You are on page 1of 158

Cô Nhung Cute 0972.46.48.

52

Chương 6. NĂNG LƯỢNG


BÀI 15. NĂNG LƯỢNG và CÔNG

I. Tóm tắt lý thuyết


Năng lượng
- Tất cả mọi quá trình diễn ra trong tự nhiên đều cần đến năng lượng.
- Năng lượng có thể tồn tại ở dạng: cơ năng, hóa năng, nhiệt năng, điện năng, năng lượng ánh
sáng, năng lượng âm thanh, năng lượng nguyên tử…
Tính chất của năng lượng
- Năng lượng là một đại lượng vô hướng
- Năng lượng có thể tồn tại ở những dạng khác nhau.
- Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác, hoặc chuyển hóa qua lại giữa các dạng
khác nhau và giữa các hệ, các thành phần của hệ.
- Trong hệ SI, năng lượng có đơn vị là J
- Một đơn vị thông dụng khác của năng lượng là calo. 1calo = 4,184 J
(Một calo là năng lượng cần thiết để làm tăng nhiệt độ 1g nước lên thêm 1oC)
Định luật bảo toàn năng lượng
- Năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi mà chỉ truyền từ vật này
sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Như vậy, năng lượng luôn được
bảo toàn.
Công của một lực không đổi
a. Thực hiện công là một cách truyền năng lượng từ vật này sang vật khác:
Công đã thực hiện = Phần năng lượng đã truyền

b. Khi lực F chuyển dời một đoạn s theo hướng của lực thì công do lực sinh ra: A = F.s
c. Trường hợp tổng quát: A = F.s.cosα
Trong đó: + A: công của lực F (J)
+ s: là quãng đường di chuyển của vật (m)
+ α: góc tạo bởi lực ⃗
F với hướng của độ dời d.
1J = 1N.1m =1 N.m
→ 1J là công do lực có độ lớn 1N thực hiện khi điểm đặt của lực chuyển dời 1m theo phương
của lực.
c. Chú ý:
+ cosα > 0 → A > 0 : công phát động. (0° ≤ α < 90°)
0
+ cos < 0 A < 0 : công cn. (90° < 180 )
+ cos = 0 A = 0 : Công thc hin bng 0 (lc không sinh công). ( = 90°)
II. Bài tập ôn luyện lí thuyết
Câu 1: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
a. Năng lượng là một đại lượng …………….
b. Tất cả mọi quá trình diễn ra trong tự nhiên đều cần đến…………….
1
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
c. Năng lượng có thể ………. từ vật này sang vật khác, hoặc …………… qua lại giữa các dạng
khác nhau và giữa các hệ, các thành phần của hệ.
d. Đơn vị của năng lượng là ……….
e. 1calo = ………….. J
f. Một calo là năng lượng cần thiết để làm tăng nhiệt độ …………… lên thêm ………….
g. Năng lượng không tự nhiên ………… và cũng không tự nhiên …………. mà chỉ truyền từ
vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Như vậy, năng lượng luôn
được………….
h. Công là đại lượng …………..
i. ……………………………là một cách truyền năng lượng từ vật này sang vật khác:
j. 0° < 90° cos …… A …… : công ………………...
k. 90° < 180 0 cos ……… A …… : công ………
l. = 90° cos ……… A ……. : lc ………………………
m. Về mặt toán học, công của một lực được đo bằng ……………. của ba đại lượng: độ lớn
……………… tác dụng F, độ lớn …………………. d và cosin góc hợp bởi vectơ lực tác dụng
và vectơ độ dịch chuyển.
Lời giải:
a. Vô hướng b. năng lượng c. truyền - chuyển hóa
d. Jun e. 4,184 f. 1g nước - 1oC
g. sinh ra - mất đi - bảo toàn h. Vô hướng i. Thực hiện công
j. > 0 - > 0 – phát động k. < 0 - < 0 – cản l. = 0 - = 0 – không sinh công
m. tích – lực – độ dịch chuyển
Câu 2: Hãy nối những ảnh hưởng vật lý tương ứng ở cột A với những ứng dụng Vật lý vào đời
sống
CỘT A CỘT B
Ô tô đang chạy trên đường Nhiệt năng

Cano đang chạy trên biển Quang năng

Bánh đang đặt trong lò nướng Động năng

Bóng đèn điện chiếu sáng Năng lượng sinh học

Mầm cây đang phát triển

Học sinh đang ngồi học bài trên máy tính

Lời giải:
1 – c; 2 – c; 3 – a; 4 – b; 5 – b; 6 – d

2
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 3: Hãy nối những ảnh hưởng của góc hợp bởi lực và độ dịch chuyển ở cột A với những
đặc điểm về công và lực tương ứng ở cột B
CỘT A CỘT B
>0→A>0 Công thực hiện bằng 0. ( = 90°)

< 0 →A < 0 cùng hướng với hướng của độ dời


d

=0→A=0 ngược hướng với hướng của độ dời


d

= 0° → = 1 → A = F.d công phát động. (0° < < 90°)

= 180° → = − 1 → A = −F.d công cản. (90° < < 1800)


Lời giải:
1 - d; 2 - e; 3 - a; 4 - b; 5 - c

III. Bài tập tự luận


Bài 1: Hãy thảo luận nhóm để tìm thêm ví dụ minh họa cho các quá trình chuyển hóa năng
lượng sau đây:
a. Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
b. Nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng.
c. Quang năng chuyển hóa thành điện năng.
d. Quang năng chuyển hóa thành hóa năng.
Lời giải:
a. Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng : Nồi cơm điện dùng để nấu cơm, đun nước
bằng ấm điện, sử dụng bàn là điện, máy sấy tóc, ...
b. Nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng : Nhà máy nhiệt điện, một số máy móc năng
lượng địa nhiệt, nhiệt điện đại dương, ...
c. Quang năng chuyển hóa thành điện năng : Tấm pin mặt trời
d. Quang năng chuyển hóa thành hóa năng : Quá trình quang hợp ở cây, bắn pháo hoa
Bài 2: Hãy trao đổi với bạn để chứng minh rằng
trong các ví dụ mô tả ở Hình 23.3 có sự truyền năng
lượng bằng cách thực hiện công.
Lời giải:
a. Động cơ điện đưa vật nặng chuyển động từ dưới
đất lên cao
Khi kéo vật lên cao, lực kéo đã làm vật từ trạng
thái đứng yên (v = 0; W đ = 0) sang trạng thái chuyển

3
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
động (vận tốc tăng, động năng tăng). Động năng của vật nhận được năng lượng từ lực kéo của
ròng rọc truyền sang.
⇒ Đã có sự truyền năng lượng bằng cách thực hiện công.
b. Hỗn hợp xăng và không khí trong xilanh bị đốt cháy đẩy pittông chuyển động.
Khi đốt cháy, pittông chuyển động, chứng tỏ nhiệt năng đã chuyển hóa thành động năng.
Động năng của pittông nhận được là do pittông đã nhận được năng lượng nhiệt từ xilanh.
⇒ Đã có sự truyền năng lượng bằng cách thực hiện công.
Bài 3: Khi cho một miếng đồng tiếp xúc với ngọn lửa thì ngọn lửa truyền năng lượng cho
miếng đồng làm cho nó nóng lên. Quá trình truyền năng lượng này có phải là thực hiện công
hay không? Tại sao?
Lời giải:
Khi cho một miếng đồng tiếp xúc với ngọn lửa thì ngọn lửa truyền năng lượng cho miếng
đồng làm cho miếng đồng nóng lên. Trong quá trình xảy ra, không có một lực nào tác dụng lên
miếng đồng mà chỉ có sự truyền năng lượng nên quá trình truyền năng lượng này không phải là
thực hiện công.
Bài 4: Trong các động tác nâng tạ từ vị trí (1) sang vị trí (2), từ vị trí (2) sang vị trí (3), từ vị trí
(3) sang vị trí (4) ở hình trên:
- Có những quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng nào?
- Động tác nào có thực hiện công, không thực hiện công

Lời giải:
- Trong các động tác nâng tạ đã có sự truyền và chuyển hóa từ động năng sang thế năng
- Động tác nâng tạ là thực hiện công, động tác đứng lên của vận động viên không thực hiện
công.
Bài 5: Khi đun nước bằng ấm điện thì có những quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng nào
xảy ra?
Lời giải:
Khi đun nước bằng ấm điện, điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng, cơ năng
Bài 6: Khi xoa hai tay vào nhau cho nóng thì có những quá trình truyền và chuyển hóa năng
lượng nào xảy ra?
Lời giải:
Khi xoa hai bàn tay vào nhau cho nóng thì cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
Bài 7: Một quả bóng cao su được ném từ độ cao h xuống đất cứng và bị nảy lên. Sau mỗi lần
nảy lên, độ cao giảm dần, nghĩa là cơ năng giảm dần. Điều đó có trái với định luật bảo toàn
4
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
năng lượng không? Tại sao? Hãy dự đoán xem còn có hiện tượng gì nữa xảy ra với quả bóng
ngoài hiện tượng bị nảy lên và rơi xuống.
Lời giải:
- Sau mỗi lần nảy lên, độ cao giảm dần, cơ năng giảm dần. Điều đó có trái với định luật bảo
toàn năng lượng, do mỗi lần quả bóng đập xuống đất và nảy lên, một phần năng lượng (cơ
năng) đã bị chuyển hóa thành nhiệt năng, còn tổng năng lượng vẫn được bảo toàn
- Ngoài hiện tượng quả bóng bị nảy lên và rơi xuống thì còn có hiện tượng khác là khi quả
bóng tiếp xúc với mặt đất cứng thì quả bóng bị biến dạng (bị lõm xuống)
Bài 8: Có sự truyền và chuyển hóa năng lượng nào trong việc bắn pháo hoa?
Lời giải:
Khi pháo hoa nổ thì có sự chuyển hóa từ quang năng thành nhiệt năng
Bài 9: Em hãy kể tên các dạng năng lượng trong hoạt động hằng
ngày được thể hiện như Hình 15P.1
Lời giải:
Quang năng, nhiệt năng, động năng, nhiệt năng, năng lượng
gió, ...vv

Bài 10: Hãy chỉ ra sự chuyển hóa năng lượng trong các quá trình được cho trong hình 15P.2.

Lời giải:
- Con người ăn quả táo, năng lượng hóa học từ quả táo được chuyển sang cho con người và
con người chuyển hóa nó thành động năng
- Xăng là một dạng năng lượng hóa học, khi được bơm vào ô tô nó sẽ bị đốt cháy tạo ra nhiệt
năng, động cơ ô tô sẽ biến nhiệt năng thành động năng
- Năng lượng bức xạ mặt trời được được hấp thụ qua lá cây, lá cây sẽ chuyển hóa dạng năng
lượng này thành năng lượng dự trữ trong các bộ phận của cây.
- Điện năng được chuyển hóa thành nhiệt năng trong lò vi sóng.

5
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Bài 11: Quan sát Hình 15.1,
hãy cho biết tên những dạng
năng lượng liên quan mà em đã
được học ở môn Khoa học tự
nhiên.
Lời giải:
Những dạng năng lượng đã
được học ở môn Khoa học tự
nhiên:
+ Động năng
+ Thế năng hấp dẫn, đàn hồi
+ Năng lượng hóa học + Năng lượng âm thanh
+ Nhiệt năng + Quang năng.
Bài 12: Một thỏi socola (Hình 15.2) có khối lượng 60 g chứa 280
cal năng lượng. Hãy tính lượng năng lượng của thỏi socola này
theo đơn vị joule.
Lời giải:
Năng lượng của thỏi socola là:
W = 280 cal = 280.4,184 J = 1171,52 J.
Bài 13: Quan sát Hình 15.3, hãy cho biết cách thức truyền năng lượng và phân tích sự chuyển
hóa năng lượng trong từng trường hợp.

Lời giải:
- Cách thức truyền năng lượng trong hình vẽ đều là truyền từ vật này sang vật khác.
+ Hình a: Truyền năng lượng ánh sáng
+ Hình b: Truyền nhiệt
+ Hình c: Truyền năng lượng thông qua tác dụng lực
+ Hình d: Truyền năng lượng điện từ
- Sự chuyển hóa năng lượng:
+ Hình a: Quang năng sang nhiệt năng
+ Hình b: Truyền nhiệt
+ Hình c: Nhiệt năng sang quang năng, nhiệt năng
+ Hình d: Điện năng thành năng lượng điện từ

6
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Bài 14: Hãy chỉ ra quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng trong một số trường hợp như
Hình 15.4 và 15.5.

Lời giải:
- Hình 15.4: truyền năng lượng thông qua tác dụng lực (lực đẩy)
- Hình 15.5: truyền năng lượng thông qua tác dụng lực (hình a và b là lực đẩy, hình c là lực
ma sát)
Bài 15: Tìm hiểu và giải thích tại sao ta không thể chế tạo được động cơ hoạt động liên tục mà
không cần cung cấp năng lượng cho động cơ.
Lời giải:
Không thể chế tạo được động cơ hoạt động liên tục mà không cần cung cấp năng lượng cho
động cơ vì trái với định luật bảo toàn năng lượng (năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng
không tự nhiên mất đi mà chỉ truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này
sang dạng khác)
Bài 16: Lời kêu gọi tiết kiệm điện (Hình 15.7) có thể hiểu là để bảo toàn năng lượng được hay
không?

Lời giải:
Không. Vì việc tiết kiệm điện hay không thì năng lượng vẫn được bảo toàn.
Bài 17: Quan sát Hình 15.8, thảo luận để phân tích mối quan hệ về hướng của lực tác dụng vào
vật và độ dịch chuyển của vật. Từ đó, đưa ra dự đoán về sự thay đổi năng lượng của vật trong
quá trình tác dụng lực

7
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52

Lời giải:
a. Lực tác dụng có xu hướng theo chiều chuyển động của vật, nghĩa là hình chiếu của lực lên
phương chuyển động cùng chiều chuyển động. Khi này, vật nặng tăng tốc độ, tức là động năng
của vật tăng lên
b. Lực tác dụng có xu hướng ngược chiều chuyển động của chú chó, nghĩa là hình chiếu của
lực lên phương chuyển động ngược chiều chuyển động. Khi này, chú chó bị giảm tốc độ, tức là
động năng của chú chó giảm đi.
c. Lực nâng của tay vuôn góc với chiều chuyển động của thúng hàng trong quá trình chuyển
hàng. Khi này, năng lượng của vật nặng (gồm thế năng và động năng) không thay đổi vì người
khuân hàng đang đi với tốc độ không đổi.
Bài 18: Em hãy kể tên các dạng ănng lượng trong hoạt động hằng
ngày được thể hiện như Hình 15P.1
Lời giải:
Các dạng năng lượng xuất hiện trong hình vẽ là: thế năng hấp
dẫn, động năng, quang năng, năng lượng âm.

Bài 19: Cách mạng công nghiệp bắt đầu vào cuối thế kỉ XVIII ở nước Anh khi con người phát
triển các máy mới có
khả năng thực hiện
công gấp hàng trăm lần
so với sức người.
Ở giai đoạn đầu của
cách mạng công
nghiệp, năng lượng gió
và năng lượng nước
được khai thác. Nước dự trữ trong các đập ở trên cao (thế năng) được sử dụng để làm quay các

8
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
bánh xe lớn, nhờ đó làm quay các máy cơ (động năng). Ở thời kì tiếp theo, động cơ hơi nước
được phát triển ở Vương quốc Anh sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá. Động cơ hơi
nước sử dụng năng lượng từ than đá làm tăng đáng kể công suất hoạt động của các máy bơm
nước và các khung dệt lớn trong công xưởng sản xuất sợi. Động cơ hơi nước được sử dụng
trong đầu máy xe lửa (hình 1.1), tàu thủy hơi nước, xe tải,...trở thành nền tảng cho Cách mạng
công nghiệp lần thứ nhất.
Năng lượng làm cho các máy tác dụng lực lớn bắt nguồn từ đâu? Năng lượng có thể truyền
từ vật này sang vật khác bằng cách nào?
Lời giải:
Năng lượng làm cho các máy tác dụng lực lớn bắt nguồn từ các nhiên liệu như nước, than
đá, gió,... đã chuyển hóa thành năng lượng.
Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua sự tương tác giữa các bộ phận
trong máy.
Bài 20: Kể tên các dạng năng lượng xung quanh chúng ta. Lấy ví dụ chứng tỏ năng lượng có
thể truyền từ vật này sang vật khác.
Lời giải:
Các dạng năng lượng có xung quanh chúng ta: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng
lượng địa nhiệt, năng lượng thủy triều, năng lượng sinh khối, ....
Ví dụ chứng tỏ năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác:
+ Một viên bi đang đứng yên, dùng tay truyền cho viên bi năng lượng, viên bi chuyển động
+ Dùng tay kéo một chiếc xe đẩy, tay đã truyền cho xe một năng lượng giúp xe di chuyển.
Bài 21: Bạn hãy phân tích lực tác dụng thành hai thành
phần: thành phần vuông góc với phương dịch chuyển và
thành phần trùng với phương dịch chuyển để lập luận
rút ra biểu thức tính công.
Lời giải:
Khi người đẩy xe hàng để nó chuyển động theo chiều
dương của trục Ox, lực đẩy ⃗ F làm hướng chuyển động
một góc α bất kì. Ta phân tích lực ⃗ F ra hai lực thành
phần vuông góc với nhau; ⃗ F s cùng hướng chuyển động
với vật và ⃗ F n và ⃗
F n vuông góc với ⃗F s.
Trong trường hợp này chỉ có thành phần ⃗ F s làm vật
chuyển động nên công thức tính công là:
A = Fs .s = F.cosα.s = F.s.cosα
Bài 22: Từ biểu thức A = F.s.cosα, suy luận: Khi nào
công sinh ra giá trị âm?
A = F.s.cosα ⇒ Để A < 0 thì cosα <0
0
Mt khác cos -1 nên ta có90 < 180 0.
Bài 23: Trường hợp nào sau đây trọng lực tác dụng lên ô tô thực hiện công phát động, công cản
và không thực hiện công ?
9
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
a. Ô tô đang xuống dốc. b. Ô tô đang lên dốc. c. Ô tô chạy trên đường nằm ngang
Lời giải:
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật
a. Ô tô đang xuống dốc. b. Ô tô đang lên dốc. c. Ô tô chạy trên đường nằm
ngang

Ta thấy 0 < α < 900


⇒ Trọng lực tác dụng lên ô Ta thấy 900 < α < 1800 Ta thấy α = 900
tô sinh công phát động ⇒ Trọng lực tác dụng lên ô tô ⇒ Trọng lực tác dụng lên ô tô
sinh công cản không sinh công.
Bài 24: a. Phân tích các lực tác dụng lên hệ người và
ván khi trượt từ trên đồi cát (Hình 15.11).
b. Phân tích đặc điểm của công do những lực này sinh ra
trong quá trình trượt.
Lời giải:
a. Các lực tác dụng lên hệ người và ván trượt từ trên
đồi cát là:
+ Trọng lực
+ Phản lực
+ Lực ma sát
b. + Công của trọng lực là công phát động
+ Công của lực ma sát là công cản
+ Phản lực không sinh công.
Bài 25: Trong giai đoạn giữ tạ trên cao, lực của vận động
viên không sinh công. Tuy nhiên, vận động viên vẫn bị
mỏi cơ, nghĩa là đang bị mất năng lượng. Lượng năng
lượng nào được sử dụng trong trường hợp này?
Lời giải:
Khi giữ tạ, lượng năng lượng được sử dụng là thế năng
trọng trường.

Bài 26: Có nhận định cho rằng: Công phát động luôn có lợi và công cản luôn có hại. Hãy thảo
luận và liên hệ một số tình huống thực tiễn để nêu ý kiến của em về nhận định trên.
Lời giải:
Nhận định trên chỉ đúng trong một số trường hợp, ví dụ:
10
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
+ Công phát động: đẩy hoặc kéo thùng hàng.
+ Công cản: các động cơ hoạt động bị mòn
Ví dụ phản bác lại nhận định trên là:
+ Công phát động (có hại): sự chuyển hóa bức xạ nhiệt của mặt trời xuống trái đất
+ Công cản (có lợi): công của lực ma sát khi các phương tiện di chuyển trên đường.
Bài 27: Tìm từ thích hợp với chỗ hỏi chấm trong các suy luận dưới đây.
- Lực tác dụng càng lớn thì sinh công càng ?
- Độ dịch chuyển theo phương của lực càng lớn thì công thực hiện càng ?
Lời giải:
- Lực tác dụng càng lớn thì sinh công càng lớn.
- Độ dịch chuyển theo phương của lực càng lớn thì công thực hiện được càng cao.
Bài 28: Tính công của trọng lực làm hòn đá khối lượng 5 kg rơi từ độ cao 10 m xuống đất.
Lời giải:
Công của trọng lực là: A = F.d = P.d = m.g.d = 5.10.10 = 500 (J).
Bài 29: Tính công của trọng lực làm hòn đá khối lượng 5 kg lăn từ đỉnh dốc dài 100 m, cao 10
m xuống chân dốc
Lời giải:
Ta có:
+ Quãng đường hòn đá di chuyển: s = 100 m
+ Độ cao của dốc: h = 10 m
Hòn đá lăn từ đỉnh dốc, kết thúc ở chân dốc nên độ dịch chuyển theo phương thẳng đứng là
độ cao của dốc 10 m.
⇒ Công của trọng lực là: A = m.g.h = 5.10.10 = 500 (J)
⇒ Nhận xét: Công trong hai trường hợp bằng nhau.
Bài 30: Chỉ ra và phân tích một số ví dụ chứng tỏ có thể truyền năng lượng từ vật này sang vật
khác bằng cách thực hiện công.
Lời giải:
Ví dụ:
+ Dùng tay kéo thùng gỗ trên mặt sàn nằm ngang: tay đã truyền năng lượng cho thùng gỗ
bằng cách thực hiện công của lực kéo làm thùng gỗ di chuyển.
+ Đẩy xe hàng lên dốc: tay đã truyền cho xe hàng một năng lượng bằng cách thực hiện công
của lực đẩy làm thùng hàng di chuyển.
Bài 31: Từ những vật liệu đơn giản như các thanh gỗ thẳng, hòn
bi, máng cong, dây không dãn,...Hãy tạo ra các mô hình thí
nghiệm minh họa sự chuyển hóa và bảo toàn năng lượng.
Lời giải:
Chuẩn bị: 2 đến 5 quả cầu thép giống hệt nhau, nhiều sợi dây
mảnh, 1 khung có đế vững chắc.
Cách tiến hành: Buộc quả cầu bằng sợi dây mảnh sau đó treo
lên khung thép như hình trên

11
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Vận dụng 1: Không thể chế tạo được động cơ hoạt động liên tục mà không cần cung cấp năng
lượng cho động cơ bởi vì trong quá trình hoạt động luôn có một phần năng lượng bị mất đi ( do
ma sát, sinh nhiệt,...) làm cho năng lượng của động cơ mất dần nếu không được cung cấp thêm
năng lượng.
Bài 32: Một người sơn tường đứng trên một cái thang
(Hình15P.3). Bất ngờ người thợ sơn làm con lăn rơi thẳng đứng
xuống àn. Biết khoảng cách từ nơi con lăn bắt đầu rơi trên sàn là
2m và con lăn có khối lượng là 200g. Tìm công của trọng lực tác
dụng lên con lăn trong suốt qua trình rơi.
Lời giải:
Trọng lực tác dụng vào con lăn là P = m.g = 0,2.10 = 2 (N)
Công của trọng lực tác dụng vào con lăn là:
A = F.S.cosα = P.s.cos 0o = 2.2.1 = 4 (J)
Bài 33: Một người kéo một thùng hàng khối lượng 80kg trượt trên sàn nhà bằng một dây có
phương hợp với phương nằm ngang góc 30∘. Biết lực tác dụng lên dây là 150N. Tính công của
lực đó khi hòm trượt đi được 29m.
Lời giải:
Công của lực đó khi hòm trượt đi được 29m là:
A = F.s.cos α = 150. 29.cos 30∘ = 3763 J

Bài 34: Mỗi tế bào cơ trong cơ thể người có thể coi như một động cơ siêu nhỏ, khi con người
hoạt động, tế bào cơ sử dụng năng lượng hóa học để thực hiện công. Trong mỗi nhịp hoạt động,
tế bào cơ có thể sinh một lực 1 ,5.1 0−12 N để dịch chuyển 8 nm . Tính công mà tế bào cơ sinh ra
trong mỗi nhịp hoạt động.
Lời giải:
Công mà tế bào cơ sinh ra trong mỗi nhịp hoạt động:
−12 −9 −20
A=F . s=1 , 5.10 .8 .1 0 =1 , 2.1 0 J .
Bài 35: Một em bé mới sinh nặng 3 kg được một y tá bế ở độ cao 1 , 2m so với mặt sàn và đi dọc
theo hành lang dài 12 m của bệnh viện. Tính công mà trọng lực tác dụng vào em bé đã thực
hiện.
Lời giải:
Vì trọng lực vuông góc với phương dịch chuyển nên: A P=0.
Bài 36: Có nhận định rằng: “Một vật đứng yên thì không thể mang năng lượng”. Em hãy dùng
lập luận của mình để chứng minh nhận định trên là sai.
Lời giải:
Một vật đứng yên thì không có động năng, tuy nhiên vẫn có thể có những dạng năng lượng
khác như điện năng, quang năng, nhiệt năng, thế năng. Ví dụ: Bóng đèn đang phát sáng nằm
yên nhưng vẫn có quang năng, có điện năng, nhiệt năng.

12
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Bài 37: Hãy nêu một ví dụ để chứng minh nhận định: “Có thể chuyển hóa năng lượng từ dạng
này sang dạng khác bằng cách thực hiện công”.
Lời giải:
Khi ta chà xát đồng xu trên mặt bàn, đồng xu sẽ nóng lên. Bằng cách thực hiện công, ta đã
chuyển hóa cơ năng thành nhiệt năng.
Bài 38: Một người y tá đẩy bệnh nhân nặng 87 kg
trên một chiếc xe băng ca nặng 18 kg làm cho bệnh
nhân và xe băng ca chuyển động thẳng trên mặt sàn
nằm ngang với gia tốc không đổi là 0 , 55 m/s 2 (Hình
23.3). Bỏ qua ma sát giữa bánh xe và mặt sàn.
a. Tính công mà y tá thực hiện khi bệnh nhân và xe
băng ca chuyển động được 1 , 9 m.
b. Sau quãng đường dài bao nhiêu thì y tá sẽ tiêu
hao một công là 140 J ?
Lời giải:
a. Y tá phải đẩy cả bệnh nhân và xe băng ca nên độ lớn lực đẩy của y tá là:
F = ma = (87 + 18).0,55 = 57,75 N.
Công mà y tác thực hiện là: A = F.s = 57,75.1,9 = 109,7 J.
b. Khi y tá tiêu hao một công là 140 J, thì xe băng ca chuyển động được quãng đường là:
s' = A′/F = 140/57,75 = 2,4 m.
Bài 39: Hãy mô tả quá trình chuyển hóa năng lượng được thể hiện ở hình 15.4.

Lời giải:
Nước ở trên cao (thế năng) khi chảy xuống làm xoay cánh quạt (động năng). Từ đó dẫn động
cơ làm quay tua bin của máy phát điện sinh ra dòng điện (điện năng). Dòng điện chạy qua bóng
đèn làm cho bóng đèn phát sáng (quang năng).
Bài 40: Trong một hồ bơi, có hai cách để nhảy từ vị trí
bục trên cao xuống dưới nước (Hình 15.5). Cách thứ
nhất, nhảy trực tiếp từ trên xuống. Cách thứ 2, vận
động viên sẽ trượt từ trên cao xuống bằng cầu trượt.
Trong hai cách trên, cách nào năng lượng ít bị hao phí
hơn? Giải thích.

13
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Lời giải:
Nhảy trực tiếp ít gây hao phí hơn vì ma sát giữa vận động viên với không khí nhỏ hơn nhiều so
với ma sát với thành cầu trượt.
Bài 41: Trong quá trình leo xuống vách núi, người leo núi chuyển
động từ trên cao xuống đất bằng hệ thống dây an toàn (Hình 15.6).
Người này lấy dây quấn quanh vòng kim loại để sợi dây cọ sát vào
vòng. Ngoài ra, lực ma sát giữa chân với vách núi tạo ra trong quá
trình chuyển động cũng đáng kể. Hãy giải thích nguyên nhân của việc
tạo ra lực ma sát trong quá trình chuyển động của vận động viên trên
phương diện năng lượng.
Lời giải:
Người leo núi chuyển động từ trên cao xuống do vậy có thế năng rất
lớn và cần làm giảm năng lượng này. Nhờ vào việc tạo ra lực ma sát và lực cản mà phần lớn
năng lượng của người được chuyển hóa thành nhiệt năng trên sợi dây và vòng kim loại, khiến
tốc độ của vận động viên không quá lớn trong quá trình leo xuống núi.
Bài 42: Một hộp nặng đang được giữ trên mặt phẳng nghiêng nhẵn thì được đẩy lên bằng một
lực ⃗F song song với mặt phẳng nghiêng. Khi hộp di chuyển từ điểm A đến điểm B trên mặt
phẳng nghiêng, công do lực ⃗ F và công của trọng lực ⃗P tác dụng lên hộp có phụ thuộc vào vận
tốc của hộp tại A và B hay không? Tại sao?
Lời giải:
Khi hộp di chuyển từ điểm A đến điểm B trên mặt phẳng nghiêng, công do lực ⃗ F và công của
trọng lực ⃗P tác dụng lên hộp không phụ thuộc vào vận tốc của hộp tại A và B vì công không
phụ thuộc vào vận tốc tức thời.
Bài 43: Thả quả bóng bàn rơi xuống sàn nhà cứng. Quan sát và mô tả chuyển động của quả
bóng bàn cho đến khi nó nằm yên trên mặt sàn. Phân tích sự bảo toàn và chuyển há năng lượng
trong suốt quá trình bạn quan sát được.
Lời giải:
Khi quả bóng bàn rơi xuống sàn nhà, động năng của quả bóng tăng do vận tốc tăng, thế năng
của quả bóng giảm do độ cao giảm. Cho đến khi quả bóng chạm mặt sàn thì quả bóng lại nảy
lên, lúc này động năng giảm và thế năng tăng đồng thời quả bóng còn tỏa ra nhiệt năng. Quá
chuyển chuyển hóa liên tục từ động năng sang thế năng và thế năng sang động năng, đồng thời
kèm theo sự tỏa nhiệt. Vì vậy năng lượng trong suốt quá trình chuyển hóa không được bảo
toàn.

14
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Bài 44: Trong một trò chơi kéo co, hai đội cùng kéo trên một sợi dây và lúc này gần như lực
kéo của hai đội đang cân bằng
nhau (Hình 15.9). Lực do hai
đội tác dụng lên dây có sinh
công không? Công mỗi đội tác
dụng lên mặt đất bằng bao
Hình 15.9. Hai đội chơi kéo co
nhiêu? Có tồn tại công trên
bất cứ vật gì không?
Lời giải:
Vì không có sự dịch chuyển nào, sợi dây cũng không bị dịch chuyển nên không tồn tại công
được thực hiện trên nó. Tương tự, công do mỗi đội tác dụng lên mặt đất cũng bằng không. Tuy
nhiên, công có tồn tại trong cơ thể của người kéo. Ví dụ: Tim của mỗi người tác dụng lực lên
máu để đưa máu đi khắp cơ thể.
Bài 45: Một kĩ sư xây dựng nặng 75 kg trèo lên một chiếc thang dài
2 , 75 m. Thang được dựa vào bức tường thẳng đứng và tạo một góc α =6 0 0
với mặt phẳng ngang (Hình 15.7).
a. Tính công của trọng lực tác dụng lên kĩ sư khi người này leo từ chân
đến đỉnh thang.
b. Đáp án của câu (a) có phụ thuộc vào tốc độ của người kĩ sư trong quá Hình
trình leo hay không? 15.7
Lời giải:
a. Công của trọng lực tác dụng vào kĩ sư khi trèo lên hết thang:
A = m.g.l.cosα = 75.9,8.2,75.cos150o = -1750,45 J
b. không phụ thuộc.
Bài 46: Một chiếc đàn piano có khối lượng 380 kg được giữ cho trượt đều xuống một đoạn dốc
dài 2 , 9 m, nghiêng một góc 10 ° so với
phương ngang. Biết lực do người tác
dụng có phương song song với mặt
phẳng nghiêng như Hình 15.8. Bỏ qua
mọi ma sát. Lấy g=9 , 8 m/ s2 . Hãy xác
định:
a. lực do người tác dụng lên đàn
piano. Hình 15.8. Đàn piano trượt đều xuống mặt phẳng
nghiêng
b. công của lực do người tác dụng lên
đàn piano.
c. công của trọng lực tác dụng lên
đàn piano.
d. tổng công của tất cả các lực tác
dụng lên đàn piano.
Lời giải:
15
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Theo định luật II Newton:

P +⃗
N +⃗
F ms=m ⃗a
+ Chiếu lên Ox: F = P.sinα
+ Chiếu lên Oy: N = P.cosα
a. Lực do người tác dụng lên đàn piano:
F = m.g.sinα
= 380.9,8.sin100 = 646,67N
b. Công của lực do người tác dụng lên đàn piano: A = F.s.cos180o = –1875,33 J
c. Công của trọng lực tác dụng lên đàn piano: A = P.s.cos80o = 1875,33 J
d. Vì đàn trượt đều nên hợp lực Fhl = 0 ⇒ tổng công của tất cả các lực tác dụng lên đàn piano
cũng bằng 0.
Bài 47: Một khối gỗ có trọng lượng là P=50 N được đẩy trượt đều lên trên một mặt phẳng
nghiêng nhẵn với góc nghiêng 25 ° so với phương ngang. Biết khối gỗ di chuyển được một
đoạn 1 m trên mặt phẳng nghiêng. Tìm công mà người đẩy thực hiện trên khối gỗ nếu lực tác
dụng:
a. song song với mặt phẳng nghiêng.
b. song song với mặt phẳng ngang.
Lời giải:
a. Phân tích lực
Do khối gỗ chuyển động đều nên
F = P.sin 250
Công mà người thực hiện là:
A = F.s = 21,13 J
b. Xét phương song song với mặt phẳng
nghiêng ta có:
P.sin 250 = F.cos 250 F = P.tan 25 0
Công mà người thực hiện là: A = F.s.cos250 = 21,13 J.
Bài 48: Một người nhấc một vật có m = 2kg lên độ cao 2m rồi mang vật đi ngang được một độ
dời l0m. Công tổng cộng mà người đã thực hiện là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2
Lời giải:
+ Công nâng vật lên cao 2m: A1=mgh 1=2.10 .2=40 ( J )
+ Công của vật đi ngang được một độ dời l0 m: A2 = 0 (J) vì lực vuông góc với độ dời
+ Công tổng cộng mà người đã thực hiện là: A = A1 + A2 = 40J
Bài 49: Một người nhấc một vật có m = 6kg lên độ cao lm rồi mang vật đi ngang được một độ
dời 30m. Công tổng cộng mà người đã thực hiện là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2
Lời giải:
+ Công nâng vật lên cao lm: A1=mgh 1=6.10 .1=60 ( J )
+ Công của vật đi ngang được một độ dời l0 m: A2 = 0 (J) vì lực vuông góc với độ dời
+ Công tổng cộng mà người đã thực hiện là: A=A 1 + A 2=60 J

16
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Bài 50: Một vật có khối lượng 2kg chịu tác dụng của một lực: F = 10(N) có phương hợp với độ
dời trên mặt phẳng nằm ngang một góc: α = 45°. Giữa vật và mặt phẳng có hệ số ma sát µ =
0,2. Lấy g = 10m/s2. Tính công của ngoại lực tác dụng lên vật khi vật dời một quãng đường 2m.
Công nào là công dương, công âm?
Lời giải:
a. Ta có công của lực F:
A=F . s .cos 45 °=10.2 . √ ❑

Công dương vì là công phát động
Công của lực ma sát: A Fms=F ms . s .cos cos 1 8 00=−μN . s=−μ ( P−F sin sin 4 50 ) s
(
A F =−0 , 2 2.10−10. √ ❑
ms
❑ )
Công âm vì là công cn
Bài 51: Công của trọng lực trong 2 giây cuối khi vật có khối lượng 8kg được thả rơi từ độ cao
180m là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.
Lời giải:
+ Thời gian rơi của vật khi được thả rơi từ độ cao 180 m
1 2
s= g t ⇒ t= √ ❑
2
Quãng đường đi trong 4s đầu:
1 2 1 2
s '= g t ' = .10 . 4 =80(m)
2 2
Khi đi được 4s đầu thì vật đang ở độ cao 100m vậy công của trọng lực trong 2 giây cuối:
Ap = mg.h = 8.10.100 = 8000 (J)
Bài 52: Cho một máy bay lên thẳng có khối lượng 5.10 3kg/ sau thời gian 2 phút máy bay lên
được độ cao là 1440m. Lấy g = 10m/s2. Tính công của động cơ trong khi:
a. chuyển động thẳng đều b. chuyển động nhanh dần đều
Lời giải:
a. Ta có công của động cơ lắc A = F.h
Vì máy bay chuyển động đi lên thẳng đều nên
F = P = mg = 5.103.10 = 5.104 (N) A = F.h = 5.10 4.1440 = 72.106 (J)
b. Máy bay chuyển động đi lên nhanh dần đều: Fk = ma + mg = m(a + g)
1 2 2h 2.1440
=0 ,2 ( m/ s )
2
s= a t ⇒ a= 2 ⇒ a=
2 t ( 120 ) 2

F k = 5.103 (0,2 + 10) = 51000(N) A = F k.s = 51000.1440 = 73,44.106 (J)


Bài 53: Cho một máy bay lên thẳng có khối lượng 8.10 3kg, sau thời gian 2 phút máy bay lên
được độ cao là 2000m. Lấy g = 10m/s2. Tính công của động cơ khi
a. chuyển động thẳng đều b. chuyển động nhanh dần đều
Li gii:
a. Ta có công của động cơ là: A = F.h
Vì máy bay chuyển động đi lên thẳng đều nên: F = P = mg = 8.103l0 = 8.104 (N)

17
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
4 8
A = F.h = 5.10 .2000 = 10 (J)
b. + Máy bay chuyển động đi lên nhanh dần đều → Fk = ma + mg = m(a + g)
+ Mà:
1 2 2h 2.2000
=0,278 ( m/s )
2
s= a t ⇒ a= 2 ⇒ a=
2 t ( 120 ) 2

3
⇒ F k =8.1 0 ( 0,278+10 )=8222 , 2 ( N )
8
⇒ A=F k . s=82222, 2.2000=1,644.10 ( J )
Bài 54: Một thang máy khối lượng 600kg được kéo từ đáy hầm mỏ sâu 150m lên mặt đất bằng
lực căng T của một dây cáp quấn quanh trục một động cơ. Lấy g = 10m/s2
a. Công cực tiểu của lực căng T.
b. Khi thang máy đi xuống thì lực căng của dây cáp bằng 5400N. Muốn cho thang xuống đều
thì hệ thống hãm phải thực hiện công bằng bao nhiêu?
Lời giải:
a. Muốn kéo thang máy lên thì lực căng cực tiểu T phải bằng trọng lượng P của thang:
T = P = mg = 600.10 = 6000N.
Công cực tiểu của lực căng T là: Amin = T.s = 900000J = 900kJ
b. Gọi Fh là lực hãm. Muốn thang xuống đều thì ta phải có:
T' + Fh = P F h = P T' = 6000 5400 = 600N.
Công của lực hãm là: Ah = Fh.s = 600.150 = 90.000J = 90kJ.
Bài 55: Cho một vật có khối lượng 8kg rơi tự do. Tính công của trọng lực trong giây thứ tư.
Lấy g = 10m/s2.
Lời giải:
1
2 1 2
Vật rơi tự do trong 3s đã đi được: h3 = g t 3= .10 . 3 =45 m
2 2
21 1 2
Trong 4s đã đi đưạc:h 4= g t 4= .10 . 4 =80( m)
2 2
Vậy trong giây thứ tư đã đi được: s = h4 – h3 = 80 45 = 35(m)
Công của trọng lực trong giây thứ tư là: A = P.s = mgs = 8.10.35 = 2800(J)
Bài 56: Tính công của trọng lực trong giây thứ tư khi vật có khối lượng 800g rơi tự do. Lấy g =
10 m/s2.
Lời giải:
1
2 1 2
Vật rơi tự do trong 3s đã đi được: h3 = g t 3= .10 . 3 =45 m
2 2
21 1 2
Trong 4s đã đi đưạc:h 4= g t 4= .10 . 4 =80( m)
2 2
Vậy trong giây thứ tư đã đi được: s = h4 – h3 = 80 45 = 35(m)
Công của trọng lực trong giây thứ tư là: A = P.s = mgs = 0,8.10.35 = 280(J)
Bài 57: Một thang máy có khối lượng m = 1 tấn chuyên động nhanh dần đều lên cao với gia tốc
2m/s. Tính công mà động cơ thang máy đã thực hiện trong 5s đầu. Lấy g = 10m/s2.
Lời giải:

18
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Gọi F là lực kéo của động cơ thang máy. Ta có: ⃗
F+ ⃗
P =m ⃗a
Chọn chiều dương là chiều chuyển động ta có:
F−P=ma⇒ F=P+ma=m ( g+a )=100 ( 10+2 )=12000 N
2
1 2,5
Trong 5s đầu, thang máy đi được: h= a t 2 = =25 ( m )
2 2
Vậy công của động cơ thang máy thực hiện trong 5s đầu là: A = F.h = 300000J = 300kJ.
Bài 58: Cho một vật có khối lượng 2kg rơi tự do. Tính công của trọng lực trong giây thứ năm.
Lấy g = 10m/s2.
Lời giải:
2 1 1
+ Vật rơi tự do trong 4s đã đi được: h 4= g t 4= .10.42 = 80(m)
2 2
1 2 1 2
+ Trong 5s đã đi được: h5 = g t 5= .10 . 5 =125(W)
2 2
+ Vậy trong giây thứ năm đã đi được: s = h4 h 3 = 125 80 = 45(W)
+ Công của trọng lực trong giây thứ tư là: A=P. s=mgs=2.10 .45=900 ( J )
Bài 59: Một xe ô tô khối lượng m = 2 tấn chuyển động nhanh dần đều trên đường nằm ngang
với vận tốc ban đầu bằng không, đi được quãng đường s = 200m thì đạt được vận tốc v =
72km/h. Tính công do lực kéo của động cơ ô tô và do lực ma sát thực hiện trên quãng đường
đó. Cho biết hệ số ma sát lăn giữa ô tô và mặt đường 0,05. Lấy g = 10m/s2.
Lời giải:
+ Theo định luật II Niwton: ⃗P + ⃗
N +⃗
F ms + ⃗
Fk =m ⃗a
+ Chiếu lên trục nằm ngang và trục thẳng đứng ta có:
F k −F ms=ma ;−P+ N =0 ⇒ N=P=mg
Vậy: Fk = ma + Fms = ma + μP = m (a + μg)
2 2
v t −v 0 2 02−02
=1 ( m/s )
2
Gia tốc chuyển động của ô tô: a= =
2s 2.200
Lực kéo của động cơ ô tô là: Fk m(a + μg) = 2000.1,5 = 3000N.
Vì lực kéo cùng hướng chuyển động, công do lực kéo của động cơ ô tô thực hiện trên quãng
đường s là: A = Fk.s = 600.000J = 600kJ
Công do lực ma sát thực hiện trên quãng đường đó là:
A = F ms .s = kmg.s = 200.000J = 200kJ
Bài 60: Đồ thị hình 1 biểu diễn lực tác dụng của
người công nhân thay đổi trong quá trình kéo bao tải
trên mặt phẳng nghiêng và độ dịch chuyển tương
ứng theo phương của lực. Tính công của người công
nhân.
Lời giải:
+ Từ 0 – 100 cm, ta có độ dịch chuyển d = 100
cm = 1 m; F = 200 N.
⇒ Công thực hiện là: A1 = 200.1 = 200 J.

19
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
+ Từ 100 – 150 cm, ta có độ dịch chuyển d = 50 cm = 0,5 m; F = 300 N.
⇒ Công thực hiện là: A2 = 300.0,5 = 150 J.
+ Từ 150 – 200 cm, ta có độ dịch chuyển là 50 cm = 0,5 m; F = 100 N.
⇒ Công thực hiện là: A3 = 100.0,5 = 50 J.
⇒ Công thực hiện của người công nhân là: A = A1 + A2 + A3 = 200 + 150 + 50 = 400 (J).

IV. Bài tập trắc nghiệm


Câu 1: Đại lượng nào sau đây không phải là một dạng năng lượng?
A. Cơ năng. B. Hóa năng. C. Nhiệt năng. D. Nhiệt lượng.
Câu 2: Khi hạt mưa rơi, thế năng của nó chuyển hóa thành
A. nhiệt năng. B. động năng. C. hóa năng. D. quang năng.
Câu 3: Năng lượng phát ra từ Mặt Trời có nguồn gốc là
A. năng lượng hóa học. B. năng lượng nhiệt.
C. năng lượng hạt nhân. D. quang năng.
Câu 4: Trong hệ đơn vị SI, công được đo bằng
W
A.cal . B. W . C. J . D. .
s
Câu 5: Khi kéo một vật trượt lên trên một mặt phẳng nghiêng, lực tác dụng vào vật nhưng
không sinh công là
A. trọng lực. B. phản lực. C. lực ma sát. D. lực kéo.
Câu 6: Một lực ⃗ F có độ lớn không đổi tác dụng vào một vật đang chuyển động với vận tốc
theo các phương khác nhau như Hình

Độ lớn của công do lực thực hiện xếp theo thứ tự tăng dần là
A. ( a , b , c ) . B. ( a , c , b ) . C. ( b , a , c ) . D. ( c , a , b ) .
Câu 7: Một vật đang chuyển động dọc theo chiều dương của trục thì bị tác dụng bởi hai
lực có độ lớn là F 1 , F2 và cùng phương chuyển động. Kết quả là vận tốc của vật tăng lên theo
chiều Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. F 1 sinh công dương, F 2 không sinh công. C. Cả hai lực đều sinh công dương.
B. F 1 không sinh công, F 2 sinh công dương. D. Cả hai lực đều sinh công âm.
Câu 8: Lực nào sau đây không thực hiện công khi nó tác dụng vào vật đang chuyển động
A. Trọng lực. B. Lực ma sát. C. Lực hướng tâm. D. Lực hấp dẫn.
Câu 9: Dạng năng lượng không phải trong hình là

20
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52

A. điện năng. B. quang năng. C. cơ năng. D. năng lượng sinh học.


Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng ?
A. Năng lượng là một đại lượng vô hướng.
B. Năng lượng có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
C. Năng lượng luôn là một đại lượng bảo toàn.
D. Trong hệ đơn vị của năng lượng là calo.
Câu 11: Vật dụng nào sau đây không có sự chuyển hoá tử điện năng sang cơ năng ?
A. Quạt điện. B. Máy giặt. C. Bản là. D. Máy sấy tóc.
Câu 12: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công
A. N /m . B. kg m2 / s2 . C. N / s . D. kg m2 / s .
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về công của một lực ?
A. Công là đại lượng vô hướng.
B. Lực luôn sinh công khi điểm đặt của lực tác dụng lên vật dịch chuyển.
C. Trong nhiều trường hợp , công cản có thể có lợi.
D. Giá trị của công phụ thuộc vào góc hợp bởi vectơ lực tác dụng và vectơ độ dịch chuyển.
Câu 14: Một thùng các tông được kéo cho trượt theo
phương ngang bằng một lực như Hình Nhân định
nào sau đây về công của trọng lực và phản lực khi
tác dụng lên thùng các tông là đúng
A. A⃗N > A ⃗P .
B. A⃗N < A ⃗P .
C. A⃗N = A ⃗P =0.
D. A⃗N = A ⃗P ≠ 0.
Câu 15: Cho ba lực tác dụng lên một viên gạch đặt trên
mặt phẳng nằm ngang như hình 15.3. Công thực hiện bởi
các lực ⃗ F1, ⃗
F2 và ⃗ F 3 khi viên gạch dịch chuyển một
quãng đường d là A1 , A 2 và A3 . Biết rằng viên gạch
chuyển động sang bên trái. Nhận định nào sau đây là
đúng?
A. A1 >0 , A2 >0 , A3 =0. B. A1 >0 , A2 <0 , A3 =0.
C. A1 <0 , A2 >0 , A3 ≠ 0. D. A1 <0 , A2 <0 , A3 ≠ 0.

