You are on page 1of 7

Từ ấy

A. Mở bài:
Tố Hữu được coi là cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ của ông mang
đậm chất trữ tình chính trị, dường như cả cuộc đời thơ Tố Hữu dành để ngợi ca đất nước, ngợi
ca nhân dân, ngợi ca lí tưởng cách mạng, thể hiện một cái tôi say mê với lý tưởng, một cái tôi
công dân đầy trách nhiệm đối với nhân dân, đối với đất nước. Nhắc đến ông, ta không thể
không nhắc đến bài thơ “Từ ấy”. Đây là bài thơ mang sắc thái riêng, tiêu biểu cho phong cách
thơ của Tố Hữu, thể hiện niềm vui và mối duyên đầu của người thanh niên trẻ khi đến với cách
mạng. Tác phẩm là cột mốc quan trọng mở đầu cho chặng đường đời, chặng đường thơ của Tố
Hữu.
B. Thân bài:
1. Khái quát chung:
           Bài thơ được Tố Hữu viết vào năm 1938, đó là thời điểm Tố Hữu được kết nạp vào Đảng
Cộng sản Đông Dương. Nó là một mốc son đánh dấu sự chuyển biến trong cuộc đời, trong thơ
Tố Hữu. Như chính nhà thơ đã từng viết “Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám
đôi mươi, đi theo lí tưởng cao đẹp dám sống, dám đấu tranh”. Toàn bộ bài thơ là niềm vui
sướng, say mê mãnh liệt của nhà thơ Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cuộc sống và tác
dụng kì diệu của lý tưởng cách mạng đối với quá trình nhận thức cũng như đối với đời thơ Tố
Hữu. Bài thơ còn thể hiện quá trình vận động của tâm trạng cũng như nhận thức của người
thanh niên trí thức tiểu tư sản sang người trí thức cách mạng giàu lòng yêu nước.
2. Phân tích:
a) Khổ đầu:
Hai câu thơ mở đầu đc viết theo bút pháp tự sự, nthơ kể lại một kỉ niệm kh quên của đời
mình:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”.
+ “Từ ấy” là chỉ cái mốc thời gian đặc biệt trong cuộc đời cách mạng và trong cuộc đời
thơ Tố Hữu. Đó là khi Tố hữu 18 tuổi đang hoạt động rất tích cực trong ĐTNCS Huế. Được
giác ngộ lý tưởng cộng sản, Tố Hữu vô cùng vui sướng, ông đã hoạt động cách mạng một cách
say mê và sau một năm ông được kết nạp vào Đảng. Tức là được đứng vào hàng ngũ danh dự
của những con người tiên phong.
+ Cụm từ “bừng nắng hạ” là biểu tượng cho cảm xúc của bài thơ. “Bừng nắng hạ” là
bừng lên vui sướng hân hoan, bừng lên niềm hạnh phúc, bừng lên một chân lý tỏa sáng cho
cuộc đời của mình. Hình ảnh “mặt trời chân lí chói qua tim” là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho lí
tưởng cách mạng. Những từ ngữ được sử dụng chính xác, giàu sức gợi ở đây là từ “bừng” và từ
“chói”. Từ “bừng”, “chói” vừa chỉ ánh sáng đột ngột, có sức xuyên chiếu mạnh, vừa diễn tả ánh
sáng của lí tưởng xua tan màn sương mùa của trí thức tiểu tư sản. Vậy hình ảnh “bừng nắng
hạ”, “chói qua tim” đã diễn tả được niềm vui đột ngột của nhà thơ.
+ Tố Hữu đã khẳng định lí tưởng CS như một nguồn ánh sáng mới, làm bừng sáng lên
tâm hồn. Tg gọi chân lí CM là mặt trời chân lí bởi Đảng là một nguồn ánh sáng kì diệu, tỏa ra từ
những tư tưởng đúng đắn, hợp với lẽ phải. Nó báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống.
Cách gọi ấy thể hiện thái độ thành kính của nthơ đối với cách mạng. Từ “chói qua tim” là tg
nhấn mạnh AS của lí tưởng là một nguồn ánh sáng mạnh, nó xua tan đi màn sương mù của ý
thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nthơ một chân trời mới của nhận thức, của tư tưởng.
          - Hai câu thơ sau tg viết = bút pháp trữ tình lãng mạn cùng với những hình ảnh so sánh rất
sinh động để diễn tả niềm vui sướng vô hạn của buổi đầu tiếp xúc với lí tưởng cộng sản:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
          + Hình ảnh “vườn hoa lá” và “rộn tiếng chim” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho một thế
giới tươi sáng, rộn rã, tràn đầy sức sống. Nhà thơ so sánh hồn tôi như vườn hoa lá, một cách so
sánh lấy hình ảnh cụ thể để chỉ một khái niệm trừu tượng. Để từ đó bạn đọc chúng ta có thể cảm
nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nthơ khi đến với CM. Đối với Tố Hữu, lí tưởng CM kh chỉ khơi
dậy một sức sống mới mà còn mang lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ. Đó là nthơ say
mê ca ngợi nhân dân, ca ngợi đất nước, say mê hđ cống hiến cho cách mạng.
+ Như vậy, khổ thơ mở đầu bài thơ diễn tả niềm vui, niềm say mê và hạnh phúc tràn ngập
trong tâm hồn nhà thơ từ khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng, được kết nạp vào Đảng cộng
sản. Những câu thơ trên được viết bằng cảm xúc dạt dào diễn tả tâm trạng, tâm hồn bằng những
hình ảnh cụ thể và sinh động đã tạo được một ấ tượng độc đáo, mới lạ so với thơ ca cách mạng
đương thời và trước đó. Xong cái hấp dẫn lớn nhất trong thơ Tố Hữu là con người chân thành,
tâm hồn trong trẻo, nồng nhiệt đã tìm được một cách diễn đạt rất phù hợp.
b) Khổ hai:
          - Khi giác ngộ lí tưởng cách mạng Tố hữu đã khẳng định quan niệm mới về lẽ sống. Đó là
sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người:
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi”
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
           + Động từ “buộc” thể hiện một ý thức tự nguyện và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn
vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mn. “Buộc” còn có nghĩa là tự mình
phải có trách nhiệm gắn bó với cộng đồng. Mn ở đây là những người lao khổ, những con người
cùng chung giai cấp vô sản.
+ Từ “trang trải” khiến ta liên tưởng tới tâm hồn của nthơ đang trải rộng với cđ: tạo ra
khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể. “Gần gũi nhau thêm mạnh
khối đời” là tg nói đến tinh thần đoàn kết. “Khối đời” là h/ảnh ẩn dụ chỉ một khối người đông
đảo cùng chung 1 cảnh ngộ, cùng chung 1 lí tưởng, đoàn kết với nhau, gắn bó chặt chẽ với
nhau, cùng phấn đấu vì một mđ chung: đấu tranh giành lại quyền sống và quyền độc lập dân
tộc.
+ Như vậy, toàn bộ khổ thơ trên bằng lối sd những từ ngữ chính xác, giàu ẩn ý, nhà thơ
đã gửi gắm một cách sâu sắc về tư tưởng, tình cảm của mình. Đó là tình yêu thương con người
của Tố Hữu gắn với tình cảm hữu ái giai cấp. Nó thể hiện niềm tin của tg vào sm đoàn kết, câu
thơ trên cũng là một lời khẳng định: khi cái tôi chan hòa với cái ta, khi cá nhân hòa vào tập thể
cùng lí tưởng thì sm nhân lên gấp bội. Những câu thơ cũng là bh nhận thức mới về lẽ sống chan
hòa cá nhân và tập thể. Trong lẽ sống ấy con người tìm thấy niềm vui và sức mạnh. Sự thay đổi
nhận thức ấy, nó bắt nguồn sâu xa từ sự tự giác ngộ lí tưởng cảu nhà thơ Tố Hữu.
c) Khổ cuối:
           Bài thơ khép lại với sự chuyển biến của tình cảm trong nhà thơ Tố Hữu. Từ thay đổi về
nhận thức dẫn đến sự thay đổi về tình cảm.
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ”
           + Ở khổ thơ này, nhà thơ tiếp tục ghi nhận những chuyển biến trong nhận thức và hành
động thể hiện trong quan hệ với các tầng lớp khác nhau của quần chúng lao động. Ở đây, tác giả
đã khẳng định tình cảm gắn bó với “vạn nhà”: “vạn nhà” là một tập thể lớn lao, rộng rãi, nhưng
rộng hơn là toàn thể quần chúng nhân dân lao động, “vạn kiếp phôi pha” là những người sống
nghèo khổ, sa sút, vất vả, cơ cực, “vạn đầu em nhỏ” là những em bé lang thang vất vưởng nay
đây mai đó. Tình cảm của tác gải thể hiện qua cách xưng hô: con, anh và em, cho ta thấy tình
hữu ái giai cấp, tình yêu thương ruột thịt.
+ NT điệp cấu trúc “đã là/ là…của” là một điểm nhấn, giúp tg thể hiện sâu sắc tcảm gắn
bó của mình với quần chúng nhân dân lao khổ. Tg đã xác định mình là một thành viên trong đại
gia đình quần chúng lao khổ. Tình cảm ấy trở nên cao quý hơn khi ta hiểu được Tố Hữu vốn là
một trí thức tiểu tư sản, có lối sống đề cao cái tôi cá nhân. Nhà thơ đã vượt qua giai cấp của
mình đế đến với giai cấp vô sản với tình cảm chân thành và điều này chứng tỏ sm cảm hóa
mạnh mẽ lí tưởng cách mạng đối với những người trí thức tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản kh chỉ
cảm hóa Tố Hữu mà còn thay đổi cả một thế hệ trí thức tiểu tư sản như Xuân Diệu, Huy Cận.
Họ vốn là những thi sĩ lãng mạn rồi trở thành những nthơ cách mạng, sáng tác phục vụ cho sự
nghiệp cách mạng. Điều đó thể hiện sự thay đổi quan niệm trong sáng tác của họ.
           Các nhà thơ lãng mạn quan niệm:
“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mê theo trăng và vơ vẩn cùng mây”
(Xuân Diệu)
           Nhưng quan niệm của các nhà thơ cách mạng, nhà thơ, nhà văn phải là người chiến sĩ
trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Như Sóng Hồng đã từng viết:
“Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”
Hay Hồ Chí Minh đã viết:
“Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
3. Tổng kết:
           “Từ ấy” là tuyên ngôn cho tập thơ “Từ ấy” nói riêng và cho toàn bộ sáng tác của Tố Hữu
nói chung. Với những ẩn dụ, so sánh độc đáo; hình ảnh thơ tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng;
ngôn ngữ gợi cảm giàu nhạc điệu và giọng thơ sảng khoái, nhịp điệu thơ hăm hở, bài thơ đã thể
hiện thành công niềm vui sướng, say mê rạo rực của người thanh niên yêu nc trong buổi đầu bắt
gặp lí tưởng CS. Từ “Từ ấy” trở đi, Tố Hữu sẽ đấu tranh hết mình cho giai cấp cần lao.
C. Kết bài:
           Với cách sử dụng linh hoạt các bút pháp nghệ thuật, các biện pháp tu từ và từ ngữ giàu
tình cảm, bài thơ đã thể hiện được một cách sâu sắc, tinh tế sự thay đổi nhận thức, tư tưởng, tình
cảm của một thanh niên ưu tú khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng và được vinh dự đứng
trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng. Bài thơ cũng thể hiện những nhận thức mới về lẽ sống, đó là
lẽ sống gắn bó hài hòa giữa cái tôi riêng với cái ta chung của mọi người. Cũng như sự chuyển
biến sâu sắc của nhà thơ, bài thơ cũng có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường
thơ ca của Tố Hữu. Nó là tuyên ngôn về lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng và cũng là tuyên
ngôn của nhà thơ chiến sĩ. Bài thơ cũng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, có sự
kết hợp hài hòa giữa trữ tình và chính trị, sử dụng nhuần nhuyễn các thủ pháp nghệ thuật quen
thuộc của thơ ca truyền thống nhưng giàu hình ảnh và giàu nhịp điệu lời thơ giản dị khiến nó dễ
đi vào lòng người đọc.

