You are on page 1of 11

KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC

Trường: Đại học Sư phạm Hà Nội


Tổ: Toán

TÊN BÀI DẠY: CUNG VÀ GÓC LƯỢNG GIÁC


Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức:

 - Khái niệm đường tròn lượng giác, góc lượng giác và cung lượng giác.

 - Đơn vị đo góc (cung) radian, công thức tính độ dài cung.

- Học sinh nhận biết, vận dụng được cách tính độ dài cung tròn, số đo 1 cung lượng giác và góc lượng giác.

 2. Năng lực:

- Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học khi thực hiện các thao tác tư duy: so sánh – tương tự, đặc biệt hóa
– khái quát hóa số đo của cung lượng giác.

- Phát triển năng lực giao tiếp toán học khi nghe, đọc hiểu, ghi chép (tóm tắt) và trình bày bài về sản phẩm hoạt
động nhóm về xác định số đo cung lượng giác cho trước; biết sử dụng hợp lí ngôn ngữ thông thường và ngôn ngữ
toán học để biển đạt cách suy nghĩ và lập luận.

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học khi sử dụng các học liệu, đồ dùng thực tế để biểu diễn, xác định
được số đo của 1 cung lượng giác cho trước.

- Phát triển năng lực mô hình toán học khi sử dụng các yếu tố của cung và đường tròn lượng giác vào giải quyết
một số bài toán thực tiễn.

- Phát triển năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện toán học trong việc vẽ và xác định số đo của cung và góc
lượng giác; biết sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình học tập và kiểm tra đánh giá.

 3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ và có trách nhiệm với công việc được giao trong quá trình học tập; hoàn thành phiếu bài tập; chuẩn bị
sản phẩm được giao về nhà để thuyết trình trước lớp.

- Rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy logic, tính chính xác, cẩn thận.

- Hiểu được khả năng ứng dụng của cung và đường tròn lượng giác trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, thiết
bị, máy móc,…

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


1. Giáo viên:

- Thiết bị/ phương tiện dạy học: chuẩn bị máy tính, máy chiếu, bảng phụ.

- Học liệu: sách giáo khoa giáo viên, sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo, giáo án, bảng phụ, phiếu học
tập.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, sách bài tập, máy tính cầm tay, bút, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: (1’)


2. Tiến trình bài học

Hoạt động của GV-HS Nội dung


Hoạt động 1: Khởi động (5’)
a) Mục tiêu: Tạo động cơ để HS tiếp cận nội dung tiếp theo của bài.
b) Nội dung: GV chia lớp làm 6 nhóm, các nhóm báo cáo kết quả vấn đề nhóm tìm hiểu đã
được giao chuẩn bị trong tiết trước.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ
+ GV yêu cầu các nhóm cử đại diện lên thuyết trình
về vấn đề mà nhóm mình đã chuẩn bị.
- Vấn đề 1: Tìm hiểu các kiến thức về đường tròn:
Chu vi đường tròn, độ dài cung tròn, góc ở tâm.
- Vấn đề 2: Tìm hiểu về đơn vị radian. Radian là gì?
Ứng dụng của radian.
- Vấn đề 3: Trả lời các câu hỏi sau:
 H1: Khi kim phút chuyển động từ số 12 đến
số 5, số 8, số 9 … thì nó tạo ra các cung có
số đo lần lượt bằng bao nhiêu?
 H2: Khi kim phút đi từ số 12 đến số 3, rồi
tiếp tục quay đến số 3 lần hai thì dừng ta thu
được 1 cung có số đo bằng bao nhiêu?
 H3: Dự đoán số đo các cung tương ứng khi
kim phút di chuyển đến số 3 lần 3, lần 4.
- HS thực hiện nhiệm vụ
+ HS lắng nghe GV giới thiệu bài và chuẩn bị thuyết
trình về các vấn đề được giao.
- Tổ chức HS báo cáo, trình bày
+Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm của mình.
- GV tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để hS
ghi nhận.
+ GV chốt đáp án và đánh giá kết quả của HS.
+ GV giới thiệu: Từ những ví dụ trên, chúng ta sẽ
cùng tìm hiểu về số đo cung lượng giác.
Hoạt động 2a: Hình thành kiến thức (7’)
Độ và radian
a) Mục tiêu: HS xác định được số đo của một cung lượng giác cho trước theo đơn vị độ và
radian và ngược lại.
b) Nội dung: HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ 1. Độ và radian
+ GV giới thiệu cung có số đo 1 radian. a) Đơn vị radian
Trên đường tròn tùy ý, cung có độ dài bằng bán kính Trên đường tròn tùy ý, cung có độ dài
được gọi là cung có số đo 1 rad. bằng bán kính được gọi là cung có số
+ GV đưa ra câu hỏi: đo 1 rad.
 H1: Cung có độ dài 1 trên đường tròn bán b) Quan hệ giữa độ và radian
kính R có số đo là bao nhiêu?
°
 H2: Cả đường tròn có số đo bằng bao nhiêu π
1 °= rad và 1 rad=( 180 )
180 π
rad, bao nhiêu độ?
 H3: Hãy tính xem cung có số đo 1 rad thì có Lưu ý: Khi viết số đo của một góc
số đo bao nhiêu độ? (hay cung) theo đơn vị radian, người
 H4: Rút ra công thức biến đổi đơn vị đo từ ta thường không viết chữ rad sau số
radian sang độ và ngược lại. đo.
+ GV đưa ra ví dụ 1: Điền giá trị vào bảng chuyển Bảng chuyển đổi thông dụng:
đổi sau:
Độ −24 0 0 3 00 21 00
−π −π 2π c) Độ dài của một cung tròn
Rad
3 2 3
Cung có số đo α rad của đường tròn
- HS thực hiện nhiệm vụ
bán kính R có độ dài: l=Rα
+ HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
+ HS suy nghĩ và làm ví dụ 1. Ví dụ 1.
- Tổ chức HS báo cáo, trình bày ° −4 π
−240 =
+ 4 HS trả lời hai câu hỏi. 3
+ 2 HS đứng tại chỗ trả lời ví dụ 1. −π
=−60°
3
- GV tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để HS
−π °
ghi nhận =−90
2
+ GV đánh giá kết quả hoạt động của HS. π
°
30 =
+ GV chốt kiến thức: 6
- Công thức chuyển đổi độ và radian: 2π
=120°
3
π °
1 °= rad và 1 rad=( 180 ) 7π
180 π 210 =
°
6
Lưu ý: Khi viết số đo của một góc (hay cung) theo
đơn vị radian, người ta thường không viết chữ rad
sau số đo.
- Bảng chuyển đổi thông dụng:

- Cung có số đo α rad của đường tròn bán kính R có


độ dài: l=Rα .
Hoạt động 2b: Hình thành kiến thức (7p)
Số đo của cung lượng giác và góc lượng giác
a) Mục tiêu: HS xác định số đo của một cung lượng giác, góc lượng giác cho trước theo đơn vị
đô và radian.
b) Nội dung: GV chia lớp làm 6 nhóm, HS các nhóm thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ 2. Số đo của một cung lượng giác và


+ GV đưa ra các câu hỏi: góc lượng giác



H1: Xét cung lượng giác AB. Một điểm M di Nhận xét:

động trên đường tròn theo chiều dương. Khi - Số đo của một cung lượng giác AM (
1 A ≠ M ) là một số thực, âm hay dương.
M di động từ A đến B tạo nên cung đường
4 ↷ ↷
Kí hiệu số đo của cung AM là sđ AM
π
tròn, ta nói cung này có số đo . Sau đó đi
2 - Số đo của cung lượng giác có cùng
tiếp một vòng nữa (thêm 2 π ) ta được số đo điểm đầu và điểm cuối sai khác nhau
⏜ ↷
cung AB là bao nhiêu? một bội 2 π . Ta viết: sđ AM =

 H2: Số đo của cung lượng giác là số âm hay α +k 2 π , k ∈ Ζ


số dương?
 H3: Có nhận xét gì về số đo của các cung Ta định nghĩa: Số đo của góc lượng

lượng giác có cùng điểm đầu và điểm cuối? giác (OA,OC) là số đo của cung lượng

 H4: Số đo của góc lượng giác (OA,OC) là số giác AC tương ứng.
đo của cung lượng giác nào?
+ GV đưa ra ví dụ 2: Tìm số đo của góc lượng giác Chú ý: Vì mỗi cung lượng giác ứng
(OA,OE) và (OA,OP) (điểm E là điểm chính giữa với một góc lượng giác và ngược lại,


1 ⏜ đồng thời số đo của các cung và góc
cung A ' B' , AP = AB. Viết số đo này theo đơn vị
3 lượng giác tương ứng là trùng nhau,
radian và theo đơn vị độ. nên từ nay về sau khi ta nói về cung
thì điều đó cũng đúng cho góc và
ngược lại.

