You are on page 1of 37

TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM

NHÂN TÀI CHO PHÁT TRIỂN

THÍ NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH 1

GVHD: TS. Đàm Thị Thanh Hải SV: Phạm Văn Thìn

MSSV: 08PPR110026

Lớp: K8LHD

Bà Rịa, 20/03/2022
MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................................1
MỤC LỤC BẢNG....................................................................................................3
MỤC LỤC HÌNH.....................................................................................................4
BÀI 1: XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ CHỚP CHÁY CỐC KÍN ASTM D56..............5
1. Cơ sở lý thuyết:..................................................................................................................................5
1.1 Mục đích:......................................................................................................................................5
1.2 Nguyên tắc:...................................................................................................................................5
2. Thí nghiệm:........................................................................................................................................5
2.1 Quy trình thí nghiệm:...................................................................................................................5
2.2 Quan sát hiện tượng:....................................................................................................................7
2.3 Kết quả thí nghiệm:.......................................................................................................................7
2.4 Nhận xét và giải thích:..................................................................................................................8

BÀI 2: ĂN MÒN TẤM ĐỒNG ASTM D130........................................................9


1. Tổng quan cơ sở lý thuyết:................................................................................................................9
1.1 Phạm vi ứng dụng:.......................................................................................................................9
1.2 Mục đích và ý nghĩa:.....................................................................................................................9
1.3 Nguyên tắc:.................................................................................................................................10
2. Thí nghiệm:......................................................................................................................................10
2.1. Mô tả quá trình thực hiện thí nghiệm:......................................................................................10
2.2. Các hiện tượng quan sát được:..................................................................................................12
2.3 Kết quả thí nghiệm:.....................................................................................................................13
2.3. Phân tích và nhận xét kết quả:..................................................................................................13
2.5. Giải thích và chứng minh các hiện tượng:................................................................................13

BÀI 3: XÁC ĐỊNH NHIỆT LƯỢNG CỦA NHIÊN LIỆU................................15


1. Tổng quan cơ sở lý thuyết:..........................................................................................................15
2. Thí nghiệm:..................................................................................................................................15
2.1. Mô tả quá trình thực hiện thí nghiệm:.................................................................................15
2.2. Các hiện tượng quan sát được:.............................................................................................16

1
2.3. Kết quả thí nghiệm:...............................................................................................................16
2.4. Phân tích và nhận xét kết quả:.............................................................................................17
2.5. Giải thích và chứng minh các hiện tượng:...........................................................................19
2.6. Nguyên nhân gây sai lệch kết quả đo:..................................................................................20

BÀI 4: XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG, TỶ TRỌNG, ĐỘ API CỦA


PHÂN ĐOẠN DẦU THÔ......................................................................................21
1. Tổng quan cơ sở lý thuyết:..........................................................................................................21
1.1. Giới thiệu:.............................................................................................................................21
1.2. Khối lượng riêng, tỷ trọng, độ API:......................................................................................22
1.3. Nguyên tắc và ứng dụng:......................................................................................................23
2. Thí nghiệm:..................................................................................................................................23
2.1. Mô tả quá trình thực hiện thí nghiệm:.........................................................................................23
2.2. Các hiện tượng quan sát được:....................................................................................................25
2.3. Kết quả thí nghiệm:.......................................................................................................................26
2.4. Phân tích và nhận xét kết quả:.....................................................................................................26
2.5. Nguyên nhân gây sai lệch kết quả đo:..........................................................................................27
2.6. 2.5 Giải thích và chứng minh các hiện tượng:.............................................................................27

BÀI 5: XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ VẨN ĐỤC ASTM D2500 (CLOUD POINT) 29
1. Tổng quan cơ sở lý thuyết:..........................................................................................................29
1.1. Phạm vi ứng dụng:................................................................................................................29
1.2. Mục đích và ý nghĩa:.............................................................................................................29
1.3 Nguyên tắc:...........................................................................................................................29
2. Thí nghiệm:..................................................................................................................................30
2.1. Mô tả quá trình thực hiện thí nghiệm:.................................................................................30
2.2. Các hiện tượng quan sát được:.............................................................................................32
2.3. Kết quả thí nghiệm:...............................................................................................................32
2.4. Phân tích và nhận xét kết quả:.............................................................................................32
2.5. Nguyên nhân dẫn đến sai lệch kết quả đo (sai lệch trong giới hạn cho phép):...................32
2.6. Giải thích và chứng minh các hiện tượng:...........................................................................33

RÚT KẾT KINH NGHIỆM..................................................................................35

2
MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1: Tiêu chuẩn về ăn mòn tấm đồng của nhiên liệu diezen (DO)……………12

Bảng 2: Kết quả tổng hợp thí nghiệm đo nhiệt lượng ………………...………… 14

Bảng 3: Kết quả thí nghiệm xác định tỷ trọng, độ API……………...…….……...22

Bảng 4: Tỷ trọng và độ API của dầu DO thông qua tính toán…………….………23

Bảng 5: Tiêu chuẩn về khối lượng riêng của nhiên liệu diezen (DO)……….……24

Bảng 6: Khoảng nhiệt độ xác định của mẫu và bể làm lạnh…………………...….26

Bảng 7: Tiêu chuẩn về điểm cháy của nhiên liệu diezen (DO)……………….…..28

3
MỤC LỤC HÌNH

Hình 1: Bể điều nhiệt………………………………………………………..…..….9

Hình 2: Bảng ăn mòn tấm đồng theo tiêu chuẩn ASTM D130…………….……...11

Hình 3: Máy đo tỷ trọng KOEHLER K86200………………………………....….20

Hình 4: Thiết bị xác định điểm vẩn đục……………………………………...……25

4
BÀI 1: XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ CHỚP CHÁY CỐC KÍN ASTM D56

1. Cơ sở lý thuyết:

1.1 Mục đích:

Việc xác định nhiệt độ chớp cháy cốc kín giúp phát hiện các chất dễ bay hơi và dễ
cháy nhiễm trong các sản phẩm dầu mỏ.

Nhiêt độ chớp cháy cốc kín đánh giá hàm lượng các cấu tử nhẹ có trong các mẫu
sản phẩm, từ đó áp dụng vào vấn đề bảo quản, vận chuyển và đảm bảo an toàn.

1.2 Nguyên tắc:

Nguyên tắc của phương pháp là mẫu được đặt trong thiết bị thí nghiệm với nắp
đóng và được gia nhiệt ở một tốc độ truyền nhiệt ổn định. Một ngọn lửa mồi có
kích thước tiêu chuẩn được đưa vào bề mặt các mẫu ở phạm vi quy định. Nhiệt độ
chớp cháy là nhiệt độ thấp nhất mà tại đó hơi của mẫu trên bề mặt cốc thử chớp
cháy khi có mồi lửa tiêu chuẩn được đưa vào.