21
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 16: Đại lượng nào sau đây không phải là đại lượng véc tơ?
A. Động lượng B. Lực quán tính
C. Công cơ học D. Xưng của lực(xung lượng)
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi vật chuyển động thẳng đều, công của hợp lực là khác không.
B. Trong chuyển động tròn đều, lực hướng tâm thực hiện công khác không,
C. Lực là đại lượng véctơ nên công cũng là véctơ.
D. Công của lực là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số.
Câu 18: Chọn đáp án đúng nhất. Công có thể biểu thị bằng tích của:
A. Lực và quãng đường đi được B. Lực và vận tốc
C. Năng lượng và khoảng thời gian D. Lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian
Câu 19: Chọn phát biểu đúng về công
A. Mọi lực làm vật dịch chuyển đều sinh công.
B. Khi góc giữa lực và đường đi là góc nhọn.
C. Lực vuông góc với phương dịch chuyển không sinh công.
D. Công âm là công của lực kéo vật đi theo chiều âm của vật.
Câu 20: Lực ⃗
F không đổi tác dụng lên một vật làm vật chuyển dời đoạn s theo hướng hợp
với hướng của lực một góc α, biểu thức tính công của lực là:
A. A = F.s.cosα B. A = F.s C. A =F.s.sinα D. A = F.s + cosα
Câu 21: Chọn câu sai:
A. Công của trọng lượng có thể có giá trị dương hay âm.
B. Công của trọng lực không phụ thuộc dạng đường đi của vật
C. Công của lực ma sát phụ thuộc vào dạng đường đi của vật chịu lực
D. Công của lực đàn hồi phụ thuộc dạng đường đi của vật chịu lực
CÂU 22: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công cơ học ?
A. Jun (J) B. kilôoát giờ (kwh) C. Niutơn trên mét (N/m) D. Niutơn mét (N.m)
Câu 23: Xét các lực tác dụng lên vật trong những trường hợp sau đây :
1. Trọng lực trong trường hợp vật rơi tự do.
2. lực ma sát giữa vật và mặt phăng nghiêng, vật trượt xuống dưới mặt phẳng nghiêng.
3. Lực kéo máy bay đi lên .
Trường hợp nào vật thực hiện công dương:
A. 1, 2; B. 2, 3; C. 3, 1; D. 1, 2, 3;
Câu 24: Khái niệm nào đúng về công cơ học
A. công thành danh toại B. của chồng công vợ
C. của một đồng công một nén D. tàu hỏa chuyển động, động cơ của nó thực hiện công
Câu 25: Trường hợp nào sau đây có công cơ học
A. người lực sỹ giữ quả tạ ở trên cao B. Ấn một lực xuống mặt bàn cứng
C. Kéo một gàu nước từ dưới lên D. Quả bóng đứng yên trên mặt bàn
Câu 26: Chọn câu trả lời đúng tổng quát nhất về công thức tính công:
A. A = Fscosα B. A = Fs C. A = Fs.sinα D. cả A và B đều đúng

22
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 27: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của công?
A. kW.h B. N.m C. kg.m2/s2 D. kg.m2/s
Câu 28: Xét hệ qui chiếu gắn với đất. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào công cơ học
được thực hiện:
A. Một người đi về phía đầu tàu lửa khi tàu đang chạy.
B. Một người đẩy một kiện hàng nặng nhưng kiện hàng không nhúc nhích.
C. Một người chèo thuyền cùng vận tốc với dòng nước nhưng ngược dòng nước chảy.
D. A, B, C đúng.
Câu 29: Chọn câu Đúng: Công cơ học là:
A. Đại lượng đo bằng tích số của độ lớn F của lực với độ dời s theo phương của lực.
B. Đại lượng đo bằng tích số của độ lớn lực với hình chiếu của độ dời điểm đặt trên phương
của lực.
C. Đại lượng đo bằng tích số của độ dời với hình chiếu của lực trên phương của độ dời.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 30: Chọn câu Sai:
A. Công của lực cản âm vì 900 < α < 1800.
B. Công của lực phát động dương vì 900 > α > 00.
C. Vật dịch chuyển theo phương nằm ngang thì công của trọng lực bằng không.
D. Vật dịch chuyển đều trên mặt phẳng nghiêng công của trọng lực cũng bằng không.
Câu 31: Đại lượng nào sau đây không phải là đại lượng véc tơ?
A. Động lượng B. Lực quán tính
C. Công cơ học D. Xung của lực (xung lượng)
Câu 32: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi vật chuyển động thẳng đều, công của hợp lực là khác không.
B. Trong chuyển động tròn đều, lực hướng tâm thực hiện công khác không.
C. Lực là đại lượng véctơ nên công cũng là véctơ.
D. Công của lực là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số.
Câu 33: Máy cơ học nào dưới đây sẽ làm lợi cho ta về công :
A. Ròng rọc cố định và ròng rọc động. C. Đòn bẩy và mặt phẳng nghiêng.
B. Ròng rọc cố định và đòn bẩy. D. Không máy cơ học nào làm lợi cho ta về công.
Câu 34: Trường hợp nào sau đây công của lực bằng không:
A. Lực hợp với phương chuyển động một góc nhỏ hơn 90o.
B. Lực hợp với phương chuyển động một góc lớn hơn 90o.
C. Lực cùng phương với phương chuyển động của vật.
D. Lực vuông góc với phương chuyển động của vật.
Câu 35: Chọn câu đúng. Khi vật chuyển động trên quỹ đạo kép kín, tổng đại số công thực
hiện:
A. khác không. B. luôn âm. C. bằng không. D. luôn dương.
Câu 36: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công?
A. J. B. Cal. C. N/m. D. N.m.

23
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 37: Công cơ học là đại lượng:
A. véctơ. B. vô hướng. C. luôn dương. D. không âm.
Câu 38: Trường hợp nào dưới đây công của lực có giá trị dương?
A. Lực tác dụng lên vật ngược chiều chuyển động của vật.
B. Vật dịch chuyển được một quãng đường khác không.
C. Lực tác dụng lên vật có phương vuông góc với phương chuyển động của vật.
D. Lực tác dụng lên vật cùng chiều với chiều chuyển động của vật.
Câu 39: Một vật khối lượng m được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v 0 . Tìm
công của trọng lực thực hiện trên vật khi vật rơi về vị trí nén ban đầu.
A. mv2/2 B. 2mv0 C. v02/2g D. 0
Câu 40: Khi vật chuyển động tròn đều thì công của lực hướng tâm luôn:
A. dương. B. âm. C. bằng 0. D. bằng hằng số.
Câu 41: Một vật trượt trên mặt phẳng nghiêng có ma sát, sau khi lên tới điểm cao nhất, nó
trượt xuống vị trí ban đầu. Như vậy trong quá trình chuyển động trên:
A. Công của trọng lực đặt vào vật bằng 0. C. Xung lượng của lực ma sát đặt vào vật bằng 0
B. Công của lực ma sát đặt vào vật bằng 0. D. Xung lượng của trọng lực đặt vào vật bằng 0.
Câu 42: Đáp án nào sau đây là đúng:
A. Lực là đại lượng véc tơ nên công cũng là đại lượng véc tơ.
B. Công của lực là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số.
C. Trong chuyển động tròn, lực hướng tâm thực hiện công vì có cả hai yếu tố: lực và độ dời
của vật.
D. Một vật chuyển động thẳng đều, công của hợp lực là khác không vì có độ dời của vật.
Câu 43: Một vật chịu tác dụng của lần lượt ba lực khác nhau F 1 > F2
> F3 và cùng đi được quãng đường trên phương AB như hình vẽ. Có thể F1
kết luận gì về quan hệ giữa các công của các lực này: F2
A. A1 > A2 > A3 B. A1 < A2 < A3
C. A1 = A2 = A3 D. còn phụ thuộc vào vật di chuyển đều hay không. F3
Câu 44: Một động cơ có công suất không đổi, công của động cơ thực
A B
hiện theo thời gian có đồ thị nào sau đây:
A A A A

O t O t O C t O D t
A B
.
Câu 45: Chọn phát biểu sai? Khi vật chuyển động trượt xuống trên mặt phẳng nghiêng
A. lực ma sát sinh công cản.
B. thành phần tiếp tuyến với mặt phẳng nghiêng của trọng lực sinh công phát động.
C. phản lực của mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật sinh công cản.
D. thành phần pháp tuyến với mặt phẳng nghiêng của trọng lực không sinh công.
Câu 46: Lực thực hiện công âm khi vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang là
A. lực ma sát. B. lực phát động. C. lực kéo. D. trọng lực.
24
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 47: Công của lực tác dụng lên vật bằng không khi góc hợp giữa lực tác dụng và chiều
chuyển động là
A. 00 B. 600. C. 1800. D. 900.
Câu 48: Dưới tác dụng của trọng lực, một vật có khối lượng m trượt không ma sát từ trạng
thái nghỉ trên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài BC = l và độ cao BD = h. Công do trọng lực
thực hiện khi vật di chuyển từ B đến C là:
A. A = P.h. B. A = P. l .h. C. A = P.h.sinα. D. A =
P.h.cosα.
Câu 49: Một ôtô tăng tốc trong hai trường hợp: từ 10km/h lên 20km/h và từ 50km/h lên
60km/h trong cùng một khoảng thời gian như nhau. Nếu bỏ qua ma sát, lực tác dụng và công
do lực thực hiện trong hai trường hợp là:
A. lực và công bằng nhau. B. lực khác nhau, công bằng nhau.
C. trường hợp cả công và lực lớn hơn. D. lực tác dụng bằng nhau, công khác nhau.
Câu 50: Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công
khi:
A. lực vuông góc với gia tốc của vật. C. lực hợp với phương của vận tốc với góc α.
B. lực ngược chiều với gia tốc của vật. D. lực cùng phương với phương chuyển động của
vật.
Câu 51: Khi một vật trượt xuống trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang
một góc α. Công do lực ma sát thực hiện trên chiều dài S của mặt phẳng nghiêng là
A. Ams = μ.m.g.sinα. B. Ams = - μm.g.cosα.
C. Ams = μ.m.g.sinα.S. D. Ams = - μ.m.g.cosα.S.
Câu 52: Khi một vật trượt đi lên trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang
một góc. Công do trọng lực thực hiện trên chiều dài S của mặt phẳng nghiêng là
A. Ap = m.g.sinα.S. B. Ap = m.g.cos.S.
C. Ap = - m.g.sinα.S. D. Ap = - m.g.cosα.S.
Câu 53: Cho một máy bay lên thẳng có khối lượng 8.10 3kg, sau thời gian 2 phút máy bay lên
được độ cao là 2000m. Tính công của động cơ trong hai trường hợp sau. Lấy g = 10m/s2.
a. Chuyển động thẳng đều
A. 108J B. 2.108J C. 3.108J D. 4.108J
b. Chuyển động nhanh dần đều
A. 2,486.108J B. 1,644.108J C. 3,234.108J D. 4.108J
Câu 54: Cho một vật có khối lượng 2kg rơi tự do. Tính công của trọng lực trong giây thứ năm.
Lấy g = 10m/s2.
A. 450J B. 600J C. 1800J D. 900J
Câu 55: Kéo một xe goòng bằng một sợi dây cáp với một lực bằng 150N. Góc giữa dây cáp và
mặt phẳng ngang bằng 300. Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 200m có giá trị (Lấy
√ ❑)
A. 51900 J B. 30000 J C. 15000 J D. 25950 J

25
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 56: Một vật có khối lượng m = 100g trượt không vận tốc đầu từ đỉnh của mặt phẳng
nghiêng dài l = 5m, góc nghiêng α = 60o, hệ số ma sát trượt μ = 0,1. Lấy g = 10m/s2. Công của
lực ma sát trong quá trình vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng ( tức khi vật chuyển động
từ đỉnh đến chân mặt phẳng nghiêng ) là:
A. 0,25J B. 0,433J C. 0,5J D. 0,866J
Câu 57: Một vật tham gia chuyển động tròn đều, độ lớn của lực hướng tâm F = 10N. Công của
lực hướng tâm khi vật đi được 10m sẽ là :
A. 0J C. 10J B. 1J D. 100J
Câu 58: Một tàu chạy trên sông theo đường thẳng kéo một xà lan chở hàng với một lực không
đổi F = 5.103N. Lực thực hiện một công A = 15.10 6J thì xà lan rời chỗ theo phương của lực
được quãng đường là:
A. 6km. B. 3km. C. 4km. D. 5km.
Câu 59: Búa máy khối lượng 1tấn ở độ cao 10m so với mặt đất chuẩn bị đóng xuống đầu một
cọc bêtông ở độ cao 1m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2, công cực đại mà búa máy có thể thực
hiện khi đóng vào đầu cọc bằng :
A. 100.000J. B. 110.000J. C. 90.000J. D. 9.000J.
Câu 60: Một vật 5 kg được đặt trên mặt phẳng ngiêng. Chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 10
m, chiều cao 5 m. Lấy g = 10 m/s 2. Công của trọng lực khi vật trượt từ đỉnh xuống chân mặt
phẳng nghiêng có độ lớn là
A. 220 J. B. 270 J. C. 250 J. D. 260 J.
Câu 61: Thả rơi một hòn sỏi khối lượng 50 g từ độ cao 1,2 m xuống một giếng sâu 3 m. Công
của trọng lực khi vật rơi chạm đáy giếng là (Lấy g = 10 m/s2)
A. 60 J. B. 1,5 J. C. 210 J. D. 2,1 J.
Câu 62: Một thang máy khối lượng 1 tấn chuyển động nhanh dần đều lên cao với gia tốc 2
m/s2. Lấy g = 10 m/s2. Công của động cơ thực hiện trong 5s đầu tiên là
A. 250 kJ. B. 50 kJ. C. 200 kJ. D. 300 kJ.
Câu 63: Một vật có khối lượng m = 3kg được kéo lên trên mặt phẳng nghiêng một góc 30 0 so
với phương nằm ngang bởi một lực không đổi F = 50N dọc theo đường dốc chính. Vật dời
được quãng đường s = 1,5m. Các lực tác dụng lên vật và công của các lực là:
A. Lực kéo F = 50N, công A1 = 75J; trọng lực P, công A2 = 22,5J.
B. Lực kéo F = 50N, công A1 = 75J; trọng lực P, công A2 = - 22,5J.
C. Lực kéo F = 50N, công A1 = - 75J; trọng lực P, công A2 = 22,5J.
D. Lực kéo F = 50N, công A1 = 75J; trọng lực P, công A2 = - 45J.
Câu 64: Một vận động viên đẩy tạ đẩy một quả tạ nặng 2kg dưới một góc nào đó so với
phương nằm ngang. Quả tạ rời khỏi tay vận động viên ở độ cao 2m so với mặt đất. Công của
trọng lực thực hiện được kể từ khi quả tạ rời khỏi tay vận động viên cho đến lúc rơi xuống đất
(lấy g = 10m/s2) là:
A. 400 J B. 200 J C. 100 J D. 800 J
Câu 65: Một chiếc ô tô sau khi tắt máy còn đi được 100m. Biết ô tô nặng 1,5 tấn, hệ số cản
bằng 0,25 ( lấy g = 9,8m/s2). Công của lực cản có giá trị:

26
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
A. - 36750 J B. 36750 J C. 18375 J D. - 18375 J
Câu 66: Một vật 5kg được đặt trên mặt phẳng ngiêng. Lực ma sát giữa vật và mặt phẳng
nghiêng bằng 0,2 lần trọng lượng của vật. Chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 10m. Lấy g =
10m/s2. Công của lực ma sát khi vật trượt từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng b
A. – 95 J. B. – 100 J. C. – 105 J. D. – 98 J.
Câu 67: Một tàu thủy chạy trên song theo đường thẳng kéo một sà lan chở hàng với lực
không đổi 5.103N, thực hiện công là 15.106J. Sà lan đã dời chỗ theo phương của lực một quãng
đường
A. 300m. B. 3000m. C. 1500m. D. 2500m.
Câu 68: Một vật khối lượng m1=500g chuyển động với vận tốc v1= 3m/s tới va chạm mềm
với vật thứ hai đang đứng yên có khối lượng m2= 1kg. Sau va chạm, hệ vật chuyển động thêm
một đoạn rồi dừng lại. Công của lực ma sát tác dụng lên hệ hai vật có độ lớn
A. 2,25 J. B. 1,25J C. 1,5 J. D. 0,75 J.
Câu 69: Một người đẩy chiếc hòm khối lượng 150 kg dịch chuyển một đoạn 5 m trên mặt
sàn ngang. Hệ số ma sát của mặt sàn là 0,1. Lấy g ≈ 10 m/s 2. Xác định công tối thiểu mà người
này phải thực hiện.
A. 75 J. B. 150 J. C. 500 J. D. 750 J.
Câu 70: Một ô tô trọng lượng 5000 N, chuyển động thẳng đều trên đoạn đường phẳng
ngang dài 3 km. Cho biết hệ số ma sát của mặt đường là 0,08. Tính công thực hiện bởi động cơ
ô tô trên đoạn đường này.
A. 1500 kJ. B. 1200 kJ. C. 1250 kJ. D. 880 kJ.
Câu 71: Một vật khối lượng 2kg bị hất đi với vận tốc ban đầu có độ lớn bằng 4m/s để
trượt trên mặt phẳng nằm ngang. Sau khi trượt được 0,8m thì vật dừng lại. Công của lực ma sát
đã thực hiện bằng
A. 16J. B. – 16J. C. -8J. D. 8J.
2
Câu 72: Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 5 tấn. Lấy g = 9,8m/s . Lực nâng của cần
cẩu phải bằng bao nhiêu để vật có gia tốc không đổi là 0,5m/s2
A. 52600N. B. 51500N. C. 75000N. D. 63400N.
Câu 73: MộT ô tô chạy trên đường với vận tốc 72km/h với công suất của động cơ là
60kW. Công của lực phát động của động cơ khi ô tô chạy được quãng đường 6km là
A. 18.106J. B. 12.106J. C. 15.106J. D. 17.106J.
Câu 74: Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 5 tấn. Lấy g = 9,8m/s 2. Vật có gia tốc
không đổi là 0,5m/s2. Công mà cần cẩu thực hiện được trong thời gian 3s là
A. 110050J. B. 128400J. C. 15080J. D. 115875J.
Câu 75: Một vật có khối lượng 100g trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 4m, góc
0
nghiêng 60 so với mặt phẳng nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,1.
Công của lực ma sát khi vật trượt từ đỉnh đến chân mặt phẳng nghiêng là
A. - 0,02J. B. - 2,00J. C. - 0,20J. D. - 0,25J.

27
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 76: Một người dùng tay đẩy một cuốn sách có trọng lượng 5N trượt một khoảng dài
0,5m trên mặt bàn nằm ngang không ma sát, lực đẩy có phương là phương chuyển động của
cuốn sách. Người đó đã thực hiện một công là:
A. 2,5J B. – 2,5J C. 0 D. 5J
Câu 77: Một vật khối lượng m = 3kg được kéo lên trên mặt phẳng nghiêng một góc 30 0 so
với phương ngang bởi một lực không đổi 50N dọc theo đường dốc chính, bỏ qua mọi ma sát,
công của lực kéo thực hiện độ dời 1,5m là:
A. 7,5J B. 50J C. 75J D. 45J
Câu 78: Một vật khối lượng 2kg RTD từ độ cao 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản
không khí, lấy g = 9,8m/s2. Sau khoảng thời gian 1,2s trọng lực đã thực hiện một công là:
A. 138,3J B. 150J C. 180J D. 205,4J
Câu 79: Một người nhấc một vật có khối lượng 6kg lên độ cao 1m rồi mang vật đi ngang
được một độ dời 30m. Cho gia tốc RTD là g = 10m/s 2. Công tổng cộng mà người đó thực hiện
được là:
A. 1860J B. 1800J C. 180J D. 60J
Câu 80: Một vật có trọng lượng 10N đặt trên mặt bàn nằm ngang. Tác dụng vào vật một
lực 15N theo phương ngang, lần thứ nhất trên mặt nhẵn, lần thứ hai trên mặt nhám với cùng độ
dời 0,5m. Biết rằng công toàn phần trong lần thứ hai giảm còn 2/3 so với lần thứ nhất. Lấy g =
9,8m/s2. Lực ma sát tác dụng lên vật là:
A. 5N B. 10N C. 12N D. 20N
Câu 81: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng 1 dây hợp với phương ngang
o
góc 30 . Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Công của lực đó khi hòm trượt 20m bằng:
A. 2866J B. 1762J C. 2598J D. 2400J
Câu 82: Một vật khối lượng m = 3kg được kéo lên trên mặt phẳng nghiêng một góc 30 0 so
với phương ngang bởi một lực không đổi 50N dọc theo đường dốc chính, bỏ qua mọi ma sát,
công của trọng lực thực hiện độ dời 1,5m là:
A. 25J B. - 25J C. -22,5J D. -15,5J
Câu 83: Một vật có trọng lượng 10N đặt trên mặt bàn nằm ngang. Tác dụng vào vật một
lực 15N theo phương ngang, lần thứ nhất trên mặt nhẵn, lần thứ hai trên mặt nhám với cùng độ
dời 0,5m. Biết rằng công toàn phần trong lần thứ hai giảm còn 2/3 so với lần thứ nhất. Lấy g =
9,8m/s2. Hệ số ma sát giữa vật và mặt nằm ngang là:
A. 0,5 B. 0,2 C. 0,4 D. 0,3
Câu 84: Một vật khối lượng 10kg được kéo đều trên sàn nằm ngang bằng một lực 20N
hợp với phương ngang một góc 300. Khi vật di chuyển 2m trên sàn thì lực thực hiện một công:
A. 20J B. 40J C. 20√❑√❑J D.40√❑
√ ❑J
Câu 85: Một người nhấc 1 vật có khối lượng 4 kg lên cao 0,5m. Sau đó xách vật di
chuyển theo phương ngang 1 đoạn 1m. Lấy g = 10m/s2. Người đó đã thực hiện 1 công bằng:
A. 60 J B. 20J C. 140 J D.100 J

28
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 86: Công của trọng lực trong 2 giây cuối khi vật có khối lượng 8kg
được thả rơi từ độ cao 180m là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.
A. 8000J B. 7000J C. 6000J D. 5000J
3
Câu 87: Cho một máy bay lên thẳng có khối lượng 5.10 kg, sau thời gian 2
phút máy bay lên được độ cao là 1440m. Lấy g = 10m/s 2. Tính công của động cơ khi chuyển
động nhanh dần đều
A. 70.106 J B. 63,44.106 (J) C. 73,44.106 (J) D. 75.106 (J)

29
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52

BÀI 16: CÔNG SUẤT VÀ HIỆU SUẤT

I. Tóm tắt lý thuyết


Công suất
Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công của lực, được xác định bằng công sinh ra
trong một đơn vị thời gian
A
P=
t
Khi xét trong khoảng thời gian rất bé, các đại lượng trong công thức có ý nghĩa tức thời
A
P= =F . v
t
Hiệu suất
Hiệu suất của động cơ H là tỉ số giữa công suất có ích và công suất toàn phần của động cơ, đặc
trưng cho hiệu quả làm việc của động cơ
P' A'
H= .100 % → H = .100 %
P A
II. Bài tập ôn luyện lí thuyết
Câu 1: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
a. Công suất là đại lượng đặc trưng cho ……………… sinh công của lực, được xác định bằng
công sinh ra trong một đơn vị …………….
b. Hiệu suất của động cơ H là tỉ số giữa công suất …………… và công suất ………………….
của động cơ, đặc trưng cho hiệu quả làm việc của động cơ
Câu 2: Hãy nối những công thức vật lí ở cột A ứng với những đại lượng vật lí cần tính tương
ứng ở cột B
CỘT A CỘT B
Công suất trung bình

Công thực hiện khi cùng hướng với


hướng của độ dời d

Công trong trường hợp tổng quát

Công suất tức thời

Hiệu suất
Lời giải:
1 - d; 2 - a; 3 - e; 4 - c; 5 - b

III. Bài tập tự luận


30
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Bài 1: Hai thế hệ đầu máy trong Hình 16.1 có sự khác biệt rất nhiều về tốc độ sinh công, đại
lượng nào đặc trưng cho khả năng này?

Lời giải:
Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công là công suất.
Bài 2: Quan sát hình 16.2 và cho biết trong trường hợp nào thì tốc độ sinh công của lực là lớn
hơn.

Lời giải:
Tốc độ sinh công của lực trong trường hợp b, dùng máy khoan lớn hơn trường hợp a, dùng
tuanovit.
Bài 3: Quan sát hình 16.3, hãy phân tích những yếu tố ảnh hưởng
công suất của các học sinh này khi đi lên cầu thang để cùng vào một
lớp học.
Lời giải:
Những yếu tố ảnh hưởng công suất của các học sinh này khi đi lên
cầu thang để cùng vào một lớp học là: lực phát động và vận tốc của
các học sinh đó.

Bài 4: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hộp xe ô tô, xe máy để giải thích tại sao
khi bắt đầu chuyển động hoặc lên dốc, xe đi ở số nhỏ. Khi xe chạy với tốc độ cao trên đường,
xe đi ở số lớn.
31
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Lời giải:
Cấu tạo hộp số xe máy tự động bao gồm 3 phần là puly thứ cấp, puly sơ cấp và dây curoa
dẫn động. Hộp số này thường hay sử dụng trên các dòng xe tay ga. Hộp số tự động điều chỉnh
biến tốc dựa trên tốc độ và độ đốt cháy của nhiên liệu. Điều này sẽ giúp cho xe máy hoạt động
mạnh mẽ hơn và êm ái hơn.
Nguyên lý hoạt động của hộp số tự động là puly sơ cấp được gắn trực tiếp với bộ phận trục
quay truyền động của xe. Khi động cơ hoạt động thì trục truyền động sẽ quay để thực hiện chu
trình vận hành. Puly sơ cấp được gắn vào trục quay của truyền động cũng sẽ được quay tròn.
Từ đó sẽ làm cho dây curoa chuyển động truyền một lực đẩy làm cho puly thứ cấp được gắn ở
phần bánh xe sau làm việc.
Đối với số nhỏ như 1, 2 sẽ thích hợp với việc lên dốc, chở vật nặng hoặc khi xe bắt đầu lăn
bánh.
Đối với số to như 3,4 thích hợp với đi trên đường với vận tốc lớn.
Bài 5: Em hãy chỉ ra những loại năng lượng cần cung cấp để động cơ xe máy hoặc xe ô tô vận
hành. Thảo luận những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của động cơ xe.
Lời giải:
● Những loại năng lượng cần cung cấp để động cơ xe máy hoặc xe ô tô vận hành: hóa năng,
nhiệt năng, động năng, điện năng,..vv
● Những yếu tố dảnh hưởng đến hiệu suất của động cơ xe là: lực ma sát và các dạng năng
lượng hao phí khác.
Bài 6: Em hãy đề xuất giải pháp làm tăng hiệu suất của quạt điện (Hình
16.9) sau một thời gian sử dụng. Giải thích lí do lựa chọn giải pháp này.
Lời giải:
Giải pháp làm tăng hiệu suất của quạt điện (Hình 16.9) sau một thời
gian sử dụng: Lau bớt bụi bẩn bám trên cánh quạt và lồng quạt, tra thêm
dầu mỡ vào bộ phận quay của quạt.
Giải thích:
+ Lau bụi bẩn để làm giảm ma sát giữa cánh quạt với không khí và để gió
thoát ra được nhiều hơn.
+ Tra thêm dầu mỡ để giảm ma sát giữa bộ phận đứng yên và bộ phận quay.
Bài 7: Một người chạy bộ lên một đoạn dốc, người đó có khối lượng 60kg, đi hết 4s, độ cao
của đoạn dốc này là 4,5m. Xác định công suất của người chạy bộ (tính theo đơn vị W và mã
lực).
Lời giải:
Công suất của người này là:
P = A/t = F.S/t = 60.9,8.4,5/4 = 661.5 (W) = 0,887 HP
Bài 8: Một máy bơm nước đưa nước từ mặt đất lên độ cao 10m, nước được bơm với lưu lượng
là 30kg/phút với tốc độ không đổi. Tính công suất máy bơm thực hiện để làm công viêc đó theo
đơn vị mã lực. Xem máy hoạt động với hiệu suất gần đúng bằng 100%.
Lời giải:
32
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Đổi : 30kg/phút = 0,5 kg/s
Tức là mỗi giây máy bơm được 0,5 kg
Công suất của máy bơm để làm công việc đó là:
P = A/t = mg.S/t = 0,5.9,8. 10/1 = 4900 (W) = 6571 (HP)
Bài 9: Một xe bán tải có khối lượng 1,5 tấn, hiệu suất của xe là 18 %. Tìm số lít xăng cần dùng
để tăng tốc từ trạng thái nghỉ đến tốc độ 15 m/s. Biết năng lượng chứa trong 3,8 lít xăng là
1,3.108 J.
Lời giải:
Ta có: v2 - v02 = 2as (1)
F = m.a ⇒ a = F/m (2)
Từ (1) và (2) suy ra: v2 - v02 = 2.FS/m
⇒ (v2 - v02).m/2 = F.S = A'
⇒ A'= (152 - 02).1500/2 = 168750 (J)
Hiệu suất là 18% nên công thực tế mà xe bán tải phảo bỏ ra là:
A = A'.100/18 = 168750.100/18 = 937500 (J)
Số lít xăng cần dùng là: 937500 .3,8/(1,3.108) = 0,027 (lít)
Bài 10: Để đánh giá việc thực hiện công của người hay thiết bị sinh công, người ta không chỉ
quan tâm đến độ lớn của công thực hiện được mà còn quan tâm đến việc công này được thực
hiện nhanh hay chậm. Theo em, làm thế nào để xác định được sự nhanh chậm của việc thực
hiện công?
Lời giải:
Để xác định được sự nhanh hay chậm của việc thực hiện thì ta tính độ lớn của công trong
một đơn vị thời gian và so sánh.
Bài 11: Hai anh công nhân dùng ròng rọc để kéo xô vữa lên các tầng cao của một công trình
xây dựng. Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy xác định xem ai là người thực hiện công nhanh
hơn. Lấy g = 10 m/s2 .

Lời giải:
Lực làm cho hai anh công nhân kéo được xô vữa lên trên các tầng cao là lực kéo, lực kéo
cân bằng với trọng lực
Công của anh công nhân 1: A1 = F1.d1 = P1.h1 = m1.g.h1 = 20.10.10 = 2000 (J)
Trong 1 giây anh công nhân thực hiện được công là: 2000/10 = 200 (J/s)
Công của anh công nhân 2 là: A2 = F2.d2 = P2.h2 = m2.g.h2 = 21.10.11 = 2310 (J)
Trong 1 giây anh công nhân 2 thực hiện được công là: 2310/20 = 115,5 (J/s)

33
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
=> Anh công nhân 1 thực hiện công nhanh hơn anh công nhân 2.
Bài 12: Coi công suất trung bình của trái tim là 3 W.
a. Trong một ngày – đêm trung bình trái tim thực hiện một công là bao nhiêu?
b. Nếu một người sống 70 tuổi thì công của trái tim thực hiện là bao nhiêu? Một ô tô tải muốn
thực hiện được công này phải thực hiện trong thời gian bao lâu? Coi công suất của xe ô tô tải là
3.105 W.
Lời giải:
a. Đổi 1 ngày = 86 400 s.
Trong 1 ngày đêm, trái tim thực hiện được một công là: A = P.t = 3 x 86400 = 259.200 (J)
b. Đổi 70 năm = 2 207 520 000 s.
Công thực hiện của trái tim là: A = P.t = 3 x 2.207.520.000 = 6.622.560.000 (J)
Ô tô muốn thực hiện công này thì phải mất thời gian là:
6.622.560.000 : 3x105 = 22075,2 (s) = 6h7’55”
Bài 13: Hãy giải thích tác dụng của líp nhiều tầng trong xe đạp
thể thao (Hình 24.1)
Lời giải:
Líp nhiều tầng có tác dụng tạo lực đẩy, giúp xe di chuyển dễ
dàng

Bài 14: Hình 24.2 mô tả hộp số xe máy. Hãy giải thích


tại sao khi đi xe máy trên những đoạn đường dốc hoặc
có ma sát lớn ta thường đi ở số nhỏ.
Lời giải:
Khi đi xe máy trên những đoạn đường dốc hoặc có
ma sát lớn thường đi số nhỏ để công suất của hộp số lớn
dẫn đến công thực hiện của động cơ lớn, khiến xe di
chuyển dễ dàng hơn và không bị dừng lại đột ngột khi
ma sát quá lớn.
Bài 15: Một ô tô khối lượng 1 tấn đang hoạt động với công suất 5 kW và chuyển động thẳng
đều với vận tốc 54 km/h thì lên dốc. Hỏi động cơ ô tô phải hoạt động với công suất bằng bao
nhiêu để có thể lên dốc với tốc độ như cũ? Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường không
đổi, dốc nghiêng góc 2,30 so với mặt đường nằm ngang và g = 10 m/s2 .
Lời giải:
Khi vật chuyển động trên mặt đường nằm ngang
P 5000 1000 F 1000 1
F=F ms= = = ( N ) ⇒ μ= ms = =
v 15 3 N 3.10000 30
Khi vật lên dốc:

34
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
0 1 0
F '=mg(sinα + μcosα)=10000(sin 2 ,3 + cos 2 , 3 )=733(N )
30
⇒ P '=F ' . v=10995W
Bài 16: Thi xe ai là người có công suất lớn hơn
a. Hãy nêu tên dụng cụ cần dùng và cách tiến hành việc đo thời gian lên cầu thang.
b. Thảo luận trong nhóm về kế hoạch hoạt động để xác định công suất khi tháng gác của 5
người đại diện các tổ có trọng lượng khác nhau, trong đó ghi rõ:
① Mục đích của hoạt động.
② Dụng cụ cần sử dụng.
③ Các bước tiến hành hoạt động.
④ Bảng ghi kết quả.

Lời giải:
a. Dụng cụ cần dùng để đo thời gian lên thang gác là đồng hồ bấm giây
Cách tiến hành đo thời gian: Khởi động lại đồng hồ bấm giây, khi bắt đầu đi lên thì bấm
đồng hồ, khi lên đến nơi thì ta dừng lại thời gian và xem kết quả, ghi lại kết quả vào bảng.
b.
① Mục đích của hoạt động: Thi xem ai là người có công suất lớn hơn
② Dụng cụ cần sử dụng: Thước đo, đồng hồ bấm giây, cân tạ
③ Các bước tiến hành hoạt động
+ Bước 1: Đo khối lượng của 5 đại diện của các tổ, từ đó tính được trọng lượng P = m.g
+ Bước 2: Đo độ cao của thang gác
+ Bước 3: Thực hiện hoạt động, sử dụng đồng hồ bấm giây để tính thời gian lên thang gác
của các đại diện các tổ
④ Ghi lại kết quả các đại diện thực hiện được
Học sinh tự thực hiện và điền kết quả
Bài 17: Theo em thì có thể có bao nhiêu phần trăm động năng của thác nước được nhà máy
thủy điện chuyển hóa thành điện năng.

35
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52

Lời giải:
Có khoảng 60% đến 70 % động năng của thác nước được nhà máy thủy điện chuyển hóa
thành điện năng.
Bài 18: Trong động cơ ô tô chạy bằng xăng và trong trong quạt điện:
a. Có những sự chuyển hóa năng lượng nào?
b. Trong số những dạng năng lượng tạo thành, dạng năng lượng nào là có ích, dạng năng
lượng nào là hao phí?
Lời giải:
a. - Ô tô chạy bằng xăng: nhiệt năng thành động năng, điện năng thành động năng, điện năng
thành nhiệt năng.
- Quạt điện: điện năng thành động năng, điện năng thành nhiệt năng
b. Trong những số dạng năng lượng được tạo thành thì động năng là năng lượng có ích,
nhiệt năng là năng lượng hao phí.
Bài 19: Xác định năng lượng có ích và năng lượng hao phí trong các trường hợp dưới đây:
a. Acquy khi nạp điện. b. Acquy khi phóng điện.
c. Sử dụng ròng rọc để kéo vật nặng lên cao. d. Bếp từ khi đang hoạt động.
Lời giải:
a. Acquy khi nạp điện có sự chuyển hóa từ điện năng sang hóa năng, điện năng sang nhiệt năng
+ Năng lượng có ích: hóa năng
+ Năng lượng hao phí: nhiệt năng
b. Acquy khi phóng điện có sự chuyển hóa từ hóa năng sang điện năng, hóa năng sang nhiệt
năng
+ Năng lượng có ích: điện năng
+ Năng lượng hao phí: nhiệt năng
c. Sử dụng ròng rọc để kéo vật nặng lên cao có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang
thế năng, cơ năng sang nhiệt năng
+ Năng lượng có ích: thế năng
+ Năng lượng hao phí: nhiệt năng
d. Bếp từ khi đang hoạt động có sự chuyển hóa từ điện năng sang nhiệt năng
+ Năng lượng có ích: nhiệt năng
+ Năng lượng hao phí: không có

36
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Bài 20: Hãy thảo luận về các vấn đề sau:
a. Xác định năng lượng có ích và năng lượng hao phí khi chơi thể thao.
b. Nếu chơi thể thao trong thời tiết lạnh thì nhiệt năng mà cơ thể tỏa ra có được xem là năng
lượng có ích không? Vì sao?
Lời giải:
a. Khi chơi thể thao thì đã có sự chuyển hóa năng lượng: hóa năng sang động năng, động năng
sang nhiệt năng, động năng sang thế năng, thế năng sang động năng, hóa năng sang nhiệt năng
+ Năng lượng có ích: động năng, thế năng, hóa năng
+ Năng lượng hao phí: nhiệt năng.
b. Nếu chơi thể thao trong thời tiết lạnh thì nhiệt năng mà cơ thể tỏa ra không được xem là
năng lượng có ích. Bên trong cơ thể vốn dĩ đã có hóa năng, khi vận động thì một phần hóa năng
chuyển hóa thành nhiệt năng và nhiệt năng này tỏa ra cơ thể, và đây được coi là năng lượng hao
phí.
Bài 21: Phân tích sự tiêu hao năng lượng ở động cơ đốt trong dùng trong ô tô (Hình 27.3).

Lời giải:
Khi động cơ hoạt động, nhiên liệu bị đốt cháy, có 5% năng lượng bị tiêu hao ra bên ngoài do
bức xạ nhiệt, 24% của 35% (tức 8,4%) năng lượng ra bên ngoài theo khí thải.
Bài 22: Hiệu suất của nhà máy điện dùng năng lượng mặt trời không bằng 1/3 hiệu suất của
nhà máy nhiệt điện. Tại sao người ta vẫn khuyến khích xây dựng nhà máy điện dùng năng
lượng mặt trời.
Lời giải:
Năng lượng mặt trời là năng lượng vô hạn, sạch trong khi đó năng lượng lượng để sản xuất
cung cấp cho nhà máy nhiệt điện là năng lượng hữu hạn, tương lai sẽ bị cạn kiệt dần nên người
ta vẫn khuyến khích xây dựng nhà máy điện dùng năng lượng mặt trời.
Bài 23: Một ô tô chuyển động với vận tốc 54 km/h có thể đi được đoạn đường dài bao nhiêu
khi tiêu thụ hết 60 lít xăng? Biết động cơ của ô tô có công suất 45 kW; hiệu suất 25%; 1 kg
xăng đốt cháy hoàn toàn tỏa ra nhiệt lượng bằng 46.10 6 J/kg và khối lượng riêng của xăng là
700 kg/m3 .
Lời giải:
37
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Đổi 54 km/h = 15 m/s
Ta có: v = 15 m/s; V = 60 lít = 60.10-3 m3 ; P = 45 kW = 45.103 W; H = 25%;
Q = 46.106 J/kg; ρ = 700 kg/m3
Khối lượng xăng cần đốt cháy là: m = ρ.V = 700.60.10-3 = 42 kg
Ta có 1 kg đốt cháy hoàn toàn tỏa ra nhiệt lượng bằng 46.106 J/kg
⇒ 42 kg đốt cháy hoàn toàn tỏa ra nhiệt lượng là: Q’ = 46.42.106 = 1932.106 J/kg.
Công cần thực hiện là: A = H.Q’ = 25%.1932.106 = 4,83.108 J
Thời gian cần thực công là: t = A/P = 4,83.108/45.103 = 32200/3 (s)
Quãng đường vật đi được là: s = v.t = 15.32200/3 = 161000 (m) = 161 (km)
Bài 24: So sánh công của người và công của máy tời trong trường hợp ở hình 1.6. Người hay
máy tời thực hiện công nhanh hơn?
Cùng đưa một khối vật liệu có khối lượng 50 kg lên độ cao 10 m, người kéo mất 50 s, trong khi
máy tời kéo chỉ mất 10 s.

Lời giải:
Máy tời thực hiện công nhanh hơn người kéo.
Bài 25: So sánh công của người đạp xe và động cơ ô tô trong trường hợp ở hình 1.7. Người hay
động cơ ô tô thực hiện công nhanh hơn?
Các phương tiện cùng bắt đầu chuyển động. Sau 10 s, người đạp xe di chuyển được 20 m, ô tô
di chuyển được 100 m.

38
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52

Lời giải:
Cùng một khoảng thời gian, ô tô thực hiện được công lớn hơn
→ Động cơ ô tô thực hiện công nhanh hơn.
Bài 26: 1 W liên hệ với 1 J và 1 s như thế nào?
Lời giải:
Từ biểu thức mối liên hệ giữa công, công suất và thời gian ta có: 1W = 1J/1s
Bài 27: So sánh công suất của hai máy tời sau:
- Máy tời 1 nâng được 80 kg vật liệu lên cao 5 m trong 30 s.
- Máy tời 2 nâng được 1 tạ vật liệu lên cao 6 m trong 1 phút.
Lời giải:
Lực làm vật di chuyển là lực kéo, lực kéo có độ lớn bằng trọng lực:
⇒ P = F.d/t = m.g.d/t
+ Công suất của máy tời 1 là: P1 = m1.g.d1/t1 = 80.10.5/30 = 400/3 133,33 (W)
+ Công suất của máy tời 2 là: P2 = m2.g.d2/t2 = 100.10.6/60 = 100 (W)
⇒ P 1 > P2
Bài 28: Vận dụng mối liên hệ công suất với lực và vận tốc để đưa ra khuyến nghị cho người lái
xe máy nên đi bằng số thấp hay số cao trong mỗi tình huống thực tế dưới đây để đảm bảo an
toàn và hiệu quả vận hành động cơ:
- Xe máy bắt đầu di chuyển.
- Xe máy đi trên đường ngoài đô thị, có ít phương tiện đi lại.
- Xe máy lên dốc.
- Xe máy vào cua (chuyển hướng đột ngột).
- Xe máy đi trên đường trơn trượt.
- Xe máy đi trên đường có nhiều ổ gà.
Lời giải:
- Xe máy bắt đầu di chuyển: vận tốc của xe tăng từ 0 lên, vì vậy xe máy nên đi bằng số thấp
(ví dụ như đi số 1, 2)
- Xe máy đi trên đường ngoài đô thị, có ít phương tiện đi lại: nếu có ít phương tiện đi lại thì
vận tốc của xe khoảng từ 20 – 40 km/h, chính vì vậy xe máy nên đi ở số cao (khoảng số 3,4)

39
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
- Xe máy lên dốc: đang đi xe máy với số 3,4 mà phải lên dốc thì lúc đó lực phát động của
động cơ tăng, do đó cần phải giảm tốc độ, ta nên phải về số nhỏ hơn
- Xe máy vào cua (chuyển hướng đột ngột): cần phải tăng lực phát động để giảm tốc độ, vì
vậy ta cần phải về số nhỏ hơn
- Xe máy đi trên đường trơn trượt: cần phải giảm lực phát động, do đó cần phải tăng tốc độ,
vì vậy cần phải lên số.
- Xe máy đi trên đường có nhiều ổ gà: lực phát động của xe máy phải tăng, do đó cần phải
giảm tốc độ, xe máy cần về số nhỏ hơn.
Bài 29: Hộp số là thiết bị gồm các bánh răng truyền động có bán kính lớn, nhỏ khác nhau để
chuyển số, giúp thay đổi mômen xoắn lên bánh xe, từ đó
điều chỉnh tốc độ của xe máy.
- Số 1 tương ứng với tốc độ từ 0 – 10 km/h
- Số 2 tương ứng với tốc độ từ 10 – 20 km/h
- Số 3 tương ứng với vận tốc từ 20 – 40 km/h
- Số 4 tương ứng với vận tốc từ 40 km/h trở lên.
Số 1, 2 được coi là số thấp; số 3,4 là số cao.
Tìm hiểu thêm về hộp số và giải thích tại sao khi
chuyển số thì thay đổi được lực phát động của động cơ
Lời giải:
Trong thực tế, động cơ xe máy không thể hoạt động vượt quá một số giá trị công suất nhất
định. Do đó, cần điều chỉnh lực và tốc độ một cách phù hợp khi động cơ xe máy đang hoạt
động với công suất tối đa. Vì vậy khi chuyển số, vận tốc của xe máy thay đổi dẫn đến lực phát
động của xe cũng thay đổi theo.
Bài 30: Chế độ ăn hằng ngày cung cấp năng lượng khoảng 10 000 J để một người hoạt động
bình thường.
a. Ước tính công suất hoạt động trung bình của cơ thể.
b. Tính công suất hoạt động của người có trọng lượng 500 N chạy lên cầu thang cao 3 m
trong 5 s. So sánh công suất tính được với công suất trung bình và rút ra nhận xét.
Lời giải:
a. 1 ngày = 86400 s
Công suất hoạt động trung bình của cơ thể là: P = A/t = 10000/86400 ≈ 0,12 (W)
b. Công suất hoạt động của người có trọng lượng 500 N là:
P = A/t = F.d/t = 500.3/5 = 300 (W)
⇒ Công suất hoạt động của con người lớn hơn rất nhiều so với công suất hoạt động trung
bình của cơ thể do chế độ ăn uống hằng ngày cung cấp.
⇒ Nhận xét: Ngoài năng lượng được cung cấp do ăn uống ra thì bên trong cơ thể đã chứa
một phần năng lượng để duy trì.
Bài 31: Nếu trong cùng một khoảng thời gian như nhau, công suất do hai lực sinh ra bằng nhau
thì ta có thể kết luận rằng hai lực có độ lớn bằng nhau hay không? Giải thích.
Lời giải:

40
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
A F.d
Ta có công suất: P= =
t t
→ Công suất như nhau chưa thể kết luận hai lực có độ lớn bằng nhau vì công suất còn phụ
thuộc vào yếu tố độ dời và thời gian.
Bài 32: Hai động cơ xe máy đều sử dụng 1 lít xăng cùng loại, xe máy A di chuyển được 50 km
trong khi xe máy B di chuyển được 40 km. Có thể kết luận gì về hiệu suất của động cơ xe máy
A so với xe máy B?
Lời giải:
Cùng một lượng nhiên liệu nhưng xe máy A đi được dài hơn, chứng tỏ xe lợi xăng hơn. Hay
nói cách khác hiệu suất của động cơ xe máy A cao hơn hiệu suất của động cơ xe máy B: H A >
H B.
Bài 33: Một người đàn ông kéo một khối gỗ với độ lớn lực là 100 N đi một đoạn đường 30 m
trong thời gian 30 s. Biết lực kéo và phương dịch chuyển song song với nhau. Tìm công suất
của người này khi kéo khối gỗ.
Lời giải:
A F . d 100.30
P= = = =100W
t t 30
Bài 34: Tính công suất tối thiểu của một máy bơm để có thể đưa 100 kg nước lên độ cao 3 m
trong thời gian 20 s. Lấy g = 9,8 m/s2.
Lời giải:
A F . d m. g . d 100.9 , 8.3
P= = = = =147 W
t t t 20
Bài 35: Công suất sử dụng điện trung bình của một gia đình là 0,5 kW. Biết năng lượng mặt
trời khi chiếu trực tiếp đến bề mặt của pin mặt trời đặt nằm ngang có công suất trung bình là
100 W trên một mét vuông. Giả sử chỉ có 15% năng lượng mặt trời được chuyển thành năng
lượng có ích (điện năng). Hỏi cần một diện tích bề mặt pin mặt trời là bao nhiêu để có thể cung
cấp đủ công suất điện cho gia đình này?
Lời giải:
Đổi: 0,5 kW = 500 W
Để có thể cung cấp đủ công suất điện cho gia đình này, cần lượng năng lượng của mặt trời ứng
với công suất:
Pi 500 10000
P MT = = = W
H 15 % 3
Diện tích pin Mặt trời: S = PMT/100 = 100/3 m2 ≈ 33,33 m2
Bài 36: Một thang máy có khối lượng 500 kg chuyển động đều với tốc độ 4 m/s. Tính công
suất trung bình của hệ thống kéo thang máy. Lấy g= 10 m/s2.
Lời giải:
Vì chuyển động đều nên: F = mg
Công suất trung bình của hệ thống kéo thang máy:
A F . d m. g . d
P= = = =m. g . v=500.10 .4=20.000 W
t t t

41
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Bài 37: Trên công trường xây dựng, một người thợ sử dụng động cơ điện để kéo một khối gạch
nặng 85 kg lên độ cao 10 , 7 m trong thời gian 23 , 2 s . Giả thiết khối gạch chuyển động đều. Tính
công suất tối thiểu của động cơ. Lấy g=9 , 8 m/ s ².
Lời giải:
Vì chuyển động đều nên: F = mg
Công suất trung bình của hệ thống kéo thang máy:
A F . d m. g . d
P= = = =384 , 2W
t t t
Bài 38: Tính công suất của động cơ máy bay biết rằng nó đang bay với tốc độ 250 m/s và động
cơ sinh ra lực kéo 2.1 06 N để duy trí tốc độ này của máy bay .
Lời giải:
A F.d 8
P= = =F . v =5.10 W
t t
Bài 39: Kỉ lục trong leo cầu thang được xác lập vào ngày 4 /2/2003. Theo đó một vận động viên
đã leo 86 tầng với 1576 bậc cầu thang trong 9 phút 33 giây. Mỗi bậc cầu thang cao 20 cm và vận
động viên nặng 70 kg . Tính công suất trung bình của vận động viên này.
Lời giải:
Chiều cao của 86 tầng: h = 1576.0,2 = 315,2 m
Công suất trung bình của vận động viên:
A F . d m. g . d 70.9 , 8.315 ,2
P= = = = =377 , 4 W
t t t 9.60+33
Bài 40: Trong mùa sinh sản, cá hồi bơi dọc theo con sông dài 3000 km trong 90 ngày để đến
thượng nguồn của con sông. Trong suốt quá trình này, trung bình mỗi con cả hồi phải sinh công
6
1 ,7.1 0 J .
a. Tính công suất trung bình của cá hồi.
b. Tính lực trung bình của cá hồi khi bơi
Lời giải:
a. Tính công suất trung bình của cá hồi:
6
A 1 ,7.1 0
P= = =0 ,22 W
t 90.24 .3600
b. Tính lực trung bình của cá hồi khi bơi:
6
A 1 , 7.10
F== =0 ,56 N
d 3.000 .000
Bài 41: Động cơ của máy bay Airbus A 320 có công suất 384 HP . Đề cất cánh tốt nhất , máy
bay cần đạt tốc độ 308 km/h . Khi bay ở độ cao ổn định, tốc độ trung bình của máy bay là
1005 km/h và để tiết kiệm nhiên liệu thì tốc độ trung bình là 968 km/h . Tính lực kéo máy bay
trong từng trường hợp trên. Biết 1 HP ≈ 746 W
Lời giải:
Công suất: P = 384.746 = 286464 W
Lực kéo của động cơ máy bay trong từng trường hợp:

42
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
A F.d P
P= = =F . v F=
t t v
- Ở tốc độ v1 = 308 km/h 85,6 m/s:
P 286464
F 1= = ≈ 3346 , 5 N
v1 85 ,6
- Ở tốc độ v2 = 1005 km/h 279,2m/s:
P 286464
F 2= = ≈ 1026 N
v2 85 ,6
- Ở tốc độ v3 = 968 km/h 268,9 m/s:
P 286464
F 3= = ≈ 1065 , 3 N
v3 85 , 6
Bài 42: Một công nhân xây dựng sử dụng ròng rọc để kéo một thùng sơn nặng
27kg lên dàn giáo cao 3,1 m so với mặt đất (Hình 27.1). Lực mà người công nhân
kéo theo phương thẳng đứng có độ lớn 310 N. Lấy g = 9,8 m/s2.
a. Tính công mà người thợ đã thực hiện.
b. Tính phần công có ích dùng để kéo thùng sơn.
c. Tính hiệu suất của quá trình này.
Lời giải:
a. Athực hiện = F.s = 310.3,1 = 961 J.
b. Acó ích = P.s = mg.s = 27.9,8.3,1 = 820,26 J.
A cóích
c .H= .100 %=85 , 4 %
A toàn phần
Bài 43: Một người sử dụng một đòn bẩy để nâng một tảng đá trọng lượng 600 N lên bằng một
cách tác dụng một lực 200 N vào một đầu đòn bẩy làm cho đầu đòn bẩy này dịch chuyển 80 cm
(Hình 27.3a).
a. Tảng đá dịch chuyển một đoạn 25 cm . Tính hiệu suất của đòn bẩy.
b. Trên thực tế đòn bẩy không tuyệt đối cứng nên nó bị cong và tảng đá chỉ dịch chuyển 20 cm
(Hình 27.3b) Tính hiệu suất của đòn bẩy.

