You are on page 1of 3

Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới vào cuối thế kỷ XX đã chứng minh học

thuyết về chủ nghĩa xã hội của Mác - Ph.Ăngghen là sai lầm của lịch sử. Hãy bình luận về nhận
định trên?
→ SAI
Bài làm

 Nguyên nhân sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu
Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước ở Đông Âu là sụp đổ của một mô
hình cụ thể chứ không phải sự sụp đổ của một hệ thống lý luận.
Chúng ta thấy rằng, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ
của một mô hình chủ nghĩa xã hội - mô hình chủ nghĩa xã hội tập trung, quan liêu, bao cấp,
hành chính, mệnh lệnh, xa rời quần chúng nhân dân với nhiều khuyết tật, chứ không phải là sự
sụp đổ của chủ nghĩa xã hội nói chung. Chính những khuyết tật của mô hình chủ nghĩa xã hội đó
không được phát hiện và khắc phục kịp thời, tồn tại kéo dài, tích tụ lại đã đẩy xã hội Xô Viết đến
sự sụp đổ. Sự sai lầm về đường lối cải tổ của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô trước đây - cả
đường lối kinh tế, chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ và đối ngoại, sự phản bội lại lý tưởng xã
hội chủ nghĩa của một số lãnh đạo cao nhất trong Đảng cùng với âm mưu và hoạt động “diễn
biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc, sự chống phá của các thế lực thù địch là những nguyên
nhân trực tiếp. Sự sụp đổ ấy có nguyên nhân khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài,
sâu xa và trực tiếp.
→ Vì vậy, không thể quy sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới là sự "chịu thua"
của học thuyết về chủ nghĩa xã hội của Mác - Ph.Ăngghen. Vì vậy, quyết không được đồng nhất
những sai lầm đó với bản thân học thuyết về chủ nghĩa xã hội của Mác - Ph.Ăngghen. Những
nguyên nhân đó tập trung vào:
+ Nguyên nhân khách quan
Một là, xây dựng chủ nghĩa xã hội là con đường hoàn toàn mới mẻ, khó khăn, phức tạp chưa có
tiền lệ trong lịch sử.
Hai là, sự chống phá quyết liệt của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc đối với chủ nghĩa xã hội
thế giới.
Ba là, hầu hết các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa có điểm xuất phát thấp, cơ sở vật chất,
kỹ thuật và trình độ phát triển về kinh tế so với chủ nghĩa tư bản còn hạn chế.
Bốn là, về mặt khách quan, ảnh hưởng quá lớn của mô hình Xô Viết dẫn tới “áp đặt mô hình Xô
Viết”, coi đó là mô hình duy nhất của chủ nghĩa xã hội.
+ Nguyên nhân chủ quan
Một là, hạn chế trong tổng kết thực tiễn, bổ sung lý luận của Đảng Cộng sản, nhà nước xã hội
chủ nghĩa trong việc tìm kiếm mô hình phù hợp với quốc
gia, dân tộc mình.
Hai là, những yếu kém, khuyết điểm trong đường lối chính trị, sự vận hành kém hiệu quả của hệ
thống chính trị và pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Ba là, ở nhiều quốc gia, công tác xây dựng Đảng đã bị vi phạm cơ bản.
Bốn là, sự mâu thuẫn, mất đoàn kết, thiếu thống nhất trong nội bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa.

 Ba phát kiến vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen - những giá trị bền vững không thể phủ
nhận
Học thuyết về chủ nghĩa xã hội của Mác - Ph.Ăngghen ra đời, phát triển với bao thăng trầm của
lịch sử nhưng vẫn mang trong lòng nó những giá trị bền vững không thể bác bỏ. Chính vì vậy,
chủ nghĩa Mác – Ph.Ăngghen vẫn là thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho chúng ta
nhận thức và giải quyết những vấn đề thực tiễn của thế giới đương đại; xây dựng CNXH và thực
hiện sự nghiệp đổi mới thành công.
+ Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Trên cơ sở kế thừa “cái hạt nhân hợp lý” của phép biện chứng và lọc bỏ quan điểm duy tâm,
thần bí của Triết học Ph.Hêghen; kế thừa những giá trị duy vật và loại bỏ quan điểm siêu hình
của Triết học L.Phoiơbắc, đồng thời nghiên cứu nhiều thành tựu khoa học tự nhiên, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng, thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa
học. Bằng phép biện chứng duy vật, nghiên cứu chủ nghĩa tư bản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã
sáng lập chủ nghĩa duy vật lịch sử - phát kiến vĩ đại thứ nhất của C.Mác và Ph.Ăngghen là sự
khẳng định về mặt triết học sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội
đều tất yếu như nhau.
+ Học thuyết về giá trị thặng dư
Cùng với quan niệm duy vật về lịch sử, Ph.Ăngghen coi học thuyết giá trị thặng dư là phát minh
vĩ đại thứ hai của C.Mác. Vì C.Mác là người phát hiện ra quy luật giá trị thặng dư, cũng như
nguồn gốc của giá trị thặng dư, qua đó vén bức màn bí mật che đậy sự thật về bản chất bóc lột
lao động làm thuê của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ngày nay, chính sự phát triển vũ
bão của khoa học – công nghệ nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã không làm cho
lý luận về giá trị thặng dư, về mối quan hệ sở hữu trở nên lỗi thời, mà ngược lại đã và đang
chứng minh cho tính đúng đắn của những lý luận đó.
+ Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân
Trên cơ sở hai phát kiến vĩ đại là chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết về giá trị thặng dư,
C.Mác và Ph. Ăngghen đã có phát kiến vĩ đại thứ ba, sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp
công nhân, giai cấp có sứ mệnh thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội và chủ nghĩa cộng sản. Với phát kiến thứ ba, những hạn chế có tính lịch sử của chủ nghĩa xã
hội không tưởng – phê phán đã được khắc phục một cách triệt để; đồng thời đã luận chứng và
khẳng định về phương diện chính trị - xã hội sự diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩa tư
bản và sự thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội.
→ Dù thực tiễn luôn vận động biến đổi và các thế lực thù địch phản động không ngừng đẩy
mạnh âm mưu, thủ đoạn chống phá, nhưng bản chất cách mạng, khoa học là điều không thể
phủ nhận, tạo nên giá trị, sức sống mãnh liệt của học thuyết về chủ nghĩa xã hội của Mác -
Ph.Ăngghen.

You might also like