Thứ nhất, phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh

You might also like

You are on page 1of 1

Thứ nhất, phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là mục tiêu mà các thế lực thù địch thường xuyên
xuyên tạc, phủ nhận. Một số người bị dao dộng về lập trường tư tưởng, hùa theo
luận điệu xuyên tạc ấy khi cho rằng “không có tư tưởng Hồ Chí Minh”. Thủ
đoạn của chúng là so sánh, đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác-
Lênin, hoặc nâng cao, hoặc hạ thấp tư tưởng Hồ Chí Minh .Chúng cho rằng Hồ
Chí Minh chỉ nhắc lại tư tưởng của C.Mác, Ăng ghen, V.I.Lênin và các nhà tư
tưởng vĩ đại khác chứ không có tư tưởng của riêng mình hoặc tư tưởng không
trở thành một hệ thống. Không những vậy, chúng còn xuyên tạc rằng “Hồ Chí
Minh theo chủ nghĩa dân tộc chứ không phải người cộng sản, lấy chủ nghĩa
Mác- Lênin làm phương tiện”, từ đó quy kết việc vận dụng Chủ nghĩa Mác-
Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam là sai lầm, là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển
của đất nước.
Thứ hai, cố tình đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác-Lênin và
đường lối của Đảng.
Một số người có nhận thức lệch lạc khi một mặt cho rằng tư tưởng Hồ Chí Minh
khác và đối lập với Chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất; mặt khác họ lại tôn vinh
tư tưởng Hồ Chí Minh và hạ thấp giá trị, vai trò của Chủ nghĩa Mác-Lênin đối
với cách mạng Việt Nam.
Hai điều này đều không đúng về cả lịch sử và logic. Về mặt lịch sử, chủ nghĩa
Mác- Lênin chính là nguồn gốc dẫn tới sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Về
mặt logic, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo , phát triển và làm
phong phú Chủ nghĩa Mác- Lênin. Vì thế tư tưởng Hồ Chí Minh có sự thống
nhất về bản chất chứ không hề có sự mâu thuẫn như suy luận xuyên tạc của một
số người.
Về quan điểm thứ hai , đây là một chiêu trò rất nguy hiểm của thế lực thù địch
nhằm mục dịch cắt rời, đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với Chủ nghĩa Mác-
Lênin, cô lập tư tưởng Hồ Chí Minh. Bằng nhiều hình thức phát tán lan truyền
qua nhiều kênh thông tin chúng đã gieo rắc sự hoài nghi về nền tư tưởng của
chúng ta, làm rệu rã niềm tin vào Đảng, vào chế độ xã hội Chủ nghĩa.

You might also like