You are on page 1of 57

MỤC LỤC

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Giới thiệu đề tài và lí do chọn đề tài
II. Ý nghĩa nghiên cứu
III. Mục tiêu nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
V. Giới hạn nghiên cứu

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


Chương I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
I.1 Thực trạng các vấn đề về tâm lý trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay
I.1.1 Trên thế giới
I.1.2 Ở Việt Nam
I.2 Các khái niệm
I.3 Các nguyên nhân
I.3.1 Các nguyên nhân chủ quan
I.3.2 Các nguyên nhân khách quan (trừ các yếu tố liên quan đến
môi trường sống và không gian sống):
I.3.3 Các nguyên nhân liên quan đến môi trường sống và không
gian sống:
I.4 Dấu hiệu nhận biết
I.5 Phân loại/ Mức độ
I.6 Các phương pháp trị liệu
I.7 Cơ sở lý luận
I.7.1 Các yếu tố tác động đến quá trình phục hồi (các yếu tố kiến
trúc và nội thất tác động đến tâm lý)
I.7.2 Phản ứng các giác quan với mối trường của người trấm cảm

Chương II. CÁC THIẾT KẾ TIỀN LỆ


II.1 Nguyên lý thiết kế công trình trung tâm phục hồi (trích TCVN)
II.1.1 Quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế:
II.1.1.1 Kích thước thông thủy
II.1.1.2 Dây chuyền chức năng cơ bản
II.1.1.3 Dây chuyền chức năng khu sảnh
II.1.1.4 Dây chuyền chức năng khu điều trị ngoại trú –
nghiệp vụ
II.1.1.5 Dây chuyền chức năng khu điều trị đặc thù
II.1.1.6 Khối khám bệnh và điều trị ngoại trú
II.1.1.7 Khu hành chính – quản lý
II.1.1.8 Khu phụ trợ - dịch vụ tổng hợp:
a. Khu giặt
b. Khoa dinh dưỡng
c. Kho
d. Khu dịch vụ thương mại
II.1.1.9 Khu phục hồi – vật lý trị liệu:
a. Thủy trị liệu
b. Vận động trị liệu
c. Điện xung trị liệu
d. Châm cứu
II.1.2 Các yêu cầu thiết kế khác:
II.1.2.1 Yêu cầu về thiết kế chiếu sáng
II.1.2.2 Yêu cầu về giải pháp thông gió
II.1.2.3 Yêu cầu về các thành tố nội thất
a. Sàn
b. Tường
c. Trần
d. Cửa đi
e. Cửa sổ
II.1.2.4 Yêu cầu về Ngoại thất
II.1.2.5 Cảnh quan
II.2 Hiện trạng các thiết kế/ giải pháp tiền lệ:
II.2.1 Tại Việt Nam
II.2.2 Trên thế giới
Chương III. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
III.1 Các giải pháp kích thích giác quan của người trầm cảm
III.2 Giải pháp về không gian:
a. Chiều kích không gian
b. Không gian mở
c. Không gian được kết nối
III.3 Giải pháp vê công năng:
III.4 Giải pháp về hình thức:
a. Hình dáng, đường nét
b. Màu sắc
c. Vật liệu
d. Ánh sáng
III.5 Các giải pháp khác
C. PHỤ LỤC: TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:

I. Giới thiệu đề tài và lí do chọn đề tài:


“The brain is wider than the sky” là một câu mở đầu bài thơ của một nhà
thơ nổi tiếng người Mỹ - Emily Dickinson. Bài thơ với nội dung chính nhằm
nêu lên sự vô biên trong trí tưởng tượng và sáng tạo của bộ não con người.
Không ai có thể phủ nhận sự phức tạp và rộng lớn ẩn chứa trong nó. Đến thời
điểm hiện tại, các ngành khoa học nghiên cứu về bộ não con người vẫn đang
làm việc cật lực để đào sâu, hiểu rõ và giải quyết những vấn đề liên quan.
Tâm lý của con người là một phần của não bộ, ngành Tâm lý học là một
ngành học bao gồm rất nhiều khía cạnh nghiên cứu, đồng thời ảnh hưởng và
có mặt ở hầu hết các ngành nghề khác và các khía cạnh trong cuộc sống.
“Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi, tìm hiểu về
các hiện tượng ý thức và vô thức, cũng như cảm xúc và tư duy. Đây là một bộ
môn học thuật với quy mô nghiên cứu rất rộng.” [1] Đối với các ngành thiết kế
- sáng tạo, tâm lý cũng là một thành phần quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp
và lâu dài, đặc biệt trong Kiến trúc và Nội thất. Vì vậy, trong bài “Nghiên cứu
các giải pháp thiết kế nội thất cho không gian sinh hoạt trong trung tâm phục
hồi dành cho người trầm cảm” này, tôi mong muốn tìm hiểu và đưa ra các giải
pháp thuộc lĩnh vực chuyên ngành Kiến trúc và Nội thất kết hợp với các nghiên
cứu về Tâm lý học đi kèm hỗ trợ phần nào việc phục hồi tâm lý của những
người không may gặp phải trầm cảm. Tôi nhận thấy trầm cảm là một vấn đề
khá phổ biến hiện nay, nhưng đối với Việt Nam, vấn đề này còn gặp nhiều khó
khăn để tạo được sự chú ý của mọi người.

II. Ý nghĩa nghiên cứu:


Vấn đề về trầm cảm đang dần trở nên phổ biến hơn trong nhiều năm gần
đây, ở Việt Nam, vấn đề này đa phần chỉ nhận được sự quan tâm từ phía những
người có chuyên môn về tâm lý, và đa số là những người trẻ thuộc thế hệ Y và
Z (những người sinh ra từ khoảng giữa những năm 80 đến cuối những năm 90
và những bạn trẻ sinh ra từ những năm 2000 về sau). Do đó, bài nghiên cứu
này được thực hiện với mong muốn hỗ trợ giải quyết vấn đề cho một nhóm
người chưa nhận được sự quan tâm trong cộng đồng. Đồng thời, rút ra các giải
pháp thiết kế về Nội thất cho những người trầm cảm, rút ra các giải pháp hỗ
trợ thiết kế các trung tâm phục hồi. Bài nghiên cứu còn là một lời kêu gọi mọi
người nên quan tâm hơn về sức khỏe tâm thần và nhìn nhận những vấn đề về
tâm lý đúng với tầm quan trọng vốn có của nó.

III. Mục tiêu nghiên cứu:


- Nghiên cứu những đặc trưng của Người cần sự hỗ trợ về tâm lý và Người
trầm cảm.
- Tìm hiểu về nguyên lý thiết kế công trình trung tâm phục hồi.
- Tìm hiểu về các giải pháp và các thiết kế tiền lệ hỗ trợ phục hồi tâm lý.
- Hiện trạng các giải pháp đã có và đề xuất các giải pháp mới.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Nghiên cứu, thu thập, xử lý, khái quát hoá những thông tin, những nghiên
cứu thuộc các vấn đề có liên quan đến đề tài của các tác giả Việt Nam và nước
ngoài. Làm sáng tỏ các thuật ngữ có liên quan đến đề tài. Xây dựng cơ sở khoa
học về mặt lý luận cho đề tài. Phân tích, lý giải về mặt khoa học cũng như tính
hợp lý của những luận điểm mà đề tài đưa ra.

2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:


- Phương pháp quan sát: Là phương pháp bổ trợ cho phương pháp điều tra
bằng phiếu hỏi nhằm có các thông tin cụ thể và sát thực hơn về thực trạng vấn
đề.
- Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp này nhằm lượng hóa những
thông tin thu ñược từ các phương pháp nghiên cứu trên.
- Phương pháp thu thập kinh nghiệm: Phương pháp này giúp thu thập những
thông tin liên quan đến vấn đề tạo không gian phù hợp cho người trầm cảm
thông qua các bài viết và tài liệu báo cáo của các chuyên gia,các nhà nghiên
cứu, lý luận, phỏng vấn các đối tượng có liên quan nhắm có thêm những thông
tin sát hơn với thực tế.. để phục vụ cho việc xây dựng đề tài.

V. Giới hạn nghiên cứu:


Bài nghiên cứu tập trung tìm hiểu về tâm lý đối tượng là những người trầm
cảm và có thể là một số những nhóm đối tượng có liên quan về vấn đề tâm lý
lân cận với trầm cảm. Nhóm đối tượng này là những người bắt đầu sử dụng
những liệu pháp điều trị phục hồi, sau khi đã trải qua giai đoạn chỉ chữa bệnh
bằng thuốc và các biện pháp y học khác. Đồng thời, bài nghiên cứu còn nghiên
cứu về không gian nội thất và các giải pháp thiết kế nội thất trong trung tâm
phục hồi dành cho những đối tượng trên.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Chương I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

I.1 Thực trạng các vấn đề về tâm lý trên thế giới và ở Việt Nam hiện
nay:
I.1.1 Trên thế giới:
Sức khỏe tâm thần là một vấn đề được quan tâm ở thời điểm cuộc
sống hiện đại ngày nay trên thế giới. Đối với những nước phát triển, các
vấn đề về sức khỏe tâm thần, tâm lý các lứa tuổi và những tình trạng có
liên quan được chú ý và quan tâm nhiều hơn so với các nước đang phát
triển. Điều này xuất phát từ những lý do như điều kiện phát triển kinh tế
của đất nước có ảnh hưởng đến thu nhập của từng hộ gia đình, các vấn đề
về giáo dục và sự phát triển của giáo dục, những nhận thức và phong tục –
tập quán của các nhóm dân tộc, nhóm người...v.v.. Và Việt Nam là một
trong những nước đang phát triển có một tầm nhìn còn hạn chế về vấn đề
này.

Theo các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) rằng, đến
năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ hai gây hại cho sức khỏe con người
(chỉ sau tim mạch). Mặc dù có mức độ ảnh hưởng lớn, nhưng trầm cảm
chỉ là một phần của các chứng bệnh tâm lý ở người trẻ như lo âu, căng
thẳng, bạo lực, sang chấn tâm lý, tăng động rối loạn giới tính đang diễn ra
hằng ngày ở trường học và gia đình. [7]

I.1.2 Ở Việt Nam:


Mặc dù tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần được báo cáo trong
các nghiên cứu tài liệu có sẵn là tương đối thấp, quan điểm chung cho
rằng vấn đề sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội đều đang gia tăng ở Việt
Nam, đặc biệt trong trẻ em và thanh thiếu niên.
Trong khi các dịch vụ sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội mới được
cung ứng thông qua các trung tâm bảo trợ và công tác xã hội, các bệnh
viện tâm thần và các phòng tham vấn tâm lý học đường, chất lượng và độ
bao phủ của các dịch vụ này còn giới hạn và thường tập trung vào những
rối loạn tâm thần nặng.
Nghiên cứu này, do UNICEF Việt Nam thực hiện, Viện Nghiên
cứu Phát triển Hải ngoại (ODI) và Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới đảm
trách chuyên môn nghiên cứu và kỹ thuật, nhằm mục đích cung cấp một
cái nhìn tổng quan về thực trạng sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh niên
tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam.
Tỷ lệ hiện mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chung ở Việt Nam từ
8% đến 29% đối với trẻ em và vị thành niên, với những khác biệt về tỷ lệ
tùy theo tỉnh, giới tính và đặc điểm của người trả lời. Một khảo sát dịch tễ
học gần đây trên mẫu đại diện quốc gia của 10 trong số 63 tỉnh/thành cho
thấy mức trung bình các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em vào khoảng
12%, tương đương hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe
tâm thần (Weiss và cộng sự, 2014). Các loại hình vấn đề sức khỏe tâm
thần phổ biến nhất trong trẻ em Việt Nam là các vấn đề hướng nội (ví dụ
như lo âu, trầm cảm, cô đơn) và các vấn đề hướng ngoại (ví dụ như tăng
động và giảm chú ý) (Anh và cộng sự., 2006; Nguyễn và cộng sự., 2013).
Trong khi đang gia tăng lo ngại về tỷ lệ tự tử trong thanh thiếu niên ở Việt
Nam, tỷ lệ tự tử của Việt Nam được báo cáo là thấp đáng kể so với những
ước tính toàn cầu. Trong một nghiên cứu ở 90 quốc gia, trên tổng số ca tử
vong ở vị thành niên là 9,1% (Wasserman và cộng sự, 2005) trong khi ở
Việt Nam, tỷ lệ này là 2,3% (Blum và cộng sự, 2012). Tuy nhiên, lạm
dụng chất, đặc biệt là thuốc lá là phổ biến trong nam vị thành niên Việt
Nam (gần 40%) (Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, Tổ chức Y tế Thế giới và
UNICEF, 2010).
Mặc dù tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần được báo cáo trong
các tài liệu có sẵn là tương đối thấp, tất cả người tham gia nghiên cứu
cùng chung quan điểm cho rằng tuy khó có thể ước lượng một cách chính
xác. Trong khi các nghiên cứu toàn cầu nhấn mạnh tầm quan trọng của
nghèo đói, thiên tai, di cư và gia đình li tán là những nguyên nhân của
bệnh tâm thần, thì đó lại không phải là những chủ đề được đề cập nhiều
trong các tài liệu có sẵn ở Việt Nam vốn có chiều hướng y khoa hóa cao .
Vì vậy, chúng tôi đã cố gắng hướng sự chú ý tới các yếu tố kinh tế - xã
hội trong phân tích dữ liệu sơ cấp. nhưng cả vấn đề sức khỏe tâm thần và
tâm lý xã hội đều đang lan rộng và gia tăng, đặc biệt ở trẻ em và thanh
thiếu niên. [3]

I.2 Các khái niệm:


Sức khỏe tâm thần được xem là một bộ phận không thể tách rời
trong định nghĩa về sức khỏe (xem WHO, 2001), trong đó sức khỏe tâm
thần không chỉ là không bị mắc rối loạn tâm thần, mà còn bao hàm trạng
thái thoải mái, sự tự tin vào năng lực bản thân, tính tự chủ, năng lực và
khả năng nhận biết những tiềm năng của bản thân.
Những người cần sự hỗ trợ về tâm lý/ những người có khó khăn
về sức khỏe tâm thần được xác định theo nhiều cách khác nhau như:
“mất năng lực nhận thức”, “tiêu cực”, hoặc “bất bình thường”. Tương tự,
họ tin rằng những người đó có “suy nghĩ khác lạ”, bị “một loại bệnh gì
đó”, là “một ngoại lệ”, hoặc “không ổn định”. Trong khi nghĩ rằng kỳ thị
đối với người gặp khó khăn về sức khỏe tâm thần đang giảm xuống,
người trả lời cũng đề cập đến việc mọi người có thể không bộc lộ ra ngoài
nhưng trong thâm tâm họ vẫn có sự kỳ thị và/hoặc tỏ ra lãnh đạm đối với
người có khó khăn về sức khỏe tâm thần, và kết quả là khiến mọi người
có tâm lý ngại ngần khi tiếp cận các dịch vụ. Câu chuyện của người trả lời
cũng thường xoay quanh “các tệ nạn xã hội”, từ đó kết nối với những thảo
luận về nghiện chất, nghiện game trực tuyến và đánh bạc, những điều hàm
chứa cả những ngụ ý về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội cũng như các
những ngụ ý về các hành vi chống đối xã hội khác ví dụ như trộm cắp.
Trầm cảm theo WHO là “một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc
trưng bởi sự buồn bã, mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi
hoặc tự hạ thấp giá trị bản thân, bị rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống và kém
tập trung”.

