You are on page 1of 8

CHỦ ĐỀ: NĂNG LƯỢNG

BÀI 47: MỘT SỐ DẠNG NĂNG LƯỢNG

I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:

1. Kiến thức
- Trình bày được một số dạng năng lượng thường gặp: Động năng, thế năng hấp dẫn,
năng lượng hóa học, năng lượng điện, năng lượng ánh sáng, năng lượng nhiệt, năng
lượng âm,...
- Phát biểu được cách thức thể hiện của một số dạng năng lượng thường gặp như:
Động năng, thế năng hấp dẫn, năng lượng hóa học, năng lượng điện, năng lượng ánh
sáng, năng lượng nhiệt, năng lượng âm,...
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
Năng lực chung Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực kiến thức KHTN
- Năng lực giao tiếp - Năng lực thực nghiệm
- Năng lực hợp tác - Năng lực nghiên cứu khoa học
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng CNTT và TT
3. Phẩm chất
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm
hiểu về các dạng năng lượng
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ
trong các nhiệm vụ của nhóm.
- Trung thực, cẩn thận, ghi chép kết quả thảo luận của nhóm vào phiếu học tập cá
nhân, phiếu nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên
- Giáo án, SGK
- Hình ảnh, video minh họa
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài ở nhà
- SGK, vở ghi
III. TIỀN TRÌNH TỔ CHỨC
1. Ổn định lớp
2. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu
a, Mục tiêu: HS xác định được nội dung bài học là một số dạng tồn tại của
năng lượng.
b, Nội dung: GV giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c, Sản phẩm: HS xác định nội dung học tập
d, Tổ chức thực hiện:
- GV: “Ở bài trước chúng ta đã biết
năng lượng có thể truyền đi từ vật
này sang vật khác, từ nơi này đến
nơi khác”
- GV yêu cầu HS quan sát và trình
bày các loại năng lượng có trong
ảnh.
- HS suy nghĩ, giơ tay phát biểu.
- GV nhận xét, bổ sung (nếu có)
- GV: “Vậy để biết được những
dạng năng lượng nào xuất hiện
trong 2 bức ảnh này, được chia ra
làm mấy loại và những loại đấy là
gì. Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài 47:
Một số dạng năng lượng”
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới
a, Mục tiêu:
- Trình bày được vật, hiện tượng như thế nào là có năng lượng.
- Trình bày được các dạng năng lượng và nguồn phát tương ứng với từng loại
năng lượng.
b, Nội dung: HS hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm tìm hiểu kiến thức SGK
c, Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu GV
d, Tổ chức thực hiện:
I. Nhận biết năng lượng
- GV: Ở bài trước chúng ta đã biết - Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta
rằng chúng ta không thể nhìn thấy có thể nhận ra năng lượng nhờ các biểu
được năng lượng nhưng trong cuộc hiện của nó.
sống hằng ngày chúng ta có thể - Ví dụ:
nhận ra năng lượng nhờ các biểu
+ Năng lượng điện: Máy tính, quạt, ti
hiện của nó
vi
- GV đưa ra 1 số ví dụ nhận biết
+ Năng lượng âm thanh: Loa
năng lượng.
+ Năng lượng ánh sáng: Cây cảnh
- GV yêu cầu HS quan sát phòng
học của lớp để tìm ra những vật
đang sử dụng năng lượng, sắp xếp
những thứ tìm thấy theo các dạng
năng lượng sử dụng tương ứng và
nêu những gì đang xảy ra đối với
các vật đó.
- HS suy nghĩ và trình bày câu trả
lời.
II. Các dạng năng lượng
- GV: Bất kì vật nào chuyển động - Có thể phân loại năng lượng dựa vào
cũng đều có năng lượng, như cánh nguồn phát ra nó.
quạt quay, gió thổi, quả bóng lăn. - Một số dạng năng lượng thường gặp:
Những vật đang đứng yên ở trên cao + Động năng: Do chuyển động của
so với mặt đất cũng có năng lượng, vật.
như lọ hoa đặt trên mặt bàn, đồng + Thế năng hấp dẫn: Do vật ở trên
hồ treo trên tường. Năng lượng cũng cao so với mặt đất (ngay cả khi vật
có thể được dự trữ trong căng, dầu, không chuyển động)
thực phẩm. Người ta có thể phân + Năng lượng hóa học (hóa năng):
loại năng lượng dựa vào nguồn phát Sinh ra do phản ứng hóa học của các
ra nó. chất.
- GV yêu cầu HS xem video về một + Năng lượng điện (điện năng): Tạo
số dạng năng lượng và trả lời có ra bởi dòng điện (cung cấp bởi máy
những dạng năng lượng nào được phát điện, pin)
nhắc đến trong video và nguồn phát + Năng lượng ánh sáng (quang năng):
của chúng. Phát ra từ các nguồn sáng (tự nhiên
- GV chốt kiến thức. hoặc nhân tạo)
- GV đưa ra một số bức tranh, yêu + Năng lượng nhiệt (nhiệt năng): Sinh
cầu HS quan sát và nêu dạng năng ra từ nguồn nhiệt.
lượng tương ứng với bức tranh: + Năng lượng âm: Lan truyền từ các
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài 2 nguồn âm.
SGK trang 167. III. Vận dụng
Bài 2: 1d, 2a, 3e, 4b, 5c

