You are on page 1of 14

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


------o0o------

THUYẾT MINH THIẾT KẾ KỸ THUẬT THI CÔNG

ĐỊA ĐIỂM : XÃ ĐỨC NINH, HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN


QUANG

CÔNG TRÌNH : NHÀ XƯỞNG SẢN XUẤT VÀ CÁC HẠNG MỤC PHỤ TRỢ
CỦA CÔNG TY TNHH SAO VIỆT

HẠNG MỤC NHÀ XƯỞNG SẢN XUẤT, NHÀ TRỤ SỞ LÀM VIỆC, NHÀ
CÔNG VỤ

CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH SAO VIỆT

ĐƠN VỊ THIẾT KẾ : CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ


HẢI LONG

CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN THIẾT KẾ

TUYÊN QUANG, NĂM 2022


1. MỞ ĐẦU

1.1. Giới thiệu tổng quan công trình.

- Tên dự án: Nhà xưởng sản xuất và các hạng mục phụ trợ của Công ty TNHH Sao
Việt.

- Địa điểm: Xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Sao Việt

- Các hạng mục đầu tư xây dựng:

+ Nhà xưởng: Số tầng là 01, diện tích xây dựng là 4390m 2. Nhà xưởng được xây dựng
bằng kết cấu tường gạch bao quanh, phía trên mái có khung thép, dầm và kèo, mái lợp
tôn múi. Khu vực nhà xưởng được sử dụng để sản xuất gỗ ván, gỗ ép.

+ Nhà trụ sợ làm việc: Số tầng là 01, diện tích xây dựng 420m 2. Là nơi làm việc của
cán bộ, công nhân viên công ty.

+ Nhà công vụ: Số tầng là 01, diện tích xây dựng là 360m 2. Là nơi tiếp khách, ăn uống
của cán bộ, công nhân viên công ty.

+ Ngoài ra còn các hạng mục khác như nhà bảo vệ, bể nước chữa cháy, phòng bơm,
cổng, hàng rào…

- Đường nôi bộ: Đường chạy vòng quanh nhà xưởng đảm bảo chiều rộng >3,5m và cao
>4,5m. Mặt đường chịu được tải trọng hoạt động của xe chữa cháy.

1.2. Các căn cứ thiết kế:


- Luật phòng cháy chữa cháy đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001.
- Luật phòng cháy và chữa cháy sửa đổi số 40/2013/QH13 ngày 22/12/2013 về việc
sửa đổi bổ sung một số điều của Luật PCCC.
- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành luận phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7336-2021: Phòng cháy chữa cháy Hệ thống Sprinkler
tự động - Yêu cầu thiết kế.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3254-1989: An toàn cháy - Yêu cầu chung.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738-2021: Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ
thuật.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622-1995: Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công
trình - Yêu cầu thiết kế.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890-2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho
nhà và công trình, trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1:2004 - ISO 11602-1: 2000 Phòng cháy chữa
cháy - Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy phần 1: Lựa chọn và bố trí.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4513-1998 Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy - Trụ nước chữa cháy -
Yêu cầu kỹ thuật.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13456: 2022 Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn
lối thoát nạn.

1.3. Các thành phần của hệ thống phòng cháy chữa cháy cho công trình.

- Hệ thống phòng cháy chữa cháy trong công trình bao gồm những thành phần cơ
bản sau:

+ Hệ thống báo cháy tự động dạng kênh (vùng).

+ Hệ thống chữa cháy tự động bằng Sprinkler kết hợp chữa cháy vách tường.

+ Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà.

+ Trang bị các bình chữa cháy tại chỗ cho công trình.

+ Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn.

+ Hệ thống chống sét mái.

2. HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG:

- Hệ thống báo cháy tự động được thiết kế cho công trình bao gồm các đầu báo
cháy được bố trí: Đầu báo cháy khói và các đầu báo cháy nhiệt (xem bản vẽ hệ thống
báo cháy). Ngoài ra các tổ hợp báo cháy được trang bị ở khu vực gần cửa ra vào nhà
xưởng. Hệ thống các đầu báo, tổ hợp được kết nối vào tủ trung tâm qua các hộp kỷ
thuật tổng đặt ở khu nhà xưởng. Từ hộp kỹ thuật này kéo sợi cáp tín hiệu về tủ trung
tâm đặt ở phòng bảo vệ.

2.1 Bộ đầu báo khói tia chiếu:


- Với bộ thu và đầu phát rất nhạy cảm với các sản phẩm khói được sinh ra khi mật
độ khói bao phủ chùm tia hồng ngoại đạt diện tích 50% chùm tia chiếu. Thông số bộ
đầu báo khói tia chiếu:

+ Điện áp dòng điện hoạt động: ≤20Ma

+ Khoảng điện áp hoạt động: 15 đến 28VDC

+ Dòng tiêu thụ ở trạng thái giám sát ≤22Ma

+ Dòng chờ ≤12mA

2.2 Nút ấn báo cháy.

- Nút ấn báo cháy được trang bị ở các vị trí ở gần lối ra vào trong công trình. Khi có
cháy xảy ra, ai đó phát hiện đám cháy thì có thể chủ động nhấn nút ấn này để tủ trung
tâm báo động cho mọi người cùng biết là có cháy. Nút ấn được lắp ở cao độ 1,25m từ
nút ấn xuống sàn hoàn thiện, phù hợp với chiều cao của người sử dụng. Nút ấn được
tích hợp trong tổ hợp báo cháy.

2.3 Chuông báo cháy

- Chuông báo cháy được lắp đặt trên tường của công trình, khi có cháy sảy ra tủ
trung tâm báo cháy sẽ điều khiển chuông hoạt động, báo động cho mọi người biết là
đang có cháy sảy ra. Chuông được lắp đặt trong tổ hợp.

2.4 Đèn báo cháy khu vực

- Đèn báo cháy được lắp đặt trên tường của công trình, đèn được lắp ở tổ hợp. Khi
ở vị trí thiếu sáng đèn sẽ cho ta xác định vị trí lắp đặt tổ hợp và sử dụng khi có cháy.
Mặt khác đèn chỉ thị hệ thống báo cháy đang hoạt động bình thường. Đèn được lắp nổi
ngoài vỏ của tổ hợp báo cháy.

2.5 Dây dẫn tín hiệu và cáp tín hiệu.

- Dây tín hiệu phải là loại dây dâu lõi đồng có tiết diện dây dẫn phù hợp với TCVN
5738-2021, Loại dây phải có tiết diện mặt cắt ít nhất là 0,75mm2. Trong trường hợp
dùng dây nhỏ hơn thì cho phép tết nhiều lõi nhỏ thành 1 sợi dây có tổng diện tích mặt
cắt là 0,75mm2. Trong công trình chúng tôi thiết kế loại dây có tiết diện mặt cắt là
CU/PVC 2x0,75mm2 và dây CU/PVC 2x1,0mm2.

- Dây tín hiệu báo cháy phải được bảo vệ bởi ống nhựa Sp chống cháy, kể cả trong
trường hợp dây dẫn đi âm tường hoặc âm trần thì cũng cần phải được bảo vệ bởi ống
Sp nói trên. Ống SP ở đây có thể dùng ống D16mm, D20mm, D25mm. Các vị trí tường
của công trình có ống gen PVC đi qua được chèn kín, chặt bằng vữa bê tông, đảm bảo
ngăn không cho cháy lan khi có sự cố.

