You are on page 1of 6

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 2_Năm học 2023 – 2024

ĐỀ 1
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí
sinh chỉ được lựa chọn một phương
Câu 1: Động năng là một đại lượng
A. có hướng, luôn dương. B. có hướng, không âm.
C. vô hướng, không âm. D. vô hướng, luôn dương.
Câu 2: Chọn biểu thức đúng.
A. Wd = Wd2 − Wd1 B. Wt = Wt 2 − Wt1 C. W = W − W D. Wđ = mv/2
Câu 3: Cơ năng của một vật bằng
A. hiệu của động năng và thế năng của vật. B. hiệu của thế năng và động năng của vật.
C. tổng động năng và thế năng của vật. D. tích của động năng và thế năng của vật.
Câu 4: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của động lượng?
A. N.s. B. N.m. C. N.m/s. D. N/s.
Câu 5: Điều nào sau đây đúng khi nói về định luật bảo toàn động lượng?
A. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và tốc độ của vật.
B. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.
C. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ.
D. Trong hệ kín, động lượng của hệ được bảo toàn.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Xung lượng của lực tác dụng vào chất điểm trong khoảng thời gian t bằng độ biến thiên động lượng của chất
điểm trong cùng khoảng thời gian đó.
B. Xung lượng của lực tác dụng vào chất điểm trong khoảng thời gian t bằng động lượng của chất điểm trong
cùng khoảng thời gian đó.
C. Động lượng của một vật là một đại lượng vô hướng.
D. Độ biến thiên động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và tốc độ của vật.
Câu 7: Chọn đáp án đúng. Va chạm mềm
A. xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc sau va chạm.
B. là va chạm trong đó vật xuất hiện biến dạng đàn hồi trong khoảng thời gian va chạm, sau va chạm vật lấy lại
hình dạng ban đầu và tiếp tục chuyển động tách rời nhau.
C. động năng của hệ sau va chạm bằng động năng của hệ trước va chạm.
D. tổng động lượng của hệ trước và chạm nhỏ hơn tổng động lượng của hệ sau va chạm.
Câu 8: Trong chuyển động tròn đều, tốc độ góc của vật:
A. Luôn thay đổi theo thời gian
B. Được đo bằng thương số giữa góc quay của bán kính nối vật chuyển động với tâm quay và thời gian để quay
góc đó.
C. Có đơn vị là (m/s)
D. Tỉ lệ với thời gian
Câu 9: Chọn công thức đúng của gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều
4π 2 r r 2 4π 2 r
A. aht = B. a ht = C. a ht = r.v D. aht =
T2 2 f2
Câu 10: Vật nào sau đây không có khả năng sinh công?
A. Dòng nước lũ đang chảy mạnh. B. Viên đạn đang bay.
C. Búa máy đang rơi. D. Hòn đá đang nằm trên mặt đất.
Câu 11: Chọn phát biểu đúng. Động năng của vật tăng gấp đôi khi:
A. m không đổi, v tăng gấp hai. B. m tăng gấp hai, v giảm còn nửa.
C. m giảm còn nửa, v tăng gấp hai. D. m không đổi, v giảm còn nửa.
Câu 12: Trong các quá trình chuyển động nào sau đây, quá trình nào mà động lượng của vật không thay đổi?
A. Vật chuyển động chạm vào vách và phản xạ lại. B. Vật được ném ngang.
C. Vật đang rơi tự do. D. Vật chuyển động thẳng đều.
Câu 13: Trong điều kiện nào dưới đây, hai vật chuyển động đến va chạm đàn hồi với nhau và đứng yên sau va
chạm?
A. Hai vật có khối lượng và vận tốc được chọn một cách thích hợp đến va chạm với nhau.
B. Một vật khối lượng rất nhỏ đang chuyển động va chạm với một vật có khối lượng rất lớn đang đứng yên.

1
C. Hai vật có khối lượng bằng nhau, chuyển động ngược chiều nhau với cùng một vận tốc.
D. Không thể xảy ra hiện tượng trên.
Câu 14: Chuyển động nào sau đây có thể xem như là chuyển động tròn đều?
