You are on page 1of 53

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA ĐIỆN

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
HỌC PHẦN: ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT

ĐỀ TÀI:

THIẾT KẾ BỘ CHỈNH LƯU HÌNH CẦU 1 PHA KÉP


ĐỂ ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ ĐIỆN 1
CHIỀU KÍCH TỪ ĐỘC LẬP CÓ ĐẢO CHIỀU

Người hướng dẫn: TS. GIÁP QUANG HUY


Sinh viên thực hiện:
Số thẻ sinh viên:
Nhóm HP / Lớp:
Ngành: Kỹ Thuật Điều Khiển Và Tự Động Hóa
MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH ẢNH ................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU .................................... 7
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG: ................................................................................................. 7
1.1.1 Khái niệm: .............................................................................................................. 7
1.1.2 Cấu tạo của động cơ điện một chiều: ..................................................................... 7
1.1.3 Phân loại động cơ điện một chiều: ......................................................................... 8
1.1.4 Nguyên lý động cơ điện một chiều: ....................................................................... 8
1.2 ĐẶC TÍNH CƠ CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU:.............................................. 8
1.2.1 Đặc tính động cơ điện: ........................................................................................... 8
1.2.2 Sơ đồ nối dây của động cơ điện một chiều kích từ độc lập: .................................. 8
1.2.3 Đặc tính cơ tự nhiên: .............................................................................................. 9
1.2.4 Đặc tính cơ nhân tạo: ............................................................................................ 10
1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH THAY ĐỔI TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT
CHIỀU: .............................................................................................................................. 10
1.3.1 Thay đổi điện trở phụ trong mạch phần ứng: ....................................................... 10
1.3.2 Thay đổi từ thông kích từ của động cơ: ............................................................... 11
1.3.3 Thay đổi điện áp phần ứng của động cơ: ............................................................. 12
1.4 KẾT LUẬN CHUNG: ................................................................................................ 13
CHƯƠNG 2: CHỈNH LƯU HÌNH CẦU 1 PHA ĐIỀU KHIỂN HOÀN TOÀN ............. 14
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG: ............................................................................................... 14
2.1.1 Khái niệm: ............................................................................................................ 14
2.1.2 Phân loại: .............................................................................................................. 14
2.1.3 Đặc điểm của điện áp và dòng điện chỉnh lưu: .................................................... 14
2.2 CHỈNH LƯU HÌNH CẦU 1 PHA ĐIỀU KHIỂN HOÀN TOÀN ............................. 15
2.2.1 Sơ đồ mạch nguyên lý: ......................................................................................... 15
2.2.2 Nguyên lý làm việc: ............................................................................................. 16

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

2
2.2.3 Điện áp và dòng điện chỉnh lưu: .......................................................................... 17
2.2.4 Hiện tượng trùng dẫn: .......................................................................................... 17
2.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN CHỈNH LƯU: ............................................... 18
2.3.1 Khái niệm chung: ................................................................................................. 18
2.3.2 Nguyên tắc điều khiển thẳng đứng tuyến tính: .................................................... 19
2.3.3 Nguyên tắc điều khiển thẳng đứng arccos: .......................................................... 19
2.4 BỘ CHỈNH LƯU CẦU 1 PHA KÉP ĐIỀU KHIỂN HOÀN TOÀN: ........................ 20
2.4.1 Sơ đồ nguyên lý: ................................................................................................... 20
2.4.2 Nguyên lý hoạt động: ........................................................................................... 20
2.4.3 Phương pháp điều khiển hai bộ biến đổi mắc song song ngược: ......................... 21
2.5 KẾT LUẬN CHUNG: ................................................................................................ 25
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ TÍNH CHỌN CÁC PHẦN TỬ MẠCH ĐỘNG LỰC ...... 26
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG: ............................................................................................... 26
3.1.1 Sơ đồ khối mạch động lực: ................................................................................... 26
3.1.2 Chức năng của từng khối:..................................................................................... 26
3.2 TÍNH TOÁN MẠCH ĐỘNG LỰC: ........................................................................... 26
3.2.1 Tính chọn Thyristor: ............................................................................................. 26
3.2.2 Tính toán máy biến áp chỉnh lưu: ......................................................................... 28
3.2.3 Thiết kế bộ lọc: ..................................................................................................... 31
3.3 KẾT LUẬN CHUNG: ................................................................................................ 32
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ CÁC PHẦN TỬ MẠCH ĐIỀU KHIỂN .................................. 33
4.1 GIỚI THIỆU CHUNG: ............................................................................................... 33
4.1.1 Sơ đồ khối điều khiển thyristor: ........................................................................... 33
4.1.2 Yêu cầu của mạch điều khiển: .............................................................................. 33
4.1.3 Nhiệm vụ mạch điều khiển:.................................................................................. 34
4.1.4 Nguyên tắc điều khiển: ......................................................................................... 34
4.2 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG TỪNG KHÂU:........................................................... 35
Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

3
4.2.1 Khâu đồng pha: .................................................................................................... 35
4.2.2 Khâu so sánh: ....................................................................................................... 36
4.2.3 Khâu tạo xung chùm: ........................................................................................... 36
4.2.4 Khâu khuếch đại: .................................................................................................. 38
4.2.5 Sơ đồ mạch điều khiển: ........................................................................................ 39
4.3 TÍNH TOÁN THÔNG SỐ MẠCH ĐIỀU KHIỂN:.................................................... 39
4.3.1 Tính biến áp xung: ................................................................................................ 40
4.3.2 Tính tầng khuếch đại cuối cùng: .......................................................................... 40
4.3.3 Chọn cổng AND: .................................................................................................. 41
4.3.4 Chọn tụ C3 và R9: ................................................................................................. 41
4.3.5 Tính chọn bộ tạo xung chùm:\ .............................................................................. 42
4.3.6 Tính chọn tầng so sánh: ........................................................................................ 43
4.3.7 Tính chọn khâu đồng pha: .................................................................................... 43
4.3.8 Tạo nguồn nuôi: .................................................................................................... 44
4.3.9 Tính toán máy biến áp nguồn nuôi và đồng pha: ................................................. 45
4.3.10 Chọn các Diode cho bộ chỉnh lưu: ....................................................................... 46
4.4 KẾT LUẬN CHUNG: ................................................................................................ 46
CHƯƠNG 5: MẠCH BẢO VỆ VÀ KẾT LUẬN ............................................................. 47
5.1 GIỚI THIỆU CHUNG: ............................................................................................... 47
5.2 BẢO VỆ QUÁ DÒNG ĐIỆN: .................................................................................... 48
5.2.1 Bảo vệ dòng điện quá tải: ..................................................................................... 48
5.2.2 Bảo vệ dòng điện ngắn mạch: .............................................................................. 48
5.3 BẢO VỆ QUÁ ĐIỆN ÁP: .......................................................................................... 49
5.4 SƠ ĐỒ MẠCH BẢO VỆ CỦA MẠCH ĐỘNG LỰC: .............................................. 52
5.5 KẾT LUẬN CHUNG: ................................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 53

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

4
DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 1. 1: Hình ảnh động cơ điện một chiều. .......................................................... 7
Hình 1. 2: Cấu tạo động cơ điện một chiều. ............................................................. 7
Hình 1. 3: Sơ đồ nối dây động cơ điện một chiều kích từ độc lập ........................... 8
Hình 1. 4: Hình ảnh đặc tính cơ – điện..................................................................... 9
Hình 1. 5: Hình ảnh đặc tính cơ ............................................................................... 9
Hình 1. 6: Đặc tính điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi Rf ................................. 10
Hình 1. 7: Đặc tính điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi 𝜙.................................. 11
Hình 1. 8: Đặc tính điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi Uư ................................ 12

Hình 2. 1: Sơ đồ mạch chỉnh lưu cầu 1 pha điều khiển hoàn toàn ......................... 16
Hình 2. 2: Sơ đồ và đồ thị u, i của chỉnh lưu cầu 1 pha có điều khiển ................... 16
Hình 2. 3: Hiện tượng trùng dẫn chỉnh lưu cầu 1 pha. ........................................... 17
Hình 2. 4: Đồ thị dạng sóng khi xảy ra hiện tượng trùng dẫn ................................ 17
Hình 2. 5: Sơ đồ khối điều khiển thyristor ............................................................. 18
Hình 2. 6: Nguyên tắc điều khiển thẳng đứng tuyến tính ...................................... 19
Hình 2. 7: Nguyên tắc điều khiển thẳng đứng arccos ............................................ 19
Hình 2. 8: Sơ đồ chỉnh lưu cầu 1 pha kép điều khiển hoàn toàn ............................ 20
Hình 2. 9: Sơ đồ hai bộ chinh lưu mắc song song ngược....................................... 21
Hình 2. 10: Giản đồ dòng điện điều khiển đảo chiều tuyến tính phụ thuộc. .......... 22
Hình 2. 11: Mạch trừ sử dụng OPAMP.................................................................. 23
Hình 2. 12: Giản đồ dòng điện điều khiển đảo chiều khống chế độc lập............... 24

Hình 3. 1: Sơ đồ khối mạch động lực ..................................................................... 26


Hình 3. 2: Sơ đồ mạch lọc LC ................................................................................ 31

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

5
Hình 4. 1: Sơ đồ khối điều khiển thyristor. ............................................................ 33
Hình 4. 2: Sơ đồ mạch khâu đồng pha. .................................................................. 35
Hình 4. 3: Sơ đồ dạng sóng của UA, UB, UC........................................................... 35
Hình 4. 4: Sơ đồ mạch khâu so sánh. ..................................................................... 36
Hình 4. 5: Sơ đồ dạng sóng của UA, UB, UC,UD ..................................................... 36
Hình 4. 6: Sơ đồ phối hợp tạo xung chùm. ............................................................ 36
Hình 4. 7: Sơ đồ mạch tạo xung chùm dùng khuếch đại thuật toán. ...................... 37
Hình 4. 8: Sơ đồ dạng sóng UE. .............................................................................. 37
Hình 4. 9: Sơ đồ mạch khâu khuếch đại. ................................................................ 38
Hình 4. 10: Sơ đồ mạch điều khiển thyristor. ........................................................ 39
Hình 4. 11: Giản đồ các đường cong mạch điều khiển. ......................................... 39
Hình 4. 12: Sơ đồ chân IC 4081. ............................................................................ 41
Hình 4. 13: Sơ đồ chân IC TL084. ......................................................................... 42
Hình 4. 14: Sơ đồ mạch tạo nguồn nuôi. ................................................................ 44

Hình 5. 1: Hình ảnh các giai đoạn của dây chảy. ................................................... 49
Hình 5. 2: Sơ đồ bảo vệ các thiết bị biến đổi dùng cầu chì. ................................... 49
Hình 5. 3:Sơ đồ bảo vệ dùng mạch RLC................................................................ 50
Hình 5. 4: Hình ảnh dùng mạch RC để bảo vệ quá áp. .......................................... 51
Hình 5. 5: Sơ đồ mạch bảo vệ của mạch động lực. ................................................ 52

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG:
1.1.1 Khái niệm:
Động cơ điện một chiều là loại máy điện một chiều biến điện năng dòng một chiều
thành cơ năng.
Khi máy điện một chiều làm việc ở chế độ động cơ thì công suất đầu vào là công
suất điện cơ, công suất đầu ra là công suất cơ.

