You are on page 1of 6

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I- LỚP 12

0001: Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối thắng lợi thuộc về
A. phe Đồng minh. B. các lực lượng dân chủ tiến bộ
C. Mĩ và Liên Xô. D. Anh và Pháp
0002: Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Á, Hội nghị Ianta đã đưa ra quyết định nào?
A. phân công Pháp và Anh phản công tiến đánh Nhật Bản.
B. quyết định Liên Xô tham chiến chống Nhật trước khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
C. quyết định Liên Xô tham chiến chống Nhật khi chiến tranh đang diễn ra ở châuÂu.
D. quyết định Liên Xô tham chiến chống Nhật sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
0003: Phạm vi nào sau đây không thuộc ảnh hưởng của Liên Xô?
A. Đông Đức. B. Đông Âu. C. Đông Bec – Lin. D. Tây Đức.
0004: Theo những quyết định của Hội nghị Ianta về phân chia khu vực chiếm đóng, Mĩ không có quyền lợi ở
đâu?
A. Nhật Bản. B. Nam Triều Tiên. C. Đông Nam Á. D. Mông Cổ.
0005: Vấn đề quan trọng nhất mà hội nghị Ianta quyết định là gì?
A. Tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. B. Phân chia phạm vi ảnh hưởng.
C. Thành lập Liên Hợp Quốc. D. Khắc phục hậu quả chiến tranh.
0006: Tại Hội nghị Ianta, quyết định nào cho đến nay còn có hiệu lực?
A. Tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. B. Phân chia phạm vi ảnh hưởng.
C. Thành lập Liên Hợp Quốc. D. Khắc phục hậu quả chiến tranh.
0007: Hội đồng bảo an có vai trò như thế nào trong hoạt động của tổ chức Liên Hợp quốc?
A. Cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
B. Cơ quan thường trực của Liên Hợp quốc.
C. Cơ quan phán quyết, đưa ra giải pháp cho toàn bộ hoạt động.
D. Chịu trách nhiệm đàm phán và điều hành hoạt động của Liên Hợp quốc.
0008: Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại
A. Paris. B. London. C. New York. D. Đức.
0009: Nguyên tắc cơ bản nhất để chỉ đạo hoạt động của Liên hợp quốc là
A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
C. Chung sống hòa bình và có sự nhất trí giữa 5 nước Hội đồng bảo an.
D. Tôn trọng quyền bình đẳng và chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
0010: Cơ quan nào của Liên Hợp quốc là cơ quan lớn nhất, mỗi năm họp một lần?
A. Tòa án quốc tế. B. Ban thư ký. C. Đại hội đồng. D. Hội đồng bảo an.
0011: Nhận định nào sau đây là đúng với vai tò của Đại hội đồng Liên Hợp quốc?
A. Đưa ra những phán quyết quan trọng cho trật tự thế giới.
B. Thường trực tại trụ sở Liên Hợp quốc, duy trì các cơ quan chính.
C. Gồm tất cả các nước thành viên, mỗi năm họp một lần.
D. Đưa ra quyết định cuối cùng cho các vấn đề quốc tế.
0012: Vai trò nào là quan trọng nhất của tổ chức Liên Hợp quốc?
A. Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
B. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tất cả các nước.
C. Giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột khu vực.
D. Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, nhân đạo.
0013: Nguyên nhân, mâu thuẫn nào dẫn đến chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô?
A. Mâu thuẫn về mục tiêu và chiến lược. B. Mâu thuẫn về quyền lợi trong Liên Hợp quốc.
C. Xung đột trong quyền lợi ở các thuộc địa. D. Mâu thuẫn do vấn đề nước Đức sau chiến tranh.
0014: Trong các nội dung sau đây, đâu không là sự đối đầu Xô- Mĩ trong chiến tranh lạnh?
A. Các cuộc chiến tranh cục bộ ở Đông Nam Á. B. Cuộc chiến tranh Triều Tiên.
C. Xung đột trực tiếp giữa hai siêu cường. D. Xung đột ở Trung Cận Đông.
0015: Đâu được coi là sự kiện xác lập “Chiến tranh lạnh” ở châu Âu?
A. Hội nghị Ianta. B. Thông điệp của tổng thống Mĩ True-man.
C. Sự ra đời của tổ chức Liên Hợp quốc. D. Sự ra đời của NATO và VACSAVA.
0016: Trong các nội dung sau, đâu được coi là biểu hiện của “Chiến tranh lạnh”?