2.6 Tủ báo cháy trung tâm.

- Tủ trung tâm báo cháy 20 kênh được lắp đặt tại nơi thường trực tại nhà bảo vệ.
Được sử dụng 16 kênh, còn lại 4 kênh để dự phòng. Trung tâm báo cháy được cấp bởi 2
nguồn là nguồn điện lưới và nguồn 24V dự phòng ác quy. Thông số tủ trung tâm báo cháy:

+ Số vùng bảo vệ: 20 kênh

+ Phương pháp lắp: Treo tường

+ Điện áp mạch: 24VDC

+ Điện áp cung cấp: 220VAC, 50/60Hz

+ Nguồn điện dự phòng: Ắc quy 24VDC/0,25Ah, lưu điện trong 72h

+ Thời gian thẩm định tín hiệu báo cháy: 10-60s

+ Số lượng đầu báo tối đa có thể ghép nối: 30 đầu báo/kênh


+ Chuông báo cháy: 24VDC, 10mA/1 chuông
+ Trở kháng mạch kênh: 50W/kênh
+ Điện trở cuối đường dây: 10KΩ, 1/2W
+ Vật liệu: Thép dày 1.2mm.
Tủ điều khiển báo cháy trung tâm 20 kênh, tích hợp nhiều chức năng, đáng tin cậy,
giảm thiểu báo giả gây ra do xung điện không ổn định hoặc do tín hiệu bất thường (báo
giả). Mỗi Zone có 2 đèn LED: Hiển thị tín hiệu báo cháy, báo lỗi kết nối.
  Dễ dàng truyền tín hiệu từ hệ thống báo cháy qua hệ thống thoát khói, hệ thống
sprinkler hoặc foam.
  Công tắc test báo cháy là loại nhấn để test từng zone một, đáng tin cậy hơn loại
công tắc xoắn mà có thể tiếp xúc không tốt do bụi bặm hoặc không tương thích.
  Có bộ phận tích điện, để cho đèn hiển thị nguồn sáng lên, có thể chọn chế độ ON
hoặc OFF lúc panel mất nguồn trong điều kiện bình thường (không có báo động), và sẽ
chớp nháy trong trạng thái báo động.

2.7 Đèn chỉ nối thoát hiểm (EXIT):

- Đèn EXIT được lắp đặt tại các khu vực cửa thoát hiểm với thông số kỹ thuật:

+ Điện áp hoạt động: 24V


+ Màu vỏ: Xanh

+ Cường độ chiếu chiếu sáng bình thường là 300Lux và khi có sự cố là 10Lux

+ Ác Quy dự phòng 2 giờ

2.8 Đèn chiếu sáng sự cố:

- Đèn chiếu sáng sự cố được lắp đặt với khoảng cách 20 – 30m một đèn chiếu sang
sự cố với thông số kỹ thuật:

+ Điện áp hoạt động: 24V

+ Kiểu dáng: Đèn mắt mèo

+ Cường độ chiếu sáng ban đầu là 10Lux và nhỏ nhất tại tại mỗi điểm là 1lux

+ Ác Quy dự phòng 2 giờ

2.9. Đầu báo khói.


- Các đầu báo khói Loại đầu báo cháy được lắp đặt phải có độ bền và độ nhậy cao,
làm việc dựa trên hiệu ứng quang điện có khả năng phát hiện khói đen và trắng. Bên
trong buồng hút khói của đầu báo có một đèn Led phát tia hồng ngoại và một Diod
quang điện Xilic thu nhận hồng ngoại. Bình thường Diod quang điện sẽ không nhận
được tia hồng ngoại do đèn Led phát ra. Khi có khói xâm nhập vào buồng tụ khói, các
hạt khói sẽ phản xạ tia hồng ngoại ra các hướng khác nhau, một trong số các tia phản
xạ sẽ tới Diod quang điện. Khi nồng độ khói càng đặc thì càng có nhiều tia phản xạ tức là
Diod quang điện càng nhận được nhiều tia hồng ngoại chiếu tới
- Trên các đầu báo khói đều có đèn báo tín hiệu. Khi đèn báo trên đầu báo nháy xanh là
đầu báo đang hoạt động ở chết độ bình thường. Khi đèn báo xuất tín hiệu màu đỏ liên tục để
chỉ thị báo cháy được kích hoạt.
Bảng 1 Quy định lắp đặt đầu báo cháy khói kiểu điểm
Diện tích bảo vệ Khoảng cách tối đa, m
Độ cao lắp đặt đầu
của một đầu báo Giữa các đầu báo Từ đầu báo cháy đến
báo cháy m
cháy, m2 cháy tường nhà
Dưới 3,5 85 9 4,5
Từ 3,5 đến 6 70 8,5 4,0
Lớn hơn 6,0 đến 10 65 8,0 4,0
Lớn hơn 10 đến 12 55 7,5 3,5
3. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY:

3.1. Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler và hệ thống chữa cháy vách tường.

- Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler được thiết kế cho khu vực nhà xưởng. Hệ
thống bao gồm các đầu phun nước tự động Sprinkler 680C (quay lên hoặc quay xuống)
theo bảng 4 của tiêu chuẩn TCVN 7336-2021 và được hoạt động theo nguyên lý kích
hoạt bằng nhiệt. Trong đường ống luôn được duy trì áp suất nước bên trong. Khi các
đầu phun Sprinkler hoạt động, áp suất nước có sẵn trong đường ống sẽ làm cho nước
phun ra khỏi đầu phun và xả vào đám cháy ở bên dưới. Khi đó, áp suất trong đường
ống sẽ giảm đi nhanh chóng. Khi đó, hệ thống bơm cấp nước chữa cháy sẽ hoạt động
tự động để cấp nước cho hệ thống chữa cháy. Các đầu phun tự động được lắp đặt theo
bản vẽ.

- Hệ thống chữa cháy bằng nước vách tường được thiết kế trong nhà máy theo
QCVN 06:2021/BXD đảm bảo mỗi vị trí bên trong công trình có đồng thời 2 họng
nước chữa cháy phun tới. Các họng chữa cháy vách tường được bố trí ở nơi dễ quan
sát, tại các vị trí ở gần các lối ra vào trong công trình.

- Trạm bơm chữa cháy của công trình được lắp đặt gần bể nước sẽ cung cấp nước
cho hệ thống chữa cháy Sprinkler và chữa cháy vách tường trong công trình. Trạm
bơm được đặt ở chế độ hoạt động tự động.

- Trong trường hợp hệ thống bơm gặp sự cố hoặc thời gian chữa cháy quá lâu gây
hết lượng nước dự trữ cho chữa cháy thì các trụ tiếp nước từ xe chữa cháy ở phía ngoài
mặt đường giao thông sẽ được sử dụng để cấp nước chữa cháy vào hệ thống bằng các
xe chữa cháy của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

- Các họng nước chữa cháy ngoài nhà được lắp đặt dọc xung quanh nhà xưởng để
phục vụ cho việc chữa cháy bên ngoài nhà.

3.1.1 Hệ thống cụm bơm chữa cháy.

Hệ thống cụm bơm chữa cháy đã được trang bị bao gồm:

- 01 máy bơm chữa cháy chính động cơ điện.

- 01 Máy bơm chữa cháy dự phòng động cơ dầu

- 01 Máy bơm bù áp động cơ điện

- 01 Bình tích áp.


- 01 Tủ điều khiển bơm chữa cháy.

- 01 hệ thống van, rọ hút…

3.1.2 Hộp cứu hỏa

Hộp cứu hỏa là hộp để đựng các phương tiện chữa cháy, bao gồm họng nước chữa
cháy vách tường và các thiết bị kèm theo với nó như: Cuộn vòi chữa cháy, lăng phun
nước.

- Các họng nước chữa cháy vách tường được liên kết với đường ống cấp nước chữa
cháy chính.

3.1.3 Van góc chuyên dụng cho họng nước chữa cháy vách tường

- Được trang bị tại họng nước chữa cháy vách tường. Mỗi vị trí hộp cứu hỏa có 1 họng
nước chữa cháy vách tường. Như vậy, mỗi hộp cứu hỏa có 1 van góc chuyên dụng
D65.