I.3 Các nguyên nhân:


Theo nhiều nghiên cứu, trầm cảm sinh ra từ những nguyên nhân
chủ quan - bên trong người mắc phải như các suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực
trong thời gian dài và cả những nguyên nhân khách quan bên ngoài tác
động. Trong đó ngoài những yếu tố liên quan đến lối sống, văn hóa,
phong tục – tập quán, xã hội, cách đối xử của những người xung quanh thì
những yếu tố về môi trường và không gian sống cũng có tác động không
nhỏ đến tâm lý và gây ra trầm cảm. Những tác động này không gây hậu
quả tức thời nhưng ảnh hưởng một cách chậm rãi, từ từ theo kiểu “mưa
dầm thấm lâu”, điều này làm cho những nạn nhân không hề nhận biết
được nên cách phòng chống cũng không hề được trang bị.
Sau đây là những nguyên nhân được đúc kết từ nhiều nguồn, tài
liệu, bao gồm cả những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần
nói chung, trầm cảm nói riêng (trầm cảm là một phần của sức khỏe tâm
thần, nên những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần cũng góp
phần dẫn đến trầm cảm).

I.3.1 Các nguyên nhân chủ quan:


Theo nhiều tài liệu, trầm cảm xuất phát từ những sự kiện lớn trong
cuộc sống có tác động mạnh mẽ đến tinh thần và cảm xúc của người mắc
bệnh. Các sự kiện đau buồn và tiêu cực xảy ra có thể dẫn đến trầm cảm
như mất đi người thân, ly hôn, chấn thương tâm lý thời thơ ấu, các vấn đề
về công việc, các mối quan hệ về bạn bè và gia đình, các vấn đề về tài
chính, lo ngại về y tế hoặc căng thẳng cấp tính. Những người có tính cách
nhạy cảm, hay suy nghĩ nhiều và chịu đựng áp lực kém cũng có nguy cơ
mắc bệnh cao hơn. Đặc biệt, những người đã từng trải qua sang chấn tâm
lí thời thơ ấu hoặc đã từng mắc bệnh trầm cảm ở quá khứ cũng có khả
năng mắc bệnh ở tương lai.
Ngoài ra, theo khoa học, yếu tố di truyền (gen) cũng là một trong
những nguyên nhân. Những người có người thân mắc bệnh cũng có nguy
cơ cao hơn so với những người bình thường. Việc lạm dụng các chất kích
thích như rượu, bia, thuốc lá góp phần tăng cao khả năng trầm cảm. Chất
dẫn truyền serotonin trong thần kinh là nguyên nhân chính gây ra căn
bệnh này. Serotonin luôn phải được duy trì ở một mức độ phù hợp, thiếu
serotonin sẽ sinh ra trầm cảm và rối loạn giấc ngủ.
I.3.2 Các nguyên nhân khách quan (trừ các yếu tố liên quan đến môi
trường sống và không gian sống):
* Văn hóa cộng đồng:
Khác với các nước phương Tây, Việt Nam có một lối sống cộng
đồng đặc trưng: lợi ích của tập thể (gia đình, họ hàng, xã hội…) luôn
được ưu tiên hàng đầu. Điều này không hẳn là có hại, vì nó giúp ích cho
sự phát triển và lợi ích chung của một tập thể. Tuy nhiên, lối sống ấy cũng
khiến cho các nhu cầu cá nhân bị xem nhẹ và bỏ qua. Với những người
mắc bệnh tâm lý, lối sống cộng đồng càng khiến cho họ khó nói lên khó
khăn của mình, vì lo ngại rằng sẽ bị cho là ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản
thân. [6]
Ngoài ra, ở các nước phương Đông từ lâu đời đã có những quan
điểm và suy nghĩ khá nguyên tắc, đôi khi cứng nhắc về việc lễ nghi giữa
người với người, điển hình ở Việt Nam vẫn còn tồn tại những quan niệm
về “tốt khoe xấu che”, luôn thể hiện bản thân mình một cách hoàn hảo
trước mắt người đối diện. Dần dần, chính những quan niệm và suy nghĩ
này cũng khiến cho người ta quan tâm quá mức tới những gì người khác
nghĩ về mình. Đôi khi, những gia đình có thành viên bị mắc các chứng rối
loạn tâm lý không đưa họ đi thăm khám kịp thời, chỉ vì lo ngại hàng xóm
và bạn bè sẽ biết gia đình có người “mắc bệnh tâm thần”. Điều này cực kì
gây tổn hại đến bản thân người mắc bệnh, khiến bệnh ngày càng nghiêm
trọng và bản thân những người cho dù biết bản thân mình không ổn cũng
không dám nói ra. Một báo cáo của UNICEF có đề cập: “Nói đến tâm
thần là người ta cũng thường có ý mỉa mai, khinh ghét hoặc là muốn chối
bỏ. Gia đình nào có người bệnh tâm thần cũng cảm thấy bị ám ảnh chuyện
đó. Nếu bị bệnh nào khác người ta có thể chia sẻ với người ngoài như tôi
bị đau bao tử, còn bị trầm cảm lo âu, tâm thần là giấu. Có khi đi khám
bệnh nhưng cũng giấu người này người kia”. [6] Chúng ta không nhất
thiết phải chối bỏ lối sống cộng đồng, vì đây đã trở thành một nét văn hóa
riêng của người Việt nói riêng và châu Á nói chung. Tuy nhiên, việc áp
đặt lối sống đó làm ảnh hưởng qua mức đến nhu cầu được chia sẻ và lên
tiếng của cá nhân thì đó là một quan điểm sai lầm, cổ hủ cần được thay
đổi.

* Nhận thức của cộng đồng:


Bên cạnh văn hóa cộng đồng nêu trên thì sự nhận thức cũng là một
yếu tố vô cùng quan trọng. Tâm lý học là một ngành còn mới so với các
ngành khác, quá trình hình thành và phát triển của ngành cũng chỉ mới tồn
tại trong vòng 150 trở lại đây. Điều đó đồng nghĩa với việc ở Việt Nam,
việc tiếp xúc và hiểu biết xoay quanh những vấn đề về tâm lý còn rất
nhiều hạn chế. Những đối tượng quan tâm đến các vấn đề về tâm lý và
sức khỏe tâm thần chủ yếu là các bạn trẻ có năm sinh khoảng từ năm 90
trở về sau, còn đại đa số những người sinh ra trước đó vẫn còn có những
suy nghĩ hời hợt về vấn đề này hoặc không quan tâm đến. Chưa kể đến
các điều kiện về cơ sở vật chất và công nghệ ứng dụng trong các ngành
điều trị về tâm lý và sức khỏe tâm thần còn hạn chế rất nhiều ở nước ta.
Vì vậy, đa số người dân Việt Nam vẫn còn biết rất ít các thông tin
về tâm lý và tâm thần học. Từ đó, họ dễ dàng có những thành kiến về
những người mắc bệnh tâm lý, cho rằng họ đều là “người điên”. Trên thực
tế, tương tự như những căn bệnh về thể chất, các rối loạn tâm thần rất đa
dạng. Không phải ai mắc bệnh tâm thần đều là “người điên” hay có xu
hướng bạo lực. Chỉ khoảng 3-5% số vụ bạo lực là có liên quan đến những
người mắc bệnh tâm lý nghiêm trọng. Trong khi đó, họ lại có khả năng trở
thành nạn nhân của các vụ bạo lực cao gấp 10 lần so với thông thường.
Những người có vấn đề về tâm lý cũng được cho là có thái độ tốt, năng
suất và quãng thời gian làm việc tại công ty bằng hoặc cao hơn so với
những nhân viên khác. [6]

* Văn hóa gia đình:


Văn hóa là một yếu tố hình thành theo thời gian và có một sự ảnh
hưởng vô cùng lớn đến tư tưởng của những người sống trong nền văn hóa
ấy. Như đã đề cập ở trên, văn hóa cộng đồng của người Việt Nam là một
trong những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Bên cạnh đó, văn hóa gia
đình truyền thống của người Việt Nam cũng là những nguyên nhân. Hẳn
là người Việt nào cũng đã từng nghe đến câu “thương cho roi cho vọt,
ghét cho ngọt cho bùi”. Câu thành ngữ này đại diện cho một hệ tư tưởng
giáo dục điển hình tại Việt Nam: việc đánh mắng con cái là bình thường
thậm chí cần thiết. Ngược lại, khen ngợi và đối xử nhẹ nhàng với trẻ nhỏ
được xem là nuông chiều và là một phương pháp giáo dục kém hiệu quả.
Điều này khiến cho con cái luôn gặp khó khăn trong việc thổ lộ những
tâm tư, suy nghĩ của bản thân với cha mẹ. Đặc biệt là đối với những người
mắc các chứng rối loạn tâm lý, vì họ là đối tượng cần nhiều sự thấu hiểu
và hỗ trợ về mặt cảm xúc từ người thân. [6] Đồng thời, việc kì vọng quá
nhiều vào con cái của cha mẹ cũng đã tạo ra những áp lực vô hình đè nén
lên tâm lý con trẻ, vẫn còn rất nhiều những ông bố, bà mẹ đặt điểm số và
thành tích trong học tập của con lên hàng đầu so với bất kì một vấn đề nào
khác. Tuy nhiên, tất cả cũng đều bắt nguồn từ những tư tưởng cũ ở thời
đại trước. Thực tế, bản chất của xã hội là phát triển và thay đổi hàng ngày
hàng giờ nên việc nhìn nhận một cách toàn diện và đuổi kịp cách mà xã
hội vận hành là điều hết sức quan trọng và không hề dễ dàng, dù biết là
những vấn đề thuộc về văn hóa và tư tưởng không thể thay đổi trong một
sớm một chiều.

* Sự phát triển của xã hội hiện nay:


Đây vẫn luôn là một câu hỏi đặt ra cho các nhà nghiên cứu xã hội
học và tâm lý học. Không thể phủ nhận những thành công về mặt khoa
học và công nghệ đưa con người tiến bộ hơn rất nhiều nhưng điều đó cũng
tỉ lệ thuận với những vấn đề tiêu cực phát sinh song hành. Có rất nhiều bài
nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thời đại số hóa ra đời đã tạo nên một sự bùng
nổ về mặt thông tin và kiến thức, làm cho bộ não con người ở mọi ngành
nghề, mọi lĩnh vực ngày càng phải làm việc cật lực hơn, xử lý thông tin và
tiếp thu kiến thức ngày càng nhiều dẫn đến quá tải, từ đó sinh ra stress và
trầm cảm. Việc đắm chìm vào mạng xã hội hiện nay cũng là một trong
những nguyên nhân khiến cho con người tự cô lập bản thân mình với cuộc
sống thực tế hàng ngày, bao bọc bản thân bởi một thế giới ảo và quay
lưng với những người xung quanh, đặc biệt đối với những người trẻ.

I.3.3 Các nguyên nhân liên quan đến môi trường sống và không gian
sống:
Sự sụp đổ của đô thị huyền thoại (The collapse of Myth urban) hay
còn được biết đến là Giai thoại Pruitt-Igoe (The Myth Pruitt-Igoe) cho
thấy một vấn đề vô cùng to lớn giữa việc kiến trúc, và cụ thể hơn là không
gian sống tác động mạnh mẽ đến tâm lý của những người sống trong đó.
Tâm lý chịu những ảnh hưởng từ một hệ thống công trình có những điều
kiện không phù hợp với những đòi hỏi cơ bản về mặt vận động. Cụ thể
việc thiết kế thang máy chỉ dừng ở mỗi ba tầng một lần (stop-skip) gây ra
những sự bất tiện về việc di chuyển cho những người sống ở hai tầng phía
trên và phía dưới thang máy, họ phải di chuyển một quãng đường dài. Sự
tác động về mặt gia tăng nhân khẩu sau Thế chiến thứ II làm bùng phát
những bất cập và đẩy sự bất tiện lên mức tối đa. Hàng loạt những vụ bạo
lực bởi các băng đảng túc trực trong thang máy làm ảnh hưởng đến sự an
toàn của những người sử dụng. Những đứa trẻ không thể kìm nén được
nhu cầu vệ sinh cá nhân và xử lí ngay phía trong buồng thang làm cho vấn
đề về an toàn vệ sinh giảm thiểu nặng nề, cùng với cách sinh hoạt của
những người dân vốn ở khu ổ chuột làm cho chất lượng sống ngày càng tệ
hơn. Bên cạnh thiết kế bất hợp lí về thang máy làm ảnh hưởng đến vấn đề
di chuyển hàng ngày, dần dần tạo thành sự ức chế về tâm lý và hàng loạt
những tệ nạn kéo theo sau, các khu vực chức năng khác cũng phải chịu sự
bỏ mặc bởi công năng không hề tạo được sự thuận tiện cho người sử
dụng. Dự án Pruitt-Igoe được xem là một sự thất bại về thiết kế trong lịch
sự phát triển đô thị của Chủ nghĩa Kiến trúc hiện đại chỉ vì tiết kiệm chi
phí. Những phát minh/ thiết kế mới đưa ra không có sự nghiên cứu
chuyên sâu về mặt tâm lý, tạo ra sự ức chế ngấm ngầm, phản lại mọi tiêu
chí ban đầu về tạo tác không gian sống cho con người.
Phá hủy khu đô thị Pruitt-Igoe. Nguồn: Ashui [19]

Theo một nghiên cứu khác cho thấy, các khu nhà ở tập thể ở HongKong là
một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh về tâm lý cho
những người dân vì họ phải sống chen chúc với nhau, mỗi căn hộ chỉ vỏn
vẹn vài mét vuông, có những căn chỉ vừa đủ cho một người nằm. Hàng
ngày, những người thuê nhà ở đây phải đi làm để kiếm tiền chi tiêu cho
chi phí đắt đỏ ở thành phố này, buồi tối họ quay về nhà chỉ để giải quyết
các nhu cầu cá nhân và có chỗ để ngủ. Có những căn hộ xếp chồng lên
nhau như giường tầng, việc phải sống chung với những người xa lạ là một
điều đã quá quen thuộc với họ. Những vấn đề này gây ra sự ức chế lên
tinh thần của những người sống ở đây, áp lực và mệt mỏi từ một ngày làm
việc căng thẳng lại không được giải tỏa vào buổi tối mà còn bị chi phối
bởi sự không thoải mái khi làm những việc cá nhân mà xung quanh còn
có quá nhiều người, sự riêng tư bị xâm hại quá mức bình thường.
Khu nhà ở tập thể HongKong. Nguồn: Internet [21]