A. Xung đột quân sự trực tiếp. B. Chạy đua vũ trang.
C. Ủng hộ phát xít. D. Phân chia ảnh hưởng.
0017: Để chống lại các nước Liên Xô và Đông Âu, các nước tư bản phương Tây đã tham gia tổ chức nào?
A. Liên minh quân sự NATO. B. Liên minh châu Âu EU.
C. Liên Hợp quốc. D. Liên minh than thép châu Âu.
0018: Nhằm tạo ra đối trọng với các nước tây Âu và Mĩ trong chiến tranh lạnh, Liên Xô và Đông Âu đã tham
gia liên minh
A. Liên minh hiệp ước VACSAVA. B. Liên minh châu Âu EU.
C. Liên Hợp quốc. D. Liên minh than thép châu Âu.
0019: Chiến tranh lạnh chấm dứt là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Mĩ từ bỏ tham vọng làm bá chủ thế giới.
B. Vị thế của Mĩ và Liên Xô suy giảm nghiêm trọng.
C. Một cực là Liên Xô không còn, trật tự hai cực Ianta tan rã.
D. Sự giải thể của NATO, Vácsava.
0020: Trật tự hai cực Ianta hoàn toàn sụp đổ sau sự kiện nào?
A. Mĩ –Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
B. Mĩ- Xô kí kết điều khoản giảm trừ vũ khí hạt nhân.
C. Liên Xô tan ra vào năm 1991.
D. Mĩ – Xô hợp tác nghiên cứu vũ trụ.
0021: Thế giới sau Chiến tranh lạnh chuyển từ hai cực sang xu thế nào?
A. Đơn cực do Mĩ lãnh đạo các vấn đề quốc tế. B. Xu thế đa cực nhiều trung tâm hình thành.
C. Hai cực mới hình thành Mĩ- Trung Quốc. D. Hội đồng bảo an duy trì an ninh thế giới.
0022: Việc chấm dứt chiến tranh lạnh cũng là thời điểm các quốc gia tập trung vào
A. Tìm kiếm đồng minh mới. B. Phát triển kinh tế.
C. Mở rộng hợp tác với Mĩ. D. Củng cố an ninh quốc phòng.
0023: Xu thế chung trong quan hệ quốc tế khi bước sang thế kỉ XXI là gì?
A. tăng cường liên kết khu vực. B. hòa bình, hợp tác và phát triển.
C. cạnh tranh khốc liệt để tồn tại. D. cùng tồn tại, các bên cùng có lợi.
0024: Để lôi kéo châu Âu vào cuộc Chiến tranh lạnh nhằm chống lại Liên Xô, Mĩ đã thực hiện
A. Tuyên bố Liên Xô là nguy cơ với Mĩ. B. Thông qua kế hoạch Macsan.
C. Thành lập khối quân sự NATO. D. Viện trợ cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.
0025: Xu hướng hòa hoãn Đông - Tây bắt đầu xuất hiện vào thời gian nào?
A. Đầu những năm 60 của thế kỉ XX. B. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
C. Đầu những năm 80 của thế kỉ XX. D. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX.
0026: Mục đích lớn nhất của "Chiến tranh lạnh"do Mĩ phát động là gì?
A. Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng thế giới.
C. Bắt các nước Đồng minh lệ thuộc vào Mĩ.
D. Phô trương sức mạnh kinh tế và tiềm lực quốc phòng của Mĩ.
0027: Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Liên Xô có đặc điểm nào sau đây?
A. Là nước thắng trận trong phe Đồng minh. B. Đất nước ổn định trở lại.
C. Thành công trong việc ngăn chặn Mĩ. D. Xóa bỏ cơ chế kinh tế quan liêu, bao cấp.
0028: Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Liên Xô có đặc điểm nào sau đây?
A. Thiệt hại, tổn thất nặng nề. B. Đất nước ổn định trở lại.
C. Thành công trong việc ngăn chặn Mĩ. D. Xóa bỏ cơ chế kinh tế quan liêu, bao cấp.
0029: Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 đã
A. Đánh dấu bước phát triển nhanh chóng, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
B. Chứng tỏ Liên Xô đạt được thế cân bằng sức mạnh quân sự so với Mĩ và các nước Tây Âu.
C. Chứng tỏ khoa học- kĩ thuật quân sự và chinh phục vũ trụ của Liên Xô đã đạt tới đỉnh cao.
D. Đánh dấu sự phát triển vượt bật của Liên Xô trong lĩnh vực công nghiệp điện hạt nhân nguyên tử.
0030: Từ năm 1951 đến năm 1975, Liên Xô đi đầu thế giới trong các ngành công nghiệp nào?
