You are on page 1of 38

MỤC LỤC

MỤC LỤC..........................................................................................................1
I. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................2
II. SỰ KIỆN PHÁP LÝ.....................................................................................3
III. TÓM TẮT LỜI BIỆN HỘ.......................................................................11
IV. LỜI BIỆN HỘ...........................................................................................12
1. Việc từ chối tàu RV Vilhelmina tiếp cận cảng Đảo Merino và đe dọa thực
thi “các biện pháp phòng ngừa” của Meron là trái với quy định của Công
ước................................................................................................................12

1
I. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các điều ước quốc tế và các văn kiện quốc tế

1.1Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982

1.2 Điều lệ Y tế quốc tế 2005

Phán quyết của cơ quan Toà án/Trọng tài

1.3 Phán quyết năm 1999 của Tòa trọng tài trong Vụ phân định biển giữa
Eritrea và Yemen (Eritrea/Yemen - Sovereignty and Maritime Delimitation in
the Red Sea - Award of the Arbitral Tribunal in the Second Stage - Maritime
Delimitation, 17 December 1999)

1.4 Vụ kiện Biển Đông (Philippines v. Trung Quốc) [2016] (Phán quyết)
Tòa trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS (The South China Sea Arbitration
(The Republic of Philippines v. The People's Republic of China) -AWARD, 12
July 2016)

Tài liệu tham khảo học thuật

1.5VẤN ĐỀ QUYỀN ĐÁNH CÁ TRONG VỤ KIỆN TRỌNG TÀI BIỂN


ĐÔNG; Khoa Luật Đại học Duy Tân; https://khoaluat.duytan.edu.vn/goc-hoc-
tap/van-de-quyen-danh-ca-trong-vu-kien-trong-tai-bien-dong/(truy cập ngày
03/05/2023)

1.6 VẤN ĐỀ QUYỀN ĐÁNH CÁ TRONG VỤ KIỆN TRỌNG TÀI BIỂN


ĐÔNG (tiếp theo); Khoa Luật Đại học Duy Tân;
https://khoaluat.duytan.edu.vn/goc-hoc-tap/van-de-quyen-danh-ca-trong-vu-
kien-trong-tai-bien-dong-tiep-theo/ (truy cập ngày 03/05/2023)

1.7 Trần H. D. Minh; [78] Phán quyết ngày 12.7.2016 trong Vụ kiện Biển
Đông: Quyền đánh bắt cá truyền thống của ngư dân các nước ở Bãi

2
Scarborough; Luật pháp Quốc tế - Công pháp Quốc tế bằng tiếng Việt - (2017)
https://iuscogens-vie.org/2018/05/13/78/ (truy cập ngày 03/05/2023)

1.8 Trần H. D. Minh; [56] Thẩm quyền của các tòa án quốc tế: Tòa ICJ và
Tòa ITLOS; Luật pháp Quốc tế - Công pháp Quốc tế bằng tiếng Việt - (2017);
https://iuscogens-vie.org/2018/01/07/56/ (truy cập ngày 03/05/2023)

1.9 Trần H. D. Minh; [77] Phán quyết ngày 12.7.2016 trong Vụ kiện Biển
Đông: Lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc – Thực tiễn của
Việt Nam; Luật pháp Quốc tế - Công pháp Quốc tế bằng tiếng Việt - (2017);
https://iuscogens-vie.org/2018/05/06/77/ (truy cập ngày 03/05/2023)

1.10 Trần H. D. Minh; [55] Cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS
1982; Luật pháp Quốc tế - Công pháp Quốc tế bằng tiếng Việt - (2017);
https://iuscogens-vie.org/2017/12/31/55/ (truy cập ngày 03/05/2023)

1.11 PSG, TS. Nguyễn Hồng Thao; Khả năng sử dụng Tòa trọng tài quốc
tế về Luật Biển trong tranh chấp Biển Đông; Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số
17(202)/Kỳ 1, tháng 9/2011; tr 22.

1.12 Hoàng Thị Ngọc Anh, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao; Quy
định về Nghiên cứu Khoa học Biển theo Công ước Luật Biển năm 1982 và một
số thực tiễn liên quan; Bài viết được đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
số 12(380) năm 2019; http://www.visi.ac.vn/contents/vi/tin-tuc-su-kien/khoa-
hoc-bien-bien-doi-khi-hau/Quy%20dinh%20ve%20NCKH%20theo
%20UNCLOS%2082%20va%20mot%20so%20thuc%20tien%20co%20lien
%20quan?app=/Root/Sites/Default_Site/(apps)/Article/Browse (truy cập ngày
03/05/2023)

3
II. SỰ KIỆN PHÁP LÝ

2.1 Cộng hòa Tyrone (Tyrone) khởi xướng vụ kiện này chống lại Vương
quốc Meron (Meron) vào tháng 9 năm 2021 khi Tyrone đã đệ trình một tuyên
bố theo Điều 287 của Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (sau
đây gọi là UNCLOS). Tyrone chấp nhận quyền tài phán của Tòa án Luật biển
quốc tế (ITLOS) để giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc
áp dụng UNCLOS. Ngoài ra, Meron cũng đã đệ trình một tuyên bố theo Điều
287 của UNCLOS, lựa chọn ITLOS và Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) làm
phương thức giải quyết tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng
UNCLOS, mà không nêu rõ thiết chế nào được ưu tiên hơn.

2.2 Quốc gia Tyrone khởi kiện Vương quốc Tyrone nhằm nhận được các
tuyên bố từ Tòa về bốn vấn đề liên quan, đó là:

a) Việc từ chối tàu RV Vilhelmina tiếp cận cảng Đảo Merino và đe dọa
thực thi “các biện pháp phòng ngừa” của Meron là trái với quy định của Công
ước;

b) Vương quốc Meron đã can thiệp bất hợp pháp vào các hoạt động đánh
bắt cá truyền thống của ngư dân Tyrone tại The Fern là không phù hợp với
Công ước;

c) Việc quy định và thực thi các yêu cầu về việc đặt dây cáp ngầm, Vương
quốc Meron đã vi phạm các quyền tự do của Cộng hòa Tyrone và các đặc
quyền của Cộng hòa Tyrone đối với CS Digit; và

d) Vương quốc Meron đã xâm phạm quyền của Cộng hòa Tyrone trong
việc nghiên cứu khoa học biển theo pháp luật quốc tế.

Những vấn đề trên hoàn toàn liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng
UNCLOS

4
2.3 Cộng hòa Tyrone là một quốc gia ven biển. Tyrone đã tuyên bố xác lập
vùng biển của mình: bao gồm cùng nước lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc
quyền kinh tế rộng 200 hải lý, thềm lục địa rộng 200 hải lý tính từ đường cơ
sở. Tyrone sản xuất và cung cấp hầu hết năng lượng tái tạo của thế giới. Người
dân Tyrone rất tôn trọng nghề đánh bắt cá truyền thống. Họ có một ngày không
ăn chay trong lễ hội Ngày đại dương hàng năm để tiêu thụ cá do những ngư
dân Tyrone truyền thống đánh bắt.

5
2.4 Vương quốc Meron là một quốc đảo nằm trong cùng khu vực với
Tyrone. Meron có chủ quyền đối với đảo Merino và một cụm đá The Fern
(Rocks) nằm cách đảo Merino 140 hải lí về phía Đông. Vùng nước xung quanh
cụm đá (với khoảng cách xấp xỉ 16 hải lý tính từ đường cơ sở của nó) là ngư
trường đánh cá truyền thống từ lâu đời của ngư dân trong khu vực.

2.5 Feliz LightMonth Inc. là một công ty năng lượng tư nhân, có tư cách
pháp nhân, được thành lập ở Tyrone. Feliz sở hữu và vận hành nhiều trang trại
gió ngoài khơi bờ biển Tyrone và chịu trách nhiệm lắp đặt tất cả các thiết bị
liên quan đến việc cung cấp năng lượng cho nhiều khu vực trên thế giới. Feliz
là chủ sở hữu và vận hành Tàu nghiên cứu (RV) Vilhelmina và Tàu cáp (CS)
Digit. Cả hai tàu này đều được đăng ký và treo cờ Tyrone. Chiếc tàu RV
Vilhelmina của công ty được mua mới gần đây và được Feliz giới thiệu là
“một phần tham vọng của Feliz Light Month nhằm đóng góp cho sự bền vững
trên biển”.

2.6 Vào tháng 4 năm 2000, Meron đã đóng cửa các khu vực ngoài 12 hải lý
tính từ cụm đá the The Fern. Kể từ đó, hoạt động đánh bắt cá truyền thống chỉ
được Meron cho phép trong phạm vi 12 hải lý tính từ The Fern. Từ tháng 4
năm 2000, Tyrone đã gửi các công hàm ngoại giao để phản đối (sáu tháng một
lần), tuyên bố rằng các hạn chế đối với việc đánh bắt cá truyền thống là không
phù hợp với quyền của ngư dân Tyrone như đã được quy định trong UNCLOS
và tập quán quốc tế.

2.7 Meron và Tyrone đã phê chuẩn Hiệp định song phương năm 2001 về
giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, với điều kiện là bất kỳ cơ chế nào
được Quốc gia thành viên chấp nhận theo Điều 287 của UNCLOS cũng có
quyền tài phán đối với bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến nghiên cứu khoa
học biển có thể phát sinh.