Phương pháp xác định điểm bắt cháy cốc kín của các sản phẩm dầu mỏ bằng thiết
bị cốc kín Pensky-Martens, áp dụng cho khoảng nhiệt độ 40 – 3600C. Quy trình
này áp dụng cho nhiên liệu chưng cất: diesel, dầu hỏa, nhiên liệu turbin, ...

2. Thí nghiệm:

2.1 Quy trình thí nghiệm:

Chuẩn bị thiết Đặt thiết bị trên bàn vững chắc tránh nơi gió lùa, không sử
bị dụng trong tủ hút đang làm việc.

5
Làm sạch và khô cốc thử và các bộ phận phụ trợ khác trước
khi làm thí nghiệm.
Chuẩn bị mẫu Lấy ít nhất 75 ml mẫu cho mỗi lần thử. Các mẫu thử tiếp theo
phải lấy từ cùng một bình chứa mẫu, mẫu thứ 2 phải lấy từ
bình chứa không chứa ít hơn 50% mẫu.

Không mở bình chứa mẫu khi không cần thiết để tránh mất
phần nhẹ hay hấp thụ hơi nước. Bảo quản mẫu ở nhiệt độ
không quá 350C. Bình chứa mẫu phải có nắp trong. Với mẫu
lỏng làm lạnh mẫu và rót mẫu ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ
chớp cháy dự kiến 180C.

Mẫu quá đặc phải được gia nhiệt trong bình chứa đủ để chảy
lỏng trong 30 phút ở nhiệt độ thấp nhất không vượt quá 280C
dưới điểm chớp cháy dự kiến. Nếu mẫu vẫn chưa chảy lỏng có
thể gia nhiệt thêm 30 phút nữa. Sau đó lắc nhẹ theo phương
nằm ngang để trộn đều trước khi chuyển mẫu vào cốc thử.

Mẫu chứa nước hòa tan hay tự do cần được tách nước bằng
CaCl2 hay bằng cách lọc qua giấy lọc.
Tiến hành thí - Cho mẫu cần thử nghiệm vào cốc đến vạch quy định, mẫu
nghiệm không được có bọt khí trong suốt quá trình thử nghiệm. Dùng
giấy thấm lau khô vành cốc, đặt cốc vào máy và đậy kín cốc
chứa mẫu.

- Lắp nhiệt kế vào lỗ cắm nhiệt kế trên nắp đậy của cốc chứa
mẫu (bầu nhiệt kế phải ngập trong mẫu thử nhưng không chạm
vào đáy cốc và tránh va chạm với cánh khuấy). Sau đó nối dây
khuấy với motor.

- Mở van ở bình gas, không nên mở van quá lớn. Châm lửa
mồi bằng nguồn lửa bên ngoài. Điều chỉnh ngọn lửa mồi bằng
nút điều kiển đến kích thước tiêu chuẩn.

- Tiến hành đun nóng mẫu trong cốc với tốc độ gia nhiệt
chậm, đều và khuấy trộn liên tục bằng cách bật công tắc. Khi
cách điểm chớp cháy khoảng 180C thì bắt đầu kiểm tra điểm
chớp cháy.

6
- Trước khi kiểm tra phải ngừng khuấy, đọc nhiệt độ trên nhiệt
kế, sau đó cho ngọn lửa mồi vào bề mặt mẫu thử nghiệm bằng
cách quay tay vặn theo chiều kim đồng hồ, sao cho ngọn lửa
hạ xuống vùng hơi của cốc thử trong vòng 0,5s, lưu lại ở vị trí
thấp trong 1s và nhanh chóng trở về vị trí cũ.

- Khi hơi của mẫu thử trong cốc chớp cháy (xuất hiện ngọn lửa
chớp cháy màu xanh) thì ghi lại nhiệt độ này. Nhiệt độ đó gọi
là nhiệt độ chớp cháy cốc kín (mồi lửa có thể gây ra quầng
xanh trước điểm chớp cháy thực, cần bỏ qua).

- Sau khi phát hiện điểm chớp cháy, tiếp tục nâng nhiệt độ lên
1 – 20C nữa và lại thử tiếp tục, nếu không thấy xuất hiện ngọn
lửa thì thử nghiệm xem như sai, phải làm lại từ đầu.

2.2 Quan sát hiện tượng:

Khi cách điểm chớp cháy khoảng 180C (tra điểm chớp cháy của diesel trên internet
lấy làm điểm chuẩn) thì bắt đầu kiểm tra điểm chớp cháy. Cho ngọn lửa xuống
vùng hơi của cốc thử trong vòng 1s và trở về vị trí cũ thì quan sát thấy hơi của mẫu
thử vẫn chưa cháy.

Nâng nhiệt độ lên 50C, tiếp tục quan sát thì vẫn không thấy ngọn lửa xuất hiện. Kết
quả như trên trong khoảng 5 lần thử sau đó. Đến lần thử thứ 6, khi đưa ngọn lửa
mồi xuống vùng hơi thì thấy bốc cháy với quầng xanh tỏa xung quanh, đồng thời
ghi nhận nhiệt độ tại lần thử này.

Để khẳng định đó là điểm chớp cháy của nhiên liệu thì tiếp tục tăng nhiệt độ lên
khoảng 20C và thử . Quan sát thấy vùng hơi cháy, do đó nhiệt độ tại lần thử thứ 6 là
điểm chớp chất của nhiên liệu.

7
2.3 Kết quả thí nghiệm:

Nhiên liệu sử dụng là diesel. Thực hiện tại nhiệt độ phòng là 250C và áp suất 1 atm.

Nhiệt độ chớp cháy của mẫu diesel ghi nhận được từ quá trình thực nghiệm là 750C

2.4 Nhận xét và giải thích:

Điểm chớp cháy của diesel nằm trong khoảng 52 - 96 0C (theo ASTM D56).

Điểm chớp cháy thu được từ thực nghiệm (750C) thỏa mãn trong khoảng trên, cho
thấy mẫu nhiên liệu diesel không chứa quá nhiều hàm lượng hydrocacbon nhẹ
(thành phần làm cho điểm chớp cháy thấp) và hàm lượng hydrocacbon nặng cao
hơn.

Dù điểm chớp cháy nằm trong khoảng nhiệt độ chớp cháy của diesel nhưng nó vẫn
sai lệch, không chính xác do các nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân khách quan

 Nhiên liệu chứa các tạp chất không tinh khiết


 Cốc không hoàn toàn kín do sử dụng nhiều năm

- Nguyên nhân chủ quan

 Lắp thiết bị không kín


 Giữ ngọn lửa quá lâu trong vùng hơi làm mất mát nhiên liệu

Nhiệt độ tăng quá nhanh làm cho việc xác định điểm chớp cháy không chính xác.

8
BÀI 2: ĂN MÒN TẤM ĐỒNG ASTM D130

(COPPER STRIP COROSION)

Hình 1: Bể điều nhiệt

1. Tổng quan cơ sở lý thuyết:

1.1 Phạm vi ứng dụng:

Phương pháp thử nghiệm này theo tiêu chuẩn ASTM D130, dùng để đánh giá mức
độ ăn mòn của các sản phẩm dầu mỏ như: xăng máy bay, nhiên liệu phản lực, xăng
ô-tô, dầu DO, dầu FO.

