You are on page 1of 4

Học online tại: https://mapstudy.

vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 – LỚP 10


SỐ 3

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Câu 1: Đơn vị của mômen lực M = F.d là


A. m/s B. N.m C. kg.m D. N.kg
Câu 2: Dạng năng lượng nào được dự trữ trong thức ăn, nhiên liệu, pin,…?
A. Hóa năng B. Nhiệt năng
C. Thế năng hấp dẫn D. Thế năng đàn hồi
Câu 3: Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau
đây không đổi?
A. Động năng B. Động lượng C. Thế năng D. Vận tốc
Câu 4: kW.h là đơn vị của
A. Công B. Công suất C. Hiệu suất D. Lực
Câu 5: Hệ hai lực cân bằng và ba lực cân bằng có chung tính chất
A. Tổng momen lực bằng 0 B. Cùng giá và cùng độ lớn
C. Ngược chiều và cùng độ lớn D. Đồng phẳng và đồng quy
Câu 6: Động năng của một vật không có đặc điểm nào sau đây?
A. Phụ thuộc vào khối lượng của vật B. Không phụ thuộc vào hệ quy chiếu
C. Là đại lượng vô hướng, không âm D. Phụ thuộc vào vận tốc của vật
Câu 7: Chọn phát biểu chính xác nhất?
A. Thế năng trọng trường luôn mang giá trị dương vì độ cao h luôn luôn dương
B. Độ giảm thế năng phụ thuộc vào cách chọn gốc thế năng
C. Động năng và thế năng đều phụ thuộc tính chất của lực tác dụng
D. Trong trọng trường, ở vị trí cao hơn vật luôn có thế năng lớn hơn
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ sau?
A. Quạt điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng
B. Nồi cơm điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng
C. Đèn LED: quang năng biến đổi thành nhiệt năng
D. Máy bơm nước: động năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng
Câu 9: Đại lượng nào sau đây không phải là một dạng năng lượng?
A. Cơ năng B. Hoá năng C. Nhiệt năng D. Nhiệt lượng
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Máy có công suất lớn thì hiệu suất của máy đó nhất định cao
B. Hiệu suất của một máy có thể lớn hơn 1
C. Máy có hiệu suất cao thì công suất của máy nhất định lớn
D. Máy có công suất lớn thì thời gian sinh công sẽ nhanh
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 1


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 11: Khi vật chịu tác dụng của lực không phải là lực thế
A. Cơ năng của vật được bảo toàn
B. Động năng của vật được bảo toàn
C. Thế năng của vật được bảo toàn
D. Năng lượng toàn phần của vật được bảo toàn
Câu 12: Một người gánh một thúng lúa và một thúng gạo, thúng lúa nặng 10 kg, thúng gạo nặng 15
kg. Đòn gánh dài 1 m, hai thúng đặt ở hai đầu mút của đòn gánh. Vị trí đòn gánh đặt trên vai để hai
thúng cân bằng là
A. Cách đầu gánh thúng gạo một đoạn 60 cm B. Cách đầu gánh thúng lúa một đoạn 50 cm
C. Cách đầu gánh thúng gạo một đoạn 30 cm D. Cách đầu gánh thúng lúa một đoạn 60 cm
Câu 13: Một mũi tên khối lượng 75 g được bắn đi, lực trung bình của dây cung tác dụng vào đuôi
mũi tên bằng 65 N trong suốt khoảng cách 0,9 m. Mũi tên rời dây cung với vận tốc gần bằng
A. 59 m/s B. 40 m/s C. 72 m/s D. 68 m/s
Câu 14: Thả rơi một hòn sỏi khối lượng 50 g từ độ cao 1,2 m xuống một giếng sâu 3 m. Công của
trọng lực khi vật rơi chạm đáy giếng là (Lấy g = 10 m/s2)
A. 60 J B. 1,5 J C. 210 J D. 2,1 J
Câu 15: Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng 1000 kg lên cao 30 m. Lấy
g = 10 m/s2. Thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó là
A. 40 s B. 20 s C. 30 s D. 10 s
Câu 16: Một người nâng một tấm gỗ đồng chất, tiết diện đều, có trọng lượng
P = 200 N. Người ấy tác dụng một lực F thẳng đứng lên phía trên vào đầu trên l
của tấm gỗ để giữ cho nó hợp với mặt đất một góc α = 30. Độ lớn lực F bằng 30
0

A. 100 N B. 86,6 N
C. 50 N D. 50,6 N
Câu 17: Một thang máy khối lượng 1 tấn có thể chịu tải tối đa 800 kg. Khi chuyển động thanh máy
còn chịu một lực cản không đổi bằng 4.103 N. Để đưa thang máy lên cao với vận tốc không đổi 3 m/s
thì công suất của động cơ phải bằng (cho g = 9,8 m/s2)
A. 35520 W B. 64920 W C. 55560 W D. 32460 W
Câu 18: Một ô tô chạy 100 km với lực kéo không đổi là 700 N thì tiêu thụ hết 6 lít xăng. Hiệu suất
của động cơ ô tô đó là bao nhiêu? Biết năng suất tỏa nhiệt của xăng là 4,6.107 J/kg, khối lượng riêng
của xăng là 700 kg/m3
A. 86% B. 52% C. 40% D. 36,23%