6
2.8 Tháng 1 năm 2020, Chính phủ Tyrone và Meron đã chấp thuận tạo điều
kiện thuận lợi cho việc đặt dây cáp ngầm nối các trang trại gió ngoài khơi của
Tyrone với Đảo Merino và mạng lưới năng lượng của nó. Các điều khoản của
Bản ghi nhớ năm 2020 về Cáp điện ngầm (sau đây gọi là MoU) được ký kết
bởi cả hai Chính phủ nêu rõ “các bên cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho việc
cấp phép và lắp đặt dây cáp ngầm đã đề xuất”.

2.9 Vào cuối tháng 1 năm 2020, Tyrone đã trao cho Feliz hợp đồng lắp đặt
dây cáp ngầm với sự hỗ trợ của CS Digit. Tháng 2 năm 2020 Feliz đã hoàn
thành và đệ trình lên cơ quan bảo vệ môi trường Tyroneian một nghiên cứu
liên quan đến các bộ phận của cáp điện ngầm sẽ được đặt trên thềm lục địa của
Tyrone và trong Vùng. Feliz đã đề xuất với chính quyền Tyrone là đoạn dây
cáp ngầm đi qua thềm lục địa của Meron nên đi theo một tuyến đường liền kề
với cáp ngầm hiện có. Sau phiên điều trần công khai ở Tyrone mà không đưa
ra bất kỳ phản đối nào đối với dự án, Chính phủ Tyrone đã ủy quyền cho Feliz
sử dụng CS Digit và đặt dây cáp ngầm dọc theo toàn bộ tuyến đường được đề
xuất từ các trang trại gió ngoài khơi của Tyrone đến ranh giới ngoài lãnh hải
của Meron. Chính phủ Tyrone cũng cho phép đặt dây cáp ngầm còn lại trong
lãnh hải của Meron, miễn là Feliz và CS Digit tuân thủ mọi giấy phép và các
điều kiện khác do Meron thiết lập trong đó.

7
2.10 Theo Biên bản ghi nhớ năm 2020, Meron đã ngay lập tức ủy quyền
cho Feliz đặt dây cáp ngầm trên khắp các vùng biển của mình. Kèm theo đó là
các điều kiện sau: (a) dây cáp ngầm đi theo một hướng cụ thể qua lãnh hải
Meron, (b) dây cáp ngầm luôn cách tất cả dây cáp hoặc đường ống dẫn ngầm
hiện có 30 mét trên thềm lục địa của Meron, và (c) trong các vùng biển của
Meron, CS Digit phải tuân thủ tất cả các luật và quy định được Meron thông
qua phù hợp với quy định của UNCLOS và các nguyên tắc khác của luật pháp
quốc tế Đính kèm giấy cho phép gửi cho Feliz là một bản tóm tắt luật quốc gia
của Meron. Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 của Meron trong bản tóm tắt
này, bao gồm các quy định sau:

Điều 13
1. Công dân của Vương quốc Meron không được sở hữu, vận hành hoặc điều
khiển bất kỳ tàu nào tham gia vào việc đặt dây cáp hoặc ống dẫn ngầm dưới biển mà
không có sự cho phép rõ ràng trước của Vương quốc Meron.
2. Khoản(1) áp dụng cho tất cả các vùng biển không nằm trong lãnh hải hoặc nội
thủy của Vương quốc Meron.
[...]
Điều 31
1. Mọi hành vi vi phạm Điều 13 đều là hành vi phạm tội và có thể bị kết án phạt
tù với thời hạn không quá 12 tháng.
2.11 Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020, khi tất cả các giấy phép đã hoàn
tất, CS Digit đã đặt dây cáp ngầm xuyên qua thềm lục địa của Tyrone, Vùng và
thềm lục địa và lãnh hải của Meron. CS Digit đã đặt dây cáp ngầm dọc theo
tuyến đường mà Feliz đã đề xuất ban đầu, và sau đó dọc theo tuyến đường cụ
thể do Meron thiết lập trong lãnh hải của quốc gia này.

8
2.12 Tháng 7 năm 2020, báo chí quốc tế cho rằng dây cáp do Feliz đặt đã
vi phạm các điều kiện do Meron đặt ra và nó được lắp đặt với sự tham gia của
một công dân người Meron. Công dân Meron trên đã bị kết án vắng mặt và
một thẩm phán người Meron đã ngay lập tức ban hành lệnh bắt giữ đối với
công dân Meron này.

2.13 Ngày 5 tháng 1 năm 2021, cơ quan hàng hải của Meron đã tạo ra một
khu neo đậu ngoài khơi trong một vịnh có mái che tại The Fern cho các tàu
thương mại cách ly hoặc tàu thương mại quá cảnh gặp nạn. Do tính chất lây
nhiễm cao của dịch bệnh và sự cần thiết của việc theo dõi và truy vết y tế,
Meron cũng đã đình chỉ mọi hoạt động và tiếp cận – bao gồm cả hoạt động
đánh cá lịch sử truyền thống – trong khu vực lân cận khu neo đậu cách ly cho
đến khi đại dịch toàn cầu được kiểm soát. Tyrone một lần nữa gửi công hàm
ngoại giao phản đối, khẳng định Ngày Đại dương sẽ được tổ chức vào ngày 8
tháng 6 năm 2021 và kêu gọi “việc đình chỉ bất hợp pháp của Meron được dỡ
bỏ càng sớm càng tốt”.

2.14 Cuối tháng 1 năm 2021, Tyrone cũng gửi công điện ngoại giao tới
Meron với thông báo như sau: Nhằm tìm hiểu tác động môi trường của dây cáp
điện, một công ty năng lượng tư nhân đã đăng ký tại Tyrone – công ty Feliz
hoạt động với mục đích thực hiện các cuộc khảo sát ở các vùng biển thuộc
quyền tài phán của Vương quốc Meron. Công ty này sẽ tìm cách thu thập
thông tin về cách thức hoạt động của dây cáp tạo ra trường điện từ, nhiệt, rủi ro
vướng víu, ô nhiễm và tác động đến rạn san hô/khu bảo tồn. Tàu được sử dụng
cho các hoạt động Nghiên cứu khoa học biển (MSR) được đề xuất là Tàu
nghiên cứu thuộc sở hữu của Feliz và được đăng ký tại Cộng hòa Tyrone.
Dưới đây là chi tiết của con tàu:

Tên R V Vilhelmina

9
Trọng tải 5.700 tấn

Độ dài 108 m

Chiều ngang 17 m

Năng lượng thiết lập Động cơ điện: 2 × 3000 hp mã lực


Máy phát điện: 4 × 1500 kW Diesel

Máy phát điện 2 × 1000 kW Diesel

Lực đẩy 2 azipod với cánh quạt bước cố định; 2 cánh


mũi đẩy

Phạm vi 5000 hải lý

Hành trình kéo dài 90 ngày

Nhân viên trên tàu 60

Phương tiện hàng không Sân đỗ trực thăng cho 1 máy bay trực thăng

Thuyền và tàu đổ bộ 1 phương tiện tự động lặn sâu dưới nước


mang theo
(Dự án Tyrone-class xyz000)

Các cuộc khảo sát đã đề xuất được thực hiện dọc theo đường dây cáp
hiện có nối Meron với Tyrone, gần rìa các vùng biển thuộc quyền tài phán của
quốc gia ven biển Meron. Các cuộc khảo sát sẽ diễn ra từ ngày đầu tiên đến
ngày cuối cùng của tháng 6 năm 2021. Vương quốc Meron được mời tham gia
vào dự án này và tạo điều kiện cho việc tiếp cận cảng của Meron để hỗ trợ RV

10
Vilhelmina trong bối cảnh đại dịch toàn cầu. Chính phủ Tyrone yêu cầu Chính
phủ Meron làm rõ mọi điều kiện đối với hoạt động MSR này, vì uỷ ban pháp lý
của Tyrone không tìm thấy khung pháp lý áp dụng

2.15 Chính phủ Tyrone hoàn toàn không nhận được thông báo chính thức
nào từ Meron về việc xác lập vùng thềm lục địa ngoài 200 hải lý cũng như việc
Chính phủ Meron chỉ định toàn bộ thềm lục địa ngoài 200 hải lý của mình là
khu vực “trong đó hoạt động khai thác và thăm dò chi tiết sẽ diễn ra ngay lập
tức và cho đến khi có thông báo mới”. Không có phản hồi chính thức nào từ
Meron về các yêu cầu, điều kiện tại mục 2.13 nên sau bốn tháng chờ đợi,
Chính phủ Tyrone đã ủy quyền cho Feliz triển khai RV Vilhelmina trong khu
vực cách đường cơ sở của Meron 199 hải lý – khu vực thực hiện các hoạt động
nghiên cứu theo kế hoạch đã đệ trình. Vào tháng 4 năm 2021, RV Vilhelmina
đã triển khai một phương tiện dưới nước theo dõi một số động vật có vú ở biển
để quan sát hành vi của chúng ở khu vực lân cận dây cáp ngầm. Sáu tháng kể
từ khi yêu cầu gửi Meron và vẫn không có câu trả lời chính thức, Chính phủ
Tyrone đã ủy quyền cho RV Vilhelmina sử dụng phương tiện dưới nước của
mình để thực hiện công việc khoan gần hai dây cáp vào tháng 6 năm 2021 tại
hai địa điểm khác nhau, một địa điểm cách đường cơ sở của Meron 199 hải lý
và địa điểm khác cách đường cơ sở của Meron 201 hải lý

2.16 Cùng lúc vào ngày 1 tháng 6 năm 2021, Meron quyết định cấm vô
thời hạn đối với tất cả hoạt động đánh bắt cá lịch sử truyền thống trong toàn bộ
lãnh hải của The Fern do lo ngại về dịch bệnh. Tyrone đã gửi một công hàm
phản đối mới nhấn mạnh về việc ngư dân truyền thống của họ không được tiếp
cận với bất kỳ ngư trường nào khác.