1.2 Mục đích và ý nghĩa:

Xác định tính chất ăn mòn của miếng đồng ở điều kiện thử cho trước để đánh giá
mức độ ăn mòn kim loại của sản phẩm dầu mỏ.

Hầu hết các hợp chất lưu huỳnh có trong dầu thô đã được loại bỏ trong quá trình
chế biến. Tuy nhiên lưu huỳnh vẫn còn trong sản phẩm dầu mỏ, một số hợp chất có
thể gây ăn mòn đối với các kim loại. Sự ăn mòn này không nhất thiết trực tiếp phụ

9
thuộc vào hàm lượng lưu huỳnh tổng, ảnh hưởng của nó rất đa dạng, phụ thuộc vào
cấu tạo hóa học của hợp chất lưu huỳnh. Phương pháp này nhằm đánh giá mức độ
ăn mòn tương đối của sản phẩm dầu mỏ.

Các giới hạn ăn mòn đồng đưa ra đảm bảo rằng không làm suy giảm chất lượng của
các phụ tùng và các mối nối làm bằng đồng và hợp kim đồng và các mối nối được
sử dụng phổ biến trong rất nhiều các ứng dụng, tồn trữ và thiết bị vận chuyển.

1.3 Nguyên tắc:

Nguyên tắc của phương pháp là ngâm miếng đồng đã đánh bóng vào một lượng
mẫu xác định ở nhiệt độ và trong thời gian qui định đối với sản phẩm thử nghiệm.
Sau đó lấy miếng đồng ra rửa và so sánh với bảng màu chuẩn theo ASTM.

2. Thí nghiệm:

2.1. Mô tả quá trình thực hiện thí nghiệm:

2.1.1 Chuẩn bị miếng đồng:

Giữ chặt tấm đồng trên mâm kẹp để đánh bóng tấm đồng. Dùng giấy nhám carbua
để loại bỏ các vết bẩn trên cả 6 mặt của miếng đồng rồi nhúng miếng đồng vào
trong dung môi rửa. Dung dịch rửa thường là một loại hydrocacbon không có lưu
huỳnh dễ bay hơi, không ăn mòn tấm đồng khi thử ở 500C (iso-octan, axeton,
isopropan, xylen,..). Iso-octan là phù hợp và được sử dụng trong trường hợp tranh
chấp.Lấy miếng đồng ra khỏi dung môi và lau khô bằng giấy mịn.

2.1.2 Chuẩn bị mẫu:

Mẫu cần được đựng trong chai thủy tinh sạch, tối màu, chai plastic hay các bình
đựng phù hợp khác mà không ảnh hưởng đến tính chất ăn mòn của mẫu. Tránh sử
dụng các bình có phủ thiếc.

Nạp mẫu đầy vào ống thử nghiệm đã có sẵn miếng đồng đến mức tối đa có thể
được. Khi lấy mẫu tránh để mẫu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.Sau khi nhận mẫu
tiến hành thử càng sớm càng tốt.

10
Mẫu có nước ở dạng nhũ tương làm khô mẫu bằng cách lọc một lượng mẫu đủ qua
giấy lọc định tính và cho vào ống thử nghiệm khô và sạch.

2.1.3 Chuẩn bị bể ổn nhiệt:

Cài nhiệt độ theo quy định khi thử nghiệm đối với từng loại sản phẩm riêng biệt.
Mực nước trong bể ổn nhiệt sao cho khi đặt ống thử nghiệm vào mực nước phải
ngập qua mẫu thử.

Theo dõi sự cạn nước trong bể ổn nhiệt do sự bay hơi của nước. Nếu cạn nước thì
phải thêm nước vào cho đúng mức qui định.

Có thể thay nước bằng chất tải nhiệt như glyxerin hay dầu silicon.

2.1.4 Tiến hành thử nghiệm:

Ứng với các nhóm sản phẩm khác nhau có các điều kiện tiến hành khác nhau. Đối
với xăng ôtô, dầu diesel, dầu đốt quá trình thực hiện như sau: Cho 30 ml mẫu vào
trong ống thử nghiệm sạch và khô. Trong vòng 1 phút sau khi đánh bóng, thả nhẹ
miếng đồng vào trong ống thử nghiệm có chứa mẫu. Đậy ống thử nghiệm bằng nút
có lỗ thông hơi và đặt chúng vào trong bể điều nhiệt ở nhiệt độ 50±1 oC. Tránh để
mẫu thử tiếp xúc với ánh sáng trong quá trình thử nghiệm. Sau 3 giờ ±5 phút, lấy
ống thử nghiệm ra và khảo sát miếng đồng theo mục 2.1.3.

Đối với dầu nhờn: tiến hành tương tự như trên nhưng ở nhiệt độ100±1 oC.

2.1.5 Kiểm tra miếng đồng:

Đổ mẫu và miếng đồng từ ống thử nghiệm vào một ống khác, để cho miếng dồng
trượt nhẹ xuống nhằm tránh bể cốc. Ngay lập tức dùng kẹp không rỉ lấy miếng
đồng ra và nhúng ngay vào trong dung môi rửa. Nhất ngay miếng đồng ra và làm
khô bằng giấy lọc định tính (bằng cách thấm khô chứ không được lau chùi) hoặc
bằng bông gòn. Đặt miếng đồng vào trong ống thủy tinh dẹp. Đậy ống lại bằng
bông gòn. Sau đó để quan sát, cầm miếng dồng và bẳng phân cấp chuẩn sao cho
cùng một góc độ ánh sáng nghiêng 45o.

2.1.6 Xử lý mẫu và dụng cụ sau khi thí nghiệm:

11
Đổ mẫu sau thí nghiệm đúng nơi quy định và dùng dung môi toluene hoặc xylene
để làm sạch ống nghiệm, sau đó sấy khô.

2.2. Các hiện tượng quan sát được:

Tùy thuộc vào độ ăn mòn mà ta có thể quan sát được các dãy màu khác nhau từ 1a-
4c, dựa vào bảng màu ăn mòn của tấm đồng.

Hình 2 : Bảng ăn mòn tấm đồng theo tiêu chuẩn ASTM D130 [1]

Bảng chuẩn ăn mòn đồng ASTM D130 bao gồm các bản chụp (tái hiện) màu của
các tấm đồng thử nghiệm tiêu biểu mức độ xỉn và ăn mòn tăng dần, các bảng này
được bọc kín trong các bao bì plastic dưới dạng tấm.

Bảng màu là sự tái hiện đầy đủ màu sắc của các tấm đồng đặc trưng. Các màu này
được in trên tấm nhôm bằng qui trình in 4 màu và được bảo vệ trong bao plastic.
Trên mặt sau của mỗi tấm có ghi hướng dẫn sử dụng.