Lời giải:
Acó ích 600.0 ,25
a . H= .100 %= =93 ,75 %
Atoàn phần 200.0 ,8
A ' có ích 600.0 ,2
b . H= .100 %= =75 %
Atoàn phần 200.0 ,8
Bài 44: Một người nặng 60 kg leo lên 1 cầu thang. Trong l0s người đó leo được 8m tính theo
phương thẳng đứưg. Cho g = 10m/s 2. Công suất người đó thực hiện được tính theo Hp (mã lực
lHp = 746W) là:
Lời giải:

43
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
F . s P. h 60.10 .8
P= = = ≈ 480 J =0,643 Hp
t t 10
Bài 45: Một vật khối lượng 8kg được kéo đều trên sàn bằng 1 lực
20N hợp với phương ngang 1 góc α = 300.
a. Khi vật di chuyển lm trên sàn, lực đó thực hiện được công là bao
nhiêu?
b. Nếu vật di chuyển quãng đường trên trong thời gian 5s thì công
suất của lực là bao nhiêu?
c. Lực ma sát đã thực hiện công là bao nhiêu?
Lời giải:
a. A=Fs cos cos α=20.1 . cos cos 3 0 0=10 √❑
A 10 √ ❑
b. P= = ❑
t
c. Ams =−A=−10 √❑ (Do vật chuyển động đều)
Bài 46: Một ô tô có công suất của động cơ 100kW đang chạy trên đường với vận tốc 72 km/h.
Lực kéo của động cơ lúc đó là:
Lời giải:
5
P 10
+ v=72 ( km/h )=20 ( m/ s ) ; P=F . v ⇒ F = = =5000 ( N )
v 20
Bài 47: Một học sinh của trung tâm bồi dưỡng kiến thức Hà Nội nâng tạ có khối lượng 80kg
lên cao 60cm trong t = 0,8s. Trong trường hợp học sinh đã hoạt động với công suất là bao
nhiêu? Lấy g = 10m/s2
Lời giải:
A F.s
+ Ta có công suất của học sinh: P= =
t t
800.0 , 6
+ Mà F=mg=80.10=800 ( N ) ⇒ P= =600 ( W )
0,8
Bài 48: Tính công và công suất trung bình trong các trường hợp sau: (cho g = 10 m/s2)
a. Một người có khối lượng 60kg leo đều lên cầu thang 20m tính theo phương thẳng đứng trong
5s là?
b. Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng 1 dây hợp với phương ngang góc 45 o.
Lực tác dụng lên dây bằng 150N làm hòm trượt 25m trong thời gian 5s.
c. Trọng lực làm vật khối lượng m = 200g rơi từ độ cao h = 2m so với mặt nước rơi xuống đáy
ao trong thời gian 1s, biết ao sâu 1m.
Lời giải:
a. Vì leo đều nên F = mg
Công của người thực hiện: A = F.s = m.g.s = 60.10.20 = 12000 J
A
Công suất trung bình: P= =2400 W
t
b. Công của người kéo: A = F.s.cosα = 2652 J
A
Công suất trung bình: P= =530 W
t
44
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
c. Công của trọng lực: A = m.g.(h + h’) = 6J
A
Công suất trung bình: P= =6 W
t
Bài 49: Một vật có khối lượng m = 3kg rơi tự do từ độ cao h = 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức
cản không khí. Lấy g = 10m/s2.
a. Trong thời gian 1,2s trọng lực thực hiện một công là bao nhiêu?
b. Công suất trung bình trong 1,2s và công suất tức thời sau 1,2 s là bao nhiêu?
Lời giải:
a. Quãng đường vật rơi trong 1,2s: s = ½ .g.t2 = ½ .10.1,22 = 7,2 m
Công của trọng lực thực hiện: A = P.s = m.g.s = 216J
A
b. Công suất trung bình trong 1,2s : P= =180 W
t
Công suất tức thời tại thời điểm 1,2s: P = F.v = F.g.t = 360W
Bài 50: Một người kéo thùng nước có khối lượng 15kg từ giêng sâu 10m lên, chuyển động
trong 5s. Nếu lấy g = 10m/s2. Hãy tính công và công suất của người ấy trong hai trường hợp :
a. Chuyển động là thẳng đều. (Đs : 1500J ; 300W)
b. Chuyển động là thẳng nhanh dần đều. (Đs : 1620J ; 324W)
Lời giải:
a. Vì chuyển động thẳng đều nên: F = mg = 150N
Công của người kéo: A = F.s = 150.10 = 1500J
A
Công suất của người kéo: P= =300 W
t
b. Khi thùng nước chuyển động nhanh dần đều: s = ½ .a.t2 a = 2s/t 2 = 0,8 m/s2
Áp dụng định luật II Newton, với chiều dương hướng lên: F – P = ma
F’ = mg + ma = 162 N
Công của người kéo: A’ = F’.s = 162.10 = 1620J
A'
Công suất của người kéo: P '= =324 W
t
Bài 51: Động cơ của một đầu máy xe lửa khi chạy với vận tốc 20m/s cần có công suất P =
800kW. Cho biết hiệu suất của động cơ là H = 0,8. Hãy tính lực kéo của động cơ.
Lời giải:
Pci
+ Ta có hiệu suất H=
P
+ Trong đó: Pci : là công suất có ích ( Pci =Fk . v với Fk là lực kéo của động cơ, v là vận tốc của
đầu máy), còn P là công suất toàn phần.
Fk . v H.P
+ Do đó: H= ⇒ F k= Mà H=0 ,8 ; P=800 kW =800000 W ; v =20 m/s
P v
0 , 8.800000
⇒ F k= =32000 ( N )
20
Bài 52: Cho một thang máy có khối lượng 2 tấn đi lên với gia tốc 2m/s 2. Tìm công suất thang
máy trong 5s đầu tiên. Lấy g = 10m/s2

45
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Lời giải:
Chọn chiều dương là chiều chuyến động. Theo định luật II Newton: ⃗
F+ ⃗
P =m ⃗a
Chiếu lên chiều chuyển động:
F−P=ma⇒ F=P+ma=m ( g+a ) F = 2.000(10 + 2) = 24.000N
2 1 2 1
Quãng đường đi của thang máy trong 5s đầu: h= a t = 2.5 = 25 (m)
2 2
Công của động cơ: A = F.h = 24.000.25 = 600.000(J)
A 600.000
Công suất P= = =120.000 W =120 kW
t 5
Bài 53: Một ô tô khối lượng m = 2 tấn lên dốc có độ nghiêng α = 30o so với phương ngang,
vận tốc đều 10,8km/h. Công suất của động cơ lúc là 60kW. Tìm hệ số ma sát giữa ô tô và mặt
đường.
Lời giải:
Đổi 10,8km/h = 3m/s
Ta có: P = F.v F = P/v = 60.000/3 = 20.000 N
Chiếu các lực lên phương chuyển động, ta có:
F = P.sinα + Fms = mgsinα + μmgcosα
F−mgsinα √❑
¿ =
mgcosα ❑
(Đs: 1/√3)
Bài 54: Một vật có khối lượng 2 kg chịu tác dụng của một lực F =
10N, có phương hợp với độ dời trên mặt phẳng nằm ngang một góc α = 45o, giữa vật và mặt
phẳng có hệ số ma sát μ = 0,2. Lấy g = 10m/s2.
a. Tính công của các lực tác dụng lên vật khi vật dời một quãng đường 2m. Công nào là công
dương, công âm?
b. Tính hiệu suất trong trường hợp này.
Lời giải:
a. Công của các lực tác dụng lên vật khi vật dời một quãng
đường 2m:
AF = F.s.cos450 = 10√❑ J
AN = AP = 0 (vì phương của lực vuông góc với phương độ
dời)
Ams = -Fms.s = -μNs = -μ(P – F.sinα).s = -5,17J
b. Hiệu suất:
A ci A F + Ams
H= .100 %= .100 %=63 , 4 %
Atp AF
Bài 55: Một vật có khối lượng m = 100g trượt không vận tốc đầu từ đỉnh của mặt phẳng
nghiêng dài l = 5m, góc nghiêng 60o, hệ số ma sát trượt μ = 0,1. Lấy g = 10m/s2.
a. Tính công của trọng lực và công của lực ma sát trong quá trình vật chuyển động trên mặt
phẳng nghiêng (tức khi vật chuyển động từ đỉnh đến chân mặt phẳng nghiêng)?

46
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
b. Tính hiệu suất của trọng lực ?
Lời giải:
a. Công của trọng lực:
AP = m.g.l.cos300 = 2,5√❑ J
Ams = -Fms.s = -μ.mgcos600.l = -0,25 J
b. Hiệu suất của trọng lực:
A ci A P + A ms
H= .100 %= .100 %=94 , 2%
Atp AP

Bài 56: Một vật có khối lượng 2kg chịu tác dụng của một lực: F = 10 (N) có phương hợp với
độ dời trên mặt phẳng nằm ngang một góc: α = 45°. Giữa vật và mặt phẳng có hệ số ma sát µ =
0,2. Lấy g = 10m/s2
a. Tính công của ngoại lực tác dụng lên vật khi vật dời một quãng đường 2m. Công nào là công
dưong, công âm?
b. Tính hiệu suất trong trường hợp này.
Lời giải:
a. Ta có công của lực F:

A = F.s.cos45° = 10.2 . √❑
Công dương vì là công phát động
Công của lực ma sát:
A Fms =F ms . s .cos cos 1 8 00=−μN . s=−μ ( P−F sin sin 4 50 ) s

(
A F =−0 , 2 2.10−10. √ ❑ .
ms
❑ )
(Công âm vì là công cản)
A ci
b. Hiệu suất H= .100 %
Atp
Công có ích: Aci = A F−| A Fms|=14 , 4−5 , 17=8 , 97 J
8 , 97
Công toàn phần: Atp=14 , 4 J ⇒ H= =63 , 44 %
14 , 14
Bài 57: Một ô tô khối lượng m = 2 tấn lên dốc có độ nghiêng α = 30°. So với phương ngang,
vận tốc đều 10,8km/h. Công suất của động cơ lúc là 60kW . Tìm hệ số ma sát giữa ô tô và mặt
đường.
Lời giải:
A
Ta có công suất động cơ là: P= =F . v ( 1 )
t
Mà lực kéo của vật: F = mgsinα + µmgcosα (2)
Từ (1) và (2) ta có:
P 60.1 03
μ= −tan tan α =
v . m . g . cos cos α 3.2000.10 . √❑

47
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Bài 58: Một ô tô, khối lượng là 4 tấn đang chuyển động đều trên con đường thẳng nằm ngang
với vận tốc 10m/s, với công suất của động cơ ô tô là 20kW.
a. Tính hệ số ma sát giữa ô tô và mặt đường.
b. Sau đó ô tộ tăng tốc, chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi thêm được quãng đường
250m vận tốc ô tô tăng lên đến 54 km/h. Tính công suất trung bình của động cơ ô tô trên quãng
đường này và công suất tức thời của động cơ Ô tô ở cuối quãng đường. Lấy g = 10m/s2.
Lời giải:
a. Khi ô tô chuyển động đều, áp dụng định luật II Newton ta có: ⃗P + ⃗
N +⃗
F k +⃗
Fms =⃗0
Chiếu lên trục nằm ngang và trục thẳng đứng ta có:
F k −F ms=0 ⇒ F k =F ms và −P+ N =0 ⇒ N=P=mg
Fk
⇒ F k =F ms=μN =μmg ⇒ μ=
mg
P 20000 2000
Mà P=F . v ⇒ Fk = = =2000 ( N ) ⇒ μ= =0 , 05
v 10 4000.10
2 2
v t −v 0 1 52−1 02 2
b. Gia tốc chuyển đông của ô tô: a= = =0 , 25 m/s
2s 2.250
⃗ ⃗ ⃗ ⃗
Áp dụng định luật II Newton ta có: P + N + F k + Fms =m ⃗a (5)
Chiếu (5) lên trục nằm ngang và trục thẳng đứng ta tìm được:
F k −F ms=ma ; N =P=mg F k = ma + µmg = 4000.0,25 + 0,05.4000.10 = 3000 (N)
Công suất tức thời của động cơ ô tô ở cuối quãng đường là: P=F k . v t =¿ 3000.15 = 45000W.
v −v 0 15−10
Ta có: v=v 0 + at ⇒ t= = =20 ( s )
a 0 ,25
250s
Vận tốc trung bình của ô tô trên quãng đường đó: v= = =12 , 5 m/s
20 t
Công suất trung bình của động cơ ô tô trên quãng đường đó là: P=F k . v=¿ 375000(W)
Bài 59: Muốn bom nước tà một giếng sâu 15m lên mặt đất người ta dùng một máy bơm có
công suất 2cv (mã lực), hiệu suất 50%. Tính lượng nước bơm được trong 1 giờ. Cho biết lcv =
736W. Lấy g = 10m/s2.
Lời giải:
Công suất của máy bơm: P = 2cv = 2.736 = 1472W.
Công của máy bơm thực hiện trong 1 giờ (công toàn phần) là: A = Pt = 5299200J.
Công để đưa lượng nước có khối lượng m lên độ cao h (h = 15m) (công có ích) là: A ' =mgh
Ta có hiệu suất của máy:
A' HA 0 ,5.5299200
H= ⇒ A '=HA =mgh ⇒ m= = =17664 kg
A gh' 10.15
Tương đương với 17,664m3 nước.
Bài 60: Một đoàn tàu có khối lượng m = 100 tấn chuyển động nhanh dần đều từ địa điểm A
đến địa điểm B cách nhau 2km, khi đó vận tốc tăng từ 15m/s (tại A) đến 20m/s (tại B). Tính
công suất trung bình của đầu máy tàu trên đoạn đường AB. Cho biết hệ số ma sát là 0,005. Lấy
g = 9,8m/s2.
Lời giải:
48
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
2 2
v −v 0
+ Gọi gia tốc của đoàn tàu: a=
t
2 2
2 0 −1 5
=0 , 04 ( m/ s )
2
+ {v=20 m/ s v 0 =15 m/s s=2 km=2000 m⇒ a=
2.200
F là lực kéo của đầu máy và ⃗
+ Gọi ⃗ F ms là lực ma sát trên đoàn tàu:
⃗F+ ⃗
F ms + ⃗
P +⃗
N =m a⃗ ⇒ F−F ms=ma⇒ F=F ms +ma
Với F ms=μN=μP=μmg⇒ F=m ( μ . g+ a )=8900 N
v −v 20−15
+ Thời gian tàu chạy từ A đến B là: t= 2 1 = =125 ( s )
a 0 , 04
+ Công của đầu máy trên đoạn đường AB: A = F.s = 17800000 (J )
+ Công suất trung bình của đầu máy trên đoạn đường AB:
5
A 178.1 0
P= = =142400W =142 , 4 ( kW )
t 125
Bài 61: Một nhà máy thủy điện có công suất phát điện 200000kW và có hiệu suất bằng 80%.
Mực nước ở hồ chứa nước có độ cao 100m so vói tua bin của máy phát điện. Tính lưu lượng
nước trong đường ống dẫn nước từ hồ chứa nước đến tua bin của máy phát điện (m 3/giây). Lấy
g = 10m/s2.
Lời giải:
Ở nhà máy thủy điện, công của dòng nước chảy từ hồ chứa nước xuống tua bin được chuyển
hóa thành công của dòng điện (công phát điện) ở máy phát. Hiệu suất của nhà máy được tính
Pci
theo công thức: H= trong đó Pci là công suất phát điện (công suất có ích) và P là công suất
P
của đường ống (công suất toàn phần).
Mà H = 80% = 0,8; Pci = 200000kW = 2.108W. Gọi m là khối lượng nước chảy tới tua bin mỗi
giây. Công của trọng lực của khối lượng nước đó trong mỗi giây bằng mgh, với h = 1000m,
công này chính là công suất của dòng nước: P = mgh
Pci P ci Pci 2.1 0
8
4
P= ⇒ mgh= ⇒ m= ⇒ m= =2, 5.1 0 kg
H H hg . H 1000.0 ,8.10
Ta biết 2,5.104 kg nước tương ứng với 25m3 nước. Vậy lưu lượng nước trong đường ống là
25m3/giây.
Bài 62: Một đoàn tàu có khối lượng 100 tấn chuyển động nhanh dần đều đi qua hai địa điểm A
và B cách nhau 3km thì vận tốc tăng từ 36km/h đến 72km/h. Tính công suất trung bình của đầu
máy trên đoạn đường AB. Cho biết hệ số ma sát 0,005. Lấy g = 10m/s2
Lời giải:
Chọn chiều dương là chiều chuyển động:
2 2
2 2 v 2−v1 2 02−1 02 2
Gia tốc của đoàn tàu: v −v =2 as ⇒ a=
2 1 = =0 , 05 m/s
2s 2.3000
⇒ F−F ms=ma ⇒ F=F ms+ ma=m ( kg+a )
⇒ F=100.000 ( 0,005.10+ 0 ,05 )=10.000 N
v 2−v 1 20−10
Thời gian tàu chay từ A đến B: t= = =200 s
a 0 , 05
49
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
7
Công của đầu máy trên đường AB: A = F.s = 10000.3000 = 3.10 (J)
Công suất trung bình của đầu máy trên đoạn đường AB:
7
A 3.1 0
P= = =150.000 W =150 kW
t 200
Bài 63: Một con nhện có khối lượng 0,42 g bò trên bề mặt kính cửa sổ
một ngôi nhà với tốc độ không đổi 2,3 cm/s theo phương hợp với phương
thẳng đứng một góc như hình IV.1. Lấy g = 9,8 m/s 2. Tính công suất của
con nhện.
Đáp án:
Lời giải:
Đổi 0,42 g = 0,42.10 3 kg.
Lực để con nhện bò lên trên bề mặt kính là:
F.cosα = P F =Pcos=mgcos
Công suất của con nhện là: P = F.v = mgcosα.v = 0,42.10 3 .9,8cos25o.2,3 = 0,01 W.
Bài 64: Trên công trường xây dựng, người công nhân sử dụng ròng
rọc để đưa vật liệu lên cao (Hình IV.2.). Do ảnh hưởng của thời tiết
nên hệ thống ròng rọc và dây nối bị bẩn và rỉ sét. Người công nhân
phải dùng lực có độ lớn 90 N để nâng vật có trọng lượng 70 N lên độ
cao 8 m. Tính hiệu suất của ròng rọc.
Đáp án:
Lời giải:
Hiệu suất:
A ci P.s P
H= .100 %= 100 %= .100 %=77 ,78 %
Atp F.s F

IV. Bài tập trắc nghiệm


Câu 1. Gọi là công mà một lực đã sinh ra trong thời gian để vật đi được quãng đường
Công suất là

A. B. C. D.
Câu 2. 1 W bằng
A. 1 J . s . B. 1 J /s . C. 10 J . s . D. 10 J /s .
Câu 3. Một lực tác dụng vào một vật nhưng vật đó không chuyển động. Điều này có nghĩa là
A. lực đã sinh công. B. lực không sinh công.
C. lực đã sinh công suất. D. lực không sinh công suất.
Câu 4. Động cơ của một thang máy tác dụng lực kéo 20 000 N để thang máy chuyển động
thẳng lên trên trong 10 s và quãng đường đi được tương ứng là 18 m. Công suất trung bình của
động cơ là
A. 36 kW B. 3,6 kW C. 11 kW D. 1,1 kW.

50
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 5. Một động cơ điện được thiết kế để kéo một thùng than nặng 400 kg từ dưới mỏ có độ
sâu 200 m lên trên mặt đất trong thời gian 2 phút. Hiệu suất của động cơ là 80 % . Công suất toàn
phần của động cơ là
A. 8 , 2 kW . B. 6 , 5 kW . C. 82 kW . D. 65 kW .
Câu 6. Một bóng đèn sợi đốt có công suất 100 W tiêu thụ năng lượng 1000 J . Thời gian thắp
sáng bóng đèn là
A. 1 s . B. 10 s . C. 100 s . D. 1000 s .
Câu 7. Hiệu suất là tỉ số giữa
A. năng lượng hao phí và năng lượng có ích.
B. năng lượng có ích và năng lượng hao phí.
C. năng lượng hao phí và năng lượng toàn phần.
D. năng lượng có ích và năng lượng toàn phần.
Câu 8. Hiệu suất càng cao thì
A. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng lớn.
B. năng lượng tiêu thụ càng lớn.
C. năng lượng hao phí cang ít.
D. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng ít.
Câu 9. kW.h là đơn vị của
A. công. B. công suất. C. hiệu suất. D. lực.
Câu 10. Đơn vị nào sau đây không được dùng để đo công suất?
A. W . B. J . s . C. D.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về hiệu suất?
A. Hiệu suất của động cơ luôn nhỏ hơn 1.
B. Hiệu suất đặc trưng cho mức độ hiệu quả của động cơ.
C. Hiệu suất của động cơ được xác định bằng tỉ số giữa công suất có ích và công suất toàn
phần của động cơ.
D. Hiệu suất được xác định bằng tỉ số giữa năng lượng đầu ra và năng lượng đầu vào.
Câu 12. Một dây cáp sử dụng động cơ điện tạo ra một lực không đổi 50 N tác dụng lên vật và
kéo vật đi một đoạn đường 30 m trong thời gian 1 phút. Công suất của động cơ là
A. 50 W. B. 25 W. C. 100 W. D. 75 W.
Câu 13. Công suất được xác định bằng:
A. tích của công và thời gian thực hiện công.
B. công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
C. công thực hiện đươc trên một đơn vị chiều dài.
D. giá trị công thực hiện được.
Câu 14. Trong ôtô, xe máy vv... có bộ phận hộp số (sử dụng các bánh xe truyền động có bán
kính to nhỏ khác nhau) nhằm mục đích
A. thay đổi công suất của xe. B. thay đổi lực phát động của xe.
C. thay đổi công của xe. D. duy trì vận tốc không đổi của xe.
Câu 15. Kết luận nào sau đây nói về công suất là không đúng?
51
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
A. Công suất đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm.
B. Công suất là đại lượng đo bằng tích số giữa công và thời gian thực hiện công ấy.
C. Công suất là đại lượng đo bằng thương số giữa công và thời gian thực hiện công ấy.
D. Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
Câu 16. Lực F đẩy ô tô khối lượng m lên dốc một đoạn đường s với tốc độ không đổi v. Dốc
nghiêng góc α. Hiệu suất của quá trình này được xác định bằng biểu thức nào dưới đây?
2
mgs . sinα mv mv mg . sinα
A. B. C. D.
Fv Fs 2 Fs F
Câu 17. Một xe tải chạy đều trên đường ngang với tốc độ 54 km/h. Khi đến quãng đường dốc,
lực cản tác dụng lên xe tăng gấp ba nhưng công suất của động cơ chỉ tăng lên được hai lần. Tốc
độ chuyển động đều của xe trên đường dốc là
A. 10 m/s. B. 36 m/s. C. 18 m/s. D. 15 m/s.
Câu 18. Một động cơ điện cỡ nhỏ được sử dụng để nâng một vật có trọng lượng 2,0 N lên cao
80 cm trong 4,0s. Hiệu suất của động cơ là 20%. Công suất điện cấp cho động cơ bằng
A. 0,080 W. B. 2,0 W. C. 0,80 W. D. 200 W.
Câu 19. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất:
A. HP (mã lực) B. W (oát) C. J.s D. N.m/s
Câu 20. Điền từ vào chỗ chấm: 1KWh = … J
A .1000 B .3600 C. 3 , 6 ×1 06 D. 1
Câu 21. Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị công suất?
A. HP B. MW C. kWh D. Nm/s
Câu 22. Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của công?
A. kW.h B. N.m C. kg.m2/s2 D. kg.m2/s
Câu 23. Chọn câu Sai:
a. Công suất là:
A. Đại lượng có giá trị bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
B. Đại lượng có giá trị bằng thương số giữa công A và thời gian t cần thiết để thực hiện công
ấy.
C. Đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của người, máy, công cụ…
D. Cho biết công thực hiện được nhiều hay ít của người, máy, công cụ…
b. Công thức tính công suất là:
A. Công suất P = A/t. B. Công suất P = ⃗
F . ⃗s /t
C. Công suất P = ⃗F . ⃗v D. Công suất P = F.v.
c. Đơn vị công suất là:
A. kg.m2/s2. B. J/s. C. W. D. kg.m2/s3.
Câu 24. Một động cơ có công suất không đổi, công của động cơ thực hiện theo thời gian là đồ
thị nào sau đây?

52
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52

A. B. C. D.
Câu 25. Công suất là đại lượng là đại lượng được tính bằng:
A. Tích của công và thời gian thực hiện công
B. Tích của lực tác dụng và vận tốc
C. Thương số của công và vận tốc
D. Thương số của lực và thời gian tác dụng lực
Câu 26. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Máy có công suất lớn thì hiệu suất của máy đó nhất định cao.
B. Hiệu suất của một máy có thể lớn hơn 1.
C. Máy có hiệu suất cao thì công suất của máy nhất định lớn.
D. Máy có công suất lớn thì thời gian sinh công sẽ nhanh.
Câu 27. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công suất?
A. J.s. B. W. C. N.m/s. D. HP.
Câu 28. Công suất của lực ⃗ F làm vật di chuyển với vận tốc ⃗ V theo hướng của ⃗
F là:
A. P = F.vt B. P = F.v C. P = F.t D. P = F.v2
Câu 29. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công suất:
A. Oát . B. Niutơn. C. Jun. D. Kw.h
Câu 30. Gọi A là công của lực thực hiện trong thời gian t. Biểu thức nào sau đây là đúng với
biểu thức công suất?
A. P = A/t B. P = At C. P = t/A D. P = A.t2
Câu 31. Cần một công suất bằng bao nhiêu để nâng đều một hòn đá có trọng lượng 50N lên độ
cao 10m trong thời gian 2s:
A. 2,5W B. 25W C. 250W D. 2,5kW
Câu 32. Một chiếc xe có khối lượng 1,1 tấn bắt đầu chạy với vận tốc bằng không với gia tốc là
4,6m/s2 trong thời gian 5s. Công suất trung bình của xe bằng:
A. 5,82.104W B. 4,82.104W C. 2,53.104W D. 4,53.104W
Câu 33. Một máy kéo có công suất 5kW kéo một khối gỗ có trọng lượng 800N chuyển động
đều được 10m trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa khối gỗ và mặt phẳng nằm
ngang là 0,5. Tính thời gian máy kéo thực hiện:
A. 0,2s B. 0,4s C. 0,6s D. 0,8s
Câu 34. Một chiếc xe khối lượng 400kg. Động cơ của xe có công suất 25kW. Xe cần bao
nhiêu thời gian để chạy quãng đường dài 2km kể từ lúc đứng yên trên đường ngang nếu bỏ qua
ma sát, coi xe chuyển động thẳng nhanh dần đều:
A. 50s B. 100s C.108s D. 216s

53
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 35. Môt người cố gắng ôm một chồng sách có trọng lượng 50N cách mặt đất 1,2m trong
suốt thời gian 2 phút. Công suất mà người đó đã thực hiện được là:
A. 50W B. 60W C. 30W D. 0
Câu 36. Một cầu thang cuốn trong siêu thị mang 20 người, trọng lượng của mỗi người bằng
500N từ tầng dưới lên tầng trên cách nhau 6m (theo phương thẳng đứng) trong thời gian 1 phút.
Tính công suất của cầu thang cuốn này:
A. 4kW B. 5kW C.1kW D.10kW
Câu 37. Một vật khối lượng 2kg RTD từ độ cao 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không
khí, lấy g = 9,8m/s2. Công suất trung bình của trọng lực trong khoảng thời gian 1,2s là:
A. 230,5W B. 250W C. 180,5W D. 115,25W
Câu 38. Một vật khối lượng 2kg RTD từ độ cao 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không
khí, lấy g = 9,8m/s2. Công suất tức thời của trọng lực tại thời điểm 1,2s là:
A. 250W B. 230,5W C. 160,5W D. 130,25W
Câu 39. Một máy bơm nước mỗi giây có thể bơm được 15 lít nước lên bể ở độ cao 10m. Nếu
coi tổn hao là không đáng kể, lấy g = 10m/s2, công suất của máy bơm là:
A. 150W B. 3000W C. 1500W D. 2000W
Câu 40. Một thang máy khối lượng 1 tấn có thế chịu tải tối đa là 800kg. Khi chuyển động
thang máy còn chịu lực cản không đổi là 4.10 3N. Hỏi để đưa thang máy lên cao có tải trọng tối
đa với vận tốc không đổi 3m/s thì công suất của động cơ phải bằng bao nhiêu? Lấy g = 9,8m/s2:
A. 64920W B. 32460W C. 54000W D. 55560W
2
Câu 41. Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 5 tấn. Lấy g = 9,8m/s . Công suất của cần cẩu
phải biến đổi theo thời gian như thế nào để vật có gia tốc không đổi là 0,5m/s2:
A. P = 22500.t B. P = 25750.t C. P = 28800.t D. P = 22820.t
Câu 42. Một ô tô chạy trên đường với vận tốc 72km/h với công suất của động cơ là 60kW.
Lực phát động của động cơ là:
A. 2500N B. 3000N C. 2800N D. 1550N
Câu 43. Một vật khối lượng 10kg được kéo đều trên sàn nằm ngang bằng một lực 20N hợp
với phương ngang một góc 300. Khi vật di chuyển 2m trên sàn trong thời gian 4s thì công suất
của lực là:
A. 5W B. 10W C. 5√❑√❑W D.10√❑√❑
W
Câu 44. Một động cơ điện cung cấp công suất 15kW cho 1 cần cẩu nâng vật 1000kg chuyển
động đều lên cao 30m. Lấy g = 10m/s2. Thời gian để thực hiện công việc đó là:
A. 20s B. 5s C. 15s D. 10s
Câu 45. Đơn vị đo công suất ở nước Anh được kí hiệu là HP. Nếu một chiếc máy có ghi 50HP
thì công suất của máy là
A. 36,8kW. B. 37,3kW. C. 50kW. D. 50W.
Câu 46. Một gàu nước khối lượng 10 kg được kéo đều lên cao 5m trong khoảng thời gian 1
phút 40 giây. Lấy g = 10m/s2. Công suất trung bình của lực kéo bằng
A. 4W. B. 6W. C. 5W. D. 7W.

54
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 47. Một ô tô có công suất của động cơ là 100kW đang chạy trên đường với vận tốc
36km/h. Lực kéo của động cơ lúc đó là
A.1000N. B. 104N. C. 2778N. D. 360N.
Câu 48. Một đầu tàu khối lượng 200 tấn đang chạy với vận tốc 72km/h trên một đoạn đường
thẳng nằm ngang thì có trướng ngại vật, tầu hãm phanh đột ngột và bị trượt trên đoạn đường
dài 160m trong 2 phút trước khi dừng hẳn. Coi lực hãm không đổi, tính lực hãm và công suất
trung bình của lực này trong khoảng thời gian trên
A. - 15.104N; 333kW. B. - 20.104N; 500kW.
C. - 25.104N; 250W. D. - 25.104N; 333kW.
Câu 49. Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 500 kg lên cao với gia tốc 0,2 m/s 2 trong
khoảng thời gian 5 s. Lấy g = 9,8 m/s 2. Bỏ qua sức cản của không khí. Công và công suất trung
bình của lực nâng do cần cẩu thực hiện trong khoảng thời gian này lần lượt là
A.12500J; 2500W. B. 5000J; 1000W.
C. 12250J; 2450W. D. 1275J; 2550W.
Câu 50. Ô tô nặng 5 tấn chuyển động thẳng đều với vận tốc 27km/h lên một đoạn dốc nghiêng
góc 100 với phương ngang. Hệ số ma sát giữa bánh xe với mặt dốc là 0,08 và gia tốc RTD là
10m/s2. Công suất của động cơ ô tô trong quá trình lên dốc bằng
A. 30000W. B. 94662W. C. 651181W. D. 340784W.
Câu 51. Hiệu suất của một quá trình chuyển hóa công được kí hiệu là H. Vậy H luôn có giá trị
A. H > 1. B. H = 1. C. H < 1. D. 0 < H 1
Câu 52. Động cơ của một đầu máy xe lửa khi chạy với vận tốc 20m/s cần có công suất p =
800kW. Cho biết hiệu suất của động cơ là H = 0,8. Hãy tính lực kéo của động cơ.
A. 14000N B. 8500N C. 32000N D. 12000N
Câu 53. Một trục kéo có hiệu suất 80% được hoạt động bởi một động cơ có công suất 8kW.
Trục kéo có thể kéo lên đều một vật có trọng lượng 80N với vận tốc bằng
A. 190m/s. B. 100m/s. C. 80m/s. D. 60m/s.
Câu 54. Một động cơ có công suất tiêu thụ bằng 5kW kéo một vật có trọng lượng 12kN lên
cao 30m theo phương thẳng đứng trong thời gian 90s với vận tốc không đổi. Hiệu suất của
động cơ này bằng:
A.100% B. 80% C. 60% D. 40%
Câu 55. Búa máy khối lượng 500kg rơi từ độ cao 2m đóng vào cọc làm cọc lún thêm vào đất
0,1m. Lực đóng cọc trung bình 80000N. Tìm hiệu suất máy:
A. 50% B. 60% C. 70% D. 80%
3 2
Câu 56. Thác nước cao 45m, mỗi giây đổ 180m nước. Lấy g = 10m/s . Người ta dùng thác
nước làm trạm thủy điện với hiệu suất 85%. Biết khối lượng riêng của nước là D = 10 3 kg/m3.
Công suất của trạm thủy điện bằng
A. 68,85MW. B. 81,00MW. C. 95,29MW. D. 76,83MW.
Câu 57. Một máy bơm nước mỗi giây có thể bơm được 15 lít nước lên bể ở độ cao 10m. Hiệu
suất của máy bơm là 0,7. Lấy g = 10m/s 2. Biết khối lượng riêng của nước là D=10 3 kg/m3. Sau
nửa giờ máy bơm đã thực hiện một công bằng

55
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
A.1500kJ. B. 3875kJ. C. 1890kJ. D. 7714kJ.
Câu 58. Một máy bơm nước có công suất 1,5kW, hiệu suất 70%. Lấy g = 10m/s 2. Biết khối
lượng riêng của nước là D = 10 3 kg/m3. Dùng máy này để bơm nước lên độ cao 10m, sau nửa
giờ máy đã bơm lên bể một lượng nước bằng
A. 18,9m3. B. 15,8m3. C. 94,5m3. D. 24,2m3.
Câu 59. Muốn bom nước tà một giếng sâu 15m lên mặt đất người ta dùng một máy bơm có
công suất 2CV (mã lực), hiệu suất 50%. Tính lượng nước bơm được trong 1 giờ. Cho biết lCV
= 736W. Lấy g = 10m/s2.
A. 12,664m3 B. 13,664m3 C. 14,664m3 D. 17,664m3
Câu 60. Một nhà máy thủy điện có công suất phát điện 200000kW và có hiệu suất bằng 80%.
Mực nước ở hồ chứa nước có độ cao 100m so vói tua bin của máy phát điện. Tính lưu lượng
nước trong đường ống dẫn nước từ hồ chứa nước đến tua bin của máy phát điện (m 3/giây). Lấy
g = 10m/s2.
A. 12 m3/s B. 15 m3/s C. 20 m3/s D. 25m3/s
Câu 61. Một nhà máy thuỷ điện có hồ chứa nước nằm ở độ cao 30 m so với nơi đặt các tua bin
của máy phát điện. Cho biết lưu lượng nước từ hồ chảy vào các tua bin là 10000 m 3/ phút và
các tua bin có thể thực hiện việc biến đổi năng lượng thành điện năng với hiệu suất là 0,80. Lấy
g = 10m/s2 và khối lượng riêng của nước là D = 10 3 kg/m3. Công suất của các tua bin phát điện
bằng
A. 50MW. B. 39,2MW. C. 40MW. D. 2400MW.
Câu 62. Trong các phép biến đổi về đơn vị cuả công suất, phép biến đổi nào sau đây là đúng?
A. 1CV = 736 W B. 1HP = 736W C. 1Wh = 36000 J D. 1CV = 746W
Câu 63. Một vật có khối lượng m = 0,1kg được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc đầu
v0 = 10m/s từ vị trí khá cao (so với mặt đất). Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10m/s 2. Chọn
gốc thời gian lúc ném vật. Công suất của trọng lực tác dụng lên vật tại thời điểm t là:
A. 10 + 10t (W) B. 1 + t (W) C. 10 (W) D. 1 (W)
Câu 64. Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng 1000 kg lên cao
30 m. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó là
A. 40 s. B. 20 s. C. 30 s. D. 10 s.
Câu 65. Một ô tô chạy đều trên đường với vận tốc 72 km/h. Công suất trung bình của động cơ
là 60 kW. Công của lực phát động của ô tô khi chạy được quãng đường 6 km là
A. 1,8.106 J. B. 15.106 J. C. 1,5.106 J. D. 18.106 J.
Câu 66. Một máy làm việc trong 5 giờ tiêu tốn một năng lượng 5400(KJ). Biết hiệu suất làm
việc của máy là 50%. Công suất mà máy sinh ra là:
A. 0,3(KW) B. 0,15(KW) C. 0,6(KW) D. 1,2(KW)
Câu 67. Một gàu nước có khối lượng 5 kg được kéo chuyển động đều đến độ cao 10m trong
thời gian 2/3 phút, lấy g = 10 m/s2. Công suất của lực kéo:
A. 750 W B. 12,5 W C. 12500 W D. 333,3W

56
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 68. Một thang máy khối lượng 1 tấn có thể chịu tải tối đa 800kg. Khi chuyển động thanh
máy còn chịu một lực cản không đổi bằng 4.103N. Để đưa thang máy lên cao với vận tốc không
đổi 3m/s thì công suất của động cơ phải bằng (cho g = 9,8m/s2)
A. 35520 W. B. 64920 W. C. 55560 W. D. 32460 W.
Câu 69. Máy bơm nước mỗi giây có thể bơm được 15lít nước lên bể nước có độ cao 10m.
Công suất máy bơm và công sau nửa giờ trong các trường hợp sau là (lấy g = 10m/s2):
a. Nếu coi tổn hao là không đáng kể:
A. 1500W; 2700KJ B. 750W; 1350KJ C. 1500W; 1350KJ D. 750W; 2700KJ.
b. Nếu hiệu suất máy bơm là 0,7:
A. 1071,43W; 3857KJ B. 2142,86W; 1928,5KJ
C. 1071,43W; 1928,5KJ D. 2142,86W; 3857KJ
Câu 70. Một chiếc tàu hỏa chạy trên đường thẳng nằm ngang với vận tốc không đổi bằng
50m/s. Công suất của đầu máy là 1,5.104kW. Lực cản tổng cộng tác dụng lên tàu hỏa có độ lớn:
A. 3.105 N B. 1,5.105 N C. 4,5.105 N D. 6.105 N
Câu 71. Một vật khối lượng 8kg được kéo đều trên sàn bằng 1 lực 20N hợp với phương ngang
1 góc α = 30o.
a. Khi vật di chuyển 1m trên sàn, lực đó thực hiện được công là:
A. 10J B. 20J C. 10 3 J D. 203 J
b. Nếu vật di chuyển quãng đường trên trong thời gian 5s thì công suất của lực là bao nhiêu?
A. 5W B. 2W C. 23 W D. 53 W
c. Lực ma sát đã thực hiện công là bao nhiêu?
A. -103 J B. -203 J C. 103 J D. 203 J
Câu 72. Một người nặng 60 kg leo lên 1 cầu thang. Trong 10s người đó leo được 8m tính theo
phương thẳng đứng. cho g = 10m/s2. Công suất người đó thực hiện được tính theo HP (mã lực
1HP = 746W) là:
A. 480HP B. 2,10HP C. 1,56HP D. 0,643HP

57
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52

Bài 17. ĐỘNG NĂNG VÀ THẾ NĂNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG

I. Tóm tắt lý thuyết


Động năng.
a. Định nghĩa:
Động năng là dạng năng lượng của một vật có được do nó đang chuyển động và được xác định

theo công thức:


Với v: vận tốc của vật trong quá trình chuyển động (m/s)
m: Khối lượng của vật (kg)
Động năng có đơn vị là (J)
b. Đặt điểm của động năng:
− Động năng phụ thuộc vào khối lượng và chỉ phụ thuộc độ lớn vận tốc, không phụ thuộc
hướng vận tốc
− Động năng là đại lượng vô hướng, không âm.
− Động năng có giá trị phụ thuộc vào hệ quy chiếu.
c. Định lý động năng:
Độ biến thiên động năng bằng công của các ngoại lực tác dụng vào vật. Công này dương thì
động năng của vật tăng, công này âm thì động năng của vật giảm.
1 2 1 2
W d−W d 0= m v − m v 0 =A
2 2

Thế năng trọng trường.


a. Định nghĩa:
Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật, nó phụ
thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường. Nếu chọn thế năng tại mặt đất thì thế năng trọng
trường của một vật có khối lượng m đặt tại độ cao z là: Wt = mgz
Với: + z là độ cao của vật so với vị trí gốc thế năng
+ g là gia tốc trọng trường
+ Đơn vị thế năng là jun (J)
Chú ý:
+ Để xác định thế năng, ta cần phải chọn mốc thế (là vị trí mà tại đó thế năng bằng 0)
+ Nếu chọn gốc thế năng tại mặt đất thì thế năng tại mặt đất bằng không (Wt = 0)
+ Khi chọn gốc tọa độ trùng gốc thế năng, chiều dương trục Oz hướng lên thì: Vị trí trên gốc z
> 0; dưới gốc z < 0.
b. Tính chất:
− Là đại lượng vô hướng
− Có giá trị dương, âm hoặc bằng không, phụ thuộc vào vị trí chọn làm gốc thế năng.
c. Công của vật:

58
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Công của vật trong thế năng trọng trường là độ thay đổi thế năng của vật:
A=W t 1−W t 2=mg z 1−mg z 2
Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường.
a. Định nghĩa.
Cơ năng cùa vật chuyến động dưới tác dụng của trọng lực thì bằng tổng động năng và thế năng
của vật:
1 2
W d +W t = m v + mgz
2
b. Định luật bảo toàn cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của trọng lực.
Khi một vật chuyến động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật
là một đại lượng bảo toàn.

c. Hệ quả:
Trong quá trình chuyển động của một vật trong trọng trường (bỏ qua ma sát):
+ Cơ năng luôn luôn được bảo toàn và không thay đổi trong quá trình chuyển động
+ Nếu động năng giảm thì thế năng tăng và ngược lại (động năng và thế năng chuyển hoá lẫn
nhau)
+ Tại vị trí nào động năng cực đại thì thế năng cực tiểu và ngược lại.

II. Câu hỏi ôn luyện lí thuyết


Câu 1: Điền khuyết các từ thích hợp vào chỗ trống:
a. Động năng là dạng năng lượng của một vật có được do……………………….
b. Động năng phụ thuộc vào ………………..và chỉ phụ thuộc …………….vận tốc, không phụ
thuộc hướng vận tốc.
c. Động năng là đại lượng…………………….
d. Động năng có giá trị phụ thuộc vào……………………..
e. Độ biến thiên động năng bằng ……………………. tác dụng vào vật.
f. Công này ……….. thì động năng của vật tăng, công này âm thì động năng của vật……..
g. Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa…………………, nó
phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường.
h. Nêu chọn ……………………tại mặt đất thì thế năng tại mặt đất bằng không.
i. Cơ năng cùa vật chuyến động dưới tác dụng của trọng lực thì bằng
………………………………. của vật.
j. Khi một vật chuyến động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của
vật là một……………………………..
k. Trong quá trình chuyển động của một vật trong trọng trường nếu động năng giảm thì
………………….. và ngược lại.
l. Trong quá trình chuyển động của một vật trong trọng trường tại vị trí nào
………………….. thì thế năng cực tiểu và ngược lại.

59
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Lời giải
a. nó đang chuyển động b. khối lượng - độ lớn
c. vô hướng, không âm d. hệ quy chiếu
e. công của các ngoại lực f. dương - giảm
g. Trái Đất và vật h. gốc thế năng
i. tổng động năng và thế năng j. đại lượng bảo toàn
k. thế năng tăng l. động năng cực đại
Câu 2: Hãy nối những ý ở cột A tương ứng với những ý phù hợp ở cột B
CỘT A CỘT B

Động năng Là đại lượng vô hướng, có giá trị dương,


âm hoặc bằng không.

Thế năng

Cơ năng bảo
toàn Wt = mgz

Biểu thức tính Khi một vật chuyến động trong trọng
động năng là trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực.

Biểu thức tính


thế năng là

Biểu thức tính


cơ năng là Là đại lượng vô hướng, có giá trị dương
nhanh dần đều hoặc bằng không.

Lời giải
1 - f; 2 - a; 3 - d; 4 – e; 5 – c; 6–b
Câu 3: Hãy nối những ý ở cột A tương ứng với những ý phù hợp ở cột B
CỘT A CỘT B

Độ biến thiên động năng bằng Vật sinh công dương

Động năng

Động năng của vật giảm


Tổng công của ngoại lực tác
dụng vào vật

60
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52

Đại lượng được tính bằng tổng Vật sinh công âm.
động năng và thế năng là

Động năng của vật tăng khi Cơ năng

Đại lượng phụ thuộc vào khối


lượng và đồ lớn vận tốc là

Lời giải
1 - c; 2 - d; 3 - e; 4 – a; 5–b

III. BÀI TẬP PHÂN DẠNG


DẠNG 1: ĐỘNG NĂNG
Dạng 1. ĐỘNG NĂNG. ĐỊNH LÝ ĐỘNG NĂNG
Phương pháp giải
- Xác định khối lượng và vận tốc của vật.