2.17 Trong quá trình hoạt động trên biển, ba thuyền viên của tàu RV
Vilhelmina gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng với các triệu chứng của căn
bệnh truyền nhiễm do đại dịch toàn cầu. Việc thiếu các thành viên phi hành

11
đoàn khỏe mạnh và có trình độ có thể dẫn đến việc mất các thiết bị nghiên cứu
vô giá và thảm họa môi trường, Thuyền trưởng của RV Vilhelmina đã yêu cầu
được tiếp cận cảng của Đảo Merino. Cảng này là cảng khả dụng gần nhất và
Thuyền trưởng của đã thông báo đầy đủ cho cơ quan quản lý cảng về tình hình
sức khỏe trên tàu, cũng như các mối lo ngại liên quan. Cơ quan quản lý cảng ở
Meron đã từ chối tàu nhập cảnh vào cảng và cũng không đề cập đến việc cấp
quyền tiếp cập khu neo đậu cách ly. Phản hồi của chính quyền cảng đã được
ghi lại để làm bằng chứng: “Meron không có lợi trong việc cho RV
Vilhelmina vào cảng và Meron sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay
khi RV Vilhelmina đi vào lãnh hải”.

2.18 Tháng 7 năm 2021, Tyrone đang cố gắng liên hệ với Đức Vua của
Meron để thúc đẩy một giải pháp hòa giải đối với các tranh chấp hiện phát sinh
trong giai đoạn 2020-2021. Đối với các ranh giới ngoài thềm lục địa Meron
mới được thiết lập, không có thông cáo báo chí công khai nào từ Cơ quan quản
lý đáy biển quốc tế về các giới hạn đó và do đó các giới hạn đó chưa phải là
cuối cùng và không có giá trị ràng buộc với Cộng hòa Tyrone.

2.19 Vào tháng 8 năm 2021, các nhà lãnh đạo của cả hai quốc gia đã ký
Tuyên bố chung năm 2021, trong đó khẳng định ý định quay trở lại những năm
hợp tác song phương hiệu quả và cùng theo đuổi giải pháp hòa bình cho tất cả
các tranh chấp còn lại, bao gồm cả việc sử dụng các biện pháp tư pháp

III. TÓM TẮT LỜI BIỆN HỘ

3.1 Cấu trúc chính của bản biện hộ này bao gồm 5 phần, đầu liên là Danh
mục tài liệu tham khảo; tóm tắt sự kiện pháp lý; tóm tắt bản biện hộ này; nội
dung biện hộ cho 4 yêu cầu, thẩm quyền của Tòa ITLOS và cuối cùng là kết
luận. Các sự kiện pháp lý, bối cảnh sự việc được mô tả trong phần II.

12
3.2 Mục 1 Phần IV biện luận cho yêu cầu “Việc từ chối tàu RV Vilhelmina
tiếp cận cảng Đảo Merino và đe dọa thực thi “các biện pháp phòng ngừa” của
Meron là trái với quy định của Công ước”

3.3 Mục 2 Phần IV biện luận cho yêu cầu “Vương quốc Meron đã can thiệp
bất hợp pháp vào các hoạt động đánh bắt cá truyền thống của ngư dân Tyrone
tại The Fern là không phù hợp với Công ước”

3.4 Mục 3 Phần IV biện luận cho yêu cầu “Việc quy định và thực thi các
yêu cầu về việc đặt dây cáp ngầm, Vương quốc Meron đã vi phạm các quyền
tự do của Cộng hòa Tyrone và các đặc quyền của Cộng hòa Tyrone đối với CS
Digit”

3.5 Mục 4 Phần IV biện luận cho yêu cầu “Vương quốc Meron đã xâm
phạm quyền của Cộng hòa Tyrone trong việc nghiên cứu khoa học biển theo
pháp luật quốc tế”

3.6 Mục 5 Phần IV chứng minh thẩm quyền của Tòa ITLOS theo Chương
XV của UNCLOS và các Điều ước giữa Tyrone và Meron.

IV. LỜI BIỆN HỘ

1. Việc từ chối tàu RV Vilhelmina tiếp cận cảng Đảo Merino và đe dọa
thực thi “các biện pháp phòng ngừa” của Meron là trái với quy định
của Công ước
1.1. Từ chối tàu RV Vilhelmina tiếp cận cảng Đảo Merino và đe dọa
thực thi “các biện pháp phòng ngừa”, Vương quốc Meron đã vi
phạm nghĩa vụ của quốc gia khi đối phó với đại dịch nghiêm
trọng toàn cầu theo Điều lệ y tế quốc tế 2005

4.1.1 Công ước về tìm kiếm cứu nạn hàng hải định nghĩa về “gặp nạn” là:
“tình huống có sự chắc chắn rằng một người, một con tàu hoặc phương tiện

13
khác đang bị đe dọa bởi mối nguy hiểm nghiêm trọng sắp xảy ra và cần được
hỗ trợ ngay lập tức”

Tình huống của Tàu RV Vilhelmina khi có 3 thành viên gặp các vấn đề sức
khỏe nghiêm trọng với các triệu chứng của căn bệnh truyền nhiễm do đại dịch
toàn cầu có thể đe dọa đến tính mạng con người được coi là “gặp nạn” theo
định nghĩa này.

4.1.2 Theo Điều 19 về nghĩa vụ chung và Điều 20 quy định về cảng hàng
không, bến cảng của Điều lệ y tế quốc tế 2005 thì các nước thành viên WHO
có nghĩa vụ đảm bảo yêu cầu năng lực được quy định trong Phụ lục 1 đối với
điểm nhập cảnh, các sân bay và cảng:

“Trong trường hợp các sự kiện có thể gây ra tình trạng khẩn cấp về sức
khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế: Các quốc gia phải cung cấp phản ứng
khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng phù hợp bằng cách thiết lập và duy trì một kế
hoạch dự phòng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, bao gồm các điểm dịch vụ y
tế công cộng, các dịch vụ khác có liên quan tại các điểm nhập cảnh. Cung cấp
việc đánh giá và chăm sóc cho du khách hoặc động vật bị ảnh hưởng bằng
cách thiết lập các cơ sở y tế và thú y địa phương để cách ly, điều trị…. Cung
cấp không gian thích hợp, tách biệt với những du khách khác, và nếu cần thiết
thì cách ly những khách du lịch bị nghi ngờ nhiễm bệnh, tốt nhất là tại các cơ
sở cách xa điểm nhập cảnh. Áp dụng các biện pháp được WHO khuyến nghị
như khử trùng, khử mùi, khử nhiễm… xử lý hành lý, hàng hóa, thùng chứa,
phương tiện vận chuyển, hàng hóa hoặc bưu kiện tại các địa điểm được chỉ
định và trang bị đặc biệt cho mục đích này…”

4.1.3 Cơ quan hàng hải của Meron đã thực hiện nghĩa vụ của mình theo
khuyến nghị trên của WHO bằng cách tạo ra một khu neo đậu ngoài khơi tại
The Fern và phân phát các vật tư cần thiết cho các tàu thương mại cách ly hoặc
tàu thương mại quá cảnh gặp nạn. Thế nhưng khi tàu RV Vilhelmina gặp nạn,

14
thuyền trưởng của tàu đã thông báo đầy đủ về vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
của ba thuyền viên và các lo ngại về hậu quả của vấn đề này, sau đó đưa ra yêu
cầu được tiếp cận cảng của đảo Merino thì quản lý cảng ở Meron lại không
đồng ý.

4.1.4 Trong UNCLOS dù không quy định rõ về quyền liên quan đến cảng
nhưng có quy định về các quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho tàu nước ngoài
trong trường hợp bất khả kháng hoặc gặp nạn; hay việc đi qua không gây hại
bao gồm cả dừng và thả neo khi thấy cần thiết vì lý do bất khả kháng hoặc gặp
nạn. Do đó, có thể suy ra, sự cố hoặc trường hợp bất khả kháng được xem là
một ngoại lệ đối với việc ‘không có quyền vào cảng’, việc công nhận quyền
của tàu bị nạn được vào nơi lánh nạn là không có gì phải bàn cãi.

4.1.5 Trong Điều lệ y tế quốc 2005, Điều 28 quy định: “Tàu hoặc máy bay
sẽ không bị ngăn cản vì lý do sức khỏe khi ghé vào bất kỳ điểm nhập cảnh nào.
Tuy nhiên, nếu điểm nhập cảnh không được trang bị để áp dụng các biện pháp
y tế theo các quy định này, thì tàu hoặc máy bay có thể được lệnh tự chịu rủi
ro để tiến tới điểm nhập cảnh phù hợp gần nhất có sẵn cho nó, trừ khi tàu
hoặc máy bay có hệ thống hoạt động gặp vấn đề khiến việc di chuyển này
không an toàn”.

4.1.6 Do lo ngại các vấn đề về sức khỏe nên Meron đã đình chỉ hoạt động
trong khu neo đậu kiểm dịch. Nhưng việc từ chối cho tàu RV Vilhelmina nhập
cảnh vào cảng Merino, cũng như việc cố tình không đề cập đến khả năng cho
RV Vilhelmina nhập cảnh vào khu neo đậu cách ly tại The Fern này là một
hành vi vi phạm. Nó đã vi phạm quy định về nghĩa vụ của quốc gia khi đối phó
với đại dịch nghiêm trọng toàn cầu theo Điều lệ y tế quốc tế 2005. Meron
không có quyền ngăn cản tàu RV Vilhelmina vì các lý do liên quan đến sức
khỏe, nhất là việc ngăn cản này có thể dẫn đến những thiệt hại về người và của.