Nếu bề mặt bao plastic có nhiều vết xước rách thì tấm bảng màu đó phải được thay.

12
2.3 Kết quả thí nghiệm:

Độ ăn mòn tấm đồng thuộc dải 1a, trạng thái mờ xỉn ít (slight tarnish), có màu da
cam nhạt (light orange), gần như có màu sắc giống với tấm đồng mới đã được đánh
bóng.

2.3. Phân tích và nhận xét kết quả:

Sau khi tấm đồng được xử lí qua dung môi và làm khô bởi bông gòn thì ta tiến
hành cầm nghiên miếng đồng bằng kẹp 45o dưới ánh sáng trong phòng thí nghiệm
để quan sát màu.

Ta nhận thấy màu mà quan sát được nó thuộc dãy 1a gần như giống với màu tấm
đồng khi được đánh bóng.

Nguyên nhân dẫn đến sai lệch kết quả đo (sai lệch trong giới hạn cho phép):

+ Nguyên nhân chủ quan: Do tấm đồng được chưa được làm sạch triệt để và không
đồng đều ở các trị trí khác nhau, tại những vị trí được đánh bóng kỹ hơn sẽ bị ăn
mòn nhiều hơn; việc rửa tấm đồng bằng dung môi chưa sạch triệt để. Bên cạnh đó,
thời gian để tấm đồng sau khi đánh bóng ngoài không khí quá lâu có thể gây tái oxi
hóa trở lại.

+ Nguyên nhân khách quan: Có thể tấm đồng bị lẫn tạp chất không tinh khiết, bên
cạnh đó có thể bể ổn nhiệt có nhiệt độ không ổn định và chính xác tuyệt đối.

2.5. Giải thích và chứng minh các hiện tượng:

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5698:2018 Nhiên liệu Điêzen (DO)-Yêu cầu kỹ
thuật và phương pháp thử

Phương pháp xác định độ ăn mòn đồng bằng phép thử tấm đồng tiến hành ở nhiệt
độ 50 độ C trong vòng 3 giờ (tiêu chuẩn 11) độ ăn mòn tấm đồng thuộc loại I.

Đồng thời, kết quả thí nghiệm cho ta thấy độ ăn mòn tấm đồng của nhiên liệu
điêzen tiến hành tại điều kiện tương tự với tiêu chuẩn, cũng thuộc loại I (Bảng 1).
Như vậy hoàn toàn phù hợp với TCVN 5698:2018.

13
Mức chất lượng Phương pháp
TT Chỉ tiêu
2 3 4 5 thử
Ăn mòn mảnh TCVN 2694
11 đồng ở 50 C/
o
Loại I Loại I Loại I Loại I (ASTM D
3h, max 130)
Bảng 1: Tiêu chuẩn về ăn mòn tấm đồng của nhiên liệu điêzen (DO) [2]

14
BÀI 3: XÁC ĐỊNH NHIỆT LƯỢNG CỦA NHIÊN LIỆU

1. Tổng quan cơ sở lý thuyết:

Trong các quá trình phân tích và đánh giá chất lượng của nhiên liệu, việc xác định năng
suất tỏa nhiệt (gồm năng suất tỏa nhiệt cực đại (gross) và năng suất tỏa nhiệt thực (net)) là
rất cần thiết để xác định phạm vi ứng dụng và chất lượng của nhiên liệu khi được sử dụng
trong động cơ.

Cùng với các tính chất khác của nhiên liệu, năng suất tỏa nhiệt có tầm quan trọng trong
việc chế tạo các thiết bị nhiệt có khả năng chuyển hóa dễ dàng nhiệt của nhiên liệu thành
công có ích một cách hiệu quả.

2. Thí nghiệm:
2.1. Mô tả quá trình thực hiện thí nghiệm:

Quy trình vận hành máy Calorimeter:

1. Bật công tắc nguồn phía sau


2. Mở van của bình khí oxy
3. Bỏ viên nén vào cốc mẫu, gắn dây mồi sao cho dây mồi chạm vào nhiên liệu
thử nghiệm
4. Đóng nắp bom nhiệt lượng, gắn đầu dây nạp oxy vào bom nhiệt lượng
5. Khóa van xả của bom nhiệt lượng
6. Vào giao diện trên màn hình của máy: sử dụng chức năng Calorimeter
operation
7. Chọn chức năng O2 fill (nạp oxy)
8. Trước khi cho bom vào, phải cho nước vào bình chứa đến mức cho sẵn
(khoảng 2 lít)

15
9. Sau khi nạp xong oxy, tháo đầu nạp và đặt bom vào thiết bị đo. Gắn 2 điện
cực vào 2 đầu đo trên bom. Sau đó đóng nắp của thiết bị đo
10. Chọn chức năng: Operating mode Determination
11.Chọn Bomb/ee: chọn bom 1
12. Chọn “Start” => “No” => Đặt tên=> Nhập khối lương mẫu => Enter để
chạy.
13. Sau khi chạy xong, chọn “Report” => Select form list => Chọn mẫu của
mình => display => print
14. Mở nắp, rút 2 điện cực ra, gắp lấy bom ra.
15.Vặn van xả (vặn nhẹ nhẹ, từ từ)
16. Tắt nguồn trên màn hình => Tắt nguồn phía sau => Khóa van bình oxy
17. Dùng ethanol rửa qua mặt trong của bom, lấy giấy lau khô.

2.2. Các hiện tượng quan sát được:

Phương pháp này được dùng để tính năng suất tỏa nhiệt và hàm lượng tro của vật liệu thải
đại diện cho mẫu dùng để đốt hoặc làm nhiên liệu cho các lò xi măng.

Năng suất tỏa nhiệt cực đại và tổng giá trị hàm lượng tro có thể được dùng để tính hiệu
quả của mọi quá trình hữu ích. (trong bài thí nghiệm này, chỉ quan tâm đến năng suất tỏa
nhiệt cực đại mà bỏ qua tổng hàm lượng tro).

2.3. Kết quả thí nghiệm:

Mẫu chất đốt sử dụng: Acid Benzoic dạng rắn (viên nén)
Kết quả tổng hợp sau quá trình thí nghiệm được thể hiện trong bảng sau:

Parr 6100 - Calorimeter


Mode: Determination

16
Method: Dynamic Type: Final
Sample ID: NHOMIV
Bom ID: 1 EE Value: 1924.1359
Weight: 1.0000g Spike Weight: 0.0000
Fuse: 15.0000 Acid: 10.0000
Sulfur: 0.0000
Init. Temp: 33.2698(0C) Temp. Rise: 2.8682(0C)
Jacket. Temp: 30.9619(0C)
Gross Heat: 5493.8384(cal/g)

Bảng 2: Kết quả tổng hợp thí nghiệm đo nhiệt lượng

2.4. Phân tích và nhận xét kết quả:

Xử lý kết quả thí nghiệm:

Khối lượng mẫu Acid Benzoic (viên nén): 1,0000 (g)