- Áp dụng công thức:

- Áp dụng định lí động năng:


A. Bài tập tự luận
Loại 1: Động năng
Bài 1: Hãy tìm hiểu về “trục phá thành” dùng để phá cổng thành
trong các cuộc chiến thời xưa (Hình 17.3). Giải thích tại sao “trục
phá thành” phải có khối lượng đủ lớn.
Lời giải:
Trục phá thành phải có khối lượng đủ lớn để năn lượng (động năng)
lớn thì mới có thể phá được cổng thành lớn được.
Bài 2: Em đang ngồi trên chiếc xe buýt chuyển động thẳng đều với
tốc độ 50 km/h, xác định động năng của em trong các trường hợp
sau:
a. Chọn hệ quy chiếu gắn với xe buýt.
b. Chọn hệ quy chiếu gắn với hàng cây bên đường.
Lời giải
a. Khi hệ quy chiếu gắn với xe buýt thì vận tốc của em bằng 0 nên động năng bằng 0.
125
m/s
b. Khi hệ quy chiếu của em gắn với hàng cây bên đường thì v = 50 km/h = 9
Thay vào biểu thức tính động năng, từ đó ra được động năng của em:

61
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
1 2
W d= m v =96 , 45 m J
2
Bài 3: Một chiếc máy bay bắt đầu tăng tốc từ trạng thái nghỉ để đạt được tốc độ đủ lớn cho máy
bay có thể cất cánh. Động năng máy bay thay đổi như thế nào trong quá trình này?
Lời giải:
Do động năng tỉ lệ thuận với bình phương vận tốc nên động năng máy bay sẽ tăng dần khi máy
bay bắt đầu tăng tốc.
Bài 4: Năng lượng của các con sóng trong Hình 25.1 tồn tại dưới dạng
nào?
- Tại sao sóng thần lại có sức tàn phá mạnh hơn rất nhiều so với sóng
thông thường?
- Tại sao sóng thần chỉ gây ra sự tàn phá khi xô vào vật cản?
Lời giải:
Năng lượng của con sóng trong Hình 25.1 tồn tại dưới dạng động năng
- Sóng thần có sức tàn phá mạnh hơn rất nhiều so với sóng thôg thường vì vận tốc của sóng
thần rất lớn dẫn đến động năng của sóng vô cùng lớn, trong khi đó các sóng thông thường lại
có vận tốc nhỏ hơn rất nhiều so với sóng thần nên năng lượng của sóng thông thường nhỏ hơn
sóng thần, vì vậy sóng thần có sức tàn phá rất lớn.
- Khi xô vào vật cản thì năng lượng (động năng) lớn này sinh công rất lớn dẫn đến sự tàn phá.
Bài 5: Khi đang bay, năng lượng của thiên thạch tồn tại dưới dạng nào?
- Tại sao năng lượng của thiên thạch lại rất lớn so với năng lượng của các
vật thường gặp?
- Khi va vào Trái Đất (Hình 25.2), năng lượng của thiên thạch được chuyển
hóa thành những dạng năng lượng nào?
Lời giải:
Khi đang bay, năng lượng của thiên thạch tồn tại dưới dạng động năng.
- Năng lượng của các thiên thạch rất lớn so với năng lượng của các vật thường gặp vì thiên
thạch có khối lượng và vận tốc lớn hơn rất nhiều so với các vật thường gặp.
- Khi va vào Trái Đất, năng lượng của thiên thạch chuyển hóa thành quang năng, thế năng,
nhiệt năng.
Bài 6: Khi sóng đổ vào bờ nó sinh công và có thể xô đổ các vật trên bờ. Tuy nhiên, với vận
động viên lướt sóng thì không bị ảnh hưởng. Tại sao?
Lời giải:
Khi vận động viên dang lướt ván, bao giờ bản thân cũng ngả về phía sau, hai chân chìa ra phía
trước dùng sức đạp lên ván trượt, tạo thành một góc hẹp với mặt nước. Vận động viên dùng sức
đạp tạo một lực nghiêng xuống dưới. Mặt khác, theo định luật III newton, ta có mặt nước
ngược lại sẽ sinh ra phản lực nghiêng bên trên đối với vận động thông qua ván trượt. Chính
phản lực này đã đỡ vận động viên không bị chìm xuống.
Bài 7: Một mũi tên nặng 48 g đang chuyển động với tốc độ 10 m/s. Tính động năng của mũi
tên.
Lời giải:
62
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Ta có: m = 48 g = 0,048 kg; v = 10 m/s
Động năng của mũi tên là: Wd = ½ mv2 = ½ .0,048.102 = 2,4(J)
Bài 8: So sánh động năng của ô tô nặng 1000 kg chuyển động với tốc độ 4 m/s và động năng
của xe máy năng 100 kg chuyển động với tốc độ 15 m/s
Lời giải:
Động năng của ô tô là: Wd = ½ mv2 = ½ .1000.42 = 8000 (J)
Động năng của xe máy là: Wd = ½ mv2 = ½ .100.152 = 11250 (J)
Bài 9: Một máy bay nhỏ có khối lượng 690 kg đang chạy trên đường băng để cất cánh với động
năng 25.1 03 J .
a. Tính tốc độ của máy bay.
b. Khi bắt đầu cất cánh, tốc độ máy bay tăng gấp 3 lần giá trị trên. Tính động năng của máy bay
khi đó.
Đáp án: a. v = 8,5 m/s. b. Wđ = 224500 J.
Lời giải:
a. Từ công thức tính động năng, ta có vận tốc của máy bay
v=√ ❑
b. Tốc độ máy bay tawg gấp 3 nên: v’ = 3v. Ta có tỉ số:
2 2
W ' v ' (3 v ) 2 '
= 2 = 2 =3 =9 W =9 W =224500 J
W v v
Bài 10: Một quả bóng khối lượng 200 g được đẩy với vận tốc
ban đầu 2 , 5 m/ s lên một mặt phẳng nghiêng, nhẵn, dài 0 , 5 m,
hợp với phương nằm ngang góc 3 0∘ (Hình 25.1). Quả bóng
chuyển động như một vật bi ném. Bỏ qua lực cản của không
khí và lấy g=9 , 8 m/ s2. Tìm giá trị nhỏ nhất của động năng quả
bóng.
Đáp án: Wđ = 224336,25 J.
Lời giải:
Khi lên cao nhất, vận tốc của vật nhỏ nhất: v = vx = v0.cosα → Lúc này động năng nhỏ nhất:
1 2 1 2
W d= m v = m(v 0 cosα) =224336 , 25 J
2 2
Bài 11: Ngày 11/7/1979, tàu vũ trụ Skylab quay trở lại bầu khi quyền của Trái Đất và bị nổ
thành nhiều mảnh. Mảnh vỡ lớn nhất có khối lượng 1770 kg và nó va chạm vào bề mặt trái đất
với tốc độ 120 m/s . Tính động năng của mảnh vỡ này.
Đáp án: Wđ = 1,27.106 J.
Lời giải:
Động năng của mảnh vỡ:
1 2 6
W d= m v =1 , 27.10 J
2
Bài 12: Hai xe gòng chờ than có 1112 = 3mi, cùng chuyển động trên 2 tuyến đường ray song
song nhau với Wđ1 = 1/7 Wđ2. Nếu xe một giảm vận tốc đi 3m/s thì W đ1 = Wđ2. Tìm vận tốc
v1,v2.
63
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Lời giải:

Theo bài ra ta có:

Mặt khác nếu xe 1 giảm vận tốc đi 3m/s thì Wđ1 = Wđ2:

Loại 2: Định lí động năng


Bài 1: Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn chuyển động thẳng với tốc độ không đổi là 80 km/h, sau
đó giảm tốc độ đến 50 km/h, cuối cùng thì dừng lại hẳn.
a. Tìm động năng của ô tô tại các thời điểm ứng với các giá trị tốc độ đã cho.
b. Phần động năng mất đi của ô tô đã chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào?
Lời giải:
m = 1,5 tấn = 1500 kg
200
m/ s
- Khi v = 80 km/h = 9

Động năng của xe là:


1
2
1
W đ = mv 2 = . 1500 .
2 ( )
200 2
9
≈3 , 7 .105 (J )

125
m/s
- Khi v = 50 km/h = 9

Động năng của xe là:


1
2
1
W đ = mv 2 = . 1500 .
2 ( )
125 2
9
≈1 , 45 .105 (J )

- Khi v = 0 thì Wđ = 0 (J).


- Phần động năng mất đi của ô tô đã chuyển hóa thành nhiệt năng.
Bài 2: Một bạn học sinh đang thực hiện việc sắp xếp lại tủ sách trong đó bạn học sinh phải
nâng một quyển sách từ mặt sàn lên tủ. Động năng của quyển sách tại mặt sàn và khi đặt lên tủ
đều bằng 0, trong khi công mà bạn học sinh thực hiện lại khác 0. Điều này có mâu thuẫn với
định lí động năng không? Tại sao? Xem chuyển động của quyển sách là đều.
Lời giải:
Trong quá trình được nâng lên, quyển sách chịu tác dụng của lực nâng do tay người tác dụng và
trọng lực tác dụng lên quyển sách. Hai lực này cân bằng lẫn nhau. Áp dụng định lí động năng:
Wd2 W d1 = AP + AF = P.s.cos1800 + F.s = 0
Như vậy, trường hợp này không có gì mâu thuẫn với định lí động năng
Bài 3: Một vật có khối lượng 10 kg đang chuyển động với tốc độ 5 km/h trên mặt bàn nằm
ngang. Do có ma sát, vật chuyển động chậm dần đều và đi được 1 m thì dừng lại. Tính hệ số
ma sát giữa vật và mặt bàn. Lấy gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2.
Lời giải:

64
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52

Cách 1: Phương pháp sử dụng phương trình động lực học, định luật II newton
Đổi 5 km/h = 25/18 m/s.
Chọn hệ quy chiếu như hình vẽ
Theo định luật II newton ta có: ⃗P + ⃗
N +⃗
F ms=m ⃗a (1)
Chiu (1) lên Ox ta có: F ms = ma ⇔ .N = m.a (2)
Chiếu (1) lên Oy ta có: N – P = 0 N = P = m.g thay vào (2), ta có:
.m.g = m.a ⇒ = a/g (3)
2 2
Vật chuyển động chậm dần đều: a = (v v 0)/(2.s)
thay vào (3), có: μ = (v20 v 2)(2.g.s) = [(25/18)2 – 02 ]/(2.9,8.1) 0,1
Cách 2: Ta có động năng của vật bằng công của lực ma sát: Wđ = A
⇔ ½ .m.v2 = Fms.s.cosα ⇔ ½ .m.v2 = μ.m.g.s.cosα
⇒ μ = v2/(2g.s.cosα) = (25/18)2 /(2.9,8.1.cos0) 0,1
Bài 4: Từ liên hệ (i), (ii), hãy suy luận để rút ra kết luận: Động năng W đ của vật có giá trị bằng
công A của lực tác dụng lên nó.
Liên hệ (i): v2 = 2as Liên hệ (ii): F = ma
Lời giải chi tiết:
Từ liên hệ (ii) ta có: m = F/a (iii)
Thay (i) và (iii) vào biểu thức tính động năng ta có:
Wd = ½ mv2 = ½ .F.2as/a = F.s = A
Vậy động năng của vật có giá trị bằng công của lực tác dụng lên nó.
Bài 5: Một thùng hàng được đặt trên mặt phẳng nhẵn, nằm ngang. Để dịch chuyển nó, người ta
móc dây nối với nó và kéo dây theo phương hợp với phương nằm ngang một góc θ và kéo bới
lực có độ lớn 45 N. Sau khi đi được quãng đường 1,5 m thì lực thực hiện công 50 J và thùng
hàng đạt vận tốc 2,6 m/s.
a. Tính góc θ. b. Tính khối lượng của thùng hàng.
Đáp án: a. b.
Lời giải:
a. Áp dụng công thức tính công: A = F.s.cosα
Công của lực kéo là: Ak = Fkscosθ
Ak 0
cosθ= θ=42
Fk s
b. Vì mặt sàn nhẵn, nằm ngang nên công của lực kéo chuyển hóa thành động năng của thùng
hàng:

65
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
2 2
Ak = Wd = ½ mv 50 =½ .m.2,6
Bài 6: Một vật nặng 3 kg đang đứng yên trên mặt phẳng nhẵn nằm ngang thì bị tác dụng bởi
một lực có độ lớn 15 N theo phương song song với mặt ngang trong thời gian 3 s . Tính:
a. Vận tốc lớn nhất của vật.
b. Công mà lực đã thực hiện.
c. Động năng lớn nhất của vật.
Đáp án: a. v = 15 m/s. b. A = 337,5 J. c. Wđ = 337,5 J.
Lời giải chi tiết:
a. Theo định luật 2 Newton: a = F/m = 5 m/s2.
Vận tốc lớn nhất của vật: v = v0 + a.t = 0 + 5.3 = 15 m/s
b. Quãng đường vật đi trong thời gian này: s = v0t + ½ .a.t2 = 22,5 m
Công mà lực đã thực hiện: A = F.s = 337,5 J
c. Áp dụng định lí động năng: A = Wđ2 – Wđ1 ⇔ A = Wđ2 = 337,5 J
Bài 7: Một vật có không lượng m=2 kg đang đứng
yên thì bị tác dụng bởi lực F và nó bắt đầu chuyển
động thẳng. Độ lớn của lực F và quãng đường s mà
vật đi được được biểu diễn trên đồ thị Hình
a. Tính công của lực.
b. Tìm vận tốc của vật tại vị trí ứng với điểm cuối
của đồ thị.
Lời giải:
1
a. Ta có: A = SOABC = .(15 + 7).8 = 88 J
2
b. Công của ngoại lực được chuyển hóa thành động năng của vật:
A = Wđ = ½ m.v2 v = 9,38 m/s.
Bài 8: Vận động viên Hoàng Xuân Vinh bắn một viên đạn có khối lượng 100g bay ngang với
vận tốc 300m/s xuyên qua tấm bia bằng gỗ dày 5cm. Sau khi xuyên qua bia gỗ thì đạn có vận
tốc 100m/s. Tính lực cản của tấm bia gỗ tác dụng lên viên đạn.
Lời giải:

+ Áp dụng định lý động năng:

Bài 9: Trung tâm bồi dưỡng kiến thức Hà Nội tổ chức một cuộc thi cho các học viên chạy. Có
một học viên có trọng lượng 700N chạy đều hết quãng đường 600m trong 50s. Tìm động năng
của học viên đó. Lấy g = 10m/s2.
Lời giải:
Theo bài ra

66
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52

+ Mà
Bài 10: Cho một vật có khối lượng 500g đang chuyển động vói vận tốc ban đầu là 18km/h. Tác
dụng của một lực F thì vật đạt vận tốc 36 km/h. Tìm công của lực tác dụng. Lấy g = 10m/s2.
Lời giải:
Ta có: m = 0,5kg; v1 = 18km/h = 5m / s; v2 = 36km/h = 10m/s

Áp dụng định lý động năng:


Bài 11: Viên đạn khối lượng 20g có vận tốc 500m/s bay xuyên qua tấm gỗ dày 5cm.
a. Sau khi xuyên qua gỗ vận tốc của đạn còn 200m/s. Tính lực cản trung bình tác dụng lên đạn?
b. Nếu tấm gỗ dày 3cm thì vận tốc của đạn sau khi xuyên qua gỗ là bao nhiêu?
c. Nếu tấm gỗ dày 10cm thì đạn xuyên qua tường không?
Lời giải:

a. Áp dụng định lý động năng:

b. Áp dụng định lý động năng:

=>
c. Nếu tấm gỗ dày 10cm:

Áp dụng định lý động năng:

S = 5,95cm < 10cm nên không xuyên qua được.


Bài 12: Một xe đang đi với v = 6m/s. Vật m = 50g trên xe được ném ra trước với v’ = 6m/s so
với xe.
a. Tính động năng vật m đối với xe và đất trước và sau khi ném
b. Dùng định lý động năng tính công lực ném trong hai hệ quy chiếu gắn xe và gắn đất
Lời giải:
a. Trước khi ném: Động năng của vật đối với xe: Wđ0 = 0J

Động năng của vật đối với đất: Wđ =

67
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52

Sau khi ném: Động năng của vật đối với xe: W’đ0 =

Động năng của vật đối với đất: W’đ =


b. Công của lực ném:
Hệ quy chiếu gắn với xe: A = Wđ – Wđ0 = 0,9J
Hệ quy chiếu gắn với đất: A = W’đ – W’đ0 =3,6 - 0,9 = 2,7J
Bài 13: Từ tầng dưới cùng của tòa nhà, một thang máy có khối lượng tổng cộng m = 1 tấn, đi
lên tầng cao.
a. Trên đoạn đường s1 = 5m đầu tiên, thang máy chuyển dộng nhanh dần và đạt vận tốc 5m/s.
Tính công do động cơ thang máy thực hiện trên đoạn đường này.
b. Trên đoạn đường s2 = 10m tiếp theo, thang máy chuyển động thẳng đều. Tính công suất của
động cơ trên đoạn đường này.
c. Trên đoạn đường s3 = 5m sau cùng, thang máy chuyển động chậm dần và dừng lại. Tính
công của động cơ và lực trung bình do động cơ tác dụng lên thang máy trên đoạn đường này.
Lấy g = 10m/s2.
Lời giải:
a. Ngoại lực tác dụng lên thang máy là trọng lực và kéo của động cơ thang máy.
Áp dụng định lý về động năng ta có:

Mà:

Vì thang máy đi lên. +1000.10.5 = 62500J


b. Vì thang máy chuyển động đều, lực kéo của động cơ cân bằng với trọng lực:

Công phát dộng của động cơ có độ lớn bằng công cản với

do đó công suất của động cơ thang máy trên đoạn đường S2 là:

c. Ngoại lực tác dụng lên thang máy là trọng lực à lực kéo , của động cơ. Áp dụng định lý
động năng ta có:

Công của động cơ trên đoạn đường S3 là:

68
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Áp dụng công thức tính công ta tìm được lực trung bình do động cơ tác dụng lên thang máy

trên đoạn dường s3:


Bài 14: Một vật có khối lượng 2kg trượt qua A với vận tốc 2m/s xuống dốc nghiêng AB dài

2m, cao lm. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là . lấy g = 10ms2.
a. Xác định công của trọng lực, công của lực ma sát thực hiện khi vật chuyển dời từ dinh dốc
đến chân dốc.
b. Xác định vận tốc của vật tại chân dốc B.
c. Tại chân dốc B vật tiếp tục chuyển dộng trên mặt phẳng nằm ngang BC dài 2m thì dừng lại.
Xác định hệ số ma sát trên doạn dường BC này.
Lời giải:
a.

+ Ta có:
+ Công của trọng lực:

+ Công của lực ma sát

b. Áp dụng định lý động năng:

c. Áp dụng định lý động năng:

Công của lực ma sát:

Dừng lại:
Bài 15: Một ỏ tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển dộng trên đường thẳng nằm ngang AB dài
100m, khi qua A vận tốc ô tô là l0m/s và đến B vận tốc của ô tô là 20m/s. Biết độ lớn của lực
kéo là 4000N.
a. Tìm hệ số ma sát µ1 trên đoạn dường AB.
b. Đến B thì động cơ tắt máy và lên dốc BC dài 40m nghiêng 30° so với mặt phẳng ngang. Hệ

số ma sát trên mặt dốc là . Hỏi xe có lên đến đỉnh dốc C không?
69
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
c. Nếu đến B với vận tốc trên, muốn xe lên dốc và dừng lại tại c thì phải tác dụng lên xe một
lực có độ lớn thế nào?
Lời giải:
a. Áp dụng định lý động năng:

Công của lực kéo:


Công của lực ma sát:

b. + Giả sử D là vị trí mà vật có vận tốc bằng 0


+ Áp dụng định lý động năng:

+ Công trọng lực ma sát:

1 1
⇒−10 4 . BD−2000. BD= .2000 . 0− . 2000 . 202
2 2
⇒ BD=33 , 333(m )
Nên xe không lên được đỉnh dốc.
c. Áp dụng định lý động năng:

+ Công trọng lực của vật:

+ Công của lực ma sát:

+ Công của lực kéo:

Bài 16: Một xe có khối lượng 2 tấn chuyên động trên đoạn AB nằm ngang với vận tốc không
đổi 7,2km/h. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là , lấy g = 10m/s2.
a. Tính lực kéo của động cơ.
b. Đến điểm B thì xe tắt máy và xuống dốc BC nghiêng góc 30° so với phương ngang, bỏ qua
ma sát. Biết vận tốc tại chân C là 72km/h. Tìm chiều dài dốc BC.
70
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
c. Tại C xe tiếp tục chuyên động trên đoạn đường nằm ngang CD và đi thêm được 200m thì
dừng lại. Tìm hệ số ma sát trên đoạn CD.
Lời giải:
a. Vì xe chuyển động thẳng đều nên:

b.
+ Áp dụng định lý động năng:
+ Công của trọng lực:

c. Áp dụng định lý động năng:

+ Công của lực ma sát:

+ Dừng lại:
Bài 17: Một vật đang đúng yên thì tác dụng một lực F không đổi làm vật bắt đầu chuyển động
và đạt được vận tốc v sau khi đi được quãng đường s. Nếu tăng lực tác dụng lên 3 lần thì vận
tốc V của nó là bao nhiêu khi đi cùng quãng đường s đó.
Lời giải:

+ Áp dụng định lý động năng:

+ Khi
Bài 18: Một ô tô có khối lượng 1 tấn chuyển động trên đường ngang khi qua A có vận tốc
18km/h và đến B cách A một khoảng là 100m với vận tốc 54km/h.
a. Tính công mà lực kéo của động cơ đã thực hiện trên đoạn đường AB.
b. Đến B tài xế tắt máy và xe tiếp tục xuống dốc nghiêng BC dài 100m, cao 60m. Tính vận tốc
tại C.
c. Đến C xe vẫn không nổ máy, tiếp tục leo lên dốc nghiêng CD hợp với mặt phẳng nằm ngang
một góc 30°. Tính độ cao cực đại mà xe đạt được trên mặt phẳng nghiêng này. Cho biết hệ số
ma sát không thay đổi trong quá trình chuyển động của xe là µ = 0,1, lấy g = 10ms2.

71
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Lời giải:
a. Ta có:

+ Áp dụng định lý động năng:

b. Ta có:
+ Áp dụng định lý động năng:

+ Công của trọng lực:

+ Công của lực ma sát:

c. Gọi E là vị trí mà xe có thể lên được:


+ Áp dụng định lý động năng:

+ Công của trọng lực của vật:

+ Công của lực ma sát:

72
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52

B. Bài tập trắc nghiệm


Loại 1. Động năng
Câu 1: Động năng là đại lượng:
A. Vô hướng, luôn dương. B. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.
C. Véc tơ, luôn dương. D. Véc tơ, luôn dương hoặc bằng không.
Câu 2: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Động năng là đại lượng vô hướng và có giá trị bằng tích của khối lượng và bình phương vận
tốc của vật.
B. Động năng là đại lượng vectơ và có giá trị bằng tích của khối lượng và bình phương vận tốc
của vật.
C. Động năng là đại lượng vô hướng và có giá trị bằng một nữa tích của khối lượng và bình
phương vận tốc của vật.
D. Động năng là đại lượng vectơ và có giá trị bằng một nữa tích của khối lượng và bình
phương vận tốc của vật.
Câu 3: Biểu thức tính động năng của vật là:
A. Wđ = mv B. Wđ = mv2 C. Wđ = mv2/2 D. Wđ = mv/2
Câu 4: Câu phát biểu nào sau đây sai khi nói về động năng:
A. động năng được xác định bằng biểu thức Wđ = mv2/2.
B. động năng là đại lượng vô hướng luôn dương hoặc bằng không.
C. động năng là dạng năng lượng vật có được do nó chuyển động.
D. động năng là dạng năng lượng vật có được do nó có độ cao z so với mặt đất.
Câu 5: Động năng của một vật sẽ thay đổi trong trường hợp nào sau đây?
A. Vật chuyển động thẳng đều. B. Vật chuyển động tròn đều.
C. Vật chuyển động biến đổi đều. D. Vật đứng yên.
Câu 6: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của động năng?
A. J. B. Kg.m2/s2. C. N.m. D. N.s.
Câu 7: Vật nào sau đây không có khả năng sinh công?
A. Dòng nước lũ đang chảy mạnh. B. Viên đạn đang bay.
C. Búa máy đang rơi. D. Hòn đá đang nằm trên mặt đất.
Câu 8: Lực nào sau đây không làm vật thay đổi
động năng?
A. Lực cùng hướng với vận tốc vật B. Lực vuông góc với vận tốc vật
C. Lực ngược hướng với vận tốc vật D. Lực hợp với vận tốc 1 góc nào đó.
Câu 9: Có hai vật m1 và m2 cùng khối lượng 2m, chuyển động thẳng đều cùng chiều, vận
tốc m1 so với m2 có độ lớn bằng v, vận tốc của m2 so với người quan sát đứng yên trên mặt đất
cũng có độ lớn bằng v. Kết luận nào sau đây là sai?
A. Động năng của m1 trong hệ quy chiếu gắn với m2 là mv2.
B. Động năng của m2 trong hệ quy chiếu gắn với người quan sát là mv2.
C. Động năng của m1 trong hệ quy chiếu gắn với người quan sát là 2mv2.

73
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
2
D. Động năng của m1 trong hệ quy chiếu gắn với người quan sát là 4mv .
Câu 10: Tìm câu sai. Động năng của một vật không đổi khi
A. chuyển động thẳng đều. B. chuyển động tròn đều.
C. chuyển động cong đều. D. chuyển động biến đổi đều.
Câu 11: Chọn phát biểu sai. Động năng của vật không đổi khi vật:
A. chuyển động với gia tốc không đổi. B. chuyển động tròn đều.
C. chuyển động thẳng đều. D. chuyển động với vận tốc không đổi
Câu 12: Động năng là một đại lượng
A. có hướng, luôn dương. B. có hướng, không âm.
C. vô hướng, không âm. D. vô hướng, luôn dương.
Câu 13: Động năng của một vật không có đặc điểm nào sau đây?
A. Phụ thuộc vào khối lượng của vật. B. Không phụ thuộc vào hệ quy chiếu.
C. Là đại lượng vô hướng, không âm. D. Phụ thuộc vào vận tốc của vật.
Câu 14: Một vật có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 72 km/h thì động năng của
nó bằng
A. 7200 J . B. 200 J . C. 200 kJ . D. 72 kJ .
Câu 15: Có ba chiếc xe ô tô với khối lượng và vận tốc lần lượt là:
m v
Xe A :m , v . Xe B: , 3 v. Xe C :3 m , .
2 2
Thứ tự các xe theo thứ tự động năng tăng dần là
A. ( A , B ,C ). B. ( B ,C , A ). C. ( C , A , B ) . D. ( C , B , A ).
Câu 16: Chọn phát biểu đúng. Động năng của vật tăng gấp đôi khi:
A. m không đổi, v tăng gấp hai. B. m tăng gấp hai, v giảm còn nửa.
C. m giảm còn nửa, v tăng gấp hai. D. m không đổi, v giảm còn nửa.
Câu 17: Khi vận tốc của vật tăng gấp đôi, khối lượng tăng gấp đôi thì:
A. động năng tăng gấp đôi. B. động năng tăng gấp 4.
C. động năng tăng gấp 8. D. Động năng tăng gấp 6.
Câu 18: Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi
khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của tên lửa:
A. Không đổi B. Tăng gấp đôi C. Tăng bốn lần D. Tăng tám lần
Câu 19: Động năng của 1 vật thay đổi ra sao nếu khối lượng của vật không đổi nhưng vận tốc
tăng 2 gấp lần?
A. Tăng 2 lần. B. Tăng 4 lần. C. Tăng 6 lần. D. Giảm 2 lần vật.
Câu 20: Nếu khối lượng của vật giảm 4 lần và vận tốc tăng lên 2 lần, thì động năng của vật sẽ:
A. Tăng 2 lần. B. Không đổi. C. Giảm 2 lần. D. Giảm 4 lần.
Câu 21: Xe A khối lượng 500kg chạy với vận tốc 60km/h, xe B khối lượng 2000kg chạy với
vận tốc 30km/h. Động năng xe A có giá trị bằng:
A. Nửa động năng xe B. B. bằng động năng xe B.
C. gấp đôi động năng xe B. D. gấp bốn lần động năng xe B.

74
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
2
Câu 22: Một vật trọng lượng 10 N có động năng 50 J (Lấy g = 10m/s ). Khi đó vận tốc của vật
bằng
A. 10 m/s. B. 7,1 m/s. C. 1 m/s. D. 0,45m/s.
Câu 23: Một ôtô có khối lượng 1 tấn khởi hành không vận tốc ban đầu với gia tốc 1m/s 2 và coi
ma sát không đáng kể. Động năng của ôtô khi đi được 5m là
A.104 J. B. 5000J. C. 1,5.104 J. D.103 J
Câu 24: Một ô tô khối lượng 4 tấn chuyển động với vận tốc không đổi 54 km/h. Động năng
của ô tô tải bằng
A. 459 kJ. B. 69 kJ. C. 900 kJ. D. 120 kJ.
Câu 25: Một ôtô khối lượng 1000 kg chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của ô tô có
giá trị:
A.105 J B. 25,92.105 J C. 2.105 J D. 51,84.105 J
Câu 26: Một ôtô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h. Động năng của ô
tô là:
A.10.104J. B. 103J. C. 20.104J. D. 2,6.106J.
Câu 27: Hai vật có khối lượng m1 và m2 chuyển động trong cùng một hệ qui chiếu. Tốc độ của
vật m1 gấp 2 lần tốc độ của vật m2 nhưng động năng của vật m2 lại gấp 3 lần động năng của vật
m1. Hệ thức liên hệ giữa khối lượng của các vật là
A. m2 = 1,5m1. B. m2 = 6m1. C. m2 = 12m1. D. m2 = 2,25m1.
Câu 28: Hai viên đạn khối lượng lần lượt là 5g và 10g được bắn với cùng vận tốc 500m/s. Tỉ
số động năng của viên đạn thứ hai so với viên đạn 1 là
A. 2. B. 4. C. 0,5. D. 8.
Câu 29: Hai ô tô cùng khối lượng 1,5 tấn, chuyển động với các tốc độ 36km/h và 20m/s. Tỉ số
động năng của ô tô 2 so với ô tô 1 là
A. 4. B. 2. C. 0,25. D. 0,309.
Câu 30: Một viên đạn đại bác khối lượng 5 kg bay với vận tốc 900 m/s có động năng lớn hơn
bao nhiêu lần động năng của một ô tô khối lượng 1000 kg chuyển động với vận tốc 54 km/h?
A. 24 m/s. B. 10 m. C. 1,39. D. 18.
Câu 31: Một vật có khối lượng 400g được thả RTD từ độ cao 20m so với mặt đất. Cho g =
10m/s2. Sau khi rơi được 12m động năng của vật bằng:
A. 16 J. B. 32 J. C. 48 J. D. 24 J.
Câu 32: Một vật có khối lượng m = 400 g và động năng 20 J. Khi đó vận tốc của vật là:
A. 0,32 m/s. B. 36 km/h C. 36 m/s D.10 km/h.
Câu 33: Trung tâm bồi dưỡng kiến thức Hà Nội tổ chức một cuộc thi cho các học viên chạy.
Có một học viên có trọng lượng 700N chạy đều hết quãng đường 600m trong 50s. Tìm động
năng của học viên đó. Lấy g = 10m/s2.
A. 4500J B. 5040J C. 3600J D. 1500J
Câu 34: Hai xe gòng chờ than cùng chuyển động trên 2 tuyến đường ray song song nhau với
Wđ1= 1/7 Wđ2. Nếu xe một giảm vận tốc đi 3m/s thì Wđ1 = Wđ2. Tìm vận tốc v1, v2.
A. 0,82 m/s và 1,25 m/s B. 0,2 m/s và 1,5 m/s

75
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
C. 0,8 m/s và 1,2 m/s D. 0,12 m/s và 1,15 m/s
Câu 35: Một ô tô khối lượng 1200kg chuyển động với vận tốc 72km/h. Động năng của ô tô
bằng:
A. 1,2.105J B. 2,4.105 J C. 3,6.105 J D. 2,4.104J
Câu 36: Một vật khối lượng 200g có động năng là 10 J. Lấy g = 10 m/s 2. Khi đó vận tốc của
vật là:
A.10 m/s B. 100 m/s C. 15 m/s D. 20 m/s
Câu 37: Một vật có khối lượng m = 4 kg và động năng 18 J. Khi đó vận tốc của vật là:
A. 9 m/s B. 3 m/s C. 6 m/s D. 12 m/s
2
Câu 38: Một vật trọng lượng 1N có động năng 1J. Lấy g = 10 m/s khi đó vận tốc của vật bằng
bao nhiêu?
A. 4,47 m/s. B. 1,4 m/s. C. 1m/s. D. 0,47 m/s.
2
Câu 39: Một vật có trọng lượng 4N có động năng 8J. Lấy g = 10 m/s . Khi đó vận tốc của vật
bằng:
A. 0,45 m/s. B. 2 m/s. C. 0,4 m/s. D. 6,3 m/s.
Câu 40: Một máy bay vận tải đang bay với vận tốc 180 km/h thì ném ra phía sau một thùng
hàng khối lượng 10 kg với vận tốc 5 m/s đối với máy bay. Động năng của thùng hàng ngay khi
ném đối với người đứng trên mặt đất là
A. 20250 J. B. 15125 J. C.10125 J. D. 30250 J.
Câu 41: Một vật có khối lượng 0,2 kg được phóng thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc 10 m/s.
Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua sức cản. Hỏi khi vật đi được quãng đường 8 m thì động năng của vật
có giá trị bằng bao nhiêu?
A. 8J B. 7J C. 9J D. 6J
Câu 42: Một vật có khối lượng 500 g rơi tự do từ độ cao z = 100 m xuống đất, lấy g = 10 m/s 2.
Động năng của vật tại độ cao 50 m so với mặt đất bằng bao nhiêu?
A.1000 J B. 250 J C. 50000 J D. 500 J
Câu 43: Động năng của vật sẽ thay đổi như thế nào nếu khối lượng của vật tăng gấp đôi và tốc
độ của vật giảm còn một nửa?
A. Không đổi. B. Giảm 2 lần. C. Tăng 2 lần D. Giảm 4 lần.
Câu 44: Khi khối lượng giảm đi bốn lần nhưng vận tốc của vật tăng gấp đôi thì động năng của
vật sẽ.
A. Không đổi B. Tăng gấp 2 C. Tăng gấp 4 D. Tăng gấp 8
Câu 45: Động năng là đại lượng được xác định bằng :
A. nửa tích khối lượng và vận tốc .
B. tích của khối lượng và bình phương một nửa vận tốc .
C. tích của khối lượng và bình phương vận tốc .
D. tích của khối lượng và một nửa bình phương vận tốc.
Câu 46: Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc v sau đó vật tăng tốc với vận tốc
gấp đôi, động năng sẽ:
A. không đổi B. tăng gấp đôi C. tăng gấp 4 D. giảm 2 lần

76
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 47: Chọn câu không đúng về động năng:
1
A. công thức tính Wđ = mv2 chỉ được dùng đối với chất điểm chuyển động
2
B. là đại lượng vô hướng và luôn luôn dương
C. có tính tương đối
D. là dạng năng lượng vật có được do chuyển động
Câu 48: Nhận định nào sau đây về động năng là không đúng?
A. Động năng là đại lượng vô hướng và luôn dương.
B. Động năng có tính tương đối, phụ thuộc hệ quy chiếu.
C. Động năng tỷ lệ thuận với khối lượng và vận tốc của vật.
D. Động năng là năng lượng của vật đang chuyển động.
Câu 49: Một người có khối lượng 50 kg, ngồi trên ôtô đang chuyển động với vận tốc 72 km/h.
Động năng của người đó với ô tô là:
A. 0 J B. 50 J C. 100 J D. 200 J
Câu 50: Một xe tải có khối lượng M chuyển động ngược chiều xe taxi có khối lượng m. Khi đi
ngang qua nhau, xe tải có vận tốc v1, xe taxi có vận tốc v2. Đối với người ngồi trên xe taxi thì
xe tải có động năng bằng :

A. . B. . C. . D. .
Câu 51: Một ô tô có khối lượng 1000kg chuyển động với vận tốc 80km/h. Động năng của ô tô
có giá trị:
A. 2,52.104J B. 2,47.105J C. 2,42.106J D. 3,20.106J
Câu 52: v giảm 1/2, m tăng gấp bốn thì động năng của vật sẽ:
A. không đổi. B. giảm 2 lần. C. tăng 2 lần. D. tăng 4 lần.
Câu 53: Bao lâu sau khi bắt đầu rơi tự do một vật có khối lượng 100 g có động năng bằng
1,5J? Lấy g = 10 m/s2.
A. 3 s.
Câu 54: Một ôtô tải 5 tấn và một ôtô con 1300kg chuyển động cùng chiều trên đường, cái
trước cái sau với cùng vận tốc không đổi 54km/h.
a. Động năng của mỗi xe là:
A. 281 250 và 146 250J B. 562 500J và 292 500J
C. 562 500J và 146 250J D. 281 250J và 292 500J
b. Động năng của của ô tô con trong hệ qui chiếu gắn với ôtô tải là:
A. dương. B. Bằng không. C. âm. D. khác không.
Loại 2. Định lý biến thiên động năng
Câu 1: Động năng của vật tăng khi:
A. Vận tốc của vật v > 0. B. Gia tốc của vật a > 0.
C. Gia tốc của vật tăng. D. Các lực tác dụng lên vật sinh công dương.
Câu 2: Động năng của vật giảm khi đi
A. vật chịu tác dụng của lực ma sát. B. vật chịu tác dụng của 1 lực hướng lên.

77
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
C. vật đi lên dốc. D. vật được ném lên theo phương thẳng đứng.
Câu 3: Động năng của một vật sẽ tăng khi vật chuyển động:
A. thẳng đều. B. nhanh dần đều. C. chậm dần đều. D. biến đổi.
Câu 4: Một ô tô khối lượng m đang chuyển động với vận tốc ⃗v thì tài xế tắt máy. Công
của lực ma sát tác dụng lên xe làm xe dừng lại là:
A. A = mv2/2. B. A = -mv2/2. C. A = mv2. D. A = -mv2.
Câu 5: Khi 1 vật chịu tác dụng của 1 lực làm vận tốc biến thiên từ ⃗ V 1 →⃗V 2 thì công của
ngoại lực được tính:
A. A = mV2 – mV1 B. A = m V 22 /2−mV 21 /2
C. A = mV22- mV12 D. A = m V 22 /2+ mV 21 /2
Câu 6: Khi lực tác dụng vào vật sinh công âm thì động năng:
A. tăng. B. giảm. C. không đổi. D. bằng không
Câu 7: Một vật đang chuyển động với vận tốc v. Nếu hợp lực tác dụng vào vật triệt tiêu
thì động năng của vật:
A. giảm theo thời gian. B. không thay đổi.
C. tăng theo thời gian. D. triệt tiêu.
Câu 8: Động năng của vật tăng khi:
A. Vận tốc vật dương B. Gia tốc vật dương
C. Gia tốc vật tăng D. Ngoại lực tác dụng lên vật sinh công dương.
Câu 9: Khi lực tác dụng vào vật sinh công âm thì động năng:
A. tăng. B. giảm. C. không đổi. D. bằng không
Câu 10: Một ô tô khối lượng m đang chuyển động với vận tốc ⃗ v thì tài xế tắt máy. Công của
lực ma sát tác dụng lên xe làm xe dừng lại là:
mv 2 mv 2
A= A=− 2 2
A. 2 B. 2 C. A=mv D. A=−mv
Câu 11: Chọn câu đúng về động năng của một vật. Động năng của vật :
A. luôn tăng khi gia tốc của vật của vật lớn hơn không .
B. tăng khi các lực tác dụng lên vật sinh công dương
C. tăng khi vận tốc của vật lớn hơn không . D. luôn tăng khi gia tốc của vật tăng .
Câu 12: Một vật đang chuyển động với vận tốc v. Nếu hợp lực tác dụng vào vật triệt tiêu thì
động năng của vật:
A. giảm theo thời gian. B. không thay đổi.
C. tăng theo thời gian. D. triệt tiêu.
Câu 13: Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của:
A. trọng lực tác dụng lên vật. B. lực phát động tác dụng lên vật.
C. ngoại lực tác dụng lên vật. D. lực ma sát tác dụng lên vật.
Câu 8: Chọn câu Sai:
A. Công là biểu hiện của năng lượng, là năng lượng của vật.
B. Công là số đo năng lượng chuyển hoá.
C. Độ biến thiên của động năng của một vật bằng công của ngoại lực tác dụng lên vật.
78
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
D. Động năng của một vật là năng lượng do chuyển động mà có.
Câu 9: Tìm câu sai. Động năng của một vật không đổi khi
A. chuyển động thẳng đều. B. chuyển động tròn đều.
C. chuyển động cong đều. D. chuyển động biến đổi đều.
Câu 10: Lực tác dụng cùng phương với vận tốc chuyển động của một vật sẽ làm cho động
năng của vật:
A. tăng nếu lực cùng chiều chuyển động, giảm nếu lực ngược chiều chuyển động.
B. không đổi. C. luôn tăng. D. luôn giảm.
Câu 11: Một chiếc xe mô tô có khối lượng 220 kg đang chạy với tốc độ 14 m/s. Công cần thực
hiện để tăng tốc xe lên tốc độ 19 m/s là bao nhiêu?
A. 18150 J . B. 21560 J . C. 39710 J . D. 2750 J .
Câu 12: Một ô tô có khối lượng 1000kg đang chạy với tốc độ 30m/s thì bị hãm đến tốc độ
10m/s. Độ biến thiên động năng của ô tô khi bị hãm là:
A. 200kJ B. -450kJ C. -400kJ D. 800kJ
Câu 13: Vận động viên Hoàng Xuân Vinh bắn một viên đạn có khối lượng 100g bay ngang
với vận tốc 300m/s xuyên qua tấm bia bằng gỗ dày 5cm. Sau khi xuyên qua bia gỗ thì đạn có
vận tốc 100m/s. Tính lực cản của tấm bia gỗ tác dụng lên viên đạn.
A. 8000N B. 6000N C. 3600N D. 5600N
Câu 14: Một viên đạn khối lượng m = 100 g đang bay ngang với vận tốc 25 m/s thì xuyên vào
một tấm ván mỏng dày 5 cm theo phương vuông góc với tấm ván. Ngay sau khi ra khỏi tấm
ván vận tốc của viên đạn bằng 15 m/s. Độ lớn của lực cản trung bình tấm ván tác dụng lên viên
đạn bằng
A. 900 N. B. 200 N. C. 650 N. D. 400 N.
Câu 15: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu 10 m/s. Bỏ qua sức
cản không khí. Cho g = 10 m/s2. Vị trí cao nhất mà vật lên được cách mặt đất một khoảng bằng
A.10 m. B. 20 m. C. 15 m. D. 5 m.
Câu 16: Một vật có khối lượng m = 2kg đang nằm yên trên một mặt phẳng nằm ngang không
ma sát. Dưới tác dụng của lực 10 N vật chuyển động và đi được 10 m. Vận tốc của vật ở cuối
chuyển dời ấy:
A. v = 25 m/s B. v = 7,07 m/s C. v = 10 m/s D. v = 50 m/s
Câu 17: Một vật có khối lượng 0,2 kg được ném thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc 10 m/s.
Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua sức cản. Khi vật đi được quãng đường 8 m thì động năng của vật có
giá trị bằng
A. 9 J. B. 7 J. C. 8 J. D. 6 J.
Câu 18: Một viên đạn có khối lượng 14 g bay theo phương ngang với vận tốc 400 m/s xuyên
qua tấm gỗ dày 5 cm, sau khi xuyên qua gỗ, đạn có vận tốc 120 m/s. Tính lực cản trung bình
của tấm gỗ tác dụng lên viên đạn có độ lớn.
A. 90000 N. B. 24000 N. C. 16500 N. D. 24416 N.
Câu 19: Một ôtô có khối lượng 1100 kg đang chạy với vận tốc 24 m/s. Tính lực hãm trung
bình trên quãng đường ôtô chạy 60 m.

79
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
A. 9000,5 N. B. 2400 N. C. 1650 N. D. 4363,3 N.
Câu 20: Cho một vật có khối lượng 500g đang chuyển động vói vận tốc ban đầu là 18km/h.
Tác dụng của một lực F thì vật đạt vận tốc 36 km/h. Tìm công của lực tác dụng. Lấy g =
10m/s2.
A. 8,75J B. -4,5J C. 4,5J D. 8,75J
Câu 21: Một ô tô có khối lượng 1000kg đang chạy với tốc độ 30m/s thì bị hãm đến tốc độ
10m/s, biết quãng đường mà ô tô đã chạy trong thời gian hãm là 80m. Lực hãm trung bình là:
A. 2000N B. -3000N C. -3500N D. -5000N
Câu 22: Một ô tô có khối lượng 1500kg đang chuyển động với vận tốc 54km/h. Tài xế tắt máy
và hãm phanh, ô tô đi thêm 50m thì dừng lại. Lực ma sát có độ lớn?
A. 1500N B. 3375N C. 4326N D. 2497N
Câu 23: Một mũi tên khối lượng 75g được bắn đi, lực trung bình của dây cung tác dụng vào
đuôi mũi tên bằng 65N trong suốt khoảng cách 0,9m. Mũi tên rời dây cung với vận tốc bằng:
A. 59m/s B. 40m/s C. 72m/s D. 68m/s
Câu 24: Một cái búa có khối lượng 4kg đập thẳng vào một cái đinh với vận tốc 3m/s làm đinh
lún vào gỗ một đoạn 0,5cm. Lực trung bình của búa tác dụng vào đinh có độ lớn:
A. 1,5N B. 6N C. 360N D. 3600N
Câu 25: Một người và xe máy có khối lượng tổng cộng là 300 kg đang đi với vận tốc 36 km/h
thì nhìn thấy một cái hố cách 12 m. Để không rơi xuống hố thì người đó phải dùng một lực
hãm có độ lớn tối thiểu là:
A. Fh = 16200N B. Fh = -1250N C. Fh = -16200N D. Fh = 1250N
Câu 26: Một chất điểm đang đứng yên bắt đầu chuyển động thẳng biến đổi đều, động năng
của chất điểm bằng 150J sau khi chuyển động được 1,5m. Lực tác dụng vào chất điểm có độ
lớn bằng:
A. 0,1N B. 1N C.10N D.100N
Câu 27: Tính lực cản của đất khi thả rơi một hòn đá có khối lượng 500g từ độ cao 50m. Cho
biết hòn đá lún vào đất một đoạn 10cm. Lấy g = 10m/s2 bỏ qua sức cản của không khí.
A. 2 000N. B. 2 500N. C. 22 500N. D. 25 000N.
Câu 28: Một ô tô có khối lượng 1500kg đang chuyển động với vận tốc 54km/h. Tài xế tắt máy
và hãm phanh, ô tô đi thêm 50m thì dừng lại. Lực ma sát có độ lớn?
A. 1500N B. 3375N C. 4326N D. 2497N
Câu 29: Một vật đang đứng yên thì tác dụng một lực F không đổi làm vật bắt đầu chuyển động
và đạt được vận tốc v sau khi đi dược quãng đường là s. Nếu tăng lực tác dụng lên 9 lần thì vận
tốc vật sẽ đạt được bao nhiêu khi cùng đi được quãng đường s.
A. v B. 3.v C. 6.v D. 9.v
Câu 30: Một vật có khối lượng m = 2kg đang nằm yên trên một mặt phẳng nằm ngang không
ma sát. Dưới tác dụng của lực 10 N vật chuyển động và đi được 10 m. Vận tốc của vật ở cuối
chuyển dời ấy:
A. v = 25 m/s B. v = 7,07 m/s C. v = 10 m/s D. v = 50 m/s

80
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 31: Viên đạn khối lượng 10g có vận tốc 300m/s bay xuyên qua tấm gỗ dày 5cm. Sau khi
xuyên qua gỗ vận tốc của đạn còn 100m/s. Lực cản trung bình tác dụng lên đạn bằng :
A. 8.102 N. B. -8.103 N. C. - 8.102 N. D. 8.103 N.
Câu 32: Một máy bay vận tải đang bay với vận tốc 180 km/h thì ném ra phía sau một thùng
hàng khối lượng 10 kg với vận tốc 5 m/s đối với máy bay. Động năng của thùng hàng ngay khi
ném đối với người đứng trên mặt đất là
A. 20250 J. B. 15125 J. C. 10125 J. D. 30250 J.
Câu 33: Trên mặt phẳng nhẵn nằm ngang, vật chịu tác dụng của hai lực F 1 và F2 trong mặt
phẳng và vuông góc với nhau. Khi vật dịch chuyển được 2m từ trạng thái nghỉ, động năng của
vật trong các trường hợp sau sẽ là:
a. F1 = 10N; F2 = 0: A. 10J. B. 20J. C. 30J. D. 40J.
b. F1 = 0; F2 = 5N: A. 5J. B. 10J. C. 20J. D. 30J.
c. F1 = F2 = 5N: A. 10 J. B. 5 J. C. 10J. D. 5J.
Câu 34: Một viên đạn có khối lượng 10g bay khỏi nòng súng với vận tốc v 1 = 600m/s và
xuyên qua tấm gỗ dầy 10cm. Sau khi xuyên qua tấm gỗ viên đạn có vận tốc v 2 = 400m/s. Lực
cản trung bình của tấm gỗ là:
A. 10000N B. 6000N C. 1000N D. 2952N
Câu 35: Một người kéo xe chở hàng khối lượng m trong siêu thị với lực kéo 32N có phương
hợp với phương ngang 250. Sau khi xe chạy được 1,5m thì có vận tốc 2,7m/s. Lấy g = 10m/s 2;
bỏ qua mọi ma sát, khối lượng m của xe gần bằng:
A. 3 kg B. 6kg C. 9kg D. 12kg
Câu 36: Chiếc xe được kéo từ trạng thái nghỉ trên một đoạn đường nằm ngang 20m với một
lực có độ lớn không đổi bằng 300N và có phương hợp với độ dời một góc 30 0, lực cản do ma
sát cũng không đổi là 200N. Động năng của xe ở cuối đoạn đường là:
A. 2392J B. 1196J C. 6000J D. 4860J
Câu 37: Một viên đạn khối lượng 50 g đang bay ngang với vận tốc không đổi 200 m/s tới đâm
xuyên vào một tấm gỗ. Coi lực cản trung bình của gỗ là không đổi. Biết rằng khi viên đạn chui
sâu 4 cm vào tấm gỗ dày và nằm yên trong đó. Nếu viên đạn xuyên qua tấm gỗ chỉ dày 2 cm và
bay ra ngoài thì vận tốc của viên đạn khi nó vừa bay ra khỏi tấm gỗ xấp xỉ bằng
A. 141m/s. B. 245m/s. C.173m/s. D.195m/s.
Câu 38: Một ô tô có khối lượng 1600kg đang chạy với tốc độ 50km/h thì người lái xe nhìn
thấy một vật cản trước mặt cách khoảng 15m. Người đó tắt máy và hãm phanh khẩn cấp với
lực hãm không đổi là 1,2.104N. Xe còn chạy được bao xa thì dừng và có đâm vào vật cản đó
không? Giả sử nếu đâm vào vật cản thì lực cản của vật không đáng kể so với lực hãm phanh.
A. 18,3m; có đâm vào vật cản. B. 16,25m; có đâm vào vật cản.
C. 14,6m; không đâm vào vật cản. D. 12,9m; không đâm vào vật cản.
Câu 39: Một đầu tàu khối lượng 200 tấn đang chạy với tốc độ 72km/h trên một đoạn đường
thẳng nằm ngang thì hãm phanh đột ngột và bị trượt trên một đoạn đường dài 160m trong 2
phút trước khi dừng hẳn. Trong quá trình hãm động năng của tàu đã giảm đi:
A. 2.107J B. 3.107J C. 4.107J D. 5.107J
81
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 40: Một đầu tàu khối lượng 200 tấn đang chạy với tốc độ 72km/h trên một đoạn đường
thẳng nằm ngang thì hãm phanh đột ngột và bị trượt trên một đoạn đường dài 160m trong 2
phút trước khi dừng hẳn. Lực hãm coi như không đổi, tính lực hãm và công suất trung bình của
lực hãm này:
A. 15.104N; 333kW B. 25.104N; 250W
C. 20.104N; 500kW D. 25.104N; 333kW
Câu 41: Dưới tác dụng của một lực không đổi nằm ngang, một xe đang đứng yên sẽ chuyển
động thẳng nhanh dần đều đi hết quãng đường s = 5 m đạt vận tốc v = 4 m/s. Xác định công và
công suất trung bình của lực, biết rằng khối lượng xe m = 500 kg, hệ số ma sát giữa bánh xe và
mặt đường nằm ngang μ = 0,01. Lấy g = 10 m/s2.
A. 1700 W B. 2000 W C. 3533 W D. 4000 W
Câu 42: Ôtô khối lượng 1 tấn, ban đầu chuyển động trên đoạn đường AB = 100m nằm ngang,
vận tốc xe đều từ 0 đến 36 km/h. Biết lực cản trên đoạn đường AB bằng 10% trọng lượng xe.
Tính công suất trung bình của động cơ.
A. 3 kW B. 2 kW C. 3,5 kW D. 4,4 kW
Câu 43: Ôtô khối lượng 1 tấn, ban đầu chuyển động trên đoạn đường AB = 100m nằm ngang,
vận tốc xe đều từ 0 đến 36 km/h. Biết lực cản trên đoạn đường AB bằng 10% trọng lượng xe.
Sau đó xe tắt máy, hãm phanh và đi xuống dốc BC dài 100 m, cao 10 m. Biết vận tốc của xe ở
chân dốc là 7,2 km/h. Tính lực cản trung bình tác dụng lên xe trên đoạn đường BC.
A. 4500 N B. 4000 N C. 2500 N D. 1480 N
Câu 44: Một viên đạn khối lượng 50 g đang bay ngang với vận tốc không đổi 200 m/s tới đâm
xuyên vào một tấm gỗ. Viên đạn chui sâu 4 cm vào tấm gỗ dày và nằm yên trong đó. Xác định
lực cản trung bình của gỗ. Coi lực cản trung bình của gỗ là không đổi.
A. 45000 N B. 40000 N C. 32500 N D. 25000 N

DẠNG 2: THẾ NĂNG


Phương pháp:
- Chọn gốc thế năng
- Xác định z là độ cao của vật so với vị trí gốc thế năng.
- Áp dụng công thức tính thế năng: Wt = mgz
- Công của vật trong thế năng trọng trường là độ thay đổi thế năng của vật:

A. Bài tập tự luận


Bài 1: Quan sát hình 17.5, chứng tỏ trong hai cách dịch
chuyển quyển sách thì công của trọng lực là như nhau trong
khi công của lực ma sát là khác nhau.
Lời giải
- Công của trọng lực (P)
Cách 1: AP = P.AD.cos90 = 0
Hình 17.5. Đẩy quyển sách
Cách 2: AP = P.(AB + BC + CD).cos90 = 0 dịch chuyển trên bàn từ A
82 đến D theo hai cách.
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
- Công của lực ma sát (Fms )
Cách 1: AFms = Fms.AD.cos180 = - Fms.AD
Cách 2: AFms = Fms.(AB + BC + CD).cos180 = - 3Fms.AD
=> Công của trọng lực không đổi, công của lực ma sát thay đổi.
Bài 2: Hãy mô tả hoạt động của tàu lượn. Tại sao khi tàu
lượn ở vị trí cao nhất của đường ray thì tốc độ của nó lại
chậm nhất và ngược lại?
Lời giải:
- Hoạt động của tàu lượn: Tàu bắt đầu chuyển động từ vị trí
thấp nhất và tăng tốc dần dần, khi đi lên vị trí cao nhất thì
vận tốc của tàu nhỏ nhất và khi đi từ vị trí cao nhất xuống
dưới thì tàu lại tăng tốc.
- Khi ở vị trí cao nhất của đường ray thì tốc độ của tàu lại nhỏ nhất để tránh trường hợp tàu bị
văng ra khỏi đường ray.
Bài 3: Thả một quả bóng từ độ cao h xuống sàn nhà. Động năng của quả bóng được chuyển
hóa thành những dạng năng lượng nào ngay khi quả bóng chạm vào sàn nhà?
Lời giải:
Khi bóng rơi xuống sàn thì động năng chuyển hóa thành thế năng.
Bài 4: Máy đóng cọc (Hình 25.3) hoạt động như sau: Búa máy được nâng lên
đến một độ cao nhất định rồi thả cho rơi xuống cọc cần đóng.
a. Khi búa đang ở một độ cao nhất định thì năng lượng của nó tồn tại dưới
dạng nào? Năng lượng đó do đâu mà có?
b. Trong quá trình rơi, năng lượng của búa chuyển từ dạng nào sang dạng
nào?
c. Khi chạm vào đầu cọc thì búa sinh công để làm gì?
Lời giải:
a. Khi búa đang ở độ cao nhất định thì năng lượng của nó tồn tại dưới dạng
thế năng.
Năng lượng này có được là do việc chọn mốc tính độ cao.
b. Trong quá trình rơi, năng lượng của búa chuyển từ thế năng sang động năng.
c. Khi chạm vào đầu cọc thì búa sinh công để đóng cọc xuống dưới đất
Bài 5: Hình 25.5 mô tả một cuốn sách được đặt trên giá sách. Hãy
so sánh thế năng của cuốn sách trong hai trường hợp: gốc thế năng
là sàn nhà và gốc thế năng là mặt bàn
Lời giải:
Thế năng tỉ lệ thuận với độ cao
Ta có độ cao trong trường hợp gốc thế năng tại sàn nhà lớn hơn
độ cao trong trường hợp gốc thế năng tại mặt bàn
⇒ Thế năng trong trường hợp hợp gốc thế năng tại sàn nhà lớn
hơn thế năng trong trường hợp gốc thế năng tại mặt bàn.