15
1.2. Vương quốc Meron từ chối tàu RV Vilhelmina tiếp cận cảng
Đảo Merino và đe dọa thực thi “các biện pháp phòng ngừa” đã
vi phạm nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn môi trường biển

4.1.7 Trước hết, Điều 198 của Công ước đã quy định “Quốc gia nào biết
được trường biệt môi trường biển đang có nguy cơ sắp phải chịu những thiệt
hại hay đã chịu những thiệt hại do ô nhiễm thì phải lập tức thông báo cho các
quốc gia khác mà mình xét thấy có nguy cơ phải chịu những tổn thất này cũng
như cho các tổ chức quốc tế có thẩm quyền”. Ở đây nhận thấy việc 3 thuyền
viên gặp các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe do đại dịch gây ra thì thuyền
trưởng tàu RV Vilhelmina đã lo sợ rằng việc thiếu các thành viên phi hành
hành đoàn khỏe mạnh và có trình độ sẽ dẫn đến việc thiếu mất các thiết bị
nghiên cứu vô giá và dẫn đến thảm họa môi trường nên thuyền trưởng đã thông
báo đầy đủ cho cơ quản quản lý cảng về các mối lo ngại này nên trước hết có
thể thấy rằng tàu RV Vilhelmina của Tyrone đã trung thực và hoàn thành nghĩa
vụ thông báo kịp thời về nguy cơ ô nhiễm biển có thể xảy ra theo đúng tinh
thần của Công ước.

4.1.8 Thứ hai, về các biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô
nhiễm môi trường biển, Điều 194 của UNCLOS quy định:

1. Các quốc gia, tùy theo tình hình, thi hành riêng rẽ hay phối hợp với nhau, tất
cả các biện pháp phù hợp với Công ước, cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự
ô nhiễm môi trường biển, sử dụng các phương tiện thích hợp nhất mà mình có, và cố
gắng điều hòa các chính sách của mình về mặt này.

2. Các quốc gia thi thành mọi biện pháp cần thiết để cho các hoạt động thuộc
quyền tài phán hay quyền kiểm soát của mình không gây tác hại do ô nhiễm cho các
quốc gia khác và cho môi trường của họ và để cho nạn ô nhiễm nảy sinh từ những
tai nạn hay từ các hoạt động thuộc quyền tài phán hay quyền kiểm soát của mình
không lan ra ngoài các khu vực mà mình thi hành các quyền thuộc chủ quyền theo
đúng Công ước.

16
4.1.9 Như vậy Meron phải cùng với tàu RV Vilhelmina của Tyrone phối
hợp với nhau để ngăn ngừa, hạn chế xảy ra ô nhiễm môi trường biển cũng như
thảm họa trên biển. Như mối lo ngại mà Thuyền trưởng của tàu RV đã đề cập
thì việc cho tàu tiếp cận cảng là 1 trong những giải pháp vô cùng quan trọng để
tránh xảy ra tình trạng ô nhiễm biển. Nếu tàu được tiếp cận cảng để được hỗ
trợ về y tế thì sức khỏe của các thuyền viên được bảo đảm từ đó sẽ không thiếu
người có chuyên môn để không xảy ra tình trạng ô nhiễm hay thảm họa trên
biển. Nên Merone không cho tàu tiếp cận cảng và đe dọa thực thi các biện
pháp phòng ngừa là trái với quy định của Công ước về bảo vệ và giữ gìn môi
trường biển.

1.3. Meron đe dọa sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay khi
tàu RV Vilhelmina đi vào lãnh hải đã vi phạm quy định về
quyền đi qua không gây hại của Tyrone theo Điều 17 Công ước
luật biển 1982.

4.1.10 Meron đã đe dọa sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay khi
RV Vilhelmina đi vào lãnh hải. Tyrone khẳng định Meron đã áp dụng sai quy
định của UNCLOS 1982.

4.1.11 Căn cứ vào Mục 3, Chương II, UNCLOS 1982 quy định về đi qua
không gây hại trong lãnh hải, theo Điều 17, tàu RV Vilhelmina được hưởng
quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải của Meron, và Meron không được
cản trở quyền đi qua không gây hại của tàu RV Vilhelmina theo quy định tại
Điều 24. Meron có quyền đòi hỏi tàu RV Vilhelmina đi qua không gây hại
trong lãnh hải của Meron theo các tuyến đường mà Meron đã ấn định và tàu
phải tôn trọng cách phân chia các luồng giao thông đó theo Điều 22.

4.1.13 Từ những lý do trên đã cho thấy bằng cách từ chối tàu RV


Vilhelmina tiếp cận cảng Đảo Merino và đe dọa thực thi “các biện pháp phòng

17
ngừa” ngay khi tàu đi vào lãnh hải, Vương quốc Meron đã vi phạm nghĩa vụ
của mình đối với Cộng hòa Tyrone.

2. Vương quốc Meron đã can thiệp bất hợp pháp vào các hoạt động
đánh bắt cá truyền thống của ngư dân Tyrone tại The Fern là không
phù hợp với Công ước

4.2.1 Vào tháng 4 năm 2000, Chính phủ Meron đã đóng cửa khu vực đánh
bắt cá truyền thống ngoài 12 hải lý tính từ cụm đá The Fern, khu vực này vốn
đang được dùng để phục vụ cho hoạt động đánh bắt cá truyền thống của người
dân trong khu vực, trong đó có ngư dân Tyrone. Chính phủ Tyrone đã ngay lập
tức gửi công hàm ngoại giao để phản đối (sáu tháng một lần) việc đóng của bất
hợp pháp này.1

4.2.2 Vào ngày 5 tháng 1 năm 2021, Chính phủ Meron tiếp tục đình chỉ
mọi hoạt động xung quanh cụm đá The Fern, trong đó bao gồm hoạt động đánh
bắt cá truyền thống. Đây cũng chính là ngư trường đánh bắt cá truyền thống
duy nhất của ngư dân Tyrone. Vào ngày 1 tháng 6 năm 2021, Meron đã ra
quyết định gia hạn đình chỉ mọi hoạt động xung quanh The Fern thành lệnh
cấm vô thời hạn đối với hoạt động đánh bắt cá truyền thống.2

4.2.3 Trong vụ việc giữa Nicaragua và Colombia, Tòa đã khẳng định sự


tồn tại của quyền đánh bắt cá truyền thống và là một phần của tập quán quốc tế
và Tòa có thẩm quyền giải quyết vì quyền đánh bắt cá truyền thống này thuộc
các quy định khác của luật pháp quốc tế theo Điều 2(3) UNCLOS. Do đó, Tòa
án hoàn toàn có thẩm quyền để giải quyết vì có liên quan đến việc giải thích và
áp dụng Công ước.

4.2.4 Đánh bắt cá truyền thống hay đánh bắt cá thủ công đã được thảo luận
rộng rãi trong vụ Trọng tài Eritrea kiện Yemen. Tòa trọng tài trong vụ kiện

1 160
2 105, 106 YE II; 795, 796, 797 PH CN

18
biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc cũng trích dẫn trích dẫn chủ yếu
phán quyết năm 1999 của Tòa trọng tài trong Vụ phân định biển giữa Eritrea
và Yemen để định nghĩa thế nào là đánh bắt cá thủ công, truyền thống. Theo
đó, cả hai Tòa Trọng tài đều nhận định, đánh bắt cá thủ công được định nghĩa
là hoạt động đánh bắt cá sử dụng các tàu cá nhỏ và ngư cụ đơn giản, với quy
mô nhỏ khác với đánh bắt cá công nghiệp. Ngư dân đánh bắt cá truyền thống
có thể nâng cấp, cải tiến động cơ của các tàu cá nhỏ, thay đổi kỹ thuật hàng
hải, thông tin liên lạc hoặc kỹ thuật đánh bắt. Nhưng nếu các cải tiến này khiến
cho hoạt động đánh bắt cá vượt mức “thủ công”, trở thành đánh bắt cá quy mô
công nghiệp quy mô lớn và có tính chất thương mại thì sẽ không được xem là
đánh bắt cá thủ công, truyền thống.3

Ngoài ra Tòa Trọng tài vụ kiện biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc
cũng làm rõ thêm rằng đánh bắt cá thủ công được định nghĩa trong quan hệ với
đánh bắt cá công nghiệp, theo đó đánh bắt cá thủ công là hoạt động đơn giản,
thực hiện với quy mô nhỏ, sử dụng kỹ thuật đánh bắt được sử dụng lâu đời
theo tập quán của từng khu vực. Đánh bắt cá có tổ chức và tính chất công
nghiệp đáng kể sẽ không còn được xem là thủ công, truyền thống.4

4.2.5 Những ngư dân Tyrone đã đánh bắt cá tại khu vực quanh cụm đá The
Fern từ nhiều đời nay, hoạt động đánh cá này thuộc về một cộng đồng ngư dân
với quy mô nhỏ và phần lớn lượng cá đánh bắt được sẽ được sử dụng chủ yếu
cho Lễ hội Ngày Đại Dương. Chúng tôi có đủ căn cứ để xác định hoạt động
đánh bắt cá của ngư dân Tyrone tại khu vực quanh cụm đá The Fern là hoạt
động đánh bắt cá truyền thống, khu vực này cũng là ngư trường đánh bắt cá
truyền thống của nhiều quốc gia trong khu vực.