Hình 1. 1: Hình ảnh động cơ điện một chiều.


1.1.2 Cấu tạo của động cơ điện một chiều:
Động cơ điện một chiều có thể phân thành hai thành phần chính gồm: phần tĩnh và
phần động.

Hình 1. 2: Cấu tạo động cơ điện một chiều.


1- Thép, 2- Cực chính với cuộn kích từ, 3- Cực phụ với cuộn dây, 4- Hộp ổ bi, 5-
Lõi thép, 6- Cuộn phần ứng, 7- Thiết bị chổi, 8 Cỗ góp, 9- Trục, 10- Nắp hộp đấu dây.
Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

7
1.1.3 Phân loại động cơ điện một chiều:
Động cơ điện một chiều được phân loại theo kích từ thành những loại sau:
 Động cơ điện một chiều kích từ độc lập: Phần ứng và phần kích từ được
cung cấp từ hai nguồn riêng lẻ.
 Động cơ điện một chiều kích từ song song: Cuộn dây kích từ được mắc
song song với phần ứng.
 Động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp: Cuộn dây kích từ được mắc nối
tiếp với phần ứng.
 Động cơ điện một chiều kích từ hỗn hợp: Gồm có hai cuộn dây kích từ, một
cuộn mắc song song với phần ứng, một cuộn mắc nối tiếp với phần ứng.
1.1.4 Nguyên lý động cơ điện một chiều:
Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây
dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. Khi hoạt động động cơ điện một chiều
biến điện năng của dòng điện một chiều thành cơ năng.
1.2 ĐẶC TÍNH CƠ CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU:
1.2.1 Đặc tính động cơ điện:
Đặc tính cơ của động cơ điện là quan hệ giữa tốc độ quay và mômen của động
cơ: M = f(ω).
1.2.2 Sơ đồ nối dây của động cơ điện một chiều kích từ độc lập:
Động cơ điện một chiều kích từ độc lập: nguồn một chiều cấp cho phần ứng và
cấp cho kích từ độc lập nhau.

Hình 1. 3: Sơ đồ nối dây động cơ điện một chiều kích từ độc lập

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

8
Phương trình cân bằng điện áp:
Uư = Eư +(Rư + Rf).Iư
 Sức điện động của phần ứng động cơ:
Eư = Kϕω
 Momen điện từ của động cơ:
M = KϕIư
 Phương trình đặc tính cơ - điện:
𝑈ư 𝑅ư + 𝑅𝑓
𝜔= − 𝐼
Kϕ Kϕ ư

Hình 1. 4: Hình ảnh đặc tính cơ – điện

 Phương trình đặc tính cơ:


𝑈ư 𝑅ư + 𝑅𝑓
𝜔= − 𝑀
Kϕ (Kϕ)2

Hình 1. 5: Hình ảnh đặc tính cơ


1.2.3 Đặc tính cơ tự nhiên:
Đặc tính cơ tự nhiên: là đặc tính cơ có các tham số định mức và không sử dụng
thêm các thiết bị phụ trợ khác. Mỗi động cơ chỉ có một đặc tính cơ tự nhiên.
Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

9
 Phương trình đặc tính cơ – điện tự nhiên:

𝑈ư 𝑅ư
𝜔= − 𝐼
Kϕ Kϕ ư
 Phương trình đặc tính cơ tự nhiên:
𝑈ư 𝑅ư
𝜔= − 𝑀
Kϕ (Kϕ)2
1.2.4 Đặc tính cơ nhân tạo:
Đặc tính cơ nhân tạo là đặc tính cơ có một trong các tham số khác định mức hoặc
có điện trở phụ trong mạch phần ứng động cơ. Mỗi động cơ có thể có nhiều đặc tính cơ
nhân tạo.
 Phương trình đặc tính cơ:
𝑈ư 𝑅ư + 𝑅𝑓
𝜔= − 𝑀
Kϕ (Kϕ)2
1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH THAY ĐỔI TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ ĐIỆN
MỘT CHIỀU:
1.3.1 Thay đổi điện trở phụ trong mạch phần ứng:
Từ phương trình đặc tính cơ:
𝑈ư 𝑅ư + 𝑅𝑓
𝜔= − 𝑀
Kϕ (Kϕ)2
Ta thấy rằng khi thay đổi Rf thì 𝜔𝑜 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 còn Δ𝜔 thay đổi, vì vậy ta sẽ được
các đường đặc tính điều chỉnh có cùng 𝜔𝑜 và dốc dần khi Rf càng lớn, với tải như nhau
thì tốc độ càng thấp.

Hình 1. 6: Đặc tính điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi Rf
Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

10
Đặc điểm điều chỉnh:
 Tốc độ không tải lý tưởng không đổi.
 Chỉ cho phép điều chỉnh thay đổi tốc độ về phía giảm.
 Khi Rf tăng, độ dốc đặc tính cơ càng lớn, đặc tính cơ càng mềm ⇒ độ ổn
định tốc độ càng kém, sai số tốc độ càng lớn.
 Tổn hao công suất dưới dạng nhiệt trên điện trở phụ.
Nếu ta tăng Rf đến một giá trị nào đó thì sẽ làm M ≤ Mc như thế động cơ sẽ không
quay được và động cơ làm việc ở chế độ ngắn mạch (𝜔 = 0). Từ lúc này, ta có thể thay
đổi Rf thì tốc độ vẫn bằng 0, nghĩa là không điều chỉnh tốc độ động cơ được nữa. Do đó
phương pháp điều chỉnh này là phương pháp điều chỉnh không triệt để.
Ưu điểm: Thiết bị thay đổi rất đơn giản, thường dùng cho các động cơ cần trục,
thang máy, máy nâng, máy xúc.
Nhược điểm: Tốc độ điều chỉnh càng thấp thì giá trị điện trở đóng vào càng lớn,
đặc tính cơ càng mềm, độ cứng giảm dẫn đến sự ổn định tốc độ khi phụ tải thay đổi kém.
Tổn hao phụ khi điều chỉnh rất lớn, tốc độ càng thấp thì tổn hao phụ càng cao.
⇒ Phương pháp thay đổi Rf chỉ phù hợp khi khởi động động cơ.
1.3.2 Thay đổi từ thông kích từ của động cơ:
Từ phương trình đặc tính cơ:
𝑈ư 𝑅ư + 𝑅𝑓
𝜔= − 𝑀
Kϕ (Kϕ)2
Ta thấy rằng khi thay đổi ϕ thì 𝜔𝑜 và Δ𝜔 đều thay đổi, vì vậy ta sẽ được các
đường đặc tính điều chỉnh dốc dần và cao hơn đặc tính cơ tự nhiên khi ϕ càng nhỏ, với
tải như nhau thì tốc độ càng cao khi giảm từ thông ϕ.

Hình 1. 7: Đặc tính điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi 𝜙

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

11
Đặc điểm điều chỉnh:
 Giảm từ thông thì tốc độ thay đổi tỉ lệ nghịch, từ thông càng giảm thì tốc độ
không tải lý tưởng càng tăng, tốc độ động cơ càng lớn.
 Dòng điện ngắn mạch không đổi.
 Độ cứng đặc tính cơ giảm khi giảm từ thông.
Nếu giảm ϕ quá nhỏ thì có thể làm cho tốc độ động cơ lớn quá giới hạn cho phép,
hoặc làm cho điều kiện chuyển mạch bị xấu đi do dòng phần ứng tăng cao. Như vậy, để
đảm bảo chuyển mạch bình thường thì cần phải giảm dòng phần ứng ⇒ momen trên trục
động cơ giảm nhanh ⇒ động cơ bị quá tải.
Ưu điểm: Phương pháp điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi từ thông có thể điều
chỉnh vô cấp và cho tốc độ lớn hơn tốc độ cơ bản. Phương pháp nảy thường được dùng
cho các máy như: máy mài vạn năng, máy bào giường,… Việc điều chỉnh được thực hiện
trên mạch kích từ nên tổn thất năng lượng ít, thiết bị đơn giản nên giá thành thấp.
Nhược điểm: Do điều chỉnh sâu nên 𝛽 giảm, sai số tĩnh lớn, kém ổn định với tốc
độ cao. Nghĩa là điều chỉnh càng sâu thì Δ𝜔 càng lớn. Nên đặc tính càng dốc momen nhỏ
đến khi nhỏ hơn momen phụ tải thì động cơ không chạy được.
1.3.3 Thay đổi điện áp phần ứng của động cơ:
Từ phương trình đặc tính cơ:
Uư R ư + R f
ω= − M
Kϕ (Kϕ)2
Ta thấy rằng khi thay đổi Uư thì ωo thay đổi còn Δω = const, vì vậy ta sẽ được
các đường đặc tính điều chỉnh song song với nhau. Nhưng muốn thay đổi Uư thì phải có
bộ nguồn một chiều thay đổi được điện áp ra, thường dùng các bộ biến đổi.

Hình 1. 8: Đặc tính điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi Uư

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

12
Đặc điểm điều chỉnh:
 Tốc độ động cơ tăng/giảm theo chiều tăng/giảm của điện áp phần ứng.
 Thay đổi được cả tốc độ không tải lý tưởng ωo , và dòng điện ngắn mạch.
 Độ cứng đặc tính cơ giữ không đổi trong toàn bộ dải điều chỉnh.
 Chỉ có thể điều chỉnh tốc độ về phía giảm vì chỉ có thể thay đổi với
Uư ≤ Uđm.
Ưu điểm: Phương pháp điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện áp phần ứng
động cơ sẽ giữ nguyên độ cứng đường đặc tính nên được dùng nhiều trong các máy cắt
gọt kim loại. Đảm bảo tính kinh tế, tổn hao năng lượng thấp, phạm vi điều chỉnh rộng.
Nếu kết hợp với phương pháp điều chỉnh từ thông thì ta có thể điều chỉnh tốc độ lớn hơn
và nhỏ hơn tốc độ định mức.
Nhược điểm: Phương pháp này cần một bộ nguồn có thể thay đổi trơn điện áp.
1.4 KẾT LUẬN CHUNG:
Qua phân tích 3 phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều trên, thì
phương pháp điều khiển tốc độ động cơ bằng cách thay đổi điện áp phần ứng là tốt hơn
cả và triệt để nhất. Vì vậy, chúng em lựa chọn phương pháp thay đổi điện áp phần ứng để
điều khiển tốc độ động cơ điện một chiều.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