MAcid Benzoic =122.12 (g/mol)
Nhiệt cháy khi đốt Acid Benzoic:

2C6H5COOH + 15O2  6H2O + 14CO2, ΔH= 3228 kJ/mol

Quy đổi nhiệt đốt cháy của Acid Benzoic từ đơn vị kI/mol sang đơn vị Cal/g

=> Hc, benzoic acid = 3228 kJ/mol=

Nhiệt độ tăng lên : T = 2.8682 oC


Năng suất tỏa nhiệt cực đại (nhiệt đốt cháy khi thể tích không đổi)

17
T × E−e 1−e 2−e 3−e 4
Qg(gross) =
m

Trong đó:
Qg(gross): là năng suất tỏa nhiệt cực đại, J/kg,
T: Độ tăng nhiệt độ (oC)
E: là nhiệt dung của nhiệt lượng kế.
e1: Hiệu chỉnh đối với nhiệt tạo ra HNO3 (J)
e2: Hiệu chỉnh nhiệt của dây đốt (J) (e 2 là 0,96 J/mm (0,23 cal/mm) hoặc 5,9 J/mg
(1,4 cal/mg) cho loại sợi đốt No. 34 B&S Chromel C hoặc bằng 1,13 J/mm (0,27 cal/mm)
hoặc 7,5 J/mg (1,8 cal/mg) cho sợi đốt No 34 B&S dây sắt).
e3: Hiệu chỉnh do sai khác giữa nhiệt tạo ra H 2SO4 với nhiệt tạo ra HNO3 (J) (e3 là
55,2 J/g (13,17 cal/g) (tham khảo thêm ASTM D3177 và ASTM D4239)).
e4: Hiệu chính cho việc sử dụng vật liệu thêm, etylen glycol, dầu khoáng, bao
gelatin hoặc băng dán = m (g) x Hc (J/g).
m: Khối lượng của mẫu (g).

Trong quá trình tính toán kết quả thí nghiệm, ta bỏ qua các giá trị hiệu chỉnh e 1, e3, e4 (lần
lượt là: hiệu chỉnh nhiệt tạo ra HNO3; hiệu chỉnh nhiệt do sai khác giữa nhiệt tạo ra H 2SO4
và HNO3 và hiệu chỉnh nhiệt do sử dụng vật liệu thêm) vì các quá trình trên không xảy ra
trong thí nghiệm.

Do đó, năng suất tỏa nhiệt cực đại được rút gọn trở thành:

T × E−e 2
Qg(gross) =
m

Ta có: e2 = 0.23 (cal/mm) x 100 mm = 23 cal

Nhiệt dung của nhiệt lượng kế được tính bằng công thức:

18
H c ×m+e 1+ e2
E=
T

Trong đó:

E: là nhiệt dung riêng của nhiệt lượng kế


Hc: là nhiệt cháy axit benzoic, nêu trong chứng chỉ NIST, tính bằng J/kg trong
không khí
m: là khối lượng của axit benzoic, tính bằng g
e1: là hiệu chỉnh chuẩn độ
e2: là hiệu chỉnh sở đốt
T: là tăng nhiệt độ được hiệu chỉnh

Ta có thể bỏ qua hệ số hiệu chỉnh chuẩn độ e1, do đó:

Hc × m+ e 2 6314,92587× 1+23
E= = = 2209.7224 cal/0C
T 2.8682

Ta suy ra biểu thức tính Gross Heat:

T × E−e 2 2.8682× 2209.7224−23


Qg (gross) =
m
= 1
= 6314,9258 cal/g

2.5. Giải thích và chứng minh các hiện tượng:

Kết quả nhiệt Gross Heat thu được sau khi tính toán cho thấy năng suất tỏa nhiệt cực đại
(6314,9258 cal/g) lớn hơn so với kết quả do máy đo nhiệt lượng đo được (5493.8384
cal/g)

2.6. Nguyên nhân gây sai lệch kết quả đo:

Nguyên nhân chủ quan: Trong quá trình thiết đặt chế độ cho thiết bị ta thiết đặt sai chế độ
(mode) (Mode: Determination và Type: Final); trong lúc mẫu cháy, người tiến hành thí

19
nghiệm đã chạm vào bom nhiệt lượng dẫn đến sai số về độ tăng nhiệt độ; dây nối được
nối không cẩn thận, để dây nối không quét hết diện tích đáy cốc; lượng nước không chính
xác từ ban đầu hoặc hao hụt trong quá trình thay mẫu ảnh hưởng đến nhiệt lượng đo được
(mất mát do các quá trình truyền nhiệt).

Nguyên nhân khách quan: nguyên liệu mẫu sử dụng là acid benzoic lâu ngày không sử
dụng dẫn đến sai số về khối lượng; các giá trị đo đạc của thiết bị đo không ồn định.

Những kết luận rút ra được từ quá trình tiến hành thí nghiệm:

Không được chạm vào bom trong quá trình chiết nạp;

Nếu khí thoát ra khỏi bom, hủy bỏ phép thử, loại trừ nguyên nhân gây rò rỉ và tiến hành
lại. Ngoài việc gây nguy hiểm, sự rò rỉ còn dẫn tới sai lệch kết quả;

Không được để bất kỳ bộ phận nào của cơ thể gần thiết bị trong thời gian đốt, hoặc 20
giây sau đó.

20
BÀI 4: XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG, TỶ TRỌNG, ĐỘ API CỦA
PHÂN ĐOẠN DẦU THÔ

1. Tổng quan cơ sở lý thuyết:


1.1. Giới thiệu:

-Để đánh giá chất lượng dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ người ta thường xác định một
số tính chất điển hình của nó. Một tính chất có thể chưa nói lên hết được tính chất
của chúng, song tổng hợp các tính chất có thể cho phép sử dụng dầu mỏ và sản
phẩm dầu mỏ hợp lý hơn. Đối với dầu mỏ, nó cho phép ta hoạch định phương pháp
chế biến và phương thức lấy các sản phẩm phân đoạn. Đối với các sản phẩm dầu
mỏ, nó cho phép sử dụng các sản phẩm dầu mỏ phù hợp với các yêu cầu sử dụng
khác nhau.

-Đối với mỗi nước, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ lại có các quy định khác nhau, phù
hợp với điều kiện sử dụng của mỗi nước. Ngày nay, với xu hướng hội nhập toàn
cầu thì các tiêu chuẩn quy định này cũng được sử dụng đan xen nhau, xây dựng
trên cơ sở các tiêu chuẩn đã được quốc tế hóa. Các phương pháp phân tích hóa lý
cơ bản đánh giá chất lượng, tính chất của dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ chủ yếu tuân
theo một số tiêu chuẩn, quy chuẩn sau:

-TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam.

-ASTM (American society for testing materials), tiêu chuẩn Mỹ.

-IP standard (The institute of petroleum), tiêu chuẩn của viện dầu mỏ Anh.

-ISO (Organisation international de standardisation), tiêu chuẩn quốc tế.