83
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Bài 6: Một chiếc cần cẩu xây dựng cẩu một khối vật liệu nặng
500 kg từ vị trí A ở mặt đất đến vị trí B của một tòa nhà cao
tầng với các thông số cho trên Hình 25.6. Lấy gia tốc trọng
trường g = 9,8 m/s2. Tính thế năng của khối vật liệu tại B và
công mà cần cẩu đã thực hiện.
Lời giải:
Chọn mốc thế năng tại A
Ta có m = 500 kg; g = 9,8 m/s2 ; h = 40 m.
Thế năng của khối vật liệu tại B là:
Wt = m.g.h = 500.9,8.40 = 1,96.105 (J)
⇒ Công mà cần cẩu đã thực hiện là: A = Wt = 1,96.105 J.
Bài 7: Hãy chứng minh có thể dùng một mặt phẳng nghiêng
để đưa một vật lên cao với một lực nhỏ hơn trọng lượng của
vật (Hình 25.7). Coi ma sát không đáng kể.
Lời giải:
Do ma sát không đáng kể nên công của trọng lực bằng
công của lực nhỏ
⇒ Dù lực có nhỏ hơn trọng lượng nhưng vẫn có thể đưa một vật lên cao trong mặt phẳng
nghiêng.
Bài 8: Thả một viên bi sắt xuống một hố cát được làm phẳng, viên bi sẽ tạo nên trên hố cát một
vết lõm rõ nét. Thảo luận để đưa ra dự đoán về bán kính tương ứng của vết lõm trên hố cát khi
thả viên bi sắt ở những độ cao khác nhau. Giải thích dự đoán của em và tiến hành thí nghiệm.
Lời giải:
Vật thả càng cao thì bán kính của vết lõm càng lớn.
Vật thả càng cao thì công thực hiện của viên bi càng lớn, lực tiếp đất càng lớn, vì vậy sẽ tạo
ra vết lõm có bán kính càng lớn.
Học sinh tự thực hiện thí nghiệm.
Bài 9: Quan sát Hình 17.7, nhận xét về sự
chuyển hóa qua lại giữa động năng và thế
năng của người khi trượt xuống đường
trượt nước (Hình 17.7a) và quả bóng rổ
khi được ném lên cao (Hình 17.7b).
Lời giải:
- Hình 17.7a: Khi trượt từ trên đỉnh
xuống, động năng của người chơi tăng
trong khi đó thế năng giảm.
- Hình 17.7b: Khi bóng bay lên, động năng của bóng giảm trong khi đó thế năng của bóng
tăng. Khi bóng rơi xuống, động năng của bóng tăng trong khí thế năng của bóng giảm.

84
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Bài 10: Phan-Xi-Păng là ngọn núi cao nhất trong ba nước Việt nam, Lào, Campuchia, được
mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”. Lên đến đỉnh núi cao 3147 m này ước mơ của nhiều bạn
trẻ.
Tính thế năng của người leo núi có khối lượng 70 kg khi leo lên đến đỉnh núi Phan-Xi-Păng
Lời giải:
Công thực hiện của người leo núi là: A = m.g.h = 70.9,81.3147 = 2 161 045 (J)
⇒ Thế năng của người leo núi là: Wt = 2 161 045 J.
Bài 11: Phân tích sự chuyển hóa động năng và thế năng của vật trong một số trường hợp đơn
giản. Trong các trường hợp này có sự hao phí năng lượng không?
Bạn có thể sử dụng các trường hợp ở hình 2.4 hoặc tự đưa ra các tình huống khác.

Lời giải:
Ví dụ: Ném một vật lên cao
Phân tích:
+ Khi ném vật lên trên cao, vận tốc của vật giảm dần dẫn đến động năng giảm dần, ngược lại
độ cao tăng dần nên thế năng tăng dần. Khi lên đến độ cao cực đại thì thế năng cực đại và động
năng bằng 0.
+ Sau đó, vật rơi xuống mặt đất, thế năng giảm dần và động năng tăng dần
+ Tiếp tục, vật lại nảy lên cao nhưng không cao bằng lần đầu tiên, sau đó lại hạ xuống mặt
đất, cứ như vậy cho đến khi dừng hẳn
+ Vật lên cao thì thế năng tăng và động năng giảm, vật xuống thấp thì động năng tăng và thế
năng giảm
+ Trong quá trình di chuyển của vật, ta thấy vật lên cao càng ngày càng thấp dần xuống do
ngoài có sự chuyển hóa giữa thế năng và động năng thì còn có nhiệt năng được sinh ra.
Bài 12: Hãy chỉ ra các dạng năng lượng của hai
vận động viên xiếc khi thực hiện trò chơi nhảy cầu
(Hình 17.8) vào lúc:
a. Người A chuẩn bị nhảy, người B đứng trên đòn
bẩy.
b. Người A nhảy chạm vào đòn bẩy.
c. Người B ở vị trí cao nhất.
Lời giải
Hình 17.8. Trò chơi nhảy cầu trong biểu
85 diễn xiếc
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
a. Người A có dạng năng lượng là thế năng, người B có động năng
b. Người A chạm vào đòn bẩy thì A có động năng
c. Người B ở vị trí cao nhất thì B có thể năng.
Bài 13: Một em bé có khối lượng 4 , 2 kg đang nằm trên giường có độ cao 40 cm so với mặt sàn
thì được bố bế lên đến độ cao 1 ,5 m so với mặt sàn. Lấy gia tốc trọng trường g=9 , 8 m/ s2. Tính
công tối thiểu mà người bố đã thực hiện.
Đáp án: A min = 45,3 J.
Lời giải:
Để bế em bé lên thì ít nhất: AF = -AP = P.h = mgh = 4,2.9,8.(1,5 – 0,4) = 45,3 J
Bài 14: Một người có khối lượng 60kg đứng trên mặt đất và cạnh một cái giếng nước, lấy g =
10 m/s2.
a. Tính thế năng của người tại A cách mặt đất 3m về phía trên và tại đáy giếng cách mặt đất 5m
với gốc thế năng tại mặt đất.
b. Nếu lấy mốc thế năng tại đáy giếng, hãy tính lại kết quả câu trên
c. Tính công của trọng lực khi người di chuyến từ đáy giếng lên độ cao 3m so với mặt đất.
Nhận xét kết quả thu được.
Lời giải:
a. Mốc thế năng tại mặt đất.
Thế năng tại A cách mặt đất 3m: WtA = mgzA = 60.10.3 = 1800(J)
Gọi B là đáy giếng: WtB = -mgzB = -60.10.5 = -3000(J)
b. Mốc thế năng tại đáy giếng: WtA = mgzA = 60.10.(3 + 5) = 4800(J)
WtB = mgzB = 60.10.0 = 0(J)
c. Độ biến thiên thế năng: A = WtB - WtA = -mgzB - mgzA = -60.10.(5 + 3) = -4800(J) < 0
Công là công âm vì là công cản.
Bài 15: Một buồng cáp treo chở người với khối lượng tổng cộng 600kg đi từ vị trí xuất phát
cách mặt đất 10m đến một trạm dừng trên núi cách mặt đất 510m, sau đó lại đi tiếp tới một
trạm khác ở độ cao 1000m.
1. Tính thế năng trọng trường của vật tại vị trí xuất phát và các trạm dừng nếu lấy:
a. Mặt đất làm mức bằng không? b. Trạm dừng thứ nhất bằng không?
2. Tính công do trọng lực thực hiện khi buồng cáp di chuyển:
a. Từ vị trí xuất phát đến trạm dừng thứ nhất?
b. Từ trạm dừng thứ nhất tới trạm dừng tiếp theo?
Lời giải:
1. Tính thế năng trọng trường của vật tại vị trí xuất phát và các trạm dừng:
a. Mốc thế năng tại mặt đất:
Thế năng tại vị trí xuất phát cách mặt đất 10m: Wt0 = mgz0 = 600.9,8.10. = 58800(J)
Thế năng tại vị trí trạm dừng thứ nhất cách mặt đất 510m:
Wt1 = mgz1 = 600.9,8.510. = 2998800(J)
Thế năng tại vị trí trạm dừng thứ hai cách mặt đất 1000m:
Wt2 = mgz2 = 600.9,8.1000. = 588000(J)

86
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
b. Mốc thế năng tại trạm dừng thứ nhất:
Thế năng tại vị trí xuất phát:
Wt0 = mgz0 = 600.9,8.(-500) = -2940000J; Wt1 = 0J; Wt2 = 2881200J)
Thế năng tại vị trí trạm dừng thứ nhất: Wt1 = mgz1 = 600.9,8.0 = 0(J)
Thế năng tại vị trí trạm dừng thứ hai cách mặt đất 1000m:
Wt2 = mgz2 = 600.9,8.(1000-510) = 2881200J
2. Tính công do trọng lực thực hiện khi buồng cáp di chuyển:
a. Từ vị trí xuất phát đến trạm dừng thứ nhất
Theo độ biến thiên thế năng: A1 = mgz0 – mgz1 = -2940000J
b. Từ trạm dừng thứ nhất tới trạm dừng tiếp theo?
Theo độ biến thiên thế năng: A2 = mgz1 - mgz2 = -2881200J
Bài 16: Một vật có khối lượng 10 kg, lấy g = 10 m/s2.
a. Tính thế năng của vật tại A cách mặt đất 3m về phía trên và tại đáy giếng cách mặt đất 5m
với gốc thế năng tại mặt đất.
b. Nếu lấy mốc thế năng tại đáy giếng, hãy tính lại kết quả câu trên.
c. Tính công của trọng lực khi vật chuyển từ đáy giếng lên độ cao 3m so với mặt đất. Nhận xét
kết quả thu được.
Lời giải:
a. Mốc thế năng tại mặt đất
Thế năng tại A cách mặt đất 3m: WtA = mgzA = 10.10.3 = 300(J)
Gọi B là đáy giếng: WtB = mgzB = -60.10.5 = -500(J)
b. Mốc thế năng tại đáy giếng: WtA = mgzA = 10.10.(3 + 5) = 800(J)
WtB = mgzB = 10.10.0 = 0(J)
c. Độ biến thiên thế năng: A = WtB - WtA = -mgzB - mgzA = -10.10.(5 + 3) = -800(J) < 0
Công là công âm vì là công cản
Bài 17: Một vật có khối lượng 3 kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tại đó
Wt1 = 500J. Thả vật rơi tự do đến mặt đất có thế năng Wt1 = -900J. Cho g = 10m/s2.
a. Xác định vị trí ứng với mức không của thế năng đã chọn.
b. Hỏi vật đã rơi từ độ cao nào so với mặt đất.
Lời giải:
a. Ta có độ cao của vật so với vị trí làm mốc thế năng:

a. Vậy mốc thế năng của vật là vị trí cao nhất cách mặt đất 30m và các vị trí rơi là 16,7m
b. Độ cao ban đầu của vật là: h = 30 + 16,7 = 46,7m
Bài 18: Một học sinh lứp 10 trong giờ lý thầy Giang làm thí nghiệm tha một quả câu có khối
lượng 250g từ độ cao l,5m so với mặt đất. Hỏi khi vật dạt vận tốc 18km/h till vật đang ờ độ cao
bao nhiêu so với mặt đất. Chọn vị tri được thà làm gốc thế năng. Lấy g = 10m/s2.
87
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Lời giải:
Ta có: v = 18(km/h) = 5(m/s)

Áp dụng định lý động năng:

Mà:
Vậy vật cách mặt đất: h = h0 - z = 1,5-1,25 = 0,25(m)
Bài 19: Một học sinh của trung tâm bồi dưỡng kiến thức Hà Nội thả một vật rơi tự do có khối
lượng 500g từ dộ cao 45 m so với mặt đất, bỏ qua ma sát với không khí, Tính thế năng của vật
tại giây thứ hai so với mặt đất. Cho g = 10 m/s2
Lời giải:

Quãng đường chuyển động của vật sau hai giây: = 20(m)
Vậy vật cách mặt đất: z = 45 - 20 = 25 ( m )
Thế năng của vật: W = mgz = 0,5.10.25 = 125(J)
Bài 20: Một buồng cáp treo chở người với khối lượng tổng cộng là 800kg đi từ vị trí xuất phát
cách mặt đất l0m tới một trạm dùng trên núi ở độ cao 550m, sau đó lại đi tiếp tục tới trạm khác
ở độ cao 1300m.
a. Tính thế năng trọng trường của vật tại vị trí xuất phát và các trạm
b. Tính công do trọng lực thực hiện khi buồng cáp di chuyển từ vị trí xuất phát đến trạm dừng
thứ nhất? Từ trạm dừng thứ nhất tới trạm dừng tiếp theo?
Lời giải:
a. Chọn mặt đất làm mốc thế năng.
Ở vị trí xuất phát: Wt1 = mgz1 = 78400 J
Ở trạm 1: Wt2 = mgz2 = 4312000 J; Ở trạm 2: Wt3 = mgz3 = 10192000 J
b. Theo độ biến thiên thế năng:
A1 = mgz1 - mgz2 = - 4233600 J; A1 = mgz2 - mgz3 = - 5880000 J
Bài 21: Một vật có khối lượng 4kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tại đó
Wt1 = 600J. Thả vật roi tự do đến mặt đất có thế năng Wt2 = -800J.
a. Xác định vị trí úng với mức không của thế năng đã chọn và vật đã rơi từ độ cao nào so với
mặt đất.
b. Tìm vận tốc của vật khi vật qua vị trí này.
Lời giải:
a. Ta có độ cao của vật so với vị trí làm mốc thế năng:

Vậy mốc thế năng của vật là vị trí cao nhất cách mặt đất 20m và các vị trí rơi là 15m
Độ cao ban đầu của vật là:

88
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
b. Ta có công chuyển động của vật:

+ Theo định lý động năng:


Bài 22: Một vật có khối lượng 100g đang ở độ cao 6m so với mặt đất sau đó thả cho rơi tự do.
Tìm công của trọng lực và vận tốc của vật khi vật rơi đến độ cao 2m.
Lời giải:

+ Theo độ thay đổi thế năng:

+ Theo định lý động năng:


Bài 23: Có hai vật m1 = 2kg; m2 = 3kg nối nhau bằng dây qua ròng rọc
m2
trên mặt phẳng nghiêng Ban đầu m1, m2 ngang nhau và cách chân mặt
m1
nghiêng h0 = 3m. Cho g = 10 m/s2. Tính thế năng và độ biến thiên thế α
năng hệ 2 vật ở vị trí đầu và vị trí m1 đi xuống 1m nếu:
a. Chọn gốc thế năng ở chân mặt phẳng nghiêng.
b. Chọn gốc thế năng ở vị trí đầu hai vật.
Lời giải:
a. Chọn gốc thế năng ở chân mặt phẳng nghiêng
Thế năng của hệ ban đầu là: W = (m1 + m2 )gh0 = 5.10.3 =150J m
Thế năng lúc sau là: W’ = m1.g.(h0 1) + m2.g.(h 0 + 1.sin30) = 20.2 + 30.(3 + 0,5) = 145J

Biến thiên thế năng: ΔW = W′−W = −5J


b. Chọn gốc thế năng ở vị trí đầu hai vật
Thế năng của hệ ban đầu là: W = 0J
Thế năng của hệ lúc sau là: W’ = m1g(−1) + m2g(1.sin30) = −20 + 30.0,5 = −5J
Biến thiên thế năng: ΔW = W ′− W = −5J
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Thế năng trọng trường của một vật không phụ thuộc vào:
A. khối lượng của vật. B. động năng của vật.
C. độ cao của vật. D. gia tốc trọng trường.
Câu 2: Chọn phát biểu sai? Khi một vật từ độ cao z, với cùng vận tốc đầu, bay xuống đất
theo những con đường khác nhau thì
A. độ lớn vận tốc chạm đất bằng nhau. B. thời gian rơi bằng nhau.
C. công của trọng lực bằng nhau. D. gia tốc rơi bằng nhau.
Câu 3: Khi một vật chuyển động RTD từ trên xuống dưới thì:
A. thế năng của vật giảm dần. B. động năng của vật giảm dần.
C. thế năng của vật tăng dần. D. động lượng của vật giảm dần.
Câu 4: Chọn phát biểu sai khi nói về thế năng trọng trường:
A. Thế năng trọng trường của một vật là năng lượng vật có do nó được đặt tại một vị trí xác
định trong trọng trường của Trái đất.
B. Khi tính thế năng trọng tường, có thể chọn mặt đất làm mốc tính thế năng.
89
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
2
C. Thế năng trọng trường có đơn vị là N/m .
D. Thế năng trọng trường xác định bằng biểu thức Wt = mgz.
Câu 5: Một vật có khối lượng m nằm yên thì nó có thể có:
A. vận tốc. B. động năng. C. động lượng. D. thế năng.
Câu 6: Đại lượng vật lí nào sau đây phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường?
A. Động năng. B. Thế năng.
C. Trọng lượng. D. Động lượng.
Câu 7: Dạng năng lượng tương tác giữa trái đất và vật là:
A. Thế năng đàn hồi. B. Động năng.
C. Cơ năng. D. Thế năng trọng trường.
Câu 8: Thế năng của một vật không phụ thuộc vào (xét vật rơi trong trọng trường):
A. Vị trí vật. B. Vận tốc vật.
C. Khối lượng vật. D. Độ cao.
Câu 9: Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương nằm ngang. Đại lượng
nào sau đây không đổi?
A. Động năng. B. Động lượng. C. Thế năng. D. Vận tốc.
Câu 10: Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của
vật thì:
A. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương.
B. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm.
C. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương.
D. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm.
Câu 11: Thế năng trọng trường là đại lượng:
A. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.
B. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
C. Véc tơ cùng hướng với véc tơ trọng lực.
D. Véc tơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không.
Câu 12: Chọn phát biểu đúng về thế năng trọng trường
A. Trọng lực sinh công âm khi vật đi từ cao xuống thấp.
B. Trọng lực sinh công dương khi đưa vật từ thấp lên cao.
C. Công của trọng lực đi theo đường thẳng nối điểm đầu và cuối bao giờ cũng nhỏ hơn đi theo
đường gấp khúc giữa hai điểm đó.
D. Công của trọng lực bằng hiệu thế năng tại vị trí cuối và tại vị trí đầu.
Câu 13: Thế năng trọng trường của một vật có giá trị
A. luôn dương. B. luôn âm.
C. khác 0. D. có thể dương, có thể âm hoặc bằng 0.
Câu 14: Một vận động viên cử tạ nâng quả tạ khối lượng 200 kg từ mặt đất lên độ cao 1 ,5 m .
Lấy gia tốc trọng trường là g=9 , 8 m/ s2. Độ tăng thế năng của tạ là
A. 1962 J . B. 2940 J . C. 800 J . D. 3000 J .
Câu 15: Biểu thức nào sau đây không phải biểu thức của thế năng?

90
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52

A. B. C. D.
Câu 16: Cho rằng bạn muốn đi lên đồi dốc đúng bằng xe đạp leo núi. Bản chỉ dẫn có 1 đường,
đường thứ nhất gấp 2 chiều dài đường kia. Bỏ qua ma sát, nghĩa là xem như bạn chỉ cần "chống
lại lực hấp dẫn". So sánh lực trung bình của bạn sinh ra khi đi theo đường ngắn và lực trung
bình khi đi theo đường dài là:
A. Nhỏ hon 4 lần B. Nhỏ hon nửa phân
C. Lớn gấp đôi D. Như nhau
Câu 17: Một người đứng trên cầu ném hòn đá có khối lượng 50g lên cao theo phương thẳng
đứng. Hòn đá lên đến độ cao 6m (tính từ điểm ném) thì dừng và rơi xuống. Chọn gốc thế năng
tại mặt đất và lấy g = 10m/s2, thế năng hòn đá tại vị trí cao nhất bằng:
A. 3J. B. 2,94J. C. 0. D. A, B, C đúng.
Câu 18: Một vật có khối lượng 2kg có thế năng 2J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8m/s 2. Khi đó
vật ở độ cao bằng: A. 0,102m B. 1,0m C. 4,9m D. 32m
Câu 19: Một buồng cáp treo chở người có khối lượng tổng cộng 800 kg đi từ vị trí xuất phát
cách mặt đất 10 m tới một trạm dừng trên núi ở độ cao 550 m sau đó lại tiếp tục tới một trạm
khác cao hơn. Lấy g = 10 m/s2. Công do trọng lực thực hiện khi buồng cáp treo di chuyển từ vị
trí xuất phát tới trạm dừng thứ nhất là
A. – 432.104 J. B. – 8,64.106 J. C. 432.104 J. D. 8,64.106 J.
Câu 20: Một vật có khối lượng 10 kg được đặt trên mặt đất và cạnh một cái giếng nước, lấy g
= 10 m/s2 . Nếu lấy mốc thế năng tại đáy giếng, hãy tính lại kết quả câu trên
A. 100(J); 800(J) B. 800(J); 0(J) C. 800(J); 0(J) D. 100(J); 800(J)
Câu 21: Một vật có khối lượng 2 kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tại đó
Wt1 = 500 J. Thả vật rơi tự do đến mặt đất có thế năng W t2 = - 900 J. Lấy g = 10 m/s 2. So với
mặt đất vật đã rơi từ độ cao
A. 50 m. B. 60 m. C. 70 m. D. 40 m.
Câu 22: Chọn câu sai khi nói về công của trọng lực. Công của trọng lực:
A. luôn dương.
B. bằng không khi vật chuyển động trên mặt phẳng ngang .
C. bằng không khi quỹ đạo chuyển động của vật làm thành đường khép kín .
D. Công của trọng lực bằng độ giảm thế năng của vật .
Câu 23: Khi nói về thế năng phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thế năng trọng trường luôn dương vì h luôn dương.
B. độ giảm thế năng phụ thuộc cách chọn gốc thế năng.
C. động năng và thế năng đều phụ thuộc vào tính chất của lực tác dụng .
D. Trong trường trọng lực vật ở vị trí cao hơn thì có thế năng lớn hơn .
Câu 24: Một vật có khối lượng 10 kg được đặt trên mặt đất và cạnh một cái giếng nước, lấy g
= 10 m/s2. Tính công của trọng lực khi người di chuyến từ đáy giếng lên độ cao 3m so với mặt
đất.
A. 600(J) B. 900(J) C. 600(J) D. 900(J)

91
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 25: Thế năng trọng trường của một vật có khối lượng không đổi đặt tại một vị trí cố định
sẽ: A. có một giá trị C. có thể có nhiều giá trị khác nhau về dấu và độ lớn
B. có hai giá trị D. chỉ có hai giá trị khác nhau về độ lớn và dấu
Câu 26: Chọn kết luận sai:
A. thế năng là một dạng năng lượng
B. thế năng trọng trường của vật là dạng năng lượng tương tác giữa vật và trái đất, nó phụ
thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường
C. thế năng trọng trường được xác định sai kém hằng số cộng
D. thế năng của một vật tại vị trí trong trọng trường phụ thuộc cả vị trí và vận tốc của vật
Câu 27: Một thác nước cao 30 m đổ xuống phía dưới 104 kg nước trong mỗi giây. Lấy g = 10
m/s2, công suất thực hiện bởi thác nước bằng
A. 2 MW. B. 3MW. C. 4 MW. D. 5 MW.
Câu 28: Một người thực hiện một công đạp xe đạp lên đoạn đường dài 40 m trên một dốc
nghiêng 20o so với phương ngang. Bỏ qua mọi ma sát. Nếu thực hiện một công cũng như vậy
mà lên dốc nghiêng 30o so với phương ngang thì sẽ đi được đoạn đường dài
A. 15,8 m. B. 27,4 m. C. 43,4 m. D. 75,2 m.
Câu 29: Một học sinh hạ 1 quyển sách khối lượng m xuống dưới 1 khoảng h với vận tốc
không đổi v. Công đã thực hiện bởi trọng lực là:
A. Dương B. Âm C. Bằng 0 D. Không xác định được
Câu 30: Một học sinh hạ 1 quyến sách khối lượng m xuống dưới 1 khoảng h với vận tốc
không đổi v. Công của tay bạn học sinh đó là:
A. Dương B. Âm C. Bằng 0 D. Không xác định được
Câu 31: Một học sinh hạ 1 quyến sách khối lượng m xuống dưới 1 khoảng h với vận tốc
không đổi v.Công của hợp lực tác dụng vào quyển sách là:
A. Dương B. Âm C. Bằng 0 D. Không xác định được
Câu 32: Một vật được bắn từ mặt đất lên cao hợp với phương ngang góc α, vận tốc đầu v0. Bỏ
qua lực cản môi trường. Đại lượng không đổi khi viên đạn đang bay là
A. thế năng. B. động năng. C. động lượng. D. gia tốc.
Câu 33: Một thang máy có khối lượng 1 tấn chuyển động từ tầng cao nhất cách mặt đất 100 m
xuống tầng thứ 10 cách mặt đất 40m. Nếu chọn mốc thế năng tại tầng 10, lấy g = 9,8 m/s 2. Thế
năng của thang máy khi ở tầng thượng là
A. 588.103 J B. 980.103 J C. 392.103 J D. 445.103 J
Câu 34: Một vật khối lượng 2kg có thế năng 8J đối với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2, Khi đó vật ở
độ cao
A. 4m B. 1,0m C. 9,8m D. 32m
Câu 35: Thế năng của các vật có cùng khối lượng ở các vị trí 1, 2, 3, 4 so
1 2 3 4
với mặt đất có giá trị:
A. Wt1 = Wt2 = Wt3 = Wt4 B. Wt1 > Wt2 > Wt3 > Wt4.
C. Wt1 < Wt2 < Wt3 < Wt4. D. Wt1 + Wt4 > Wt2 + Wt3.
Câu 36: Thế năng và động năng khác nhau là:

92
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
A. Cùng là dạng năng lượng của chuyển động B. Cùng là năng lượng dự
trữ của vật
C. Động năng phụ thuộc vào vận tốc của và khối lượng vật còn thế năng phụ thuộc vào vị trí
tương đối giữa các phần của hệ với điều kiện lực tương tác là lực thế.
D. Cùng đơn vị công là Jun.
Câu 37: Chọn câu Sai:
A. Wt = mgz. B. Wt = mg(z2 – z1). C. A12 = mg(z1 – z2). D. Wt = mgh.
Câu 38: Chọn câu Sai. Hệ thức A12 = Wt1 – Wt2 cho biết:
A. Công của trọng lực bằng độ giảm thế năng.
B. Công của trọng lực chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và cuối của đường đi.
C. Công của trọng lực không phụ thuộc vào hình dạng đường đi.
D. Thế năng trong trường trọng lực cho biết công của vật thực hiện.
Câu 39: Cho rắng bạn muốn đi lên đồi dốc đứng bằng xe đạp leo núi. Bản chỉ dẫn có 1 đường,
đường thứ nhất gấp 2 chiều dài đường kia. Bỏ qua ma sát, nghĩa là xem như bạn chỉ cần “chống
lại lực hấp dẫn”. So sánh lực trung bình của bạn sinh ra khi đi theo đường ngắn và lực trung
bình khi đi theo đường dài là:
A. Nhỏ hơn 4 lần B. Nhỏ hơn nửa phân
C. Lớn gấp đôi D. Như nhau
Câu 40: Chỉ ra câu sai trong các phát biểu sau.
A. Thế năng của một vật có tính tương đối. Thế năng tại mỗi vị trí có thể có giá trị khác nhau
tùy theo cách chọn gốc tọa độ.
B. Động năng của một vật chỉ phụ thuộc khối lượng và vận tốc của vật. Thế năng chỉ phụ
thuộc vị trí tương đối giữa các phần của hệ với điều kiện lực tương tác trong hệ là lực thế.
C. Công của trọng lực luôn luôn làm giảm thế năng nên công của trọng lực luôn luôn dương
D. Thế năng của quả cầu dưới tác dụng của lực đàn hồi cũng là thế năng đàn hồi.
Câu 41: Một học sinh thả một vật rơi tự do có khối lượng 100g từ tầng năm của trung tâm có
độ cao 40m so với mặt đất, bỏ qua ma sát với không khí. Tính thế năng của vật tại giây thứ hai
so với mặt đất. Cho g = 10 m/s2
A. 10J B. 50J C. 20J D. 40J
Câu 42: Một học sinh của trung tâm bồi dưỡng kiến thức Hà Nội thả một vật rơi tự do có khối
lượng 100g từ tầng năm của trung tâm có độ cao 40m so với mặt đất, bỏ qua ma sát với không
khí. Tính thế năng của vật tại giây thứ hai so với mặt đất. Cho g = 10 m/s2
A. 10(J) B. 50(J) C. 20(J) D. 40(J)
Câu 43: Cho một vật có khối lượng 200g đang ở độ cao l0m so với mặt đất sau đó thả vật cho
rơi tự do. Tìm công của trọng lực và vận tốc của vật khi vật rơi đến độ cao 6m.
A. 4(J);2 (m/s) B. 6(J); 2 (m/s)
C. 10(J); 10(m/s) D. 4(J); 2 (m/s)
Câu 44: Hai vật có khối lượng là m và 2m đặt ở hai độ cao lần lượt là 2h và h. Thế năng hấp
dẫn của vật 1 so với vật 2 là:

93
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
A. Bằn hai lần vật thứ hai. B. Bằng một nửa vật thứ hai.
C. Bằng vật thứ hai. D. Bằng 1/4 vật thứ hai.
Câu 45: Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s 2. Khi đó,
vật ở độ cao bằng bao nhiêu?
A. 0,102 m B. 1,0 m C. 9,8 m D. 32 m
Câu 46: Một vật có khối lượng 2,0kg sẽ có thế năng 4,0J đối với mặt đất khi nó có độ cao là
A. 3,2m. B. 0,204m. C. 0,206m. D. 9,8m.
2
Câu 47: Một vật khối lượng 2kg có thế năng 8J đối với mặt đất. Lấy g = 10m/s . Khi đó vật ở
độ cao
A. 4m B. 1,0m C. 9,8m D. 32m
Câu 48: Thế năng của vật nặng 2 kg ở đáy 1 giếng sâu 10 m so với mặt đất tại nơi có gia tốc g
= 10 m/s2 là bao nhiêu?
A. -100 J B. 100 J C. 200 J D. -200 J
Câu 49: Một vật có khối lượng 10 kg được đặt trên mặt đất và cạnh một cái giếng nước, lấy g
= 10 m/s2. Tính thế năng của vật tại A cách mặt đất 2m về phía trên và tại đáy giếng cách mặt
đất 6m với gốc thế năng tại mặt đất.
A. 200(J); -600(J) B. -200(J);-600(J)
C. 600(J); 200(J) D. 600(J); -200(J)
Câu 50: Một vật có khối lượng 10 kg được đặt trên mặt đất và cạnh một cái giếng nước, lấy g
= 10 m/s2. Tính thế năng của người tại A cách mặt đất 3m về phía trên và tại đáy giếng cách
mặt đất 5m với gốc thế năng tại tại đáy giếng.
A.100(J);800(J) B. 4800(J); 0(J)
C. -800(J); 0(J) D.100(J);-800(J)
Câu 51: Một người có khối lượng 60kg đứng trên mặt đất và cạnh một cái giếng nước, lấy g =
10 m/s2. Tính công của trọng lực khi người di chuyến từ đáy giếng lên độ cao 3m so với mặt
đất.
A. 600(J) B. 900(J) C. -600(J) D. -4800(J)
Câu 52: Một người có khối lượng 60kg đứng trên mặt đất và cạnh một cái giếng nước, lấy g =
10 m/s2. Tính thế năng của người tại A cách mặt đất 3m về phía trên và tại đáy giếng cách mặt
đất 5m với gốc thế năng tại mặt đất.
A.1000(J);8000(J) B. 1800(J); -3000(J)
C. -8000(J); 0(J) D.1000(J);-8000(J)
Câu 53: Một vật có khối lượng 10 kg được đặt trên mặt đất và cạnh một cái giếng nước, lấy g
= 10 m/s2. Tính công của trọng lực khi người di chuyến từ đáy giếng lên độ cao 3m so với mặt
đất.
A. 600(J) B. 900(J) C. -600(J) D. -900(J)
Câu 54: Một học sinh của trung tâm bồi dưỡng kiến thức Hà Nội thả một vật rơi tự do có khối
lượng 500g từ dộ cao 45 m so với mặt đất, bỏ qua ma sát với không khí, Tính thế năng của vật
tại giây thứ hai so với mặt đất. Cho g = 10 m/s2
A.100(J) B. 250(J) C. 125(J) D. 400(J)

94
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 55: Một cần cẩu nâng một contenơ khối lượng 3000kg từ mặt đất lên độ cao 2m ( tính
theo sự di chuyển của trọng tâm contenơ). Lấy g = 9,8m/s 2, chọn mốc thế năng ở mặt đất. Thế
năng trọng trường của contenơ khi nó ở độ cao 2m là:
A. 58800J B. 85800J C. 60000J D. 11760J
Câu 56: Một buồng cáp treo chở người có khối lượng tổng cộng 800kg đi từ vị trí xuất phát
cách mặt đất 10m tới một trạm dừng trên núi ở độ cao 550m sau đó lại tiếp tục tới một trạm
khác ở độ cao 1300m. Công do trọng lực thực hiện khi buồng cáp treo di chuyển từ vị trí xuất
phát tới trạm dừng thứ nhất là:
A. - 432.104J B. – 8,64.106J C. 6.106J D. 5.106J
Câu 57: Một vật khối lượng 3kg đặt ở một vị trí trọng trường mà có thế năng là W t1 = 600J.
Thả vật RTD tới mặt đất tại đó thế năng của vật là W t2 = - 900J. Lấy g = 10m/s2. Mốc thế năng
được chọn cách mặt đất:
A. 20m B. 25m C. 30m D. 35m
Câu 58: Một vật khối lượng 3kg đặt ở một vị trí trọng trường mà có thế năng là W t1 = 600J.
Thả vật RTD tới mặt đất tại đó thế năng của vật là W t2 = - 900J. Lấy g = 10m/s 2. Vật đã rơi từ
độ cao nào:
A. 40m B. 50m C. 60m D. 70m
Câu 59: Một vật khối lượng 3kg đặt ở một vị trí trọng trường mà có thế năng là W t1 = 600J.
Thả vật RTD tới mặt đất tại đó thế năng của vật là W t2 = - 900J. Lấy g = 10m/s2. Tốc độ của vật
khi qua mốc thế năng là:
A. 5m/s B. 10m/s C. 15m/s D. 20m/s
Câu 60: Thác nước cao 30m đổ xuống phía dưới 10 kg nước trong mỗi giây. Lấy g=10m/s2,
4

công suất thực hiện bởi thác nước:


A. 2000kW B. 3000kW C. 4000kW D. 5000kW
Câu 61: Một vật có khối lượng m = 3kg được đặt ở một vị trí trong trọng trường và có thế
năng tại vị trí đó bằng W t1 = 600J. Thả tự do cho vật đó rơi xuống mặt đất, tại đó thế năng của
vật bằng Wt2 = -900J. Cho g = 10m/s2. Vật đã rơi từ độ cao là
A. 50m. B. 60m. C. 70m. D. 40m.
Câu 62: Một cần cẩu nâng một contenơ khối lượng 3000kg từ mặt đất lên độ cao 2m ( tính
theo sự di chuyển của trọng tâm contenơ ), sau đó đổi hướng và hạ xuống sàn một ô tô tải ở độ
cao cách mặt đất 1,2m. Lấy g = 9,8m/s2, chọn mốc thế năng ở mặt đất. Độ biến thiên thế năng
khi nó hạ từ độ cao 2m xuống sàn ô tô là:
A. 48000J B. 47000J C. 23520J D. 32530J
Câu 63: Một buồng cáp treo chở người có khối lượng tổng cộng 800kg đi từ vị trí xuất phát
cách mặt đất 10m tới một trạm dừng trên núi ở độ cao 550m sau đó lại tiếp tục tới một trạm
khác ở độ cao 1300m. Lấy mốc thế năng tại mặt đất, thế năng trọng trường của vật tại điểm
xuất phát và tại các trạm dừng là:
A. 4.104J; 24.105J; 64.105J B. 8.104J; 44.105J; 104.105J
C. 7,8.104J; 0,4.105J; 6,4.105J D. 6.104J;0,56.105J; 8,4.105J

95
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 64: Một buồng cáp treo chở người có khối lượng tổng cộng 800kg đi từ vị trí xuất phát
cách mặt đất 10m tới một trạm dừng trên núi ở độ cao 550m sau đó lại tiếp tục tới một trạm
khác ở độ cao 1300m. Lấy mốc thế năng tại trạm dừng thứ nhất, thế năng trọng trường của vật
tại điểm xuất phát và tại các trạm dừng là:
A. - 4.104J; 0; 64.105J B. – 8,8.104J; 0; 109.105J
C. 7,8.104J; 0; 6,24.105J D. – 4,32.106J; 0; 6.106J
Câu 65: Cho một vật có khối lượng 200g đang ở độ cao l0m so với mặt đất sau đó thả vật cho
rơi tự do. Tìm công của trọng lực và vận tốc của vật khi vật rơi đến độ cao 6m.
A. 4(J);2√ 10 (m/s) B. 6(J); 2√ 15 (m/s)
C.10(J); 10(m/s) D. 4(J); 2√ 5 (m/s)
Câu 66: Một học sinh lớp 10 trong giờ Vật lý thầy Du làm thí nghiệm thả một quả câu có khối
lượng 250g từ độ cao l,5m so với mặt đất. Hỏi khi vật đạt vận tốc 18km/h thì vật đang ở độ cao
bao nhiêu so với mặt đất. Chọn vị tri thả làm gốc thế năng. Lấy g = 10m/s2.
A. 0,25 m. B. 0,5 m. C. 1 m. D. 0,15 m.
Câu 67: Một vật có khối lượng m được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc 7 m/s.
Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 m/s2. Vật đạt được độ cao cực đại so với mặt đất là:
A. 2,54 m. B. 4,5 m. C. 4,25 m D. 2,45 m.
Câu 68: Một buồng cáp treo chở người với khối lượng tổng cộng là 800kg đi từ vị trí xuất phát
cách mặt đất l0m tới một trạm dùng trên núi ở độ cao 550m, sau đó lại đi tiếp tục tới trạm khác
ở độ cao 1300m. Tìm thế năng trọng trường của vật tại vị trí xuất phát và tại trạm 1 trong
trường hợp lấy mặt đất làm mốc thế năng, g = 9,8m/s2.
A. 1000(J);8000(J) B. 78400(J); 4312000(J)
C. -8000(J); 0(J) D.1000(J); -8000(J)
Câu 69: Một vật có khối lượng 4kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tại đó
Wt1 = 600J. Thả vật roi tự do đến mặt đất có thế năng W t2 = -800J. Vật đã rơi từ độ cao nào so
với mặt đất
A. 15 m. B. 25 m. C. 10 m. D. 35 m.
Câu 70: Một vật có khối lượng 100g đang ở độ cao 6m so với mặt đất sau đó thả cho rơi tự do.
Tìm công của trọng lực và vận tốc của vật khi vật rơi đến độ cao 2m.
A. 40 J; 4√ 5 m/s B. 4 J;√ 5 m/s C. 40 J; 4m/s D. 4 J; 4√ 5 m/s
Câu 71: Một vật có khối lượng 3 kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tại đó
Wt1 = 500 J. Thả vật rơi tự do đến mặt đất có thế năng W t2 = -900 J. Hỏi vật đã rơi từ độ cao
nào so với mặt đất.
A. 15 m. B. 24,5 m. C. 10 m. D. 47,6 m.
Câu 72: Một vật có khối lượng 3 kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tại đó
Wt1 = 500 J. Thả vật rơi tự do đến mặt đất có thế năng W t2 = -900 J. Xác định vị trí ứng với
mức không của thế năng đã chọn.
A. 15 m. B. 25 m. C. 10 m. D. 17 m.

96
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 73: Một vật có khối lượng 3 kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tại đó
Wt1 = 500 J. Thả vật rơi tự do đến mặt đất có thế năng W t2 = -900 J. Tìm vận tốc của vật khi vật
qua vị trí này.
A. 5m/s B. 10m/s C. 17,5m/s D. 18,25m/s
Câu 74: Một vật có khối lượng m = 6 kg được đặt ở một vị trí trong trọng trường và có thế
năng tại vị trí đó bằng Wt1 = 720 J. Thả tự do cho vật rơi tới mặt đất, tại đó thế năng của vật
bằng Wt2 = - 240 J. Lấy g = 10 m/s2. Hỏi vật đã rơi từ độ cao nào so với mặt đất?
A. 15 m. B. 25 m. C. 10 m. D. 16 m.
Câu 75: Một vật có khối lượng m = 6 kg được đặt ở một vị trí trong trọng trường và có thế
năng tại vị trí đó bằng Wt1 = 720 J. Thả tự do cho vật rơi tới mặt đất, tại đó thế năng của vật
bằng Wt2 = - 240 J. Lấy g = 10 m/s2. Hãy xác định gốc thế năng đã được chọn ở đâu.
A. 15 m. B. 25 m. C. 10 m. D. 12 m.
Câu 76: Một vật có khối lượng m = 6 kg được đặt ở một vị trí trong trọng trường và có thế
năng tại vị trí đó bằng Wt1 = 720 J. Thả tự do cho vật rơi tới mặt đất, tại đó thế năng của vật
bằng Wt2 = - 240 J. Lấy g = 10 m/s2. Tìm vận tốc vật khi đi qua vị trí gốc thế năng.
A. 5m/s B. 10m/s C. 17,5m/s D. 15,5m/s
Câu 77: Một cần cẩu nâng một thùng hàng có khối lượng 420 kg từ mặt đất lên độ cao 3 m
(tính theo di chuyển khối tâm của thùng), sau đó đổi hương và hạ thùng này xuống sàn một ôtô
tải ở độ cao 1,25 m so với mặt đất. Tìm thế năng của thùng trong trọng trương khi ở độ cao 3
m. Tính công của lực phát động (lực căng của dây cáp) để nâng thùng hàng lên độ cao này.
A. 12600 (J); 12600 (J) B. 12600 (J); -12600 (J)
C. 42600 (J); 12600 (J) D. -42600 (J); 12600 (J)
Câu 78: Một cần cẩu nâng một thùng hàng có khối lượng 420 kg từ mặt đất lên độ cao 3 m
(tính theo di chuyển khối tâm của thùng), sau đó đổi hương và hạ thùng này xuống sàn một ôtô
tải ở độ cao 1,25 m so với mặt đất. Tìm độ biến thiên thế năng khi hạ thùng từ độ cao 3 m
xuống sàn ôtô.
A. 735 (J). B. -735 (J) C. 7350 (J) D. -7350 (J)
Câu 79: Một người đứng yên trên cầu ném một hòn đá có khối lượng 50 g lên cao theo
phương thẳng đứng. Hòn đá lên đến độ cao 6 m (tính từ điểm ném) thì dừng và rơi trở xuống
mặt nước thấp hơn điểm ném 2 m. Tìm thế năng của vật trong trọng trường ở vị trí cao nhất nếu
chọn mặt nước làm mốc.
A. -3,92 (J). B. -7,5 (J). C. 7,5 (J). D. 3,92 (J).
Câu 80: Một người đứng yên trên cầu ném một hòn đá có khối lượng 50 g lên cao theo
phương thẳng đứng. Hòn đá lên đến độ cao 6 m (tính từ điểm ném) thì dừng và rơi trở xuống
mặt nước thấp hơn điểm ném 2 m. Tìm thế năng của vật trong trọng trường ở vị trí cao nhất nếu
chọn điểm ném vật làm mốc.
A. -2,94 (J). B. -7,5 (J). C. 7,5 (J). D. 2,94 (J).

