăng nhiệt
không được vượt quá 10 K so với các giá trị quy định trong Bảng 5 của TCVN 11845-1 (IEC 61869-1).
Nếu một trong các cuộn dây thứ cấp được sử dụng làm cuộn dây điện áp dư, thử nghiệm phải được
thực hiện theo quy trình thử nghiệm mô tả ở trên bắt đầu với thử nghiệm theo mục a) ở 1,2 lần điện
áp sơ cấp danh định và ngay sau đó là thử nghiệm theo mục c).
Trong thử nghiệm ổn định trước với 1,2 lần điện áp sơ cấp danh định, Không cho cuộn dây điện áp
dư mang tải. Trong thử nghiệm, ở 1,9 lần điện áp danh định trong 8 h, cuộn dây điện áp dư phải được
mang tải với phụ tải ứng với công suất giới hạn nhiệt danh định (xem 5.5.304) trong khi các cuộn dây
khác được mang tải với phụ tải danh định.
CHÚ THÍCH 302: Phép đo điện áp phải được thực hiện trên cuộn sơ cấp, vì điện áp thứ cấp thực có
thể nhỏ hơn đáng kể so với điện áp thứ cấp danh định nhân với hệ số điện áp.
7.2.3 Thử nghiệm điện áp chịu xung trên các đầu nối sơ cấp
7.2.3.1 Quy định chung
Áp dụng TCVN 11845-1 (IEC 61869-1), 7.2.3.1 với bổ sung sau:
Điện áp thử nghiệm phải được đặt giữa từng đầu nối nguồn của cuộn sơ cấp và đất. Đầu nối nối đất
của cuộn sơ cấp hoặc đầu nối nguồn không được thử nghiệm trong trường hợp máy biến điện áp
không nối đất, ít nhất một đầu nối của từng cuộn thứ cấp, khung, vỏ (nếu có) và lõi (nếu được thiết kế
để nối đất) phải được nối đất trong thử nghiệm.
CHÚ THÍCH 301: Các đấu nối đất có thể được thực hiện qua các thiết bị ghi lại dòng điện thích hợp.
Đối với máy biến điện áp ba pha dùng cho trạm điện cách điện bằng khí, tất cả các pha phải được thử
lần lượt. Trong khi từng pha được thử nghiệm, các pha còn lại phải được nối đất.
Đối với tiêu chí chấp nhận của máy biến điện áp bọc kim loại, cách điện bằng khí, xem IEC 62271-
203:2003, 6.2.4.
7.2.3.2 Thử nghiệm điện áp xung sét trên các đầu nối sơ cấp
7.2.3.2.1 Máy biến đổi đo lường có Um < 300 kV
Áp dụng TCVN 11845-1 (IEC 61869-1), 7.2.3.2.1 với bổ sung sau:
Đối với máy biến điện áp không nối đất, xấp xỉ một nửa số xung phải được đặt vào lần lượt từng đầu
nối nguồn với đầu nối nguồn còn lại được nối đất.
7.2.3.3 Thử nghiệm điện áp xung đóng cắt
7.2.3.3.1 Quy định chung
Áp dụng TCVN 11845-1 (IEC 61869-1), 7.2.3.3.1 với bổ sung sau:
CHÚ THÍCH 301: Để tính đến ảnh hưởng của bão hòa lõi giữa các xung liên tiếp, cho phép sửa đổi
điều kiện từ của lõi bằng quy trình thích hợp.
7.2.5 Thử nghiệm tương thích điện từ (EMC)
7.2.5.2 Thử nghiệm miễn nhiễm
Không áp dụng.
7.2.6 Thử nghiệm độ chính xác
7.2.6.301 Thử nghiệm điển hình đối với độ chính xác của máy biến điện áp đo lường
Để chứng tỏ sự phù hợp với 5.6.301.3, các thử nghiệm điển hình phải được thực hiện ở 80 %, 100 %
và 120 % điện áp danh định, ở tần số danh định và với các giá trị công suất ra theo Bảng 305 ở hệ số
công suất bằng 1 (dải I) hoặc ở hệ số công suất 0,8 cảm kháng (dải II).