Một bài viết của PGS.TS.KTS Nguyên Hạnh Nguyên cũng đã bàn
về hình thái kiến trúc và thiết kế đô thị có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý
và tư duy của con người: “Tôi cho rằng hình thái đô thị, chuyện đẹp xấu
trong đô thị, trong kiến trúc ảnh hưởng vô cùng lớn dù rất âm thầm tới
con người sống trong đô thị đó. Khi kiến trúc, cảnh quan đô thị được
nghiên cứu chuẩn mực từ tổng thể đến chi tiết, được thiết kế một cách
ngay ngắn, con người dần dần cũng trở nên ngăn nắp trong tư duy. Tất cả
những ai đã ra nước ngoài học, làm việc đều thấy dường như mình tử tế
hơn ở môi trường đó. Khi kiến trúc đạt đến độ phóng khoáng, con người
sống ở đó cũng lãng mạn hơn, không còn suy nghĩ bon chen chuyện đời
nữa”. [5]
Cô cho rằng các vấn đề chủ yếu trong thiết kế kiến trúc và đô thị ở
Việt Nam tồn tại rất nhiều sự hỗn độn, không ngăn nắp và thiếu trật tự, từ
đó tạo ra rất nhiều góc nhọn, góc chết. Từ các yếu tố về tạo hình và thiết
kế này tồn tại ngày này qua ngày khác sẽ ăn sâu vào tiềm thức của người
dân đô thị, khiến họ bị chi phối mà không hề hay biết, tạo ra sự lộn xộn về
mặt nhận thức môi trường xung quanh dẫn đến mất trật tự trong suy nghĩ.
Cụ thể như sau: “Những lời sắc nhọn khiến ta thức tỉnh, giật mình. Những
lời mềm mại, tự nhiên khiến ta mềm lòng, thấy dịu dàng. Những đường
thẳng, mạnh mẽ khiến ta thấy sự uy nghi, nghiêm trang. Những màu trầm
mặc khiến ta dịu lại, tĩnh tâm... Ngược lại: Những lời nói hỗn độn, những
thứ lộn xộn sẽ khiến ta phân tâm, không thể tập trung nghĩ được những
điều bay bổng. Dần dà nếu ta cứ dễ dãi (hoặc biết mà chẳng thể thay đổi
được trong phạm vi tầm mắt của mình) thì chính những "lời nói" này làm
hại tinh thần của ta, khiến ta cứ luẩn quẩn, trách móc, bon chen, đố kị...
chẳng thể vượt ra xa mà nghĩ những điều có giá trị thực sự.
Vì sao người dân trong các đô thị ở Việt Nam ngày càng suy nghĩ tiêu
cực? Vì sao mọi người ra đường ngày càng thiếu kiềm chế? một phần
cũng do sự hỗn độn của mớ vật chất khổng lồ đang choáng hết thị giác
hàng ngày.”[5]

Qui hoạch khu đô thị mới quận 2. Nguồn: Ashui [21]


Quả nhiên, từ bao lâu nay việc kiến trúc có mối liên hệ mạnh mẽ
với con người không chỉ qua các chức năng sử dụng và thẩm mỹ công
trình mà nó mà còn tác động vô cùng sâu sắc đến sức khỏe tâm lý con
người, mà đây chính là những mấu chốt quan trọng hình thành nên tâm lý
chung của một tập thể, một xã hội. Có người từng nói muốn biết trình độ
phát triển của một đô thị ra sao chỉ cần nhìn vào quá trình phát triển của
hệ thống công trình kiến trúc ở nơi đó. Hiện tại, nước ta nói chung và
Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang bị mắc kẹt giữa rất nhiều vấn đề
liên quan đến không gian sống và những hình thái phát triển đô thị vẫn
còn bị coi nhẹ, tất cả những điều này đều góp phần dẫn đến những vấn đề
về tâm lý trong xã hội hiện nay. Kiến trúc – Nội thất đều có những ngôn
ngữ riêng của mình và có những ý nghĩa riêng mà nếu không coi trọng và
sử dụng đúng, những lời nói đó sẽ tác động trực tiếp lên những người tiếp
nhận chúng trong quá trình sống hằng ngày.

I.4 Dấu hiệu nhận biết trầm cảm:


* Về tâm trạng:
Tâm trạng của người trầm cảm thay đổi không có nguyên nhân,
ngày càng tệ trong mọi tình huống, luôn cảm thấy hoặc tỏ ra chán nản,
tuyệt vọng, những hành động đơn giản cũng dễ trở nên quá sốc. Cần phân
biệt giữa trầm cảm và rối loạn lưỡng cực (Bipolar Disorder), rối loạn
lưỡng cực là một chứng bệnh mà người mắc phải dễ dàng chuyển từ trạng
thái hưng phấn (hưng cảm) sang ức chế (trầm cảm) một cách nhanh chóng
và không có nguyên nhân tác động. Người trầm cảm luôn trong trạng thái
tăm tối, chán nản, thất vọng… Họ cảm thấy nỗi buồn lạ hơn so với nỗi
buồn thông thường, có người cho rằng cảm giác của họ giống như bị nuốt
chửng bởi những hố đen hoặc những đám mây mù. Trong một video miêu
tả về bệnh trầm cảm nổi tiếng, “con chó đen” (a black dog) là một hình
ảnh được xem là giống nhất với sự đeo bám dai dẳng của chứng bệnh này.

* Về nhận thức:
Sự thay đổi về tâm trạng, cảm xúc của người trầm cảm cũng tác
động đến nhận thức của họ về bản thân và môi trường xung quanh. Họ
luôn tự ti về bản thân mình, cảm thấy bản thân vô dụng và lúc nào cũng là
một sự phiền phức, dư thừa, gánh nặng cho những người xung quanh.Từ
đó, hình thành lối suy nghĩ rằng sự tồn tại của mình là không cần thiết và
không ảnh hưởng đến những người xung quanh khi mình biến mất, thậm
chí còn là trút bỏ gánh nặng cho người thân. Những nhận thức tiêu cực
này bước đầu tạo ra cho những người trầm cảm sinh ra ý muốn trừng phạt
lên bản thân mình bằng cách tự cắt, rạch tay (self-cut), đã có hẳn một trào
lưu trong giới trẻ về việc tự hành hạ bản thân, điển hình là trào lưu “Cá
voi xanh” đã một thời gây hoang mang khi mọi người biết đến. Cuối
cùng, người trầm cảm tìm đến sự giải thoát cho bản thân để không phải
chịu những cảm xúc tiêu cực đó bằng việc tự tử.

* Về sinh lý – hành vi:


Bản thân người mắc bệnh luôn cảm thấy mỏi mệt, không có chút
sức lực nào để làm bất cứ công việc gì, thậm chí cả những nhu cầu thiết
yếu là ngủ và ăn uống vì khẩu vị bị thay đổi không còn cảm nhận được sự
ngon miệng và giấc ngủ bị rối loạn, có thể mất ngủ dài hạn hoặc ngủ quá
nhiều. Nhìn chung, những thay đổi về mặt sinh lý sẽ ảnh hưởng đến hành
vi, sự chậm chạp, lờ đờ, thiếu sức sống là những biểu hiện.

I.5 Phân loại/ Mức độ:


*Phân loại trầm cảm:
- Rối loạn trầm cảm chính.
- Rối loạn trầm cảm dai dẳng.
- Rối loạn lưỡng cực.
- Trầm cảm sau sinh.
- Rối loạn cảm xúc theo mùa.
- Trầm cảm tâm thần.
- Rối loạn điều chỉnh.
- Trầm cảm không điển hình.
- Rối loạn phiền muộn thời kì tiền kinh nguyệt.

* Cấp độ 1 – Trầm cảm nhẹ: Các triệu chứng như sau:


- Khó chịu hoặc tức giận.
- Cảm giác tội lỗi và tuyệt vọng.
- Tự ti.
- Mất hứng thú với các hoạt động mà bạn từng thích.
- Khó tập trung tại nơi làm việc.
- Thiếu động lực.
- Không muốn giao tiếp với người khác.
- Buồn ngủ ban ngày hoặc mất ngủ.
- Mệt mỏi.
- Thay đổi cảm giác thèm ăn.
- Thay đổi cân nặng.
Trầm cảm cấp độ 1 có thể điều trị không cần dùng thuốc thông qua việc
thay đổi thói quen sinh hoạt nhưng nếu không tiếp cận sớm sẽ dễ để bệnh
tiến triển sang mức độ nặng hơn.

* Cấp độ 2 – Trầm cảm vừa:


Ngoài những triệu chứng của cấp độ 1 thì ở cấp độ 2 còn có thêm
các triệu chứng sau:
- Dễ bị tổn thương lòng tự trọng.
- Giảm khả năng làm việc.
- Cảm thấy bản thân vô giá trị.
- Nhạy cảm.
- Lo lắng thái quá.
Sự khác biệt lớn nhất so với trầm cảm nhẹ là các triệu chứng của
trầm cảm vừa đủ nghiêm trọng để gây ra các vấn đề trong công việc, khả
năng chăm sóc gia đình và giao tiếp xã hội. Do đó mà trầm cảm vừa cũng
dễ chẩn đoán hơn.
-Liệu pháp tâm lý hoặc thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như
sertraline (Zoloft) hoặc paroxetine (Paxil), có thể được sử dụng để điều trị
trầm cảm vừa.

* Cấp độ 3 – Giai đoạn trầm cảm nặng không kèm theo loạn thần:
Các triệu chứng:
- Buồn bã kéo dài.
- Chậm chạp hoặc dễ kích động.
- Luôn mất tự tin.
- Cảm thấy mình vô dụng hoặc thấy có tội lỗi..
- Tự làm tổn thương bản thân hoặc người xung quanh
- Trầm trọng hơn, người bệnh có thể có suy nghĩ muốn tự tử hoặc hành vi
tự tử.
Triệu chứng cơ thể xuất hiện hầu như thường xuyên ở giai đoạn
này. Người bị bệnh trầm cảm ở giai đoạn này thường có 3 triệu chứng
điển hình của giai đoạn trầm cảm nhẹ hoặc vừa, cộng thêm ít nhất 4 triệu
chứng nặng khác.
* Cấp độ 4 – Trầm cảm nặng kèm theo loạn thần:
Người bệnh trầm cảm có kèm theo triệu chứng hoang tưởng, xuất
hiện ảo giác chẳng hạn như nghe thấy tiếng nói, âm thanh lạ, tưởng tượng
ra có tai họa sắp xảy ra… Trầm cảm nặng hoặc trầm cảm kèm theo loạn
thần đòi hỏi phải có sự can thiệp y tế càng sớm càng tốt. Khi có những biểu
hiện loạn thần hoặc hành vi tự làm tổn thương, ý nghĩ tự sát người bệnh cần
được thăm khám với bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần càng sớm càng
tốt. Bác sỹ có thể sẽ sử dụng thuốc hoặc phối hợp với tâm lý trị liệu, sốc
điện để giúp cho bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.
I.6 Các phương pháp trị liệu:

* Đối với bản thân người mắc bệnh:


Những trường hợp mới mắc bệnh hoặc ở mức độ nhẹ, bản thân ta
nhận thức được nó, ta cần tìm hiểu rõ những triệu chứng để đối chiếu và
không đổ lỗi cho bản thân nếu tình trạng cảm xúc tiêu cực kéo dài hơn
bình thường. Không cố tỏ ra vui vẻ, không chống lại cảm xúc của mình,
đừng cố kiểm soát cảm xúc hay quá quan tâm đến việc người khác nghĩ
như thế nào và đừng sợ người thân lo lắng. Hãy thông báo đến những
người mà mình tin tưởng nhất và thử chọn những hành động giải trí khi
bạn bắt đầu cảm thấy tiêu cực như nghe nhạc, thiền, đọc sách… Những
hành động này phải do chính người bệnh chọn lọc và thử để tự trải
nghiệm mức độ hiểu quả vì chúng sẽ có tác động khác nhau đối với mỗi
cá nhân.

* Đối với người có người thân trầm cảm:


Khi một người bạn hay người thân của chúng ta có những dấu hiệu
nêu trên hoặc có những sự nhờ vả về việc để ý đến họ, dù là những lời nói
nhỏ nhất, việc quan trọng chúng ta cần làm là hãy quan sát và theo dõi họ
thật cẩn thận. Vì bạn không biết được chính xác họ đang phải gánh chịu
những vấn đề tiêu cực nhất về tinh thần và thậm chí là cả thể xác. Hãy
quan tâm, gợi mở họ chia sẻ và trò chuyện, nếu cần hãy chỉ lắng nghe và
đừng phán xét. Những câu nói mà nhiều người lầm tưởng rằng không có
ảnh hưởng gì, thực tế là một trong những nguyên nhân khiến người trầm
cảm càng giấu kín và không muốn chia sẻ, bệnh cũng từ đó càng nặng
hơn. Tránh nói những lời vô tâm như “Có như vậy mà cũng buồn à”, “Ai
cũng phải chịu như vậy thôi, ráng chút là hết” hay những câu sáo rỗng
“Thôi đừng buồn nữa” vì giới hạn chịu đựng của từng người là khác nhau
và những lời nói dư thừa khiến người đang mắc bệnh càng cảm nhận sai
lệch về trầm cảm, hoặc họ sẽ thấy rằng việc chia sẻ vấn đề của mình là
phiền phức.
* Các liệu pháp trị liệu bằng khoa học – y học:
- Tư vấn tâm lý.
- Trị liệu nhận thức - hành vi (CBT - cognitive behavioral therapy)
là lựa chọn hàng đầu. CBT là một phương pháp điều trị trầm cảm hiệu
quả. Phương pháp này giúp khám phá nguyên nhân của những cảm giác
hiện tại. Tập trung chủ yếu vào nhận thức (những gì người bệnh nghĩ) và
hành vi (cách họ hành động). Những suy nghĩ và hành động này sẽ ảnh
hưởng đến cảm nhận. Nếu tiếp nhận phương pháp điều trị này, người cần
điều trị nên gặp chuyên gia và họ sẽ giúp xác định thói quen suy nghĩ
hoặc tình huống khiến người bệnh cảm thấy chán nản.
+ CBT còn tập trung vào thay đổi cách nghĩ và cách hành xử. Điều
này bao gồm việc học cách suy nghĩ hợp lý về những thứ không vui.
+ CBT có thể giúp học cách suy nghĩ tích cực. Suy nghĩ tiêu cực
về nhiều khía cạnh trong cuộc sống có thể tạo ra thói quen gây tổn hại và
dẫn tới trầm cảm. Suy nghĩ tích cực sẽ giúp thay đổi những triệu chứng
trên.
- Trị liệu hành vi cụ thể: Mặc dù CBT cũng bao gồm yếu tố hành
vi, nhưng phương pháp này sẽ tập trung chặt chẽ vào hành vi. Mục tiêu
của phương pháp trị liệu hành vi là khích lệ ra ngoài và làm điều mình
thích. Các triệu chứng thông thường của trầm cảm là né tránh và dè dặt,
và chúng càng làm tình trạng bệnh tệ hơn. Thông qua phương pháp trị liệu
hành vi, người bệnh sẽ được khuyến khích tham gia các hoạt động đem lại
niềm vui và sự thỏa mãn.
- Trị liệu qua tương tác cá nhân (IPT - interpersonal therapy): cũng là
một phương pháp điều trị trầm cảm hiệu quả. Phương pháp này tập trung
vào các môi quan hệ trong cuộc sống. Liệu pháp này tập trung nuôi dưỡng
các kỹ năng cần có để đối phó với vấn đề trong quan hệ cá nhân.
 Phương pháp này sẽ khám phá mối quan hệ hiện tại và vấn đề của bản
thân. Những vấn đề này có tác động nghiêm trọng tới chứng trầm cảm,
có thể chúng chính là yếu tố hình thành cảm giác của ta.
 IPT còn giúp nhận ra đặc điểm trong các mối quan hệ, đặc biệt là những
mối quan hệ khiến chứng trầm cảm nặng hơn. Sau khi nhận ra điều này,
người bệnh có thể tiến hành cải thiện mối quan hệ đó.
Chuyên gia trị liệu sẽ dạy cách đối phó hiệu quả với nỗi buồn và
đưa ra cách thức giúp người trầm cảm hòa hợp với mọi người
- Điều trị bằng thuốc.
- Liệu pháp sốc điện (Electroconvulsive therapy – ECT): gây mê
ngắn hạn, dùng một dòng điện nhỏ kích thích để thiết lập lại não bộ.
- Vagus Nerve Stimulation (VNS): bác sĩ cấy một cái máy nhỏ ở
ngực bệnh nhân và dùng một sợi dây nối tới dây thần kinh Vagus ở cổ
giúp cân bằng các chất tố và trạng thái trong con người.
- Deep Brain Stimulation (DBS): trong não người bệnh trầm cảm,
vùng subcollosal cingulate thường bị ảnh hưởng. Bác sĩ sẽ mổ và cấy một
con chip nhỏ nằm cạnh vùng này để kích thích nó.
- Transcranial Magnetic Stimulation (TMS): dùng nam châm từ
trường từ một cái máy nhỏ nhắm vào khu vực của não để kích thích.