13
CHƯƠNG 2: CHỈNH LƯU HÌNH CẦU 1 PHA ĐIỀU KHIỂN HOÀN
TOÀN
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG:
2.1.1 Khái niệm:
Chỉnh lưu là các bộ biến đổi tĩnh cho phép chuyển đổi năng lượng của một nguồn
với các đại lượng xoay chiều thành một nguồn khác với các đại lượng một chiều.
Ứng dụng: Cấp nguồn cho các tải một chiều như: Động cơ điện một chiều, bộ nạp
acquy, mạ điện phân, máy hàn một chiều, nam châm điện, truyền tải điện một chiều cao
áp,….
2.1.2 Phân loại:
Dựa theo số pha nguồn cấp cho các van chỉnh lưu: 1 pha, 2 pha, 3 pha, 6 pha…
Dựa theo loại van bán dẫn:
 Mạch chỉnh lưu không điều khiển.
 Mạch chỉnh lưu điều khiển hoàn toàn.
 Mạch chỉnh lưu bán điều khiển.
Dựa theo sơ đồ mắc van:
 Sơ đồ hình tia: Số van bằng số pha nguồn cung cấp. Các van đấu chung một
đầu nào đó với nhau: Anode chung hoặc Cathode chung.
 Sơ đồ hình cầu: Một nữa số van mắc chung nhâu Anode, một nữa số van
mắc chung Cathode.
2.1.3 Đặc điểm của điện áp và dòng điện chỉnh lưu:
2.1.3.1 Điện áp chỉnh lưu:
𝑢𝑑 = 𝑈𝑑 + 𝑢𝜎
ud: Giá trị tức thời của điện áp chỉnh lưu.
uσ: Thành phần xoay chiều.
Ud: Giá trị trung bình của điện áp chỉnh lưu.
1 2𝜋
𝑈𝑑 = ∫ 𝑢 𝑑𝜃
2𝜋 0 𝑑
p: Số xung đập mạch của sóng điện áp chỉnh lưu.
Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

14
𝑓𝜎(1)
𝑝=
𝑓
fσ(1): Tần số của sóng điều hòa bậc 1 thành phần xoay chiều của ud.
f: Tần số điện áp lưới.
Giá trị hiệu dụng của điện áp chỉnh lưu:

1 2𝜋 2
𝑈𝑑(𝑅𝑀𝑆) =√ ∫ 𝑢𝑑 𝑑𝜃 = √𝑈𝑑2 + 𝑈𝜎2
2𝜋 0

Uσ: Giá trị hiệu dụng thành phần xoay chiều của điện áp chỉnh lưu.
2.1.3.2 Dòng điện chỉnh lưu:
𝑖𝑑 = 𝑖𝑑𝜎 + 𝐼𝑑
id: Giá trị tức thời của dòng điện chỉnh lưu.
idσ: Thành phần xoay chiều.
𝑈𝜎(𝑛)
𝐼𝜎(𝑛) =
√𝑅2 + [𝜔𝜎(𝑛) 𝐿]2
Uσ(n): Giá trị hiệu dụng của sóng điều hòa bậc n thành phần xoay chiều của điện áp
chỉnh lưu.
𝜔𝜎(𝑛) : Tần số góc của sóng điều hòa bậc n thành phần xoay chiều.
Nhấp nhô của dòng tải: Do thành phần xoay chiều của điện áp chỉnh lưu gây ra.
Nếu L → ∞ ⇒ Iσ(n) → 0 ⇒ id= Id ⇒ Dòng phẳng tuyệt đối.
2.2 CHỈNH LƯU HÌNH CẦU 1 PHA ĐIỀU KHIỂN HOÀN TOÀN
2.2.1 Sơ đồ mạch nguyên lý:
𝑈𝑚
𝑢1 = 𝑠𝑖𝑛𝜃
2
𝑈𝑚
𝑢2 = sin(𝜃 − 𝜋)
2

𝑢 = 𝑢1 − 𝑢2 = 𝑈𝑚 𝑠𝑖𝑛𝜃
𝑢𝑑 = 𝑢dA − 𝑢dK

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

15
Hình 2. 1: Sơ đồ mạch chỉnh lưu cầu 1 pha điều khiển hoàn toàn
2.2.2 Nguyên lý làm việc:

Hình 2. 2: Sơ đồ và đồ thị u, i của chỉnh lưu cầu 1 pha có điều khiển


Xét ở những chu kỳ làm việc xác lập:
Trong (0 ÷ 𝜋) ⇒ điện áp u1 > 0 ⇒ Giả sử T2, T4 đang dẫn dòng phản kháng
⇒ id = iT2 = iT4 = ipk > 0; T1, T3 đang khóa, ud < 0.
Đến 𝜃1 ≡ 𝛼 ⇒ u1 > 0 và có xung điều khiển ⇒ T1, T3 mở ⇒ id = iT1 = iT3 > 0, còn
T2, T4 khóa, ud > 0.
Trong (𝜋 ÷ 2𝜋) ⇒ điện áp u2 > 0 ⇒ T1, T3 vẫn đang dẫn dòng phản kháng
⇒ id = iT1 = iT3 = ipk > 0, ud < 0.
Đến 𝜃2 ≡ (𝜋 + 𝛼) ⇒ u2 > 0 và có xung điều khiển ⇒ T2, T4 mở
⇒ id = iT2 = iT4 > 0; còn T1, T3 khóa, ud > 0.
Cứ như vậy, chúng ta sẽ điều khiển mở lần lượt từng cặp T1, T3 rồi đến T2, T4 cách
nhau một góc 𝜋.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

16
2.2.3 Điện áp và dòng điện chỉnh lưu:

 Trị trung bình điện áp chỉnh lưu:


1 𝛼+𝜋 2𝑈𝑚
𝑈𝑑 = ∫ 𝑈𝑚 𝑠𝑖𝑛𝜃𝑑𝜃 = 𝑐𝑜𝑠𝛼
𝜋 𝛼 𝜋
 Dòng trung bình qua tải:
𝑈𝑑 − 𝐸
𝐼𝑑 =
𝑅
 Trị trung bình dòng qua thyristor:
𝐼𝑑
𝐼𝑣1𝐴𝑉 =
2
 Áp khóa và áp ngược cực đại đặt lên linh kiện: Um
2.2.4 Hiện tượng trùng dẫn:
Hiện tượng trùng dẫn là trạng thái các nhánh thyristor ở cùng nhóm cùng dẫn điện
tại thời điểm chuyển mạch.

Hình 2. 3: Hiện tượng trùng dẫn chỉnh lưu cầu 1 pha.

Hình 2. 4: Đồ thị dạng sóng khi xảy ra hiện tượng trùng dẫn
Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

17
Trong máy biến áp có cuộn dây nên có điện cảm L nên trong mạch sẽ xảy ra hiện
tượng trùng dẫn.
Giả sử T1, T3 đang mở cho dòng chảy qua iT1 = iT3 = Id. Khi 𝜃 = 𝜋 + 𝛼 phát xung
mở T2, T4. Vì có L nên dòng iT1, iT3 không giảm đột ngột về 0 và dòng iT2, iT4 cũng không
tăng đột ngột từ 0 ÷ Id. Lúc này, cả 4 van cùng mở không cho dòng chảy qua, phụ tải bị
ngắn mạch Ud = 0.
Hệ quả của hiện tượng trùng dẫn:
 Hiện tượng chuyển mạch làm giảm điện áp tải.
 Hiện tượng chuyển mạch hạn chế phạm vi điều khiển điện áp điều khiển và
do đó hạn chế phạm vi điều khiển điện áp chỉnh lưu.
 Hiện tượng chuyển mạch làm biến dạng điện áp nguồn.
2.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN CHỈNH LƯU:
2.3.1 Khái niệm chung:
Xung điều khiển đưa vào thyristor lúc điện áp đặt lên anode thyristor phải là xung
dương.
⇒ Phải biết khi nào điện áp đặt lên thyristor dương.
⇒ Phải có điện áp đồng bộ: đồng bộ với điện áp khóa đặt lên thyristor.
Sơ đồ khâu phát xung – bộ điều khiển:

Hình 2. 5: Sơ đồ khối điều khiển thyristor

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

18
2.3.2 Nguyên tắc điều khiển thẳng đứng tuyến tính:

Hình 2. 6: Nguyên tắc điều khiển thẳng đứng tuyến tính


Điện áp điều khiển Uc là điện áp một chiều.
Điện áp đồng bộ Udb là điện áp răng cưa.
Điện áp so sánh uss = Uc - Udb.
Khi Uc = Udb ⇒ uss = 0 là thời điểm so sánh tạo xung điều khiển.
𝑈𝑐
Góc điều khiển: 𝛼 = 𝜋 × = 𝑘 × 𝑈𝑐
𝑈𝑑𝑏𝑀

Điện áp chỉnh lưu: Ud = Udo.cos(kUc).


2.3.3 Nguyên tắc điều khiển thẳng đứng arccos:

Hình 2. 7: Nguyên tắc điều khiển thẳng đứng arccos

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

19
Điện áp điều khiển Uc là điện áp một chiều.
Điện áp đồng bộ Udb là một đường cosin: Udb = Umcos𝜃
Điện áp so sánh uss = Uc - Udb.
Khi Uc = Udb ⇒ uss = 0 là thời điểm so sánh tạo xung điều khiển.
Khi 𝜃 = 𝛼 thì Uc = Udb =Umcos𝛼
𝑈𝑐
⇒ Góc điều khiển 𝛼 = arccos
𝑈𝑚
𝑈𝑐
Điện áp chỉnh lưu: 𝑈𝑑 = 𝑈𝑑𝑜 ×
𝑈𝑚

2.4 BỘ CHỈNH LƯU CẦU 1 PHA KÉP ĐIỀU KHIỂN HOÀN TOÀN:
2.4.1 Sơ đồ nguyên lý:
Bộ chỉnh lưu cầu 1 pha kép điều khiển hoàn toàn có cấu tạo gồm bộ chỉnh lưu cầu
1 pha có điều khiển mắc song song ngược với nhau.

Hình 2. 8: Sơ đồ chỉnh lưu cầu 1 pha kép điều khiển hoàn toàn
2.4.2 Nguyên lý hoạt động:
Để phân tích nguyên lý hoạt động ta tách ra một sơ đồ chỉnh lưu để phân tích. Đây
là sơ đồ mạch chỉnh lưu cầu 1 pha có điều khiển. Nguyên lý hoạt động được trình bày
như ở phần trước.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

20
2.4.3 Phương pháp điều khiển hai bộ biến đổi mắc song song ngược:
Ở chế độ làm việc bình thường, trong hai bộ chỉnh lưu mắc song song ngược chỉ
có một bộ cung cấp điện áp một chiều và điều chỉnh điện áp cho tải.
Khi chúng ta cần đảo chiều động cơ thì bộ biến đổi phải đổi trạng thái cho nhau.
Để thực hiện điều này ta dùng 2 phương pháp:
 Phương pháp điều khiển tuyến tính khống chế phụ thuộc hai bộ chỉnh lưu
mắc song song ngược (điều khiển chung).
 Phương pháp điều khiển độc lập hai bộ chỉnh lưu mắc song song ngược
(điều khiển riêng).

