You are on page 1of 6

Trường Đại Học Tôn Đức Thắng Đồ án: Thiết kế phần điện NMĐ và TBA

Chương IV
TÍNH TOÁN KINH TẾ KỸ THUẬT -
LỰA CHỌN SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN CHÍNH, SƠ ĐỒ TỰ
DÙNG, SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN Ở CÁC CẤP ĐIỆN ÁP -
CHỌN MÁY BIẾN ÁP TỰ DÙNG

I. Tính toán kinh tế - kỹ thuật:


1. Về kỹ thuật:
Về kỹ thuật ta thấy cả hai phương án đều đáp ứng các điều kiện:
- Khả năng sản xuất truyền tải và phân phối điện năng đáp ứng theo yêu cầu của đồ
thị phụ tải.
- Đảm bảo tính làm việc của các thiết bị và của tòan bộ hệ thống, đảm bảo sự liên
lạc giữa các cấp điện của nhà máy và giữa nhà máy và hệ thống với độ tin cậy cao.
- Đảm bảo cung cấp điện năng liên tục cho các phụ tải khi làm việc bình thường
cũng như khi một phần tử nào đó bị sự cố phải nghỉ.

2. Về kinh tế:
Hàm chi phí tính tóan: C = pv.V + P
Trong đó: C - hàm chi phí tính tóan
pv - hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, pv = 0,12
V - tổng vốn đầu tư
P - tổng phí tổn vận hành
2.1 Tính vốn đầu tư V:
Khi so sánh giữa các phương án chỉ xét đến các thiết bị lớn như: máy biến áp, máy
cắt và chi phí chuyên chở, lắp đặt chúng. Các phần giống nhau như: máy phát điện, đường
dây không xét đến; các phần chi phí không lớn lắm như: dao cách ly, thanh góp, thanh dẫn,
máy biến điện áp, máy biến dòng điện … có thể bỏ qua. Vậy vốn đầu tư của một phương
án xác định theo biểu thức:

V = VB.KB + VTBPP
Trong đó: VB - giá thành của MBA
KB - hệ số tính đến chuyên chở và xây lắp
VTBPP - giá tiển chi phí để xây dựng thiết bị phân phối điện.
VTBPP = n1VTBPP v1 + n2VTBPP v2 + … + nnVTBPP vn

a. Xét phương án 1:

Số Đơn giá Thành tiền


Stt Tên - qui cách MBA Hệ số KB
lượng (Rúp) (Rúp)
VB.KB 1.992.400
1 MBA 110/10,5kV - 200MVA 1 222.000 1,5 333.000
2 MBA 220/110/10,5kV - 2 94.000 1,4 263.200

Chương IV: Tính toán kinh tế - chọn phương án thiết kế Trang 49


Trường Đại Học Tôn Đức Thắng Đồ án: Thiết kế phần điện NMĐ và TBA

63MVA
3 MBA 220/10,5kV - 200MVA 2 253.000 1,3 657.800
4 MBA 220/10,5kV - 250MVA 2 284.000 1,3 738.400
VTBPP 1.931.500
5 Máy cắt 220kV 12 64.000 - 768.000
6 Máy cắt 110kV 9 16.500 - 148.500
7 Máy cắt 10,5kV 29 35.000 - 1.015.000
Tổng vốn đầu tư 3.923.900

b. Xét phương án 2:

Số Đơn giá Thành tiền


Stt Tên - qui cách MBA Hệ số KB
lượng (Rúp) (Rúp)
VB.KB 2.153.300
1 MBA 110/10,5kV - 200MVA 2 222.000 1,5 666.000
MBA 220/110/10,5kV -
2 63MVA 2 150.000 1,4 420.000
3 MBA 220/10,5kV - 200MVA 1 253.000 1,3 328.900
4 MBA 220/10,5kV - 250MVA 2 284.000 1,3 738.400
VTBPP 1.884.000
5 Máy cắt 220kV 12 64.000 - 704.000
6 Máy cắt 110kV 9 16.500 - 165.000
7 Máy cắt 10,5kV 29 35.000 - 1.015.000
Tổng vốn đầu tư 4.037.000

2.2 Tính toán phí tổn vận hành hàng năm P:


Phí tổn vận hành hàng năm gồm có 3 phần:
 Do tổn thất điện năng qua các máy biến áp: PB
PB = β.∆AB Trong đó: β – Giá tiền 1 kWh chọn β = 1 Rúp/kWh
∆AB - Tổn hao điện năng trong các MBA
trong một năm (tính toán ở Chương 2).
 Chi phí bảo quản thiết bị khấu hao vốn đầu tư, phụ thuộc vào vốn đầu tư: PV
PV = Trong đó: a% - Hệ số khấu hao hàng năm tính bằng %
 Chi phí bồi thường thiệt hại do mất điện: Y

Vậy phí tổn vận hành hàng năm P = PB + PV + Y

Trong phạm vi đồ án: khi sơ bộ phân tích có thể không xét đến chi phí bồi thường
thiệt hại do mất điện Y; chi phí bảo quản thiết bị khấu hao vốn đầu tư, phụ thuộc
vào vốn đầu tư PV của hai phương án là tương đường nhau nên có thể không xét đến.