21
1.2. Khối lượng riêng, tỷ trọng, độ API:

(Tiêu chuẩn) ASTM D1298-05; TCVN 6594 : 2007

Việc xác định chính xác tỉ trọng, khối lượng riêng hoặc độ API của dầu mỏ và các
sản phẩm dầu mỏ rất cần thiết cho việc chuyển đổi thể tích đã đo ở nhiệt độ thực
tế về thể tích hoặc khối lượng (hoặc cả hai) ở nhiệt độ đối chứng tiêu chuẩn trong
quá trình bảo quản vận chuyển. Khối lượng riêng, tỉ trọng hoặc độ API là các yếu
tố ảnh hưởng đến chất lượng của dầu thô, góp phần điều chỉnh giá dầu. Tuy nhiên
tính chất này của dầu mỏ không phải là một chỉ dẫn chắc chắn về chất lượng của
dầu nếu không kết hợp các tính chất khác.

Khối lượng riêng ρ của dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ là khối lượng của một đơn vị
thể tích dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ ở nhiệt độ tiêu chuẩn 600F (15,60C) và áp
suất 101,325 kPa (1 atm), ký hiệu là 60 ρ hay 15,6 ρ (hoặc 15 ρ ). Đơn vị đo
thường là: g/cm3, kg/m3.

Tỷ trọng d là tỷ số giữa khối lượng của chất lỏng có thể tích đã cho ở nhiệt độ 15oC
(hoặc 60oF) so với khối lượng của nước tinh khiết (nước cất) có thể tích tương
đương ở cùng nhiệt độ đó.

Trong nhiều trường hợp chúng ta thường không phân biệt giá trị giữa d và ρ vì ρ60
= 0,99904. d6060 , mặc dù thứ nguyên của chúng khác nhau.

Độ API (oAPI) được xác định thông qua tỷ trọng theo công thức:

141,5
o
API = − 131,5
d66 00

Khối lượng riêng của dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ thường từ 0,5 – 1,1 g/cm3, tỷ

22
trọng thường nhỏ hơn nước trừ phân đoạn nhựa đường. Khi tỷ trọng thay đổi từ 0,7
đến 1 thì độ API giảm từ 70,6 đến 10,0.

Có thể xác định tỷ trọng bằng tỷ trọng kế hoặc máy đo tỷ trọng.

1.3. Nguyên tắc và ứng dụng:

Máy đo tỷ trọng hoạt động dựa trên cơ sở so sánh khối lượng của một thể tích xác
định của mẫu dầu mỏ đối với khối lượng của cùng một thể tích nước (nước nguyên
chất 1g/ml làm chất chuẩn) và ở cùng một nhiệt độ.

Máy đo tỷ trọng đã tích hợp bộ ổn nhiệt với bộ phận gia nhiệt và làm lạnh, cho
phép điều chỉnh thay đổi nhiệt độ đo mẫu của máy thay đổi tăng hoặc giảm so với
nhiệt độ môi trường (0-90oC).

Máy sử dụng đầu dò TGA cho phép xác định kết quả đo tỷ trọng nhanh chóng và
chính xác. Giao diện phần mềm đơn giản và dễ sử dụng, có thể phân tích và nhớ
nhiều mẫu đo khác nhau.

2. Thí nghiệm:
2.1. Mô tả quá trình thực hiện thí nghiệm:
2.1.1. Thiết bị chính:

Máy đo tỷ trọng KOEHLER K86200, cho phép đo các mẫu lỏng theo các chuẩn:
ASTM D1250, D4052, D5002; DIN 51757, máy đã tích hợp máy tính cho phép
điều khiển máy và xử lý số liệu, xuất kết quả ra màn hình.

23
Dãy đo thiết bị:

 Khối lượngriêng: 0-3 g/cm3


 Nhiệt độ: 0°C - 90°C
 Áp suất: 0 - 10 bars

Các chế độ đo:

 một mẫu hoặc nhiều mẫu

Hình 3: Máy đo tỷ trọng


Độ chính xác:
KOEHLER K86200
 Khối lượng riêng: 0.00005 g/cm3
 Nhiệt độ: 0.03°C

2.1.2. Dụng cụ và hóa chất:

Xi lanh nhựa: sử dụng để đưa mẫu vào máy đo tỷ trọng và rửa cell chứa mẫu bên
trong máy.

Dây nhựa cao su + hộp chứa mẫu thải: để đưa mẫu thải ra khỏi máy.
Nước hoặc cồn: để rửa cell chứa mẫu sau mỗi một lần đo tỷ trọng.

2.1.3. Qui trình thử nghiệm:

Khởi động máy đo tỷ trọng, sau khi khởi động thành công máy sẽ hiện trên màn
hình tương tác các lựa chọn cần thiết cho việc đo tỷ trọng.

Yêu cầu sinh viên đo chỉ tiêu d6060 (oF)của phân đoạn dầu thô.

24
Để tiến hành phân tích tỷ trọng dầu thô/phân đoạn dầu thô, cần đặt nhiệt độ cần
đo theo tiêu chuẩn và đặt tên mẫu cần phân tích. Mục series chỉ cần nhập vào
máy khi thực hiện đo nhiều mẫu thử liên tục trong thời gian làm thí nghiệm.
Ngoài ra sinh viên có thể load method đo tỷ trọng đã lập trình sẵn cho dầu thô
bằng cách nhấn vào nút Method/Crude Oil.

Sau khi load method hoặc đặt nhiệt độ, cần chờ đến khi thiết bị chạy đến khi ổn
định nhiệt độ đã thiết đặt xong mới được bơm mẫu vào máy.

Đưa mẫu dầu cần phân tích vào xi lanh, để phép đo thực hiện được chính xác
cần tránh sủi bọt trong xi lanh. Thực hiện bơm mẫu vào máy, duy trì quá trình
bơm cho đến khi xuất hiện 1-2 giọt lỏng đi ra từ ống xả nước thải của máy. Lúc
này mới nhấn nút start trên màn hình cảm ứng để máy bắt đầu thực hiện quá
trình đo, thường kéo dài trong thời gian khoảng 10 giây nếu mẫu sạch và đồng
nhất.

Sau khi đo xong, sinh viên thực hiện quy trình rửa cell phân tích mẫu của máy
bằng nước cất hoặc cồn tùy theo hướng dẫn giảng viên, sinh viên cần lưu ý đặt
dây nối dài vào ống xả nước thải để tránh làm bẩn thiết bị. Sau đó, tiếp tục bơm
3-4 xi lanh không khí vào máy để hoàn thành quá trình rửa máy.

Tiếp theo, sinh viên thực hiện thao tác lưu và xuất file kết quả trong máy phân
tích ở dạng file pdf.

2.2. Các hiện tượng quan sát được:

Đây là phương pháp sử dụng tỷ trọng kế thủy tinh để xác định tỷ trọng API của dầu
thô và các sản phẩm dầu mỏ loại được sử dụng thông thường ở dạng lỏng.