* Các liệu pháp trị liệu khác:


- Liệu pháp vẽ tranh và sáng tác nghệ thuật (Art Therapy)
- Âm nhạc trị liệu
- Nhảy múa trị liệu
- Tâm lý kịch trị liệu
- Trò chơi trị liệu
- Liệu pháp trị liệu nhóm
- Dã ngoại trị liệu

I.7 Cơ sở lý luận:
I.7.1 Các yếu tố tác động đến quá trình phục hồi (các yếu tố
kiến trúc và nội thất tác động đến tâm lý):
Như đã đề cập ở những phần trên, thiết kế Kiến trúc và Nội thất
góp phần không nhỏ đến những tác động về tâm lý của người sử dụng.
Chính từ nguyên nhân đó và sự phát triển của ngành Tâm lý học, các nhà
nghiên cứu đã chỉ ra được nhiều khía cạnh về tính chất không gian, thẩm
mỹ và cả những nhu cầu về công năng ảnh hưởng như thế nào đến cảm
nhận và tâm lý người sử dụng. Cho đến thời điểm hiện nay, thiết kế Kiến
trúc và Nội thất không còn giữ nguyên những vai trò trước đây mà còn
được mở rộng và phát triển lên một khía cạnh rộng lớn hơn, đó là còn chú
trọng về thiết kế môi trường. Tạo tác không gian gắn liền với sự vận động
của con người về không gian ấy cho nên ngoài đảm bảo những nhu cầu về
công năng, thẩm mỹ và sự tiện nghi phù hợp thì các nhà thiết kế còn phải
luôn luôn quan sát, nghiên cứu để nâng cao chất lượng sống từ những gì
khái quát cụ thể cho đến chi tiết, tỉ mỉ, đảm bảo sự thoải mái tối đa về mặt
tinh thần. Phần nghiên cứu này tìm hiểu về các yếu tố tương tác giữa thiết
kế - môi trường – con người.

* Các mức độ tương tác cá nhân:


Trầm cảm có liên quan một phần đến sự cô lập bản thân của những
người mắc phải. Sự cô lập là một phần của quyền riêng tư cá nhân, những
những hành động sinh hoạt hằng ngày nếu mang tính riêng tư quá đáng
dẫn đến sự cô độc và cô lập. Sự tắc nghẽn do tiếp xúc trực tiếp với áp lực
xã hội và sự cô lập bản thân làm cho bản thân chịu một áp lực quá tải, từ
đó gây ra các hành vi tiêu cực.[11] Sơ đồ dưới đây rút ra từ một nghiên
cứu thể hiện sự chuyển biến từ việc lạm dụng quá mức quyền riêng tư dẫn
đến trầm cảm:
Sự riêng tư quá mức (Excessive Privacy ) -> Giảm giao tiếp xã hội
(Reduced Communication ) -> Sự cô lập và mức độ hạnh phúc ngày càng
thấp hơn (Isolation and lower level of happiness) -> Trầm cảm
(Depression)[11]
Dựa vào một thí nghiệm trong thang máy, người ta đã chỉ ra được
các cấp độ về sự riêng tư của từng cá nhân. Khoảng không gian riêng tư
để từng người liên kết với xã hội thông qua 4 cấp độ:
- Khoảng không thân mật (Intimate Space): khoảng không vô hình
xung quanh cơ thể con người, gọi tắt là khoảng tự vệ, đa dạng do mỗi
người và do văn hóa vùng miền, ngoài ra còn có các ràng buộc xã hội
(dành cho gia đình như con cái, người yêu…) (phần riêng tư nhất, con
người sẽ có những hành động phòng thủ và khác thường khi bị xâm nhập
vào vùng không gian này). Theo các nghiên cứu, khoảng không này có
kích thước tối đa khoảng 6 inch.
- Khoảng không cá nhân (Personal Space): có kích thước từ 11/2
đến 4 feet.
- Khoảng không xã hội (Social Space): khoảng cách mà thông
thường khi giao tiếp xã hội chúng ta sẽ giữ một khoảng có kích thước 4 –
12 feet.
- Khoảng không công cộng (Public Space): khoảng cách giữa
những người xa lạ với nhau khi hoạt động xã hội, từ 12 – 25 feet.
Một thí nghiệm của Ausgustus Kinzel cho thấy các tù nhân có tội
liên quan đến các vấn đề bạo lực có khoảng không cá nhân lớn hơn gấp 4
lần so với người bình thường.
Từ những dữ liệu trên, ta thấy được phần không gian riêng tư của
mỗi người là một khoảng không vô hình nhưng không phải ai cũng được
quyền tiếp cận. Những tội phạm có xu hướng bạo lực có khoảng không
này lớn gấp 4 lần, đồng nghĩa với việc trong tâm lý họ thì ranh giới của sự
riêng tư cá nhân trải rộng hơn và họ sẽ sẵn sàng xử lí bằng bạo lực đối với
những người xâm phạm vào phần không gian này. Đây cũng là một biểu
hiện của vấn đề về tâm lý tác động đến khoảng cách tương tác cá nhân
cho phép. Trong khi đó, những người trầm cảm thì không phải có một
khoảng không cá nhân thu hẹp, mà là họ trải qua một khoảng thời gian
dài, dành hầu hết thời gian trong ngày để ở trong khoảng không cá nhân,
tách biệt mình với môi trường bên ngoài nhiều hơn. Việc này thường xảy
ra khi những người mắc trầm cảm vào giai đoạn vừa và nặng. Họ sẽ tìm
cách để nhốt mình trong phòng riêng, né tránh các hoạt động tương tác xã
hội và tránh ra ngoài. Vì vậy, để hỗ trợ hồi phục cho họ, thiết kế không
gian mở, tăng kết nối và tương tác giữa người và người, người với môi
trường xung quanh là một điều vô cùng quan trọng. Những không gian
nghỉ ngơi nên tránh cô lập mỗi bệnh nhân một phòng, nhưng số lượng
bệnh nhân trong cùng một phòng cũng không nên quá 3-4 người vì có thể
sẽ ảnh hưởng ngược lại an toàn về riêng tư. Những phần không gian riêng
vẫn sẽ có, song vẫn nên tạo một sự nhất định về tầm nhìn hoặc quan sát
của những người xung quanh để tránh sự cô lập diễn ra nếu một không
gian khép kín hoàn toàn. Cuối cùng, việc thiết kế tạo một sự gần gũi, nhẹ
nhàng, tránh những hình thức quá máy móc, quy cũ của một trung tâm
phục hồi sẽ khiến người trầm cảm nói riêng và những người có vấn đề về
tâm lý nói chung cảm thấy lo lắng vì tâm lý lo ngại bệnh viện là một điều
phổ biến.

* Các yếu tố môi trường tác động đến con người:


Thời tiết là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cảm xúc con
người. Một thống kê cho thấy những ngày nhiều mây, ít ánh nắng mặt trời
cũng làm gia tăng tỉ lệ của buồn bã và trầm cảm. Chứng trầm cảm theo
mùa là một căn bệnh xảy ra vào mùa thu và mùa đông, thời điểm có ít ánh
sáng mặt trời và thường hồi phục vào mùa xuân và màu hè. Nhiều nghiên
cứu cho rằng việc suy giảm, thiếu hụt của ánh sáng mặt trời làm giảm sự
hạnh phúc và hứng khởi, tăng sự chán nản từ đó làm nảy sinh trầm cảm.
Sự thiếu hụt vitamin D và không hấp thụ được ánh sáng tự nhiên có chứa
dãy quang phổ (spectrum) làm suy giảm các chất dẫn truyền thần kinh, từ
đó sinh ra trầm cảm và các chứng bệnh khác. Ánh sáng thích hợp tăng
cường sự tập trung và giảm mạnh sự mệt mỏi, trì hoãn của các cơ quan
vận động cảm giác, ánh sáng xanh dương trong dãy quang phổ liên tục có
tác dụng vô cùng tốt trong việc chữa trị trầm cảm.
Bên cạnh đó, tiếng ồn, ánh sáng và nhiệt độ cũng là một trong
những yếu tố góp phần vào sự tiện nghi trong quá trình chữa trị và phục
hồi. Thiết kế cần cân nhắc để đảm bảo việc giảm tiếng ồn từ bên ngoài
vào công trình và tiện nghi về nhiệt độ để người bệnh có một môi trường
thoải mái.
* Kiến trúc và Nội thất:
Nghiên cứu về các nhân tố trong thiết kế kiến trúc và nội thất đóng vai trò
quan trọng trong việc tác động tới hành vi và tâm lý của người sử dụng.
Tỉ lệ không gian khác nhau ảnh hưởng đến tâm lý dựa trên bản chất tự
nhiên của con người. Môi trường áp đặt nhiều thông tin cho thần kinh con
người, ví dụ điển hình không gian nhỏ nhưng bừa bộn, có quá nhiều đồ
đạc hoặc quá nhiều ngôn ngữ trong đó sẽ tạo nên sự quá tải về mặt tiếp
nhận thông tin, làm cho người sử dụng cũng sẽ bị ức chế, trí não cũng sẽ
“lộn xộn” theo. Ngoài ra, căng thẳng xảy ra ở không gian mà con người
đối mặt với việc mất ổn định, mất cân bằng, tương phản cao, các yếu tố
không quen thuộc trong một môi trường không xác định, màu sắc, hình
dáng và đường nét không tương thích và khó chịu với ánh sáng quá sắc
nét.
Sự quan tâm giữa khung/vỏ kiến trúc, không gian nội thất bên trong
tác động đến tâm ý, tâm thần có từ rất sớm. Hành vi của con người góp
phần xác định không gian. Kiến trúc và Nội thất mang nhiệm vụ duy trì
việc nhận dạng con người và cộng đồng, tôn trọng những thói quen hằng
ngày của họ. Mục đích của thiết kế Kiến trúc và Kiến trúc Nội thất là
hướng tới việc tạo lập ra một không gian phù hợp với nhu cầu của con
người và ngày càng nâng cao hơn cho thế hệ tương lai. Hơn thế nữa, các
nhà thiết kế còn có thể tham gia về việc bền vững các giá trị văn hóa.
Khi thiết kế những loại hình công trình chuyên biệt như thế này,
cần phải chú ý thật kĩ những yếu tố trong thiết kế và cách nó tương tác
trực tiếp và gián tiếp đến đối tượng sử dụng. Với mỗi nhóm đối tượng
khác nhau, những thành phần thiết kế có thể mang những lời nói khác
nhau. Người có vấn đề về tâm lý nói chung và người trầm cảm nói riêng
có những sự nhạy cảm nhất định so với những người bình thường. Do đó,
các ngôn ngữ trong thiết kế cũng ảnh hưởng tới họ phần nào cũng nhạy
cảm hơn.
Từ đó, cho thấy việc tạo ra một môi trường phục hồi vừa đáp ứng
đầy đủ về mặt tiêu chuẩn thiết kế, công năng, thẩm mỹ và không gian tốt
nhưng cũng mang lại cảm giác gần gũi hơn với bệnh nhân sẽ giúp thúc
đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn.