H1: Xét cung lượng giác AB. Một

điểm di động trên đường tròn theo


chiều dương. Khi M di động từ A đến
1
B tạo nên cung đường tròn, ta nói
4
π
cung này có số đo . Sau đó đi tiếp
2
một vòng nữa (thêm 2 π ) ta được số đo
- HS thực hiện nhiệm vụ ⏜ π 5π
cung AB là +2 π =
2 2
+ Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.
H2: Số đo của cung lượng giác có thể
- Tổ chức HS báo cáo, trình bày
là số âm hoặc số dương (ứng với
+ 5 HS trả lời câu hỏi.
trường hợp quay theo chiều dương
+ 1 HS lên bảng làm ví dụ 2.
hoặc theo chiều âm)
- GV tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để HS
H3: Số đo của các cung lượng giác có
ghi nhận
cùng điểm đầu và điểm cuối hơn kém
+ GV gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn.
nhau một số nguyên lần 2 π .
+ GV chốt kiến thức:
↷ H4: Số đo của góc lượng giác
- Số đo của một cung lượng giác AM ( A ≠ M ) là một
(OA,OC) là số đo của cung lượng giác

số thực, âm hay dương. Kí hiệu số đo của cung AM ⏜
AC

là sđ AM Ví dụ 2
- Số đo của cung lượng giác có cùng điểm đầu và Số đo của góc lượng giác (OA,OE) là
↷ ↷
điểm cuối sai khác nhau một bội 2 π . Ta viết: sđ AM = số đo cung lượng giác AE

α +k 2 π , k ∈ Ζ ↷ 5π
Sđ AE= +k 2 π =22 50 +k .36 00 ,k ∈ Ζ
4
- Số đo của góc lượng giác (OA,OC) là số đo của
↷ Số đo của góc lượng giác (OA,OP) là
cung lượng giác AC tương ứng.

số đo cung lượng giác AP
↷ π 0 0
Sđ AP= +k 2 π =3 0 + k .36 0 ,k ∈ Ζ
6
Hoạt động 2c: Hình thành kiến thức (5’)
Biểu diễn cung lượng giác trên đường tròn lượng giác
a) Mục tiêu: HS biểu diễn trên đường tròn lượng giác các cung có số đo tương ứng.
b) Nội dung: GV chia lớp làm 6 nhóm thực hiện ví dụ 3 qua các câu hỏi gợi ý của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ 3. Biểu diễn cung lượng giác trên
+ GV đưa ra ví dụ 3: Biểu diễn trên đường tròn lượng đường tròn lượng giác
giác các cung lượng giác có số đo tương ứng lần lượt Chọn điểm gốc A(1,0) làm điểm đầu
25 π của tất cả các cung lượng giác trên
là và −76 50 .
4
đường tròn lượng giác. Để biểu diễn
+ GV đưa ra các gợi ý.
cung lượng giác có số đo α trên đường
tròn lượng giác ta cần chọn điểm cuối
- HS thực hiện nhiệm vụ.
M của cung này. Điểm cuối M được
+ HS các nhóm thảo luận, trình bày bài làm vào bảng ↷
xác định bởi hệ thức sđ AM =α
phụ.
- Tổ chức HS báo cáo, trình bày. Ví dụ 3
+ Đại diện hai nhóm treo bảng phụ lên bảng và trình 25 π π
a) = +3.2 π
bày bài làm. 4 4
+ Các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét. 25 π
Vậy điểm cuối của cung là
4
- GV tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để HS
điểm chính giữa M của cung nhỏ
ghi nhận.

+ GV đánh giá kết quả hoạt động của HS. AB
+GV chốt kiến thức:
b) −76 50 =−4 5 0+(−2).36 0 0
Chọn điểm gốc A(1,0) làm điểm đầu của tất cả các
Vậy điểm cuối của cung −76 50 là
cung lượng giác trên đường tròn lượng giác. Để biểu
điểm chính giữa N của cung nhỏ
diễn cung lượng giác có số đo α trên đường tròn

lượng giác ta cần chọn điểm cuối M của cung này. A ' B'

Điểm cuối M được xác định bởi hệ thức sđ AM =α

Hoạt động 3: Luyện tập (10’)


a) Mục tiêu: Củng cố và vận dụng cung và góc lượng giác đã học vào giải toán.
b) Nội dung:
PHIẾU HỌC TẬP 1
Câu 1: Theo định nghĩa, đường tròn định hướng là một đường tròn trên đó đã chọn:
A. Một chiều chuyển động gọi là chiều dương và chiều ngược lại được gọi là chiều âm.
B. Chỉ có một chiều chuyển động gọi là chiều dương.
C. Chỉ có một chiều chuyển động gọi là chiều âm.
D. Chỉ có một chiều chuyển động.
Câu 2: Góc có số đo 135 ° đổi sang radian là:

A.
3

B.
4

C.
6

D.
5
Câu 3: Trên đường tròn bán kính R=6, cung 120 ° có độ dài bằng bao nhiêu?
A. l=π
B. l=2 π
C. l=4 π

D. l=
3
Câu 4: Trên đường tròn lượng giác, cung lượng giác nào có các điểm biểu diễn tạo thành tam
giác đều?
π
A. k
3
π
B. k
2
π
C. k
4

D. k
3
Câu 5: Bánh xe của người đi quay được 2 vòng trong 6 giây. Hỏi trong 1 giây, bánh xe quay
được bao nhiêu độ?
A. 60 °
B. 70 °
C. 240 °
D. 120 °
Câu 6: Khẳng định nào sau đây đúng?

A. 1 rad= ( 180π )°
B. 1 rad=60 °

C. 1 rad= ( 180π )°
180
D. 1 °= rad
π
π
Câu 7: Đổi gócα = ra đơn vị độ ta được:
9
A. α =20 °
B. α =10 °
C. α =15 °
D. α =25 °
π
Câu 8: Trên đường tròn bán kính bằng 4, cung có số đo có độ dài là
8
π
A.
4
π
B.
3
π
C.
16
π
D.
2
Câu 9: Trên đường tròn lượng giác, điểm M thỏa mãn ( Ox , OM )=500 ° thì nằm ở góc phần tư
thứ:
A. I
B. II
C. III
D. IV
Câu 10: Trong 40 phút đầu kim giờ vạch cung tròn có số đo là:
π
A.
3
−π
B.
9
−π
C.
18

D.
3
c) Sản phẩm: HS thể hiện trên bảng nhóm kết quả của mình.
d) Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao GV: Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập 1.
HS: Nhận nhiệm vụ.
Thực hiện GV: Điều hành, quan sát, hỗ trợ.
HS: 4 nhóm tự phân công nhóm trưởng, hợp tác thảo luận thực hiện
nhiệm vụ. Ghi kết quả vào bảng nhóm.
Báo cáo, thảo luận Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đưa ra ý kiến phản biện để làm rõ
hơn các vấn đề
Đánh giá, nhận xét, GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm học
tổng hợp sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.
Hướng dẫn HS chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp theo.
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi và mở rộng (10’)
a) Mục tiêu: Củng cố và vận dụng các cung và góc lượng giác, cách biểu diễn trên đường
tròn lượng giác đã học vào giải bài toán. Vận dụng giải một số bài toán thực tế.
b) Nội dung:Học sinh trao đổi thảo luận, trao đổi, làm việc nhóm để giải quyết các bài toán
trong phiếu học tập
c) Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
- - Chuyển giao nhiệm vụ: Câu 1: A
Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm: Câu 2: D
Câu 1: Trong 20 giây bánh xe của xe gắn máy quay được 60 vòng. Câu 3: C
Tính độ dài quãng đường xe gắn máy đi được trong 3 phút, biết
rằng bán kính bánh xe gắn máy bằng 6,5 cm.
A. 22054
B. 22063
C. 22045
D. 22061
Câu 2: Một đồng hồ treo tường kim giờ dài 10,75 cm, kim phút dài
13,34 cm. Trong 30 phút mũi kim giờ vạch lên cung tròn có độ dài
là bao nhiêu?

A. 2,8 cm
B. 2,78 cm
C. 2,76 cm
D. 2,77 cm

Câu 3: Một dây curoa cuốn quanh hai trục tròn tâm I bán kính bằng
1dm và tâm J bán kính bằng 5dm. Khoảng cách giữa I và J là 8 dm.
Tính độ dài dây curoa.

A. 28 dm
B. 26,42 dm
C. 36,89 dm
D. 29,97 cm

- - Học sinh thực hiện nhiệm vụ:


Học sinh trao đổi thảo luận, làm việc theo nhóm và hoàn thành
phiếu học tập
- - Tổ chức học sinh báo cáo, trình bày:
+ Mỗi nhóm cử đại diện học sinh phát biểu, trình bày kết quả của
nhóm mình.
+ Các nhóm còn lại kiểm tra, nhận xét kết quả của nhóm bạn.
- - Giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh ghi
nhận:
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá phần trình bày của các nhóm.
+ Giáo viên chốt đáp án:
Câu 1: A
Câu 2: D
Câu 3: C
+ Giáo viên chốt kiến thức tổng thể trong bài học.

You might also like