3.1.4 Khớp nối (đầu nối) nhanh giữa van góc và vòi chữa cháy, lăng chữa cháy.

- Khớp nối nhanh được trang bị cho các họng nước chữa cháy vách tường, hộp cứu hỏa
bắt buộc phải có cấu tạo theo TCVN 5739-1993. Các khớp nối này sẽ có được thao tác
nhanh và độ kín đảm bảo yêu cầu, ngoài ra nó có 1 vấn đề quan trọng là tính tương
thích với tất cả các đầu nối chữa cháy ở Việt Nam.

3.1.5 Cuộn vòi mềm chữa cháy.

- Cuộn vòi mềm chữa cháy được bố trí tương ứng với mỗi họng nước chữa cháy vách
tường. Như vậy, mỗi hộp cứu hỏa sẽ có 1 cuộn vòi chữa cháy D65 dài 20m.

3.1.6 Lăng phun nước chữa cháy.

Lăng phun nước chữa cháy được trang bị tương ứng với cuộn vòi. Lăng phun D65
đảm bảo theo TCVN 5739-1993 để lắp vào đầu vòi chữa cháy.

3.1.7 Van báo động.

Van báo động (alarm valve) được sử dụng để kiểm soát hoạt động của hệ thống
chữa cháy. Hoạt động theo nguyên lý khi áp lực nước phía đầu phun giảm xuống nước
chạy qua van báo động, khi đó van báo động sẽ báo bề tủ trung tâm báo cháy. Ở đây ta
sử dụng van báo động có đường kính DN150 để kiểm soát toàn bộ hệ thống chữa cháy.

3.1.8 Đường ống cấp nước chữa cháy.


Đường ống dẫn nước chữa cháy từ máy bơm đến các vị trí trang bị đầu phun hoặc
họng nước chữa cháy vách tường. Đường ống này sẽ là loại đường ống thép với các cỡ
là DN150, DN125, DN100, DN65, DN40, DN32, DN25. Mức tối thiểu phải đáp ứng là
theo tiêu chuẩn BS hạng A1. Tại vị trí các đường ống chữa cháy đi xuyên qua tường
gạch công trình được chèn kín, chặt bằng vữa bê tông. Các đường ống chữa cháy bên
ngoài nhà được đi âm dưới đất ở độ sau 0,5m và được lấp đất, đầm chặt.

3.1.9 Họng tiếp nước chữa cháy.

Họng tiếp nước chữa cháy 2 cửa D65: Trường hợp máy bơm chữa cháy, vì một lý
do nào đó không hoạt động hoặc bể nước chữa cháy bị hết nước thì trụ tiếp nước chữa
cháy được đầu nối trực tiếp vào hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy của công
trình cho phép xe chữa cháy của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đấu thẳng vào và
cấp nước trực tiếp chữa cháy trong đường ống.

3.1.10 Họng chữa cháy ngoài nhà.

Họng chữa cháy ngoài nhà 1 cửa D100, 2 cửa D65: Họng chữa cháy ngoài nhà
được đấu nối trực tiếp với hệ thống cấp nước chữa cháy bên trong công trình. Khi có
cháy sảy, trụ chữa cháy ngoài nhà có nhiệm vụ chữa cháy cho bên ngoài công trình,
ngăn không cho đám cháy lan sang các khu vực lân cận.

3.1.11 Đầu phun chữa cháy Sprinkler.

Đầu phun chữa cháy sprinkler được lắp đặt là loại hướng lên có hệ số K=5,6. Các
đầu Sprinkler hướng lên được lắp đặt ở khu vực không có trần treo.

Số lượng đầu phun dự trữ là 10 đầu phun quay lên D15, K=5,6, Toàn bộ được để ở
khu vực phòng bảo vệ.