I.7.2 Phản ứng các giác quan với mối trường của người trấm
cảm:

Giác quan Đặc trưng của người trầm cảm Các yếu tố tác
động
Thị giác - Vấn đề nhìn rõ bị ảnh hưởng khi - Hình dáng cấu trúc
tự cô lập mình trong không gian không gian, trang
kín và thiều sáng khá lâu, ít tiếp thiết bị.
xúc ánh sáng mặt trời và thị giác bị - Ánh sáng.
giảm do thiếu ngủ hoặc thiếu chất
dinh dưỡng -> nhạy cảm với ánh
sáng.
- Người trầm cảm nặng sẽ bị tác
động bởi các đồ vật nhọn bằng kim
loại hoặc các chi tiết góc cạnh,
thanh treo -> ý nghĩ tự sát.
- Dùng thuốc có thể gây ra khô và
mờ mắt.
- Một số trường hợp rối loạn tương
phản trắng đen và nhìn thấy màu
xám nhiều hơn sau khi trài qua
trầm cảm.
Thính giác - Nhạy cảm hơn với tiếng ồn. - Tiếng ồn.
Khứu giác - Giảm độ thính của khứu giác. - Mùi hương
Vị giác - Giảm vị giác trong cảm nhận mùi - Thức ăn
vị -> chán ăn hoặc ăn không thấy - Ánh sáng
ngon miệng. - Màu sắc
Xúc giác - Giảm khả năng chịu đau về thể - Bề mặt chất liệu.
xác.
- Nhạy cảm với các bề mặt hơn.
Chương II. CÁC THIẾT KẾ TIỀN LỆ
II.1 Nguyên lý thiết kế công trình bệnh viện và trung tâm phục hồi
(trích TCVN):
II.1.1 Quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế:
II.1.1.1 Kích thước thông thủy:
* Chiều cao phòng:
- Chiều cao thông thủy tối thiểu của các gian phòng trong bệnh viện
được quy định là 3,0 m và được phép thay đổi tùy theo yêu cầu của từng
khoa trong bệnh viện.
- Chiều cao thông thủy các phòng tắm rửa, xí tiểu, kho đồ vật bẩn
không nhỏ hơn 2,4 m.
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp sử dụng điều hòa không khí cho
phép giảm chiều cao để sử dụng tiết kiệm năng lượng. Nếu sử dụng thiết bị
làm sạch không khí phải đảm bảo độ cao để lắp đặt thiết bị tùy theo yêu cầu
cụ thể.
- Chiều cao thông thủy của các khu vực trong khoa Phẫu thuật được
quy định như sau:
+ Chiều cao khu vô khuẩn, khu sạch: không thấp hơn 3,3 m;
+ Chiều cao khu phụ trợ: không thấp hơn 3,0 m.
* Hành lang:
- Chiều rộng của hành lang giữa: không nhỏ hơn 2,4 m;
- Chiều rộng của hành lang giữa (có di chuyển giường đẩy, kết hợp
chỗ đợi): không nhỏ hơn 3,0 m;
- Chiều rộng của hành lang bên: Không nhỏ hơn 1,8 m;
- Chiều rộng của hành lang bên (có di chuyển giường đẩy, kết hợp
chỗ đợi): không nhỏ hơn 2,4 m;
- Chiều cao hành lang: không thấp hơn 2,7 m;
CHÚ THÍCH: Phải bố trí tay vịn hai bên hành lang trong bệnh viện
để trợ giúp cho người khuyết tật và người bệnh. Độ cao lắp đặt tay vịn từ
0,75 m đến 0,8 m.
* Cửa đi:
- Chiều cao của cửa đi: không thấp hơn 2,1 m;
- Chiều rộng của cửa đi một cánh: không nhỏ hơn 0,9 m;
- Chiều rộng của cửa đi hai cánh: không nhỏ hơn 1,2 m;
- Chiều rộng của cửa đi chính vào các phòng mổ, đỡ đẻ, cấp cứu và
chăm sóc tích cực: không nhỏ hơn 1,6 m;
- Chiều rộng của cửa đi chính của phòng chiếu chụp: không nhỏ hơn
1,4 m.
- Chiều rộng cửa phòng vệ sinh: không nhỏ hơn 0,8 m.
CHÚ THÍCH: Kích thước hành lang, cửa đi của các khoa tùy theo
yêu cầu sử dụng được quy định riêng.
* Cầu thang và đường dốc:
Thiết kế cầu thang, đường dốc phải đảm bảo quy định về an toàn sinh
mạng và sức khỏe cho người sử dụng [4] và đáp ứng yêu cầu sau:
- Chiều rộng của mỗi vế thang: không nhỏ hơn 2,1 m.
- Chiều rộng của chiếu nghỉ cầu thang: không nhỏ hơn 2,4 m.
- Độ dốc của đường dốc: không nhỏ hơn 1:10;
- Chiều rộng của đường dốc: không nhỏ hơn 2,1 m.
- Chiều rộng của chiếu nghỉ đường dốc: không nhỏ hơn 3,0 m;
- Tại lối ra vào chính phải có đường dốc dành cho người khuyết tật
có chiều rộng: không nhỏ hơn 1,2 m.
* Thang máy:
- Kích thước thang máy (cabin) phải đủ cho cáng bệnh nhân và 04
người, chiều rộng x chiều dài: không nhỏ hơn 1,3 m x 2,1 m;
- Kích thước thang máy cho nhân viên, chiều rộng x chiều dài: không
nhỏ hơn 1,1 m x 1,4 m;
- Chiều rộng của thang máy: không nhỏ hơn 0,9 m;
- Tốc độ thang máy cho bệnh nhân: không lớn hơn 0,75 m/s.

II.1.1.2 Dây chuyền chức năng cơ bản:


II.1.1.3 Dây chuyền chức năng khu sảnh:

II.1.1.4 Dây chuyền chức năng khu điều trị ngoại trú – nghiệp
vụ:
II.1.1.5 Dây chuyền chức năng khu điều trị đặc thù:

II.1.1.6 Khu điều trị nội trú:


- Thành phần của đơn nguyên bao gồm: các phòng bệnh nhân, các
phòng điều trị, trạm y tá trực.
- Chỉ tiêu diện tích phòng bệnh:
Loại phòng Diện tích (m2/giường)
1 giường 9-12
2 giường 15-18
3 giường 18-20
4 giường 24-28
5 giường 32-36

- Các phòng điều trị:


Thường để gần quầy y tá trực, các phòng điều trị của một đơn
nguy6en gồm:
+ Phòng điều trị hữu khuẩn: dùng điều trị các trường hợp có nhiễm
khuẩn hoặc bẩn như rửa vết thương nhiễm trùng, thụt tháo phân.
+ Phòng điều trị vô khuẩn: tiêm chích, chọc tủy…
+ Phòng hấp rửa dụng cụ: có thể dễ dàng liên hệ với hai phòng trên
qua cửa sổ hay qua hành lang, có chỗ rửa và vòi cổ ngỗng đóng mở băng
chân tay hay khuỷu tay.
+ Kho sạch: nên để gần y tá trực hoặc các phòng điều trị tránh để y
tá trực phải đi nhiều cũng như rời vị trí của mình.
+ Kho bẩn: để các vật bẩn như quần áo, chăn màn dơ, đã xử lí sơ bộ
chờ đưa về các trung tâm xử lý chung (nhà giặt, thanh trùng, lò thiêu…),
kho bẩn nên để gần nơi đem đi.
+ nơi để cáng thương, xe đẩy; tùy điều kiện cụ thể sẽ thu xếp bố trí.
* Bộ phận phụ trợ:
- Phòng y tá hành chính: hay còn gọi là phòng “điều dưỡng trưởng”
là nơi y tá trưởng làm việc hành chính, quản lý sổ sách, giấy tờ, treo lịch
công tác, phân công nhiệm vụ cho các y tá. Có thể kết hợp là nơi hội họp
cho nhân viên trong đơn nguyên.
- phòng bác sĩ trưởng: có thể không có nếu kết hợp chung với nơi
làm việc của các y bác sĩ.
- Phòng làm việc của y bác sĩ.
- Quầy y tá trực: ở vị trí quan sát được toàn đơn nguyên, tốt nhất là
ở vị trí trung tâm.
- Khu vệ sinh và thay đồ nhân viên.
- Phòng soạn ăn: thương bố trí tại mỗi đơn nguyên hay cho từng
tầng.
- Phòng giai trí cho bệnh nhân: cho bệnh nh6an xem ti vi, đọc báo,
đánh cờ… cũng có thể dùng tiếp thân nhân.

STT Loại phòng Diện tích Ghi chú


(m2/phòng)
1 Phòng soạn ăn 9-12
2 Phòng ăn 0.8-1.0 Không quá 80
giường
3 Phòng sinh hoạt, tiếp 1.0-1.2 Có thể kết hợp sảnh
khách tầng hoặc hành lang
4 Kho sạch 18-21
5 Chỗ thu hồi đồ dơ 12-15
DIỆN TÍCH CÁC PHÒNG TRONG ĐƠN NGUYÊN NỘI TRÚ
(TCVN 4470:2012)
STT Loại phòng Diện tích Ghi chú
(m2/phòng)
1 Thủ thuật vô khuẩn 18-24
2 Thủ thuật hữu khuẩn 9-12
3 Rửa sấy, chuẩn bị dụng 9-12 Nên đặt giữa hai
cụ phòng vô khuẩn và
hữu khuẩn
4 Phòng cấp cứu 15-18 Từ 1-2 giường
24-32 Từ 3-4 giường
5 Phòng xét nghiệm thông 15-18 5-6 m2/nhân viên
thường
6 Phòng X quang 24
7 Phòng trưởng khoa 18
8 Phòng bác sĩ 24-36 Có thể bố trí chung
cho từ 2-3 đơn
nguyên cùng khoa
9 Phòng bác sĩ điều trị 15-18 Hoặc tính bằng 6
10 Phòng y tá hành chính 15-18 m2/chỗ, nếu có lưu
trữ hồ sơ bệnh án thì
tính thêm
11 Chỗ trực và làm việc 18-24
của y tá
12 Phòng y tá trưởng 15-18
13 Phòng trực bác sĩ nam 15-18
14 Phòng trực bác sĩ nữ 18-24
15 Phòng nhân viên 18-24 Cho 50 giường hoặc
16 Phòng giao ban, sinh 24-36 cho 2 đơn nguyên
hoạt của đơn nguyên, hoặc tính bằng 0.8-1
hướng dẫn sinh viên m2/người nhưng
thực tập không quá
36m2/phòng
17 Phòng thay quần áo nam 18 Từ 0.2-0.3 m2/chỗ
18 Phòng thay quần áo nữ 18 mắc áo hoặc từ 0.35-
0.45 m2/chỗ treo áo
cá nhân
19 Khu vệ sinh 18-24 Nam/nữ riêng biệt

II.1.1.7 Khu hành chính – quản lý:


Khối hành chính – quản lý không phải là chức năng đặc thù của
công trình, không tham dự vào dây chuyền chuy6en môn khám chữa
bệnh.
* Vị trí:
Về quan điểm thiết kế bệnh viện, những vị trí tốt nhất, thuận lợi
nhất phải dành cho các khối chuyên môn điều trị. Tuy nhiên, khối hành
chính – quản lý lại có quan hệ với các khối chức năng trên và có sự ảnh
hưởng nhất định về không gian kiến trúc, môi trường, vô trùng… do đó vị
trí của khối này có thể nằm ở nhiều nơi:
- Bộ phận quản lý nằm tại nơi khách dễ liên hệ, tuy nhiên nên ưu
tiên chỗ tốt cho các khối chuyên môn như ngoại trú, nghiệp vụ…
- Nên bố trí có thể liên hệ khu hành chính từ sảnh chính của toàn bộ
công trình. Nếu phải nhường chỗ đó cho các khối chuy6en môn có thể tổ
chức riêng sảnh cho khu hành chính, có quầy hướng dẫn riêng thường kết
hợp với phòng trực tổng đài.
* Yêu cầu chung:
- tuân thủ các yêu cầu cơ bản của thiết kế trụ sở, cơ quan.
- Vị trí ở nơi khách đến liên hệ công tác, hoặc nghiên cứu có thể dễ
nhìn thấy.
- Cách ly với dây chuyền chuyên môn của bệnh viện, nên có lối vào
và sảnh đón tiếp riêng.
- Có lối giao thông dẫn đến các khu vực khác.
* Các thành phần và đặc điểm
- bộ phận giám đốc gồm phòng làm việc và các bộ phận phụ trợ ban
giám đốc.
- Phòng họp giao ban: để họp giao ban hàng ngày giữa các ban lãnh
đạo bộ phận với ban giám đốc. Vì vậy tính toán sức chức phù hợp quy mô
bệnh viện, nên bố trí gần phòng giám đốc.
- Phòng y vụ: cơ quan tham mưu và kế hoạch trong việc điều hành
bệnh viện, nên ở gần phòng viên trưởng, cũng là nơi nhận báo cáo các bộ
phận gửi lên nhận tình hình chung và tình hình các ca đặc biệt. Vì vậy
phải liên hệ trực tiếp với kho lưu trữ hố sơ.
- Văn phòng làm việc: tùy theo cơ cấu bệnh viện để bố trí các
phòng làm việc này. Thông thường gồm hành chính, kế toán, tài vụ, quản
trị, tổ chức nhân sự, đoàn thể…
- Phòng nghỉ cho nhân viên: dành cho cán bộ, nhân viên (không
phải y bác sĩ) ở lại trực bệnh viện.
- Thư viện: tùy theo quy mô và cấp bệnh viện để tính toán quy mô
thư viện. Thư viện này dành cho bác sĩ, y tá, nhân viên, sinh viên thực tập
và giáo sư các trường đại học sử dụng (nếu ở bệnh viện lớn, chuyên sâu).
Thư viện nên kế bên phòng hồ sơ, có kệ lưu trữ các hồ sơ (lưu qua các
đĩa) và các bàn đọc, máy tính, kho sách và hồ sơ tuân theo các tiêu chuẩn
chung về thiết kế thư viện. Ngày nay, ở một số bệnh trên thế giời có tổ
chức thư viện lớn riêng biệt để phục vụ cả bệnh nhân và thân nhân có nhu
cầu.
- Hội trường – hội thảo: là phòng đa năng, là nơi hội họp của bệnh
viện. Có thể dùng tổ chức hội thảo khoa học và giảng dường dành cho
sinh viên thực tập. Ở các bệnh viện lớn giảng đường có thể bố trí riêng và
kết hợp với hội thảo. Hội trường – hội thảo nên ở gần thư viện. Ở các
bệnh viện nhỏ, phòng họp được kết hợp với thư viện. Sách đặt trên các kệ
dọc tường hoặc có thể ngăn cách không gian họp với thư viện bằng các
vách ngăn di động, tháo lắp nhanh.
II.1.1.8 Khu phụ trợ - dịch vụ tổng hợp:
a. Khu giặt:
- Cần tổ chức phân biệt lối đi nhận đồ dơ và nơi chờ phát đồ
sạch. Chú ý khu này phải có một sân phơi. Dây chuyền khu này
như sau:

- Cần phải chú ý việc có biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm
do thải nước dơ và khói từ lò nấu thanh trùng. Khu giặt nên gần
trung tâm thanh trùng.
- Nhiều bệnh viện không còn tổ chức khu giặt trong khuôn viên
mà thuê các xí nghiệp giặt chuyên nghiệp làm việc này.
b. Khoa dinh dưỡng:
*Chức năng:
- Khoa dinh dưỡng của bệnh viện có nhiệm vụ tổ chức phục vụ
ăn uống cho người bệnh chế độ ăn uống theo bệnh lý.
- Tham gia đào tạo cán bộ chuyên khoa, nghiên cứu khoa học về
ac1c chế dộ dinh dưỡng phục vụ người bệnh.
- Nhà bếp nên đặt tại nơi ít ảnh hưởng bệnh nhân do tỏa nhiệt,
khói và các mùi nặng. Tuy nhiên, điều này có thể hạn chế được
khi có các trang thiết bị mới như bếp gas, toa thu khói kiểu mới,
hệ thống điều hòa không khí cưỡng bức.
- Nhà bếp cũng phải đặt tại vị trí không có các dòng giao thông
khác đi xuyên qua như dòng quần áo sạch, dơ, các vật tư từ
trong kho… cần cách ly tuyến xuất cơm ra và nhận dụng cụ ăn
dơ trở lại.
- Cần tạo nơi tập hợp các xe đẩy chở cơm đứng chờ cả ở 2 tuyến
xuất và nhập. Để có thể phục vụ sớm khuya, khu bếp nên có nơi
cho nhân viên ngủ lại để trực.
c. Kho:
- Có nhiều kho khác nhau (kho sạch, kho bẩn, kho dụng cụ, kho
đồ vải, kho thuốc…) trong bệnh viện.
- Tuy là thành phần phụ trợ nhưng vô cùng cần thiết và phải
được bộ phận quản lý giám sát chặt chẽ, khi nói đến dây chuyền
sạch, bẩn, các kho cần được bố trí ở vị trí thích hợp để đảm bảo
vệ sinh.
d. Khu dịch vụ thương mại:
- Ngày nay, các dịch vụ thương mại cũng đã trở thành một nhu
cầu thiết yếu trong bệnh viện. Chức năng này thường gần với
sảnh bao gồm: các shop quần áo, nhu yếu phẩm, cắt tóc, may đồ,
tiệm ăn, căn tin. Có như vậy người bệnh mới không có cảm giác
mình bị cách ly khỏi xã hội.
II.1.1.9 Khu phục hồi – vật lý trị liệu:
* Dây chuyền chức năng:

a. Thủy trị liệu:


* Định nghĩa:
- Thủy trị liệu là phương pháp sử dụng nước tác động lên mặt ngoài
của cơ thể để chữa bệnh. Nước là một ôi trường thuận lợi để trao đổi nhiệt
lượng với cơ thể, để tạo sức ép và sự kích thích cơ học lên mặt da để thực
hiện sự đề kháng hay trợ giúp với các cử động chủ động.