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 2


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai

Câu 1: Một em bé nặng 20 kg chơi cầu trượt từ trạng thái đứng
yên ở đỉnh cầu trượt dài 4 m, nghiêng góc 400 so với phương nằm
ngang (hình). Khi đến chân cầu trượt, tốc độ của em bé này là
3,2 m/s. Lấy gia tốc trọng trường là 10 m/s2
a) Cơ năng ban đầu của em bé là 800 J
b) Công lực ma sát trên cả quãng dịch chuyển là −412 J
c) Độ lớn lực ma sát tác dụng lên em bé là 103 N
d) Hiệu suất của quá trình chuyển thế năng thành động năng của em bé là 48, 5%

Câu 2: Một người kéo một vật có 10 kg trượt trên mặt phẳng
ngang có hệ số ma sát μ = 0,2 bằng một sợi dây có phương hợp
0
α = 30
một góc 30° so với phương nằm ngang. Lực tác dụng lên dây S
v
bằng Fk vật trượt không vận tốc đầu với gia tốc 2 m/s , lấy g = 2

9,8 m/s2 O x

a) Lực kéo Fk = 40,99 N


b) Lực ma sát tác dụng lên vật là Fms = 19,6 N
c) Công của lực kéo trong thời gian 5 giây kể từ khi bắt đầu chuyển động là 887,5J
d) Hiệu suất của quá trình đạt 56,3%

Câu 3: Một công nhân xây dựng sử dụng ròng rọc để kéo một thùng sơn nặng 27 kg
lên dàn giáo cao 3,1 m so với mặt đất. Lực mà người công nhân kéo theo phương
thẳng đứng có độ lớn 310 N. Lấy g = 9,8 m/s2. Cho hao phí là cố định
a) Công mà người thợ đã thực hiện là 961 J
b) Phần công có ích dùng để kéo thùng sơn là 820 J
c) Hiệu suất của quá trình này là 85%
d) Nếu sử dụng thêm một ròng rọc động, thì người đó chỉ cần tốn công là 480,5 J

Câu 4. Cho một con lắc đơn gồm có sợi dây dài 80 cm và vật nặng có
α0
khối lượng 200 g. Khi vật đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một
α
vận tốc là 2 2 ( m / s ) . Lấy g = 10 m/s2.
a) Vị trí cực đại mà vật có thể lên tới là 0,4 m
b) Vận tốc của vật ở vị trí dây lệch với phương thẳng đứng là 30 0 là 2 C
h2
m/s h1
B
0
c) Lực căng sợi dây dây lệch với phương thẳng đứng là 30 là 3,2 N A
d) Vận tốc tại vị trí vật có Wd = 3Wt là 6 m/s

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 3


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn

Câu 1: Một thanh sắt dài, đồng chất, tiết diện đều, được đặt A G O B
trên bàn sao cho 1/4 chiều dài của nó nhô ra khỏi bàn. Tại đầu
nhô ra, người ta đặt một lực F hướng thẳng đứng xuống dưới.
Khi lực đạt tới giá trị 40 N thì đầu kia của thanh sắt bắt đầu
bênh lên. Lấy g = 10 m/s2. Tính khối lượng của thanh

Câu 2: Một ôtô có khối lượng m = 1,5 tấn chuyển động đều trên mặt đường nằm ngang với vận tốc
v = 36 km/h. Biết công suất của động cơ ôtô là 10,5 kW, g = 10 m/s2. Tính hệ số ma sát của mặt đường

Câu 3: Một con cá heo trong khi nhào lộn đã vượt khỏi mặt biển tới độ cao 5m. Nếu coi cá heo vượt
lên khỏi mặt biển được chỉ nhờ động năng nó có vào lúc rời mặt biển và lấy g = 10m/s2 thì vận tốc
của cá heo vào lúc rời mặt biển là?

Câu 4. Một quả bóng có khối lượng 200 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu là 15
m/s. Nó đạt được độ cao 10 m so với vị trí ném. Lấy g = 9,8 m/s2, tính tỉ lệ cơ năng của vật đã bị biến
đổi do lực cản của không khí ?

Câu 5: Một cần cẩu nâng một container nặng 2 tấn theo phương thẳng đứng từ vị trí nằm yên với
gia tốc không đổi. Sau 5 s đặt vận tốc 10 m/s. Bỏ qua mọi lực cản và lấy g = 10 m/s2. Xác định công
suất trung bình của lực nâng của cần cẩu trong thời gian 5 s

Câu 6: Một vật nặng nhỏ m = 100 g trượt từ đỉnh A có độ cao 3 m theo C
A
mặt phẳng nghiêng AB nghiêng góc 30o, sau đó chuyển động thẳng
4m
đứng lên trên đến C có độ cao 4 m. Cho hệ số ma sát k = 0,1 và g = 10 3 m
m/s2. Tính vận tốc ban đầu của vật tại A
B

--- HẾT ---

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 4

You might also like