You are on page 1of 3

ÔN TẬP TỪ BÀI 13 ĐẾN BÀI 25

Bài 13: Công cơ học


- Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật chuyển dời theo phương vuông góc với
phương của lực. (Hiện tại thì em cần chỉ cần nhớ là muốn có công thì phải có lực làm cho
vật chuyển dời)
- Công cơ học là công của lực (khi một vật tác dụng lực và lực này sinh công thì ta có thể
nói công đó là công của vật)
- Công cơ học thường gọi tắt là công
- Công thức tính công:
A=F.s
Trong đó: A là công của lực F (J)
F là lực tác dụng vào vật (N)
s là quãng đường vật dịch chuyển (m)
Lưu ý: Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực
đó bằng 0. Ví dụ: Nếu 1 viên bi lăn trên phương nằm ngang thì công do lực hút của trái
đất là = 0.
- Công cơ học phụ thuộc hai yếu tố: Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển.
(Có thể nhìn ở công thức A=F.s)
Bài 14: Định luật về công
- Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao
nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
- Dùng ròng rọc động được lợi 2 lần về lực thì thiệt hại 2 lần về đường đi nghĩa là không
được lợi gì về công
- Dùng ròng rọc tĩnh được lợi 2 lần về đường đi thì lại thiệt hại 2 lần về lực nghĩa là không
được lợi gì về công
(Có thể tham khảo cái chị đã cho em vẽ)
Bài 15: Công suất
- Trong vật lý học, để biết người nào hay may nào thực hiện công nhanh hơn (làm việc
khỏe hơn) thì người ta sử dụng khái niệm Công suất.
- Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
Công thức:
𝐴
𝑃=
𝑡
Trong đó:
P là công suất (W)
A là công thực hiện được (J)
t là thời gian thực hiện công đó (s)
- Nếu trên quạt viết P=1000W thì có nghĩa là gì? Trả lời: 1000W thể hiện rằng trong 1s thì
quạt đó đã tiêu tốn 1 công là 1000J
Bài 16: Cơ năng
- Khi một vật có khả năng thực hiện công, ta nói vật đó có cơ năng.
- Đơn vị: J (Bởi vì đây cũng là 1 dạng năng lượng mà đặc trưng của năng lượng là công thì
đơn vị vẫn là J)
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác
được chọn làm mốc để tính độ cao thì gọi là thế năng trọng trường. Vật có khối lượng
càng lớn và ở càng cao thì thế năng trọng trường của vật càng lớn.
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
- Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và
chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn
- Cơ năng là 1 dạng của năng lượng.
- Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng.
Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó.
Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
- Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hóa thành
động năng
Ví dụ 1: Trong thời gian quả bóng rơi, độ cao của quá bóng giảm dần và vận tốc của quả
bóng tăng dần nên thế năng đã chuyển hóa thành động năng.
Ví dụ 2: Trong thời gian quả bóng nảy lên từ mặt đất, độ cao của quả bóng tăng dần và
vận tốc của quá bóng giảm dần nên động năng đã chuyển hóa thành thế năng.
- Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ
năng được bảo toàn
Ví dụ: Như trường hợp ở ví dụ 1 đã nêu ở trên thì phần thế năng chuyển sang cho động
năng là bằng nhau nên nhìn chung thì tổng động năng và thế năng là không đổi => cơ
năng bảo toàn (không đổi)
Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, còn phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại. Các
nguyên tử và phân tử đều vô cùng bé nên các chất nhìn có vẻ như liền một khối.
- Giữa các nguyên tử, phẩn tử có khoảng cách.
VD: Xem các hạt ngô như là các nguyên tử bỏ vào bình thì sẽ thấy giữa các hạt ngô có
khoảng cách. Được thấy qua việc khi đổ cát vào hạt ngô, bởi vì cát (cũng xem như là
nguyên tử như ngô) nhỏ hơn ngô nên có thể xen vào các khoảng cách của hạt ngô.
Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên
- Các nguyên tử, phân tử không đứng yên mà chuyển động hỗn độn không ngừng.
- Nhiệt độ càng cao, các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
Chuyển động này liên quan đến nhiệt nên gọi là chuyển động nhiệt.
Bài 21: Nhiệt năng
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và
nhiệt năng của vật càng lớn.
- 2 cách làm thay đổi nhiệt năng:
+ Thực hiện công VD: chạy, ma xát đồng
+ Truyền nhiệt VD: đun nước
- Nhiệt lượng: là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay bớt đi trong quá trình truyền
nhiệt. Kí hiệu là Q. Đơn vị là J.
Bài 22: Dẫn nhiệt
- Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật
khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
- Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
- Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
Bài 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệt
- Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền
nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. (Nó chính là hiện tượng mà các hạt phân tử,
nguyên tử di chuyển từ nơi nóng sang nơi lạnh => cách đun nước là phải đun từ dưới lên)
- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở
trong chân không.
Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng
- Nhiệt lượng vật thu vào được tính theo công thức:
𝑄 = 𝑚. 𝑐. 𝛥𝑡
Trong đó:
Q là nhiệt lượng vật thu vào (J)
m là khối lượng của vật (kg)
𝛥𝑡 = 𝑡2 − 𝑡1 là độ tăng nhiệt độ (oC hoặc oK)
c là đại lượng đặc trưng cho chất làm vật gọi là nhiệt dung riêng (J/kg.K)
- Như vậy, nhiệt lượng vật cần thu để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng của vật
và nhiệt dung riêng của chất làm vật
- Nhiệt dung riêng của một chát cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng
thêm 1oC
Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt
- Phương trình cần bằng nhiệt được viết dưới dạng
Qtỏa ra = Qthu vào
- Khi 2 vật truyền nhiệt cho nhau thì:
+ Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt
độ hai vật bằng nhau.
+ Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào

You might also like