* Các hình thức của thủy trị liệu:


- Ngâm nước toàn thân: ngâm nước nóng, ngâm nước lạnh.
- Ngâm nước từng phần: ngâm bàn tay, ngâm bàn chân, ngâm chân.
- Tắm + kích thích cơ học: tắm bồn nước xoáy, tắm vòi và vòi
phun.
- Đắp lạnh.
- Tắm hơi nước nóng.
* Vị trí – tính chất không gian:

* Các yếu tố tác động của thủy trị liệu:


- Yếu tố lực đẩy và áp suất: khi đặt bộ phận cơ thể trong nước thì
trọng lượng cơ thể sẽ giảm đi đáng kể tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận
động dễ dàng hơn.
- Yếu tố nhiệt: Nước có thể được dùng để tăng hay giảm nhiệt độ
cục bộ hay toàn thân qua các hiện tượng dẫn nhiệt và đối lưu. Tác dụng trị
liệu phụ thuộc vào sự khác biệt của nhiệt độ giữa da và nước, phương
thức ứng dụng, diện tích vùng điều trị, tốc độ và thời gian trị liệu.
- Yếu tố cơ học: Dùng dòng nước nóng luân chuyển tác động lên da
có tác dụng kích thích các thụ cảm thể giống như sự xoa bóp, làm giảm
đau và giãn cơ.
- Yếu tố hóa học: Các thành phần này có thể là tự nhiên (trong
nước, trong thiên nhiên) hay nhân tạo (được pha thêm vào phù hợp với
mục đích điều trị). Trong thực hành điều trị người ta thường phối hợp các
yếu tố trên với nhau tạo ra các kĩ thuật điều trị khác nhau.
b. Vận động trị liệu:
* Định nghĩa:
- Vận động trị liệu (VĐTL) là thực hiện các vận động, tư thế hoặc
các hoạt động thể lực của cơ thể một cách có hệ thống và kế hoạch nhằm
mục đích phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
* Hỉnh thức tập:
- Do người khác tập cho, người bệnh thụ động.
- Do bản thân người bệnh tụ tập, tập chủ động có người hỗ trợ.
- Do bản thân người bệnh tự tập, chủ động không có người hỗ trợ.

Các hình thức vận động bao gồm:


- Vận động tăng sức bền.
- Vận động tăng hiệu suất cơ.
- Vận động tăng độ linh động.
- Vận động cải thiện kiểm soát và điều hòa thần kinh.
- Vận động kiểm soát tư thế, cơ học cơ thể và sự cố định:
+ Vận động rèn sự thăng bằng và nhanh nhẹn.
+ Vận động thư giãn.
+ Tập thở và tập cơ hô hấp.
+ Vận động chức năng.
+ Tập thụ động theo tâm vận động khớp.
+ Tập chủ động theo tâm vận động khớp.
+ Các bài tập khác: Tập kháng trở, kéo dãn…

Ngoài ra, còn có các hình thức vận động cho trẻ em:
- Tập vận động: Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi trẻ.
- Tập sinh hoạt hằng ngày: ăn uống, vệ sinh, tắm rửa, mặc quần
áo…
- Tập kĩ năng ăn uống: tập cầm nắm vật dụng và cách ăn uống.
- Tập kĩ năng giao tiếp, ngôn ngữ: trao đổi giữa hai hay nhiều
người, bao gốm việc gửi thông tin theo chủ đề nào đó và nhận lại phản
hồi.
- Hoạt động vui chơi: trong nhà và ngoài trời.

* Vị trí và tính chất không gian:

- Không gian tập chủ động mở ra thiên nhiên, cần nhiều ánh sáng tự
nhiên. Chiều cao phòng tùy thuộc độ rộng của phòng sao cho không bị ức
chế không gian (>=3300).
- Không gian tập chủ động có hỗ trợ ít mở ra thiên nhiên. Sử dụng
ánh sáng nhân tạo hoặc trực tiếp từ trần (mặt trời).
- Không gian tập thụ động ít mở ra thiên nhiên vì tính riêng tư.
Không lấy sáng từ trần.
- Không gian vận động cho trẻ em vui tươi, bo tròn các góc cạnh.
Ưu tiên lấy sáng tự nhiên.
-> Không gian vận động trị liệu cần ánh sáng đầy đủ và hạn chế cột
trong không gian tập. Không gian không qua dài và hẹp. Tùy từng mục
đích tập mà mỗi phòng có chiều cao phù hợp với máy tập và dụng cụ tập.
* Các yếu tố tác động:
Mục đích chính (chung):
- Duy trì và phục hồi tầm hoạt động của khớp, tính mềm dẻo của
mô mềm, phòng ngừa các thương tật thứ cấp do bất động.
- Làm tăng sức mạnh, sức bền và khả năng kiểm soát vận động của
cơ, cải thiện sự vững khớp.
- Cải thiện sức khỏe và sức bền tim mạch.
- Cải thiện điều hợp thần kinh – cơ, cảm thụ bản thể, thăng bằng.
- Gia tăng khả năng hoạt động và các kĩ năng chức năng.

Mỗi giai đoạn vật lí trị liệu sẽ có hiệu quả và mục đích tăng dần lên.
Các mục đích chính (riêng) của các phương pháp trị liệu vận động:
- Vận động thụ động:
+ Phòng ngừa kết dính khớp.
+ Duy trì độ dài cơ và phần mềm quanh khớp, ngăn ngừa co rút.
+ Tăng cảm giác cảm thụ bản thể.
+ Phòng ngừa các biến chứng do bất động khác.
- Vận động chủ động (có người hỗ trợ):
+ Phòng ngừa kết dính khớp.
+ Duy trì độ dài cơ và phần mềm quanh khớp, ngăn ngừa co rút.
+ Tăng cảm giác cảm thụ bản thể.
+ Phòng ngừa các biến chứng do bất động khác.
+ Tăng tiến cơ lực.
- Vận động chủ động:
+ Phòng ngừa kết dính khớp.
+ Duy trì độ dài cơ và phần mềm quanh khớp, ngăn ngừa co rút.
+ Tăng cảm giác cảm thụ bản thể.
+ Phòng ngừa các biến chứng do bất động khác.
+ Tăng tiến cơ lực, cải thiện chức năng.
c. Điện xung trị liệu:
* Định nghĩa:
- Là một phương pháp điều trị bằng các xung điện có tần số thấp
và trung bình. Tín hiệu xung điện là tín hiệu điện áp hay dòng
điện biến đổi theo thời gian một cách rời rạc (tức không liên
tục).
- Tín hiệu điện xung có thể là một dây theo xung tuần hoàn theo
thời gian với chu kì lặp lại, hay chỉ là một xung đơn xuất hiện
một lần, có cực tính hoặc cực tính thay đổi.
* Hình thức tập:
- Tập cùng nhiều máy móc khác nhau: máy massage, bấm huyệt
xung điện, máy điện xung trị liệu STT…
* Vị trí – tính chất không gian:

* Tác dụng:
- Giảm đau và giảm trương lực cơ:
+ Cơ chế cổng kiểm soát: các xung động thần kinh do tác dụng
của dòng điện xung khi đi vào tủy sống làm ức chế sự dẫn
truyền cảm giác đau lên não.
+ Cơ chế phóng thích endorphine: tác động của xung động thần
kinh do dòng điện xung kích thích não giải phóng các morphine
nội sinh (gọi là endorphine) nên có tác dụng giảm đau.
- Kích thích thần kinh:
+ Các dòng điện xung có tần số thấp, cường độ tăng nhanh, loại
dòng điện như dòng tam giác, chữ nhật, AMF, giao thoa, kiểu
Nga… có tác dụng kích thích thần kinh cơ, làm tăng dẫn truyền
thần kinh, tăng trương lực cơ, tăng khối lượng cơ.
d. Châm cứu:
* Định nghĩa:
- Châm cứu là phương pháp điều trị không thể thiếu của y dược cổ
truyền phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam,
châm cứu đã phát triển rộng rãi trong việc phòng và trị bệnh. Châm cứu
gồm hai hình thức khác nhau:
+ Châm: dùng kim xuyên qua da của một vùng cơ thể nhất định gọi
là huyệt.
+ Cứu: dùng lá khô của cây Ngãi cứu (Artemisia vulgaris L) đốt lên
để hơ nóng trên huyệt.
* Hình thức tập:
- Thể châm: châm các huyệt tr6en cơ thể.
- Nhỉ châm: châm các huyệt trên loa tai.
- Điện châm: châm hoặc ấn các huyệt trên mặt.
- Túc châm, thủ châm, tỵ châm.
- Châm tê.
* Vị trí – tính chất không gian:

* Tác động của châm cứu:


- Giảm đau trong các loại bệnh lý như: thoái hóa khớp, thoát vị đĩa
đệm, đau đầu migrain…
- Phục hồi liệt: di chứng tai biến, sau chấn thương, liệt thần kinh số
VII ngoại tiền…
- Rối loạn giấc ngủ và căng thẳng (stress).
- Tăng cường dinh dưỡng mô, cơ, da và tổ chức dưới da (dùng
trong thẩm mỹ).
- Tăng sức đề kháng, hỗ trợ cắt cơn thiếu thuốc (thuốc lá, thuốc gây
nghiện…).
II.1.2 Các yêu cầu thiết kế khác:
II.1.2.1 Yêu cầu về thiết kế chiếu sáng:
- Hệ thống điện chiếu sáng phải độc lập với hệ thống điện động lực.
- Chiếu sáng nhân tạo phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm năng lượng.
- Sảnh đợi, đón tiếp, nơi đăng ký, nơi đăng ký lấy số và
nhận/trả kết quả, khu phụ trợ và hành lang nên sử dụng phương chiếu sáng
tự nhiên kết hợp với chiếu sáng nhân tạo.
- Tiêu chuẩn chiếu sáng cho các khu vực trong bệnh viện phải đảm
bảo các yêu cầu quy định trong bảng sau:
Độ rọi tối thiểu
Khu vực Ghi chú
(lux)
Phòng đợi, tiếp nhận, phân
200
loại
Nơi đăng ký, lấy số và nhận
200
trả kết quả
Nơi chuẩn bị, phòng vệ sinh,
150
tháo thụt, thay quần áo
Hành lang, lối đi 200
Phòng hành chính, văn phòng 150
Phòng hội chẩn 500
Kho (dụng cụ, thiết bị, vật
phẩm y tế và dược phẩm, đồ 150
bẩn)
Phòng bệnh nhân
Chiếu sáng chung 100
Chiếu sáng đọc sách 300 Đèn cục bộ
Khám thông thường 300
Khám và điều trị tại giường 1.000 Đèn cục bộ
Phòng trực của bác sỹ, y tá
Chiếu sáng chung 300
Chiếu sáng làm việc 500
Phòng khám bệnh
Chiếu sáng chung 500
Khám khu trú 1.000
Khoa Chẩn đoán hình ảnh
Phòng chụp X quang, siêu âm,
150/150 Điều khiển ở hai mức sáng
CT, MRI
Phòng điều khiển, xử lý hình
300
ảnh
Phòng xử lý phim 75
Các khoa Xét nghiệm
Các labo, khu chuẩn bị môi Điều khiển được hai mức
700/300
trường, chuẩn bị mẫu sáng

- Thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho công trình bố trí hành lang giữa
(có chiều dài không lớn hơn 20 m) có thể lấy ánh sáng từ mọi phía. Hành
lang giữa dài hơn 40 m phải được chiếu sáng từ hai phía và có khoang lấy
sáng không được nhỏ hơn 3 m cách đầu hồi từ 20 m đến 25 m.
- Hệ thống chiếu sáng trực đêm trong phòng bệnh nhân cần đảm bảo
độ rọi 5 lux trên mặt ngang cách sàn 0,8 m. Các đèn phải bố trí thấp hơn
mặt giường, không được gây chói cho bệnh nhân và điều khiển riêng biệt
với các hệ thống chiếu sáng khác. Hệ thống chiếu sáng trực đêm trong
phòng bệnh nhi phải đảm bảo độ rọi 20 lux.
- Diện tích cửa sổ lấy sáng tự nhiên phải đảm bảo quy định:
- Đối với phòng bệnh nhân, nhân viên: không nhỏ hơn 20 % diện tích
sàn;
- Đối với các phòng phụ trợ: không nhỏ hơn 15 % diện tích sàn.
- Hướng mở cửa sổ các gian phòng chủ yếu trong bệnh viện tham
khảo phụ lục K.
- Trong bệnh viện phải có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố có trị số độ
rọi không nhỏ hơn 5 % trị số độ rọi quy định trong Bảng 37 và đảm bảo
quy định:
- Không nhỏ hơn 2 lux với hệ thống đèn chiếu sáng sự cố trong nhà;
- Không nhỏ hơn 1 lux với hệ thống đèn chiếu sáng sự cố ngoài nhà.
II.1.2.2 Yêu cầu về giải pháp thông gió:
- Khi thiết kế hệ thống thông gió và điều hòa không khí cho bệnh
viện cần có các giải pháp công nghệ, giải pháp kiến trúc và kết cấu một
cách hợp lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh, tuân thủ các quy định trong TCVN
5687 : 2010 và đảm bảo công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu
quả [9].
- Cần thiết kế thông gió cơ khí cho các phòng thí nghiệm có sản sinh
ra hơi độc, hỗn hợp bụi khí có nguy hiểm về cháy nổ hoặc có lò đốt.
CHÚ THÍCH:
1) Đối với các phòng thí nghiệm có thải hơi độc thì bố trí hút hơi tại
chỗ bằng các tủ hút hơi. Nơi thoát hơi độc phải bố trí ở chỗ thoáng không
ảnh hưởng tới người làm việc hay sinh hoạt.
2) Số lần trao đổi không khí của phòng được tính toán theo nồng độ
cho phép của hơi độc trong phòng và lượng nhiệt thừa tỏa ra.
- Phải thiết kế hệ thống quạt trần, thông gió cơ khí cho các khoa,
phòng trong bệnh viện.
- Sảnh đợi, đón tiếp, nơi đăng ký, nơi đăng ký lấy số và nhận/ trả kết
quả, khu phụ trợ và hành lang nên sử dụng cả phương pháp thông gió tự
nhiên và thông gió nhân tạo.
- Khu vực bố trí điều hòa không khí cần phân bố theo điều kiện và
có thời gian vận hành thích hợp tùy chức năng của từng phòng.

