You are on page 1of 2

I. Phát triển là gì?

Phát triển của cơ thể thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu kỳ sống, bao gồm
3 quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ
quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả).
II. Mối quan hệ sinh trưởng và phát triển.
Sinh trưởng và phát triển là những quá trình liên quan mật thiết với nhau, đó là 2 mặt của
chu trình sống của cơ thể thực vật.
III. Những nhân tố chi phối sự ra hoa
1. Tuổi của cây
- Điều tiết sự ra hoa theo tuổi không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.
- Tùy thuộc theo giống và loài đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa.
- Tuổi của cây một năm ra hoa được tính bằng số lá. Ví dụ: Cà chua ra lá thứ 14 thì cây bắt đầu
ra hoa.
2. Nhiệt độ thấp
- Nhiều loài thực vật chỉ ra hoa, kết quả khi trải qua mùa đông giá lạnh hoặc được xử lý bởi
nhiệt độ dương thấp thích hợp nếu gieo vào mùa xuân. Hiện tượng này được gọi là xuân
hóa.
3. Quang chu kỳ
- Quang chu kỳ là sự ra hoa phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm.
- Dựa vào quang chu kỳ người ta đã chia thực vật ra thành 3 nhóm: cây trung tính, cây ngày
ngắn và cây ngày dài.
Cây ngày ngắn Cây ngày dài Cây trung tính

Đặc Ra hoa trong điều kiện ngày Ra hoa trong điều kiện Ra hoa không phụ thuộc vào
điểm ngắn + đêm dài ngày dài + đêm ngắn xuân hóa và quang chu kỳ.
Lúa mạch, Lúa mì, Thanh Hoa Hướng dương, Dưa chuột,
Ví dụ Cà phê, Lúa nước, Mía…
long,… Cà chua, Đậu Hà Lan,…

4. Phytochrome
- Phytochrome là sắc tố cảm nhận quang chu kì và cũng là sắc tố cảm nhận ánh sáng trong
các loại hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
- Phytochrome là một loại protein hấp thụ ánh sáng.
- Ban ngày thì ánh sáng đỏ λ = 660 nm chiếm ưu thế.
- Ban đêm thì ánh sáng đỏ xa λ = 730 nm chiếm ưu thế.
- Phytochrome tồn tại 2 dạng có khả năng chuyển hóa thuận nghịch dưới tác động của ánh
sáng:
Ban ngày λ = 660 nm
Pđ Pđx
Ban đêm λ = 730 nm
• Pđx kích thích cây ngày dài ra hoa → cần thời gian ban ngày dài để Pđ chuyển hóa
thành Pđx.
• Pđ kích thích cây ngày ngắn ra hoa → cần thời gian ban đêm dài để Pđx chuyển hóa
thành Pđ
- Pđx còn giúp hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng mở,…
5. Hormone ra hoa (Florigen)
- Florigen hợp chất gồm Gibberellin và Antezin là hormone kích thích sự ra hoa.
- Hormone ra hoa (florigen) được tổng hợp từ lá và di chuyển đến đỉnh sinh trưởng của thân
làm cho cây ra hoa.
IV. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển
1. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng (ứng dụng bài 35)
2. Ứng dụng kiến thức về phát triển
- Xuân hóa: biến Lúa mì mùa đông thành Lúa mì mùa xuân bằng cách xử lý nhiệt độ dương
thấp để tiết kiệm thời gian và tăng sản lượng cây trồng.
- Quang chu kỳ, phytochrome: chiếu sáng (chong đèn) ở Thanh long để ra hoa, quả trái mùa
vụ.
Hết

You might also like