4.2.6 UNCLOS quy định về chế độ pháp lý của lãnh hải:

3 797, 807 PH CN
4 Bản biện hộ của Cộng hòa Tyrone, đoạn 2.6

19
Điều 2
Chế độ pháp lý của lãnh hải và vùng trời ở trên lãnh hải cũng như đáy và lòng đất
dưới đáy của lãnh hải

3. Chủ quyền trong lãnh hải được thực hiện theo quy định của Công ước và các quy
định khác của luật pháp quốc tế.

4.2.7 Quyền đánh bắt cá truyền thống này chính là các quy tắc khác của
pháp luật quốc tế trù định. Trong UNCLOS có đề cập đến quyền đánh bắt cá
truyền thống trong Điều 51, nhưng quyền đánh bắt cá truyền thống này là ở
trong vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo, đây là điều khoản duy nhất
của Công ước quy định về quyền đánh bắt cá truyền thống. Tuy không đề cập
ở một điều khoản cụ thể nào khác trong Công ước nhưng UNCLOS cũng vẫn
tôn trọng quyền đánh bắt cá truyền thống này như một tập quán quốc tế và
được đề cập đến trong Điều 2(3) về các quy định khác của pháp luật quốc tế
trù định.

4.2.8 Trong vụ việc giữa Yemen và Eritrea, Tòa trọng tài đã khẳng định
rằng quyền đánh bắt cá truyền thống không phải là quyền lợi chung và cũng
không phải là quyền lợi để được chia sẻ mà đây là quyền cho phép các ngư dân
được tự do ra vào và đánh bắt cá trong vùng đánh bắt cá truyền thống 5. Điều đó
có nghĩa rằng, các quyền này không hề thuộc về quốc gia mà nó hoàn toàn
thuộc về ngư dân của cả Tyrone và Meron. Trong phán quyết của Tòa trong vụ
việc trên, Tòa chấp nhận sự tồn tại quyền đánh bắt cá truyền thống tồn tại trong
vùng nước chủ quyền của quốc gia khác.

4.2.9 Trong vụ việc giữa Nicaragua và Colombia, để được coi là đánh bắt
cá truyền thống thì hành động phải đã được diễn ra từ lâu và có ảnh hưởng đến
văn hóa của quốc gia đó và không bị phản đối bởi quốc gia khác. Như đã đề
cập ở trên, hoạt động đánh bắt cá này của Tyrone là một nghề truyền thống và
đã diễn ra từ rất lâu đời quanh cụm đá The Fern. Và sự lâu đời này đã ảnh
5 Bản biện hộ của Cộng hòa Tyrone đoạn 2.11 và 2.15

20
hưởng rất nhiều đến văn hóa của người dân Tyrone, hằng năm họ có một ngày
“Ocean day” để có thể tiêu thụ lượng cá mà ngư dân truyền thống của họ đã
đánh bắt. Thêm vào đó, việc đánh bắt cá truyền thống này của ngư dân Tyrone
không hề có sự phản đối nào của Meron trong suốt một thời gian rất dài.

4.2.10 Trong vụ việc giữa Trung quốc và Philippines, Tòa trọng tài cũng đã
khẳng định rằng quyền đánh bắt cá truyền thống này là thuộc về ngư dân,
không hề thuộc về một quốc gia nào. Vì vậy, các quyền này không bị ảnh
hưởng bởi sự thay đổi về biên giới, lãnh thổ hay chủ quyền. Nói cách khác, đây
là quyền tư và quyền này gắn liền với cá nhân, chứ không thuộc về quốc gia
nào cả6, và quyền này vẫn sẽ tồn tại cùng với sự tồn tại của cá nhân và cộng
đồng có quyền đó.

4.2.11 Như đã đề cập ở trên, quyền đánh bắt cá truyền thống đã được thừa
nhận và là hợp pháp qua các phán quyết trong các vụ việc liên quan. Tuy
không tồn tại trong UNCLOS một cách cụ thể nhưng thông qua các vụ việc
trên, có thể thấy Tòa công nhận sự tồn tại quyền đánh bắt cá truyền thống và
nó tồn tại là các quy tắc khác được pháp luật quốc tế trù định theo Điều 2(3)
UNCLOS. Vì quyền đánh bắt cá truyền thống không hề thuộc về quốc gia nào
nên việc Meron đình chỉ quyền đánh bắt cá truyền thống của ngư dân là hành
vi vi phạm.

4.2.12 UNCLOS có quy định về các quyền, quyền tài pháp và các nghĩa vụ
của các quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế:

Điều 56
Quyền, quyền tài phán và nghĩa vụ của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền

2. Trong vùng đặc quyền kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của
mình theo Công ước, quốc gia ven biển phải tính đến các quyền và nghĩa vụ của các
quốc gia khác và hành động phù hợp với Công ước này

6 Đoạn 2.10

21
4.2.13 Có thể thấy, lần lượt các hành động từ đóng cửa vùng đánh bắt cá
truyền thống ngoài 12 hải lý xung quanh cụm đá The Fern, đình chỉ rồi chuyển
thành lệnh cấm toàn bộ hoạt động đánh bắt cá truyền thống xung quanh The
Fern là hành động vi phạm Điều 56(2) UNCLOS vì Meron đã không tính đến
quyền lợi của Tyrone khi Tyrone là một nước tôn trọng nghề đánh bắt cá
truyền thống và nghề cá này ảnh hưởng lớn đến văn hóa của người dân Tyrone.

4.2.14 Ngoài ra, trong phạm vi 16 hải lý tính từ cụm đá The Fern, ngư dân
Tyrone nói riêng và ngư dân trong khu vực nói chung đã thực hiện quyền đánh
bắt cá truyền thống của mình trong suốt nhiều năm liền kể từ lúc Meron xác
lập chủ quyền với cụm đá The Fern mà không bị bất cứ sự phản đối nào của
quốc gia này. Tuy nhiên, từ tháng 4 năm 2000 Meron đã có một loạt các hành
vi cản trở ngư dân Tyrone nói riêng và ngư dân trong khu vực nói chung thực
hiện các quyền đánh bắt cá truyền thống của mình.

4.2.15 Tháng 4 năm 2000, Meron đã đóng cửa các khu vực ngoài 12 hải lý
tính từ cụm đá the The Fern, vốn đang được phục vụ cho hoạt động đánh cá
truyền thống. Kể từ đó, cứ sáu tháng một lần Tyrone đã gửi các công hàm
ngoại giao để phản đối, tuyên bố rằng các hạn chế đối với việc đánh bắt cá
truyền thống là không phù hợp với quyền của ngư dân Tyrone như đã được
quy định trong UNCLOS và tập quán quốc tế.

4.2.16 Tháng 1 năm 2021, Meron cũng đã đình chỉ mọi hoạt động và tiếp
cận – bao gồm cả hoạt động đánh cá lịch sử truyền thống – trong khu vực lân
cận khu neo đậu cách ly tại cụm đá The Fern cho đến khi đại dịch toàn cầu
được kiểm soát. Tyrone một lần nữa gửi công hàm ngoại giao phản đối, khẳng
định Ngày Đại dương sẽ được tổ chức vào ngày 8 tháng 6 năm 2021 và kêu gọi
“việc đình chỉ bất hợp pháp của Meron được dỡ bỏ càng sớm càng tốt”.

4.2.17 Ngày 1 tháng 6 năm 2021, Meron quyết định gia hạn việc đình chỉ
mọi hoạt động trong khu neo đậu kiểm dịch của The Fern thành lệnh cấm vô

22
thời hạn đối với tất cả hoạt động đánh bắt cá lịch sử truyền thống trong toàn bộ
lãnh hải của The Fern. Tyrone đã gửi một công hàm phản đối mới nhấn mạnh
về việc ngư dân truyền thống của họ không được tiếp cận với bất kỳ ngư
trường nào khác.

4.2.18 Từ những hoạt động trên có thể thấy, dù Tyrone đã cố gắng giải
quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình theo tinh thần của UNCLOS và
pháp luật quốc tế, tuy nhiên Meron đã không hợp tác và các hành động của
quốc này gia lại làm leo thang thêm căng thẳng giữa Tyrone và Meron.

4.2.19 UNCLOS quy định về giải quyết hòa bình các tranh chấp:

Điều 279
Nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Các quốc gia thành viên sẽ giải quyết bất kỳ tranh chấp nào giữa họ liên quan đến
việc giải thích hoặc áp dụng công ước này bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với
Khoản 3 Điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc và, vì mục đích này, sẽ tìm kiếm
một giải pháp bằng các biện pháp nêu trong Khoản 1 Điều 33 của Hiến chương.

Trong đó Điều 33(1) Hiến chương Liên hợp quốc quy định: “Các bên
đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy
có thể đe dọa đến hoà bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm
cách giải quyết tranh chấp...”

4.2.20 Như vậy việc kéo dài và làm leo thang căng thẳng của Meron đã vi
phạm vào nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình của
UNCLOS và pháp luật quốc tế.

4.2.21 Qua đó có thể khẳng định rằng, việc đình chỉ vùng đánh bắt cá
truyền thống quanh cụm đá The Fern của Meron là can thiệp bất hợp pháp.