Hình 2. 9: Sơ đồ hai bộ chinh lưu mắc song song ngược


2.4.3.1 Điều khiển đảo chiều theo phương pháp khống chế tuyến tính phụ thuộc:
Phương pháp này ta đưa xung đồng thời vào hai bộ chỉnh lưu, tức là xung điều
khiển hai bộ này liên hệ chặt chẽ với nhau theo quan hệ:
𝛼1 + 𝛼2 = 𝜋
Với 𝛼1 : góc mở ứng với bộ chỉnh lưu 1.
𝛼2 : góc mở ứng với bộ chỉnh lưu 2.
Điện áp chỉnh lưu trung bình trên phụ tải với giả thuyết là dòng liên tục, bỏ qua
tổn hao.
Bộ chỉnh lưu 1: 𝑈𝑑1 = 𝑈𝑑𝑜 × 𝑐𝑜𝑠𝛼1
Bộ chỉnh lưu 2: 𝑈𝑑2 = 𝑈𝑑𝑜 × 𝑐𝑜𝑠𝛼2

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

21
Mà 𝛼1 + 𝛼2 = 𝜋 ⇒ 𝑈𝑑1 = −𝑈𝑑2 = 𝑈𝑑𝑜 × 𝑐𝑜𝑠𝛼1
Như vậy, ta thấy thành phần một chiều của điện áp đầu ra của 2 sơ đồ chỉnh lưu là bằng
nhau nên chúng không gây ra thành phần điện áp khép vòng qua các van của 2 sơ đồ
chỉnh lưu.
|𝑈𝑑1 − 𝑈𝑑2 |
𝐼𝑐𝑏 = =0
𝑍
Xét giản đồ dòng điện trong quá trình khống chế đảo chiều:

Hình 2. 10: Giản đồ dòng điện điều khiển đảo chiều tuyến tính phụ thuộc.
Từ thời điểm t = 0 với tdc phát xung cho 2 bộ theo quan hệ:
𝜋
𝛼1 < ⇒ Ud1 = Udocos𝛼1 > 0 ⇒ BCL 1: làm việc ở chế độ chỉnh lưu.
2
𝜋
𝛼2 > ⇒ Ud1 = Udocos𝛼2 < 0 ⇒ BCL 2: làm việc ở chế độ nghịch lưu chờ.
2

Từ thời điểm tdc đến t1 ta tiến hành tăng góc mở 𝛼1 đồng thời 𝛼2 giảm. Điện áp
trên BCL 2 giảm. Do đó, tốc độ động cơ giảm, nhưng tốc độ động cơ không giảm nhanh
bằng điện áp của chỉnh lưu do quán tính nên suất điện động của động cơ lớn hơn điện áp
𝜋
chỉnh lưu nên BCL 2 đủ điều kiện nghịch lưu. (|Eư| > |Ud| và < 𝛼2 < 𝜋)
2

⇒ Bộ chỉnh lưu 2 chuyển sang chế độ nghịch lưu trả năng lượng về lưới đồng
𝜋
thời hãm cưỡng bức ta gọi là hãm tái sinh. Khi 𝛼1 = 𝛼2 = ⇒ Ud = 0.
2

Từ thời điểm t1 ta tiến hành giảm góc mở 𝛼2 tăng 𝛼1 để đảo chiều điện áp của hai
bộ chỉnh lưu.
𝜋
𝛼1 > ⇒ Ud1 = Udocos𝛼1 < 0 ⇒ BCL1: làm việc ở chế độ nghịch lưu chờ.
2

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

22
𝜋
𝛼2 < ⇒ Ud1 = Ud0cos𝛼2 > 0 ⇒ BCL2: làm việc ở chế độ chỉnh lưu.
2

Sự xuất hiện dòng điện và hạn chế:


 Ta thấy rằng khi cả hai sơ đồ chỉnh lưu cùng làm việc tuy giá trị trung bình
bằng nhau nhưng giá trị tức thời của điện áp trên đầu ra của hai sơ đồ có lúc
không bằng nhau, điều này tạo nên sự chênh lệch điện thế tức thời gây ra
dòng điện khép vòng qua các van và các pha nguồn cung cấp mà không đi
qua tải, nó được gọi là dòng cân bằng.
|𝑈𝑑1 − 𝑈𝑑2 |
𝐼𝑐𝑏 = ≠0
𝑍
 Do tổng trở của nguồn rất nhỏ nên giá trị dòng điện này có thể rất lớn làm
hỏng các van và phá hủy chế độ làm việc của bộ biến đổi. Vì vậy, ta cần
phải có biện pháp hạn chế dòng điện cân bằng. Như ta đã biết dòng cân
bằng không có thành phần một chiều mà chỉ có thành phần xoay chiều nên
ta sử dụng các cuộn kháng để hạn chế dòng cân bằng. (đặc điểm của điện
cảm là hạn chế dòng xoay chiều nhưng cho dòng một chiều đi qua nó dễ
dàng và không gây nên tổn thất công suất tác dụng.)
Phối hợp góc điều khiển:
Điện áp đặt vào phần ứng của động cơ: Ud = Ud0cos𝛼.
Trong đó: Ud0 = const do vậy tốc độ của động cơ phụ thuộc vào 𝛼. Theo nguyên
tắc điều khiển thẳng đứng, muốn thay đổi góc mở 𝛼 thì thay đổi Uc. Do đó, điều kiện:
𝛼1 + 𝛼2 = 𝜋 với 𝛼1 ta có Uc1, 𝛼2 ta có Uc2. Ta phải điều khiển sao cho Uc1 + Uc2 =
const. Muốn có điều đó ta sử dụng mạch trừ sao cho: 𝑈𝑐2 = 𝑈𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 − 𝑈𝑐1

Hình 2. 11: Mạch trừ sử dụng OPAMP


Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

23
Theo nguyên lý mạch OPAMP:
𝑈2 𝑈2
𝑉− = 𝑉+ = ×𝑅 =
𝑅+𝑅 2
𝑈𝑐1 − 𝑉− 1 𝑈2
𝐼1 = = × (𝑈𝑐1 − )
𝑅 𝑅 2
𝑉− − 𝑈𝑐2 1 𝑈2
𝐼2 = = × ( − 𝑈𝑐2 )
𝑅 𝑅 2
Vì I1 = I2 nên Uc2 = U2 – Uc1.
Điều khiển tốc độ tức là thay đổi góc mở 𝛼 hay chính là thay đổi Uc. Trong trường
hợp này ta dùng một biến trở.
2.4.3.2 Phương pháp điều khiển đảo chiều theo phương pháp khống chế độc lập:
Đây là phương pháp khống chế sao cho một thời điểm chỉ cho một bộ làm việc
Thyristor mở dẫn dòng còn bộ kia không làm việc.
Xét giản đồ dòng điện của bộ chỉnh lưu:

Hình 2. 12: Giản đồ dòng điện điều khiển đảo chiều khống chế độc lập
𝜋
 Giả sử BCL1 đang làm việc ở chế độ chỉnh lưu (α < ) và BCL 2 không có
2
xung điều khiển nên không có dòng qua BCL 2.
 Tại thời điểm tdc ta cần đảo chiều động cơ, BCL1 mất xung điều khiển
nhưng iBCL1 chưa về 0 ngay mà giảm từ từ về 0.
 Tại thời điểm t1, iBCL1 = 0 nhưng ta vẫn chưa cấp xung để kích mở BCL2
mà phải sau khoảng thời gian tk thì ta mới cấp xung kích mở BCL2. Lý do

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

24
là khoảng thời gian tk để BCL1 khóa chắc chắn và khôi phục tính chất van
của bộ này. Trong khoảng thời gian tk cả 2 bộ chỉnh lưu không làm việc.
 Tại thời điểm t2 ta cấp xung để kích mở BCL 2 và chỉ duy nhất BCL 2 dẫn
dòng.
⇒ Ta sử dụng phương pháp này phải cần bộ logic có mạch tạo trễ thời gian là tk.
Như vậy với phương pháp khống chế này thì không xuất hiện dòng cân bằng nên
không cần mắc thêm cuộn kháng hạn chế dòng cân bằng. Nhưng nhược điểm là thời gian
gián đoạn dòng lớn hơn nhiều so với phương pháp khống chế tuyến tính phụ thuộc.
2.5 KẾT LUẬN CHUNG:
Qua phân tích trên cả 2 phương pháp đều có thể dùng để điều khiển đảo chiều
động cơ phù hợp với công nghệ nhưng chúng ta cần độ đáp ứng nhanh (không có gián
đoạn dòng) nên ta chọn phương pháp khống chế tuyến tính phụ thuộc.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

25
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ TÍNH CHỌN CÁC PHẦN TỬ MẠCH
ĐỘNG LỰC
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG:
3.1.1 Sơ đồ khối mạch động lực:

Hình 3. 1: Sơ đồ khối mạch động lực


3.1.2 Chức năng của từng khối:
Khối biến áp:
 Chuyển đổi điện áp của lưới điện xoay chiều 𝑈1 sang điện áp 𝑈2 thích hợp
với tải.
 Biến đổi số pha của nguồn lưới (1,2,3,6,12,… pha ).
 Cách ly với điện áp lưới.
Khối van chỉnh lưu : Các van bán dẫn ( Diode, thyristor, ….).
Khối lọc: Giúp điện áp đầu ra mạch chỉnh lưu là điện áp một chiều bằng phẳng
theo yêu cầu.
3.2 TÍNH TOÁN MẠCH ĐỘNG LỰC:
3.2.1 Tính chọn Thyristor:
Khi lựa chọn van ta dựa vào hai thông số cơ bản và quan trọng nhất là dòng điện
qua van và điện áp ngược lớn nhất mà van chịu được.
Điện áp ngược lên van:
𝑈𝑛𝑔𝑚𝑎𝑥 = 𝐾𝑛𝑣 × 𝑈2
Chỉnh lưu cầu 1 pha ta có:
2√2
𝑈𝑑 = × 𝑈2 × 𝑐𝑜𝑠𝛼
𝜋
Trong tính toán ta phải tính sao cho Ud lớn nhất, cos𝛼 = 1.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

26
𝐾𝑛𝑣 = √2 = 1,41 : Hệ số điện áp ngược.
2√2
𝐾𝑢 = = 0,9 : Hệ số điện áp mạch lực.
𝜋

𝑈𝑑 : Điện áp trung bình chỉnh lưu.