25
Việc xác định chính xác tỷ trọng của dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ là cần thiết
để chuyển đổi thể tích đo được về thể tích ở nhiệt độ tiêu chuẩn tại 15,56oC(60oF).

Khi tiến hành 3-4 lần thì kết quả sẽ cho chúng ta chính xác hơn và đặc biệt là mẫu
phải sạch và đồng nhất.

Sau một khoảng thời gian nhất định ta sẽ thấy được density hiện lên trên máy và
lúc đó cần ghi lại kết quả và kết thúc thí nghiệm.

2.3. Kết quả thí nghiệm:

Kết quả thí nghiệm thu được thông qua thiết bị đo được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Crude API gravity

Set Temperature Density


Lần đo at 60oF (15,56oC)
(oC) (g/cm3) (g/ml)

15 0,8348 0,8344
1 15 0,8348 0,8344
15 0,8349 0,8342
Trung bình 15 0,8349 0,8343

Bảng 3: Kết quả thí nghiệm xác định tỷ trọng, độ API

2.4. Phân tích và nhận xét kết quả:

Tỷ trọng d6060 của phân đoạn dầu mỏ:

26
ρ 60 crude oil
ρ 60 H 2O
d6060 =

Với giá trị ρ 60H2O=0,99898 g/cm3, kết quả tính toán được thể hiện trong bảng sau khi
thế vào công thức:

Set Temperature Crude API density API


at 600F(15,560C)
( C)
0

(g/ml)
15 0,8349 0,8358 37.7989

Bảng 4: Tỷ trọng và độ API của dầu DO thông qua tính toán

2.5. Nguyên nhân gây sai lệch kết quả đo:

Nguyên nhân chủ quan: Do quá trình lấy mẫu vào piptong không cẩn thận gây ra sự
xuất hiện của bọt khí bên trong ống; do quá trình rửa ống dẫn trong thiết bị không sạch
làm bẩn mẫu; do cơ thể gần hoặc tiếp xúc với thiết bị đo trong quá trình thí nghiệm gây
mất cân bằng và nhiệt độ bất ổn định.

Nguyên nhân khách quan: Do nhiệt độ của thiết bị chưa đạt trạng thái ổn định trong
quá trình đo; ống dẫn trong thiết bị lâu ngày không sử dụng; nhiên liệu DO mẫu đo lâu
ngày không sử dụng cũng có thể gây sai lệch kết quả đo.

2.6. Giải thích và chứng minh các hiện tượng:

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5689:2018 Nhiên liệu Điêzen (DO) - Yêu cầu kỹ

thuật và phương pháp thử, tiêu chuẩn về khối lượng riêng ở 15 oC, kg/m3 (tiêu chuẩn
12) được thể hiện trong bảng sau:

27
Mức chất lượng
Phương pháp
TT Tên chỉ tiêu
2 3 4 5 thử

TCVN 6594

Khối lượng riêng 820- 820- 820- max- (ASTM D 1298)


12
ở 15oC, kg/m3 860 860 860 845
TCVN 8314
(ASTM D 4052)

Bảng 5: Tiêu chuẩn về khối lượng riêng của nhiên liệu điêzen (DO)

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5689:2018 - Nhiên liệu Điêzen (DO) - Yêu cầu kỹ
thuật và phương pháp thử tiêu chuẩn, tiêu chuẩn về khối lượng riêng của nhiên liệu

điêzen (tiêu chuẩn 12) là thuộc trong khoảng từ 820 – 860 kg/m 3, tương đương 0,82 –

0, 86 g/cm3.

Kết quả thí nghiệm cho ta thấy khối lượng riêng của của nhiên liệu đo tạo nhiệt độ
150C là 0,8349 , điều này hoàn toàn phù hợp với TCVN 5689 – 2013 đối với nhiên liệu
điêzen.

28
BÀI 5: XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ VẨN ĐỤC ASTM D2500 (CLOUD POINT)

Hình 4: Thiết bị xác định điểm vẩn đục

1. Tổng quan cơ sở lý thuyết:

1.1. Phạm vi ứng dụng:

Phương pháp này chỉ được áp dụng cho các sản phẩm dầu mỏ sáng màu (có chỉ số

màu nhỏ hơn 3,5 theo ASTM D1500) và có điểm vẩn đục dưới 490C.

1.2. Mục đích và ý nghĩa:

Xác định nhiệt độ vẩn đục của các sản phẩm dầu mỏ sáng màu. Điểm vẩn đục của
sản phẩm dầu mỏ là nhiệt độ thấp nhất mà sản phẩm vẫn còn được sử dụng.

1.3 Nguyên tắc:

29
Mẫu thử nghiệm được làm lạnh với tốc độ quy định và được kiểm tra định kỳ.
Nhiệt độ mà tại đó bắt đầu xuất hiện đám mây (vẩn đục) ở đáy ống nghiệm được
ghi nhận là điểm vẩn đục (cloud point).

2. Thí nghiệm:

2.1. Mô tả quá trình thực hiện thí nghiệm:

Lấy mẫy thử nghiệm ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ vẩn đục ít nhất 14 0C, có thể loại
trừ phần ẩm bằng cách lọc qua màng lọc thấm nước đến khi mẫu thử sạch hoàn
toàn (quá trình lọc phải thực hiện ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ vẩn đục ít nahats

140C).

Rót mẫu thử nghiệm vào ống thử đến vạch định mức.

Đậy ống thử bằng nút lie, có lỗ ở giữa để cắm nhiệt kế và điều chỉnh sao cho nhiệt
kế ở vị trí đồng trục với ống thử nghiệm và bầu nhiệt kế không được chạm vào đáy
ống nghiệm.

Lắp vòng đệm cao su vòng quanh bên ngoài ống thử. Mục đích của vòng đệm này
là để ngăn ngừa ống thử tỳ vào ống bao ngoài.

Đặt đĩa đệm bằng lie vào ống bao, sau đó nhúng ống bao vào bể làm lạnh.

Lắp ống thử nghiệm vào ống bao sau khi ống bao đã được ngâm trong bể làm lạnh
ít nhất 10 phút. Không được nhúng trực tiếp ống thử nghiệm vào bể làm lạnh.

Duy trì nhiệt độ bể làm lạnh tại 0±1,50C

30
Kiểm tra hiện tượng vẩn đục định kì khi nhiệt độ giảm 10C (lấy nhanh ống thử
nghiệm ra khỏi ống bao để quan sát và lắp lại vào trong ống bao trong 3s).Lưu ý
tránh làm xáo động mẫu thử nghiệm.

Nếu nhiệt độ mẫu thử nghiệm giảm đến 90C mà vẫn không thấy xuất hiện hiện
tượng vẩn đục thì phải di chuyển ống nghiệm test sang bể thứ 2 có nhiệt độ bể làm
lạnh -18±1,50C. Nếu nhiệt độ mẫu thử nghiệm giảm xuống -60C mà vẫn không
xuất hiện hiện tượng vẩn đục thì tiếp tục di chuyển ống test sang bể thứ 3với nhiệt
độ của bể là -33±1,50C.