23
3. Việc quy định và thực thi các yêu cầu về việc đặt dây cáp ngầm,
Vương quốc Meron đã vi phạm các quyền tự do của Cộng hòa
Tyrone và các đặc quyền của Cộng hòa Tyrone đối với CS Digit
3.1. Vương quốc Meron đã vi phạm các quyền tự do đặt dây cáp
ngầm của Cộng hòa Tyrone

4.3.1 Các Điều 58 và 79 của UNCLOS quy định về quyền tự do đặt dây
cáp của các quốc gia khác tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc
gia ven biển. Cụ thể Điều 58(1) quy định tất cả các quốc gia dù có biển hay
không có biển đều có quyền tự do đặt dây cáp trong vùng đặc quyền kinh tế
theo quy định của Công ước. Điều 79(1) và 79(3) quy định Tất cả các quốc gia
có quyền đặt các dây cáp ở thềm lục địa và tuyến dây cáp đi qua thềm lục địa
không cần có sự thỏa thuận với quốc gia ven biển.

4.3.2 Theo đó, trong các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của
Meron, Tyrone hoàn toàn có quyền tự do đặt dây cáp ngầm, trường hợp dây
cáp ngầm được đặt trên thềm lục địa của Meron cũng không cần thỏa thuận với
quốc gia này về tuyến đường đi của dây cáp ngầm đó. Meron không có quyền
tài phán đối với việc đặt dây cáp ngầm của Tyrone trong các vùng biển trên.

4.3.3 Tuy nhiên, Meron chỉ cho phép Tyrone đặt dây cáp ngầm trong các
vùng biển của mình với điều kiện CS Digit phải tuân thủ tất cả các luật và quy
định được Meron thông qua trong các vùng biển của Meron. Cụ thể hơn tại
Điều 13(2) Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 của Meron quy định: “Khoản 1
áp dụng cho tất cả các vùng biển không nằm trong lãnh hải hoặc nội thủy của
Vương quốc Meron”. Hay Meron đã đặt ra điều kiện đặt cáp với Tyrone là
“dây cáp ngầm luôn cách tất cả dây cáp hoặc đường ống dẫn ngầm hiện có 30
mét trên thềm lục địa của Meron”.7

7 Trang 22 Phán quyết Corfu 1949

24
4.3.4 Điều 78(2) UNCLOS quy định: “Việc quốc gia ven biển thực hiện
các quyền của mình đối với thềm lục địa không gây thiệt hại đến hàng hải hay
các quyền và các tự do khác của các nước khác đã được công ước thừa nhận,
cũng không được cản trở việc thực hiện các quyền này một cách không thể
biện bạch được”.

4.3.5 Phán quyết của ICJ trong Vụ eo biển Corfu (1949) giữa Anh và
Albani, tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) đã đưa ra khẳng định: “…trách nhiệm
của mỗi quốc gia không cho phép lãnh thổ đã được biết đến là của mình được
sử dụng để cản trở, chống lại những quyền của quốc gia khác”8

4.3.5 Điều kiện của Meron áp dụng chung và cũng quy định về cách đặt
dây cáp ngầm cho tất cả các vùng biển bao gồm cả vùng biển nằm ngoài đường
biên giới quốc gia trên biển. Như vậy, trong quá trình thực thi quyền chủ quyền
của mình đối với thềm lục địa, Meron đã vi phạm quyền tự do đặt dây cáp
ngầm của Tyrone theo quy định tại các Điều 58, 78 và 79 UNCLOS.

3.2. Vương quốc Meron đã vi phạm các đặc quyền của Cộng hòa
Tyrone đối với CS Digit

4.3.6 Tàu cáp CS Digit thuộc sở hữu của Feliz, được đăng ký và treo cờ
Tyrone. Feliz được chính phủ Tyrone ủy quyền cho sử dụng CS Digit và đặt
dây cáp ngầm. Tàu CS Digit đã tuân thủ mọi giấy phép và các điều kiện khác
của Meron trước khi tiến hành hoạt động đặt cáp.9

4.3.7 Tàu CS Digit chịu trách nhiệm lắp đặt cáp trong các vùng biển thuộc
chủ quyền và quyền chủ quyền của Meron và là tàu mang cờ của Tyrone - là
tàu nước ngoài. Do đó, Meron không có quyền tài phán hình sự ở trên tàu CS
Digit trong lãnh hải, trừ các trường hợp quy định tại Điều 27(1) UNCLOS, và

8Yemen V. Eritrea, Phán quyết của Tòa trọng tài ở giai đoạn hai của quá trình tố tụng (Phân định
biển), Đoạn. 87, 88. https://pcacases.com/web/sendAttach/518
9 Philippines V. China, Phán quyết của Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước
Liên hợp quốc về luật biển năm 1982, đoạn 798.

25
không có quyền tài phán hình sự với Tàu CS Digit trong vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa theo quy định tại các Điều 56 và 77 UNCLOS.

Điều 27
Quyền tài phán hình sự trên một tàu nước ngoài

1. Quốc gia ven biển không được thực hiện quyền tài phán hình sự của mình ở trên
một tàu nước ngoài đi qua lãnh hải để tiến hành việc bắt giữ hay tiến hành việc dự
thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trên con tàu trong khi nó đi qua lãnh hải,
trừ các trường hợp sau đây:
a) Nếu hậu quả của vụ vi phạm đó mở rộng đến quốc gia ven biển;
b) Nếu vị vi phạm có tính chất phá hoại hòa bình của đất nước hay trật tự
trong lãnh hải;
c) Nếu thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc một viên chức lãnh
sự của quốc gia mà tàu mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các nhà đương cục địa
phương hoặc
d) Nếu các biện pháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lậu chất ma túy
hay các chất kích thích.

Điều 56
Các quyền, quyền tài phán và các nghĩa vụ của các quốc gia ven biển trong vùng
đặc quyền về kinh tế

1. Trong vùng đặc quyền kinh tế quốc gia ven biển có

b) Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc:

i. Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình;

ii. Nghiên cứu khoa học về biển;

iii. Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;

Điều 77
Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa

26
1. Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về
mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình

4.3.8 Như vậy trong vụ việc này Meron không có quyền tài phán đối với
tàu cáp CS Digit, các quyền này hoàn toàn thuộc về Tyrone. Việc xét xử và kết
án thành viên tàu cáp CS Digit là công dân người Meron đã vi phạm các quyền
miễn trừ tài phán và đặc quyền của Tyrone đối với tàu CS Digit.

4.3.9 Tuy nhiên, vào tháng 7 năm 2020, Meron đã kết án đối với một người
ở trên tàu CS Digit - tàu treo cờ Tyrone.10

4.3.10 Trong phán quyết về Tàu M/V Norstar (Panama v. Italy) năm 2019,
“các quốc gia không chỉ bị cấm thực hiện quyền tài phán của mình ở biển cả
lên tàu của quốc gia khác mà còn cấm sự mở rộng thẩm quyền tài phán lên các
hoạt động hợp pháp diễn ra trên tàu nước ngoài ở biển cả” 11. Điều này khẳng
định rằng Meron không có quyền tài phán với bất kỳ những gì diễn ra trên tàu
CS Digit.

4.3.11 Trong phán quyết liên quan đến tàu Arctic Sunrise (Hà Lan v. Nga)
năm 2015, Tòa khẳng định rằng những người có liên quan đến việc vận hành
tàu và mọi sự vật khác được coi là một 12. Điều này được áp dụng bất chấp quốc
tịch của người đó đang được xem xét, và tương tự khi quốc tịch của người
đang được xem xét là quốc tịch của quốc gia ven biển đang thực thi luật của
quốc gia đó hoặc bảo vệ quyền và lợi ích của quốc gia đó trong vùng đặc
quyền kinh tế13. Do đó, dù người thợ chính mang quốc tịch Meron thì Meron
cũng không có quyền tài phán hình sự đối với người này.

4.3.12 Thêm vào đó, trong phán quyết về Tàu M/V Norstar (Panama v.
Italy) năm 2019, Tòa khẳng định : “Ngay cả những hành động không liên quan
10 Đoạn 2.9 và đoạn 2.11
11 Đoạn 2.12
12 Panama v. Italy (M/V Norstar case), Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về Luật biển (ITLOS)
năm 2019, đoạn 225.
13 Hà Lan v. Nga (Arctic Sunrise), Phán quyết của Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục VII
của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, đoạn 160.

27
đến can thiệp vật lý hoặc cưỡng chế trên biển cả cũng có thể cấu thành vi phạm
quyền tự do hàng hải”.14 Như vậy, kể cả khi không có các hành động can thiệp
vật lý hay cưỡng chế thì việc kết án đối với thợ chính (người đang hoạt động
trên tàu CS Digit) của Meron là bất hợp pháp và đã xâm phạm đến quyền tài
phán của Tyrone.

4.3.13 Ngoài ra, Meron cũng không thể viện dẫn những điều kiện, quy định
vi phạm quyền tự do đặt cáp của Tyrone làm căn cứ thực thi quyền tài phán với
thành viên tàu CS Digit trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Bên
cạnh đó, với việc đặt cáp trong lãnh hải của Meron, Tyrone đã thực hiện đầy
đủ thủ tục xin phép, bao gồm các giấy tờ liên quan theo quy định của Meron,
trong đó có các giấy tờ về tàu cáp CS Digit cũng như thành viên của tàu.
Meron đã nhận được những giấy tờ này và cũng chấp nhận ủy quyền cho Feliz
đặt dây cáp ngầm trong lãnh hải của mình. Do đó Meron đã biết và buộc phải
biết việc một thành viên đoàn là công dân Meron, hành động đồng ý và ủy
quyền cho Feliz đặt dây cáp được coi là một sự cho phép rõ ràng của Vương
quốc Meron với việc Công dân Meron này tham gia vào hoạt động lắp đặt dây
cáp ngầm của Tyrone trên vùng biển của Meron. Như vậy, việc xét xử và kết
án thành viên tàu cáp CS Digit thuộc Tyrone của Meron kể cả trong trường
hợp Meron có quyền tài phán đối với tàu này cũng là vô lý và không có căn cứ.

