You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI GIỮA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2022 - 2023

MÔN: VẬT LÝ - KHỐI 9 - HỆ CHUẨN

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP


CHƯƠNG 6: SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ TRUYỀN NĂNG LƯỢNG.
1. Các dạng năng lượng, sự chuyển hóa năng lượng
2. Sự bảo toàn và năng lượng.
3. Biểu thức tính toán với Động năng, Thế năng, Cơ năng, Định luật bảo toàn Cơ năng.
CHƯƠNG 7: NĂNG LƯỢNG, CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG.
1. Các nguồn năng lượng mà chúng ta sử dụng.
2. Các nguồn năng lượng có nguồn gốc từ Mặt Trời.
CHƯƠNG 8: CÔNG, CÔNG SUẤT.
1. Biểu thức tính Công, công suất.
2. Ý nghĩa của Công và Công suất trong đời sống.
CHƯƠNG 9: MÔ HÌNH ĐỘNG HỌC VẬT CHẤT.
1. Các trạng thái của vật chất: đặc điểm, sự chuyển thể của vật chất.
2. Mô hình động học của vật chất, chuyển động Brown.
II. CẤU TRÚC ĐỀ THI
● Thời gian: 45 phút. 
● Hình thức: Trắc nghiệm (20%) + tự luận (80%)
III. MỘT SỐ BÀI TẬP ÔN TẬP DẠNG TRẮC NGHIỆM
Phần 1: 40 Bài trắc nghiệm trong Quiz LMS.
Phần 2: Tất cả các bài tập trong Sách bài tập (thuộc giới hạn kiểm tra).
Phần 3: Bài tập tham khảo thêm
Bài 1: Năng lượng có thể được chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác. Nó cũng có thể được
truyền từ vật này sang vật khác. Viết lại hoàn chỉnh các Bài sau đây.
a. Khi năng lượng chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác, một phần năng lượng sẽ bị hao phí,
thường là dưới dạng ………………………………..
b. Khái niệm ………………………… cho ta biết tỷ lệ phần năng lượng bị hao phí.
c. Tổng lượng năng lượng không thay đổi. Điều này được gọi là định luật ……………………….
năng lượng.
Bài 2: Dưới đây là một danh sách các thiết bị chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác:
ắc-quy, động cơ điện, đèn khí đá, lò sưởi đốt bằng khí, máy phát điện, loa phát thanh, micrô
Thiết bị nào trong số này được thiết kế để chuyển hóa:
i. hóa năng thành quang năng?
ii. điện năng thành cơ năng?
iii. năng lượng âm thanh thành điện năng?
Bài 3: Một ti-vi chuyển hóa 1000 J điện năng thành quang năng, nhiệt năng và năng lượng âm
thanh.
600 J năng lượng được chuyển hóa thành nhiệt năng.
25 J năng lượng được chuyển hóa thành quang năng.
a. Hãy tính lượng năng lượng được chuyển hóa thành âm thanh. Trình bày cách làm của con.
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
b. Hãy vẽ mũi tên năng lượng (biểu đồ năng lượng) cho cái ti vi này.
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
c. Hãy tính hiệu suất năng lượng của ti vi? Viết kết quả của con dưới dạng phần trăm.
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Bài 4: Con hãy vẽ các đường thẳng nối cột A với cột B để tạo thành các Bài đúng
A B
1. điện năng a. năng lượng của một vật chuyển động.
2. năng lượng hạt nhân b. năng lượng tích trữ trong một vật nóng.
c. năng lượng tích trữ trong một loại nhiên
3. năng lượng âm thanh liệu.
4. nhiệt năng d. năng lượng mà chúng ta có thể nhìn thấy
được.
5. quang năng e. năng lượng mà chúng ta có thể nghe được.
6. nội năng f. năng lượng được tải bởi một dòng điện.
g. năng lượng tích trữ trong hạt nhân của
7. thế năng đàn hồi
nguyên tử.
8. động năng h. năng lượng thoát ra từ một vật nóng.
i. năng lượng tích trữ trong một lò xo bị biến
9. hóa năng dạng.
Bài 5. Một vật có khối lượng 100 g thả vật rơi tự do từ độ cao 25 m xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản
không khí. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Lấy g = 10m/s2.
a. Tính động năng, thế năng, cơ năng của vật tại vị trí thả.