A. Hoá chất và dầu mỏ. B. Vũ trụ và điện nguyên tử
C. Cơ khí và gang thép. D. Luyện kim và cơ khí.
0031: Giai đoạn 1992-1993, Nga theo đuổi chính sách đối ngoại ngả về khu vực nào sau đây?
A. Các nước Trung Á. B. Các cường quốc phương Tây.
C. Các nước Đông Á. D. Các nước Đông Nam Á.
0032: Sau khi Hiến pháp mới được thông qua, Nga có đặc điểm chính trị nào sau đây?
A. Có nhiều vùng li khai trong lãnh thổ. B. Theo chế độ tổng thống liên bang.
C. Theo đuổi tham vọng siêu cường với Mĩ. D. Tiếp tục con đường xã hội chủ nghĩa.
0033: “Kế hoạch Mácsan” (6/1947) của Mĩ còn có tên gọi khác là gì?
A. “Kế hoạch phục hưng châu Âu”. B. “Kế hoạch khôi phục châu Âu”.
C. “Kế hoạch phát triển châu Âu”. D. “Kế hoạch tái thiết châu Âu”.
0034: Tháng 7 năn 1995, đánh dấu sự kiện nào trong mối quan hệ Việt Nam- Hoa Kì?
A. Hoa Kì áp đặt lệnh cấm vận với Việt Nam.
B. Hoa Kì tiến hành các biện pháp khắc phục hậu quả chiến tranh.
C. Hoa Kì bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
D. Hoa Kì đồng ý cho Việt Nam gia nhập tổ chức Liên Hợp Quốc.
0035: Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ giữ vai trò như thế nào trên trường quốc tế?
A. Trung tâm công nghiệp của thế giới. B. Trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.
C. Trung tâm nông nghiệp của thế giới. D. Trung tâm kinh tế của thế giới.
0036: Khoa học – kĩ thuật và công nghệ của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai tập trung vào nghiên
cứu lĩnh vực nào?
A. Công nghiệp năng lượng. B. Công nghiệp dân dụng.
C. Công nghiệp quốc phòng. D. Công nghiệp vũ trụ.
0037: Giai đoạn được xem là phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản khi nào?
A. Từ năm 1960 đến năm 1969. B. Từ năm 1960 đến năm 1973.
C. Từ năm 1969 đến năm 1973. D. Từ năm 1952 đến năm 1969.
0038: Từ những năm 70 của thế kỉ XX nền kinh tế Nhật Bản giữ vị trí
A. trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.
B. là trung tâm hợp tác kinh tế, tài chính của thế giới.
C. một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới.
D. đứng thứ 2 thế giới.
0039: Một thoả thuận của hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (8–9–1951) là gì?
A. Mĩ không được đóng quân trên lãnh thổ Nhật.
B. Mĩ viện trợ quân sự Nhật Bản toàn diện.
C. Mĩ phải rút toàn quân đội khỏi lãnh thổ Nhật Bản.
D. Mĩ được đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự.
0040: Cơ sở để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu, thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới
thứ hai là
A. tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn.
B. sự tạm lắng của phong trào cách mạng thế giới.
C. sự suy yếu của các nước tư bản châu Âu và Liên Xô.
D. sự ủng hộ của các nước đồng minh bị Mĩ khống chế.
0041: Tại sao đầu những năm 70 của thế kỉ XX Mĩ lại thực hiện chính sách hoà hoãn với Liên Xô và Trung
Quốc
A. mở ra mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi với các nước xã hội chủ nghĩa
B. ngăn chặn, tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới
C. chống lại phong trào cách mạng của các dân tộc trên thế giới
D. đe doạ các đồng minh truyền thống của Mĩ
0042: Mĩ đã thực hiện biện pháp cơ bản nào để có được những thành tựu to lớn trong cuộc cách mạng khoa
học kĩ thuật hiện đại
A. hợp tác nghiên cứu với nhiều quốc gia trên thế giới.
B. thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc và miễn phí cho mọi đối tượng học sinh.
C. đầu tư lớn cho giáo dục và nghiên cứu khoa học.
D. có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho các nhà khoa học
0043: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ
hai là gì?
A. Điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi và thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật.
B. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao, quân sự hoá nền kinh tế .
C. Quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh.
D. Dựa vào khoa học - kĩ thuật, điều chỉnh sản xuất, năng suất lao động.
0044: Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới
thứ hai?
A. Không bị chiến tranh tàn phá như châu Âu.
B. Sản xuất và bán vũ khí cho các nước tham chiến.
C. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.
D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch Mĩ latin.
0045: Chính sách đối ngoại nào là đặc trưng lớn nhất xuyên suốt của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
B. chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
C. can thiệp vào công việc nội bộ các nước, sau đó tiến hành chiến tranh xâm lược.
D. triển khai kế hoạch toàn cầu, thiết lập trật tự đơn cực với tham vọng làm bá chủ thế giới
0046: Điểm giống nhau cơ bản về kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản từ những năm 70 đến năm 2000 là gì?
A. Đều cạnh tranh gay gắt với nhau.
B. Đều là siêu cường kinh tế của thế giới.
C. Đều không chịu tác động của khủng hoảng kinh tế.
D. Đều là trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
0047: Đâu là điểm khác biệt trong chính sách đối ngoại của Tây Âu và Nhật với Mĩ?
A. Đều liên minh chặt chẽ với Mĩ nhưng Nhật cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
B. Nhật liên minh với cả Mĩ và Liên Xô còn Tây Âu chỉ liên minh với Mĩ.
C. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ còn Nhật tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.
D. Nhật liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhiều nước Tây Âu tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của Mĩ.
0048: Điểm giống nhau trong chính sách đổi ngoại của các đời Tổng thống Mĩ là gì?
A. Chuẩn bị tiến hành "Chiến tranh tổng lực". B. "Chiến lược toàn cầu”.
C. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ. D. "Chiến lược lấp chỗ trống".
0049: Khu vực kinh tế phát triển năng động nhất thế giới cuối thế kỉ XX- đầu thế kỉ XXI
A. Đông Nam Á. B. Đông Bắc Á.
C. Bắc Mĩ. D. Liên minh châu Âu EU.
0050: Ngay sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, những quốc gia ở Đông Nam Á đứng lên tuyên bố độc lập
A. Inđônêxia, Việt Nam, Lào. B. Việt Nam, Philippin, Lào
C. Inđônêxia, Lào, Philippin. D. Việt Nam, Malaixia, Lào.
0051: Biến đổi nào được coi làquan trọng nhất của Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập.
B. Các nước đã trở thành trung tâm kinh tế tài chính thế giới.
C. Đến năm 1999, các nước Đông Nam Á đều gia nhập tổ chức ASEAN.
D. Các nước Đông NamÁ đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế to lớn.
0052: Trong những năm 1945- 1954, nhân dân Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương đã thực
hiện nhiệm vụ nào sau đây?
A. Xây dựng đất nước sau khi tuyên bố độc lập. B. Khắc phục hậu quả do phát xít Nhật gây ra.
C. Chống thực dân pháp giành độc lập dân tộc. D. Chống chính sách thực dân mới của Mĩ.
0053: Cả ba nước tên bán đảo Đông Dương đều được công nhận các quyền dân tộc cơ bản sau sự kiện nào?
A. 1967, tổ chức ASEAN được thành lập. B. 1976, Hiệp ước Bali được kí kết.
C. 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết. D. 1973, Hiệp định Pari được kí kết.
0054: Sau độc lập, nhóm quốc gia sáng lập ASEAN đã thực hiện đường lối kinh tế nào giai đoạn những năm
60- 70 của thế kỉ XX?
A. Chiến lược hòa hoãn với các nước lớn. B. Chiến lược kinh tế “hướng ngoại”.
C. Chiến lược xóa đói, giảm nghèo. D. Liên minh nước lớn thu hút đầu tư.
0055: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là một tổ chức hợp tác trên lĩnh vực nào?
A. Kinh tế - chính trị. B. Quân sự - chính trị. C. Kinh tế - quân sự. D. Kinh tế- văn hóa.
0056: Đâu được coi là bước ngoặt trong sự phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Sáng lập tổ chức ASEAN tại Băng Cốc-Thái Lan.