Chiều tối
A. Mở bài:
Trong tập “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh, sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và yếu
tố hiện đại, giữa tâm hồn của người chiến sĩ và thi sĩ luôn luôn được thể hiện một cách tinh tế,
sâu sắc và thấm thía qua nhiều thi phẩm. Nhưng tiêu biểu và độc đáo nhất có lẽ vẫn là ở tứ thơ
“Chiều tối” – bài thơi có vị trí quan trọng trong toàn bộ tập thơ Nhật kí trong tù, là một phần
quan trọng trong bức chân dung tự họa của HCM, thể hiện đc tinh thần lạc quan luôn hướng về
sự sống dù ở bất kỳ hoàn cảnh khắc nghiệt nào đi chăng nữa.
B. Thân bài:
1. Khái quát chung:
“Chiều tối” (Mộ) là bài thơ số 31 trong 134 bài thơ của tập “Nhật ký trong tù”, được sáng tác
vào cuối thu năm 1942, khi Hỗ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và áp giải
từ nhà lao Tĩnh Tây đến Thiên Bảo (Trung Quốc). Tác phẩm là nỗi lòng của Hồ Chí Minh trong
một lần chuyền ngục nhân cảnh trời chuyển tối. Bài thơ được iết bằng chữ Hán, thuộc thể thơ tứ
tuyệt, tiêu biểu cho thơ trữ tình của HCM. Nhà thơ không trực tiếp bộc lộ những cảm xúc nội
tâm mà thông qua cách cảm nhận hình ảnh và cảnh vật để bày tỏ tình cảm của mình.
2. Phân tích
Chỉ bằng bút pháp gợi tả và đôi nét chấm phá của Đường thi, Hồ Chí Minh đã khắc họa lại
bức tranh thiên nhiên trên đường chuyển lao qua hai câu đầu của bài thơ:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ


Cô vân mạn mạn độ thiên không”
(“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”)
Khung cảnh thiên nhiên chiều tối được Bác phác họa qua hai hình ảnh “cánh chim” và
“chòm mây” - những chất liệu quen thuộc thường thấy trong thơ cổ điển xưa, khi thi nhân miêu
tả buổi hoàng hôn. Đọc những vần thơ này, dễ có thể liên tưởng đến hình ảnh cánh chim trời
sau ngày dài đập cánh, bay đi kiếm ăn cũng mỏi mệt trở về nơi rừng sâu tìm chốn nghỉ ngơi.
Giữa khoảng không rộng lớn của đất trời, cánh chim nhỏ bé chao nghiêng dẫu có mỏi mệt, nhọc
nhằn vẫn cố gắng vươn mình bay về tìm nơi nương náu giữa những chòm mây trăng trắng có
dáng ánh hồng buổi chiều tà.
Nhưng mấy ai biết được rằng đằng sau những vần thơ ấy là một người tù với gông đeo
nặng cổ, cùm quấn chặt chân. Có thể nói rằng, trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn như vậy,
nhưng Hồ Chí Minh vẫn có thể ung dung nhìn ngắm mây trời, thì người thi nhân phải có một
tinh thần lạc quan tuyệt đối đến nhường nào.
Hai câu thơ đầu của Chiều tối là điển hình cho bút pháp “thi trung hữu họa” trong văn
học cổ điển, chỉ hai câu thơ ngắn ngủi đã đủ để vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đặc sắc, nhiều
ý vị. Trước hết là hình ảnh cánh chim trời, nếu trong thi ca xưa cánh chim bay lạc giữa không
trung thường đại diện cho sự cô đơn, lạc lõng, mất phương hướng. Thì trong thơ Hồ Chí Minh,
cánh chim mang màu sắc hiện đại hơn, khi nó có nơi chốn để về sau một ngày dài vất vả kiếm
ăn, đó là tổ ấm hạnh phúc.

Không chỉ vậy ngoài sự chuyển động của cánh chim, Người còn tinh tế cảm nhận được
sự mỏi mệt ẩn chứa trong từng nhịp vỗ cánh. Sở dĩ có được những cảm nhận như vậy là do xuất
phát từ tấm lòng đồng cảm của tác giả với cánh chim, như những người đồng cảnh ngộ. Bác
cũng vừa trải qua một ngày dài đi bộ đường trường đầy mỏi mệt, đôi chân Bác cũng như đôi
cánh chim đang rã rời, chỉ mong sớm được nghỉ ngơi. Chỉ khác là cánh chim ấy đã có chốn về,
còn Bác thì chưa biết đến chốn nghỉ ngơi là khi nào, điều ấy cũng dấy lên những xúc cảm buồn
tủi trong lòng thi sĩ.