𝑈2 : Điện áp nguồn xoay chiều.
𝑈𝑑 220
𝑈𝑛𝑔𝑚𝑎𝑥 = 1,41 × = 1,41 × = 344,6 (𝑉)
0,9 0,9
Dòng điện làm việc của van:
𝐼ℎ𝑑𝑣 = 𝐾ℎ𝑑𝑣 . 𝐼đ𝑚
𝑃đ𝑚 5 × 103
𝐼đ𝑚 = 𝐼𝑑 = = = 26,74 (𝐴)
𝑈đ𝑚 × 𝜂đ𝑚 220 × 0,85
𝐼ℎ𝑑𝑣 : Dòng hiệu dụng qua van
√2
𝐾ℎ𝑑𝑣 : Hệ số hiệu dụng ứng với sơ đồ cầu 1 pha 𝐾ℎ𝑑𝑣 = ≈ 0,71
2

𝐼đ𝑚 : Dòng qua tải


⇒ 𝐼ℎ𝑑𝑣 = 0,71 × 26,74 = 18,98 (𝐴)
Điện áp ngược của van cần chọn:
𝑈𝑛𝑔 𝑣 = 𝐾𝑑𝑡 𝑢 × 𝑈𝑛𝑔𝑚𝑎𝑥
Với 𝐾𝑑𝑡 𝑢 = 1,5 ÷ 1,8: Là hệ số dự trữ điện áp chọn 𝐾𝑑𝑡 𝑢 = 1,6
⇒ 𝑈𝑛𝑔 𝑣 = 1,6 × 344,6 = 551,36 (𝑉)
Dòng điện hiệu dụng của van cần chọn:
𝐼ℎ𝑑𝑣 = 𝐾𝑑𝑡 𝑖 . 𝐼ℎ𝑑𝑣
𝐾𝑑𝑡 𝑖 = 1,1 ÷ 1,4 : Là hệ số dự trữ dòng điện chọn 𝐾𝑑𝑡 𝑖 = 1,3
⇒ 𝐼ℎ𝑑𝑣 = 1,3 × 18,98 = 24,674 (𝐴)
Dựa vào 2 thông số 𝐼ℎ𝑑𝑣 và 𝑈𝑛𝑔𝑚𝑎𝑥 ta chọn van S7412M (Trang 659 [2])
Có số liệu sau :
 Điện áp ngược van: 𝑈𝑛𝑔𝑚𝑎𝑥 = 600(𝑉)
 Dòng điện làm việc cực đại: 𝐼ℎ𝑑𝑚𝑎𝑥 = 25(𝐴)
 Dòng điện xung điều khiển: 𝐼𝐺𝑚𝑎𝑥 = 180(𝑚𝐴)
 Điện áp xung điều khiển: 𝑈𝐺𝑚𝑎𝑥 = 3 (𝑉)

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

27
 Độ sụt áp lớn nhất trên thyristor ở trạng thái dẫn: ∆𝑈𝑚𝑎𝑥 = 2(𝑉)
 Dòng điện rò: 𝐼𝑟𝑚𝑎𝑥 = 4(𝑚𝐴)
𝑑𝑈
 Tốc độ biến thiên điện áp: = 200(𝑉/𝑠)
𝑑𝑡
 Thời gian chuyển mạch: 𝑡𝑐𝑚 = 10(𝜇𝑆)
 Nhiệt độ làm việc cho phép: 𝑇𝑚𝑎𝑥 = 125℃
 Đỉnh xung dòng điện: 𝐼𝑝𝑖𝑘𝑚𝑎𝑥 = 180(𝐴)
 Dòng điện duy trì: 𝐼ℎ = 150(𝑚𝐴)
3.2.2 Tính toán máy biến áp chỉnh lưu:
3.2.2.1 Điện áp chỉnh lưu trên tải:
𝑈𝑑0 × 𝑐𝑜𝑠𝛼𝑚𝑖𝑛 = 𝑈𝑑 + 2 × ∆𝑈𝑉 + ∆𝑈𝑏𝑎 + ∆𝑈𝑑𝑛
Trong đó:
𝛼𝑚𝑖𝑛 = 10o: góc dữ trữ khi có sự suy giảm điện áp lưới
∆𝑈𝑉 = 2 (𝑉 ) sụt áp trên thyristor.
∆𝑈𝑑𝑛 = 0 (𝑉) sụt áp trên dây nối.
∆𝑈𝑏𝑎 = ∆𝑈𝑟 + ∆𝑈𝑥 sụt áp trên điện trở và điện kháng MBA. Chọn sơ bộ vào
khoảng (5 – 10)%.
∆𝑈𝑏𝑎 = 6% × 𝑈𝑑 = 0,06 × 220 = 13,2 (𝑉)
𝑈𝑑 + 2 × ∆𝑈𝑉 + ∆𝑈𝑑𝑛 + ∆𝑈𝑏𝑎
𝑈𝑑0 =
𝑐𝑜𝑠𝛼𝑚𝑖𝑛
220 + 2×2 + 0 + 13,2
𝑈𝑑0 = = 239 (𝑉)
𝑐𝑜𝑠10𝑜

3.2.2.2 Công suất tối đa của tải:


𝑃𝑑𝑚𝑎𝑥 = 𝑈𝑑0 × 𝐼𝑑 = 239 × 26,74 = 6390,86 (𝑊)
3.2.2.3 Công suất biểu kiến của MBA:
𝑆 = 𝐾𝑠 × 𝑃𝑑𝑀𝑎𝑥 = 1,23 × 6390,86 = 7860,76 (𝑉𝐴)
𝐾𝑠 : Hệ số công suất theo sơ đồ cầu 1 pha 𝐾𝑠 = 1,23. [4](Bảng 1.2)
𝑃𝑑𝑀𝑎𝑥 : Công suất phụ tải lúc cực đại.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

28
3.2.2.4 Tính toán sơ bộ mạch từ:
Tiết diện trụ QFe của lõi thép biến áp:

𝑆
𝑄𝐹𝑒 = 𝑘𝑄 × √
𝑚×𝑓

kQ: hệ số phụ thuộc phương thức làm mát. (kQ = 6 biến áp khô)
m: số pha của máy biến áp.
f: tần số.

7860,76
𝑄𝐹𝑒 = 6 × √ = 75,23 (𝑐𝑚2 )
1 × 50

3.2.2.5 Tính toán dây quấn biến áp:


Điện áp cuộn dây sơ cấp:
𝑈1 = 220 (𝑉)
Điện áp cuộn dây thứ cấp:
𝑈𝑑0 239
𝑈2 = = = 265,56 (𝑉)
𝐾𝑢 0,9
Số vòng dây của mỗi cuộn được tính:
𝑈 × 104
𝑊=
4,44 × 𝑓 × 𝑄𝐹𝑒 × 𝐵
Trong đó:
W: số vòng dây cần tính.
U: điện áp cuộn dây cần tính.
B: từ cảm (thường chọn trong khoảng 1T ÷ 1,8T). Chọn B = 1 (T)
Số vòng dây cuộn sơ cấp:
220 × 104
𝑊1 = ≈ 132 (𝑣ò𝑛𝑔)
4,44 × 50 × 75,23 × 1
Số vòng dây cuộn thứ cấp:
265,56 × 104
𝑊2 = ≈ 159 (𝑣ò𝑛𝑔)
4,44 × 50 × 75,23 × 1

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

29
Dòng điện của các cuộn dây:
𝑆 7860,76
𝐼1 = = = 35,73 (𝐴)
𝑚 × 𝑈1 220

𝑆 7860,76
𝐼2 = = = 29,6 (𝐴)
𝑚 × 𝑈2 265,56
3.2.2.6 Tính tiết diện dây dẫn:
𝐼
𝑆𝐶𝑢 = (𝑚𝑚2 )
𝐽
Trong đó:
I: dòng điện chạy qua cuộn dây.
𝐴
J: mật độ dòng điện trong biến áp, thường chọn 2 ÷ 2,75 ( )
𝑚𝑚2
𝐴
Chọn J = 2,75 ( )
𝑚𝑚2

Tiết diện dây quấn cuộn sơ cấp:


𝐼1 35,73
𝑆𝐶𝑢1 = = ≈ 13 (𝑚𝑚2 )
𝐽 2,75
Đường kính dây quấn cuộn sơ cấp:

4 × 𝑆𝐶𝑢1 4 × 13
𝑑1 = √ =√ ≈ 4 (𝑚𝑚)
𝜋 𝜋

Tiết diện dây quấn cuộn thứ cấp:


𝐼2 29,6
𝑆𝐶𝑢2 = = ≈ 10,76 (𝑚𝑚2 )
𝐽 2,75
Đường kính dây quấn cuộn thứ cấp:

4 × 𝑆𝐶𝑢2 4 × 10,76
𝑑2 = √ =√ ≈ 3,7 (𝑚𝑚)
𝜋 𝜋

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

30
3.2.3 Thiết kế bộ lọc:
Chức năng: Để hạn chế thành phần xoay chiều của điện áp chỉnh lưu để giảm độ
nhấp nhô của dòng điện và điện áp tải.
Ta chọn bộ lọc LC:

Hình 3. 2: Sơ đồ mạch lọc LC


Thành phần Ud được qua tải cong thành phần xoay chiều đều bị lọc toàn bộ ở khâu
lọc.
Hệ số đập mạch của điện áp chỉnh lưu q: đánh giá chất lượng tại 1 điểm đo.
𝑈𝜎(1)
𝑞=
𝑈𝑑
⇒ Hệ số đập mạch của điện áp chỉnh lưu phụ thuộc vào số xung đập mạch p và
góc điều khiển 𝛼, q tốt nhất khi 𝛼 = 0 (Van diode)
Hệ số san bằng: đánh giá hiệu quả của khâu lọc.
𝑞𝑖𝑛 𝑈𝜎(1)𝑖𝑛 × 𝑈𝑑𝑜𝑢𝑡
𝑘𝑠𝑏 = =
𝑞𝑜𝑢𝑡 𝑈𝜎(1)𝑜𝑢𝑡 × 𝑈𝑑𝑖𝑛
Giả sử độ sụt áp một chiều trên bộ lọc không đáng kể: 𝑈𝑑𝑖𝑛 ≈ 𝑈𝑑𝑜𝑢𝑡
𝑈𝜎(1)𝑖𝑛 𝑋𝐿
𝑘𝑠𝑏 = = −1
𝑈𝜎(1)𝑜𝑢𝑡 𝑋𝐶
𝑘𝑠𝑏 + 1
⇒ 𝐿𝑓 × 𝐶𝑓 =
(𝑝 × 2𝜋 × 𝑓)2
Hệ số ksb càng lớn hơn 1 thì càng tốt nên ta chọn ksb = 11.
12
𝐿𝑓 × 𝐶𝑓 = 2
≈ 3 × 10−5
(2 × 2𝜋 × 50)
Chọn Cf =100 𝜇𝐹 và Lf = 300 mH
Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

31
3.3 KẾT LUẬN CHUNG:
Qua kết quả tính toán ở trên ta chọn: Thysristor S7412M
Chọn máy biến áp với các thông số:
U1 = 220 V; U2 = 265,56 V; W1 = 132 vòng; W2 = 159 vòng; I1 = 35,73 A;
I2 = 29,6 A; S = 7879,6VA; d1 = 4 mm; d2 = 3,7 mm.
Chọn bộ lọc LC với thông số: L = 300 mH, C = 100 𝜇𝐹.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

32
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ CÁC PHẦN TỬ MẠCH ĐIỀU KHIỂN
4.1 GIỚI THIỆU CHUNG:
4.1.1 Sơ đồ khối điều khiển thyristor:

Hình 4. 1: Sơ đồ khối điều khiển thyristor.