A. Chuyển động của một vật được ném xiên từ mặt đất.
B. Chuyển động trong mặt phẳng thẳng đứng của một vật được buộc vào một dây có chiều dài cố định.
C. Chuyển động của một vệ tinh nhân tạo có vị trí tương đối không đổi đối với một điểm trên mặt đất (vệ tinh
địa tĩnh).
D. Chuyển động của một quả táo khi rời ra khỏi cành cây.
Câu 15: Khi qua các đoạn đường đèo, quanh co để đảm bảo an toàn nên
A. làm đường nhám (tăng hệ số ma sát trượt) và tạo vòng cung lớn (tăng bán kính). B. tăng tốc độ.
C. mặt đường trơn. D. tạo vòng cũng nhỏ,
Câu 16: Một vận động viên nhảy cầu nhảy xuống hồ nước từ tấm ván ở độ cao 10 m so với mặt hồ. Lấy
g=9,8m/s 2 . Tốc độ của người khi cách mặt hồ 4 m là
A. 14,14 m/s. B. 8,94 m/s. C. 10,84 m/s. D. 7,7 m/s.
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Câu 17: Người ta ném một quả bóng khối lượng 500g cho nó chuyển động với vận tốc 20 m/s. Xung lượng của
lực tác dụng lên quả bóng là
A. 10 N.s B. 200 N.s C. 100 N.s. D. 20 N.s.
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Câu 18: Hai xe gòng chờ than cùng chuyển động trên 2 tuyến đường ray song song nhau với Wđ1= 1/7 Wđ2.
Nếu xe một giảm vận tốc đi 3m/s thì Wđ1 = Wđ2. Tìm vận tốc v1, v2.
A. 0,82 m/s và 1,25 m/s B. 0,2 m/s và 1,5 m/s C. 0,8 m/s và 1,2 m/s D. 0,12 m/s và 1,15 m/s
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai.
Câu 19: Người ta thả rơi tự do 1 vật 5 kg từ 1 điểm A cách mặt đất 20 m. Cho g=10m/s. Chọn mốc thế năng tại
mặt đất B
a) Động năng tại vị trí thả cực đại.
b) Cơ năng luôn biến thiên trong quá trình chuyển động từ A đến B
c) Vận tốc cực đại khi vật vừa chạm đất là 20m/s.
d) Độ cao tại điểm C khi động năng tại vị trí đó bằng 3 lần thế năng là 5 m.
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Câu 20: Một quả bóng có khối lượng 50 g đang bay theo phương ngang với tốc độ 2 m/s thì va chạm vào
tường và bị bật trở lại với cùng một tốc độ. Chọn chiều dương là chiều chuyển động quả bóng trước khi va chạm.
a) Động lượng quả bóng trước va chạm là p = mv
b) Chuyển động trên động lượng của quả bóng không thay đổi.
c) Động lượng quả bóng sau va chạm bằng không.
d) Độ biến thiên động lượng của quả bóng là 0, 2 kg.m / s.
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Câu 21: Một ô tô con khối lượng 1,2 tấn đang chuyển động với tốc độ 25 m / s thì va chạm vào đuôi của một
xe tải khối lượng 9 tấn đang chạy cùng chiều với tốc độ 20 m / s (Hình 19.4). Sau va chạm ô tô con vẫn chuyển
động theo hướng cũ với tốc độ 18 m / s.
a) Va chạm trên là va chạm mềm.
b) Va chạm mềm là sau khi va chạm hai vật tách rời nhau ra và chúng lấy lại hình dạng và kích thước ban đầu.
c) Tốc của xe tải ngay sau va chạm là 20,93 m/s.
d) Phần năng lượng tiêu hao trong quá trình va chạm là 9308 J
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................

2
..........................................................................................................................................................................
Câu 22: Một chiếc xe chuyển động theo hình vòng cung với tốc độ 36 km h và gia tốc hướng tâm 4,0 m s 2 .