Ghi nhận nhiệt độ xuất hiện hiện tượng vẩn đục ở đáy ống nghiệm chính xác đến
10C.

Bể Nhiệt độ cài đặt bể lạnh, 0C Khoảng nhiệt độ xác định,


0
C
1 0±1,5 Trên 10
2 -18±1,5 9 đến -6
3 -33±1,5 -6 đến -24

Bảng 6: Khoảng nhiệt độ xác định của mẫu và bể làm lạnh

Sai số giữa những kết quả thử nghiệm trên cùng điều kiện do một người thao tác
cho phép chỉ 1 trong 20 lần thử nghiệm là không lặp lại.

Chú ý:

- Sau khi thực hiện xong thí nghiệm cần vệ sinh sạch sẽ thiết bị. Mẫu sản
phẩm dầu sau quá trình thí nghiệm không được đổ trực tiếp vào nguồn nước thải,
phải đổ vào bình thu hồi dầu, sau đó đem xử lý.
- Sử dụng khăn khô lau sạch nước đọng trong bể cách nhiệt

31
- Không rửa ống thử nghiệm trực tiếp bằng nước sinh hoạt mà phải dùng
bột xà phòng hoặc nước rửa chén để rửa sạch mẫu dầu còn dính trên thành ống
nghiệm. Sau đó mới rửa lại bằng nước sinh hoạt.

2.2. Các hiện tượng quan sát được:

Theo từng khoảng thời gian thì ta có thể quan sát được độ vẫn đục của ống nghiệm,
khi ta thấy màu nó dần đục lại và như ở trạng thái đóng băng thì lúc đó thí nghiệm
của ta đã hoàn thành và ta nhìn vào để ghi lại cái nhiệt độ vẫn đục của thí nghiệm .

2.3. Kết quả thí nghiệm:

Nhiệt độ vẫn đục của nhiên liệu diezen theo nhiệt kế là 90C.

2.4. Phân tích và nhận xét kết quả:

-Kết quả thu được cho thấy là nó nằm trong khoảng nhiệt độ thích hợp mà tiêu
chuẩn đưa ra từ 3-120C.

2.5. Nguyên nhân dẫn đến sai lệch kết quả đo (sai lệch trong giới hạn
cho phép):

Nguyên nhân chủ quan: Do thao tác đọc kết quả đo trên nhiệt kế tại thời điểm bắt
đầu xuất hiện vẩn đục là chưa chính xác; nhiệt độ mẫu bị biến động do thao tác lấy
mẫu ra khỏi bể để quan sát được tiến hành quá lâu (mẫu tiếp xúc với môi trường
gây tăng nhiệt độ).

Nguyên nhân khách quan: Do tiến hành đặt mẫu thử vào bể làm lạnh khi nhiệt độ
bể chưa ổn định; do nhiệt kế sử dụng đo nhiệt độ chưa chính xác.

32
2.6. Giải thích và chứng minh các hiện tượng:

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5689:2018 Nhiên liệu Điêzen (DO) – Yêu cầu kỹ
thuật và phương pháp thử, không có tiêu chuẩn quy định về nhiệt độ vẩn đục. Tuy
nhiên, TCVN 5689:2018, có quy định về điểm chảy (điểm đông đặc) của nhiên liệu
điêzen tại mục 7 cụ thể được thể hiện trong bảng sau:

Mức chất lượng

Phương pháp
TT Tên chỉ tiêu
2 3 4 5 thử

Điểm chảy
(điểm đông đặc) TCVN 3753 (ASTM D97)
8 -Mùa hè +12 +12 +12 +12 ASTM D 5950
-Mùa đông +3 +3 +3 +3 ASTM D 6749

Bảng 7: Tiêu chuẩn về điểm chảy của nhiên liệu điêzen (DO) [2]

Tuy không có quy định cụ thể về điểm vẩn đục, nhưng ta vẫn dễ dàng biết được
rằng quá trình vẩn đục xảy ra trước so với quá trình đông đặc khi ta tiến hành hạ
nhiệt độ của mẫu 4 thử. Do đó, nhiệt độ vẫn đục luôn cao hơn nhiệt độ đông đặc
tại một điều kiện xác định.

Theo kết quả thí nghiệm, nhiệt độ vẩn đục thực nghiệm của nhiên liệu điêzen xác
định được là 9oC, Nếu so với nhiệt độ động đặc trong TCVN 5689:2018 (khoảng từ
3 - 12oC) là hoàn toàn phù hợp.

33
Ở các nước có thời tiết khắc nghiệt thường xuyên như khu vực Châu Âu và đối với
Việt Nam tại khu vực miền Bắc, nhiệt độ xuống thấp làm cho các nhiên liệu có
hiện tượng chuyển sang dạng gel, nếu thấp hơn sẽ sang trạng thái đóng băng. Do
đó, các nhà sản xuất động cơ có thể trang bị thêm các thiết bị ngăn tình trạng trên
như làm ấm khối động cơ, làm ấm ác - quy, làm ấm bể chứa nhiên liệu,.v.v. Đồng
thời nhiên liệu có thể được bổ sung các chất phụ gia chống đông đặc (làm giảm
nhiệt độ đông đặc của nhiên liệu).

34
RÚT KẾT KINH NGHIỆM

Sau khi làm thí nghiệm chuyên ngành với sự hướng dẫn của cô Hải, em rút ra được
rất nhiều kinh nghiệm về kiến thức cũng như tác phong, nội quy khi tham gia thực
hiện thí nghiệm. Ở bộ môn thí nghiệm đòi hỏi sinh viên phải nghiêm túc thực hiện
thí nghiệm, an toàn trong phòng thí nghiệm được đặt lên hàng đầu, trước khi đến
lớp phải có sự tìm hiểu bài thí nghiệm trước cũng như đọc và hiểu các bước để tiến
hành thí nghiệm tránh để xảy ra sai sót.

Hầu hết các máy cũng như dụng cụ thí nghiệm đều rất đơn giản và dễ sử dụng tuy
nhiên có một số máy cần nhập số hay nguồn dữ liệu thì em thực sự không nhớ
được. Mỗi bài đều giúp cho sinh viên hiểu thêm về các tính chất đặc trưng trong
dầu thô, diesel, hay các chất hóa học khác…

Sau khi làm bài báo cáo thì em có thêm được kinh nghiệm trong việc viết báo cáo
và có thể hiểu sâu hơn về từng bài khi tiến hành từng bước, tính toán, rút ra nhận
xét và tìm được điểm sai sót của kết quả so với lí thuyết.

Em xin chân thành cảm ơn cô Hải vì đã giảng dạy học phần thí nghiệm chuyên
ngành 1 này, giúp em có thêm kiến thức, hiểu hơn về các thiết bị cũng như tính
chất hóa học của từng chất mà ta tiến hành thí nghiêm .

Em xin chân thành cảm ơn cô!

35
36

You might also like