Bảng 305 - Dải phụ tải đối với thử nghiệm độ chính xác
Dải phụ tải Giá trị ưu tiên của công suất ra danh định Giá trị công suất ra thử nghiệm
VA % (của giá trị danh định)
I 1,0 - 2,5 - 5 - 10 0 và 100
II 10 - 25 - 50 - 100 25 và 100
7.2.6.302 Thử nghiệm điển hình đối với độ chính xác của máy biến điện áp bảo vệ
Để chứng tỏ sự phù hợp với 5.6.302.3, các thử nghiệm điển hình phải được thực hiện ở 2 %, 5 % và
100 % điện áp danh định, và ở điện áp danh định nhân với hệ số điện áp danh định (1,2, 1,5 hoặc 1,9)
và với các giá trị công suất ra theo Bảng 305 ở hệ số công suất bằng 1 (dải I) hoặc ở hệ số công suất
0,8 cảm kháng (dải II).
Khi máy biến điện áp có một vài cuộn thứ cấp, chúng được mang tải như quy định trong chú thích của
Bảng 302.
Cuộn dây điện áp dư không được mang tải trong các thử nghiệm với điện áp đến 100 % điện áp danh
định và mang tải với phụ tải danh định trong thử nghiệm với điện áp bằng điện áp danh định nhân với
hệ số điện áp danh định.
7.2.301 Thử nghiệm khả năng chịu ngắn mạch
Thử nghiệm được thực hiện để chứng tỏ sự phù hợp với 6.301.
Đối với thử nghiệm này, máy biến đổi ban đầu phải ở nhiệt độ trong khoảng từ 10 °C đến 30 °C.
Máy biến điện áp phải được cáp điện từ phía sơ cấp và ngắn mạch được đặt giữa các đầu nối thứ
cấp. Mỗi ngắn mạch được đặt trong 1 s.
CHÚ THÍCH 301: Yêu cầu này cũng áp dụng khi các cầu chảy là phần tích hợp của máy biến điện áp.
Trong khi ngắn mạch, giá trị hiệu dụng của điện áp đặt ở các đầu nối máy biến điện áp không được
nhỏ hơn điện áp danh định.
Trong trường hợp máy biến điện áp có nhiều hơn hai cuộn thứ cấp, hoặc phần hoặc các đầu rẽ
nhánh, đấu nối thử nghiệm phải theo thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người mua.
CHÚ THÍCH 302: Đối với máy biến áp kiểu cảm ứng, thử nghiệm có thể được thực hiện bằng cách
cấp điện cho cuộn thứ cấp và nối tắt các đầu nối sơ cấp.
Máy biến điện áp phải được coi là đạt thử nghiệm nếu, sau khi làm mát về nhiệt độ phòng, đáp ứng
các yêu cầu sau:
a) không có hỏng hóc nhìn thấy được;
b) sai số của nó không khác quá một nửa giới hạn sai số trong cấp chính xác so với sai số ghi lại
được trước khi thử nghiệm;
c) máy biến điện áp chịu được các thử nghiệm điện môi quy định trong 7.3.1, 7.3.2, 7.3.3 và 7.3.4,
nhưng với điện áp thử nghiệm giảm xuống còn 90 % giá trị đã cho;
d) khi kiểm tra, cách điện nằm gần bề mặt của cuộn sơ cấp và thứ cấp không cho thấy có hư hại đáng
kể (ví dụ cácbon hóa).
Không yêu cầu xem xét điểm d) nếu mật độ dòng điện trong cuộn dây không vượt quá 180 A/mm 2
trong trường hợp cuộn dây bằng đồng có độ dẫn điện không nhỏ hơn 97 % giá trị cho trong IEC
60028. Mật độ dòng điện dựa trên dòng điện ngắn mạch hiệu dụng đồng nhất đo được trong cuộn thứ
cấp (chia cho tỷ số biến đổi danh định trong trường hợp cuộn sơ cấp).
7.3 Thử nghiệm thường xuyên
7.3.1 Thử nghiệm điện áp chịu thử tần số nguồn trên các đầu nối sơ cấp
Thay TCVN 11845-1 (IEC 61869-1), 7.3.1 bằng nội dung sau:
7.3.1.301 Quy định chung
Thử nghiệm chịu thử tần số nguồn phải được thực hiện theo IEC 60060-1.
Máy biến điện áp cảm ứng phải được đưa đến cho các thử nghiệm sau:
a) Thử nghiệm chịu thử tần số nguồn (nguồn tách rời) phương thức chung trên các đầu nối sơ cấp
b) Thử nghiệm điện áp xoay chiều (cảm ứng) phương thức vi sai trên các đầu nối sơ cấp Thử nghiệm
là đạt nếu không xảy ra sụt điện áp thử nghiệm.