DẠNG 3: CƠ NĂNG
Phương pháp:

97
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
- Chọn gốc thế năng
- Xác định độ cao và vận tốc của vật so tại vị trí xét.

- Áp dụng công thức tính cơ năng:

- Áp dụng công thức bảo toàn cơ năng:


A. Bài tập tự luận
Loại 1: Định luật bảo toàn cơ năng
Bài 1: Nhà máy điện sản xuất điện năng từ dòng
nước chảy từ trên cao xuống (Hình 17.1). Trong quá
trình đó, có những dạng năng lượng cơ học nào xuất
hiện? Chúng có thể chuyển hóa qua lại với nhau
không? Trong những điều kiện nào thì tổng của các
dạng năng lượng cơ học đó được bảo toàn?
Lời giải:
- Trong quá trình sản xuất điện năng từ dòng nước
Hình 17.1. Sơ đồ nhà máy thủy điện.
chảy trên cao xuống, có những dạng năng lượng cơ
học xuất hiện là động năng, thế năng trọng trường.
- Động năng và thế năng chuyển hóa qua lại lẫn nhau.
- Trong điều kiện bỏ qua lực cản không khí thì cơ năng được bảo toàn.
Bài 2: Phân tích sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng trong một số hoạt động của đời
sống hàng ngày.
Lời giải:
+ Ném quả bóng từ dưới lên, ban đầu quả bóng có động năng cực đại, thế năng bằng 0; khi quả
bóng lên vị trí cao nhất thì động năng bằng 0, thế năng thì cực đại.
+ Nước chảy từ trên cao xuống, ban đầu thế năng cực đại, động năng bằng 0, khi chảy đến chân
thì động năng cực đại còn thế năng bằng 0.
Bài 3: Một thùng hàng bắt đầu trượt xuống từ đỉnh của một máng nghiêng nhẵn (ma sát không
đáng kể). Nếu tăng góc nghiêng của máng thì tốc độ của thùng hàng tại chân máng thay đổi
như thế nào?
Lời giải:
Do ma sát không đáng kể nên cơ năng của thùng hàng được bảo toàn. Khi tăng góc nghiêng
của máng, thế năng ban đầu của thùng hàng tăng lên, cơ năng của thùng hàng vì thế cũng tăng.
Do đó, động năng của thùng hàng tại chân máng trượt cũng tăng theo, suy ra tốc độ thùng hàng
tại chân máng tăng.
Bài 4: Vì sao các búa máy đóng cọc được chế tạo rất nặng và khi hoạt động, búa được kéo lên
rất cao so với đầu cọc?
Lời giải:

98
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Thế năng của búa máy so với đầu cọc tỉ lệ thuận với khối lượng và độ cao của búa so với đầu
cọc. Nếu bỏ qua mọi lực cản, động năng cực đại của búa bằng thế năng ban đầu của nó. Động
năng của búa trước khi va chạm với đầu cọc càng lớn thì cọc càng dễ cắm sâu vào đất.
Bài 5: Một người nâng tạ lên cao sao cho tốc độ của tạ là không đổi trong suốt quá trình
chuyển động. Chọn gốc thế năng trọng trường tại mặt đất. Trong các đại lượng: động năng, thế
năng, cơ năng, đại lượng nào của tạ không thay đổi trong quá trình trên?
Lời giải:
Động năng của tạ không thay đổi vì tốc độ tạ không đổi. Thế năng của quả tạ tăng vì độ cao của
tạ so với gốc thế năng tăng. Do đó, cơ năng của tạ cũng tăng.
Bài 6: Một quả bowling được treo lên trần nhà bằng một sợi dây không
dãn. Một bạn học sinh được thực hiện thí nghiệm biểu diễn bằng cách kéo
quả bóng ra khỏi vị trí cân bằng của nó và gần chạm vào tường, sau đó thả
quả bóng ra như Hình 17.2.
a. Trong quá trình chuyển động, quả bóng có thể va vào tường không? Tại
sao?
b. Liệt kê yếu tố đảm bảo quả bóng không va chạm với tường trong quá
trình chuyển động.
Lời giải:
a. + Nếu bỏ qua mọi lực cản, cơ năng của quả bóng bảo toàn thì quả bóng sẽ quay lại đúng vị
trí được thả.
+ Nếu lực cản không khí đáng kể, cơ năng bị mất mát một phần thì quả bóng sẽ không thể
trở về vị trí ban đầu (ở phía trước vị trí ban đầu).
→ Trong cả hai trường hợp, quả bóng đều không thể va chạm vào tường.
b. Yếu tố đảm bảo quả bóng không va chạm với tường trong quá trình chuyển động: phải thả
quả bóng không vận tốc đầu.
Bài 7: Một chiếc ô tô đang chạy thì phải phanh gấp để giảm tốc nhằm tránh va chạm với một
chú chó băng ngang qua đường. Trong quá trình hãm phanh, động năng của ô tô thay đổi như
thế nào? Trong trường hợp này, cơ năng của ô tô có bảo toàn không? Tại sao?
Lời giải:
Trong quá trình hãm phanh, tốc độ của ô tô giảm dần nên động năng cũng giảm dần. Cơ năng
của ô tô không bảo toàn vì ô tô chịu tác dụng của các lực không phải là lực thế như lực hãm
phanh và lực ma sát giữa bánh xe với mặt đường.
Bài 8: Làm thế nào để một quả bóng sau khi đập xuống sàn nhà có thể nảy lên cao hơn so với
vị trí ban đầu?
Lời giải:
Ta cần cung cấp một vận tốc đầu trước khi ném quả bóng thẳng đứng xuống sàn. Khi đó, cơ
năng của quả bóng bao gồm thế năng và động năng tại vị trí ban đầu. Thế năng cực đại của quả
bóng chính bằng cơ năng của quả bóng và lớn hơn thế năng của quả bóng tại vị trí ban đầu. Do
đó, quả bóng có thể nảy lên cao hơn.

99
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Bài 9: Trên các đồi cát tại Mũi Né, thành phố Phan Thiết, du khách thường sử dụng tấm ván để
trượt từ trên một đoạn đồi cao xuống dưới. Để tạo trải nghiệm trượt tốt, du khách thường được
khuyên di chuyển lên các đoạn đồi cao và tốc độ trượt sẽ nhanh hơn. Giải thích nguyên nhân
cho cách làm trên. Ngoài ra, còn có cách nào khác để tăng tốc độ trượt?
Lời giải:
Đoạn đồi cao thì thế năng ban đầu của người trượt cũng lớn, khiến cho trong quá trình trượt,
năng lượng được chuyển hóa thành động năng lớn hơn. Động năng lớn thì tốc độ trượt sẽ lớn,
tạo cảm giác trượt và chuyển động tốt hơn. Ngoài ra, ta có thể sử dụng tấm ván trượt mỏng nhẹ,
mặt nhẵn làm giảm ma sát trượt, giảm hao phí nhiệt năng trong quá trình chuyển động để trượt
cát đạt tốc độ cao.
Bài 10: Tại sao trong môn nhảy cao, các vận động viên đều phải chạy đà trước khi giậm nhảy?
Lời giải:
Quá trình chạy đà có tác dụng tăng tốc độ đầu nhằm tăng động năng ban đầu của người vận
động viên. Khi động năng ban đầu lớn thì thế năng cực đại của vận động viên cũng lớn. Điều
này giúp vận động viên đạt thành tích cao hơn.
Bài 11: Xét một vật nhỏ bắt đầu chuyển động trên một
đường trượt không ma sát từ A đến C sau đó trượt trên
đường nằm ngang (có ma sát) từ C đến D như Hình
17.3. Em hãy cho biết:
a. động năng của vật tăng, giảm hoặc bằng hằng số
trên những đoạn nào?
b. cơ năng của vật tăng, giảm hoặc bằng hằng số trên
những đoạn nào?
Lời giải:
a. Trên đoạn thẳng AB, động năng của vật tăng (vì thế năng đang giảm khi vật chuyển động từ
cao xuống thấp).
Tương tự, ta có: Trên đoạn BC, động năng của vật giảm.
Trên đoạn CD, động năng của vật giảm vì lực ma sát sinh công âm trong quá trình vật trượt.
b. Trên đường trượt ABC, cơ năng của vật bảo toàn do bỏ qua ma sát.
Trên đoạn CD, thế năng của vật không đổi trong khi động năng của vật giảm nên cơ năng của
vật giảm.
Bài 12: Một vật nhỏ bắt đầu trượt từ đỉnh của
một đường trượt không ma sát, cách mặt đất một
đoạn h như Hình 17.4. Sau khi trượt đến chân
đường trượt, vật tiếp tục trượt trên đoạn đường
nằm ngang một đoạn s rồi mới dừng lại, ma sát
trên đoạn đường nằm ngang là đáng kể.
a. Nếu độ cao h ban đầu được nâng lên thì s sẽ thay đổi như thế nào? Tại sao?
b. Nếu tăng khối lượng của vật thì s sẽ thay đổi như thế nào? Tại sao?
Lời giải:

100
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Do bỏ qua ma sát trên đường trượt, cơ năng của vật trên đường
trượt được bảo toàn nên động năng tại chân đường trượt là Wd2 = Wt1 = m.g.h
Trên đoạn đường nằm ngang, vật chịu thêm tác dụng của lực ma sát, áp dụng định lí động năng
cho quá trình vật trượt trên sàn: 0 − Wd2 = Fms.s.cos1800 ⇒ s = h/μ (∗)
Dựa vào biểu thức (*) ta có:
a. khi tăng độ cao h ban đầu của vật trên đường trượt thì s cũng sẽ tăng.
b. s không đổi vì không phụ thuộc khối lượng của vật.
Bài 13: Hai vật nhỏ giống hệt nhau được ném với cùng tốc độ ban đầu tại cùng một độ cao như
Hình 17.5. Xem sức cản của không khí là không đáng kể. Vật nào sẽ đạt được độ cao cực đại
lớn hơn? Tại sao?
Lời giải:
Vật (1) sẽ có độ cao cực đại lớn hơn (2) vì trong chuyển động ném
xiên, tại vị trí độ cao cực đại mà vật đạt được thì vật vẫn có vận
tốc. Vật (1) và vật (2) có cùng cơ năng ban đầu.
W1 = W2 ⇒ Wt1 + Wd1 = Wt2 + Wd2
Tại vị trí cao nhất, ta có: Wđ1 < Wđ2 (vì Wđ1 = 0, Wđ2 > 0), nên:
Wt1 > Wt2 ⇒ h1 > h2.
Bài 14: Kỉ lục nhảy sào thế giới hiện nay là 6,17 m do vận động viên người Thụy Điển Amand
Duplantis lập năm 2020, kỉ lục nhảy cao thế giới hiện nay là 2,45 m do vận động viên người
Cuba Javier Sotomayor lập năm 1993. Tại sao vận động viên nhảy sào có thể nhảy cao hơn vận
động viên nhảy cao nhiều đến thế?
Lời giải:
Do vận động viên nhảy sào dùng cây sào làm đòn bẩy, còn vận động viên nhảy cao dùng
chân làm sức bật, cây sào có chiều dài lớn hơn rất nhiều so với với dùng chân làm sức bật dẫn
đến sự chênh lệch nhiều đến vậy.
Bài 15: Khi nước chảy từ thác nước xuống:
a. Lực nào làm cho nước chảy từ đỉnh thác xuống dưới?
b. Lực nào sinh công trong quá trình này?
c. Động năng và thế năng của nó thay đổi như thế nào?
d. Hãy dự đoán về mối liên hệ giữa độ tăng động năng và độ giảm thế năng?
Lời giải:
a. Lực làm cho nước chảy từ đỉnh thác xuống dưới là trọng lực
b. Lực sinh công trong quá trình này là trọng lực
c. Tại đỉnh tháp thế năng cực đại, động năng bằng 0, càng xuống dưới thì thế năng giảm và
động năng tăng
d. Độ tăng động năng bằng độ giảm thế năng.
Bài 16: Từ một điểm ở độ cao h so với mặt đất, ném một vật có khối lượng m lên cao với vận
tốc ban đầu v0
a. Khi vật đi lên có những lực nào tác dụng lên vật, lực đó sinh công cản hay công phát
động?

101
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
b. Trong quá trình vật đi lên rồi rơi xuống thì dạng năng lượng nào tăng, dạng năng lượng
nào giảm? Hãy dự đoán về mối liên hệ giữa độ tăng của động năng và độ giảm của thế năng.
Lời giải:
a. Khi vật đi lên thì có lực cản của không khí tác dụng lên vật, lực đó sinh công cản
b. Trong quá trình đi lên, thế năng tăng và động năng giảm. Khi vật rơi xuống thì thế năng
giảm và động năng tăng
Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau nên độ tăng của động năng và độ
giảm thế năng bằng nhau.
Bài 17: Trên Hình 26.1 là một phần đường đi của tàu lượn siêu tốc. Em hãy phân tích sự
chuyển hóa giữa động năng và thế năng của tàu lượn trên từng đoạn đường.

Lời giải:
Chọn mốc tại mặt đất, chiều dương là chiều chuyển động của tàu
+ Từ A – B: Động năng giảm, thế năng tăng đến giá trị cực đại
+ Từ B – C: Động năng tăng, thế năng giảm
+ Từ C – D: Động năng giảm, thế năng tăng
+ Từ D – E: Động năng tăng, thế năng giảm
Bài 18: Trong các quá trình hoạt động của tàu lượn siêu tốc, ngoài động năng và thế năng còn
có dạng năng lượng nào khác tham gia quá trình chuyển hóa?
Lời giải:
Trong quá trình hoạt động của tàu lượng siêu tốc, ngoài động năng và thế năng tham gia vào
quá trình chuyển hóa thì còn có nhiệt năng
Bài 19: Hình 26.3 mô tả vận động viên tham gia trượt ván
trong máng. Bỏ qua mọi ma sát, hãy phân tích sự bảo toàn
cơ năng của vận động viên này
Lời giải:
Chọn mốc thế năng tại mặt đất
Khi vận động viên trượt từ đỉnh máng xuống chân máng,
độ cao giảm và vận tốc tăng nên thế năng giảm và động
năng tăng
Nhưng khi từ chân máng lên đến đỉnh máng thì độ cao
tăng và vận tốc giảm nên thế năng tăng và động năng giảm

102
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Khi bỏ qua mọi ma sát thì cơ năng của vận động này
được bảo toàn
Bài 20: Chế tạo mô hình minh họa định luật bảo toàn
năng lượng
Dụng cụ: một viên bi, hai thanh kim loại nhẵn, hai
giá đỡ có vít điều chỉnh độ cao.
Chế tạo: Dùng hai thanh kim loại uốn thành đường
ray và gắn giá đỡ để tạo được mô hình như Hình 26.6.
Thí nghiệm:
- Thả viên bi từ điểm A trên đường ray.
- Viên bi có thể chuyển động tới điểm D không? Tại
sao? Làm thí nghiệm kiểm tra.
Lời giải:
Nếu bỏ qua mọi ma sát, trong quá trình chuyển động của viên bi thì cơ năng được bảo toàn,
viê bi có thể chuyển động tới điểm D
Nhưng thực tế vẫn có lực ma sát trong quá trình chuyển động của viên bi, vì vậy viên bi rất
khó để lên được tới điểm D
Học sinh tự thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng
Bài 21: Phân tích lực tác dụng lên quả bóng và sự chuyển hóa
giữa động năng và thế năng của quả bóng trong quá trình rơi
(Hình 17.9).
Lời giải:
- Nếu xem lực cản của không khí không đáng kể thì trọng lực
là lực duy nhất tác dụng lên quả bóng trong quá trình rơi.
- Khi thả quả bóng từ trên cao xuống mặt đất thì thế năng giảm
dần và động năng tăng dần. Khi quả bóng bật ngược trở lại thì thế
năng tăng dần và động năng giảm dần.
Bài 22: Một vật được thả cho rơi tự do từ độ cao h = 10 m so với
mặt đất. Bỏ qua mọi ma sát. Ở độ cao nào thì vật có động năng
bằng thế năng?
Lời giải:
Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Gọi h1 là độ cao động năng bằng thế năng
Khi động năng bằng thế năng, ta có:
W = Wd + Wt = 2Wt ⇔ mgh = 2mgh1 ⇔ h1 = h/2 ⇒ h1 = 10/2 = 5(m)
Bài 23: Thả một vật có khối lượng m = 0,5 kg từ độ cao h 1 = 0,8 m so với mặt đất. Xác định
động năng và thế năng của vật ở độ cao h2 = 0,6 m. Lấy g = 9,8 m/s2 .
Lời giải:
Cơ năng của vật là: W = mgh1 = 0,5.9,8.0,8 = 3,92 (J)
Thế năng của vật ở độ cao h2 là: Wt = mgh2 = 0,5.9.8.0,6 = 2,94 (J)
Động năng của vật ở độ cao h2 là: Wd = W – Wt = 3,92 2,94 = 0,98 (J)

103
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Bài 24: Hãy chỉ ra vị trí đặt bồn nước (Hình 17.10) phục vụ cho việc sinh
hoạt trong gia đình sao cho nước chảy từ vòi nước sinh hoạt là mạnh nhất
và giải thích tại sao.
Lời giải:
Nước chảy càng cao thì vận tốc dòng chảy càng mạnh nên từ đó ta có thể
đặt vị trí bồn nước ở trên tầng thượng của gia đình.
Bài 2. Em có nhận xét gì về động năng, thế năng và cơ năng của cô gái
đang chơi ván trượt ở các vị trí 1, 2, 3, 4, 5 (Hình 17P.1). Bỏ qua mọi ma
sát.

Lời giải:
+ Tại vị trí 1 và 5, thế năng bằng nhau và cực đại
+ Tại vị trí 2 và 4 động năng và thế năng đều bằng nhau
+ Tại vị trí 3 động năng cực đại, thế năng bằng 0
⇒ Tất cả các vị trí, cơ năng không đổi.
Bài 25: Một vật được thả từ đỉnh của một mặt
phẳng nghiêng có độ cao h (Hình 17P.2). Vậy
động năng của vật tại chân của mặt phẳng
nghiêng có phụ thuộc vào góc nghiêng của mặt
phẳng nghiêng hay không? Bỏ qua ma mọi ma
sát.
Lời giải:
Động năng của vật ở chân dốc bằng thế năng
ở đỉnh dốc
Thế năng ở đỉnh dốc: Wt = m.g.h
⇒ Động năng của vật tại chân dốc không phụ thuộc vào góc nghiêng.
Bài 26: Một người đi bộ lên các bậc thang như Hình 17P.3. Các bậc
thang có chiều cao 15 cm, tổng cộng có 25 bậc thang. Người đi bộ
này có khối lượng là 55 kg, chuyển động lên với tốc độ xem như
không thay đổi từ bậc thang đầu tiên cho đến bậc thang cuối cùng là
1,5 m/s.
a. Tính cơ năng người này trước khi bước lên bậc thang đầu tiên.
b. Tính cơ năng người này ở bậc thang trên cùng.
104
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
c. Phần năng lượng thay đổi ở hai vị trí này được cung cấp từ đâu?
Lời giải:
a. Trước khi bước lên bậc thang đầu tiên thì thế năng bằng 0
⇒ Cơ năng: W = Wd = ½ mv2 = ½ .55.1,52 = 61,875 (J)
b. Khi bước lên bậc thang trên cùng thì động năng bằng 0
⇒ Cơ năng: W = Wt = m.g.h = 55.10.3,75 = 2062,5 (J)
c. Phần năng lượng thay đổi ở hai vị trí do thế năng tăng dần trong khi đó động năng không
thay đổi.
Bài 27: Trò chơi đệm nhún là một trò chơi vui vẻ dành cho
các bạn nhỏ (Hình 17P.4). Hai bạn nhỏ có khối lượng lần lượt
là 16 kg và 13 kg, nhảy từ trên độ cao khoảng 70 cm xuống
đệm nhún với tốc độ ban đầu theo phương thẳng đứng hoàn
toàn giống nhau và bằng 1 m/s.
a. Tính công của trọng lực tác dụng lên hai bạn trong quá
trình từ lúc bắt đầu nhảy đến thời điểm ngay trước khi chạm
đệm nhún.
b. Tính tốc độ của cả hai bạn ngay trước khi chạm đệm
nhún.
Lời giải:
a. Công của trọng lực đối với bạn nam là: A1 = m1.g.h = 16.10.0,7 = 112 (J)
Công của trọng lực đối với bạn nữ là: A2 = m2.g.h = 13.10.0,7 = 91 (J).
b. Cơ năng trong cả quá trình chuyển động được bảo toàn. Ta có: W = A
Khi cả hai bạn chạm đệm nhún thì thế năng bằng 0: W = Wđ
⇒ Vận tốc của bạn nam là:
v=√ ❑
Vận tốc của bạn nữ là:
v=√ ❑
Bài 28: Trong xây dựng, để có công trình bền vững thì cần xây
nền móng chắc chắn bằng cách đóng những cọc bê tông đúc sẵn
ngập sâu xuống nền đất. Mỗi máy đóng cọc đều có bộ phận búa
máy được nâng lên nhờ sức thủy lực, hơi nước hoặc động cơ
điêzen. Khi đạt tới điểm cao nhất, búa máy sẽ được thả cho rơi
xuống, va chạm mạnh vào cọc bê tông và làm nó lún xuống (hình
2.1). Như vậy, búa máy khi ở trên cao có dự trữ năng lượng (thế
năng) để sinh công làm dịch chuyển cọc. Động năng mà búa máy
truyền sang cọc có liên hệ gì với khối lượng của búa máy và độ
cao của nó trước khi thả rơi?
Lời giải:

105
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
2
Từ biểu thức tính động năng Wd = ½ mv , ta thấy động năng phụ thuộc vào khối lượng của
vật và vận tốc, không phụ thuộc vào độ cao của vật trước khi thả rơi. Động năng tăng khi khối
lượng của vật tăng.
Bài 29: Tìm từ thích hợp với chỗ ? Trong suy luận dưới đây:
Thế năng của búa máy càng ? thì lực của máy đóng cọc thực hiện công càng ? cọc lún xuống
càng sâu.
- So sánh thế năng trọng trường của vật ở độ cao h với công của người tác dụng lực nâng vật
lên đến độ cao này.
Lời giải:
- Thế năng của búa máy càng lớn thì lực của máy đóng cọc thực hiện công càng cao, cọc lún
xuống càng sâu.
- Biểu thức tính thế năng trong trường trọng lực là: Wt = m.g.h
Biểu thức tính công của trọng lực: A = m.g.h
⇒ Wt = A
Bài 30: Nhảy cầu là một môn thể thao. Vận động viên nhảy lên, đạt điểm cao nhất cách mặt
nước 10 m, rồi rơi xuống. Trong quá trình rơi, vận động viên thực hiện các động tác nhào lộn
đẹp mắt trước khi chạm nước (hình 2.6). Em hãy ước lượng tốc độ của vận động viên khi chạm
nước. Nước trong bể có vai trò như thế nào trong việc đảm bảo an toàn cho vận động viên?
Lời giải:
Tốc độ của vận động viên khi chạm nước là: v = √❑ = √❑ ≈ 14 (m/s)
Nước trong bể có vài trò làm giảm tốc độ của vận động viên khi vận động viên tiếp nước.
Bài 31: Lấy ví dụ về sự chuyển hóa từ năng lượng dự trữ thành năng lượng hoạt động trong
cuộc sống và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
Lời giải:
Trong cuộc sống: Uống một hộp sữa milo 180 ml chứa năng lượng 110 Kcal tương đương
với 459 800 J
Trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp: Rắc phân bón, phân lân, kali cho cây trồng cung
cấp năng lượng cho cây để cây phát triển
Bài 32: Khi tàu vũ trụ Apollo đổ xuống Mặt Trăng vào ngày 20/7/1969, phi hành gia Neil
Armstrong đã được trải nghiệm hiệu ứng hấp dẫn yếu. Ông thực hiện cú nhảy từ bề mặt Mạt
Trăng với vận tốc 1,51 m/s và đạt độ cao 0,7 m. Hãy tính gia tốc trọng trường ở bề mặt Mặt
Trăng.
Đáp án:
Lời giải:
Chọn mốc thế năng ở bề mặt Mặt Trăng.
Cơ năng được bảo toàn ở vị trí nhảy và ở độ cao 0,7 m.
2 2
Ta có: ½ mv2 = mgTh g T = v = 1, 51 = 1,63 m/s2
2h 2.0 ,7
Bài 33: Dòng nước từ đỉnh thác có tốc độ là 5,1 m/s thì rơi tự do xuống chân thác. Biết đỉnh
thác cao 5,7 m và lấy g = 9,8 m/s2. Với mỗi kg nước hãy tính
106
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
a. Động năng khi nước rơi từ đỉnh thác.
b. Thế năng ở đỉnh thác so với chân thác.
c. Tốc độ của nước khi đến chân thác.
Đáp án: a. 13 J b. 55,86 J c. 11,74 m/s
Lời giải:
Chọn mốc thế năng tại chân thác.
a. Động năng khi nước rơi từ đỉnh thác là: Wd = ½ mv2 = ½ .1.5,12 = 13 J
b. Thế năng ở đỉnh thác so với chân thác: Wt = mgh = 1.9,8.5,7 = 55,86 J
c. Tốc độ của nước khi đến chân thác:
Cơ năng tại nước ở đỉnh thác là: W1 = Wđ1 + Wt1 = 13 + 55,86 = 68,86J
Cơ năng của nước tại chân thác là: W2 = Wđ2 = ½ mv2
(mốc thế năng tại chân thác ⇒ Thế năng tại chân thác = 0)
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng: W1 = W2 ⇒ 68,86 = ½ .1.v2 ⇒ v = 11,74m/s.
Bài 34: Một vận động viên nhào lộn thực hiện động tác nhảy từ mặt lưới bật ở độ cao 1,2 m so
với mặt đất. Vận động viên này đạt độ cao 4,8 m rồi rơi xuống. Tìm vận tốc của vận động viên
này khi rời bề mặt lưới bật. Lấy g = 9,8 m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí.
Đáp án: 8,4 m/s
Lời giải:
Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
Cơ năng tại bề mặt lưới bật là: W1 = ½ mv21 + mgh1
Cơ năng tại điểm cao nhất là: W2 = mgh2
Vì bỏ qua sức cản của không khí nên cơ năng được bảo toàn:
W1 = W2 ⇒ ½ mv21 + mgh1 = mgh2 ⇒ ½ v21 + gh1 = gh2
⇒ ½ v21 + 9,8.1,2 = 9,8.4,8 ⇒ v = 8,4 m/s.
Bài 35: Vật nặng của một con lắc đơn được kéo lên đến độ cao 15 cm so với vị trí cân bằng rồi
buông nhẹ. Trong suốt qúa trình chuyển động, dây không bị co giãn. Bỏ qua mọi ma sát và
khối lượng của dây treo. Lấy g = 9,8 m/s 2. Tính vận tốc của vật nặng khi nó đi qua vị trí cân
bằng.
Đáp án: 1,7 m/s
Lời giải:
Chọn mốc thế năng tại mặt phẳng đi qua vị trí cân bằng.
Cơ năng tại vị trí thả: W1 = mgh
Cơ năng tại vị trí cân bằng: W2 = ½ mv2
Bỏ qua mọi ma sát, cơ năng được bảo toàn: W1 = W2 ⇒ mgh = ½ mv2.
v=√ ❑
Bài 36: Một quả bóng nhỏ được ném với vận tốc ban
đầu 4 m/s theo phương ngang ra khỏi mặt bàn ở độ cao
1 m so với mặt sàn (Hình 26.2). Lấy g = 9,8 m/s 2 và bỏ
qua mọi ma sát. Tính vận tốc của quả bóng khi nó chạm
sàn.

107
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Đáp án: 5,97 m/s
Lời giải:
Chọn mốc thế năng tại mặt sàn.
Cơ năng tại mặt bàn, vị trí bắt đầu rơi: W1 = ½ mv2 + mgh
Cơ năng tại mặt sàn: W2 = ½ mv′2
Bỏ qua mọi ma sát, cơ năng được bảo toàn: W1 = W2 ⇒ ½ mv2 + mgh = ½ mv′2
v '=√ ❑
Bài 37: Một vận động viên nhảy cầu thực hiện động tác bật nhảy để đạt được độ cao 10 m so
với mặt nước. Lấy g = 9,8 m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí. Tìm vận tốc của vận động
viên này khi chạm mặt nước.
Đáp án: 14 m/s
Lời giải:
Chọn mốc thế năng tại mặt nước.
Cơ năng tại vị trí nhảy: W1 = mgh
Cơ năng tại vị trí mặt nước: W2 = ½ mv2
Bỏ qua mọi ma sát, cơ năng được bảo toàn: W1 = W2 ⇒ mgh = ½ mv2
v=√ ❑
Bài 38: Một thiết bị được thả không vận tốc đầu xuống bề mặt của Mặt Trăng, biết rằng gia tốc
rơi tự do tại bề mặt của Mặt Trăng là 1,62 m/s2. Muốn thiết bị được an toàn thì tốc độ khi tiếp
đất của thiết bị phải nhỏ hơn 2 m/s. Xác định độ cao cần thiết để thả thiết bị được an toàn.
Lời giải
Chọn gốc thế năng tại bề mặt của Mặt Trăng.
Tại vị trí thả thiết bị, cơ năng của vật chính là thế năng:
W 1 =W đ 1 +W t 1=m . g . h
1
W 2 =W đ 2 +W t 2= m. v 2
Tại bề mặt của Mặt Trăng, cơ năng của vật chính là động năng: 2
Vì thiết bị chỉ chịu tác dụng của trọng lực do Mặt Trăng sinh ra (lực bảo toàn) nên cơ năng của
thiết bị được bảo toàn: W1 = W2 .
Do đó, ta có: v=√ 2g.h
Để thiết bị được an toàn thì v ≤ 2 m/s h 1,23 m
Vậy phải thả rơi thiết bị ở độ cao nhỏ hơn 1,23 m.
Bài 39: Một con bọ chét có khối lượng 1mg có thể bật nhảy thẳng đứng lên độ cao tối đa 0,2m
từ mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 9,8 m/s 2. Hãy xác định tốc độ của bọ chét
ngay khi bật nhảy.
Lời giải
Khi con bọ chét nhảy lên độ cao tối đa thì động năng bằng 0, thế năng đạt cực đại

W =W đ +W t =0+m. g . h=m. g .h (1)
Khi con bọ chét ở mặt đất thì động năng cực đại, thế năng bằng 0

108
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
1 1
W =W đ +W t = . m. v 2 +0= . m. v 2
⇨ 2 2 (2)
Cơ năng được bảo toàn trong quá trình chuyển động nên từ (1) và (2) ta có
1
. m. v 2 =m. g .h ⇒ v= √2 g .h=√ 2. 9 , 8 . 0 ,2≈1 , 989 m/s)
2
Bài 40: Cho một vật có khối lượng m. Truyền cho vật một cơ năng là 37,5J. Khi vật chuyển

động ở độ cao 3m vật có . Xác định khối lượng của vật và vận tốc của vật ở độ cao
2
đó. Lấy g = 10m/s
Lời giải:
Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Theo định luật bảo toàn năng lượng:

Ta có:
Bài 41: Một viên bi khối lượng m chuyến động ngang không ma sát với vận tốc 2 m/s rồi đi lên
mặt phẳng nghiêng góc nghiêng 30°.
a. Tính quãng đường s mà viên bi đi được trên mặt phẳng nghiêng
b. Ở độ cao nào thì vận tốc của viên bi giảm còn một nửa.
c. Khi vật chuyển động được quãng đường là 0,2 m lên mặt phẳng nghiêng thì vật có vận tốc
bao nhiêu.
Lời giải:
Chọn mốc thế năng tại A, giả sử lén đến B vật dùng lại
a. Theo định luật báo toàn cơ năng:

b. Gọi C là vị trí mà vận tốc giảm đi một nửa tức là còn 1 m/s
Theo định luật bảo toàn cơ năng:

Vật chuyển động được một quãng đường:

109
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52

c. Khi vật đi được quãng đường 0,2m thì vật có độ cao:


Theo định luật bảo toàn cơ năng:

Bài 48: Một "vòng xiếc" có phần dưới được uốn thành vòng
tròn có bán kính R như hình vẽ. Một vât nhỏ khối lượng m
được buông ra trượt không ma sát dọc theo vòng xiếc.
a. Tìm độ cao tối thiểu h để vật có thể trượt hết vòng tròn,
ứng dụng với bán kính vòng tròn là 20 cm.
b. Nếu h = 60cm thì vận tốc của vật là bao nhiêu khi lên tới
đỉnh vòng tròn.
Lời giải:
+ Chọn mốc thế năng tại mặt đất
+ Theo định luật bảo toàn cơ năng

Mặt ta có:
Để vật vẫn chuyến động trên vòng thì :

Từ (1) và (2) ta có:

Nếu R = 20cm thì chiều cao là:

b. Từ (1) ta có:

Bài 49: Một viên bi được thả lăn không vận tốc đầu từ đình một mặt phẳng nghiêng cao 40cm.
Bỏ qua ma sát và lực cản không khí. Lấy g = 10m/s2
a. Xác định vận tốc của viên bi khi nó đi xuống được nửa dốc?
b. Xác định vận tốc của viên bi tại chân dốc?
c. Xác định vị trí trên dốc đê thế năng của viên bi bằng 3 lần động năng? Tìm vận tốc của viên
bi khi đó?
110
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Lời giải:
Chọn mốc thế năng ở chân dốc
a. Gọi A là đỉnh dốc, B là giữa dốc.

Theo định luật bảo toàn cơ năng WA = WB

b. Gọi C ở chân dốc. Theo định luật bảo toàn cơ năng

c. Gọi D là vị trí trên dốc để thế năng của viên bi bằng 3 lần động năng.
Theo định luật bảo toàn cơ năng:

+ Theo bài ra:


Bài 50: Một vật có khối lượng 900g được đặt trên một đỉnh dốc dài 75cm và cao 45cm. Cho
trượt không vật tốc ban đầu từ đinh dốc. Lấy g = 10m/s2
1. Sử dụng định luật bảo toàn cơ năng tìm:
a. Xác định vận tốc của vật ở cuối chân dốc ?
b. Xác định vị trí để Wđ = 2Wt và vận tốc của vật khi đó. Tính thế năng của vật?
2. Sử dụng định lý động năng tìm:
a. Xác định vận tốc của vật của vật tại vị trí cách chân dốc 27cm.
b. Xác định quãng đường cùa vật khi vật đạt được vận tốc l,2(m/s).
Lời giải:
1. Gọi A là đỉnh dốc, B là chân dốc. Chọn mốc thế năng nằm tại chân dốc
a. Theo định luật bảo toàn cơ năng

b. Gọi C là vị trí Wđ = 2Wt.


Theo định luật bảo toàn cơ năng:

+ Theo bài ra:

Thế năng của vật tại C: = 0,9.10.0,15 = l,35 (J)


2. a. Quãng đường chuyến động của vật: s = 75 - 27 = 48 (cm) = 0,48 (m)

111
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Theo định lý động năng ta có:

Mà Vậy

b. Theo định lý động năng:

Vậy vật đi được quãng đường 10cm.

Loại 2. BÀI TOÁN VỀ CON LẮC ĐƠN


Phương pháp
+ Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng.
+ Theo định luật bảo toàn cơ năng:

+ Mà

+ Thay vào (1):


+ Xét tại B theo định luật II Niwton:
+ Chiếu 2 phương của dây:

Bài 1: a. Khi vật chuyển động trên cung AO thì:


+ Những lực nào sinh công? Công nào là công phát
động, công nào là công cản?
+ Động năng và thế năng của vật thay đổi như thế nào?

112
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
b. Trả lời những câu hỏi trên trong quá trình vật chuyển động trên cung OB.
c. Nếu bỏ qua ma sát thì A và B luôn nằm trên cùng một độ cao. Hiện tượng này chứng tỏ điều
gì?
Lời giải:
a. + Khi vật chuyển động trên cung AO thì lực sinh công là lực ma sát, lực kéo
+ Công phát động là công của lực đẩy, công cản là công của lực ma sát
+ Chọn mốc thế năng tại O. Từ A đến O, thế năng giảm dần và động năng tăng dần
b. + Khi vật chuyển động trên cung OB thì lực sinh công là lực ma sát, lực kéo
+ Công phát động là công của lực đẩy, công cản là công của lực ma sát
+ Chọn mốc thế năng tại O. Từ O đến B, thế năng tăng dần và động năng giảm dần
c. Nếu bỏ qua ma sát thì A và B luôn nằm trên cùng một độ cao. Hiện tượng này chứng tỏ cơ
năng luôn được bảo toàn, động năng và thế năng luôn chuyển hóa qua lại lẫn nhau.
Bài 2: Giải lại bài tập minh họa với m = 10 kg.
Chứng minh rằng tốc độ lớn nhất của quả lắc không
phụ thuộc vào khối lượng của nó.
Lời giải:
Thế năng của quả lắc so với vị trí thấp nhất trên
quỹ đạo là: Wt = m.g.h = 10.9,81.0,15 = 14,72 (J)
Ở vị trí thấp nhất trên quỹ đạo, toàn bộ thế năng
của vật đã chuyển hóa thành động năng vì ma sát
trong quá trình chuyển động là không đáng kể.
Wđ = Wt = 14,72 J
Từ công thức động năng Wd = ½ mv2, suy ra:
v=√ ❑
⇒ Tốc độ lớn nhất của quả lắc không phụ thuộc vào khối lượng của nó.
Bài 3: Một con lắc đơn có sợi dây dài lm và vật nặng có khối lượng 500g. Kéo vật lệch khỏi vị
trí cân bằng sao cho cho dây làm với đường thẳng đứng một góc 60° rồi thả nhẹ. Lấy g =
10m/s2
a. Xác định cơ năng của con lắc đơn trong quá trình chuyên động
b. Tính vận tốc của con lắc khi nó đi qua vị trí mà dây làm với đường thẳng đứng góc 30°; 45°
và xác định lực căng của dây ở hai vị trí đó. Lấy g = 10m/s2
c. Xác định vị trí để vật có: v = l,8(m/s)
d. Ở vị trí vật có độ cao 0,18m vật có vận tốc bao nhiêu
e. Xác định vận tốc tại vị trí 2Wt = Wđ
f. Xác định vị trí để 2Wt = 3Wđ, tính vận tốc và lực căng khi đó
Lời giải:
Chọn mốc thế năng ở vị trí cân bằng

a. Ta có cơ năng

113
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
+ Theo định luật bảo toàn cơ năng:

+ Mà

+ Thay vào (1) ta có:

+ Khi

+ Khi
Xét tại B theo định luật II Newton:

+ Chiếu theo phương của dây:

+ Khi

+ Khi
Lưu ý: Khi làm trắc nghiệm thì các em áp dụng luôn hai công thức:

+ Vận tốc của vật tại vị trí bất kỳ:

+ Lực căng của sợi dây:


c. Gọi C là vị trí để vật có: v = 1,8 (m/s)
Áp dụng công thức:

Vật có độ cao:
d. Gọi D la vị trí vật có độ cao 0,18m
Áp dụng công thức:

Áp dụng công thức:


e. Gọi E là vị trí mà 2Wt = Wđ. Theo định luật bảo toàn cơ năng WA = WE
114
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52

f. Gọi F là vị trí để 2Wt = 3Wđ


Theo định luật bảo toàn cơ năng: WA = WF

Mà:

Mặt khác:
Xét tại F theo định luật II Newton:

+ Chiếu theo phương của dây:


Bài 4: Cho một con lắc đơn gồm có sợi dâv dài 8cm và vật nặng có khối lượng 200g. Khi vật
đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một vận tốc là 2 (m/s). Lấy g = 10m/s2
a. Xác định vị trí cực đại mà vật có thể lên tới?
b. Xác định vận tốc của vật ở vị trí dây lệch với phương thẳng đứng là 30° và lực căng sợi dây
khi đó?
c. Xác định vị trí để vật có vận tốc (m/s). Xác định lực căng sợi dây khi đó?
d. Xác định vận tốc để vật có Wđ = 3Wt, lực căng của vật khi đó?
Lời giải:
a. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng:

+ Mà

Vậy vật có đọ cao z = 0,4m so với vị trí cân bằng và dây hợp với
phương thẳng đứng một góc 600
b. Theo điều kiện cân bằng năng lượng WA = WB

+ Xét tại B theo định luật II Newton:

+ Chiếu theo phương của dây:

115
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52

c. Gọi C là vị trí để vật có vận tốc

+ Theo định luật bảo toàn cơ năng:

+ Mà
+ Xét tại C theo định luật II Niwton:
+ Chiếu lên phương của dây:

d. Gọi D là vị trí để Wđ = 3Wt. Theo định luật bảo toàn cơ năng:

WA = WD

+ Mà
Xét tại D theo định luật II Newton:
+ Chiếu theo phương của dây:

Loại 3: BIẾN THIÊN CƠ NĂNG (ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG )
Phương pháp giải
− Chọn mốc thế năng
− Theo định luật bảo toàn năng lượng: Tổng năng lượng ban đầu bằng tổng năng lượng lúc sau
+ Năng lượng ban đầu gồm cơ năng của vật
+ Năng lượng lúc sau là tổng cơ năng và công mất đi của vật do ma sát
− Xác định giá trị

Hiu sut:

+ Aci công có ích


+ Atp công toàn phần

116
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
+ Pth công suất thực hiện
+ Pt công suất toàn phần
Câu 1: Một em bé có khối lượng 20 kg trượt từ đỉnh cầu trượt cao 2 m. Khi tới chân cầu trượt,
em bé có tốc độ là 4 m/s. Cơ năng của em bé có bảo toàn không? Tại sao?
Lời giải:
Tại đỉnh cầu trượt, động năng bằng 0, thế năng là: Wt = mgh = 20.9,81.2 = 392,4 (J)
⇒ Cơ năng tại đỉnh cầu là: W = Wd + Wt = 0 + 392,4 = 392,4 (J)
Tại chân cầu trượt, thế năng của em bé bằng 0, động năng là:
Wd = ½ mv2 = 12.20.42 = 160 (J)
⇒ Cơ năng tại chân cầu là: W = Wd + Wt = 160 + 0 = 160 (J)
⇒ Cơ năng tại chân cầu khác cơ năng tại đỉnh cầu, vậy cơ năng của em bé không được bảo
toàn.
Bài 2: Một quả bóng có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu là
15m/s. Nó đạt được độ cao 10m so với vị trí ném. Lấy g = 9,8m/s 2, tính tỉ lệ cơ năng của vật đã
bị biến đổi do lực cản của không khí.
Đáp án: 11,1 %
Lời giải:
Chọn mốc thế năng ở vị trí ném.
Cơ năng ban đầu: W1 = ½ mv2o = ½ .0,2.152 = 22,5 J
Cơ năng lúc sau: W2 = mgh = 0,2.9,8.10 = 19,6 J
Tỉ lệ cơ năng bị biến đổi do lực cản là:
|W 2−W 1| |19 , 6−22 ,5|
100 %= .100 %=12 ,9 %
W1 22 ,5
Bài 3: Mực nước bên trong đập ngắn nước của một nhà
máy thủy điện có độ cao 20 m so với cửa xả với tốc độ 16
m/s. Tính tỉ lệ phần thế năng của nước đã được chuyển hóa
thành động năng.
Đáp án: 65,3%
Lời giải:
Xét với cùng một lượng nước không đổi (khối lượng m)
Chọn mốc thế năng tại cửa xả.
Ở độ cao 20 m, nó có thế năng: Wt = mgh
Ở cửa xả, nó có động năng: Wd = ½ mv2
Tỉ lệ phần thế năng chuyển hóa thành động năng:
Wd mv
2
v
2
16
2
100 %= .100 %= .100 %= 100 %=65 ,3 %
Wt 2. mgh 2 gh 2.9 , 8.20
Bài 4: Một cái bánh mì bơ cung cấp năng lượng 415 Cal. Một người có khối lượng 60 kg ăn hết
một chiếc bánh mì này rồi leo núi. Tính độ cao tối đa mà người này leo lên được. Biết hiệu suất
chuyển hóa năng lượng thành cơ năng của người trung bình là 17 % và gia tốc trọng trường là g
= 9,8 m/s2.

117
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Đáp án:
Lời giải:
Đổi 415 cal = 415.4,2 = 1743 J.
Năng lượng chuyển hóa thành cơ năng để leo núi là: W = 1743.17% = 296,3 J.
Độ cao tối đa mà người đó leo được là: h = W/P = 296,3/(60.9,8) = 0,5 m.
Bài 5: Một vận động viên nhảy dù có khối lượng 70 kg thực hiện động tác nhảy dù từ độ cao
500 m so với mặt đất. Sau một đoạn đường rơi tự do thì vận động viên bat dù và tiếp đất với
vận tốc 8 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2.
a. Tính thế năng của vận động viên so với mặt đất trước khi nhảy dù.
b. Tính động năng của vận động viên khi tiếp đất.
c. Tính công của lực cản của không khí.
Đáp án: a. 343 000 J b. 2240 J c. -340 760 J
Lời giải:
Chọn mốc thế năng ở mặt đất.
a. Thế năng của vận động viên so với mặt đất trước khi nhảy dù:
Wt = mgh = 70.9,8.500 = 343 000J.
b. Động năng của vận động viên khí tiếp đất là:
Wd = ½ mv2 = 12.70.82 = 2 240 J.
c. Công của lực cản của không khí là: Akk = Wsau - Wđầu = 2 240 - 343 000 = -340 760 J.
Bài 6: Một tàu lượn siêu tốc có điểm cao nhất cách điểm thấp nhất 94,5 m theo phương thẳng
đứng. Tàu lượn được thả không vận tốc ban đầu từ điểm cao nhất.
a. Tìm vận tốc cực đại mà tàu lượn có thể đạt được.
b. Trên thực tế, vận tốc cực đại mà tàu lượn đạt được là 41,1 m/s. Tính hiệu suất của quá trình
chuyển đổi thế năng thành động năng của tàu lượn.
Đáp án: a. 43,04 m/s b. 91,2 %
Lời giải:
Chọn mốc thế năng ở điểm thấp nhất mà tàu lượn đạt tới.
Cơ năng của tàu lượn ở điểm cao nhất: W1 = Wt = mgh.
Tàu lượn đạt vận tốc cực đại khi ở điểm thấp nhất đồng thời không có sự hao phí năng lượng
khi tàu chuyển động: W2 = W1 ½ mv 2 = mgh
v=√ ❑
Hiệu suất của quá trình chuyển đổi:
W 'd mv'
2
v'
2
41, 1
2
H= 100 %= 2
.100 %= 2
.100 %= 2
100 %=91 ,2 %
Wd mv v 43 , 04
Bài 7: Một người ngồi trên xe trượt tuyết (có tổng khối lượng 75 kg ) trượt không vận tốc ban
đầu từ đỉnh đồi xuống chân đồi dài 100 m , cao 50 m. Hệ số ma sát giữa xe và mặt tuyết là 0 , 11.
m
Gia tốc trọng trường là 9 , 8 2
s
a. Tính độ lớn lực ma sát giữa xe và mặt tuyết khi xe trượt đến chân đồi.

118
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
b. Đến chân đồi, xe còn trượt được một đoạn trên đường nằm ngang thì dừng lại. Tính công
của lực ma sát trên đoạn đường này.
Lời giải:
a. Hợp lực tác dụng lên xe trượt tuyết:

P +⃗
N +⃗
F ms=m ⃗a
Chiếu lên phương vuông góc với AB ta có:
N = Pcosα
Với sinα = 50/100 ⇒ α = 30o.
F ms = μN = μmgcosα = 0,11.75.9,8.cos30o = 70 N.
b. Công của lực ma sát khi trượt trên đoạn AB là: Ams = -Fms.s = -70.100 = -7 000 J.
Chọn mốc thế năng ở chân đồi (mặt phẳng ngang đi qua B - BC)
Cơ năng tại A là: WA = mgh = 75.9,8.50 = 36 750 J.
Cơ năng tại B là: WB.
Vì có ma sát trên đoạn AB nên: WB = WA + Ams = 36750 + (-7000) = 29750 J.
Đến chân đồi, xe trượt một đoạn trên đường nằm ngang rồi dừng lại tại C: WC = 0
Vì có ma sát trên đoạn BC nên: WC = WB + A'ms ms = -WB = -29750 J.

