You are on page 1of 3

PHÂN TÍCH TỪ ẤY KHỔ 1

Tố Hữu là đỉnh cao của thơ ca cách mạng Việt Nam.Sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự
nghiệp cách mạng, gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường Cách mạng đầy gian khổ hi
sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc.Thơ ông là lời kêu gọi, thơ chiến đấu, thơ
hành động, thơ “mang cánh lửa”, “Đốt cháy trái tim con người vào ngọn lửa thần của Đại Nghĩa”
(Xuân Diệu).Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Tố Hữu đã để lại cho văn đàn Việt Nam rất
nhiều những áng thơ hay, một trong số đó không thể không nhắc tới đó là bài thơ “Tây Tiến”nằm
trong phần “Máu lửa” của tập “Từ ấy” (1937- 1946). tác phẩm chính là niềm vui lớn và tâm
nguyện thiết tha của nhà thơ khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản, tự nguyện gắn bó với nhân dân
lao khổ, tự nguyện hy sinh phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng và giai cấp cần lao.
Khổ 1 tập trung diễn tả sự vui sướng, niềm say mê của tác giả khi bắt gặp lí tưởng của Đảng cộng
sản. Ở khổ thơ đầu có sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự và trữ tình. Hai câu thơ đầu được tác
giả viết theo bút pháp tự sự. Lời thơ như một lời kể về một kỉ niệm không thể nào quên trong cuộc
đời người chiến sĩ cách mạng trẻ:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
“Từ ấy” là chỉ mốc thời gian đặc biệt trong cuộc đời cách mạng và trong cuộc đời thơ Tố Hữu. Đó
là khi Tố Hữu mười tám tuổi đang hoạt động rất tích cực trong đoàn thanh niên cộng sản Huế.
Được giác ngộ lí tưởng cộng sản, Tố Hữu vô cùng vui sướng, ông đã hoạt động một cách say mê
và sau một năm ông được kết nạp cộng sản Đảng. Tức là đứng vào hàng ngũ danh dự của những
con người tiên phong.
Cụm từ “bừng nắng hạ” là biểu tượng cảm xúc của bài thơ. “Bừng nắng hạ” là bừng lên vui sướng
hân hoan, bừng lên niềm hạnh phúc,bừng lên một chân lí toả sáng cho cuộc đời mình. Hình ảnh
“mặt trời chân lí chói qua tim” là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho lí tưởng cách mạng. Những từ
ngữ được sử dụng chính xác, giàu sức gợi ở đây là “bừng” với “chói”. “Bừng” chỉ ra ánh sáng
phát ra đột ngột, “chói” chỉ ánh sáng xuyên mạnh.
Vậy hình ảnh “bừng nắng hạ”, “chói qua tim” đã diễn được niềm vui đột ngột của nhà thơ. Tố Hữu
khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn ánh sáng mới, làm bừng sáng lên tâm hồn. Tác giả
gọi chân lí cách mạng là mặt trời chân lí bởi Đảng là một thứ ánh sáng kì diệu, toả ra những tư
tưởng đúng đắn, hợp với lẽ phải. “Từ ấy” đã làm cho tâm hồn Tố Hữu “bừng nắng hạ” đó là thứ
ánh sáng mạnh mẽ, rực rỡ của nắng vàng chứa chan hạnh phúc ấm no. Soi tỏ vào những bài thơ
sau này ta mới thấy hết được niềm vui sướng của Tố Hữu trước ánh sáng huy hoàng của chân lí:
“Đời đen tối ta phải tìm ánh sáng
Ta đi tới chỉ một đường cách mạng”
Hơn thế, Tố Hữu còn ví von lí tưởng Cách mạng như một “mặt trời chân lí”. Đây là từ ngữ liên kết
vô cùng sáng tạo trong cả hình ảnh cũng như ngữ nghĩa. Lý tưởng Cộng sản là một nguồn sáng
cao đẹp nhất, rực rỡ nhất, như ánh mặt trời soi tỏ thế gian, như một chân lí không bao giờ thay
đổi. Ở đây, ta thấy được sự rưng rưng, đầy biết ơn của Tố Hữu dành cho nguồn lí tưởng rực rỡ ấy.
Từ trong tăm tối, Tố Hữu bước ra ngoài ánh sáng mặt trời chói chang, tận tưởng nó bằng tất cả
tình yêu, niềm hạnh phúc, biết ơn.
Nhà thơ cũng liên tục sử dụng các động từ mạnh như “bừng”, “chói” để diễn tả cảm giác khi được