4.3.14 Cuối cùng chúng tôi kết luận, Việc quy định và thực thi các yêu cầu
về việc đặt dây cáp ngầm, Vương quốc Meron đã vi phạm các quyền tự do của
Cộng hòa Tyrone và các đặc quyền của Cộng hòa Tyrone đối với CS Digit.

4. NCKH

14 Hà Lan v. Nga (Arctic Sunrise), Phán quyết của Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục VII
của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, đoạn 172.

28
5. Thẩm quyền của Tòa ITLOS trong vụ việc

4.5.1 Trong các phần trước Tyrone đã trình bày các yêu sách và hành vi vi
phạm của Meron theo UNCLOS. Phần này sẽ chỉ ra rằng Tòa ITLOS có thẩm
quyền đối với yêu sách của Tyrone trên mọi phương diện.

4.5.2 Meron đã có các yêu sách và hành vi vi phạm các quy định của
UNCLOS đối với Tyrone. Mặc dù các bên đã nỗ lực đàm phán nhưng vẫn
không đạt được một cách giải quyết chung, do đó Tyrone nhận thấy cần phải
viện dẫn đến các cơ chế giải quyết tranh chấp của công ích để bảo vệ các
quyền lợi hợp pháp của mình.

4.5.3 Bằng cách phê duyệt công ước, cả Tyrone và Meron đều đã chấp
nhận chịu sự ràng buộc bởi các quy định của công ước, trong đó có các quy
định tại Chương XV, bao gồm các quy định về việc chấp nhận trước thẩm
quyền tài phán của một cơ quan tài phán mà một trong các bên đã đệ trình
tranh chấp một cách hợp lệ.

4.5.4 Phần còn lại của mục này được chia làm ba phần. Phần i đề cập đến
thẩm quyền của Tòa ITLOS theo quy định tại các Điều 286 và 288 UNCLOS,
đồng thời chứng minh việc Meron chấp nhận thẩm quyền của cả Tòa ITLOS
và Tòa ICJ theo Điều 287 không ảnh hưởng đến thẩm quyền của Tòa ITLOS.
Phần ii chỉ ra rằng Tyrone và Merone đã tiến hành các cuộc trao đổi quan
điểm, đồng thời Tuyên bố chung 2021 cũng không cản trở việc thực thi quyền
tài phán của Tòa ITLOS. Cuối cùng, phần iii đề cập đến những hạn chế và
ngoại lệ đối với quyền tài phán được quy định tại các Điều 297 và 298, đồng
thời làm rõ rằng không có nội dung nào trong cả hai điều ảnh hưởng đến quyền
tài phán của Tòa ITLOS đối với các yêu sách do Tyrone đưa ra.

29
5.1. Thẩm quyền tài phán của Tòa ITLOS theo quy định tại Điều
286 và 288

4.5.5 Điều 286 và 288(1) đề cập đến những nội dung mà Tòa ITLOS có
thẩm quyền giải quyết:

Điều 286
Phạm vi áp dụng mục này

Tuân theo quy định tại Mục 3, bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích
hoặc áp dụng công ước này, nếu không đạt được giải pháp nào bằng cách áp dụng
các quy định tại Mục 1, sẽ được đệ trình theo yêu cầu của bất kỳ bên tranh chấp nào
tới Tòa án hoặc cơ quan tài phán có thẩm quyền theo mục này.

Điều 288
Thẩm quyền

1. Một Tòa án hoặc cơ quan tài phán được đề cập trong điều 287 sẽ có thẩm quyền
đối với bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng công ước
này được đệ trình theo quy định của phần này.

Như vậy, Tòa ITLOS có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa Tyrone và
Meron liên quan đến việc giải thích và áp dụng các quy định của UNCLOS.
Như các phần trước của bản bị vong lục này đã chứng minh đầy đủ, và chúng
tôi sẽ trình bày chi tiết hơn trong các phần dưới đây.

5.1.1. Những yêu sách của Tyrone đệ trình lên Tòa ITLOS liên
quan đến việc giải thích và áp dụng công ước

4.5.6 Giữa Tyrone và Meron tồn tại tranh chấp trên thực tế về việc sử dụng
biển, Các bên có quan điểm trái chiều và cùng đưa ra các yêu sách sách trái
ngược nhau.

30
4.5.7 Nhấn mạnh, các yêu cầu của Tyrone chỉ liên quan đến việc giải thích
và áp dụng UNCLOS mà không đề cập đến việc xác định chủ quyền của bất kỳ
thực thể nào có liên quan trong tranh chấp.

4.5.8 Các yêu sách cơ bản của Tyrone gồm:

a) Việc từ chối tàu RV Vilhelmina tiếp cận cảng Đảo Merino và đe dọa
thực thi “các biện pháp phòng ngừa” của Meron là trái với quy định của Công
ước;

b) Vương quốc Meron đã can thiệp bất hợp pháp vào các hoạt động đánh
bắt cá truyền thống của ngư dân Tyrone tại The Fern là không phù hợp với
Công ước;

c) Việc quy định và thực thi các yêu cầu về việc đặt dây cáp ngầm, Vương
quốc Meron đã vi phạm các quyền tự do của Cộng hòa Tyrone và các đặc
quyền của Cộng hòa Tyrone đối với CS Digit; và

d) Vương quốc Meron đã xâm phạm quyền của Cộng hòa Tyrone trong
việc nghiên cứu khoa học biển theo pháp luật quốc tế.

4.5.9 Theo quan điểm của Tyrone, việc từ chối tàu RV Vilhelmina tiếp cận
cảng Đảo Merino và đe dọa thực thi “các biện pháp phòng ngừa” là trái với
quy định của Công ước về các Điều 17, 24, 192 và 194. Hành vi đe dọa thực
thi “các biện pháp phòng ngừa” đã gây cản trở Tyrone thực hiện quyền đi qua
không gây hại của mình trong lãnh hải của Meron và vi phạm nghĩa vụ của
Meron đối với Tyrone; ngoài ra hành vi trên và hành vi từ chối tàu RV
Vilhelmina tiếp cận cảng còn vi phạm nghĩa vụ trong việc bảo vệ môi trường
biển của quốc gia này khi các hành vi trên có thể dẫn đến một thảm họa môi
trường biển.

4.5.10 Như phân tích tại Mục 2, tồn tại một ngư trường đánh bắt cá truyền
thống của ngư dân trong khu vực tại vùng nước khoảng 16 hải lý tính từ đường

31
cơ sở xung quanh cụm đá The Fern. Tại đây, ngư dân trong khu vực nói chung
và ngư dân Tyrone nói riêng có quyền đánh bắt cá truyền thống và những
quyền này được bảo hộ theo quy định tại Điều 2(3) và các Điều 56(2), 62(3)
của Công ước. Việc Meron cấm các hoạt động đánh bắt cá truyền thống của
ngư dân Tyrone là trái với các quy định trên của UNCLOS. Ngoài ra, liên quan
đến vấn đề này Tyrone còn đưa ra cáo buộc với Meron về vi phạm quy định
giải quyết hòa bình các tranh chấp tại Điều 279 UNCLOS.

4.5.11 Tyrone có quyền tự do đặt dây cáp ngầm trong các vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của Meron theo quy định tại Điều 58 và Điều 79
UNCLOS. Ngoài ra, Tyrone có toàn quyền đối với tàu cáp CS Digit và các
hoạt động diễn ra trên tàu. Theo quy định tại Điều 32 thì tàu CS Digit được
hưởng quyền miễn trừ tài phán trong lãnh hải của Meron, bên cạnh đó theo quy
định tại Điều 56 thì Meron không có quyền tài phán đối với tàu CS Digit trong
vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Do đó việc quy định và thực thi các yêu
cầu về việc đặt dây cáp ngầm của Meron đã vi phạm các quyền tự do của
Tyrone và các đặc quyền của Tyrone đối với CS Digit.

4.5.12

Như vậy, giữa Tyrone và Meron tồn tại các tranh chấp liên quan đến giải
thích và áp dụng Công ước tại các Điều 2, 17, 24, 32, 56, 58, 62, 79, 192, 194,
279 và những tranh chấp này rõ ràng thuộc thẩm quyền của Tòa ITLOS.

5.1.2. Meron chấp nhận thẩm quyền của cả Tòa ITLOS và Tòa
ICJ theo quy định tại Điều 287 không ảnh hưởng đến thẩm
quyền của Tòa ITLOS trong vụ việc này

4.5.13 UNCLOS đã quy định rõ ràng, một quốc gia có quyền lựa chọn một
hay nhiều thiết chế được quy định tại Điều 287(1).

32
Nếu hai bên tranh chấp đã chấp nhận cùng một thủ tục để giải quyết tranh
chấp, thì vụ tranh chấp đó chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo thủ tục đó, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác theo Điều 287(4).

Một Tòa án đề cập ở Điều 287 sẽ có thẩm quyền đối với bất kỳ tranh chấp
nào liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng công ước này được đệ trình theo
quy định của phần này theo Điều 288(1).

Điều 281(1) quy định các thủ tục được quy định trong Chương XV chỉ
được áp dụng khi các bên không đạt tới một giải pháp thông qua biện pháp hòa
bình mà các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp và thỏa thuận giữa các bên
không loại trừ khả năng tiến hành một thủ tục khác.

4.5.14 Tyrone đã đệ trình một tuyên bố theo Điều 287 UNCLOS 1982 lựa
chọn Tòa ITLOS để giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và
áp dụng UNCLOS 1982.

