You are on page 1of 46

Về vấn đề Quan Trắc tường vây hố đào

• Trên thực tế có rất nhiều phép đo đạc trong thời gian thi công hố đào.
• Tùy vào mục đích mà số lượng các phép đo được thực hiện một cách
tương ứng.
• Thông thường , khi đo đạc và quan trắc hố đào, có hai mục đích
chính:
1. Mục đích nghiên cứu, xây dựng hoặc kiểm tra các lí thuyết tính toán,
ứng xử của hố đào v…vv
2.Mục đích quản lý an toàn trong thi công hố đào.
I. QUAN TRẮC THEO QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU HỐ ĐÀO

• Quan trắc là phương tiện trọng yếu để kiệm nghiệm lại dự tính theo lí thuyết và phát triển lí thuyết
thiết kế, cũng là biện pháp tất yếu để kịp thời chỉ đạo thi công, tránh xẩy ra sự cố công trình.
• Do ảnh hưởng phức tạp của các yếu tố như điều kiện địa chất, tình trạng tải trọng, tính chất vật liệu,
điều kiện thi công và các nhân tố bên ngoại khác nên hiện nay rất khó đơn thuần chỉ dựa vào tính toán
theo lí thuyết để phản ánh toán diện và chính xác các biến đổi trong hoạt động thi công.
• Cho nên, dưới sự chỉ dẫn của phân lich li thuyết, tiến hành một cách có kế hoạch công tác quan trắc
công trình ở hiện trường, đưa ra những thông tin chuẩn xác cho thi công công trình ngầm là cực ki cần
thiết.
• Thông qua quan trắc ở hiện trường, trước hết có thể so sánh các số liệu quan trắc với các trị số đã dự
tính để phán đoán xem công nghệ thi công trong bước trước và các tham số thi công có phù hợp yêu
cầu đã định không, nhờ đó có thể xác định và tối ưu hóa số liệu thi công của bước tiếp sau.
• Đồng thời, còn có thể tổng kết kinh nghiệm về các mặt để chỉ đạo và tối ưu hóa thiết kế và thi công các
công trình tương tự về sau.
• Mục tiêu của quan trắc gồm có:
• Để quan sát sự ứng xử của đất và nước trong đất nhằm khẳng định những giả thiết của thiết kế;
• Để khẳng định rằng những ảnh hưởng chỉ ra đều được các nhà thầu ghi nhận;
• Để tạo ra sự an toàn nhờ việc thiết lập hồ sơ cho các phương pháp thi công và cảnh báo sớm sự ứng xử
bất lợi tiềm tang (nếu có)
• Nhằm cung cấp dữ liệu có liên quan tới những nguyên nhân gây ra sự ứng xử bất lợi, nhờ đó có thể
thực hiện được những biện pháp phòng tránh, sửa chữa, bất lợi.
• Cung cấp những dữ liệu đảm bảo cho những người chủ tài sản kề bên công trình và công chúng nói
chung về sự thỏa mãn của ứng xử công trình trong thi công (không ảnh hưởng gì hoặc kiểm soát được
các ảnh hưởng bất lợi nếu có xảy ra);
• Để xác nhận sự an toàn của các phương pháp thi công mới.
• Nhằm cung cấp những thực tế và dựa vào đó, các thiết kế trong tương lai có thể thu được hiệu quả kinh
tế và độ an toàn lớn hơn;
• Nhằm cung cấp những dữ liệu thực tiễn cho các giai đoạn quy hoạch trong tương lai hoặc mở rộng
phạm vi xây dựng hay cung cấp hướng nghiên cứu để hoàn thiện;
• Nhằm cung cấp những dữ liệu thực tiễn cho việc quản lý bằng luật pháp;
• Để kiểm soát công nghệ thi công sao cho an toàn nhất, không hoặc ít gây ra sự cố nhất.
LỰA CHỌN CÁC HẠNG MỤC KIỂM TRA HIỆN TRƯỜNG
Cấp an toàn công trình hố móng
STT Hạng mục kiểm tra
Cấp I Cấp II Cấp III Theo JGJ 120-99
1 Môi trường tự nhiên ( nước mưa, nhiệt độ, lũ lụt) O O O
2 Chuyển vị ngang đỉnh khối đất bờ dốc O O O
3 Chuyển vị thẳng đứng đỉnh khối đất bờ dốc O ∆ X Cấp an toàn Hậu quả phá hoại
Cấp I Kết cấu chống giữ bị phá hoại, nền đất
4 Chuyển vị ngang kết cấu chắn đỡ O O O mất ổn định hoặc biến dạng quá lớn làm
5 Chuyển vị thẳng đứng kết cấu chống đỡ O ∆ X cho công trình xung quanh hố đào hoặc
việc thi công kết cấu ngầm bị ảnh hưởng
6 Lún mặt đất xung quanh công trình O ∆ X nghiêm trọng
7 Nứt đất bề mặt xung quanh công trình O O ∆ Cấp II Kết cấu chống giữ bị phá hoại, nền đất
mất ổn định hoặc biến dạng quá lớn làm
8 Thay đổi ứng suất kết cấu chống đỡ ∆ ∆ X cho công trình xung quanh hố đào hoặc
việc thi công kết cấu ngầm bị ảnh hưởng
9 Nứt kết cấu chống đỡ O O ∆
vừa phải
10 O ∆ X Cấp III Kết cấu chống giữ bị phá hoại, nền đất
Ứng suất và lực hướng trục của vì chống và thanh neo mất ổn định hoặc biến dạng quá lớn làm
cho công trình xung quanh hố đào hoặc
11 Đàn hồi và bùng nền phần đáy hố móng ∆ X X việc thi công kết cấu ngầm bị ảnh hưởng
12 O ∆ ∆ không nghiêm trọng
Mực nước dưới đất
13 Áp lực hông khối đất sau tường ∆ ∆ X
14 Áp lực nước lỗ rỗng khối đất sau tường ∆ X X
15 Lún công trình xung quanh O O O
16 Chuyển vị ngang công trình xung quanh O X X
17 Độ nghiêng công trình xung quanh O ∆ X
18 Nứt vỡ công trình xung quanh O O ∆ O Hạng mục phải kiểm tra
19 Thay đổi vị trí và phá vỡ công trình trọng yếu O O O ∆ Hạng mục nên kiểm tra
20 Trạng thái siêu tải mặt đất xung quanh hố móng O O O
X
Hạng mục có thể không kiểm tra
21 Trạng thái thấm nước hố móng O O O
Theo GS. Nguyễn Bá Kế
Giới thiệu sơ lược về các loại quan trắc:
1. Quan trắc mực nước ngầm:
Giới thiệu sơ lược về các loại quan trắc:
1. Quan trắc mực nước ngầm:
Giới thiệu sơ lược về các loại quan trắc:
1. Quan trắc mực nước ngầm:

3.
Giới thiệu sơ lược về các loại quan trắc:
2. Quan trắc ứng suất tổng trong đất:
Giới thiệu sơ lược về các loại quan trắc:
2. Quan trắc ứng suất tổng trong đất:
Giới thiệu sơ lược về các loại quan trắc:
2. Quan trắc ứng suất tổng trong đất:
Giới thiệu sơ lược về các loại quan trắc:
3. Quan trắc biến dạng:
Giới thiệu sơ lược về các loại quan trắc:
3. Quan trắc biến dạng:
Giới thiệu sơ lược về các loại quan trắc:
3. Quan trắc biến dạng:
Giới thiệu sơ lược về các loại quan trắc:
3. Quan trắc biến dạng:
Giới thiệu sơ lược về các loại quan trắc:
3. Quan trắc biến dạng:
Giới thiệu sơ lược về các loại quan trắc:
3. Quan trắc biến dạng:
Giới thiệu sơ lược về các loại quan trắc:
3. Quan trắc biến dạng:
Giới thiệu sơ lược về các loại quan trắc:
3. Quan trắc biến dạng:
Giới thiệu sơ lược về các loại quan trắc:
3. Quan trắc biến dạng:
Giới thiệu sơ lược về các loại quan trắc:
3. Quan trắc biến dạng:
Giới thiệu sơ lược về các loại quan trắc:
3. Quan trắc biến dạng:
Giới thiệu sơ lược về các loại quan trắc:
3. Quan trắc biến dạng:
Giới thiệu sơ lược về các loại quan trắc:
3. Quan trắc biến dạng:
Giới thiệu sơ lược về các loại quan trắc:
3. Quan trắc lực và biến dạng trong phần tử kết cấu:
Giới thiệu sơ lược về các loại quan trắc:
3. Quan trắc lực và biến dạng trong phần tử kết cấu:
Giới thiệu sơ lược về các loại quan trắc:
3. Quan trắc lực và biến dạng trong phần tử kết cấu:
Giới thiệu sơ lược về các loại quan trắc:
3. Quan trắc lực và biến dạng trong phần tử kết cấu:
Giới thiệu sơ lược về các loại quan trắc:
3. Quan trắc lực và biến dạng trong phần tử kết cấu:
Giới thiệu sơ lược về các loại quan trắc:
3. Quan trắc lực và biến dạng trong phần tử kết cấu:
Giới thiệu sơ lược về các loại quan trắc:
3. Quan trắc lực và biến dạng trong phần tử kết cấu:
Giới thiệu sơ lược về các loại quan trắc:
3. Quan trắc lực và biến dạng trong phần tử kết cấu:
Giới thiệu sơ lược về các loại quan trắc:
4. Qui trình thực tế áp dụng quan trắc địa kĩ thuật:
II. QUAN TRẮC ĐỂ QUẢN LÝ VẤN ĐỀ AN TOÀN