Chương IV: Tính toán kinh tế - chọn phương án thiết kế Trang 50


Trường Đại Học Tôn Đức Thắng Đồ án: Thiết kế phần điện NMĐ và TBA

Phí tồn vận hành hàng năm trở thành: P = PB

Stt Hạng mục Phương án 1 Phương án 2


1 Tổn thất điện năng trong một 19.252,75 20.520,79
năm
2 Đơn giá 1kWh 1 Rúp 1 Rúp
3 Phí tồn vận hành hàng 19.252,75 20.520,79

2.3 Tổng hợp về kinh tế của hai phương án:


Stt Hạng mục Phương án 1 Phương án 2
1 Vốn đầu tư V (Rúp) 3.923.900 4.037.000

2 Phí tồn vận hành hàng (Rúp) 19.252,75 20.520,79

3 Hàm chi phí tính toán C = V + P


3.943.153 4.057.521
(Rúp) (bỏ qua hệ số pv)

3. Tổng hợp kinh tế kỹ thuật - quyết định chọn phương án thiết kế:

Phương án tối ưu sẽ là phương án có hàm chi phí nhỏ nhất và đáp ứng được yêu cầu
về mặt kỹ thuật. Cả hai phương án điều đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, phương án 1 có
hàm chí phí nhỏ nhất, vậy ta quyết định chọn phương án 1 để thiết kế.

II. Chọn sơ đồ nối điện chính:


Việc lựa chọn sơ đồ nối điện chính phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- Độ tin cậy cung cấp điện;
- Tính linh hoạt;
- Tính phát triển của phụ tải;
- Tính kinh tế.

1. Cấp điện áp 220kV:

2. Cấp điện áp 110kV:


Chọn sơ đồ có hai hệ thống thanh góp: là có hai hệ thống thanh góp đồng thời, mỗi
phần tử qua một máy cắt nhưng rẽ qua hai dao cách ly để nối vào hai thanh góp, giữa hai
hệ thống thanh góp có một máy cắt liên lạc.
Chế độ làm việc: một hệ thống thanh góp làm việc một thanh góp dự phòng
* Ưu điểm :
- Khi cần sửa chữa một thanh góp nào, dùng daocách ly để chuyển từ thanh góp cần
sửa chữa sang thanh góp còn lại;
- Khi sửa chữa máy cắt của một mạch nào đó có thể dùng máy cắt liên lạc thay cho
máy cắt cần sửa chữa.
* Nhược điểm :

Chương IV: Tính toán kinh tế - chọn phương án thiết kế Trang 51


Trường Đại Học Tôn Đức Thắng Đồ án: Thiết kế phần điện NMĐ và TBA

- Dùng nhiều dao cách lý và dùng dao cách ly để thao tác khi có điện, nếu nhầm lẫn
sẽ rất nguy hiểm
- Khi sửa chữa máy cắt thì mạch đó sẽ bị mất điện trong thời gian thao tác đưa máy
cắt liên lạc vào thay thế.

3. Cấp điện áp phân phối 10,5kV:


Đối với cấp điện áp phân phối 10,5kV ta chọn sơ đồ hai hệ thống thanh góp có phân đoạn
bằng máy cắt trên một hê thống thanh góp.
Trong vận hành để giảm dòng ngắn mạch máy cắt phân đoạn để ở vị trí thường mở,
chỉ đóng khi nguồn của một trong hai phân đoạn bị mất.

