You are on page 1of 1

1.

Thực thi chương trình GD


- Để làm tốt điều này đòi hỏi giáo viên phải có cái nhìn tổng hợp cả chương trình
giáo dục, phải biết môn học của mình có thể tận dụng kiến thức những môn nào.
a. Những thông tin về người học
- Mỗi người học là một sự khác biệt, để phát triển chương trình môn học thì
giáo viên cần tìm hiểu về kiến thức nền, kiến thức đầu vào của người học, và liệt kê
được những kiến thức học sinh cần có để học môn học đó. Nếu có đầy đủ các thông
tin này, giáo viên sẽ có chiến lược phù hợp trong việc thiết kế chương trình môn học,
hoặc sẽ có kế hoạch dạy học phù hợp nhất với một đối tượng cụ thể.
- Bên cạnh đó, giáo viên cần tìm hiểu hứng thú của người học với môn học đó
để có các biện pháp thay đổi thái độ tiêu cực, tác động đến hứng thú, nhiệt tình của
học sinh với môn học đó.
- Tìm hiểu những mong đợi của người học đối với môn học. Giáo viên tìm
hiểu thông tin của người học có thể qua điều tra bằng phiếu, qua các bài kiểm tra. Làm
tốt việc tìm hiểu thông tin về người học sẽ giúp giáo viên phát triển chương trình môn
học/chuyên đề phù hợp hơn với người học, hướng tới người học và mang lại kết quả
tốt hơn.
b. Tính hữu dụng của kiến thức
- Môn học khi học lên hoặc khi đi vào cuộc sống lao động nghề nghiệp phải
chỉ ra được, chứng minh được kiến thức mà giáo viên dạy đó cần gì cho người học khi
học lên hoặc khi đi vào cuộc sống lao động, có như vậy mới tạo ra động lực và hứng
thú trong học tập cho người học.
c. Bối cảnh dạy học
- Tìm hiểu những điều kiện để dạy môn học đó ở trường mình. Những đặc
điểm của địa phương có những gì có thể vận dụng vào dạy môn học đó.
- Mục đích: tìm hiểu khả năng vận dụng kiến thức môn học với đặc điểm của
địa phương, cũng như các điều kiện dạy học có thể sử dụng trong quá trình.
- Dạy môn học, đây là cơ sở cho việc thiết kế, làm cho môn học/ chuyên đề
trở nên gần gũi hơn, dễ tiếp nhận hơn với người học.
d. Những ưu tiên của cơ sở đào tạo
- Mỗi cơ sở đào tạo đều phải gắn với một cộng đồng và đều có những ưu tiên
đào tạo đặc thù của cơ sở đó. Trong trường hợp này, những đặc điểm riêng của nhà
trường sẽ có ảnh hưởng nhất định đối với việc xác định mục đích, mục tiêu của một
chương trình giáo dục, chính sách tuyển sinh v.v.
* Ý nghĩa:
- Kết quả của quá trình phân tích nhu cầu là cơ sở để xác định mục đích, mục tiêu
và chuẩn đầu ra của môn học/ chuyên đề.

You might also like