3.2. Trang bị các bình chữa cháy.

Bình chữa cháy sách tay được trang bị cho công trình gồm 2 loại bình là bình chữa
cháy ABC loại 8kg, và Bình chữa cháy ABC loại 4kg

Bố trí số lượng bình chữa cháy phải đảm bảo theo Bảng 2 tiêu chuẩn TCVN 3890:
2009. Đối với công trình này thuộc nguy hiểm cháy cao thì 1 bình chữa cháy bảo vệ
được 50m2/bình và khoảng cách bảo vệ với bán kính là 20m. Tổng diện tích của công
trình khoảng 5100m2 nên tổng số bình chữa cháy xách tay cần là 5100/50=102 bình.
Ngoài ra công trình công trang bị thêm 11 bình chữa cháy dự phòng.

3.2.1 Bình chữa cháy bằng bột tổng hợp ABC – MFZL8, MFZL4.
Đây là loại bình chữa cháy xách tay. Chất chữa cháy là 1 loại bột tổng hợp ABC có
khả năng chữa cháy hiệu quả với các đám cháy dạng rắn, dạng lỏng và dạng khí.

Các bình chữa cháy xách tay ABC – MFZL8 là loại 8Kg, MFZL4 là loại 4kg được
đặt tại các vị trí dễ quan sát và đảm bảo khoảng cách theo đúng TCVN 3890: 2009
4. TÍNH TOÁN THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA MÁY BƠM:
4.1 Tính toán lưu lượng máy bơm chữa cháy
- Hệ thống chữa cháy vách tường: Theo QCVN 06:2021/BXD
Hệ thống chữa Số đám cháy Lưu lượng tính Số lượng họng Tổng lưu
cháy vách tường toán cho 1 họng cho 1 đám cháy lượng chữa
(l/s) (Họng) cháy vách
tường (l/s)
QVT = 1 5 2 10
- Hệ thống chữa cháy ngoài nhà: Theo QCVN 06:2021/BXD
Hệ thống chữa Bậc chịu lửa Hạng sản xuất Khối tích công Tổng lưu
cháy ngoài nhà trình (m3) lượng chữa
cháy ngoài nhà
(l/s)
QNN = IV C 47.520 40
- Hệ thống chữa cháy Sprinkler: Theo TCVN 7336:2021
- Khu vực có cường độ phun lớn nhất để tính toán: Khu vực nhà showroom
Hệ thống chữa Nguy cơ cháy Cường độ phun tối Diện tích tính Lưu lượng
cháy Sprinkler thiểu (l/s.m2) toán tối thiểu nước tối thiểu
(m2) (l/s)
QSP = 2 0.12 120 30
-> Tổng lưu lượng nước chữa cháy: Q = QVT + QNN + QSP
  Hệ thống chữa Hệ thống chữa Hệ thống chữa Tổng (l/s)
cháy vách cháy ngoài nhà cháy Sprinkler
tường (QVT) (QNN) (QSP)
Q= 10 40 30 80

4.2 Tính toán cột áp máy bơm chữa cháy


*) Tính toán bơm khi phục vụ chữa cháy bằng họng nước chữa cháy vách tường:
- Áp suất dư tại điểm này phải đảm bảo đủ áp lực cho hệ thống chữa cháy vách tường
và hệ thống họng chữa cháy ngoài nhà hoạt động đủ theo TCVN.
+ Tính toán áp lực để đảm bảo hoạt động cho hệ thống chữa cháy.
- Tổn thất áp lực đường ống được tính theo công thức
H = Q2 x L x A:
Trong đó:
Q là lưu lượng nước tính toán.
L là chiều dài đoạn ống cần tính.
A là sức cản nấy theo bảng 14 tiêu chuẩn TCVN 4513-1988

Đường kính Chiều dài Lưu lượng Tổn thât


A Ghi chú
ống (mm) ống (l)(m) (l/s) cột áp (m)
Ống chính D150
D150 80 0,00003395 80 17,4 Từ phòng bơm đến
điểm cuối
Tổn thất vách
DN125 110 0,00008623 26,7 6,8 tường Đường ống
D125
Tổn thất vách
D65 6 0,002893 5 0,44 tường Đường ống
D65
Cộng tổn thất đường ống các loại 24,7  
Tổn thất cục bộ 20% 5
Tổn thất cột nước đặc 21
Tổn thất nội tại của vòi rồng 1,5
 Chiều sâu hút 3
 Chiều cao công trình 8
Cột áp của hệ
Cộng tổn thất cho hệ thống 63,2
thống