Giả sử xe chuyển động tròn đều. Hãy xác định
a) trong chuyển động hình vòng cung, phương của vectơ vận tốc tại một điểm trùng với phương của tiếp tuyến
với quỹ đạo tại điểm đó.
b) Gia tốc hướng tâm hướng luôn hướng từ tâm vòng cung ra ngoài.
c) bán kính đường vòng cung là 25 m.
d) góc quét bởi bán kính quỹ đạo (theo rad và độ) sau thời gian 3s là   68,8o.
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn.
Câu 23: Chuyển đổi đơn vị số đo góc 45 độ sang radian.
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Câu 24: Động năng của 1 vật tăng bao nhiêu lần nếu khối lượng của vật không đổi nhưng vận tốc tăng 2 gấp
lần.
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Câu 25: Một hệ gồm hai vật có khối lượng và tốc độ lần lượt là m1 = 200 g, m 2 = 100 g và
v1 = 2 m / s, v 2 = 3 m / s. Xác định vectơ động lượng của hệ trong các trường hợp hai vật chuyển động theo hai
hướng vuông góc nhau.
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Câu 26: Một ô tô có khối lượng 1000 kg đang chạy với tốc độ 30m/s thì bị hãm đến tốc độ 10m/s. Độ biến thiên
động năng của ô tô khi bị hãm là bao nhiêu?
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Câu 27: Một ô tô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 60 km/h và một xe tải có khối lượng 2 tấn
đang chuyển động với tốc độ 10 m/s. Tính tỉ số độ lớn động lượng của hai xe.
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Câu 28: Xạ thủ Nguyễn Minh Châu là người giành huy chương vàng ở nội dung 10 m súng ngắn hơi nữ ngay
lần đầu tham dự SEA Games 27. Khẩu súng chị sử dụng nặng 1, 45 kg với viên đạn nặng 7, 4 g. Tốc độ đạn khi
rời khỏi nòng là 660 fps ( 1 fps = 0,3 m/s). Hỏi khi bắn, nòng súng giật lùi với tốc độ bao nhiêu?
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................

3
ĐỀ ÔN KIỂM TRA HỌC KÌ 2 KHỐI 10 2023 − 2024
ĐỀ 2
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí
sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Động năng là đại lượng vô hướng và có giá trị bằng tích của khối lượng và bình phương vận tốc của vật.
B. Động năng là đại lượng vectơ và có giá trị bằng tích của khối lượng và bình phương vận tốc của vật.
C. Động năng là đại lượng vô hướng và có giá trị bằng một nửa tích của khối lượng và bình phương vận tốc của
vật.
D. Động năng là đại lượng vectơ và có giá trị bằng một nữa tích của khối lượng và bình phương vận tốc của vật.
Câu 2: Thế năng trọng trường của một vật không phụ thuộc vào:
A. khối lượng của vật. B. động năng của vật. C. độ cao của vật. D. gia tốc trọng trường.
Câu 3: Cơ năng của vật sẽ không được bảo toàn khi vật:
A. chỉ chịu tác dụng của trọng lực. B. chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi của lò xo.
C. vật chịu tác dụng của lực cản, lực ma sát. D. vật không chịu tác dụng của lực ma sát, lực cản.
Câu 4: Véc tơ động lượng là véc tơ
A. cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc.
B. có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc α bất kỳ.
C. có phương vuông góc với véc tơ vận tốc.
D. cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc.
Câu 5: Chọn câu phát biểu sai?
A. Hệ vật – Trái Đất luôn được coi là hệ kín.
B. Hệ vật – Trái Đất chỉ gần đúng là hệ kín.
C. Trong các vụ nổ, hệ vật có thể coi như gần đúng là hệ kín trong thời gian ngắn xảy ra hiện tượng.
D. Trong va chạm, hệ vật có thể coi gần đúng là hệ kín trong thời gian ngắn xảy ra hiện tượng.
Câu 6: Biểu thức của định luật II Newton có thể viết dưới dạng
F.p
A. F.t = p . B. F.p = t . C. F.p = ma . D. = ma .
t
Câu 7: Khẳng định nào sau đây là không đúng trong trường hợp hai vật cô lập va chạm mềm với nhau?