Bài 8: Một học sinh của trung tâm bôi dưỡng kiến thức Hà Nội đang chơi đùa ở sân thượng
trung tâm có độ cao 45m, liền cầm một vật có khối lượng 100g thả vật rơi tự do xuống mặt đất.
Lấy g = 10m/s2.
a. Tính vận tốc của vật khi vật chạm đất.
b. Tính độ cao của vật khi Wđ = 2Wt
c. Tính vận tốc của vật khi 2Wđ = 5Wt
d. Xác định vị trí để vận có vận tốc 20(m/s)
e. Tại vị trí có độ cao 20m vật có vận tốc bao nhiêu
f. Khi chạm đất, do đất mềm nên vật bị lún sâu 10cm. Tính lực cản trung bình tác dụng lên vật.
Lời giải:
Chọn mốc thế năng tại mặt đất
a. Gọi A là vị trí ném, B là mặt đất: vA =0(m / s); zA = 45(m); zB = 0(m)
Theo định luật bảo toàn cơ năng:

b. Gọi C là vị trí: Wd = 2Wt. Theo định luật bảo toàn cơ năng:

c. Gọi D là vị trí để:


Theo định luật bảo toàn cơ năng:

119
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52

d. Gọi E là vị trí để vật có vận tốc 20(m/s)

Theo định luật bảo toàn cơ năng:

Vật cách mặt đất 25m thì vật có vận tốc: 20(m/s)
e. Gọi F là vị trí để vật có độ cao 20m

Theo định luật bảo toàn cơ năng:

f. Áp dụng định lý động năng:

Bài 8: Thả vật rơi tự do từ độ cao 45m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g =
10m/s2
a. Tính vận tốc của vật khi vật chạm đất.
b. Tính độ cao của vật khi Wd = 2Wt
c. Khi chạm đất, do đất mềm nên vật bị lún sâu 10cm. Tính lực cản trung bình tác dụng lên vật,
cho m = 100g.
Lời giải:
Chọn mốc thế năng tại mặt đất
a. Gọi M là mặt đất. Theo định luật báo toàn cơ năng: WM = W45

b. Gọi D là vị trí Wđ =2Wt. Theo định luật bảo toàn cơ năng: WD = W45

c. Áp dụng định lý động năng:


Bài 9: Một vật có khối lượng 100g được ném thẳng đúng lên cao với vận tốc 8m/s từ độ cao
4m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2
a. Xác định cơ năng của vật khi vật chuyển động?
b. Tìm độ cao cực đại mà bi đạt được?
c. Vận tốc của vật khi chạm đất?
d. Tìm vị trí vật để có thế năng bằng động năng?
120
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
e. Xác định vận tốc của vật khi Wđ = 2Wt ?
f. Xác định vận tốc của vật khi vật ở độ cao 6m?
g. Tìm vị trí đê vận tốc của vật là 3m/s?
h. Nếu có lực càn 5N tác dụng thì độ cao cực đại mà vật lên được là bao nhiêu?
Lời giải:
Chọn mốc thế năng tại mặt đất
a. Cơ năng của vật tại vị trí ném.
Gọi A là vị trí ném: vA = 8(m/s); zA = 4(m)

b. B là độ cao cực đại: vB = 0(m/s)

Theo định luật bảo toàn cơ năng:


c. Gọi C là mặt đất: zc = 0(m)
Theo định luật bào toàn cơ năng:

d. Gọi D là vị trí để vật có động năng bằng thế năng:

WA = WD
e. Gọi E là vị trí để: Wd = 2Wt

Theo định luật bảo toàn năng lượng:

f. Gọi F là vị trí của vật khi vật ở độ cao 6m

Theo định luật bào toàn năng lượng:

g. Gọi G là vị trí để vận tốc của vật là 3m/s

Theo định luật bào toàn năng lượng:

h. Gọi H là vị trí mà vật: có thể lên được khi vật chịu một lực cản F = 5N.
121
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52

Theo định lý động năng


Vậy độ cao của vị trí H so với mặt đất là 4 + 1,28 = 5,28m
Bài 10: Từ độ cao 15m so với mặt đất, một người ném một vật có khối lượng lkg thẳng đứng
lên trên với vận tốc ban đầu là l0m/s. Bỏ qua ma sát không khí. Lấy g = 10m/s2
a. Chứng tỏ rằng vận tốc của vật không phụ thuộc vào khối lượng của nó.
b. Xác định độ cao cực đại mà vật có thể lên được?
c. Xác định vận tốc của vật khi động năng gấp ba lần thế năng, vị trí vật khi đó ?
d. Khi rơi đến mặt đất do đất mềm nên vật đi sâu xuống đất một đoạn là 8cm. Xcác định độ lớn
của lực càn trung bình của đất tác dụng lên vật?
Lời giải:
a. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Theo định luật bào toàn cơ năng ta có:

Vậy vận tốc của vật tại vị trí bất kỳ không phụ thuộc vào khối lượng của nó
b. Gọi B là độ cao cực đại mà vật có thế lên tới. Theo định luật bảo toàn cơ năng:

c. Gọi C là vị trí Wđ = 3Wt.

Theo định luật bảo toàn cơ năng

+ Mà
d. Theo định luật bảo toàn năng lượng:

Theo định luật bảo toàn cơ năng:

Vây lực càn của đất:

122
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Bài 11: Vật trượt không vận tốc đầu trên máng
nghiêng một góc α = 60°với AH = lm, Sau D đó trượt
tiếp trên mặt phăng nằm ngang BC = 50cm và mặt
phẳng nghiêng DC một J góc β = 30° biết hệ số ma sát
giữa vật và 3 mặt phẳng là như nhau và bằng µ =
0,1 .Tính độ cao DI mà vật lên được
Lời giải:
Chọn mốc thế năng tại mặt nằm ngang BC Theo định luật bảo toàn năng lượng WA = WD + Ams

Mà:

Vậy:
Bài 12: Một vật trượt từ đinh của mặt phẳng nghiêng AB, sau
đó tiếp tục trượt trên mặt phẳng AB, sau đó tiếp tục trượt trên
mặt phầng nằm ngang BC như hình vẽ với AH = 0,lm, BH =
0,6m. Hệ số ma sát trượt giữa vật và hai mặt phẳng là µ = 0.1.
a. Tính vận tốc của vật khi đến B.
b. Quãng đường vật trượt được trên mặt phẳng ngang.
Lời giải:
Chọn mốc thế năng tại mặt nằm ngang BC

a. Ta có:

Mà:
Theo định luật báo toàn năng lượng:

b. Theo định luật bảo toàn năng lượng:

Mà:

Bài 13: Hai vật có khối lượng: m1= 150g, m2 = 100g được nối với nhau bằng dây ko dãn như
hình về, lúc đầu hai vật đứng yên. Khi thả ra vật hai chuyên dộng được lm thì vận tốc của nó là

123
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
bao nhiêu? Biết m1 trượt trên mặt phẳng nghiêng góc
α = 30° so với phương nằm ngang với hộ số ma sát
trượt là µ = 0,1
Lời giải:
Ta có:

Vậy P2 > P1x vật hai di xuống vật một đi lên, khi vật hai đi xuống được một đoạn s = lm thì vật
một lên cao:

Chọn vị trí ban đầu của hai vật là mốc thế năng
Theo định luật bảo toàn năng lượng:

Với

Vậy
Bài 14: Hiệu suất động cơ của một đầu tàu chạy điện và cơ chế truyền chuyển động là 80% .
Khi tàu chạy với vận tốc là 72(km/h) động cơ sinh ra một công suất là 1200kW. Xác định lực
kéo của đầu tàu?
Lời giải:
v = 72(km / h) = 20(m /s);Ptp = 1200kW = 12.105 (W)

Ta có: = 0,8.12.105 = 96.104(W)

+ Mà
Bài 15: Một ô tô có khối lượng 2 tấn khi đi qua A có vận tốc
72km/h thì tài xế tắt máy, xe chuyến động chậm dần đều đến
B thì có vận tốc 18km/h. Biết quãng đường AB nằm ngang
dài 100m.
a. Xác định hệ số ma sát µ1 trên đoạn đường AB.

124
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
b. Đến B xe vẫn không nô máy và tiếp tục xuống dốc nghiêng BC dài 50m, biết dốc hợp với
mặt phẳng nằm ngang một góc α = 30°. Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và dốc nghiêng là µ 2 =
0,1. Xác định vận tốc của xe tại chân dốc nghiêng C.
Lời giải:
a. Ta có: vA =72(km/h) = 20(m/s); vB = 18(km/h) = 5(m/s)
Chọn mốc thế năng tại AB
Theo định luật bào toàn năng lượng:

Tacó:

b. Chọn mốc thế năng tại C. zB = zC.sin 30° = 50.0,5 = 25(m)


Theo định luật bảo toàn năng lượng:

Ta có:

Bài 16: Hai vật có khối lượng m1 = 800g, m2 = 600g


được nối với nhau bằng dây không dãn như hình vẽ,
lúc dầu hai vật đứng yên. Khi thả ra vật hai chuyển
động được 50cm thì vận tốc cua nó là v = l (m/s). Biết
m1 trượt trên mặt phẳng nghiêng góc α = 30° so vói
phương nằm ngang và có hệ số ma sát. Tính hệ số ma
sát µ.
Lời giải:

Ta có:
Vậy P2 > Plx vật hai đi xuống vật một đi lên, khi vật hai đi xuống được một đoạn s = 50 cm thì
vật một lên cao:

Chọn vị trí ban đầu của hai vật là mốc thế năng

125
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Theo định luật bảo toàn năng lượng:

Với:

-0,6.10.0,5 + 0,8.10.0,25 = -l (J)

Vậy:
Bài 17: Mặt phẳng nghiêng hợp với phương ngang một
góc α = 300, theo là mặt phẳng nằm ngang như hình vẽ.
Một vật trượt không vận tốc ban đầu từ đinh A của mặt
phẳng nghiêng với độ cao h = lm và sau đó tiếp tục trượt
trên mặt phẳng nằn ngang một khoang là BC. Tính BC,
biết hệ số ma sát giữa vật với hai mặt phẳng đều là µ = 0,1
Lời giải:
Chọn mốc thế năng tại mặt nằm ngang BC
Theo định luật bảo toàn năng lượng:

Bài 18: Để đóng một cái cọc có khối lượng m 1 = 10kg xuống nền đất người ta dùng một búa
máy. Khi hoạt động, nhờ có một động cơ công suất P = 1,75kW, sau 5s búa máy nâng vật nặng
khối lượng m2 = 50kg lên đến độ cao h 0 = 7m so với đầu cọc, và sau đó thả rơi xuống nện vào
đầu cọc. Mỗi lần nện vào đầu cọc vật nặng này lên h = lm. Biết khi va chạm, 20% cơ năng ban
dâu biến thành nhiệt và làm biến dcạng các vật. Hãy tính:
a. Động năng vật nặng truyền chơ cọc.
b. Lực cản trung bình của đất.
c. Hiệu suất của động cơ búa máy. Lấy g =10m/s2.
Lời giải:
a. Áp dụng định luật bcảo toàn năng lượng ta có:
Sau đó động năng W'd2 của vật nặng lại chuyến động thành thế năng W't2 khi nó nảy lên độ cao
h: Wd'2 = W't2
Từ đó động năng Wđi vật nặng truyền cho cọc: Wt2 = Wt2 - Q - W't2
Theo bài ra: Wt2 = m2gh0; W't2 = m2gh;
Q = 0,2 Wđ2 = 0,2Wt2 = 0,2 m2 gh0; → Wđ1 = m2g (h0 - 0,2h0 - h).
Mà: m2 = 50kg; g = 10m/s2; h0 = 7m; h = lm Wd 1 = 2300J
126
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
b. Theo định luật bảo toàn năng lượng, khi cọc lún xuống, động năng W đ1 và thế năng Wt1 của
nó giảm (chọn mốc thế năng tại vị trí ban đầu), biến thành nội năng của cọc và đất (nhiệt và
biến dạng), độ tăng nội năng này lại bằng công Ac của lực cản của đất;
Ta có: Wd1 + Wt1 = AC.
Theo đề bài ta có: Wd1 = 2300J; Wt1 = m1g.s;
Ac = Fc. s (Fc là lực cản trung bình của đất), với s = 10cm = 0,lm → Fc = 23100N.

c. Hiệu suất của động cơ:


Công có ích Acó ích của động cơ là công kéo vật nặng m2 lên độ cao h0 = 7m kế từ đầu cọc, công
này biến thành thế năng Wt2 của vật nặng:
Acó ích = m2gh0. Công toàn phần của động cơ tính bằng công thức:
A1 phần = P.t với P = l,75kW = 1750W.
T = 5s H = 40%.

B. Bài tập trắc nghiệm


Loại 1. Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường. Định luật bảo toàn cơ năng
Câu 1: Khi một quả bóng được ném lên thì
A. động năng chuyển thành thế năng. B. thế năng chuyển thành động năng.
C. động năng chuyển thành cơ năng. D. cơ năng chuyển thành động năng.
Câu 2: Một vật đang chuyển động có thể không có:
A. Động lượng B. Động năng C. Thế năng D. Cơ năng
Câu 3: Một học sinh hạ 1 quyển sách khối lượng m xuống dưới 1 khoảng h với v không đổi.
Công thực hiện bởi trọng lực là:
A. Dương B. Âm C. Bằng O D. Không xác định được
Câu 4: Một học sinh hạ 1 quyến sách khối lượng m xuống dưới 1 khoảng h với v không đổi.
Công của tay của bạn học sinh đó là:
A. Dương B. Âm C. Bằng 0 D. Không xác định được
Câu 5: Một học sinh hạ 1 quyển sách khối lượng m xuống dưới 1 khoảng h với vận tốc không
đổi v. Công của hợp lực tác dụng vào quyển sách là:
A. Dương B. Âm C. Bằng 0 D. Không xác định được
Câu 6: Cơ năng là đại lượng:
A. luôn luôn dương. B. luôn luôn dương hoặc bằng 0.
C. có thể dương, âm hoặc bằng 0. D. luôn luôn khác 0.
Câu 7: Một vật nhỏ được ném thẳng đứng hướng xuống từ một điểm phía trên mặt đất. Trong
quá trình vật rơi
A. Thế năng tăng. B. Động năng giảm.
C. Cơ năng không đổi. D. Cơ năng cực tiểu ngay trước khi chạm đất.
Câu 8: Một vật được ném thẳng đứng lên cao, khi vật đạt độ cao cực đại thì tại đó:
A. động năng cực đại, thế năng cực tiểu. B. động năng cực tiểu, thế năng cực đại.
C. động năng bằng thế năng. D. động năng bằng nữa thế năng.
127
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 9: Cơ năng của vật sẽ không được bảo toàn khi vật:
A. chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
B. chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi của lò xo.
C. vật chịu tác dụng của lực cản, lực ma sát.
D. vật không chịu tác dụng của lực mas át, lực cản.
Câu 10: “Khi cho một vật rơi từ độ cao M xuống N”, câu nói nào sau đây là đúng
A. thế năng tại N là lớn nhất. B. động năng tại M là lớn nhất.
C. cơ năng tại M bằng cơ năng tại N. D. cơ năng luôn thay đổi từ M xuống N.
Câu 11: Chọn câu sai khi nói về cơ năng:
A. Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của trọng lực bằng tổng động năng và thế năng
trọng trường của vật.
B. Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi bằng tổng động năng và thế
năng đàn hồi của vật.
C. Cơ năng của vật được bảo toàn nếu có tác dụng của các lực khác (như lực cản, lực ma sát…)
xuất hiện trong quá trình vật chuyển động.
D. Cơ năng của vật chuyển động chỉ dưới tác dụng của trọng lực thì bảo toàn.
Câu 12: Cơ năng của vật được bảo toàn trong trường hợp:
A. vật rơi trong không khí. B. vật trượt có ma sát.
C. vật rơi tự do. D. vật rơi trong chất lỏng nhớt.
Câu 13: Chọn đáp án đúng: Cơ năng là
A. Một đại lượng vô hướng có giá trị đại số.
B. Một đại lượng véc tơ.
C. Một đại lượng vô hướng luôn luôn dương.
D. Một đại lượng vô hướng luôn dương hoặc có thể bằng 0.
Câu 14: Một qủa cầu và 1 khối nặng được nối với nhau bằng một sợi dây nhẹ không co dãn
vắt qua 1 ròng rọc trơn. Cả hai vật cân bằng ở vị trí ngang nhau. Khối nặng được kéo xuống 1
đoạn, khi buông khối nặng ra thì:
A. Nó sẽ dịch chuyển lên tới vị trí ban đầu vì đây là vị trí cân bằng.
B. Nó sẽ dịch chuyển lên tới vị trí ban đầu vì cơ năng bảo toàn.
C. Nó sẽ giữ nguyên trạng thái đang có vì không có thêm lực tác dụng nào.
D. Nó sẽ dịch chuyển xuống vì lực tác dụng vào nó lớn hơn lực tác dụng vào qủa cầu.
Câu 15: Một vật được ném từ dưới lên. Trong quá trình chuyển động của vật thì:
A. Động năng giảm, thế năng tăng. B. Động năng giảm, thế năng giảm.
C. Động năng tăng, thế năng giảm. D. Động năng tăng, thế năng tăng.
Câu 16: Một vật nhỏ được ném lên từ điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì dừng
và rơi xuống. Bỏ qua sức cản của không khí. Trong quá trình MN?
A. thế năng giảm. B. cơ năng cực đại tại N.
C. cơ năng không đổi. D. động năng tăng.
Câu 17: Cơ năng của một vật bằng
A. hiệu của động năng và thế năng của vật. B. hiệu của thế năng và động năng của vật.

128
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
C. tổng động năng và thế năng của vật. D. tích của động năng và thế năng của vật.
Câu 18: Xét một vật chỉ chịu tác dụng của trường trọng lực, tại vị trí vật có động năng cực đại
thì
A. thế năng cực tiểu. B. thế năng cực đại.
C. cơ năng cực đại. D. cơ năng bằng 0.
Câu 19: Ba quả bóng giống hệt nhau được ném ở cùng một
độ cao từ đỉnh của tòa nhà như Hình 17.1. Quả bóng (1)
được ném phương ngang, quả bóng (2) được ném xiên lên
trên, quả bóng (3) được ném xiên xuống dưới. Các quả
bóng được ném với cùng tốc độ đầu. Bỏ qua lực cản của
không khí. Sắp xếp tốc độ của các quả bóng khi chạm đất
theo thứ tự giảm dần.
A. 1, 2, 3. B. 2, 1, 3.
C. 3, 1, 2. D. Ba quả bóng chạm đất với cùng tốc độ.
Câu 20: Một vật m được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc v từ mặt đất. Gia tốc rơi tự do là
g, bỏ qua sức cản không khí. Khi vật có động năng bằng thế năng thì nó ở độ cao so với mặt đất
là:
A. v2/4g B. v2/2g C. v2/g D. 2v2/g
Câu 21: Cho rằng bạn muốn đi lên đồi dốc đúng bằng xe đạp leo núi. Bản chỉ dẫn có 1 đường,
đường thứ nhất gấp 2 chiều dài đường kia. Bỏ qua ma sát, nghĩa là xem như bạn chỉ cần "chống
lại lực trọng trường". So sánh lực trung bình của bạn sinh ra khi đi theo đường ngắn và lực
trung bình khi đi theo đường dài là:
A. Nhỏ hơn 4 lần B. Nhỏ hơn nửa phân C. Lớn gấp đôi D. Như nhau
Câu 22: Vật m ném lên thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc đầu v0. Độ cao cực đại có giá trị:
A. v02/2g B. (v02/2g)1/2 C. v02/2 D. 1 giá trị khác.
Câu 23: Vật m rơi từ độ cao h so với mặt đất, vận tốc lúc sắp chạm đất có độ lớn:
A. √ 2gh B. h2/2g C. 2gh D. 1 giá trị khác.
Câu 24: Vật m được ném ngang ở độ cao h với vận tốc đầu v 0. Vận tốc lúc sắp chạm đất có độ
lớn:
A. (v0 + 2gh)1/2 B. (v02 + 2gh)1/2 C. (v02 + 2h)1/2 D. (2gh)1/2
Câu 25: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc v từ mặt đất. Gia tốc là g, bỏ qua
sức cản của không khí. Khi vật có động năng bằng thế năng thì nó ở độ cao so với mặt đất là
A. 2v2/g B. 0,25v2/g C. 0,5v2/g D. v2/g
Câu 26: Từ điểm M (có độ cao so với mặt đất bằng 0,8 m) ném lên một vật với vận tốc đầu 2
m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg, lấy g = 10 m/s2. Cơ năng của vật bằng bao nhiêu?
A. 4 J. B. 8 J. C. 5 J. D. 1 J.
Câu 27: Một vật có khối lượng 1 kg, được ném lên thẳng đứng tại một vị trí cách mặt đất 2 m,
với vận tốc ban đầu v0 = 2 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s 2. Nếu chọn gốc thế
năng tại mặt đất thì cơ năng của vật tại mặt đất bằng
A. 4,5 J. B. 12 J. C. 24 J. D. 22 J.
129
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 28: Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận
tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Xác định cơ năng của vật khi
vật chuyển động?
A. 18,4 (J) B. 16(J) C.10(J) D. 4 (J)
Câu 29: Từ điểm M có độ cao so với mặt đất bằng 4m ném lên một vật với vận tốc đầu 4m/s.
Biết khối lượng của vật bằng 200g, lấy g =10 m/s2. Khi đó cơ năng của vật bằng:
A. 6J B. 9,6 J C. 10,4J D. 11J
Câu 30: Một hòn bi khối lượng 20g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4m/s từ độ cao
1,6m so với mặt đất. Cho g = 9,8m/s2. Trong hệ quy chiếu gắn với mặt đất các giá trị động
năng, thế năng và cơ năng của hòn bi tại lúc ném vật.
A. 0,16J; 0,31J; 0,47J. B. 0,32J; 0,62J; 0,47J.
C. 0,24J; 0,18J; 0,54J. D. 0,18J; 0,48J; 0,80J.
Câu 31: Từ độ cao 5,0 m so với mặt đất, người ta ném một vật khối lượng 200 g thẳng đứng
lên cao với vận tốc đầu là 2 m/s. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy g ≈ 10 m/s 2. Xác định cơ
năng của vật tại vị trí cao nhất mà vật đạt tới.
A. 8,0 J. B. 10,4J. C. 4,0J. D. 16 J.
Câu 32: Một vật khối lượng 100 g được ném thẳng đứng từ độ cao 5,0 m lên phía trên với vận
tốc đầu là 10 m/s. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy g ≈ 10 m/s 2. Xác định cơ năng của vật tại
vị trí của nó sau 0,50 s kể từ khi chuyển động.
A. 10kJ. B. 12,5kJ. C. 15kJ. D. 17,5kJ.
Câu 33: Một vật có khối lượng 400g được thả RTD từ độ cao 20m so với mặt đất. Cho g =
10m/s2. Sau khi rơi được 12m động năng của vật bằng:
A. 16 J. B. 24 J. C. 32 J. D. 48 J
Câu 34: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v 0 = 10m/s. Bỏ qua
sức cản của không khí. Cho g = 10m/s 2. Ở độ cao nào thế năng bằng động năng? Bằng 4 lần
động năng?
A. 2,5m; 4m. B. 2m; 4m. C.10m; 2m. D. 5m; 3m.
Câu 35: Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận
tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Tìm độ cao cực đại mà bi đạt
được?
A. 9,2(m) B. 17,2(m) C. 15,2(m) D.10 (m)
Câu 36: Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận
tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất?
A. 2√ 10 (m/s) B. 2√ 15 (m/s) C. 2√ 46 (m/s) D. 2√ 5 (m/s)
Câu 37: Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận
tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Tìm vị trí vật để có thế năng
bằng động năng?
A. 10(m) B. 6(m) C. 8,2(m) D. 4,6 (m)

130
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 38: Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận
tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Xác định vận tốc của vật khi
Wđ = 2Wt ?
A. 11,075(m/s) B. 2√ 15 (m/s) C.10,25(m/s) D. 2√ 5 (m/s)
Câu 39: Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận
tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Xác định vận tốc của vật khi
vật ở độ cao 6m?
A. 10(m/s) B. 6(m/s) C. 10(m/s) D. 8 (m/s)
Câu 40: Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận
tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Tìm vị trí để vận tốc của vật là
3m/s?
A. 5,25(m) B. 8,75 (m) C. 10(m) D. 275(m)
Câu 41: Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận
tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Nếu có lực cản 5N tác dụng thì
độ cao cực đại mà vật lên được là bao nhiêu?
A. 4,56(m) B. 2,56(m) C. 8,56(m) D. 9,2l(m)
Câu 42: Một người nặng 650N thả mình RTD từ cầu nhảy ở độ cao 10m xuống nước. Cho g =
10m/s2. Tính các vận tốc của người đó ở độ cao 5m và khi chạm nước.
A. 8 m/s; 12,2 m/s. B. 5 m/s; 10m/s.
C. 8 m/s; 11,6 m/s. D.10 m/s; 14,14 m/s
Câu 43: Một quả bóng khối lượng 200g được ném từ độ cao 20 m theo phương thẳng đứng.
Khi chạm đất quả bóng nảy lên đến độ cao 40 m. Bỏ qua mất mát năng lượng khi va chạm, vận
tốc ném vật là?
A. 15(m/s) B. 20 (m/s) C. 25 (m/s) D.10 (m/s).
Câu 44: Một vật thả RTD từ độ cao 20m. Lấy gốc thế năng tại mặt đất,g = 10m/s 2 .Vận tốc
cực đại của vật trong quá trình rơi là?
A. 10(m/s) B. 15(m/s) C. 20(m/s) D. 25(m/s)
Câu 45: Một vật thả RTD từ độ cao 20m. Lấy gốc thế năng tại mặt đất. Lấy g = 10m/s 2 .Vị trí
mà ở đó động năng bằng thế năng là?
A. 10 (m) B. 5 (m) C. 6,67 (m) D. 15 (m)
Câu 46: Một vật thả RTD từ h = 20m. Lấy gốc thế năng tại mặt đất, g = 10m/s 2. Tại vị trí động
năng bằng thế năng, vận tốc của vận là?
A.10(m/s) B. 10√ 2 (m/s) C. 5√ 2 (m/s) D. 15(m/s)
Câu 47: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v 0 = 10m/s. Bỏ qua
sức cản của không khí. Cho g = 10m/s 2. Vị trí cao nhất mà vật lên được cách mặt đất một
khoảng bằng:
A. 15m. B. 5m. C. 20m. D.10m.
Câu 48: Một vật có khối lượng 1 kg RTD từ độ cao h = 50 cm xuống đất, lấy g = 10 m/s 2.
Động năng của vật ngay trước khi chạm đất là:
A. 500 J. B. 5 J. C. 50 J D. 0,5 J.
131
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 49: Một vật được thả RTD không vận tốc đầu từ độ cao h = 60m so với mặt đất. Chọn
mốc tính thế năng tại mặt đất. Độ cao mà tại đó vật có động năng bằng ba lần thế năng là
A. 20m. B. 15m. C.10m. D. 30m.
Câu 50: Một vật được thả RTD từ độ cao h so với mặt đất. Khi động năng bằng 1/2 lần thế
năng thì vật ở độ cao nào so với mặt đất
A. h/2 B. 2h/3 C. h/3. D. 3h/4.
Câu 51: Hòn đá có khối lượng m = 50g được ném thẳng đứng lên với vận tốc v 0 = 20m/s.
Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Thế năng bằng 1/4 động năng khi vật có độ cao
A. 16m. B. 5m. C. 4m. D. 20m.
Câu 52: Vật nặng m được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc ban đầu bằng 6m/s. Lấy g =
10m/s2. Khi động năng bằng thế năng, m ở độ cao nào so với điểm ném
A.1m B. 0,9m C. 0,8m. D. 0,5m.
Câu 53: Một hòn bi khối lượng 20g ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4m/s từ độ cao 1,6m
so với mặt đất. Lấy g = 9,8m/s2. Độ cao cực đại mà hòn bi lên được là
A. 2,42m B. 3,36m C. 2,88m. D. 3,2m
Câu 54: Cho một vật có khối lượng m. Truyền cho vật một cơ năng là 37,5J. Khi vật chuyển
động ở độ cao 3m vật có Wđ = 1,5Wt. Xác định vận tốc của vật ở độ cao đó. Lấy g = 10m/s2.
A. 9,49m/s B. 2,5m/s C. 3m/s. D. 3,5m/s
Câu 55: Một học sinh của trung tâm bôi dưỡng kiến thức Hà Nội đang chơi đùa ở sân thượng
trung tâm có độ cao 45m, liền cầm một vật có khối lượng 100g thả vật rơi tự do xuống mặt đất.
Lấy g = 10m/s2. Tính vận tốc của vật khi vật chạm đất.
A. 30m/s B. 36m/s C. 28m/s D. 32m/s
Câu 56: Một học sinh của trung tâm bôi dưỡng kiến thức Hà Nội đang chơi đùa ở sân thượng
trung tâm có độ cao 45m, liền cầm một vật có khối lượng 100g thả vật rơi tự do xuống mặt đất.
Lấy g = 10m/s2. Tính vận tốc của vật khi 2Wđ = 5Wt
A. 25,56m/s B. 36m/s C. 28m/s D. 32m/s
Câu 57: Một học sinh của trung tâm bôi dưỡng kiến thức Hà Nội đang chơi đùa ở sân thượng
trung tâm có độ cao 45m, liền cầm một vật có khối lượng 100g thả vật rơi tự do xuống mặt đất.
Lấy g = 10m/s2. Xác định vị trí để vận có vận tốc 20(m/s).
A. 25m B. 36m C. 28m D. 32m
Câu 58: Một học sinh của trung tâm bôi dưỡng kiến thức Hà Nội đang chơi đùa ở sân thượng
trung tâm có độ cao 45m, liền cầm một vật có khối lượng 100g thả vật rơi tự do xuống mặt đất.
Lấy g = 10m/s2. Tại vị trí có độ cao 20m vật có vận tốc bao nhiêu?
A.10√❑m/s B. 36√❑m C. 28√ 5 m D. 32√ 5 m
Câu 59: Một học sinh của trung tâm bôi dưỡng kiến thức Hà Nội đang chơi đùa ở sân thượng
trung tâm có độ cao 45m, liền cầm một vật có khối lượng 100g thả vật rơi tự do xuống mặt đất.
Lấy g = 10m/s2. Tính độ cao của vật khi Wđ = 2Wt.
A. 15m B. 36m C. 28m D. 32m
Câu 60: Một vật có khối lượng 100g được ném thẳng đúng lên cao với vận tốc 8m/s từ độ cao
4m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Xác định cơ năng của vật khi vật chuyển động?
132
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
A. 7,2J B. 3,6J C. 2,8J D. 3,2J
Câu 61: Một vật có khối lượng 100g được ném thẳng đúng lên cao với vận tốc 8m/s từ độ cao
4m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Tìm độ cao cực đại mà bi đạt được?
A. 7,2m B. 3,6m C. 2,8m D. 3,2m
Câu 62: Một vật có khối lượng 100g được ném thẳng đúng lên cao với vận tốc 8m/s từ độ cao
4m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất?
A. 12m/s B. 36m/s C. 28m/s D. 32m/s
Câu 63: Một vật có khối lượng 100g được ném thẳng đúng lên cao với vận tốc 8m/s từ độ cao
4m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Tìm vị trí vật để có thế năng bằng động năng?
A. 7,2m B. 3,6m C. 2,8m D. 3,2m
Câu 64: Một vật có khối lượng 100g được ném thẳng đúng lên cao với vận tốc 8m/s từ độ cao
4m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Xác định vận tốc của vật khi Wđ = 2Wt?
A. 4√❑m/s B. 3,6√❑m/s C. 2,8 m/s D. 3,2 m/s
Câu 65: Một vật có khối lượng 100g được ném thẳng đúng lên cao với vận tốc 8m/s từ độ cao
4m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Xác định vận tốc của vật khi vật ở độ cao 6m?
A. 2√❑m/s B. 3,6 m/s C. 2,8 m/s D. 3√ 6 m/s
Câu 66: Một vật có khối lượng 100g được ném thẳng đúng lên cao với vận tốc 8m/s từ độ cao
4m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Tìm vị trí để vận tốc của vật là 3m/s?
A. 6,75 m/s B. 3,6 m/s C. 2,8 m/s D. 3,2 m/s
Câu 67: Một vận động viên trượt tuyết có tổng khối lượng 60 kg bắt đầu trượt trên đồi tuyết từ
điểm A đến điểm B. Biết điểm A có độ cao lớn hơn điểm B là 10 m. Giả sử lực cản là không
đáng kể. Lấy g = 10 m/s2. Động năng của vận động viên này khi đến vị trí B là bao nhiêu?
A. 6.103 J. B. 3.102 J. C. 60 J.
D. Không xác định được vì còn phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng.
Câu 68: Một vật có khối lượng 0,2 kg được ném thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc 10 m/s.
Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua sức cản. Khi vật đi được quãng đường 8 m thì động năng của vật có
giá trị bằng A. 9 J. B. 7 J. C. 8 J. D. 6 J.
Câu 69: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu 10 m/s. Bỏ qua sức
cản không khí. Cho g = 10 m/s2. Vị trí cao nhất mà vật lên được cách mặt đất một khoảng bằng:
A. 10 m. B. 20 m. C. 15 m. D. 5 m.
Câu 70: Một vật có khối lượng 500 g rơi tự do từ độ cao z = 100 m xuống đất, lấy g = 10 m/s 2.
Động năng của vật tại độ cao 50 m so với mặt đất bằng bao nhiêu?
A. 1000 J B. 250 J C. 50000 J D. 500 J
Câu 71: Một vận động viên nhảy cầu nhảy xuống hồ nước từ tấm ván ở độ cao 10 m so với
mặt hồ. Lấy g = 9,8 m/s2. Tốc độ của người khi cách mặt hồ 4 m là
A. 14,14 m/s. B. 8,96 m/s. C. 10,84 m/s. D. 7,7 m/s.

133
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 72: Một ô tô mô hình được thả nhẹ từ trạng thái
nghỉ từ độ cao h của một cái rãnh không ma sát. Rãnh
được uốn thành đường tròn có đường kính ở phía
cuối như trên Hình 26.1. Ô tô này trượt trên rãnh
được cả vòng tròn mà không bị rơi. Giá trị tối thiểu
của h là

A. . B. .

C. . D. .

Loại 2. Bài toán về con lắc đơn. Định luật bảo toàn cơ năng
Câu 1: Chọn câu đúng. Khi con lắc đơn dao động đến vị trí cao nhất:
A. động năng đạt giá trị cực đại. B. thế năng đạt giá trị cực đại.
C. cơ năng bằng không. D. thế năng bằng động năng.
Câu 2: Một con lắc đơn khối lượng m, dây chiều dài l, đưa vật đến vị trí A ứng với góc
lệch α0. Buông vật không vận tốc đầu, vận tốc của vật ở vị trí cân bằng có giá trị:

A.√ 2gl cosα 0 B.√ 2gl(1−cosα 0 )


C. √2gl (cosα 0 −1 )
D. 1 giá trị khác.
Câu 3: Một con lắc đơn có chiều dài l = 1m. Kéo cho dây làm với đường thẳng đứng một góc
450 rồi thả tự do. Cho g = 9,8m/s2 . Tính vận tốc con lắc khi nó đi qua vị trí cân bằng.
A. 3,14m/s. B. 1,58m/s. C. 2,76m/s. D. 2,4m/s.
Câu 4: Một con lắc đơn có chiều dài 1 m. Kéo cho nó hợp với phương thẳng đứng góc 45 o rồi
thả nhẹ. Tính độ lớn vận tốc của con lắc khi nó đi qua vị trí dây treo hợp với phương thẳng
đứng góc 300. Lấy g = 10 m/s2
A. 17,32 m/s B. 2,42 m/s C. 3,17 m/s D. 1,78 m/s
Câu 5: Con lắc đơn gồm quả cân nặng 500g treo vào sợi dây nhẹ không giãn dài 30cm. Kéo
vật để dây lệch góc 450 với phương thẳng đứng rồi thả nhẹ. Bỏ qua sức cản không khí và lấy g
= 10m/s2. Tốc độ của vật và lực căng của dây vật đi qua vị trí mà dây treo lệch góc 30 0 với
phương thẳng đứng lần lượt là
A. 3,07m/s và 20,06N. B. 0,98m/s và 5,92N.
C. 1,25m/s và 7,42N. D. 1,33m/s và 7,93N.
Câu 6: Cho một con lắc đơn gồm có sợi dây dài 320 cm đầu trên cố định đâu dưới treo một vật
nặng có khối lượng 1000g. Khi vật đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một vận tốc là 4
√ 2 (m/s). Lấy g = 10m/s2. Xác định vị trí cực đại mà vật có thể lên tới?
A. l,6(m); 600 B. l,6(m); 300 C. 1,2(m); 450 D. l,2(m); 600
Câu 7: Cho một con lắc đơn gồm có sợi dây dài 320 cm đầu trên cố định đâu dưới treo một vật
nặng có khối lượng 1000g. Khi vật đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một vận tốc là 4 √❑
(m/s). Lấy g = 10m/s2. Xác định vận tốc để vật có Wđ = 3Wt, lực căng của vật khi đó?
A. 2√❑ (m/s); 15(N) B. 2√❑ (m/s); 12,25(N)
134
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
C. 2√❑ (m/s); 15(N) D. 2√❑ (m/s); 16,25(N)
Câu 8: Một con lắc đơn có sợi dây dài lm và vật nặng có khối lượng 500g. Kéo vật lệch khỏi
vị trí cân bằng sao cho cho dây làm với đường thẳng đứng một góc 60 0 rồi thả nhẹ. Lấy g =
10m/s2. Xác định cơ năng của con lắc đơn trong quá trình chuyên động?
A. 2,5J B. 3,6J C. 2,8J D. 3,2J
Câu 9: Một CLĐ có sợi dây dài lm và vật nặng có khối lượng 500g. Kéo vật lệch khỏi VTCB
sao cho cho dây làm với đường thẳng đứng một góc 60 0 rồi thả nhẹ. Lấy g = 10m/s2. Tính lực
căng của dây khi nó đi qua vị trí mà dây làm với đường thẳng đứng góc 300.
A. 7,99(N) B. 3,6N C. 2,8N D. 3,2N
Câu 10: Một con lắc đơn có sợi dây dài lm và vật nặng có khối lượng 500g. Kéo vật lệch khỏi
vị trí cân bằng sao cho cho dây làm với đường thẳng đứng một góc 60 0 rồi thả nhẹ. Lấy g =
10m/s2. Xác định vị trí để vật có: v = l,8(m/s)?
A. 0,338(m) B. 0,36m C. 0,28m D. 0,32m
Câu 11: Một con lắc đơn có sợi dây dài lm và vật nặng có khối lượng 500g. Kéo vật lệch khỏi
vị trí cân bằng sao cho cho dây làm với đường thẳng đứng một góc 60 0 rồi thả nhẹ. Lấy g =
10m/s2. Ở vị trí vật có độ cao 0,18m vật có vận tốc bao nhiêu?
A. 2,53 m/s B. 3,6 m/s C. 2,8 m/s D. 3,2 m/s
Câu 12: Một con lắc đơn có sợi dây dài lm và vật nặng có khối lượng 500g. Kéo vật lệch khỏi
vị trí cân bằng sao cho cho dây làm với đường thẳng đứng một góc 60 0 rồi thả nhẹ. Lấy g =
10m/s2. Xác định vận tốc tại vị trí 2Wt = Wđ?
A. 2,581 m/s B. 3,6 m/s C. 2,8 m/s D. 3,2 m/s
Câu 13: Một con lắc đơn có sợi dây dài lm và vật nặng có khối lượng 500g. Kéo vật lệch khỏi
vị trí cân bằng sao cho cho dây làm với đường thẳng đứng một góc 60 0 rồi thả nhẹ. Lấy g =
10m/s2. Biết 2Wt = 3Wđ, tính lực căng của sợi dây khi đó?
A. 5,5N B. 3,6N C. 2,8N D. 3,2N
Câu 14: Cho một con lắc đơn gồm có sợi dâv dài 8cm và vật nặng có khối lượng 200g. Khi
vật đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một vận tốc là 2 √ 2 (m/s). Lấy g = 10m/s2. Xác
định vận tốc để vật có Wđ = 3Wt, lực căng của dây khi đó?
A. 3,25N B. 3,45N C. 4,5N D. 3,6N

Loại 3. Định lý biến thiên cơ năng


Câu 1: Một học sinh của trung tâm bôi dưỡng kiến thức Hà Nội đang chơi đùa ở sân thượng
trung tâm có độ cao 45m, liền cầm một vật có khối lượng 100g thả vật rơi tự do xuống mặt đất.
Lấy g = 10m/s2. Khi chạm đất, do đất mềm nên vật bị lún sâu l cm. Tính lực cản trung bình tác
dụng lên vật.
A. -4,5N B. -3,6N C. 2,8N D. 3,2N
Câu 2: Một vật có khối lượng 100g được ném thẳng đúng lên cao với vận tốc 8m/s từ độ cao
4m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Nếu có lực cản 5N tác dụng thì độ cao cực đại mà vật lên
được là bao nhiêu?
A. 5,28m B. 3,6m C. 2,8m D. 3,2m
135
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 3: Một khối lượng 1500g thả không vận tốc đầu từ đỉnh dốc nghiêng cao 2m. Do ma sát
nên vận tốc vật ở chân dốc chỉ bằng 2/3 vận tốc vật đến chân dốc khi không có ma sát. Công
của lực ma sát là?
A. 25(J) B. 40(J) C. 50(J) D. 65(J)
Câu 4: Một quả bóng khối lượng 500g thả độ cao 6m. Quà bóng nâng đến 2/3 độ cao ban đầu.
Năng lượng đã chuyển sang nhiệt làm nóng quả bóng và chỗ va chạm là bao nhiêu? Lấy g =
10m/s2
A.10J B. 15J C. 20J D. 25J
Câu 5: Một lực 2500 N tác dụng theo phương ngang được đặt lên một chiếc xe có khối lượng
500kg đang đứng yên trên một mặt phẳng ngang. Biết tổng lực cản chuyển động luôn là
1000N. Công của chiếc xe sau khi chuyển động được 2s là:
A. 900 J. B. 90 J. C. 9 J. D. 9 kJ.
Câu 6: Vật đang chuyển động với vận tốc 25m/s thì trượt lên dốc. Biết dốc dài 50m, đỉnh dốc
cao 14m, hệ số ma sát giữa vật và mặt dốc là µt = 0,25. Cho g = 10 m/s2. Vận tốc ở đỉnh dốc là
A. 33,80m/s. B. 10,25m/s. C. 25,20m/s. D. 9,75m/s.
Câu 7: Một quả bóng được thả RTD từ độ cao 20 m so với mặt đất. Khi chạm đất, một phần
cơ năng biến thành nhiệt năng nên quả bóng chỉ nảy lên theo phương thẳng đứng với độ cao 10
m. Tỉ số tốc độ của quả bóng trước và sau khi chạm đất bằng
A. 2. B. 0,5. C. √❑. D. 1/√❑.
Câu 8: Từ một đỉnh tháp cao 20 m, người ta ném thẳng đứng lên cao một hòn đá khối lượng
50 g với vận tốc đầu 18m/s. Khi rơi chạm mặt đất, vận tốc của hòn đá bằng 20 m/s. Lấy g = 10
m/s2. Xác định công của lực cản do không khí tác dụng lên hòn đá
A. -8,1 J. B. -11,9J. C. -9,95J. D. -8100J.
Câu 9: Một hòn đá có khối lượng m = 1kg ném thẳng đứng lên trên trong không khí với vận
tốc ban đầu v0 = 20 m/s. Trong khi chuyển động vật luôn bị lực cản của không khí, coi lực cản
có giá trị không đổi trong suốt quá trình chuyển động của hòn đá. Biết rằng hòn đá lên đến độ
cao cực đại là 16 m, lấy g = 9,8 m/s2. Độ lớn của lực cản là
A. 5 N. B. 2,7 N. C. 0,25 N. D. 2,5 N.
Câu 10: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc dài 10 m, góc nghiêng giữa mặt dốc và
mặt phẳng nằm ngang là 30o. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của vật ở chân dốc là:
A. 10√ 2 m/s B. 10 m/s C. 5√ 2 m/s D. Một đáp số khác.
Câu 11: Một ô tô bắt đầu chạy lên dốc với vận tốc 18m/s thì chết máy. Dốc nghiêng 20 0 đối
với phương ngang và hệ số ma sát trượt giữa các bánh xe với mặt đường là 0,3. Sau khi chạy
lên dốc, xe chạy giật lùi trở xuống đến cuối dốc với vận tốc bằng
A. 18m/s B. 15m/s C. 5,6m/s. D. 3,2m/s
Câu 12: Một vật có khối lượng m được thả không vận tốc đầu từ đỉnh dốc nghiêng có độ cao
h. Do có ma sát nên vận tốc ở chân dốc chỉ bằng 2/3 vận tốc vật đến chân dốc khi không có ma
sát. Công của lực ma sát bằng
A. -2/3mgh. B. 2/3mgh. C. -5/9mgh. D. 5/9mgh.

136
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 13: Một vật khối lượng 10 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh của một mặt dốc có độ cao
20 m. Tới chân mặt dốc, vật có vận tốc 15 m/s. Lấy g = 10 m/s 2. Công của lực ma sát trên mặt
dốc này bằng
A. -1500J. B. -875J. C. -1925J. D.-3125J.
Câu 14: Vật trượt không vận tốc đầu trên máng nghiêng một góc α= 60 0 với AH = lm. Sau đó
trượt tiếp trên mặt phăng nằm ngang BC = 50cm và mặt phẳng nghiêng DC một góc β = 30 0.
Biết hệ số ma sát giữa vật và 3 mặt phẳng là như nhau và bằng µ = 0,1. Tính độ cao DI mà vật
lên được
A. 0,661 m B. 0,761 m C. 0,561 m D. 0,461 m
Câu 15: Để đóng một cái cọc có khối lượng m1 = 10kg xuống nền đất người ta dùng một búa
máy. Khi hoạt động, nhờ có một động cơ công suất P = 1,75kW, sau 5s búa máy nâng vật nặng
khối lượng m2 = 50kg lên đến độ cao h 0 = 7m so với đầu cọc, và sau đó thả rơi xuống nện vào
đầu cọc. Mỗi lần nện vào đầu cọc vật nặng này lên h = lm. Biết khi va chạm, 20% cơ năng ban
dâu biến thành nhiệt và làm biến dạng các vật. Lấy g =10m/s 2. Hãy tính động năng vật nặng
truyền cho cọc.
A. 2300J B. 6000J C. 5000J D. 7000J
Câu 16: Để đóng một cái cọc có khối lượng m1 = 10kg xuống nền đất người ta dùng một búa
máy. Khi hoạt động, nhờ có một động cơ công suất P = 1,75kW, sau 5s búa máy nâng vật nặng
khối lượng m2 = 50kg lên đến độ cao h 0 = 7m so với đầu cọc, và sau đó thả rơi xuống nện vào
đầu cọc. Mỗi lần nện vào đầu cọc vật nặng này lên h = lm. Biết khi va chạm, 20% cơ năng ban
dâu biến thành nhiệt và làm biến dạng các vật. Lấy g =10m/s 2. Hãy tính Lực càn trung bình của
đất.
A. 23000N B. 23100N C. 56100N D. 46100N
Câu 17: Để đóng một cái cọc có khối lượng m1 = 10kg xuống nền đất người ta dùng một búa
máy. Khi hoạt động, nhờ có một động cơ công suất P = 1,75kW, sau 5s búa máy nâng vật nặng
khối lượng m2 = 50kg lên đến độ cao h 0 = 7m so với đầu cọc, và sau đó thả rơi xuống nện vào
đầu cọc. Mỗi lần nện vào đầu cọc vật nặng này lên h = lm. Biết khi va chạm, 20% cơ năng ban
dâu biến thành nhiệt và làm biến dạng các vật. Lấy g =10m/s 2. Hãy tính hiệu suất của động cơ
búa máy.
A. 40% B. 60% C. 50% D. 70%
0
Câu 18: Mặt phẳng nghiêng hợp với phương ngang một góc α = 30 . Một vật trượt không vận
tốc ban đầu từ đinh A của mặt phẳng nghiêng với độ cao h = l m và sau đó tiếp tục trượt trên
mặt phẳng nằn ngang một khoảng là BC. Tính BC, biết hệ số ma sát giữa vật với hai mặt phẳng
đều là µ = 0,1
A. 8,268m B. 6,345m C. 5,0m D. 7,5m
Câu 19: Một ô tô có khối lượng 2 tấn khi đi qua A có vận tốc 72km/h thì tài xế tắt máy, xe
chuyến động chậm dần đều đến B thì có vận tốc 18km/h. Biết quãng đường AB nằm ngang dài
100m. Đến B xe vẫn không nổ máy và tiếp tục xuống dốc nghiêng BC dài 50m, biết dốc hợp
với mặt phẳng nằm ngang một góc α = 30 0. Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và dốc nghiêng là
0,1. Xác định vận tốc của xe tại chân dốc nghiêng C.