II.1.2.3 Yêu cầu về các thành tồ nội thất:


a. Sàn:
- Bề mặt sàn phải phẳng, nhẵn, đảm bảo không trơn trượt, chống
thấm và dễ cọ rửa. Ở một số khu vực khác, bề mặt sàn còn phải đảm
bảo các yêu cầu sau:
- Phòng chụp mổ, phòng Xquang; phải chống tĩnh điện, đảm bảo an
toàn bức xạ;
- Các phòng chức năng trong khoa cấp cứu, khoa điều trị tích cực và
chống độc: phải chịu được hóa chất, có tính kháng khuẩn và giảm
tĩnh điện;
- Phần tiếp giáp giữa sàn và tường phải đảm bảo dễ cọ rửa, chống
bám bụi.

b. Tường:
- Bề mặt tường phải được quét sơn, quét vôi đảm bảo vệ sinh và mỹ
quan.
- Bề mặt tường bên trong có yêu cầu vệ sinh, cọ rửa thường xuyên
phải được quét sơn hoặc sử dụng vật liệu đảm bảo chống thấm và
chống ăn mòn của hóa chất tới độ cao tối thiểu 2,0 m so với mặt sàn.
- Tường bên trong phòng X quang phải dùng vật liệu cản được tia
xạ, đảm bảo an toàn bức xạ ion hóa theo quy định của TCVN
6561 và TCVN 6869.
- Tường bên trong các phòng tạm lưu cấp cứu, điều trị tích cực và
chống độc, phòng làm thủ thuật can thiệp, phòng mổ phải hoàn thiện
bằng vật liệu chống thấm, chống ăn mòn hóa chất, kháng khuẩn, dễ
cọ rửa từ sàn tới trần.
- Tường bên trong khu vực hàng lang có chuyển cáng, xe và giường
đẩy phải gắn thanh chống va đập ở độ cao từ 0,7 m đến 0,9 m tính từ
mặt sàn.

c. Trần:
- Bề mặt trần phải phẳng, nhẵn, không bám bụi, đảm bảo cách nhiệt,
cách âm, chống thấm.
- Trần bên trong phòng và hành lang của khoa cấp cứu và khoa Điều
trị tích cực và chống độc, khoa Phẫu thuật - gây mê hồi sức phải có
bề mặt phẳng, nhẵn không bám bụi, kháng khuẩn, bảo ôn và chống
thấm.
- Các phòng, hành lang phải có trần kỹ thuật lắp đặt các thiết bị chiếu
sáng, phòng cháy chữa cháy, điều hòa không khí và các thiết bị kỹ
thuật khác.
- Trần bên trong phòng Xquang phải dùng vật liệu cản được tia xạ
đảm bảo an toàn bức xạ ion hóa tuân theo quy định trong TCVN
6561 và TCVN 6869.

d. Cửa đi:
- Kích thước đảm bảo yêu cầu sử dụng.
- Phòng cấp cứu, phòng chăm sóc tích cực phải được thiết kế cửa
hai cánh, bản lề mở hai chiều hoặc đóng mở tự động và phải có chốt,
khóa an toàn.
- Cửa thoát hiểm chính của các khối công trình và khu vực tập trung
đông người phải được thiết kế mở ra phía ngoài.
- Cửa sảnh, cửa phòng phân loại có thể thiết kế dạng đóng mở tự
động.
- Các cửa đi chính có chuyển xe, giường đẩy dùng cửa có bản lề mở
2 chiều.
- Phòng Xquang phải được thiết kế cửa đẩy ngang có ray treo, đảm
bảo an toàn bức xạ ion hóa đảm bảo kín không để lọt tia xạ khi chiếu,
chụp. Phải có đèn hiệu biển cảnh báo bức xạ ở bên ngoài phòng chụp.

e. Cửa sổ:
- Phải có hệ thống song sắt bảo vệ và lưới chống côn trùng (nếu cần).
- Các phòng đặt thiết bị Xquang, máy chụp cắt lớp và máy cộng
hưởng từ không được thiết kế cửa sổ.
II.1.2.4 Yêu cầu về Ngoại thất:
Thiết kế nội và ngoại thất phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đồng bộ với công nghệ, trang thiết bị và kết cấu chịu lực;
- Phù hợp tâm sinh lý của bệnh nhân, nhân viên;
- Bền vững và thuận tiện cho công tác vệ sinh bảo dưỡng thường
xuyên;
- Có biện pháp phòng chống mối mọt cho công trình.

II.1.2.5 Yêu cầu về cảnh quan:


- Cây xanh, sân vườn bên ngoài phải được thiết kế quy hoạch phù
hợp với hình khối, chức năng sử dụng của công trình như sân đón
tiếp, sân vườn đi dạo, dải cây xanh, thảm cỏ cách ly, vườn thuốc y
học cổ truyền...
- Trồng cây xanh, thảm cỏ ở những khoảng trống để tạo môi trường
vi khí hậu, cách ly giữa khoa Truyền nhiễm, khoa Quản lý nhiễm
khuẩn, khoa Dinh dưỡng và nhà Đại thể với các khối công trình khác.
- Không trồng các loại cây có nhựa độc, gai và có hoa quả thu hút
côn trùng.
- Phải có khoảng chuyển tiếp rộng từ 1,2 m đến 1,5 m tại lối vào từ
sân, vườn lát gạch để không mang theo bụi, đất vào bên
trong công trình.
- Các ao, hồ tự nhiên và tạo cảnh không được dùng làm nơi chứa
nước thải.

II.2 Hiện trạng các thiết kế/ giải pháp tiền lệ:
II.2.1 Tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Theo nghiên cứu và tìm hiểu, hầu hết các khu phục hồi chức năng
tại Thành phố Hồ Chí Minh đều tồn tại dưới dạng một khu vực/ khoa trực
thuộc một bệnh viện lớn, các trung tâm phục hồi chung cho nhiều nhóm
đối tượng, nhiều loại bệnh khác nhau, chứ chưa có các trung tâm phục hồi
riêng biệt dành cho nhóm đối tượng mắc các vấn đề về tâm lý. Bên cạnh
đó, các bệnh viện hoặc trung tâm điều trị tâm lý, tâm thần điển hình như
Bệnh viện tâm thần thành phố Hồ Chí Minh có các khu phục hồi tích hợp
chung trong công trình và không có sự phân tách rõ ràng cho hai nhóm
đối tượng riêng biệt là nhóm đang điều trị và nhóm cần hỗ trợ phục hồi
sau điều trị. Các trung tâm trị liệu và tư vấn tâm lý, phục hồi chức năng
riêng biệt hầu hết đều là các công trình tư nhân có qui mô nhỏ, không có
diện tích lớn để có các khoảng sân vườn rộng lớn hỗ trợ cho việc điều trị
đạt hiệu quả cao.
Bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng 1A TP.HCM. Nguồn:
Internet

Bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng TP.HCM. Nguồn: Internet

Trung tâm Vật lí trị liệu và phục hồi chức năng Thiền Tâm.. Nguồn:
Internet
Ngoài việc chưa có các trung tâm phục hồi riêng biệt thì tại Thành
phố Hồ Chí Minh cũng chưa có một trung tâm điều trị nào dành riêng cho
các người mắc các chứng bệnh về tâm lý, hầu hết được điều trị chung với
các bệnh nhân tâm thần, còn nếu muốn điều trị riêng tư hơn thì chỉ có thể
đến các phòng khám tư nhân. Đây là một trong những thiếu sót vô cùng
lớn đối với công tác điều trị các chứng bệnh về tâm lý.
Tại các trung tâm phục hồi tập trung, vì tích hợp chung với các
bệnh viện nên dễ dàng nhận thấy các không gian được thiết kế hoàn toàn
giống với các không gian của bệnh viện, từ nơi nghỉ ngơi cho đến phòng
ốc điều trị. Các hoạt động vật lí trị liệu không cần máy móc chuyên sâu
hầu hết được điều trị tập thể, không có sự riêng tư. Các phòng trị liệu có
máy móc thì được thiết kế như một phòng khám – chữa bệnh thông
thường ở các bệnh viện, với một sự nhận dạng dễ gây cảm giác xa lạ, và
ang tới tâm lý “sọ bệnh viện” cho người được điều trị. Không những thế,
do nhiều lý do mà cơ sở vật chất của nhiều khu phục hồi đã xuống cấp từ
rất lâu nhưng vẫn không có cơ hội sửa sang, nâng cấp, điều này ảnh
hưởng rất nhiều đến chất lượng phục hồi của bệnh nhân.
Vì vậy, việc cần có một trung tâm phục hồi hỗ trợ đặc thù cho
những người mắc bệnh tâm lý như trầm cảm đang là một vấn đề cần được
giải quyết trong bối cảnh xã hội hiện nay. Và cần phải có một thiết kế
ngoài đảm bảo các tiêu chuẩn còn phải có một thiết kế có sự đầu tư, quan
tâm nhiều hơn đến các đặc điểm của nhóm đối tượng.
II.2.2 Trên thế giới:
Dưới đây là một số công trình trung tâm phục hồi tham khảo.
a. Trung tâm phục hồi chức năng Groot Klimmendaal của
Architectenbureau Koen van Velsen, Hà Lan
Trong cảnh quan rừng nhấp nhô xung quanh Arnhem ở phía đông
của Hà Lan, Groot Klimmendaal có thể được tìm thấy đứng như
một con nai yên tĩnh giữa những tán cây. Tòa nhà được đúc hẫng
trên địa hình rừng cây, mặt tiền nhôm anodised vàng nâu cho phép
tòa nhà gần 14.000m2 hòa quyện với môi trường tự nhiên xung
quanh nó. Bên trong công trình có đầy đủ các khu vực chức năng
như trong một khu dân cư, các phòng tập, phòng gym, trung tâm
thương mại, nhà hàng… giúp cho những người tham gia điều trị
phục hồi và thân nhân có một trải nghiệm gần gũi và đáp ứng được
mọi nhu cầu sinh hoạt thiết yếu.
Nguồn ảnh: Internet

Sự kết nối giữa không gian trong và ngoài được tổ chức bởi các
mảng xanh, có các khu vườn và công viên phía trong công trình danh cho
người đi bộ tập thể dục. Ngoài ra, việc kết nối phía trong công trình là
một cuốn thang bằng gỗ chạy xuyên suốt công trình giúp liên kết và kích
thích các bệnh nhân phục hồi tích cực trong việc tập thể dục. Giá trị cao
nhất trong thiết kế là việc đặt con người nằm giữa bối cảnh thiên nhiên
rộng lớn, không gian mở với các diện kính lớn giúp lấy ánh sáng tự nhiên
vào xuyên suốt không gian nội thất, đồng thời giúp điều hòa nhiệt độ. Các
khoàng xanh là một trong những yếu tố hỗ trợ phục hồi nhanh chóng. Nội
thất được nhấn nhá bởi các ảng màu sắc bắt mắt trên nền trắng, với hệ
thống chiếu sáng thú vị giúp tạo nên một thiết kế thú vị.
Nguồn ảnh: Internet

* Dự án tích hợp các cơ sở chăm sóc sức khỏe vào các căn hộ lều ở Bắc
Kinh của Cameron Clarke:
Cũng giống như ở Việt Nam các trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần
tại Bắc Kinh không được chú trọng và hầu hết chỉ là những ngôi nhà nhỏ
nép mình bên những ngồi lếu của cư dân bản địa. Với dự án tích hợp các
cơ sở điều trị tâm thần vào kiến trúc địa phương, góp phần đưa điều trị
đến gần nhà hơn. Đây là việc tạo ra cho thiết kế một sự nhận dạng gắn
liền với địa phương nhất định, kết hợp các yếu tố về văn hóa và vật liệu
địa phương giúp kêu gọi và động viên người dân đến phòng khám một
cách tự tin, không còn e dè hay tự ti. Đồng thời, dự án còn kết hợp một số
liệu pháp trị liệu bằng công nghệ hiện đại mới vào, góp phần nâng cao
dân trí cho những người dân nơi đây.
Chương III. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
Với nhiều yếu tố tác động đến hành vi, nhận thức và tâm lý, cùng
với sự phát triển không ngơi nghỉ sinh ra hàng ngàn vấn đề, hàng triệu
nguồn thông tin, điều này dễ dàng dẫn đến sự quá tải cho con người. Trầm
cảm nói riêng và các vấn đề về sức khỏe tâm thần nói chung là một vấn đề
hết sức đáng lo ngại trong thời điểm cuộc sống hiện đại ngày nay. Đối
mặt với tất cả những vấn đề đó, sự chịu đựng của con người là có giới
hạn. Tất cả những đúc kết dưới đây về các yếu tố thiết kế Kiến trúc – Nội
thất là những đúc kết có được thông qua những tài liệu nghiên cứu đi
trước. Bản thân người thực hiện tổng hợp cảm thấy đây là những thông tin
góp phần hỗ trợ cho quá trình phục hồi của những người mắc bệnh được
tốt hơn, cung cấp thêm kiến thức giúp những người chưa gặp các vấn đề
về tâm lý và sức khỏe tâm thần tránh khỏi và giải quyêt những vấn đề
trong không gian sống hằng ngày, ngăn ngừa tối đa việc mắc phải. Bài
nghiên cứu hoàn toàn không phải là những giải pháp dùng để điều trị cho
những người đang gặp vấn đề. Nếu không may, chúng ta mắc phải một
trong những vấn đề nêu trên, sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng thì cách giải
quyết tốt nhất vẫn là đến gặp các chuyên gia, y bác sĩ để chẩn đoán và
điều trị bằng các phương pháp trị liệu, hoặc các phương pháp về y khoa
nếu cần.
III.1 Các giải pháp kích thích giác quan của người trầm cảm:
Giác quan Đặc trưng Các yếu tố Giải pháp Ghi chú
của người tác động
trầm cảm
Thị giác - Vấn đề nhìn - Hình dáng - Thay đổi, Xem phần
rõ bị ảnh cấu trúc hạn chế các giải pháp
hưởng khi tự không gian, chi tiết sắc cụ thể ở
cô lập mình trang thiết cạnh, nhọn. - các mục
trong không bị. Đổi vật liệu tương ứng
gian kín và - Ánh sáng. ốp hạn chế sử III.2, III.3,
thiều sáng khá dụng kim loại. III.4
lâu, ít tiếp xúc - Cường độ
ánh sáng mặt chiếu sáng
trời và thị giác phù hợp từng
bị giảm do khu vực chức
thiếu ngủ năng.
hoặc thiếu - Tránh chói
chất dinh sáng từ các
dưỡng -> vật dụng có bề
nhạy cảm với mặt phản
ánh sáng. chiếu, thay
- Người trầm đổi cường độ
cảm nặng sẽ quá đột ngột.
bị tác động - Áp dụng các
bởi các đồ vật giải pháp cải
nhọn bằng thiện giấc
kim loại hoặc ngủ.
các chi tiết
góc cạnh,
thanh treo ->
ý nghĩ tự sát.
- Dùng thuốc
có thể gây ra
khô và mờ
mắt.
- Một số
trường hợp rối
loạn tương
phản trắng
đen và nhìn
thấy màu xám
nhiều hơn sau
khi trài qua
trầm cảm.
Thính giác - Nhạy cảm - Tiếng ồn.- Hạn chế
hơn với tiếng tiếng ồn từ
ồn. bên ngoài
bằng các biện
pháp cách âm,
ngăn chia
hoặc trồng
cây.
Khứu giác - Giảm độ - Mùi hương - Kích thích
thính của khứu giác
khứu giác. bằng các giải
pháp tạo mùi
hương từ cây
cỏ.
Vị giác - Giảm vị giác - Thức ăn - Kích thích vị
trong cảm - Ánh sáng giác để ăn
nhận mùi vị - - Màu sắc ngon miệng
> chán ăn hơn bằng ánh
hoặc ăn không sáng và màu
thấy ngon sắc tại các
miệng.
không gian
phòng ăn.
Xúc giác - Giảm khả - Bề mặt - Hạn chế sử
năng chịu đau chất liệu. dụng các vật
về thể xác. liệu thô sần,
- Nhạy cảm tác động tới
với các bề mặt xúc giác
hơn. mạnh.