A. Năng lượng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn.
B. Cơ năng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn.
C. Động lượng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn.
D. Sau va chạm các vật chuyển động với cùng vận tốc.
Câu 8: Để chuyển đổi đơn vị số đo một góc từ rad (radian) sang độ và ngược lại, từ độ sang rad, hệ thức nào
sau đây không đúng?
180o   
A.  o = rad B. 60o = rad C. 45o = rad D. 90o = rad
 3 8 2
Câu 9: Chọn câu trả lời đúng? Gia tốc của chuyển động tròn đều
A. là một đại lượng véctơ luôn tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động.
B. là một đại lượng véctơ luôn hướng về tâm quỹ đạo chuyển động.
C. là một đại lượng véctơ luôn cùng phương, chiều với véctơ vận tốc dài.
D. là một đại lượng véctơ luôn vuông góc với bán kính.
Câu 10: Động năng của vật tăng khi
A. Vận tốc của vật v > 0. B. Gia tốc của vật a > 0.
C. Gia tốc của vật tăng. D. Các lực tác dụng lên vật sinh công dương.
Câu 11: Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì:
A. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương.
B. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm.
C. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương.
D. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm.
Câu 12: Trường hợp nào sau đây có thể xem là hệ kín?
A. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang.
B. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nghiêng.
C. Hai viên bi rơi thẳng đứng trong không khí.
D. Hai viên bi chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang.
4
Câu 13: Sở dĩ khi bắn súng trường các chiến sĩ phải tì vai vào báng súng vì hiện
tượng giật lùi của súng có thể gây chấn thương cho vai. Hiện tượng súng giật lùi trên
trên liên quan đến
A. chuyển động theo quán tính. B. chuyển động do va chạm.
C. chuyển động ném ngang. D. chuyển động bằng phản lực.
Câu 14: Tìm chiều dài của một cung tròn của đường tròn có bán kính 0,5 m, được
chắn bởi góc 60o.
A. 0,5236 m. B. 0,2 m. C. 1 m. D. 30 m.
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Câu 15: Ô tô, xe máy khi đi trên những đoạn đường cong, các yếu tố ảnh hưởng tới sự an toàn của xe là
A. nếu lực ma sát của bánh xe với mặt đường không đủ lớn thì xe có thể bị văng ra khỏi khúc cua.
B. nếu tốc độ của xe với mặt đường quá lớn thì xe có thể bị văng ra khỏi khúc cua.
C. góc nghiêng của mặt đường càng lớn thì xe di chuyển qua khúc cua càng dễ dàng.
D. góc nghiêng của mặt đường càng lớn thì xe càng dễ bị văng ra khỏi khúc cua.
Câu 16: Một vật có khối lượng 10 kg được đặt trên mặt đất và cạnh một cái giếng nước, lấy g = 10 m/s2. Tính
thế năng của người tại A cách mặt đất 3m về phía trên và tại đáy giếng cách mặt đất 5m với gốc thế năng tại tại
đáy giếng.
A. 100(J);800(J) B. 4800(J); 0(J) C. -800(J); 0(J) D. 100(J);-800(J)
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Câu 17: Hệ gồm hai vật 1 và 2 có khối lượng và tốc độ lần lượt là 1 kg; 3 m/s và 1,5 kg; 2 m/s. Biết hai vật
chuyển động theo hướng ngược nhau. Tổng động lượng của hệ này là
A. 6 kg.m/s. B. 0 kg.m/s. C. 3 kg.m/s. D. 4,5 kg.m/s.
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Câu 18: Một ô tô bắt đầu chạy lên dốc với vận tốc 18m/s thì chết máy. Dốc nghiêng 200 đối với phương ngang
và hệ số ma sát trượt giữa các bánh xe với mặt đường là 0,3. Sau khi chạy lên dốc, xe chạy giật lùi trở xuống đến
cuối dốc với vận tốc bằng
A. 18m/s B. 15m/s C. 5,6m/s. D. 3,2m/s
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi
câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19: Viên bi lăn trên một mặt phẳng nghiêng không ma sát, cao 80 cm. Lấy g = 10 m/s2.
a) Cơ năng của viên bi không đổi trong quá trình lăn.
b) Thế năng của viên bi tại chân mặt phẳng nghiêng đạt cực đại bằng cơ năng.
c) Độ giảm thế năng của viên bi bằng độ tăng động năng của nó.
d) Tốc độ của viên bi tại chân mặt phẳng nghiêng là 40 m/s.