Tuy nhiên nhiều hơn hết người ta vẫn thấy được tấm lòng lạc quan, yêu đời, luôn hướng
đến những điều tích cực, khi Bác đã tự tìm cho cánh chim nơi chốn để về, Người vẫn nhìn nhận
thấy những niềm hạnh phúc, ấm áp nhỏ nhoi trong cảnh sắc thiên nhiên vốn hiu quạnh này. Một
hình ảnh tiếp theo ấy là hình ảnh chòm mây trôi lơ lửng trên nền trời xanh nhờ nhờ buổi hoàng
hôn, đây cũng là một trong những chất liệu quen thuộc trong thi ca cổ điển. Hình ảnh chòm mây
được rất nhiều thi nhân xưa đưa vào thơ của mình để bộc lộ tinh thần tự do, tự tại, phiêu bồng,
thoát ly khỏi thực tại đồng thời một phần cũng bộc lộ sự cô đơn, lạc lõng của nhân vật trữ tình.
Ý này cũng phù hợp để nói về tâm trạng của Hồ Chí Minh trong cảnh ngục tù lắm gian truân,
tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở đó thì vẫn chưa đủ để diễn tả hết vẻ đẹp trong thơ của Bác. Bởi,
bên cạnh sự lẻ loi, cô độc của chòm mây, người ta còn nhìn ra tâm hồn lạc quan, thư thái, sự
tích cực trong cách nhìn nhận sự vật. Hai từ “mạn mạn” diễn tả sự chậm rãi trong cách di
chuyển của chòm mây, chính là thể hiện sự ung dung, thong thả của người chiến sĩ tình dù gông
xiềng quấn thân. Hai từ “thiên không” tức là bầu trời quang đãng, sạch sẽ, trong trẻo như chính
tấm lòng người chiến sĩ cách mạng, không bị trói buộc giam cầm bởi hoàn cảnh. Tất cả những
điều đó đều nhấn mạnh và làm nổi bật tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường của Hồ Chí Minh
trong chuỗi ngày bị giam cầm, có thể nói rằng không gì có thể làm suy sụp đi ý chí ấy, mà chỉ
làm cho lý tưởng cách mạng trong lòng Người càng thêm sáng rõ.
Văn học là nhân học, từ hình ảnh cổ điển cánh chim, chòm mây vốn hướng tới cảnh buồn bã,
hiu quạnh nhưng trong thơ Bác, chúng lại trở nên đầy tính nhân văn. Cánh chim thì hướng về
hạnh phúc, tổ ấm, bộc lộ khát khao được trở về quê hương đoàn tụ với Tổ quốc, còn chòm mây
là tinh thần lạc quan, quyết chiến thắng mọi sự cô đơn, lạc lõng nơi đất khách quê người, dù
rằng ẩn chứa trong đó là nỗi chạnh lòng khi đơn độc nơi xứ người của thi nhân.

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc


Ma túc bao hoàn lô dĩ hồng”
Trong hai câu thơ tiếp theo Bác đã hướng ánh nhìn vào khung cảnh cuộc sống của người dân
vùng sơn cước. Hình ảnh cô gái xay ngô là một hình đẹp và ẩn chứa nhiều ý vị, khi con người
trong lao động trở thành trung tâm của bài thơ. Khác hẳn với hình ảnh con người trong thơ ca
truyền thống luôn bị lu mờ, che lấp trước thực cảnh thiên nhiên rộng lớn, ví như cảnh thơ của
Bà Huyện Thanh Quan “Lom khom dưới núi tiều vài chú”, hay của Huy Cận “Đâu tiếng làng xa
vắng chợ chiều”. Thì ở trong thơ Hồ Chí Minh, hình ảnh cô gái xay ngô lại thực rõ nét và ấn
tượng, tuy giản dị, đời thường nhưng lại bộc lộ sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp khỏe khoắn của tuổi
trẻ trong công cuộc lao động. Có thể nói rằng hình ảnh thiếu nữ xay ngô chính là dấu ấn cho
quan niệm thẩm mỹ mới mẻ của Hồ Chí Minh, khẳng định vai trò, vị thế của con người trước
thiên nhiên, vũ trụ rộng lớn, con người làm chủ thiên nhiên và sống chan hòa với thiên nhiên.
Tất cả đã làm nên một diện mạo thơ đặc biệt với chất cổ điển đôi nét chấm phá và chất hiện đại
làm cốt lõi đầy ấn tượng.

Không chỉ thế trong hình cảnh cô gái xay ngô tối, người ta còn nhìn nhận được những khao
khát, mong mỏi của tác giả khi Người luôn hướng về cuộc sống của nhân dân lao động, về mái
ấm yên bình, dẫu gian lao lao vất vả, nhưng ẩn chứa những vẻ đẹp tiềm tàng, mạnh mẽ, đầy hi
vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn.