III. Chọn sơ đồ tự dùng - chọn máy biến áp tự dùng:


1. Chọn sơ đồ tự dùng:
Để sản xuất và truyền tải điện năng, ngoài phần cung cấp cho các hộ tiêu thụ, bản
thân NMĐ & TBA cũng tiêu thụ một lượng điện năng. Phần điện năng này gọi là điện tự
dùng của NMĐ & TBA.
Trong nhà máy nhiệt điện hệ thống tự dùng rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc vân
hành các tổ máy. Vì việc đóng máy phát và hòa vào lưới thành công chỉ khi các đọng cơ tự
dùng tự khởi động được và đạt các thông số định mức như : thiết bị năng lượng cơ bản
(MPĐ hơi nước, tua bin), các thiết bị của các phân xưởng phụ của nhà máy.
Việc lựa chọn sơ đồ tự dùng trước hết phải chú ý đến độ tin cậy làm việc, do đó
ngoài nguồn chính phải có thêm nguồn dự phòng.
- Lượng điện tự dùng: Ptd = αPmax
Đối với máy phát nhiệt điện kiểu tuabin hơi: α = 8 – 12%, chọn α = 10%
Ptd = 0,1xPmax = 0,1800 = 80MW
Qtd = 0,1xQmax = 0,1496 = 49,6MVAr
Std = 0,1xSmax = 0,1x940 = 94MVA
- Cấp điện áp tự dùng: có 2 cấp điện áp tự dùng
+ Cấp điện áp dùng cho các động cơ công suất lớn: chọn cấp 6kV vì công suất các
tổ máy của nhà máy lớn (Sđm > 50MVA), ở cấp này công suất chiếm 80-90% công suất tự
dùng tổng.
+ Cấp điện áp sử dụng cho các động cơ công suất bé và chiếu sáng: 0,4kV chiếm
10-15% công suất tự dùng tổng.
- Nguồn cung cấp cho tự dùng:
+ Hiện nay trong các nhà máy điện, điện tự dùng được cung cấp từ các máy phát
chính qua máy biến áp hạ đến điện áp cần thiết.
+ Để dự phòng khi MBA này bị sự cố có thể lấy nguồn tự dùng từ MBA khác hoặc
qua máy biến áp dự phòng chung cho tất cả các MBA tự dùng qua bộ tự động đóng nguồn
dự trữ.
+ Để dự phòng chung dùng một bộ MBA (01 MBA 6kV và 01 MBA 0,4kV) dự
phòng lấy điện từ thanh góp 110kV vì thanh góp này có tổ máy phát phát công suất thẳng
lên thanh góp nên trường hợp sự cố mất nguồn đồng thời khó xẩy ra.
+ Với trạm biến áp tự dùng được cung cấp từ 2 MBA tự dùng và dự phòng lẫn nhau
qua bộ tự động đóng nguồn dự trữ.

Chương IV: Tính toán kinh tế - chọn phương án thiết kế Trang 52


Trường Đại Học Tôn Đức Thắng Đồ án: Thiết kế phần điện NMĐ và TBA

Chọn sơ đồ tự dùng như sau:

2. Chọn máy biến áp tự dùng:


2.1 Máy biến áp tự dùng chính
Công suất tự dùng của tòan nhà máy: Std = 94MVA
Công suất tự dùng của một tổ máy: Stdtomax = 18,8MVA

Cấp 6kV
Chọn máy biến áp tự dùng theo điều kiện: SđmB > Stdmax = 18,8MVA

Chọn MBA có cuộn dây phân chia:

Kieåu Coâng suaát Uñm cuoän cao Uñm cuoän


un%
maùy [MVA] [kV] ha[kV]
TPДИС 25 10,5 6,3 – 6,3 10,5

Kiểm tra khả năng tự mở máy của các động cơ theo biểu thức:

Trong đó: Ud - điện áp trên thanh góp tự dùng trong thời gian tự mở máy của các động
cơ, trung bình lấy bằng 70%;
Kkdtb - tỷ số dòng mở máy tổbng của các động cơ, lấy bằng 4,8;
costb - hệ số công suất trung bình, chọn bằng 0,8;
tb - hiệu suất trung bình của các động cơ, tb = 0,9;
un% - điện áp ngắn mạch của máy biến áp;
xk% - kháng điện % của kháng điện nối tiếp, ở đây lấy xk% = 0;

Chương IV: Tính toán kinh tế - chọn phương án thiết kế Trang 53


Trường Đại Học Tôn Đức Thắng Đồ án: Thiết kế phần điện NMĐ và TBA

PđmB = SđmB.cos = 25x0,8 = 20MVA

Ta thấy điều đó có nghĩa là có thể tự mở máy tất cả các động cơ nối


trên thanh góp, khi mất điện một phân đọan này có thể để tất cả các động cơ không cần cắt
điện, sau khi đóng nguồn dự phòng, các động cơ có thể đồng thời tự khởi động được.

Cấp 0,4kV
Sử cho các động cơ công suất nhỏ và chiếu sáng … chiếm 10-15% công suất tự
dùng tổng.
Smax0,4kV = 10%.Stdtomax = 0,1.18,8 = 1,88 MVA = 1.880 kVA

Chọn theo điều kiện: SđmB > Smax0,4kV


Chọn MBA 3 pha 2 cuộn dây như sau:

Kieåu maùy Coâng suaát [KVA] Uñm cuoän cao [kV] Uñm cuoän ha[kV]
TM 2.500 6 0,4

2.2 Máy biến áp tự dùng dự phòng:


Nguồn tự dùng dự phòng được lấy từ thanh cái 220kV nên chọn MBA như sau:
Vì MBA tự dùng chính có thể cung cấp điện khi khởi động máy phát nên công suất
MBA tự dùng dự phòng chọn bằng công suất MBA tự dùng chính:

Cấp 6kV
SđmB > Stdmax = 18,8MVA

Chọn MBA có cuộn dây phân chia:

Kieåu maùy Coâng suaát [MVA] Uñm cuoän cao [kV] Uñm cuoän ha[kV]
TPДИС 25 115 6,3 – 6,3

Cấp 0,4kV

Kieåu maùy Coâng suaát [KVA] Uñm cuoän cao [kV] Uñm cuoän ha[kV]
TM 2500 6 0,4

Chương IV: Tính toán kinh tế - chọn phương án thiết kế Trang 54

You might also like