Như vậy áp lực từ phòng bơm đến các điểm với lưu lượng và cột áp chi tiết theo bảng
trên ta có cột áp cần thiết đáp ứng các tiêu chí của hệ thống chữa như sau
+ Hmax > Htt = 63,2 m. Chọn Hmax1 = 64m
+ Q = 80l/s = 288 m3/h. chọn Q = 288 m3/h
*) Tính toán hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler:
- Áp suất dư tại điểm này phải đảm bảo đủ áp lực cho hệ thống Sprinkler và hệ thống
họng chữa cháy ngoài nhà hoạt động đủ theo TCVN.
+ Tính toán áp lực để đảm bảo hoạt động cho hệ thống chữa cháy.
Tổn thất cột áp trong đoạn ống được tính theo mục 10.5 của TCVN 7336-2021. Theo
đó:
H = Q2/BT
Trong đó.
H là tổn thất cột áp của đoạn ống đang tính (m)
Q là lưu lượng nước chảy qua ống (l/s)
BT là đặc tính của đường ống (m5/s2) và được tính theo công thức:
BT = KT/l
Trong đó:
KT là giá trị tùy chọn theo đường kính ống trong bảng B.2 của TCVN 7336-
2021
L là chiều dài đọan ống cần tính.
Tra bảng 6 thì có với ống:
D150, KT = 43000
D32, KT = 16,5
Căn cứ vào các công thức trên, ta có bảng tính giá trị tổn thất áp lực tại điểm xa nhất
của các đoạn ống nhánh điển hình của đường ống sprinkler tương ứng như sau:

Đường kính Chiều dài Lưu Tổn thât


Kt Ghi chú
ống (mm) ống (l) lượng cột áp
ống chính D150 Từ
D150 55 43000 80 8,2 phòng bơm đến điểm
cuối của ngôi nhà
Độ dài đoạn ống
D125 95 16940 26,7 3,8 D125 trong một
nhánh
Độ dài đoạn ống D40
D40 3,2 34,5 3,6 1,2
trong một nhánh
Độ dài đoạn ống D32
D32 3,2 16,5 3,6 2,5
trong một nhánh
Độ dài đoạn ống D25
D25 3,2 3,65 3,6 11,4
trong một nhánh
Cộng tổn thất đường ống các loại 27,3  

        5,46 Tổn thất cục bộ 20%

        8 Chiều cao công trình

Cộng tổn thất đường ống 40,76

- Tổn thất cột áp tại đầu Sprinkler:


+ Ta chọn đầu phun có đường kính D15 -> K=0,684

Q  K H -> H = Q2/K2
H = (0,12*12)2/0,6842

H = 4,43m

 Tổng tổn thất cho hệ thống Sprinkler = 40,76+4,43= 45,19m


Như vậy áp lực từ phòng bơm đến các điểm với lưu lượng và cột áp chi tiết theo bảng
trên ta có cột áp cần thiết đáp ứng các tiêu chí của hệ thống chữa như sau:
+ Hmax2 > Htt = 45,19. Chọn Hmax2 = 46 m
+ Q = 80/s = 288m3/h. chọn Q = 288 m3/h
So sánh 2 trường hợp ta thấy Hmax1 = 64 m > 46 m = Hmax2.
* Vậy ta chọn máy bơm có thông số như sau:
- 01 máy bơm chữa cháy chính động cơ điện: Q = 288m3/h, H = 64m
- 01 Máy bơm chữa cháy dự phòng động cơ diesel: Q = 288m3/h, H = 64m
- 01 Máy bơm bù chữa cháy động cơ đện: Q = 1,2~9,6m3/h, H = 80~40m
- 01 Bình tích áp 200l