• Nhìn chung, có khá nhiều phương pháp đo và các hạng mục phải và cần đo.
• Trong trường hợp mục đích kiểm tra là về vấn đề quản lý an toàn, thì dùng những phương
pháp đơn giản được xem là hợp lý.
• Vì mục đích an toàn hệ tường chắn, các hạng mục sau đây phải được xem xét:

Chuyển vị ngang của tường chắn Máy kinh vĩ

Độ lún của tường chắn Máy thủy bình

Chuyển vị của hệ tường chắn Chuyển vị ngang của Wale Máy kinh vĩ

Chuyển vị ngang dọc trục của Strut Máy kinh vĩ

Độ lún và độ vồng của Strut Máy thủy bình

Độ lún của nền đất Máy thủy bình


Chuyển vị của nền đất xung quanh
Nứt trên nền đất Bằng mắt

Lún công trình lân cận Máy thủy bình


Chuyển vị của công trình lân cận
Nứt công trình lân cận Bằng mắt
1. Kiểm tra chuyển vị ngang của tường chắn

Dây dọi
Mốc cố định

Khoảng cách

Thước

Máy kinh vĩ
2. Độ lún của tường chắn

Thước
gắn sẵn

Máy thủy
bình Cây mốc
3. Chuyển vị ngang của Wale:

Tương tự như khi kiểm tra chuyển vị ngang của tường chắn.
Lưu ý: Khi kiểm tra chuyển vị ngang của Wale ở tầng thứ 2 trở xuống, lúc này , do vướng hệ
Wale và Strut ở tầng 1, nên việc tiến hành kiểm tra bằng máy kinh vĩ trở nên khó khắn. Lúc
này, dùng dây căng để kiểm tra sẽ hợp lý hơn.
4. Chuyển vị ngang dọc trục của Strut:
Tương tự như khi kiểm tra chuyển vị ngang của tường chắn.

Máy kinh vĩ

Mốc chuẩn

Mốc chuẩn
5. Độ lún và độ vồng của Strut:
Dùng thước và máy thủy bình để kiểm tra
6. Độ lún đất và công trình lân cận xung quanh:
Biết được trị số độ lún của đất bằng cách đặt mốc quan trắc trên mặt đất, dùng máy thủy
bình và thước để xác định độ lún của đất và công trình lân cận ( nếu có)
7. Quan sát vết nứt trên đất:
Các vết nứt xuất hiện trên bề mặt đất khi mặt đất xung quanh bị trượt hoặc di chuyển. Nên
để biết chuyển động của nền đất xung quanh, tiến hành đo vết nứt là rất quan trọng.
Lưu ý:
Bất kể quy mô xây dựng và số lượng nhân công, các hạng mục kiểm tra sau đây là bắt buộc
thực hiện:
1. Chuyển vị ngang của đỉnh tường chắn
2. Kiểm tra trực quan các vết nứt trên nền đất xung quanh