Tên vật Dạng năng lượng Nguồn phát


Tàu hỏa Động năng Do chuyển động
Nồi cơm điện Nhiệt năng Sinh ra từ nguồn nhiệt
Máy bay Động năng Do chuyển động
Thế năng hấp dẫn Do ở 1 độ cao so với mặt đất
Máy sưởi Năng lượng âm Lan truyền từ các nguồn âm
Bóng đèn Nhiệt năng Sinh ra từ nguồn nhiệt
Radio Quang năng Phát ra từ nguồn sáng
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
a, Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học
b, Nội dung: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
c, Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d, Tổ chức thực hiện:
- GV giới thiệu trò chơi “Ngôi sao Câu 1: Vật ở trên cao so với mặt đất có
may mắn”. năng lượng gọi là...
A. Nhiệt năng
B. Thế năng đàn hồi
C. Thế năng hấp dẫn
D. Động năng
Câu 2: Năng lượng mà một vật có được
do chuyển động được gọi là ...
A. Thế năng
B. Động năng
C. Nhiệt năng
D. Cơ năng
Câu 3: Trong các vật sau đây, vật chất
nào đều có nhiệt năng?
A. Bóng đèn đang sáng, pin, thức ăn đã
nấu chín
B. Lò sưởi đang hoạt động, mặt trời, lò
xo dãn.
C. Gas, pin mặt trời, tia sét.
D. Mặt trời, tia sét, lò sưởi đang hoạt
động.
Câu 4: Dụng cụ nào sau đây khi hoạt
động biến đổi phần lớn điện năng mà
nó nhận được thành nhiệt năng?
A. Điện thoại
B. Máy hút bụi
C. Máy sấy tóc
D. Máy vi tính
Câu 5: Ghép tên dạng năng lượng ở cột
A phù hợp với phần mô tả ở cột B

Dạng năng Mô tả (cột B)


lượng
(cột A)
1. Động a. Năng lượng tỏa ra từ
năng bếp than
2. Thế năng b. Năng lượng phát ra
hấp dẫn từ tiếng kèn
3. Thế năng c. Năng lượng phát ra
đàn hồi từ màn hình tivi
4. Hóa năng d. Năng lượng lưu trữ
5. Nhiệt trong một que diêm
năng e. Năng lượng của một
6. Quang viên vi lăn trên sàn
năng f. Năng lượng của lọ
7. Năng hoa đặt trên mặt bàn
lượng âm g. Năng lượng của sợi
dây cao su bị kéo dãn
A. 1e, 2g, 3h, 4d, 5a, 6c, 7b.
B. 1e, 2g, 3h, 4d, 5c, 6a, 7d.
C. 1e, 2h, 3g, 4d, 5a, 6c, 7d.
D. 1b, 2a, 3h, 4d, 5g, 6c, 7e.
Câu 6: Chúng ta nhận biết điện năng từ
ổ cắm điện cung cấp cho máy tính
thông qua biểu hiện:
A. Ánh sáng
B. Âm thanh
C. Nhiệt do máy tính phát ra
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 7: Tivi cần nhận năng lượng ở
dạng nào để hoạt động?
A. Điện năng
B. Hóa năng
C. Thế năng
D. Động năng
Câu 8: Căn cứ vào đâu mà ta nhận biết
được một vật có nhiệt năng?
A. Có thể kéo, đẩy các vật
B. Có thể làm biến đổi nhiệt độ của vật
C. Có thể làm biến dạng vật khác
D. Có thể làm thay đổi màu sắc các vật
khác.
Câu 9: Gọi tên dạng năng lượng chính
được sử dụng khi đọc sách ở sân
trường?
A. Động năng
B. Điện năng
C. Quang năng
D. Hóa năng
Câu 10: Dạng năng lượng nào cần thiết
để đá tan thành nước?
A. Năng lượng ánh sáng
B. Năng lượng nhiệt
C. Năng lượng âm thanh
D. Năng lượng hóa học
IV. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

You might also like