Khâu đồng pha có nhiêm vụ tạo ra điện áp tựa URC (thường là điện áp dạng răng
cưa tuyến tính) trùng pha với điện áp của Thyristor.
Khâu so sánh có nhiệm vụ so sánh giữa điện áp tựa với điện áp điều khiển Udk, tìm
thời điểm hai điện áp này bằng nhau, thì phát xung ở đầu ra gửi sang tầng khuếch đại.
Khâu tạo xung có nhiệm vụ tạo xung phù hợp để mở Thyristor. Xung để mở
Thyristor có yêu cầu: sườn trước dốc thẳng đứng, để đảm bảo yêu cầu Thyristor mở tức
thời khi có xung điều khiển (thường gặp loại xung này là xung kim hoặc xung chữ nhật);
đủ độ rộng với độ rộng xung lớn hơn thời gian mở của Thyristor, đủ công suất, cách ly
giữa mạch điều khiển với mạch động lực (nếu điện áp động lực quá lớn).
4.1.2 Yêu cầu của mạch điều khiển:
Mạch điều khiển là khâu rất quan trọng trong bô biến đổi thyristor vì nó đóng vai
trò chủ đạo quan trọng trong việc quyết định chất lượng và độ tin cậy cửa bộ biến đổi.
Yêu cầu cửa mạch điểu khiển có thể tóm tắt trong 6 điểm chính sau:
 Độ rộng xung điều khiển
 Độ lớn xung điều khiển
 Yêu cầu về độ dốc của răng
 Sự đối xứng của xung trong các kênh điều khiển
 Yêu cầu về độ tin cậy: Điện trở kênh điều khiển phải nhỏ để Thyristor
không tự mở khi dòng rò tăng. Xung điều khiển ít phụ thuộc vào dao động

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

33
nhiệt độ, dao động điện áp nguồn. Cần khử được nhiễu cảm ứng để tránh
mở nhầm.
 Yêu cầu về lắp ráp và vận hành: Thiết bị thay thế để lắp ráp và điều chỉnh,
mỗi khối có khả năng làm việc độc lập cao.
4.1.3 Nhiệm vụ mạch điều khiển:
Là tạo ra xung vào ở những thời điểm mong muốn để mở các van động lực của bộ
chỉnh lưu.
Chức năng của mạch điều khiển:
 Điều chỉnh được vị trí xung điều khiển trong phạm vi nửa chu kỳ dương
của điện áp đặt trên anode – cathode của thyristor.
 Tạo ra được các xung đủ điều kiện mở thyristor độ rộng xung tx < 10𝜇𝑠.
Biểu thức độ rộng xung:
𝐼𝑑𝑡
𝑡𝑥 =
𝑑𝑖
𝑑𝑡
Idt: dòng duy trì của thyristor.
𝑑𝑖
: tốc độ tăng trưởng của dòng tải.
𝑑𝑡

Đối tượng cần điều khiển được đặc trưng bởi đại lượng điểu khiển là góc 𝛼.
4.1.4 Nguyên tắc điều khiển:
Mạch điều khiển thyristor có thể phân loại theo nhiều cách. Song các mạch điều
khiển đều dựa theo nguyên lý thay đổi góc pha và theo đó ta có hai nguyên lý khống chế
ngang và khống chế đứng.
Khống chế ngang là phương pháp tạo góc 𝛼 thay đổi bằng cách dịch chuyển điện
áp sang hình sin theo phương pháp ngang so với điện áp tựa. Nhược điểm của phương
pháp này là góc 𝛼 phụ thuộc vào dạng điện áp và tần số lưới, do đó độ chính xác của góc
điều khiển thấp.
Khống chế đứng là phương pháp tạo góc 𝛼 thay đổi bằng cách dịch chuyển điện
áp chủ đạo theo phương pháp thẳng đứng so với điện áp tựa. Phương pháp này có độ
chính xác cao và khoảng điều khiển rộng (0 ÷ 180o)
Có 2 phương pháp điều khiển thẳng đứng là tuyến tính và arccos.
Ta chọn phương pháp điều khiển thẳng đứng tuyến tính. (đã trình bày ở chương 2)
Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

34
4.2 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG TỪNG KHÂU:
4.2.1 Khâu đồng pha:

Hình 4. 2: Sơ đồ mạch khâu đồng pha.


Nguyên lý hoạt động:
Tại OPAMP A1:
Trong nữa chu kỳ dương: U+(A1) > U-(A1) ⇒ UB > 0
Trong nữa chu kỳ âm: U+(A1) < U-(A1) ⇒ UB < 0
Tại OPAMP A2:
Khi UB > 0 thì T1 khóa U-(A2) > U+(A2). Ta xét mạch tích phân gồm: biến trở R3,
𝑡 1
tụ C1, và OPAMP A2 lúc đó Uđb = UC = ∫0 − × 𝑈𝐵 𝑑𝑡
𝑅3 ×𝐶1

Vì UB = const ⇒ hàm tuyến tính.


Khi UB < 0 thì T1 mở UB < U-(A2), diode D1 khóa. Lúc này, U-(A2) = UC1 = 0
⇒ Có dòng qua tụ tăng ⇒ Điện áp tại UC âm để cân bằng điện áp về 0.

Hình 4. 3: Sơ đồ dạng sóng của UA, UB, UC


Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

35
4.2.2 Khâu so sánh:

Hình 4. 4: Sơ đồ mạch khâu so sánh.


Nguyên lý làm việc:
Tại OPAMP A3 ta có: U-(A3) = URC + Uđk ; U+(A3) = 0
Khi URC + Uđk > 0 ⇔ U-(A3) > U+(A3) ⇒ UD = −Vcc
Khi URC + Uđk < 0 ⇔ U-(A3) < U+(A3) ⇒ UD = Vcc

Hình 4. 5: Sơ đồ dạng sóng của UA, UB, UC,UD


4.2.3 Khâu tạo xung chùm:
Đối với một sơ đồ mạch, để giảm dòng công suất cho tầng khếch đại và tăng số
lượng cho xung kích mở, nhằm đảm bảo cho thyristor mở một cách chắc chắn, người ta
hay phát xung chùm cho các thyristor. Nguyên tắc phát xung chùm là trước khi vào tầng
khếch đại, ta đưa chèn thêm một cổng AND với tín hiệu vào nhận từ tầng so sánh và từ
bộ phát xung chùm như hình vẽ.

Hình 4. 6: Sơ đồ phối hợp tạo xung chùm.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

36
Hình 4. 7: Sơ đồ mạch tạo xung chùm dùng khuếch đại thuật toán.
Nguyên lý làm việc:
𝑅6 ×𝑉𝑐𝑐
Giả sử lúc đầu ngõ ra UE = Vcc ⇒ U+(A4) = . Lúc này, tụ C được nạp theo
𝑅6 +𝑅7

chiều từ ngõ ra qua R8 về GND, tụ càng nạp điện áp trên tụ càng tăng, cho đến khi điện
𝑅6 ×𝑉𝑐𝑐
áp trên tụ bằng UC = U-(A4) > U+(A4) = thì lúc đó UE sẽ đổi trạng thái sang mức
𝑅6 +𝑅7
𝑅6 ×𝑉𝑐𝑐
bảo hòa âm UE = −Vcc ⇒ U+(A4) = − . Lúc này, tụ C sẽ xả theo chiều ngược lại, tụ
𝑅6 +𝑅7
𝑅6 ×𝑉𝑐𝑐
cảng xả điện áp trên tụ càng giảm, cho đến khi UC = U-(A4) < U+(A4) = − . Tụ C sẽ
𝑅6 +𝑅7

bắt đầu nạp trở lại, quá trình nạp và xả tiếp nối luân phiên như vậy tạo nên chùm xung đa
hài UE.

Hình 4. 8: Sơ đồ dạng sóng UE.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

37
4.2.4 Khâu khuếch đại:

Hình 4. 9: Sơ đồ mạch khâu khuếch đại.


Với nhiệm vụ tạo xung phù hợp để mở thyristor như đã nêu ở trên, tầng khuếch
đại cuối cùng thường được thiết kế bằng transistor công suất như hình vẽ. Để có xung
dạng kim gửi đến thyristor, ta dùng biến áp xung (BAX), để có thể khuếch đại công suất
ta dùng transistor T2, diode D2 và D3 bảo vệ T2 và cuộn dây sơ cấp BAX khi T2 khóa đột
ngột.
Trong thực tế xung điều khiển chỉ cần có độ rộng bé (cỡ 10 ÷ 200 𝜇𝑠), mà thời
gian mở thông các transistor công suất dài (tối đa tới một nửa chu kì 0.01s), làm cho công
suất tỏa nhiệt dư của transistor quá lớn và kích thước dây quấn sơ cấp BAX lớn. Để giảm
nhỏ công suất tỏa nhiệt T2 và kích thước dây sơ cấp BAX, ta có thể thêm tụ nối tầng C3.
Theo sơ đồ này, T2 chỉ mở cho dòng điện chạy qua trong khoảng thời gian nạp tụ, nên
dòng điện hiệu dụng của chúng bé hơn nhiều lần.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

38
4.2.5 Sơ đồ mạch điều khiển:

Hình 4. 10: Sơ đồ mạch điều khiển thyristor.

Hình 4. 11: Giản đồ các đường cong mạch điều khiển.