B. Đi đến tuyên bố chung về sự ra đời của cộng đồng ASEAN (2015).
C. Hiệp ước Bali (1976), đề ra nguyên tắc chung của các quốc gia thành viên.
D. Tuyên bố chung về bộ quy tắc ứng xủ trên biển Đông.
0057: Việc thực dân Anh chia Ấn Độ thành hai quốc gia: Ấn Độ và Pakitan khi công nhận độc lập được dựa
trên cơ sở nào sau đây?
A. Địa lí. B. Chính trị. C. Kinh tế. D. Tôn giáo.
0058: Sau khi giành được độc lập, Ấn Độ là quốc gia theo đuổi đường lối chính trị nào sau đây?
A. Ngã về phương Tây. B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
C. Đồng minh của Liên Xô. D. Hòa bình, trung lập.
0059: Đảng giữ vai trò lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở Àn Độ
A. Đảng cộng sản Ấn Độ. B. Đảng dân tộc Ấn Độ.
C. Đảng Nhân Dân Ấn. D. Đảng Quốc Đại.
0060: Mốc sự kiện đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi về căn bản đã chấm dứt
A. Năm 1952 nhân dân Ai Cập lật đổ vương triều Pha-rúc.
B. Năm 1960 có 17 nước được trao trả độc lập (Năm châuPhi).
C. Năm 1975 với thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la.
D. Năm 1990 Cộng hòa Na-mi-bi-a tuyên bố độc lập.
0061: Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "Năm châu Phi", vì
A. Châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy"
B. Tất cả các nước ở Châu Phi được trao trả độc lập
C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất
D. Có 17 nước ở Châu Phi được trao trả độc lập
0062: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi nổ ra sớm nhất ở:
A. Bắc Phi. B. Nam Phi C. Trung Phi. D. Tây Phi
0063: Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân Nam Phi
A. Chủ nghĩa thực dân cũ. B. Chủ nghĩa thực dân mới.
C. Chủ nghĩa Apacthai. D. Chủ nghĩa đế quốc mới.
0064: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được mệnh danh là "Lục địa bùng cháy" vì
A. Núi lửa thường xuyên hoạt động.
B. Cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ.
C. Phong trào giải phóng dân tộc nổ ra dưới nhiều hình thức.
D. Cách mạng Cu Ba giành được thắng lợi.
0065: Sự kiện nào được đánh giá là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La
tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Thắng lợi của cách mạng Ê-cu-a-đo. B. Thắng lợi của cách mạng Mê-hi-cô.
C. Thắng lợi của cách mạng Cu Ba. D. Thắng lợi của nhân dân Pa-na-ma.
0066: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đâu là một trong những nguyên nhân giúp kinh tế Tây Âu phục hồi
A. Sự viện trợ của Mĩ thông qua kế hoạch Macsan. B. Sự ra đời của Liên minh châu Âu EU.
C. Sự thành lập tổ chức NATO. D. Sự ra đời của đồng tiền chung EURO.
0067: Điểm giống nhau của Tây Âu và Nhật Bản sau chiến tanh thế giới thứ hai
A. Bị chiến tranh tàn phá nặng nề. B. Lệ thuộc nguyên liệu bên ngoài.
C. Đều mất hết hệ thống thuộc địa. D. Sự canh tranh gay gắt của Liên Xô.
0068: Vị trí của kinh tế Tây Âu từ đầu thập niên 70 (TK XX) trở đi là
A. Trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
B. Trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất thế giới.
C. Một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
D. Một trong những trung tâm tài chính hàng đầu của thế giới.
0069: Nói "Liên minh Châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh" vì sao?
A. Số lượng các nước thành viên nhiều nhất trên thế giới.
B. Chiếm 1/4 năng lực sản xuất của toàn thế giới.
C. Quan hệ với hầu hết các quốc gia trên thế giới.
D. Kết nạp tất cả các nước ở khu vực châu Âu.
0070: Đâu là nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển của các nước tư bản Mĩ -Tây Âu -Nhật Bản từ những năm 50
của thế kỉ XX trở đi?
A. Tái xâm lược hệ thống thuộc địa để làm giàu.
B. Nguồn vốn đầu tư phong phú, nhân lực giá rẻ.
C. Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất.
D. Liên minh chính trị, kinh tế, an ninh chung để cạnh tranh.

You might also like