Việc thiết lập tần suất đo theo tiến độ thi công cũng rất quan trọng ( 1 lần/ ngày? 1
lần/tuần ).
Phân tích kết quả quan trắc:
Vì các kết quả đo được sử dụng làm tài liệu để đánh giá an toàn, nếu chỉ người phụ trách
đo lường biết thì sẽ không có tác dụng gì. Để cung cấp nó như một tài liệu đánh giá cho các
kỹ sư, cần phải tổ chức nó ở dạng dễ hiểu nhất có thể.
Trong thực tế đo lường, có rất ít trường hợp giá trị mục tiêu như lượng dịch chuyển đạt
đến mức độ nào là nguy hiểm rõ ràng,.
Có nhiều trường hợp phán đoán được thực hiện bằng cách nắm bắt xu hướng biến động.
Do đó, cần thể hiện giá trị số tuyệt đối của kết quả đo và đọc sự thay đổi theo thời gian.
Đồng thời cần phải có một màn hình hiển thị dễ hiểu để có thể hiểu ngay được loại kết quả
đo được hiển thị tại thời điểm nào.
Sẽ là vô nghĩa nếu chỉ thực hiện phép đo tại một thời điểm nhất định, và điều quan trọng là
phải thực hiện phép đo liên tục và biết được sự thay đổi theo thời gian.
Ngoài ra, việc đánh giá an toàn dựa trên kết quả đo đòi hỏi một lượng kinh nghiệm nhất
định, và các kỹ sư thiếu kinh nghiệm nên tránh đưa ra các phán đoán sơ ý. Nếu bạn chưa
có kinh nghiệm, bạn nên cung cấp kết quả cho một kỹ sư phù hợp và để họ đưa ra quyết
định.
Một số giá trị quan trắc tham khảo:
1. Chuyển vị ngang đầu tường chắn: đối với quan trắc chỉ có quan hệ với vấn đề an toàn bản thân hố
móng, thì chuyển vị lớn nhất là 80mm, hơn nữa tỉ số giữa chuyển vị lớn nhất với độ sâu khai đào
không vượt quá 0,7%, mỗi ngày không vượt quá 10mm.
Đối với hố móng có yêu cầu bảo vệ nghiêm ngặt công trình lân cận, cần căn cứ vào yêu cầu cụ thể để
xác định, bình thường lớn nhất không vượt quá 30mm, tỉ số giữa chuyển vị lớn nhất với độ sâu khai đào
không vượt quá 0,3%, mỗi ngày không vượt quá 5mm.
Tỉ số tốc độ gia tăng cấp tính liên tục chuyển vị ngang của kết cấu chống đỡ không vượt quá 2,5 ~
5mm/ngày.
2. Chuyển vị của đường ống cấp nước: mức lún và chuyển vị ngang không được vượt quá 30mm, mỗi
ngày phát triển không vượt quá 5mm.
3. Mức chênh nhô cao lên hoặc lún xuống của tường: không vượt quá 10mm, mỗi ngày phát triển không
vượt quá 2mm.
4. Lún mặt đất và công trình lân cận: không được vượt quá trị số cho phép thiết kế, hơn nữa tỉ số giữa
mức lún lớn nhất mặt đất với độ sâu khai đào không được vượt quá 0,5% ~ 0,7%, mặt đất nứt nẻ không
được khuếch tán quá gấp và nhanh, mức chênh lún của công trình lân cận không vượt quá trị số giới
hạn lún trong quy phạm hữu quan.
5. Ngoài ra, khi tuần tra bằng mắt thường kiểm soát thấy hiện tượng nghiêm trọng, như vết nứt trên
dầm lớn, vết nứt công trình khuếch tán không ngừng, bục đường ống v..vv cũng phải coi là vượt quá trị
số cảnh giới.
THE END

You might also like