Các thử nghiệm tần số nguồn lặp lại trên đầu nối sơ cấp cần được thực hiện ở 80 % điện áp thử
nghiệm quy định.
7.3.1.302 Thử nghiệm chịu thử tần số nguồn (nguồn tách rời) phương thức chung
7.3.1.302.1 Quy định chung
Đối với thử nghiệm chịu thử phương thức chung, thời gian thử nghiệm là 60 s.
Điện áp thử nghiệm phải được đặt giữa các đầu nối sơ cấp và đất. Các đầu nối thứ cấp, khung, vỏ
(nếu có) và lõi (nếu có đầu nối đất đặc biệt) phải được nối đất.
Xem thêm Hình 313.
7.3.1.302.2 Máy biến điện áp không nối đất
Đối với máy biến điện áp không nối đất có cuộn dây có Um < 300 kV, các điện áp thử nghiệm phải có
giá trị thích hợp cho trong Bảng 2 của TCVN 11845-1 (IEC 61869-1) tùy thuộc vào điện áp cao nhất
của thiết bị.
7.3.1.302.3 Máy biến điện áp có nối đất
Đối với máy biến điện áp có nối đất, điện áp thử nghiệm phải có giá trị thích hợp cho trong 5.3.3.301.
7.3.1.303 Thử nghiệm điện áp xoay chiều (cảm ứng) phương thức vi sai
7.3.1.303.1 Quy định chung
Đối với thử nghiệm điện áp xoay chiều phương thức vi sai, tần số của điện áp thử nghiệm có thể tăng
lên cao hơn giá trị danh định để ngăn bão hòa lõi. Thời gian thử nghiệm phải là 60 s. Tuy nhiên, nếu
tần số thử nghiệm vượt quá hai lần tần số danh định thì thời gian thử nghiệm có thể giảm từ 60 s
xuống theo công thức sau
(Hai lần tần số danh định)
Thời gian thử nghiệm = x 60 (s)
Tần số thử nghiệm
với giá trị tối thiểu là 15 s.
Điện áp thử nghiệm phải được đặt giữa các đầu nối sơ cấp.
Với tham vấn nhà chế tạo, thử nghiệm có thể được thực hiện bằng cách kích thích cuộn thứ cấp với
điện áp có độ lớn đủ để cảm ứng ra điện áp thử nghiệm quy định trong cuộn sơ cấp, hoặc bằng cách
kích thích trực tiếp cuộn sơ cấp ở điện áp thử nghiệm quy định.
Điện áp thử nghiệm phải được đo ở phía điện áp cao trong từng trường hợp. Khung, vỏ (nếu có), lõi
(nếu được thiết kế để nối đất) và một đầu nối của từng cuộn thứ cấp và đầu nối còn lại của cuộn sơ
cấp phải được nối với nhau và với đất.
Xem thêm Hình 314 và Hình 315.
Điện áp thử nghiệm của cuộn dây có Um < 300 kV phải có các giá trị thích hợp cho trong Bảng 2 của
TCVN 11845-1 (IEC 61869-1) tùy thuộc vào điện áp cao nhất của thiết bị.
Khi có sự chênh lệch đáng kể giữa điện áp cao nhất của thiết bị (Um) và điện áp sơ cấp danh định quy
định, điện áp cảm ứng phải được giới hạn ở năm lần điện áp sơ cấp danh định.
Điện áp thử nghiệm cuộn dây có Um > 300 kV phải có giá trị thích hợp cho trong Bảng 2 của TCVN
11845-1 (IEC 61869-1), tùy thuộc vào điện áp chịu xung sét danh định.
7.3.1.303.2 Máy biến điện áp không nối đất
Đối với máy biến điện áp không nối đất, thử nghiệm cần được thực hiện bằng các lần đặt điện áp thử
nghiệm lên từng đầu nối nguồn trong một nửa thời gian cần thiết, với tối thiểu là 15 s cho từng đầu
nối.
7.3.1.303.3 Máy biến điện áp có nối đất
Đối với máy biến điện áp có nối đất, đầu nối điện áp sơ cấp được thiết kế để nối đất trong vận hành
được nối đất trong quá trình thử nghiệm.