137
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
A. 20,94 m/s B. 63,45 m/s C. 25,0 m/s D. 27,5 m/s
Câu 20: Một vật có khối lượng 2kg trượt qua A với vận tốc 2m/s xuống dốc nghiêng AB dài
2m, cao lm. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là µ = 1/ √❑. Lấy g = 10m/s2. Tại
chân dốc B vật tiếp tục chuyển dộng trên mặt phẳng nằm ngang BC dài 2m thì dừng lại. Xác
định hệ số ma sát trên doạn dường BC này.
A. 0,1 B. 0,2 C. 0,3 D. 0,4
Câu 21: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển dộng trên đường thẳng nằm ngang AB dài
100m, khi qua A vận tốc ô tô là l0m/s và đến B vận tốc của ô tô là 20m/s. Biết độ lớn của lực
kéo là 4000N. Đến B thì động cơ tắt máy và lên dốc BC dài 40m nghiêng 30 0 so với mặt phẳng
ngang. Hệ số ma sát trên mặt dốc là 1/(5 √❑). Nếu đến B với vận tốc trên, muốn xe lên dốc và
dừng lại tại C thì phải tác dụng lên xe một lực có độ lớn thế nào?
A. 4500 N B. 4000 N C. 2500 N D. 2000 N
Câu 22: Một xe có khối lượng 2 tấn chuyên động trên đoạn AB nằm ngang với vận tốc không
đổi 7,2km/h. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là μ = 0, 2 lấy g = 10m/s2. Đến điểm B thì xe
tắt máy và xuống dốc BC nghiêng góc 30 0 so với phương ngang, bỏ qua ma sát. Biết vận tốc tại
chân C là 72km/h. Tại C xe tiếp tục chuyên động trên đoạn đường nằm ngang CD và đi thêm
được 200m thì dừng lại. Tìm hệ số ma sát trên đoạn CD.
A. 0,1 B. 0,2 C. 0,3 D. 0,4
Câu 23: Một xe có khối lượng m = 2 tấn chuyển động trên đoạn AB nằm ngang với vận tốc
không đổi v = 6 km/h. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là μ = 0,2, lấy g = 10 m/s 2. Đến điểm
B thì xe tắt máy và xuống dốc BC nghiêng góc 30° so với phương ngang, bỏ qua ma sát. Biết
vận tốc tại chân C là 72 km/h. Tìm chiều dài dốc BC.
A. 39,7 m B. 20 m C. 35,3 m D. 40 m
Câu 24: Một vật nặng bắt đầu trượt từ đỉnh xuống chân một mặt phẳng nghiêng 30 0 so với mặt
phẳng ngang. Cho biết mặt phẳng nghiêng dài 10 m và có hệ số ma sát là 0,20. Lấy g = 10 m/s2.
Xác định vận tốc của vật khi nó trượt đến chân mặt phẳng nghiêng này.
A. 5,9m/s B. 8,4m/s C. 7,2m/s D. 6,8m/s
Câu 25: Một vật khối lượng 100 g được ném từ độ cao 10 m xuống đất với vận tốc đầu là 6,0
m/s. Lấy g = 9,8 m/s 2. Bỏ qua lực cản của không khí. Xác định vận tốc của vật ngay trước khi
chạm đất.
A. 15,9m/s B. 15,2m/s C. 17,2m/s D. 16,8m/s
Câu 26: Một vật khối lượng 100 g được ném từ độ cao 10 m xuống đất với vận tốc đầu là 6,0
m/s. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí. Khi chạm đất, vật xuyên sâu vào đất 2 cm
và nằm yên tại đó. Xác định lực cản trung bình của đất tác dụng lên vật.
A. 450 N B. 400 N C. 325 N D. 578 N
Câu 27: Một vật 50 kg treo ở đầu một sợi dây cáp của cần cẩu. Lúc đầu, vật đứng yên. Sau đó
thả dây cho vật dịch chuyển xuống phía dưới một đoạn 20 m với gia tốc không đổi 2,5 m/s 2.
Lấy g = 9,8 m/s2. Xác định động năng của vật ở cuối đoạn dịch chuyển.
A. 4,5 kJ B. 4 kJ C. 3,25 kJ D. 2,5 kJ

138
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 28: Một ô tô có khối lượng 1 tấn chuyển động trên đường ngang khi qua A có vận tốc
18km/h và đến B cách A một khoảng là 100m với vận tốc 54km/h. Đến B tài xế tắt máy và xe
tiếp tục xuống dốc nghiêng BC dài 100m, cao 60m. Đến C xe vẫn không nổ máy, tiếp tục leo
lên dốc nghiêng CD hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 30 0. Tính độ cao cực đại mà xe đạt
được trên mặt phẳng nghiêng này. Cho biết hệ số ma sát không thay đổi trong quá trình chuyển
động của xe là µ = 0,1, lấy g = 10m/s2.
A. 107,8435(m) B. 117,8435(m) C. 97,8435(m) D. 127,8435(m)
Câu 29: Một thùng gỗ được kéo trên đoạn đường nằm ngang dài 10 m bởi một lực kéo có độ
lớn 80 N. Lực ma sát luôn ngược chiều chuyển động và có độ lớn 60 N. Độ tăng nội năng của
hệ và độ tăng động năng của thùng gỗ lần lượt là
A. 200 J và 600 J B. 200 J và 800 J
C. 600 J và 200 J D. 600 J và 800 J

LUYỆN TẬP
Câu 1: Trong trường hợp nào dưới đây, cơ năng bảo toàn:
A. Vật được ném lên theo phương thẳng đứng trong không khí.
B. Vật trượt xuống không vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng không ma sát.
C. Vật trượt xuống không vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng có ma sát.
D. A và B đúng.
Câu 2: Chọn câu phát biểu đúng nhất:
A. Năng lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công.
B. Năng lượng gắn liền với vật chất. C. Năng lượng là đại lượng vô hướng.
D. A, B, C đúng.
Câu 3: Trong các lựa chọn sau, lựa chọn nào chứa cả 2 đại lượng vật lý đều có tính tương đối:
A. Vận tốc, năng lượng. B. Năng lượng, động năng.
C. Năng lượng, động lượng. D. A, B, C đúng.
Câu 4: Khi ngoại lực tác dụng lên vật sinh công dương thì:
A. động năng giảm. B. cơ năng tăng.
C. động lượng không đổi. D. cả động năng, động lượng và cơ năng đều giảm.
Câu 6: Khảo sát một vật rơi đều trong chất lỏng, nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Động năng của vật không đổi nên thế năng của vật cũng không đổi vì cơ năng là đại lượng
bảo toàn.
B. Công của trọng lực bằng không vì biến thiên động năng bằng không .
C. Vật chịu tác dụng của những lực cân bằng nên động năng của vật không đổi
D. Công của trọng lực trong trường hợp này nhỏ hơn công của trọng lực tác dụng trong trường
hợp vật rơi tự do trong cùng quảng đường .
Câu 7. Cơ năng của vật sẽ bảo toàn nếu vật:
A. Rơi tự do C. Trượt có ma sát trên mặt phẳng nghiêng
B. Rơi trong không khí D. Chuyển động trong chất lỏng
Câu 8. Chọn một đáp án đúng về năng lượng đàn hồi:

139
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
A. năng lượng không thể chuyển từ dạng này sang dạng khác
B. trong mọi trường hợp cơ năng của hệ luôn dương
C. động năng là một đại lượng vectơ
D. công có cùng đơn vị với công suất
Câu 9: Mệnh đề nào sau đây không đúng?
A. Động năng của vật là năng lượng mà vật có được do chuyển động.
B. Thế năng của vật là năng lượng mà vật có được do tác dụng của lực thế.
C. Cơ năng của vật là năng lượng mà vật có được do chuyển động.
D. Vật chỉ có động lượng khi nó có động năng.
Câu 10. Trên hình vẽ, hai vật lần lượt có khối lượng m1 = 1kg, m2 =
2kg, ban đầu được thả nhẹ nhàng. Động năng của hệ bằng bao nhiêu
khi vật 2 rơi được 50cm? Bỏ qua mọi ma sát ròng dọc có khối lượng
không đáng kể, lấy g = 10m/s2.
A. 10J B. 15J C. 7,5J D. 30J
Câu 11: Phát biểu nào đúng với định luật bảo toàn cơ năng:
A. Trong hệ kín cơ năng của mỗi vật được bảo toàn.
B. Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của
vật được bảo toàn
C. Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được bảo toàn
D. Khi một vật chuyển động thì cơ năng của vật được bảo toàn.
Câu 12: Đại lượng nào không đổi khi một vật được ném ngang?
A. Thế năng B. Động năng C. Cơ năng D. Động lượng
Câu 13. Một khối lượng 1500g thả không vận tốc đầu từ đỉnh dốc nghiêng cao 2m. Do ma sát
nên vận tốc vật ở chân dốc chỉ bằng 2/3 vận tốc vật đến chân dốc khi không có ma sát. Công
của lực ma sát là?
A. 25J B. 40J C. 50J D. 65J
Câu 14: Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên, trong quá trình chuyển động của vật thì
A. Động năng giảm, thế năng giảm B. Động năng giảm, thế năng tăng
C. Động năng tăng, thế năng giảm D. Động năng tăng, thế năng tăng
Câu 15: Cơ năng là đại lượng:
A. Vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không
B. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không
C. Véc tơ, độ lớn có thể âm, dương hoặc bằng không C
D. Véc tơ, độ lớn có thể dương hoặc bằng không
Câu 16: Xét chuyển động của con lắc đơn như hình vẽ
A. Động năng của vật cực đại tại A và B, cực tiểu tại O
B. Động năng của vật cực đại tại O và cực tiểu tại A và B
C. Thế năng của vật cực đại tại O
B A
D. Thế năng của vật cực tiểu tại M
M
O

140
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 17. Từ điểm M có độ cao so với mặt đất bằng 4m ném lên một vật với vận tốc đầu 4m/s.
Biết khối lượng của vật bằng 200g, lấy g = 10m/s2. Khi đó cơ năng của vật bằng:
A. 6J B. 9,6 J C. 10,4J D. 11J
Câu 18. Một vật có khối lượng 100g được ném thẳng đứng lên cao với tốc độ 10m/s từ mặt
đất. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 10m/s2. Tính độ cao của vật khi thế năng bằng động năng.
A. 10m B. 20m C. 40m D. 60m
Câu 19: Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do từ độ cao h = 5m xuống đất, lấy g = 10 m/s 2.
Động năng của vật ngay trước khi chạm đất là:
A. 50 J B. 500 J C. 250 J D. 100 J
Câu 20. Cho một vật nhỏ khối lượng 500g trượt xuống một rãnh cong tròn bán kính 20cm. Ma
sát giữa vật và mặt rãnh là không đáng kể. Nếu vật bắt đầu trượt với vận tốc ban đầu bằng
không ở vị trí ngang với tâm của rãnh tròn thì vận tốc ở đáy rãnh là. Lấy g = 10m/s2.
A. 2m/s B. 2,5m/s C. 4 m/s D. 6m/s
Câu 21: Chọn câu Sai:
A. Cơ năng của một vật là năng lượng trong chuyển động cơ học của vật tạo ra.
B. Cơ năng của một vật là năng lượng của vật đó có thể thực hiện được.
C. Cơ năng của một vật bao gồm tổng động năng chuyển động và thế năng của vật.
D. Cơ năng của một vật có giá trị bằng công mà vật có thể thực hiện được.
Câu 22. Một quả bóng khối lượng 500g thả độ cao 6m. Quả bóng nâng đến 2/3 độ cao ban đầu.
Năng lượng đã chuyển sang nhiệt làm nóng quả bóng và chỗ va chạm là bao nhiêu? Lấy g =
10m/s2. A. 10J B. 15J C. 20J D. 25J
Câu 23: Cho một vật có khối lượng 200g đang ở độ cao 10m so với mặt đất sau đó thả vật cho
rơi tự do. Tìm công của trọng lực và vận tốc của vật khi vật rơi đến độ cao 6m.
A. 4J; 2 10 m/s B. 6J; 215 m/s
C. 10J; 10 m/s D. 8J; 25 m/s
Câu 24: Một vật m được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc v từ mặt đất. Gia tốc rơi tự do là
g, bỏ qua sức cản không khí. Khi vật có động năng bằng thế năng thì nó ở độ cao so với mặt đất

là: A. B. C. D.
Câu 25: Vật rơi không vận tốc đầu từ độ cao 60m. Độ cao h mà tại đó động năng bằng 1/3 cơ
năng là :
A. 40m. B. 30m. C. 20m. D. kết quả khác.
Câu 26: Một vật có khối lượng m được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc 7 m/s.
Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 m/s 2. Vật đạt được độ cao cực đại so với mặt đất là:
A. 2,54m. B. 4,5m. C. 4,25m D. 2,45m.
Câu 27: Ở độ cao h0 = 20 m một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc đầu v 0 = 10m/s,
lấy g = 10m/s². Bỏ qua sức cản của không khí. Độ cao của vật ở đó động năng của vật bằng thế
năng của vật là: A. 15m; B. 25m; C. 12,5m; D. 35m;

141
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 28: Một vật được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc v 0 = 10m/s từ độ cao (so với mặt
đất) h = 20m. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10m/s 2. Độ cao (so với mặt đất) của vật
khi động năng cực tiểu sẽ là:
A. 0 m B. 15m C. 20m D. 25m
Câu 29: Một vật được thả rơi tự do, trong quá trình rơi
A. động năng của vật không đổi C. tổng động năng và thế năng của vật không thay đổi
B. thế năng của vật không đổi. D. tổng động năng và thế năng của vật luôn thay đổi.
Câu 30: Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi lúc một
tăng. Như vậy đối với vận động viên
A. động năng tăng, thế năng tăng. B. động năng tăng, thế năng giảm.
C. động năng không đổi, thế năng giảm. D. động năng giảm, thế năng tăng.
Câu 38: Một vật trượt không ma sát từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng. Khi đi được 2/3 quãng
đường theo mặt phẳng nghiêng tì tỉ số động năng và thế năng của vật bằng
A. 2/3. B. 3/2. C. 2. D. 1/2.
Câu 31: Khi thả một vật trượt không vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng có ma sát
A. cơ năng của vật bằng giá trị cực đại của động năng.
B. độ biến thiên động năng bằng công của lực ma sát.
C. độ giảm thế năng bằng công của trọng lực.
D. độ giảm thế năng bằng độ tăng động năng.
Câu 32: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 3 m. Độ cao vật khi động năng bằng hai lần thế
năng là A. 1,5 m. B. 1,2 m. C. 2,4 m. D. 1,0 m.
Câu 33: Một vật được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc đầu 4 m/s. Bỏ qua sức
cản không khí. Tốc độ của vật khi có động năng bằng thế năng là
A. 22 m/s.
Câu 34: Một vật nhỏ bắt đầu trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 2 m, nghiêng
góc 30o so với phương ngang. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,1. Lấy g =
10 m/s2. Tốc độ của vật khi đến chân mặt phẳng nghiêng là
A. 2,478 m/s. B. 4,066 m/s. C. 4,472 m/s. D. 3,505 m/s.
Câu 35: Một vật được ném từ độ cao 15 m với vận tốc 10 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy
g = 10 m/s2. Tốc độ của vật khi chạm đất là
B. 20 m/s.
Câu 36: Một vật được ném xiên từ mặt đất với vận tốc ban đầu hợp với phương ngang một góc
30o và có độ lớn là 4 m/s. Lấy g = 10 m/s 2, chọn gốc thế năng tại mặt đất, bỏ qua mọi lực cản.
Độ cao cực đại của vật đạt tới là:
A. 0,8 m. B. 1,5 m. C. 0,2 m. D. 0,5 m.
Câu 37: Một vật ném được thẳng đứng xuống đất từ độ cao 5 m. Khi chạm đất vật nảy trở lên
với độ cao 7 m. Bỏ qua mất mát năng lượng khi va chạm với đất và sức cản môi trường. Lấy g
= 10 m/s2. Vận tốc ném ban đầu có giá trị bằng
A. 210 m/s. B. 2 m/s. C. 5 m/s. D. 5 m/s.

142
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 38: Một vật nặng1kg trượt trên đỉnh mặt phẳng nghiêng h = 0,5m, khi vừa đến chân mặt
phẳng nghiêng có vận tốc 4m/s. Công của lực ma sát có độ lớn:
A. 3J B. 13J C. 8J D. 5J
Câu 39: Vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh A của một dốc, có độ cao h so với mặt đất, xuống
chân dốc. Biết vật trượt không ma sát và nếu chọn gốc thế năng tại mặt đất thì vận tốc của vật
tại chân dốc bằng :
A. 2gh. B. 4g2h2. C. √❑. D. kết quả khác.
Câu 40: Một vật có khối lượng m được ném lên từ mặt đất với vận tốc ban đầu 0 .
v
a. Điểm cao nhất mà vật có thể đạt tới là:
v v
h max =
√2 g
h max = 0 h max = 0
A. √2 g B. 2g C. D. v0
b. Tại độ cao nào thì động năng bằng ½ thế năng?

A. B. C. D.
Câu 41: Một vật có khối lượng 10 kg đứng yên trên mặt phẳng nghiêng một góc α = 30 0, độ
cao h = 5m chịu tác dụng của lực cản F c = 10N. Vận tốc lúc tới chân mặt phẳng nghiêng (lấy g
= 10 m/s2 ): A. 85 m/s B. 4 5 m/s C. 25 m/s D. 10 m/s
Câu 42: Một viên bi thép có khối lượng 100 g được bắn thẳng đứng xuống đất từ độ cao 5 m
với vận tốc ban đầu 5 m/s. Khi dừng lại viên bi ở sâu dưới mặt đất một khoảng 10 cm. Bỏ qua
sức cản của không khí, lấy g = 10 m/s2. Lực tác dụng trung bình của đất lên viên bi là
A. 67,7 N. B. 75,0 N. C. 78,3 N. D. 62,5 N.
Câu 43: Vật nhỏ m trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh xuống chân của mặt phẳng nghiêng
góc α so với phương ngang, do ma sát cơ năng của vật ở chân giảm so với ở đỉnh một lượng
bao nhiêu? Biết hệ số ma sát là µ, gia tốc trọng trường là g, độ cao của đỉnh so với chân là h:

A. B. C. D.
Câu 44. Một tàu lượn bằng đồ chơi chuyển động không ma sát trên
đường ray như hình vẽ. Khối lượng tàu 50g, bán kính đường tròn R =
20cm. Độ cao h tối thiểu khi thả tàu để nó đi hết đường tròn là?
A. 80cm B. 50cm. C. 40cm D. 20cm
Câu 45. Viên đạn khối lượng m = 10g đang bay đến với vận tốc v = 100m/s cắm vào bao cát
khối lượng M = 490g treo trên dây dài l = 1m và đứng yên.
a. Sau khi đạn cắm vào, bao cát chuyển động với vận tốc bao nhiêu?
A. 2m/s B. 0,2m/s C. 5m/s D. 0,5m/s
b. Bao cát lên đến vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc sấp
xỉ bao nhiêu?
A. 25o B. 37o C. 32o D. 42o
c. Bao nhiêu phần trăm năng lượng ban đầu đã chuyển sang nhiệt?
A. 92% B. 98% C. 77% D. 60%
143
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 46. Cho một con lắc đơn gồm có sợi dây dài 320 cm đầu trên cố định đầu dưới treo một
vật nặng có khối lượng 1000g. Khi vật đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một vận tốc là
4√2 m/s. Lấy g = 10m/s2.
a. Xác định vị trí cực đại mà vật có thể lên tới.
A. h = 1,6m; α = 60o B. h = 1,6m; α = 30o C. h = 1,2m; α = 45o D. h = 1,2m; α = 60o.
b. Xác định vận tốc của vật ở vị trí dây lệch với phương thẳng đứng là 30 o và lực căng sợi dây
khi đó? A. 2,9m/s; 16,15N B. 4,9m/s; 16,15N
C. 4,9m/s; 12,15N D. 2,9m/s; 12,15N
c. Xác định vị trí để vật có vận tốc 2√2 m/s. Xác định lực căng sợi dây khi đó?
A. 45o; 8,75N B. 51,32o; 6,65N C. 51,32o; 8,75N D. 45o; 6,65N
d. Xác định vận tốc để vật có Wđ = 3Wt, lực căng của vật khi đó?
A. 26 m/s; 15N B. 22 m/s; 12,25N
C. 22 m/s; 15N D. 26 m/s; 16,25N
Câu 47. Một động cơ điện được thiết kế để kéo một thùng than khối lượng 400 kg từ dưới mỏ
có độ sâu 1200 m lên mặt đất trong thời gian 2 phút. Hiệu suất của động cơ là 80%. Lấy g = 9,8
m/s2. Công suất toàn phần của động cơ là
A. B. C. D.
Câu 48. Khi quạt điện hoạt động thì phần năng lượng hao phí là
A. điện năng. B. cơ năng. C. nhiệt năng. D. hóa năng.
Câu 49. Khi con lắc đồng hồ dao động thì
A. cơ năng của nó bằng không.
B. động năng và thế năng được chuyển hóa qua lại lẫn nhau nhờ công của lực căng dây treo.
C. động năng và thế năng được chuyển hóa qua lại lẫn nhau nhờ công của trọng lực.
D. động năng và thế năng được chuyển hóa qua lại lẫn nhau nhờ công của lực ma sát.

144
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Câu 1. Đại lượng nào không đổi khi một vật được ném ngang?
A. Thế năng B. Động năng C. Cơ năng D. Động lượng
Câu 2. Cho một vật nhỏ khối lượng 500g trượt xuống một rãnh cong tròn bán kính 20cm. Ma
sát giữa vật và mặt rãnh là không đáng kể. Nếu vật bắt đầu trượt với vận tốc ban đầu bằng
không ở vị trí ngang với tâm của rãnh tròn thì vận tốc ở đáy rãnh là. Lấy g =10m/s2
A. 2m/s B. 2,5m/s C. 4 m/s D. 6m/s
Câu 3. Từ điểm M có độ cao so với mặt đất bằng 4m ném lên một vật với vận tốc đầu 4m/s.
Biết khối lượng của vật bằng 200g, lấy g =10 m/s2. Khi đó cơ năng của vật bằng:
A. 6J B. 9,6 J C. 10,4J D. 11J
Câu 4. Một vật có khối lượng 100g được ném thẳng đứng lên cao với tốc độ 10m/s từ mặt đất.
Bỏ qua ma sát. Lấy g =10 m/s2. Tính độ cao của vật khi thế năng bằng động năng.
A. 10m B. 20m C. 40m D. 60m
Câu 5. Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do từ độ cao h = 5m xuống đất, lấy g = 10 m/s 2. Động
năng của vật ngay trước khi chạm đẩt là:
A. 50 J B. 500 J C. 250 J D. 100 J
Câu 6. Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên, trong quá trình chuyển động của vật thì
A. Động năng giảm, thế năng giảm B. Động năng giảm, thế năng tăng
C. Động năng tăng, thế năng giảm D. Động năng tăng, thế năng tăng
Câu 7. Trên hình vẽ, hai vật lần lượt có khối lượng m 1 =
1kg; m2 = 2kg , ban đầu được thả nhẹ nhàng. Động năng của
hệ bằng bao nhiêu khi vật 2 rơi được 50cm? Bỏ qua mọi ma
sát ròng dọc có khối lượng không đáng kế, lấy g =10m/s2
A. 7,5(J) B. 15(J)
C. 75(J) D. 10(J)
Câu 8. Một quả bóng khối lượng 200h được ném từ độ cao 20 m theo phương thẳng đứng. Khi
chạm đất quả bóng nảy lên đến độ cao 40 m. Bỏ qua mất mát năng lượng khi va chạm, vận tốc
ném vật là?
A. 15(m/s) B. 20(m/s) C. 25(m/s) D. 10(m/s).
Câu 9. Một vật thả rơi tự do từ độ cao 20m. Lấy gốc thế năng tại mặt đất. Lấy g = 10m/s 2 .Vận
tốc cực đại của vật trong quá trình rơi là?
A. 10(m/s) B. 15(m/s) C. 20(m/s) D. 25(m/s)
Câu 10. Một vật thả rơi tự do từ độ cao 20m. Lấy gốc thế năng tại mặt đất. Lấy g = 10m/s 2 .Vị
trí mà ở đó động năng bằng thế năng là?
A. 10(m) B. 5(m) C. 6,67(m) D. 15(m)
Câu 11. Một vật thả rơi tự do từ độ cao 20m. Lấy gốc thế năng tại mặt đất. Lấy g = 10m/s 2 .Tại
vị trí động năng bằng thế năng, vận tốc của vận là?
A. 10(m/s) B. 10 (m/s) C. 5 (m/s) D. 15(m/s)

145
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 12. Một khối lượng 1500g thả không vận tốc đầu từ đỉnh dốc nghiêng cao 2m. Do ma sát
nên vận tốc vật ở chân dốc chỉ bằng 2/3 vận tốc vật đến chân dốc khi không có ma sát. Công
của lực ma sát là?
A. 25(J) B. 40(J) C. 50(J) D. 65(J)
Câu 13. Một quả bóng khối lượng 500g thả độ cao 6m. Quà bóng nâng đến 2/3 độ cao ban đầu.
Năng lượng đã chuyển sang nhiệt làm nóng quả bóng và chỗ va chạm là bao nhiêu? Lấy g =
10m/s2
A. 10J B. 15J C. 20J D. 25J
Câu 14. Khi vật chuyển động không ma sát. Cơ năng là một đại lượng
A. Luôn luôn khác không B. Luôn luôn dương
C. Luôn luôn dương hoặc bằng không D. Không đổi
Câu 15. Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì
dừng và rơi xuống. Trong qúa trình vật chuyến động từ M tới N năng lượng của vật
A. Động năng tăng B. Thế năng giảm
C. Cơ năng không đổi D. Cơ năng cực đại tại N
Câu 16. Một tàu lượn bằng đồ chơi chuyển động không ma sát trên
đường ray như hình vẽ. Khối lượng tàu 50g, bán kính đường tròn R =
20cm. Độ cao h tối thiêu khi thả tàu đế nó đi hết đường tròn là?
A. 80cm B. 50cm
C. 40cm D. 20cm
Câu 17. Cho một con lắc đơn gồm có sợi dây dài 320 cm đầu trên cố định đâu dưới treo một
vật nặng có khối lượng 1000g. Khi vật đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một vận tốc là
(m/s). Lấy g = 10m/s2. Xác định vị trí cực đại mà vật có thể lên tới?
A. l,6(m);60° B. l,6(m); 30° C. 1,2(m); 45° D. l,2(m); 60°
Câu 18. Cho một con lắc đơn gồm có sợi dây dài 320 cm đầu trên cố định đâu dưới treo một
vật nặng có khối lượng 1000g. Khi vật đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một vận tốc là
(m/s). Lấy g = 10m/s2. Xác định vận tốc của vật ở vị trí dây lệch với phương thẳng đứng là
30° và lực căng sợi dây khi đó?
A. 2,9(m/s); 16,15(N) B. 4,9(m/s); 16,15(N)
C. 4,9(111/5); 12,15(N) D. 2,9(m/s); 12,15(N)
Câu 19. Cho một con lắc đơn gồm có sợi dây dài 320 cm đầu trên cố định đâu dưới treo một
vật nặng có khối lượng 1000g. Khi vật đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một vận tốc là
(m/s). Lấy g = 10m/s2. Xác định vị trí để vật có vận tốc 2 (m/s). Xác định lực căng sợi
dây khi đó?
A. 45°; 8,75(N) B. 51,32°; 6,65(N)
C. 51,32°; 8,75(N) D. 45°; 6,65(N)
Câu 20. Cho một con lắc đơn gồm có sợi dây dài 320 cm đầu trên cố định đâu dưới treo một
vật nặng có khối lượng 1000g. Khi vật đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một vận tốc là
(m/s). Lấy g = 10m/s2. Xác định vận tốc để vật có Wđ = 3Wt, lực căng của vật khi đó?
146
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
A. 2 (m/s); 15(N) B. 2 (m/s); 12,25(N)
C. 2 (m/s); 15(N) D. 2 (m/s); 16,25(N)
Câu 21. Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận
tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Xác định cơ năng của vật khi
vật chuyển động?
A. 18,4(J) B. 16(J) C. 10(J) D. 4 (J)
Câu 22. Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận
tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Tìm độ cao cực đại mà bi đạt
được?.
A. 9,2(m) B. 17,2(m) C. 15,2(m) D. 10 (m)
Câu 23. Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận
tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất?

A. 2 (m/s) B. (m/s) C. (m/s) D.


Câu 24. Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận
tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Tìm vị trí vật để có thế năng
bằng động năng?
A. (m) B. 6(m) C. 8,2(m) D. 4,6 (m)
Câu 25. Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận
tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Xác định vận tốc của vật khi
Wd = 2Wt ?
A. 11,075(m/s) B. (m/s) C. 10,25(m/s) D. (m/s)
Câu 26. Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận
tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Xác định vận tốc của vật khi
vật ở độ cao 6m?
A. (m/s) B. 6(m/s) C. 10(m/s) D. 8 (m/s)
Câu 27. Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận
tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Tìm vị trí để vận tốc của vật là
3m/s?
A. 5,25(m) B. 8,75(m) C. 10(m) D. 275(m)
Câu 28. Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận
tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Nếu có lực cản 5N tác dụng thì
độ cao cực đại mà vật lên được là bao nhiêu?
A. 4,56 (m) B. 2,56 (m) C. 8,56 (m) D. 9,2l (m)
Câu 29: Xét chuyển động của con lắc đơn như hình vẽ. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Động năng của vật cực đại tại A và B, cực tiểu tại O.
B. Thế năng của vật cực tiểu tại M.
C. Động năng của vật cực đại tại O và cực tiểu tại A và B.
B A
D. Thế năng của vật cực đại tại O.
O M
147
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 30: Một vật được ném từ dưới lên. Trong quá trình chuyển động của vật thì:
A. Động năng giảm, thế năng tăng. B. Động năng giảm, thế năng giảm.
C. Động năng tăng, thế năng giảm. D. Động năng tăng, thế năng tăng.
LỜI GIẢI
Câu 1. Đại lượng nào không đổi khi một vật được ném ngang?
A. Thế năng B. Động năng C. Cơ năng D. Động lượng
Câu 2. Cho một vật nhỏ khối lượng 500g trượt xuống một rãnh cong tròn bán kính 20cm. Ma
sát giữa vật và mặt rãnh là không đáng kể. Nếu vật bắt đầu trượt với vận tốc ban đầu bằng
không ở vị trí ngang với tâm của rãnh tròn thì vận tốc ở đáy rãnh là. Lấy g =10m/s2
A. 2m/s B. 2,5m/s C. 4 m/s D. 6m/s
Câu 2. Chọn đáp án A
Li gii:

+
Câu 3. Từ điểm M có độ cao so với mặt đất bằng 4m ném lên một vật với vận tốc đầu 4m/s.
Biết khối lượng của vật bằng 200g, lấy g =10 m/s2. Khi đó cơ năng của vật bằng:
A. 6J B. 9,6 J C. 10,4J D. 11J
Câu 4. Chọn đáp án B
Li gii:

+
Câu 4. Một vật có khối lượng 100g được ném thẳng đứng lên cao với tốc độ 10m/s từ mặt đất.
Bỏ qua ma sát. Lấy g =10 m/s2. Tính độ cao của vật khi thế năng bằng động năng.
A. 10m B. 20m C. 40m D. 60m
Câu 4. Chọn đáp án A
Li gii:

+ Định luật bảo toàn cơ năng:


Câu 5. Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do từ độ cao h = 5m xuống đất, lấy g = 10 m/s 2. Động
năng của vật ngay trước khi chạm đẩt là:
A. 50 J B. 500 J C. 250 J D. 100 J
Câu 5. Chọn đáp án A
Li gii:
+ Định luật bảo toàn cơ năng:
Câu 6: Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên, trong quá trình chuyển động của vật thì
A. Động năng giảm, thế năng giảm B. Động năng giảm, thế năng tăng
C. Động năng tăng, thế năng giảm D. Động năng tăng, thế năng tăng

148
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 7. Trên hình vẽ, hai vật lần lượt có khối lượng m 1 =
1kg; m2 = 2kg , ban đầu được thả nhẹ nhàng. Động năng của
hệ bằng bao nhiêu khi vật 2 rơi được 50cm? Bỏ qua mọi ma
sát ròng dọc có khối lượng không đáng kế, lấy g =10m/s2
A. 7,5(J) B. 15(J)
C. 75(J) D. 10(J)

Câu 7. Chọn đáp án A


Li gii:
+ Trong bài này nếu được thà nhẹ nhàng thì m2 đi xuống và m1 đi lên. Khi vật m2
đi xuống 1 đoạn bằng h thì m2 lên dốc bằng 1 đoạn h và có độ cao tăng thêm hsinα.

Động năng của hệ khi đó bằng:


Câu 8. Một quả bóng khối lượng 200h được ném từ độ cao 20 m theo phương thẳng đứng. Khi
chạm đất quả bóng nảy lên đến độ cao 40 m. Bỏ qua mất mát năng lượng khi va chạm, vận tốc
ném vật là?
A. 15(m/s) B. 20(m/s) C. 25(m/s) D. 10(m/s).
Câu 8. Chọn đáp án B
Li gii:
+ Ta có:

+ Bảo toàn cơ năng:

Câu 9. Một vật thả rơi tự do từ độ cao 20m. Lấy gốc thế năng tại mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Vận
tốc cực đại của vật trong quá trình rơi là?
A. 10(m/s) B. 15(m/s) C. 20(m/s) D. 25(m/s)
Câu 9. Chọn đáp án C
Li gii:

+
Câu 10. Một vật thả rơi tự do từ độ cao 20m. Lấy gốc thế năng tại mặt đất. Lấy g = 10m/s 2 .Vị
trí mà ở đó động năng bằng thế năng là?
A. 10(m) B. 5(m) C. 6,67(m) D. 15(m)
Câu 10. Chọn đáp án A
Li gii:

+
Câu 11. Một vật thả rơi tự do từ độ cao 20m. Lấy gốc thế năng tại mặt đất. Lấy g = 10m/s 2 .Tại
vị trí động năng bằng thế năng, vận tốc của vận là?
149
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
A. 10(m/s) B. 10 (m/s) C. 5 (m/s) D. 15(m/s)
Câu 11. Chọn đáp án B
Li gii:

+
Câu 12. Một khối lượng 1500g thả không vận tốc đầu từ đỉnh dốc nghiêng cao 2m. Do ma sát
nên vận tốc vật ở chân dốc chỉ bằng 2/3 vận tốc vật đến chân dốc khi không có ma sát. Công
của lực ma sát là?
A. 25(J) B. 40(J) C. 50(J) D. 65(J)
Câu 12. Chọn đáp án C
Li gii:
+ Khi không có ma sát:

+ Có ma sát: (do )

+ Độ giảm động năng:


Câu 13. Một quả bóng khối lượng 500g thả độ cao 6m. Quà bóng nâng đến 2/3 độ cao ban đầu.
Năng lượng đã chuyển sang nhiệt làm nóng quả bóng và chỗ va chạm là bao nhiêu? Lấy g =
10m/s2
A. 10J B. 15J C. 20J D. 25J
Câu 13. Chọn đáp án A
Li gii:

+ Độ giảm cơ năng:
Câu 14. Cơ năng là một đại lượng
A. Luôn luôn khác không B. Luôn luôn dương
C. Luôn luôn dương hoặc bằng không D. Không đổi
Câu 15. Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì
dừng và rơi xuống. Trong qúa trình vật chuyến động từ M tới N năng lượng của vật
A. Động năng tăng B. Thế năng giảm
C. Cơ năng không đổi D. Cơ năng cực đại tại N
Câu 16. Một tàu lượn bằng đồ chơi chuyển động không ma sát trên
đường ray như hình vẽ. Khối lượng tàu 50g, bán kính đường tròn R =
20cm. Độ cao h tối thiêu khi thả tàu đế nó đi hết đường tròn là?
A. 80cm B. 50cm
C. 40cm D. 20cm
Câu 16. Chọn đáp án B
Li gii:

150
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52

+ Vận tốc tại điếm cao nhất D.

+ Tai điểm D theo đinh luât 2 Niutơn ta có:

+ Để tàu không rời khỏi đường ray thì


Câu 17. Cho một con lắc đơn gồm có sợi dây dài 320 cm đầu trên cố định đâu dưới treo một
vật nặng có khối lượng 1000g. Khi vật đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một vận tốc là
(m/s). Lấy g = 10m/s2.
Xác định vị trí cực đại mà vật có thể lên tới?
A. l,6(m);60° B. l,6(m); 30° C. 1,2(m); 45° D. l,2(m); 60°
Câu 17. Chọn đáp án A
Li gii:
+ Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng


Vậy vật có độ caoz = l,6(m)so với vị trí cân bằng và dây hợp với
phương thẳng đứng một góc 60°
Câu 18. Cho một con lắc đơn gồm có sợi dây dài 320 cm đầu trên cố định đâu dưới treo một
vật nặng có khối lượng 1000g. Khi vật đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một vận tốc là
(m/s). Lấy g = 10m/s2. Xác định vận tốc của vật ở vị trí dây lệch với phương thẳng đứng là
30° và lực căng sợi dây khi đó?
A. 2,9(m/s); 16,15(N) B. 4,9(m/s); 16,15(N)
C. 4,9(111/5); 12,15(N) D. 2,9(m/s); 12,15(N)
Câu 22. Chọn đáp án B
Li gii:
+ Theo điều kiện cân bằng năng lượng WA = WB

+ Xét tại B theo định luật II Newton:

+ Chiếu theo phương của dây:

151
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 19. Cho một con lắc đơn gồm có sợi dây dài 320 cm đầu trên cố định đâu dưới treo một
vật nặng có khối lượng 1000g. Khi vật đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một vận tốc là
(m/s). Lấy g = 10m/s2. Xác định vị trí để vật có vận tốc 2 (m/s). Xác định lực căng sợi
dây khi đó?
A. 45°; 8,75(N) B. 51,32°; 6,65(N)
C. 51,32°; 8,75(N) D. 45°; 6,65(N)
Câu 19. Chọn đáp án C
Li gii:

+ Gọi C là vị trí để vật có vận tốc

+ Theo định luật bảo toàn cơ năng:

+ Mà
+ Xét tại C theo định luật II Newton:
+ Chiếu theo phương của dây:

Câu 20. Cho một con lắc đơn gồm có sợi dây dài 320 cm đầu trên cố định đâu dưới treo một
vật nặng có khối lượng 1000g. Khi vật đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một vận tốc là
(m/s). Lấy g = 10m/s2. Xác định vận tốc để vật có Wđ = 3Wt, lực căng của vật khi đó?
A. 2 (m/s); 15(N) B. 2 (m/s); 12,25(N)
C. 2 (m/s); 15(N) D. 2 (m/s); 16,25(N)
Câu 20. Chọn đáp án D
Li gii:
+ Để D là vị trí Wđ = 3Wt.
+ Theo định luật bảo toàn cơ năng:


+ Xét tại D theo định luật II Newton:
+ Chiếu theo phương của dây:

152
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52

Câu 21. Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận
tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Xác định cơ năng của vật khi
vật chuyển động?
A. 18,4(J) B. 16(J) C. 10(J) D. 4 (J)
Câu 21. Chọn đáp án A
Li gii:
+ Chọn mốc thế năng tại mặt đất

+ Cơ năng của vật tại vị trí ném. Gọi A là vị trí ném:

Câu 22. Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận
tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Tìm độ cao cực đại mà bi đạt
được?.
A. 9,2(m) B. 17,2(m) C. 15,2(m) D. 10 (m)
Câu 22. Chọn đáp án B
Li gii:
+ B là độ cao cực đại: vB = 0 (m/s)
+ Theo định luật bảo toàn cơ năng:

Câu 23. Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận
tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất?

A. 2 (m/s) B. (m/s) C. (m/s) D.


Câu 23. Chọn đáp án C
Li gii:
+ Gọi C là mặt đất zC = 0 (m)

+
Câu 24. Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận
tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Tìm vị trí vật để có thế năng
bằng động năng?
A. (m) B. 6(m) C. 8,2(m) D. 4,6 (m)
Câu 24. Chọn đáp án D
Li gii:
+ Gọi D là vị trí để vật có động năng bằng thế năng

153
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52

Câu 25. Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận
tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Xác định vận tốc của vật khi
Wd = 2Wt ?
A. 11,075(m/s) B. (m/s) C. 10,25(m/s) D. (m/s)
Câu 25. Chọn đáp án A
Li gii:
+ Gọi E là vị trí để Wđ = 2Wt
+ Theo định luật bảo toàn năng lượng:

Câu 26. Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận
tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Xác định vận tốc của vật khi
vật ở độ cao 6m?
A. (m/s) B. 6(m/s) C. 10(m/s) D. 8 (m/s)
Câu 26. Chọn đáp án D
Li gii:
+ Gọi F là vị trí của vật khi vật ở độ cao 6m

Theo định luật bảo toàn năng lượng:

Câu 27. Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận
tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Tìm vị trí để vận tốc của vật là
3m/s?
A. 5,25(m) B. 8,75(m) C. 10(m) D. 275(m)
Câu 27. Chọn đáp án B
Li gii:
+ Gọi G là vị trí đê’ vận tốc của vật là 3m/s

+ Theo định luật bảo toàn năng lượng

154
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 28. Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận
tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Nếu có lực cản 5N tác dụng thì
độ cao cực đại mà vật lên được là bao nhiêu?
A. 4,56(m) B. 2,56(m) C. 8,56(m) D. 9,2l(m)
Câu 28. Chọn đáp án C
Li gii:
+ Gọi H là vị trí mà vật có thể lên được khi vật chịu một lực cản F = 5N.

+ Theo định lý động năng:


Vậy độ cao của vị trí H so với mặt đất là 6 + 2,56 = 8,56m.
Câu 29: Xét chuyển động của con lắc đơn như hình vẽ. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Động năng của vật cực đại tại A và B, cực tiểu tại O.
B. Thế năng của vật cực tiểu tại M.
C. Động năng của vật cực đại tại O và cực tiểu tại A và B.
B A
D. Thế năng của vật cực đại tại O.
O M
Câu 30: Một vật được ném từ dưới lên. Trong quá trình chuyển động của
vật thì:
A. Động năng giảm, thế năng tăng. B. Động năng giảm, thế năng giảm.
C. Động năng tăng, thế năng giảm. D. Động năng tăng, thế năng tăng.

155
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Kiểm tra 45 phút kì II
Câu 1: Khi nói về động năng của vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Không đổi khi vật CĐ tròn đều. B. Không đổi khi vật CĐ thẳng với gia tốc không
đổi.
C. Không đổi khi vật CĐ thẳng đều. D. Không đổi khi vật CĐ với gia tốc bằng không.
Câu 2: Một vật có khối lượng m = 50g chuyển động thẳng đều với vận tốc v = 5m/s thì động
lượng của vật là:
A. 0,25kg/m.s B. 2,5kg.m/s C. 0,025kg.m/s D. 15kg.m/s
Câu 3: Khi một chiếc xe chạy lên và xuống dốc, lực nào sau đây có thể khi thì tạo ra công phát
động khi thì tạo ra công cản?
A. Thành phần pháp tuyến của trọng lực. B. Lực kéo của động cơ.
C. Lực phanh xe. D. Thành phần tiếp tuyến của trọng lực.
Câu 4: Công suất của một người kéo một thùng nước có khối lượng 10kg chuyển động đều từ
giếng có độ sâu 15m trong thời gian 0,5 phút là: (Lấy g = 10m/s2)
A. 15W B. 60kW C. 150W D. 50W
Câu 5: Một vật chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang với vận tốc v = 36km/h.
Dưới tác dụng của F = 40N, có hướng hợp với phương chuyển động một góc α = 60 0. Công mà
vật thực hiện được trong thời gian 1 phút là:
A. 24kJ B. 24 √ 3 kJ C. 24kJ D. 12kJ
Câu 6: Một vật có khối lượng 0,5 kg trượt không ma sát trên một mặt phẳng ngang với vận tốc
5m/s đến va chạm vào một bức tường thẳng đứng theo phương vuông góc với tường. Sau va
chạm vật đi ngược trở lại phương cũ với vận tốc 2m/s. Thời gian tương tác là 0,2 s. Lực ⃗
F do
tường tác dụng có độ lớn bằng:
A. 175 N B. 1,75 N C. 17,5 N D. 1750 N
Câu 7: Một xe nặng 1,2 tấn chuyển động tịnh tiến trên đường thẳng nằm ngang có vận tốc thay
đổi từ 10m/s đến 20m/s trong quãng đường 300m. Hợp lực của các lực làm xe chuyển động có
giá trị nào sau đây
A. 600N B. 300N C.100N D. 200N
Câu 8: Cơ năng là một đại lượng:
A. Luôn luôn dương hoặc bằng không. B. Luôn luôn dương.
C. Luôn luôn khác không. D. Có thể dương, âm hoặc bằng không.
Câu 9: Một vật có khối lượng 50kg đang chuyển động với vận tốc 10m/s. động năng của vật
là:
A. 250J B. 2,5kJ C. 50J D. 50kJ
Câu 10: Một người nhấc 1 vật có khối lượng 4 kg lên cao 0,5m. Sau đó xách vật di chuyển
theo phương ngang 1 đoạn 1m. Lấy g = 10m/s2. Người đó đã thực hiện 1 công bằng:
A. 60 J B. 20J C. 140 J D.100 J
Câu 11: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của ô tô được bảo toàn?
A. Ô tô tăng tốc. B. Ô tô chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát.
C. Ô tô chuyển động tròn đều. D. Ô tô giảm tốc độ.
156
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
Câu 12: Từ điểm M (có độ cao so với mặt đất 1,2m) ném lên một vật với vận tốc ban đầu
2m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg. Lấy g = 10m/s2. Cơ năng của vật bằng bao nhiêu?
A. 7J. B. 5J C. 6J D. Một giá trị khác.
Câu 13: Một vật khối lượng 10kg có thế năng 150J đối với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Khi đó,
vật ở độ cao bằng bao nhiêu?
A. 15m B. 10m C. 1,5m D. 0,15m
Câu 14: Một quả bóng được thả rơi từ một điểm cách mặt đất 12m. Khi chạm đất, quả bóng
mất đi 1/3 cơ năng toàn phần. Bỏ qua lực cản không khí. Sau lần chạm đất đầu tiên, quả bóng
lên cao được bao nhiêu?
A. 4m B. 12m C. 2m D. 8m
Câu 15: Người ta ném một hòn bi theo phương ngang với vận tốc ban đầu là 15m/s và nó rơi
xuống đất sau 4s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g=10m/s 2. Hỏi hòn bi được ném từ độ
cao nào và tầm xa của nó là bao nhiêu?
A. 80m và 80m. B. 80m và 60m. C. 60m và 60m. D. 60m và 80m.
Câu 16: Một vật m = 100kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng
dài 2m, chiều cao 0,4m. Vận tốc vật tại chân mặt phẳng nghiêng là 2m/s. Tính công của lực ma
sát
A. -200J B. -100J C. 200J D.100J
Câu 17: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của công?
A. kW.h B. N.m C. kg.m2/s2 D. kg.m2/s.
Câu 18: Một vật sinh công dương khi vật chuyển động
A. nhanh dần đều. B. chậm dần đều. C. tròn đều. D. thẳng đều.
Câu 19: Công là đại lượng:
A. Vô hướng, có thể âm hoặc dương.
B. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
C. Véc tơ, có thể âm, dương hoặc bằng không. D. Véc tơ, có thể âm hoặc dương.
Câu 20: Biểu thức của công suất là:
A. P = F.s/t B. P = F.s.t C. P = F.s/v D. P = F.s.v.
Câu 21: Một ô tô khối lượng m đang chuyển động với vận tốc ⃗ v thì tài xế tắt máy. Công của
lực ma sát tác dụng lên xe làm xe dừng lại
A. A = mv2/2. B. A = -mv2/2. C. A = mv2. D. A = -mv2.
Câu 22: Một vật có khối lượng m = 400 g và động năng 20 J. Khi đó vận tốc của vật là:
A. 0,32 m/s. B. 36 km/h C. 36 m/s D.10 km/h.
Câu 23: Vật nào sau đây không có khả năng sinh công?
A. Dòng nước lũ đang chảy mạnh. B. Viên đạn đang bay.
C. Búa máy đang rơi. D. Hòn đá đang nằm trên mặt đất.
Câu 24: Động năng được tính bằng biểu thức:
A. Wđ = m2v2/2 B. Wđ = m2v/2 C. Wđ = mv2/2 D. Wđ = mv/2
Câu 25: Động năng là đại lượng:
A. Vô hướng, luôn dương. B. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.
157
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52
C. Véc tơ, luôn dương. D. Véc tơ, luôn dương hoặc bằng không.
Câu 26: Một chiếc tàu hỏa chạy trên đường thẳng nằm ngang với vận tốc không đổi 50 m/s.
Công suất của đầu máy là 1,5.104kW. Lực cản tổng cộng tác dụng lên tàu hỏa có độ lớn.
A. 300 N. B. 3.105N. C. 7,5.105 N. D. 7,5.108N.
Câu 27: Một chiếc ô tô sau khi tắt máy còn đi được 100m. Biết m = 1,5 tấn, µt = 0,25 (lấy g =
10m/s2). Công của lực cản có giá trị là:
A. 375 J B. 375 kJ. C. – 375 kJ D. – 375 J.
Câu 28: Kéo một xe goòng bằng một sợi dây cáp với một lực bằng 150N. Góc giữa dây cáp
và mặt phẳng nằm ngang bằng 300. Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 200m có giá
trị (lấy√ 3=1,73 ) là:
A. 30000 J. B. 15000 J C. 25950 J D. 51900 J.
Câu 29: Công suất là đại lượng được tính bằng:
A. Tích của công và thời gian thực hiện công. B. Tích của lực tác dụng và vận tốc.
C. Thương số của công và vận tốc. D. Thương số của lực và thời gian tác dụng
lực.
Câu 30: Một vật có khối lượng 1 kg RTD từ độ cao h = 50 cm xuống đất, lấy g = 10 m/s2.
Động năng của vật khi chạm đất là:
A. 500 J. B. 5 J. C. 50 J D. 0,5 J.
Câu 31: Một thang máy có khối lượng 1 tấn chuyển động từ tầng cao nhất cách mặt đất 100m
xuống tầng thứ 10 cách mặt đất 40m. Nếu chọn gốc thế năng tại tầng 10, lấy g = 9,8m/s2. Thế
năng của thang máy ở tầng cao nhất là:
A. 588 kJ. B. 392 kJ. C. 980 kJ. D. 588 J.
Câu 32: Nếu khối lượng của vật giảm 4 lần và vận tốc tăng lên 2 lần, thì động năng của vật sẽ:
A. Tăng 2 lần. B. Không đổi. C. Giảm 2 lần. D. Giảm 4 lần.
Câu 33: Một người và xe máy có khối lượng tổng cộng là 300 kg đang đi với vận tốc 36 km/h
thì nhìn thấy một cái hố cách 12 m. Để không rơi xuống hố thì người đó phải dùng một lực
hãm có độ lớn tối thiểu là:
A. Fh = 16200N. B. Fh = -1250N. C. Fh = -16200N. D. Fh = 1250N.

158

You might also like