4.3 TÍNH TOÁN THÔNG SỐ MẠCH ĐIỀU KHIỂN:
Mạch điều khiển được tính xuất phát từ yêu cầu mở Thyristor, do đó ta có thông
số cơ bản để tính mạch điều khiển:
 Điện áp điều khiển Thyristor: 𝑈đ𝑘 = 3 V
 Dòng điện điều khiển Thyristor: 𝐼đ𝑘 = 𝐼𝑔 = 0,18 A

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

39
 Thời gian mở Thyristor: 𝑡𝑚 = 10 𝜇s
 Độ rộng xung điều khiển: 𝑡𝑥 = 2 × 𝑡𝑚 = 20 𝜇s
1
 Tần số xung điều khiển: 𝑓𝑥 = = 25 kHz
𝑡𝑥

 Độ mất đối xứng cho phép: ∆𝛼 = 4°


 Điện áp nuôi mạch điều khiển: U = ±12V
 Mức sụt biên độ xung: 𝑠𝑥 = 0,15
4.3.1 Tính biến áp xung:
Chọn vật liệu làm lõi là sắt ferit HM, lõi có dạng hình xuyến làm việc trên 1 phần
đặc tính của từ hóa có ∆𝐵 = 0,3T, ∆𝐻 = 30A/m không có khe hở không khí.
 Tỉ số biến áp: chọn m = 3
 Điện áp thứ cấp của MBA xung: 𝑈2 = 𝑈đ𝑘 = 3 V
 Điện áp đặt lên cuộn thứ cấp MBA áp xung: 𝑈1 = m × 𝑈2 = 3 × 3 = 9V
 Dòng điện thức cấp của MBA xung: 𝐼2 = 𝐼đ𝑘 = 0,18A
𝐼2 0,18
 Dòng điện sơ cấp của MBA xung: 𝐼1 = = = 0,06A
𝑚 3

4.3.2 Tính tầng khuếch đại cuối cùng:


Chọn Tranzitor công suất loại 2SC911 Tranzitor loại NPN vật liệu bán dẫn là silic.
 Điện áp giữa Collector và Bazo khi hở mạch Emitter: 𝑈𝐶𝐵𝑂 = 40V
 Điện áp giữa Emitter và Bazo khi hở mạch Collector: 𝑈𝐸𝐵𝑂 = 4V
 Dòng điện lớn nhất mà Collector có thể chịu đựng: 𝐼𝑚𝑎𝑥 = 500 mA
 Công suất tiêu tán ở Collector: 𝑃𝑐 = 1,7 W
 Nhiệt độ lớn nhất của mặt tiếp giáp: 𝑇1 = 175° 𝐶
 Hệ số khuếch đại: 𝛽 = 50
 Dòng điện Collector max: IC3max = 0,5 A
 Dòng điện làm việc của Collector: 𝐼𝐶3 = 𝐼1 = 0,06 𝐴
𝐼𝐶3 0,06
 Dòng điện làm việc của Bazơ: 𝐼𝐵3 = = = 1,2 mA
𝛽 50

Ta thấy rằng với loại Thyristor đã chọn có công suất điều khiển khá bé: 𝑈đ𝑘 = 3 V,
𝐼đ𝑘 = 0,18 A.
Do đó ta chỉ cần một tầng khuếch đại cũng đủ công suất điều khiển Tranzitor.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

40
Chọn nguồn cấp cho biến áp xung E = 15 V, với nguồn E = 15 V ta phải mắc thêm
điện trở 𝑅10 nối tiếp với cực Emitter của T3. Ta có: IC3 = I1 ≈ IE
𝐸 − 𝑈1 15 − 9
𝑅10 = = = 100 𝛺
𝐼1 0,06
Tất cả các Diode trong mạch điều khiển đều dùng loại 1N4009 có tham số:
 Dòng điện định mức 𝐼đ𝑚 = 10 𝑚𝐴
 Điện áp ngược lớn nhất 𝑈𝑛 = 25 𝑉
 Điện áp cho Diode mở thông 𝑈𝑚 = 1 𝑉
4.3.3 Chọn cổng AND:
Toàn mạch điều khiển phải dùng 4 cổng AND nên ta chọn IC 4081 họ CMOS.

Hình 4. 12: Sơ đồ chân IC 4081.


Mỗi IC 4081 có 4 cổng AND. Các thông số của cổng AND là:
 Nguồn nuôi IC: 𝑉𝑐𝑐 = 3 ÷ 18𝑉, ta chọn 𝑉𝑐𝑐 = 12𝑉
 Nhiệt độ làm việc: 𝑇𝑙𝑣 = −40 ÷ 80 oC
 Điện áp ứng với mức logic “1”: 2 ÷ 4,5 𝑉
 Dòng điện: 𝐼 < 1𝑚𝐴
 Công suất tiêu thụ: 𝑃 = 2,5 (nW/1 cổng)
4.3.4 Chọn tụ C3 và R9:
Điện trở R9 dùng để hạn chế dòng điện đưa vào Bazơ của Transistor T3, chọn R9
thỏa mãn điều kiện:
𝑈 12
Điện trở 𝑅9 ≥ = = 10 𝑘𝛺
𝐼𝐵3 1,2 × 10−3

Chọn C3 sao cho 𝐶3 × 𝑅9 ≤ 𝑡𝑥

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

41
𝑡𝑥 20 × 10−6
⇒ 𝐶3 ≤ = = 0,002 𝜇𝐹
𝑅9 10 × 103
4.3.5 Tính chọn bộ tạo xung chùm:
Mỗi kênh điều khiển phải dùng 4 khuếch đại thuật toán, do đó ta chọn 4 IC loại
TL084 do hãng TexasInstrument, mỗi IC này có 4 khuếch đại thuật toán.

Hình 4. 13: Sơ đồ chân IC TL084.


Thông số của IC TL084:
 Điện áp nguồn nuôi: 𝑉𝑐𝑐 = ± 18𝑉 chọn Vcc = ± 12𝑉
 Hiệu điện thế giữa hai đầu vào: ± 30𝑉
 Nhiệt độ làm việc: T = −25 ÷ 850 𝐶
 Công suất tiêu thụ: P = 0.68 W
 Tổng trở đầu vào: 𝑅𝑖𝑛 = 106 MΩ
 Dòng điện đầu ra: 𝐼𝑟𝑎 = 30 𝑝𝐴
 Dòng điện đầu vào: 𝐼𝑣 = 1 𝑚𝐴
𝑑𝑢
 Tốc độ biến thiên điện áp cho phép: = 13 (𝑉/𝜇𝑠)
𝑑𝑡
1
Mạch tạo xung chùm có tần số 𝑓 = = 25 𝑘𝐻𝑧,hay chu kì của xung chùm:
2×𝑡𝑥

1
𝑇 = = 40 µ𝑠
𝑓
2×𝑅6
Ta có chu kỳ dao động: 𝑇 = 2 × 𝑅8 × 𝐶2 × 𝑙𝑛 (1 + )
𝑅7

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

42
Chọn R6 = R7 = 33 kΩ thì T = 2×R8×C2×ln3 = 40 µs.
Vậy ta có: R8×C2=18,2 µs.
Chọn tụ C2 = 0,01 µF suy ra R8 = 1820 Ω
Để thuận tiện cho lắp mạch thì ta chọn R8 là biến trở 2kΩ.
4.3.6 Tính chọn tầng so sánh:
Mỗi kênh điều khiển có 1 khuếch đại thuật toán đóng vai trò tầng so sánh ta chọn
loại IC TL084 như trên.
Trong đó nguồn nuôi Vcc = ± 12V, thì điện áp vào A3, Uv = 12V. Dòng điện vào
hạn chế để Ilv < 1 mA.
𝑈𝑣 12
R4 = R5 > = = 12 kΩ
𝐼𝑙𝑣 1×10−3

Do đó ta chọn R4 = R5 =15 kΩ, khi đó dòng điện vào A3:


12
Ilv-max = = 0,8 mA
15×103

4.3.7 Tính chọn khâu đồng pha:


Điện áp tụ được hình thành do sự nạp của tụ C1, mặt khác để đảm bảo phạm vi
điều khiển rộng thì góc điều khiển α = 0 ÷ 180º thì hằng số thời gian tụ nạp được:
𝜏 = 𝑅3 × 𝐶1 = 0,005 𝑠
0,005
Chọn tụ C1 = 0,1 𝜇𝐹 thì điện trở R3 = = 50𝑘Ω.
0,1×10−6

Để thuận tiện cho việc điều chỉnh khi lắp ráp mạch R3 thường được chọn biến trở
R3 lớn hơn 10 𝑘Ω để điều chỉnh.
Chọn tranzitor T1 loại A564 có các thông số:
Tranzitor loại PNP làm bằng Si.
Điện áp giữa Emitter và Bazơ lúc mạch Collector: UEBO = 7V
Dòng điện lớn nhất có Collector có thể chịu được: IC-max = 100 mA
Nhiệt độ lớn nhất ở mặt tiếp giáp: TCP = 150º
Hệ số khuếch đại : β = 250
𝐼𝑐 100
Dòng cực đại của bazơ : IB1 = = = 0,4 mA
𝛽 250

Điện trở để hạn chế dòng điện đi vào Bazơ Tranzitor T1 được chọn như sau:

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

43
Chọn R2 thõa mãn điều khiển:
𝑉𝑐𝑐 12
R2 ≥ = = 30 kΩ
𝐼𝐵 0,4×10−3

Chọn điện áp đồng pha: UA = 15V


Điện trở R1 để hạn chế dòng điện đi vào khuếch đại đi vào khuếch đại thuật toán
A1 thường chọn R1 sao cho dòng vào khuếch đại thuật toán: Iv < 1 mA.
𝑈𝐴 15
Do đó: R1 ≥ = = 15 kΩ. Chọn R1 = 15 kΩ
𝐼𝑣 10−3

4.3.8 Tạo nguồn nuôi:


Ta cần tạo ra nguồn điện áp U = ± 12V để cấp cho máy biến áp xung nuôi IC, các
bộ điều chỉnh dòng điện, tốc độ và điện áp đặt tốc độ. Ở mạch cầu 1 pha, ta có:
2√2
𝑈= 𝑈
𝜋 2
𝑈 12
Điện áp thứ cấp máy biến áp nguồn nuôi là: U2 = 2√2
= = 13,3 V, ta chọn
2,34
𝜋

U2 = 15V.

Hình 4. 14: Sơ đồ mạch tạo nguồn nuôi.


Để ổn định điện áp ra của nguồn nuôi ta dùng hai vi mạch ổn áp 7812 và 7912, các
thông số chung của vi mạch này là:
 Điện áp đầu vào: UV = 7 ÷ 35V
 Điện áp đầu ra: Ura = 12V với IC 7812
 Điện áp đầu ra: Ura = -12V với IC 7912
 Dòng điện đầu ra Ir = 0 ÷ 1A
Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

44
Tụ điện C4, C5 dùng để lọc thành phần song hài bậc cao.
Chọn C4 = C5 = C6 = C7 = 470 µF.
4.3.9 Tính toán máy biến áp nguồn nuôi và đồng pha:
Ta thiết kế máy biến áp dùng cho cả ba việc tạo điện áp đồng pha và tạo nguồn
nuôi cho tất cả các mạch điều khiển bao gồm công suất cung cấp cho 4 mạch đồng pha và
cung cấp nguồn nuôi cho 4 IC TL084 tạo ra 16 khuếch đại thuật toán. Chọn kiểu MBA 1
pha 1 trụ, trên mỗi trụ có 2 dây, 1 cuộn sơ cấp và 1 cuộn thứ cấp.
Điện áp lấy ra ở thứ cấp MBA làm điện áp đồng pha, lấy ra thứ cấp của nguồn
nuôi:
U2 = U2đp = 15 (V)
Dòng điện thứ cấp máy biến áp đồng pha:
I2đp = IA1max = 1(mA)
Công suất của MBA cung cấp cho việc tạo nên áp đồng pha:
𝑃đ𝑝 = 4 × 𝐼2đ𝑝 × 𝑈2đ𝑝 = 4 × 15 × 10−3 = 0,06 (𝑊)
Công suất tiêu thụ ở 4 IC TL084 sử dụng làm khuếch đại thuật toán.
𝑃4𝐼𝐶 = 4 × 0,68 = 2,72 𝑊
Công suất MBA xung cấp cho cực 8 điều khiển Thyristor
𝑃𝑋 = 8 × 𝑈đ𝑘 × 𝐼đ𝑘 = 8 × 3 × 0,18 = 4,32 (𝑊 )
Tổng công suất máy biến áp cung cấp:
𝑃𝛴 = 𝑃đ𝑝 + 𝑃8𝐼𝐶 + 𝑃𝑋 = 0,06 + 2,72 + 4,32 = 7,1 (𝑊 )
Công suất MBA có kể đến 5% tổn, hao trong máy:
𝑆 = 1,05 × 𝑃𝛴 = 1,05 × 7,1 = 7,455 (𝑉𝐴)
Dòng điện sơ cấp MBA:
𝑆 7,455
𝐼1 = = = 0,034 (𝐴)
𝑈1 220
Dòng điện thứ cấp MBA:
𝑆 7,455
𝐼2 = = = 0,5 (𝐴)
𝑈2 15