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Câu 20: Cầu thủ đá bóng sút phạt ở cự li 11 m, quả bóng có khối lượng 500g, quả bóng rời chân cầu thủ với tốc
độ 20 m/s. Thời gian chân của cầu thủ chạm bóng là 0,01s.
a) Động lượng của quả bóng ngay khi rời chân cầu thủ là 10000 kgm/s.
b) Động lượng của quả bóng cùng hướng với vận tốc của quả bóng.
c) Thủ môn khó bắt bóng hơn khi bóng bay tới có tốc độ lớn.
d) Lực do chân cầu thủ tác động lên quả bóng có độ lớn 1000 N.
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................

5
Câu 21: Một quả cầu khối lượng m1 = 3 kg chuyển động trên mặt bàn nằm ngang không ma sát với vận tốc
1m/s tới va chạm với quả cầu m2 = 2 kg đang chuyển động ngược chiều với vận tốc 3 m/s. Sau va chạm, hai quả
cầu dính vào nhau.
a) Va chạm của 2 quả cầu là đàn hồi xuyên tâm.
b) Động năng của hệ không bảo toàn do có nội năng sinh ra trong quá trình va chạm.
c) Sau va chạm, hai quả cầu chuyển động với tốc độ 0,6 m/s theo hướng của m1 ban đầu.
d) Nhiệt năng toả ra trong va chạm bằng 9,6J.
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Câu 22: Coi chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là chuyển động tròn đều và chuyển động Mặt Trăng
quay quanh Trái Đất cũng là chuyển động tròn đều. Biết bán kính của Trái Đất là 6400 km, Trái Đất cách Mặt
Trời 150 triệu km, thời gian Trái Đất quanh Mặt Trời là 365 ngày và 1/4 ngày, thời gian Mặt Trăng quay quanh
Trái Đất là 27 ngày và 1/4 ngày. Tính
a) Chu kì của Trái Đất quanh mặt trời là 365 ngày.
b) Lực hấp dẫn giữa trái đất và mặt trời đóng vai trò lực hướng tâm giúp cho trái đất chuyển động tròn đều quanh
mặt trời.
c) Tốc độ góc của tâm Trái Đất trong chuyển động tròn đều quanh Mặt Trời là 1,9924.10-7 rad/s.
d) Quãng đường Trái Đất vạch được trong thời gian mặt trăng quay đúng một vòng là 7.03.1010 m/s.
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.
Câu 23: Tính quãng đường đi được khi vật chuyển động tròn có độ dịch chuyển góc 1 rad, biết bán kính đường
tròn là 2 m.
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Câu 24: Một vật khối lượng 2 kg bắt đầu chuyển động nhanh dần đều dưới tác dụng của một lực kéo, sau đó
vật đạt tốc độ 36 km/h. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 10 m/s2. Tính công của lực kéo.
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Câu 25: Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực F = 10-2N. Tính động lượng chất
điểm ở thời điểm t = 3s kể từ lúc bắt đầu chuyển động.
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Câu 26: Một vận động viên nặng 650N thả mình rơi tự do từ cầu nhảy ở độ cao 10m xuống nước. Lấy g = 10
m/s2. Tính tốc độ của người đó ở độ cao 5m so với mặt nước.
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Câu 27: Hai viên bi có khối lượng m1 = 50g và m2 = 80g đang chuyển động ngược chiều nhau và va chạm nhau.
Muốn sau va chạm m2 đứng yên còn m1 chuyển động theo chiều ngược lại với vận tốc như cũ. Cho biết v1 = 2m/s
thì vận tốc của m2 trước va chạm bằng bao nhiêu?
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Câu 28: Một viên đạn đang bay ngang với vận tốc 100 m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng là m 1 = 8 kg;
m2 = 4 kg. Mảnh nhỏ bay lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 225 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Tìm
độ lớn vận tốc của mảnh lớn.
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................

You might also like