Ở câu thơ cuối “Ma túc bao hoàn lô dĩ hồng”, khi cô gái vừa kết thúc công việc xay ngô thì lò
than cũng đã rực hồng, đánh dấu sự chuyển đổi từ chiều tối sang tối hẳn. Từ “hồng” đã trở
thành nhãn tự cho cả bài thơ hai mươi tám chữ. Thông thường, khi trời từ chiều tối sang tối hẳn
có lẽ rằng bài thơ sẽ kết thúc bằng cảnh tượng màn đêm đen kịt bao phủ khắp núi rừng, che phủ
đi hình ảnh con người, để lại nỗi cô đơn, lạnh lẽo và mênh mang vô tận. Nhưng ở trong Chiều
tối, bóng đêm lại được bắt đầu bằng hình ảnh lò than đã rực hồng “lô dĩ hồng”, như một sự khởi
đầu ấm áp, biểu hiện cho cuộc sống ban ngày vừa kết thúc, nhưng cuộc sống sinh hoạt mới thực
sự bắt đầu. Chính thế người ta đã chẳng còn nhận thấy sự tối tăm, ảm đạm mà thay vào đó là
cảm giác ấm áp, một khung cảnh mới có thể tiếp diễn ngay sau khi cô gái xay xong ngô tối, ấy
là cảnh bữa cơm nóng ấm, vui vẻ bên gia đình.
Đặc biệt là từ “hồng” dường như làm rực sáng cả bài thơ, xua đi cái không khí tối tăm, hiu
quạnh miền rừng núi, khung cảnh thiên nhiên rộng lớn bỗng chốc thu bé lại bằng hình ảnh một
lò than, một mái ấm với những con người lao động nhỏ bé, nhưng đậm nét. Thơ của Hồ Chí
Minh luôn tích cực và tươi sáng như thế, Người luôn hướng về ánh sáng, sự sống. Nhìn xa hơn
về cả cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, từ “hồng” cuối bài là ẩn chứa những ý nghĩa xa
xăm, hình ảnh cô gái xay ngô tối đầy khó khăn, vất vả, cũng giống như cảnh Bác nặng nhọc
gông xiềng quấn thân. Khi cô gái xay xong ngô thì lò than đã rực hồng, là ẩn dụ cho việc Bác
sau khi vượt qua cảnh tù đày, chính là ngày cách mạng rực sáng, tương lai còn tươi sáng phía
trước. Có thể nói rằng “hồng” còn chính là đại diện cho màu của lý tưởng cách mạng trong
người chiến sĩ, ấm nóng, tràn đầy nhiệt huyết, sẵn sàng vượt qua nghịch cảnh tối tăm để vụt
sáng. Ấy chính là chất thép ẩn hiện trong thơ Hồ Chí Minh, tinh tế và nhiều ý vị.

Chiều tối là một trong những tứ thơ hay nhất của Hồ Chí Minh khi có sự hòa quyện đan xen
giữa nét cổ điển và hiện đại, tư duy thơ sâu sắc và tinh tế khi lời thơ ngắn gọn súc tích, nhưng ý
thơ phong phú và nhiều trường phát triển. Ở Chiều tối, bên cạnh vẻ đẹp của tinh thần lạc quan,
yêu đời, sống hòa hợp với thiên nhiên, ta còn thấy được vẻ đẹp tấm lòng của vị lãnh tụ vĩ đại
khi luôn hướng về cuộc sống của nhân dân lao động, trái tim ấm áp luôn có chất thép ngầm
mạnh mẽ, vững vàng và tuyệt đối kiên trung với lý tưởng cách mạng sáng ngời. Trở thành động
lực to lớn cho người chiến sĩ bước tiếp con đường giải phóng dân tộc nhiều vẻ vang, nhưng
cũng lắm gian lao sau này.

A long and healthy life is very important to everyone and we must work to achieve this. First of
all, we should have a reasonable diet, eat a variety of nutritious foods and do not smoke and
drink alcohol. It matters because what we eat has a big effect on our health. Besides, we can
exercise every morning such as walking, jogging, cycling, etc. to keep fit. That helps us to have
a balanced body and a refreshing mind. Finally, we try to get enough sleep, which helps to keep
our spirits high and productive. Staying up late is not good because it is harmful to health. In
short, we just need to do our best to take care of ourselves. I hope they will help you lead a
better lifestyle.

You might also like