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

45
4.3.10 Chọn các Diode cho bộ chỉnh lưu:
Dòng điện hiệu dụng qua diode :
𝐼2 0,5
𝐼𝐷 = = = 0,35 (𝐴)
√2 √2
Chọn diode có dòng định mức :
𝐼𝐷đ𝑚 = 𝑘𝑖 × 𝐼Đ = 10 × 0,35 = 3,5 (𝐴)
Điện áp ngược lớn nhất mà diode phải chịu:
𝑈𝑛𝑔𝑚𝑎𝑥 = √2 × 𝑈2 = √2 × 15 = 21,2 (𝑉)
Vậy chọn điôt loại KYZ 70 có các thông số sau :
 Dòng điện định mức : 𝐼đ𝑚 = 20 𝐴
 Điện áp ngược cực đại của diode: 𝑈𝑁 = 50 𝑉
4.4 KẾT LUẬN CHUNG:

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

46
CHƯƠNG 5: MẠCH BẢO VỆ VÀ KẾT LUẬN
5.1 GIỚI THIỆU CHUNG:
Đối với chỉnh lưu bán dẫn khi tính toán cũng như khi vận hành ta phải đặc biệt lưu
ý đến vấn đề bảo vệ quá dòng điện và quá điện áp.
Vì van bán dẫn có kích thước nhỏ, nhiệt dung bé và nhiệt độ dòng điện qua mặt
tiếp giáp PN lớn nên nó rất nhạy với quá tải về dòng. Hằng số thời gian phát nóng của
một bản silic trong van công suất lớn chỉ có vài phần trăm giây. Do đó, khâu bảo vệ đòi
hỏi phải có độ tác động nhanh cao.
Mặt khác van bán dẫn cũng rất nhạy với quá điện áp. Chỉ cần tồn tại một điện áp
ngược lớn hơn giá trị cho phép trong khoảng vài µs,mặt tiếp giáp PN đã có thể bị chọc
thủng về điện.
5.2 BẢO VỆ QUÁ NHIỆT:
Khi làm việc với dòng điện chạy qua, trên các van có sụt áp, do đó có tổn hao
công suất ∆P sinh ra nhiệt đốt nóng van bán dẫn.
Cách khắc phục là dùng các cánh tản nhiệt:

Hình 5. 1: Hình ảnh tản nhiệt thực tế.


Tổn thất công suất trên 1 Thyristor:
∆𝑃 = ∆𝑈 × 𝐼𝑙𝑣 = 2 × 18,98 = 37,96 (𝑊)
Diện tích bề mặt tản nhiệt:
∆𝑃
𝑆𝑚 =
𝐾𝑚 × 𝜏

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

47
Trong đó:
∆U: sụt áp lớn nhất trên Thyristor.
Ilv: dòng điện làm việc của Thyristor.
∆P: tổn hao công suất.
𝜏: độ chênh lệch nhiệt độ với môi trường.
Chọn nhiệt độ môi trường là 40oC, nhiệt độ làm việc tối đa của Thyristor là 125oC.
Chọn nhiệt độ trên cánh tản nhiệt là 80oC nên 𝜏 = 80 − 40 =40oC
Km: hệ số tỏa nhiệt bằng đối lưu và bức xạ. Chọn Km = 8 W/m2.oC
37,96
𝑆𝑚 = = 0,118625 (𝑚2 )
8 × 40
Chọn loại cánh tản nhiệt 6 cánh kích thước mỗi cánh là 10 cm. Tổng diện tích tản
nhiệt của cánh là: S= 6 × 2 × 10 × 10 = 1200 cm2 = 0,12 m2.
5.3 BẢO VỆ QUÁ DÒNG ĐIỆN:
Có 2 loại quá dòng điện là: quá tải và ngắn mạch.
5.3.1 Bảo vệ dòng điện quá tải:
Dùng để chỉ các trường hợp sự cố tạo ra đồng điện quá lớn như ngắn mạch trên
tải, trên thanh dẫn thứ cấp của MBA (ngắn mạch ngoài), ngắn mạch các pha đo chọc
thủng van (ngắn mạch trong ), do đột biến nghịch lưu.
5.3.2 Bảo vệ dòng điện ngắn mạch:
Xuất hiện trong thời gian làm việc xác lập hay quá độ. Nó có giá trị không lớn lắm
và cho phép tồn tại lâu dài hơn. Vì vậy để bảo vệ các thyristor tránh dòng điện phá hoại,
ta dùng các dây chảy tác động nhanh. Loại dây chảy này có thể làm bằng đây chì hoặc
làm bằng bạc là đặt trong vỏ sứ có chứa cát thạch anh. Hoạt động của dây chảy có thể
chia làm 2 giai đoạn:
 Giai đoạn l: giai đoạn chảy từ t = 0 đến khi bắtt đầu xuất hiện hồ quang.
 Giai đoan 2: là giai doạn hồ quang bắt đầu t = thq đến khi cắt xong dòng
điện sự cố t = tc. Giai đoạn này, điện áp hồ quang tăng dần và do đó dòng
điện sự cố giảm dần về 0.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

48
Hình 5. 2: Hình ảnh các giai đoạn của dây chảy.
Dòng điện khi chạy qua dây chảy sẽ sinh ra một nhiệt lượng Q = i2Rt.
Để bảo vệ quá điện áp cho bộ biến đổi ta chọn dây chảy tại 3 vị trí như sau:
 Vị trí 1: Đặt tại ngỏ vào của MBA.
 Vị trí 2: Đặt tại ngỏ ra của MBA.
 Vị trí 3: Mắc nối tiếp với mỗi thyristor một dây chảy.

Hình 5. 3: Sơ đồ bảo vệ các thiết bị biến đổi dùng cầu chì.


5.4 BẢO VỆ QUÁ ĐIỆN ÁP:
Thyristor rất nhạy với điện áp quá lớn so với điện áp định mức ta gọi đó là quá
điện áp, có 2 nguyên nhân gây ra quá điện áp:

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

49
 Nguyên nhân nội tại:
Khi khóa thyristor bằng điện áp ngược ,các điện tích đổi ngược hành trình
tạo dòng điện ngược trong khoảng thời gian rất ngắn (10-100µs). Sự biến
thiên nhanh chóng của dòng điện sinh ra sức điện động cảm ứng rất lớn,
trong các điện cảm luôn có, của đường dây nguồn dẫn đến các thyristor.
𝑑𝑖
Quá điện áp này tổng của điện áp làm việc và 𝐿 như trên .
𝑑𝑡
 Nguyên nhân bên ngoài:
Những nguyên nhân này thường xảy ra ngẫu nhiên khi có sét đánh, khi cầu
chì nhảy, khi đóng, cắt MBA nguồn.
Cắt MBA nguồn tức là cắt dòng điện từ hóa MBA, bấy giờ năng lượng từ
trường tích lũy trong lõa sét từ, chuyển thành năng lượng điện trường trong
các tụ điện kí sính rất nhỏ giữa dây quấn sơ cấp và thứ cấp MBA. Điện áp
này có thể lớn gấp 5 lần điện áp làm việc. Để bảo vệ quá điện áp người ta
dùng mạch bảo vệ RLC bảo vệ riêng từng thyristor.

Hình 5. 4:Sơ đồ bảo vệ dùng mạch RLC.


Người ta thường chọn điện áp định mức của Thyristor là U > 1,2Uim. Trị số này
𝑑𝑢
vẫn còn nhỏ hơn nhiều so với các quá điện áp trên. Các điện áp có tốc độ tăng trưởng
𝑑𝑡
lớn. Đạo hàm điện áp sinh ra các dòng điện chảy qua tụ C, đấu giữa anode và cathode của
𝑑𝑢
thyristor, i=𝐶 . Điện cảm L hạn chế dòng điện chảy này.
𝑑𝑡

Khi kích mở thyristor, tụ điện C sẽ phóng điện qua thyristor, điện trở R hạn chế
dòng điện này.
Các linh kiện bảo vệ có thể tính toán bằng công thức, nhưng thực tế người ta ưa
dùng các trị số thực nghiệm:
C = 0,01 ÷ 1µF R = 10 ÷ 1000Ω L = 50 ÷ 100µH
Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

50
Ta có thể dùng mạch RC để bảo vệ quá áp cho bộ biến đổi:

Hình 5. 5: Hình ảnh dùng mạch RC để bảo vệ quá áp.


Mạch RC đấu song song với Thyristor nhằm bảo vệ quá điện áp do tụ điện tích
khi chuyển mạch gây nên.
Mạch RC đấu giữa 2 pha thứ cấp của MBA để bảo vệ điện áp do cắt không tải
MBA gây nên.
Thông số RC phụ thuộc vào mức độ của điện áp có thể xảy ra, tốc độ biến thiên
của dòng điện chuyển mạch, điện cảm trên đường dây, dòng điện từ hoá MBA.
Việc tính toán các thông số R,C đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian ít có tài liệu, mà
tài liệu cũng chỉ hướng dẫn phương pháp xác định các thông số R,C bằng đồ thị giải tích.
Nhưng do các thông số của bài toán quá nhỏ nên việc xác định theo đồ thị khó chính xác.
Do đó, ta chọn mạch RLC để bảo vệ, với các thông số theo thực nghiệm đã tìm được.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

51
5.5 SƠ ĐỒ MẠCH BẢO VỆ CỦA MẠCH ĐỘNG LỰC:

Hình 5. 6: Sơ đồ mạch bảo vệ của mạch động lực.


5.6 KẾT LUẬN CHUNG:

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] “Điện tử công suất, Lý thuyết – Thiết kế - Ứng dụng” Lê Văn Doanh,
Nguyễn Thế Công, Trần Văn Thịnh.
[2] Giáo trình “Truyền động điện tự động” Ths. Khương Công Minh.
[3] Giáo Trình “Điện tử công suất”Ths. Khương Công Minh.
[4] Tính toán thiết kế “Thiết bị điện tử công suất” Trần Văn Thịnh.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS. Giáp Quang Huy

53

You might also like