III.2 Giải pháp về không gian:


a. Chiều kích không gian:
- Kích thước thông thủy và diện tích không gian phải đảm bảo đáp ứng đủ
tiêu chuẩn thiêt kế để mang lại sự thoải mái phù hợp. Vì diện tích quá hẹp
hay trần thấp sẽ gây cảm giác bức bối, người trầm cảm sẽ cảm thấy cảm
giác cô lập rõ ràng hơn.

- Không gian nên được thông thoáng, tinh gọn, không có quá nhiều góc
khuất, hạn chế tạo những hành lang quá dài để giảm cảm giác bất an, tiêu
cực.

Nguồn ảnh: Internet


- Không để lộ hệ dầm trên trần hay các hệ kết cấu, chi tiết bằng thanh ngang,
dọc, dặc biệt ở chiều cao qua khỏi đầu để hẹn chế ý muốn tự sát bằng dây. Hạ
trần, làm cho không gian nhìn tinh gọn.

Nguồn ảnh: Internet

b. Không gian mở:


- Tạo các khoảng không gian mở ra khu vực sân trong, không gian thông
tầng, mở tối đa tầm nhìn cho người bệnh có được view nhìn và tận dụng
tối đa ánh ánh tự nhiên vào trong phòng bệnh.

Nguồn ảnh: Internet


- Ngưỡng chuyển tiếp không gian từ công cộng sang riêng tư nên được
phân biệt rõ ràng bằng vật liệu sàn, khung cửa ngăn chia hoặc bằng ánh
sáng.

c. Không gian được kết nối:


- Đan cài các không gian sinh hoạt cộng đồng như sân trong, các khu vực
vận động, đọc sách, vườn… vào giữa các không gian phòng bệnh để tăng
tính kết nối.
- Các phòng bệnh phải được nhìn thấy từ các phòng của y tá quản lý.
- Một phòng bệnh không nên để bệnh nhân một mình hoặc quá 4 người/
phòng, tránh tình trạng bị cô lập nhưng cũng tránh quá đông sẽ ảnh hưởng
đến quyền riêng tư cá nhân.
+ Mỗi khu vực giường nên có vách ngăn di động, rèm che để khi cần các
hoạt động cá nhân có thể sử dụng. Các biện pháp che chắn nên để hở một
phần chân để những người khác biết được tình trạng của người bên trong.
+ Phòng vệ sinh cho mỗi phòng bệnh cũng sử dụng cửa vạt xéo để tình
hình người bệnh luôn được theo dõi.
III.3 Giải pháp vê công năng:
a. Trang thiết bị Nội thất:
- Các đồ nội thất nên hạn chế sử dụng vật liệu kim loại, nhất là các vật
nhỏ.

- Hạn chế các góc cạnh, mũi nhọn hết sức có thể để tránh suy nghĩ tự cắt
khi người bệnh trong tình trạng không ổn định.

- Thiết kê tiết kiệm diện tích và ngay ngắn hết mức có thể vì một không
gian không ngăn nắp sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc và tâm lý của người sử
dụng và tránh không gian có tình trạng nặng nề.

- Danh sách các trang thiết bị, vật dụng được đề xuất sử dụng trong các
bệnh viện về sức khỏe tâm thần của the New York State Office of Mental
Health [26]

III.4 Giải pháp về hình thức:


a. Hình dáng, đường nét:
- Hình khối, hình dáng không gian nên bo tròn hoặc vạt cạnh, hạn chế
thấy các góc vuông quá sắc cạnh vì sẽ gây khó chịu cho người trầm cảm.
- Không để xuất hiện các góc nhọn, đường nét, hoa văn, họa tiết có sự bất
ổn định, hỗn loạn về thị giác, hoặc gây phân tâm.

Nguồn ảnh: Internet


b. Màu sắc:
- Tránh sử dụng những tone màu lạnh, tối hoặc quá trầm vì sẽ góp phần
đem lại cảm giác buồn bã, chán nản nhiều hơn.
- Sử dụng những tone màu sáng, tươi vui nhưng nhẹ nhàng, không quá
kích thích thị giác đễ tạo sự vui vẻ.
- Các tone màu gỗ, xanh lá tạo được sự kết nối với không gian xanh bên
ngoài và hướng tới thiên nhiên tạo cảm giác thoải mái.

Nguồn ảnh: Internet


c. Vật liệu:
- Thay thế các vật liệu kin loại bằng cách ốp gỗ nhiều hết sức có thể. Tone
màu gỗ không quá tối, nên sử dụng các tone gỗ sáng, nhẹ nhàng.
- Có thể ốp các bề mặt tường, bọc các góc cạnh đồ nội thất bằng đệm, vải.
- Một số nghiên cứu cho rằng nền sàn trải thảm làm người bệnh phục hồi
chậm hơn so với nền sàn cứng,
- Vật liệu tường , trần, sàn hoàn thiện nên trơn, nhẵn và không có gờ chỉ.
- Tận dụng vật liệu trong suốt hoặc bán trong suốt như kính, kính mờ.

Nguồn ảnh: Internet


d. Ánh sáng:
- Các không gian chuyển tiếp nên tránh tình trạng chói sáng quá đột ngột
bằng cách không ngăn chia quá tuyệt đối, thay đổi dần cường dộ chiếu
sáng trong không gian lưu thông như tạo vách ngăn hở…

Nguồn ảnh: Internet


- Chiếu sáng trong không gian phòng ngủ ban ngày cần tận dụng tối đa
ánh sáng tự nhiên. Ban đêm nên có các ánh sáng hỗ trợ giấc ngủ.
- Các không gian sinh hoạt cộng đồng và điều trị phải đảm bảo cường độ
chiếu sáng tốt.
III.5 Các giải pháp khác:
- Kích thích khứu giác bằng các loại cây có hương thơm dễ chịu và có tác
dụng trị bệnh. Một số mùi hương:
+ Tăng hứng khởi: bạc hà, chanh.
+ Giảm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm: hoa oải hương, ca, hoa nhà, trầm
hương.
+ Hỗ trợ giấc ngủ: bạc hà, chanh, hoa nhài, húng quế, đinh hương, neroli,
hoắc hương, bưởi và hương thảo.

- Tạo ra các tiềng động hỗ trợ thư giãn và giúp dễ đi vào giấc ngủ.
- Kết hợp liệu pháp trị liệu bằng nghệ thuật bằng cách sắp đặt các không
gian trưng bày, các không gian tương tác trực tiếp tại các không gian công
cộng hoặc không gian mở.

Nguồn ảnh: Internet

- Tổ chức các khu chức năng phụ trợ để tạo sự gần gũi và hạn chế cảm
giác bị cách ly khỏi xã hội (thư viện, phòng tập gym, cửa hàng tiện lợi,
quán ăn, quán nước…
C. PHỤ LỤC: TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tài liệu từ các đầu sách:


[12]: 14 patterns of Biophilic Design. Improving Health & Well-Being in
the Built environment - William Browning, Hon. AIA (Terrapin Bright
Green), Catherine Ryan (Terrapin Bright Green), Joseph Clancy
(Pegasus Planning Group Ltd)

[16]: Place Advantage: Applied Psychology for Interior Arhcitecture –


Sally Augustin (PhD)

[24]: Tiêu chuẩn quốc gia, TCVN 4470 : 2012 - BỆNH VIỆN ĐA KHOA

Tiêu chuẩn thiết kế, 2012

[25]: Tiêu chuẩn quốc gia, TCVN 9212 : 2012 - BỆNH VIỆN ĐA KHOA
KHU VỰC – Tiêu chuẩn thiết kế, 2012
[26]: Patient Safety Standards, Materials and Systems Guidelines
Recommended by the New York State Office of Mental Health

* Tài liệu tham khảo từ các bài nghiên cứu khoa học:
[3]: Báo cáo tóm tắt Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và
thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam – UNICEF Việt Nam
[8]: Interior Architectural Elements that Affect Human Psychology and
Behavior - Heba-Talla Hamdy Mahmoud (Lecturer of interior
architecture Decor department Faculty of Fine Arts Mansoura
University)

[9]: Health, Behavioral Design, and the Built Environment White Paper –
NCCOR (National Collaborative on Childhood Obesity Research, tháng
3/2017)

[10]: Architecture and Human Behavior. Does Design Affect Our Senses?
- Walid Abdel Moneim Abdel Kader (PHD. Architect, Lecturer,
Architectural Department, Faculty of Engineering, Cairo University)

[11]: Effect of Lighting and space on depression and stress appearing in


residential places - Ali Akbar Heidari (Department of Arcditecture,
College of Graduate Studies, Science and Research, Branch of
Kohgiluyeh and Boyer-ahmad, Islamic Azad University, Yasouj, Iran),
Hossein Tavakol (Master Of Architecture, Islamic Azad University,
Yasouj, Iran), Nazgol Behdadfar (Master Of Architecture, Asalooieh
International Payamnoor university, Asalooieh, Iran)
[13]: Social Interaction spaces for clinical - Khadri Bin Abu Kassim
(Bachelor of Architecture, Universiti Putra Malaysia (UPM))

[14]: How a place makes us feel. Designing in moods that boost human
performance – Kimball

[15]: The Psychological Impact of Architectural Design - Natali Ricci


Claremont (McKenna College, 2018)

[17]: Nghiên cứu môi trường vườn trị liệu và tổ chức không gian cho trẻ
tự kỉ (ADS) – Lê Hải Dương, Phan Văn Ẩn, Phạm Thanh Hưng

[23]: Đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư khóa 14, Trường Đại học Kiến trúc
TP. HCM, đề tài: Trung tâm điều trị và phục hồi sang chấn tâm lý –
SVTH: Đoàn Phương Châu, GVHD: Ths. KTS Nguyễn Bích Hoàn

*Tài liệu tham khảo từ Internet:


[1]: Định nghĩa Tâm lý học – Wikipedia
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2m_l%C3%BD_h%E1%BB%8Dc

[2]: Bệnh trầm cảm (Major Depressive Disorder) – Hải Đường Tĩnh
Nguyệt
Link nguồn: https://hiroshimi.wordpress.com/2014/10/06/series-tam-ly-va-benh-
chung-ky-11-benh-tram-cam-major-depressive-disorder/

[4]: Sự cô đơn ở giới trẻ: Vấn đề sức khỏe về tinh thần ngày càng gia
tăng – Page: WhyPsychology
Link nguồn:
https://m.facebook.com/WhyPsy/photos/a.933536350088817/2661495567292878/?ty
pe=3&source=57&__tn__=EH-R

[5]: Hình thức kiến trúc có ảnh hưởng đến người dân đô thị không? –
PGS. TS. KTS Nguyên Hạnh Nguyên

[6]: Tại sao sức khỏe tâm lý lại không được coi trọng tại Việt Nam? –
Vietcetera
Link nguồn:
https://vietcetera.com/tai-sao-suc-khoe-tam-ly-lai-khong-duoc-coi-trong-tai-viet-nam/

[7]: Báo động bệnh trầm cảm ở giới trẻ Việt Nam hiện nay
Link nguồn:
https://cuocsongantoan.vn/bao-dong-benh-tram-cam-o-gioi-tre-viet-nam-hien-nay-
24644.html
[18]: Giai đoạn tiến triển của bệnh trầm cảm
Link nguồn: https://benhlytramcam.vn/giai-doan-tram-cam-845/

[19]:Giai thoại Pruitt-Igoe – Ashui


Link nguồn: https://ashui.com/mag/tuongtac/nhin-ra-the-gioi/15106-giai-thoai-pruitt-
igoe.html

[20]: “Đô thị lộn xộn do bao cấp qui hoạch” – Ashui
Link nguồn: https://ashui.com/mag/tuongtac/doithoai/4252-do-thi-lon-xon-do-bao-cap-
quy-hoach.html

[21]: Ám ảnh cuộc sống của cư dân nghèo trong nhà “quan tài” tại Hồng
Kông – Báo Dân trí
Link nguồn: https://dantri.com.vn/bat-dong-san/am-anh-cuoc-song-cua-cu-dan-ngheo-
trong-nha-quan-tai-tai-hong-kong-20200306230911873.htm
[22]: 9 hậu quả khôn lường của trầm cảm
Link nguồn: https://roiloanloau.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/9-hau-qua-khon-
luong-cua-tram-cam-doc-de-tranh-va-cuu-giup-nguoi-than.html?utm_source=ads-KTK-tram-
cam-tong-quan&utm_medium=cpc&utm_campaign=ads-ktk&utm_content=ads-KTK-tram-
cam-tong-quan

[27]: How depression can affect on our senses – Blurt team


Link nguồn: https://www.blurtitout.org/2019/04/11/depression-senses/

[28]: Trung tâm phục hồi chức năng Groot Klimmendaal của
Architectenbureau Koen van Velsen
Link nguồn: https://www.dezeen.com/2011/03/25/rehabilitation-centre-
groot-klimmendaal-by-architectenbureau-koen-van-
velsen/?fbclid=IwAR1rNDDULM8bHLcP1iSfSv3wT6mtlVNZG6zEZPw
ZKFeQL7qaHiGU3Cdct3s
[29]: Nan Arquitectos selects pale palette to relax visitors at SanaSana
physiotherapy centre
Link nguồn: https://www.dezeen.com/2015/10/18/nan-arquitectos-
sanasana-physiotherapy-centre-interior-
spain/?fbclid=IwAR28YQ898RFVMogBEk33CCt9KMSBpyA42uklzqg6
PcH3tcAhC-wyd-5DCAY

[30]: Cameron Clarke proposes introducing mental health facilities to


Beijing's hutongs
Link nguồn: https://www.dezeen.com/2019/09/04/cameron-clarke-close-
to-home-mental-health-beijing-
architecture/?fbclid=IwAR3MS2w6btSMYhYbik5A0WBvoE3zcqznP_V
6J7RtDdj51KvcpI4V5SXaBB0

You might also like