5. TÍNH TOÁN BỂ NƯỚC CHỮA CHÁY


- Hệ thống chữa cháy vách tường: Theo QCVN 06:2021/BXD
Hệ thống Số đám Lưu lượng Số lượng Lưu lượng Thời gian Tổng dung
chữa cháy cháy tính toán họng cho 1 cho chữa chữa cháy tích nước cho
vách tường cho 1 họng đám cháy cháy vách (Giờ) chữa cháy
(l/s) (Họng) tường (l/s) vách tường
(m3)
VVT = 1 5 2 10 1 36
- Hệ thống chữa cháy ngoài nhà: Theo QCVN 06:2021/BXD
Hệ thống Bậc chịu Hạng sản Khối tích Lưu lượng Thời gian Tổng dung
chữa cháy lửa xuất công trình cho chữa chữa cháy tích nước cho
ngoài nhà (m3) cháy ngoài (Giờ) chữa cháy
nhà (l/s) ngoài nhà (l/s)
VNN = 4 C 43650 40 3 432
- Hệ thống chữa cháy Sprinkler: Theo TCVN 7336:2021
Hệ thống Nguy cơ Cường độ Diện tích Lưu lượng Thời gian Tổng dung
chữa cháy cháy phun tối thiểu tính toán tối nước tối chữa cháy tích nước cho
Sprinkler (l/s.m2) thiểu (m2) thiểu (l/s) (Giờ) chữa cháy
sprinkler (m3)
VSP = 3 0.24 120 30 1 108
-> Thể tích nước chữa cháy V = VVT + VNN + VSP = 576 m3
- Hồ nước chữa cháy của công trình là bể hở có sẵn của công ty. Đáy hồ nước và 4 phía
xung quanh được dải bạt HDPE chống thấm. Phía trên bờ được xây gạch bao quanh chèn
bạt. Hồ nước luôn được cung cấp nước từ giếng khoan vào đảm bảo duy trì lưu lượng
nước như trên. Hồ nước được lắp đặt hệ thống cảm biến đo mước nước báo về phòng trực
bảo vệ (Chi tiết được thể hiện trong bản vẽ).

6. HỆ THỐNG CHỐNG SÉT


- Trên cơ sở các yêu cầu và nhiệm vụ đề ra cho hệ thống chống sét, để phù hợp với đặc
điểm công trình, chúng tôi xin đưa ra phương án thiết kế như sau:
- Hệ thống chống sét đánh trực tiếp bằng kim thu sét lắp đặt trên mái.
- Theo tiêu chuẩn về thiết kế hệ thống chống sét.
+ Kim thu sét được làm bằng thép tròn Ø25, chiều cao K=1,5m.
+ Kim thu sét trên mái được nối với nhau bằng thép Ø8 đặt trên cọc đỡ Ø8 cách nhau
1m. Từ trên mái xuống chân móng dùng thép Ø10 làm dây nối và từ chân móng ra cọc, tia
tiếp địa dùng thép Ø16.
+ Tiếp địa bằng hệ thống hỗn hợp tia + cọc. Tia bằng thép dẹt 40*4mm và cọc bằng
thép góc L63*63*5mm chôn sâu cách mặt đất 800mm.
+ Sau khi thi công xong phải kiểm tra điện trở nối đất, điện trở < 10 ôm là được còn
nếu điện trở >10 ôm thì phải tăng thêm cọc tiếp địa.

+ Cọc tiếp địa được đặt ở khu đất có điện trở thấp nhất của công trình.

7. KẾT LUẬN:

Qua quá trình nghiên cứu tính toán trên cơ sở yêu cầu của chủ đầu tư và các quy
định của tiêu chuẩn nhà nước, công với nghiên cứu khả năng kỹ thuật của các hãng sản
xuất thiết bị phòng cháy chữa cháy. Chúng tôi đã đưa ra được giải pháp hệ thống
phòng cháy chữa cháy hiện đại, đạt độ an toàn cao, phù hợp với các tiêu chuẩn của nhà
nước trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy.

You might also like