CHÚ DẪN
EUT = Thiết bị cần thử nghiệm
G = Bộ tạo điện áp thử nghiệm
Hình 313 - Đặt điện áp thử nghiệm (nguồn tách rời) phương thức chung - Kích thích sơ cấp

Hình 314 - Đặt điện áp thử nghiệm (cảm ứng) phương thức vi sai - Kích thích sơ cấp

Hình 315 - Đặt điện áp thử nghiệm (cảm ứng) phương thức vi sai - Kích thích thứ cấp
7.3.2 Đo phóng điện cục bộ
7.3.2.1 Mạch thử nghiệm và thiết bị đo
7.3.2.2 Quy trình thử nghiệm phóng điện cục bộ
Áp dụng TCVN 11845-1 (IEC 61869-1), 7.3.2.2 với bổ sung sau:
CHÚ THÍCH 301: Khi điện áp danh định của máy biến điện áp thấp hơn đáng kể so với điện áp hệ
thống cao nhất của nó Um, nhà chế tạo và người mua có thể thỏa thuận về điện áp trước ứng suất và
điện áp đo thấp hơn. Khi áp dụng, điện áp thử nghiệm phóng điện cục bộ phải được giảm theo cùng
tỷ lệ với điện áp trước ứng suất.
Mạch điện thử nghiệm đối với máy biến điện áp không nối đất phải giống với máy biến điện áp nối đất
nhưng hai thử nghiệm phải được thực hiện bằng cách đặt điện áp lần lượt lên từng đầu nối điện áp
cao với đầu nối điện áp cao khác được nối với đầu nối điện áp thấp, khung và vỏ (nếu có). Xem
TCVN 11845-1 (IEC 61869-1), Hình 5 và Hình 6.
7.3.5 Thử nghiệm độ chính xác
7.3.5.301 Thử nghiệm thường xuyên đối với độ chính xác của máy biến điện áp đo lường
Thử nghiệm thường xuyên đối với độ chính xác về nguyên tắc là giống với các thử nghiệm điển hình
trong 7.2.6.301 nhưng cho phép giảm số lượng điện áp và/hoặc phụ tải ở các thử nghiệm thường
xuyên, với điều kiện bằng các thử nghiệm điển hình trên máy biến điện áp tương tự cho thấy là việc
giảm số lượng các thử nghiệm vẫn đủ đề chứng tỏ sự phù hợp với 5.6.301.3.
7.3.5.302 Thử nghiệm thường xuyên đối với độ chính xác của máy biến điện áp bảo vệ
Thử nghiệm thường xuyên đối với độ chính xác về nguyên tắc là giống với các thử nghiệm điển hình
trong 7.2.6.302 nhưng cho phép giảm số lượng điện áp và/hoặc phụ tải ở các thử nghiệm thường
xuyên, với điều kiện bằng các thử nghiệm điển hình trên máy biến điện áp tương tự cho thấy là việc
giảm số lượng các thử nghiệm vẫn đủ để chứng tỏ sự phù hợp với 5.6.302.3.
7.4 Các thử nghiệm đặc biệt
7.4.3 Đo điện dung và hệ số tổn thất điện môi
Áp dụng TCVN 11845-1 (IEC 61869-1), 7.4.3 với bổ sung sau:
Mạch điện thử nghiệm phải theo thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người mua, ưu tiên phương pháp
cầu.
Nếu cuộn sơ cấp của máy biến điện áp có cấu tạo là dây quấn nhiều cuộn dây và từng cuộn dây
được nối với lớp phân áp tương ứng bên trong cách điện chính, chỉ phần cách điện nào liên quan đến
cuộn dây nối với đất mới cần được kiểm tra. Trong trường hợp này, phải giảm điện áp thử nghiệm
theo 7.4.3 của TCVN 11845-1 (IEC 61869-1). Phải hiệu chỉnh hệ số tiêu tán điện môi có tính đến điện
trở của cuộn dây.
7.4.6 Thử nghiệm sự cố hồ quang bên trong
Áp dụng TCVN 11845-1 (IEC 61869-1), 7.4.6 với bổ sung sau:
CHÚ THÍCH 301: Đối với máy biến điện áp ngâm trong dầu kiểu mới nhất, vị trí của cách điện sơ cấp
dễ hỏng nhất là khu vực tiếp giáp giữa cuộn sơ cấp và dây dẫn sơ cấp.

MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt
5 Thông số đặc trưng
6 Thiết kế và kết cấu
7 Các thử nghiệm

You might also like