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
b. Tính tốc độ của vật khi chạm đất.

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
c. Xác định vị trí để vật có tốc độ 2 m/s.

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Bài 6: Viết lại và hoàn chỉnh các Bài sau, điền vào chỗ trống bằng các từ được liệt kê bên dưới:
gió, Mặt Trời, điện, nguồn, không tái tạo, các loại nhiên liệu hóa thạch, tái tạo
a. Một ………………. năng lượng là bất cứ thứ gì mà ta có thể thu được năng lượng từ nó.
b. Hầu hết năng lượng mà ta sử dụng có nguồn gốc từ …………………………..
c. Một nguồn năng lượng ……………………. có thể được thay thế một cách tự nhiên sau khi ta sử
dụng nó.
d. Than đá và các ……………………………….. khác là ví dụ của các nguồn năng lượng ….
………………..
e. Năng lượng được dự trữ trong ……………………… có thể được dùng để làm quay turbine và
tạo ra ……………………………….
Bài 7: Dưới đây là danh sách các nguồn năng lượng hiện có trên thế giới. Một số là các nguồn
năng lượng tái tạo, một số khác là năng lượng không tái tạo:
than đá, thủy điện, năng lượng hạt nhân, dầu mỏ, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều,
năng lượng gió.
Con hãy xếp chúng vào cột tương ứng.
Năng lượng tái tạo Năng lượng không tái tạo

Bài 8: Khi một lực dịch chuyển, nó thực hiện công. Viết lại hoàn chỉnh các câu sau đây, viết từ
nhiều hoặc ít vào khoảng trống.
a. Khi dịch chuyển, một lực lớn hơn sẽ thực hiện công …………….hơn so với một lực nhỏ hơn.
b. Quãng đường dịch chuyển được do tác dụng lực càng lớn, công thực hiện được càng …………
Bài 9: Công suất cho ta biết công được thực hiện nhanh đến mức nào. Viết lại hoàn chỉnh các câu
sau đây,
a. Công suất là tốc độ mà …………… được truyền đi.
b. Công suất là tốc độ mà …………… được thực hiện.
Bài 10: Một chiếc xe hơi có khối lượng 750 kg tăng tốc từ chỗ dừng đèn giao thông. Ở cuối quãng
đường 100 m đầu tiên, xe đạt tốc độ 12 m/s. Trong khoảng thời gian đó, động cơ xe tạo ra một lực
đẩy về phía trước trung bình là 780 N và lực ma sát trung bình tác dụng lên xe là 240 N.
a. Tính công thực hiện được lên xe bởi lực đẩy của động cơ. Tính công suất của động cơ biết thời
gian đi quãng đường 100 m đầu tiên này là 10 s.
b. Tính công thực hiện lên xe bởi lực ma sát.
c. Tính mức tăng động năng của xe tại cuối quãng đường 100 m đầu tiên.
d. Giải thích vì sao kết quả của con phù hợp với định luật bảo toàn năng lượng.
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Bài 11: Vẽ một sơ đồ để mô tả ba trạng thái của vật chất và những biến đổi qua lại giữa các trạng
thái này.
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Bài 12: Vẽ ba sơ đồ đơn giản để thể hiện cách sắp xếp của các hạt trong một chất rắn, một chất
lỏng và một chất khí.
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
Bài 13: Viết lại hoàn chỉnh các câu sau, điền một từ thích hợp vào mỗi chỗ trống.
a. Để làm nóng chảy hoặc đun sôi một chất tinh khiết, ta phải cung cấp …………………
b. Trong suốt một quá trình biến đổi trạng thái, ………………… giữ nguyên không đổi.

====HẾT====
Chúc các con ôn thật tốt và thi đạt kết quả cao nhất!

You might also like