ánh sáng Cách mạng soi sáng đường đời. Những động từ này thể hiện sự đột ngột, bất ngờ, như
chính tác giả cũng được chiếu rọi một cách bất ngờ như thế, đồng thời nó nhấn mạnh sự thay đổi
hoàn toàn, mãnh mẽ, quyết liệt trong tâm hồn của nhân vật thơ.
Hai câu thơ đầu như là một lời kể tự sự vừa du dương lại đầy tinh cảm chân thành, đặc biệt là câu
thơ “mặt trời chân lí chói qua tim”. Người ta cũng nhận thấy có một sự đột ngột khi người thanh
niên trẻ tuổi được lí tưởng cách mạng soi đường và thêm nữa là cái tác động mạnh mẽ lên trái tim,
cảm xúc, tâm hồn nhà thơ. Nó báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống. Cách gọi ấy thể hiện
thái độ thành kính của nhà thơ đối với cách mạng. Từ “chói qua tim” là tác giả nhấn mạnh ánh
sáng của lí tưởng là một nguồn ánh sáng mạnh, nó xua tan đi màn sương mù của y thức tiểu tư sản
và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, của tư tưởng.
Hai câu thơ sau tác giả viết bằng bút pháp trữ tinh lăng mạn cùng với những hinh ảnh so sánh rất
sinh động, giàu hinh tượng để diễn tả niềm vui sướng vô hạn của buổi đầu tiếp xúc với lí tưởng
cộng sản:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Hinh ảnh “vườn hoa lá” và “rộn tiếng chim” là hinh ảnh ẩn dụ tượng trưng cho một thế giới tươi
sáng, rộn ră, tràn đầy sức sống. Nhà thơ so sánh hồn tôi với vườn hoa lá, một cách so sánh lấy
hinh ảnh cụ thể để chỉ một khái niệm trừu tượng. Để từ đó bạn đọc chúng ta cảm nhận được vẻ
đẹp tâm hồn của nhà thơ khi đến với cách mạng.
Hinh ảnh so sánh “hồn tôi” – “vườn hoa lá” diễn tả quá đầy đủ về cuộc sống, sức sống dào dạt, sinh
sôi. Những xao xuyến, hứng khởi trong tâm hồn sâu kín nhà thơ được phơi ra thật sống động. Đó
là cuộc sống đầy màu sắc, âm thanh và mùi vị, có màu xanh yên binh của lá, có mùi thơm ngào
ngạt của hoa, có âm thanh rộn ràng của chim. Tất cả âm vang của cuộc sống được nhà thơ chắt lọc
để nuôi dưỡng sức sống của tâm hồn người. Nó được đẩy đến ngưỡng cao nhất. Bằng việc sử
dụng các tính từ chỉ mức độ như “rất”, “đậm”, “rộn”, Tố Hữu cho thấy sự say mê, ngây ngất của
của người chiến sĩ cộng sản khi bước theo ánh sáng lí tưởng của đời minh. Ghi lại bước chuyển
quan trọng trong đời nhưng nhà thơ không gân, vẫn giọng thơ nhẹ nhàng dứt khoát mà thấm đẫm
cảm xúc vui tươi, tha thiết như mạch sống lan toả khắp nơi và ngay cả nơi sâu kín nhất.
Nếu như trước đây, tâm hồn người chiến sĩ cách mạng chi là những nỗi lo toan, sự mơ hồ, lênh
đênh, mù mịt không ro phương hướng thi giờ đây, sau khi được ánh sáng của Đảng chiếu rọi, tâm
hồn ấy chợt nảy nở, sinh sôi một cách diệu ki, Một khu vườn tâm hồn bao trọn cả một vườn cây
với hoa trái, quả ngọt, hương thơm và cả chim chóc nữa. Phép so sánh thực tài tinh và sáng tạo
quá! Một tâm hồn đă giác ngộ Cách mạng giờ đây trở sinh động, đổi mới, bừng dậy thật sống
động, dâng trào một nguồn sống mănh mẽ hơn bao giờ hết. Tất cả những âm thanh, màu sắc trong
khu vườn tâm hồn ấy đều rất tươi đẹp, rất tràn trề, rộn ră khiến cho nhà thơ phải ngây ngất say mê.
Lối thơ vắt dong quả khiến cho hai câu thơ thêm phần thú vị và sáng tạo biết bao!
Bằng thể thơ bảy chữ, kết hợp với giọng điệu vừa tự hào vừa tha thiết, sục sôi, tác giả đã cho thấy
tâm nguyện của một thanh niên yêu nước được giác ngộ và say mê, tin yêu vào lý tưởng cách
mạng. “Từ ấy” đã trở thành một bài thơ bất hủ, nhắc nhở mỗi chúng ta về ý thức và trách nhiệm
với cuộc đời mình, với đất nước, nhân dân.

You might also like