Meron cũng đệ trình một tuyên bố theo Điều 287 UNCLOS 1982 lựa chọn
Tòa ITLOS và Tòa ICJ để giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải
thích và áp dụng UNCLOS 1982.

4.5.15 Hiệp định song phương năm 2001 về giải quyết tranh chấp một cách
hòa bình, các bên ký kết với điều kiện là bất kỳ cơ chế nào được Quốc gia
thành viên chấp nhận theo Điều 287 của UNCLOS cũng có quyền tài phán đối
với bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến nghiên cứu khoa học biển có thể phát
sinh.

4.5.16 Tuyên bố chung năm 2021 các bên ký kết không loại trừ bất kỳ thủ
tục nào tiếp theo, các bên theo đuổi tất cả các biện pháp hòa bình để giải quyết
các tranh chấp còn lại, bao gồm cả việc sử dụng các biện pháp tư pháp.

4.5.17 Tòa ITLOS cùng được Tyrone và Meron lựa chọn theo đúng thủ tục
quy định tại Điều 287. Sau khi tiến hành các cuộc hòa giải mà không đạt được

33
giải pháp cho các tranh chấp, các bên đã ký với nhau Tuyên bố chung 2021
chấp nhận tất cả các biện pháp hòa bình mà không loại trừ thẩm quyền của bất
kỳ thiết chế nào. Ngoài ra trong Hiệp định song phương 2001 các bên chấp
nhận thẩm quyền của mọi thiết chế được chấp nhận theo Điều 287 trong giải
quyết bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến nghiên cứu khoa học biển có thể
phát sinh. Xuất phát từ các quy định của UNCLOS 1982, hành vi thực tế của
các bên và dựa trên sự tôn trọng nguyên tắc cơ bản Pacta sunt servanda của
Luật quốc tế, Tòa ITLOS hoàn toàn có thẩm quyền tài phán đối với những yêu
sách mà Tyrone đệ trình.

5.2. Các quy định tại Mục 1 Chương XV không làm mất đi thẩm
quyền tài phán của Tòa ITLOS

4.5.18 Mục 1 Chương XV đưa ra các quy định chung liên quan đến thẩm
quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án hoặc Tòa Trọng tài theo Điều 286. Cụ
thể là quy định tại Điều 281 và Điều 283. Thứ nhất Điều 281 quy định các thủ
tục được quy định trong Chương XV chỉ được áp dụng khi các bên không đạt
tới một giải pháp thông qua biện pháp hòa bình mà các bên đã thỏa thuận lựa
chọn để giải quyết tranh chấp và thỏa thuận giữa các bên không loại trừ khả
năng tiến hành một thủ tục khác. Thứ hai, Điều 283 quy định rằng trước khi áp
dụng các thủ tục bắt buộc dẫn đến các quyết định mang tính ràng buộc, các bên
tranh chấp phải tiến hành trao đổi quan điểm về cách giải quyết tranh chấp
bằng thương lượng hay một biện pháp hòa bình nào khác. Như những phân
tích dưới đây thì không có điều khoản nào làm mất đi thẩm quyền của Tòa
ITLOS trong trường hợp này.

4.5.19 Điều 281 quy định về thủ tục phải tuân theo khi các bên không đạt
đến một cách giải quyết: “Nếu các quốc gia tham gia tranh chấp liên quan đến
việc giải thích hoặc áp dụng công ước này đã đồng ý tìm cách giải quyết tranh
chấp bằng các biện pháp hòa bình do họ lựa chọn, thì các thủ tục quy định

34
trong phần này chỉ được áp dụng khi không đạt được giải pháp nào bằng cách
sử dụng các phương tiện đó và thỏa thuận giữa các bên không loại trừ bất kỳ
thủ tục nào khác”.

4.5.20 Xét các Điều ước, Hiệp định giữa Tyrone và Meron, hai bên không
hề thỏa thuận về một phương thức chung nào khác để giải quyết tranh chấp.
Tuyên bố chung 2021 chấp nhận tất cả các biện pháp hòa bình mà không loại
trừ thẩm quyền của bất kỳ thiết chế nào. Các thỏa thuận trước đó của Tyrone
và Meron trong Hiệp định song phương 2001 hay Biên bản ghi nhớ năm 2020
cũng không đưa ra một phương pháp hòa bình giải quyết tranh chấp chung, tuy
nhiên cũng không loại trừ đi thẩm quyền của Tòa ITLOS.

4.5.21 Như vậy giữa Meron và Tyrone không thỏa thuận đưa ra một biện
pháp giải quyết tranh chấp ràng buộc cụ thể nào, hai bên chấp thuận mọi biện
pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, kể cả biện pháp tư pháp mà không loại
trừ đi khả năng áp dụng của bất kỳ thiết chế nào, bao gồm Tòa ITLOS. Điều
281 không làm mất đi thẩm quyền của Tòa ITLOS trong trường hợp này.

4.5.22 Điều 283(1) của UNCLOS quy định các quốc gia buộc phải tiến
hành trao đổi quan điểm trước khi sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp
nêu ở Mục 2 Chương XV của Công ước. Cụ thể: “Khi tranh chấp phát sinh
giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng công
ước này, các bên tranh chấp sẽ nhanh chóng tiến hành trao đổi quan điểm về
việc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hoặc các biện pháp hòa bình
khác.”

4.5.23 Tyrone đồng ý với quan điểm của Tòa Trọng tài vụ kiện Biển Đông:

Đối với việc trao đổi quan điểm về việc giải quyết tranh chấp, hội đồng trọng tài cho
rằng điều 283 yêu cầu các bên trao đổi quan điểm về phương thức giải quyết tranh
chấp của họ, chứ không phải nội dung của tranh chấp đó.15
15 Panama v. Italy (M/V Norstar case), Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về Luật biển (ITLOS)
năm 2019, đoạn 223

35
4.5.24 Theo đó, trước khi đệ trình tranh chấp này tới Tòa ITLOS, Tyrone
và Meron đã tiến hành trao đổi quan điểm về phương thức giải quyết tranh
chấp và đi đến ký kết Tuyên bố chung 2021, hai bên chấp thuận mọi biện pháp
hòa bình để giải quyết tranh chấp, kể cả biện pháp tư pháp mà không loại trừ đi
khả năng áp dụng của bất kỳ thiết chế nào, bao gồm Tòa ITLOS. Như vậy,
Điều 283 cũng không làm mất đi thẩm quyền của Tòa ITLOS trong trường hợp
này.

5.3. Giới hạn và ngoại lệ quy định tại Điều 297 và 298 không được
áp dụng trong vụ việc này

4.5.25 Trước đó Tyrone đã chứng minh thẩm quyền của Tòa ITLOS với vụ
việc này và các quy định tại Mục 1 Chương XV không làm mất đi thẩm quyền
của Tòa ITLOS. Tiếp theo Tyrone sẽ chứng minh không có giới hạn nào tại
Điều 297 hay ngoại lệ không bắt buộc nào tại Điều 298 làm ảnh hưởng tới
thẩm quyền của Tòa ITLOS.

4.5.26 Điều 297 tự động giới hạn quyền tài phán mà một trọng tài có thể
thực hiện đối với các tranh chấp liên quan đến thực thi quyền chủ quyền và
quyền tài phán, nghiên cứu khoa học biển hoặc tài nguyên sinh vật của vùng
đặc quyền kinh tế. Điều 298 quy định thêm các ngoại lệ đối với việc giải quyết
bắt buộc mà một quốc gia có thể kích hoạt bằng tuyên bố đối với các tranh
chấp liên quan đến (a) phân định ranh giới biển, (b) các vịnh và danh nghĩa
lịch sử, (c) các hoạt động thực thi pháp luật và (d) các hoạt động quân sự.

4.5.27 Điều 297 khoản 1 giới hạn các tranh chấp về “thực thi” quyền chủ
quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển được giải quyết theo thủ tục
được trù định tại Mục 2 Chương XV, khoản 2 quy định về thẩm quyền tài phán
tồn tại đối với tranh chấp liên quan đến nghiên cứu khoa học biển trừ trường
hợp tại tiểu đoạn a(i) và a(ii), khoản 3 quy định về thẩm quyền tài phán tồn tại
với các tranh chấp về nghề cá trừ trường hợp quốc gia ven biển không chấp

36
nhận đối với cách giải quyết như vậy về tranh chấp liên quan đến quyền chủ
quyền đối với tài nguyên sinh vật tại vùng đặc quyền kinh tế của mình.

4.5.28 Đối với yêu sách liên quan tới việc từ chối tàu RV Vilhelmina tiếp
cận cảng Đảo Merino và đe dọa thực thi “các biện pháp phòng ngừa” của
Meron, theo quy định của Điều 297 tiểu đoạn 1(a) và 1(c) UNCLOS những
tranh chấp này sẽ được giải quyết theo quy định tại Mục 2 Chương XV
UNCLOS.

4.5.29 Đối với yêu sách về quyền đánh bắt cá truyền thống của ngư dân
Tyrone, trong phạm vi 12 hải lý từ đường cơ sở của The Fern thì thẩm quyền
của Tòa ITLOS không bị giới hạn. Với 12 hải lý thuộc lãnh hải và 4 hải lý của
ngư trường đánh cá truyền thống nằm dưới chế độ của vùng đặc quyền kinh tế,
Tyrone còn đưa ra các cáo buộc với Meron về vi phạm quy định giải quyết hòa
bình các tranh chấp quy định tại Điều 279 UNCLOS, và không thuộc quy định
về giới hạn của Điều 297.

4.5.30 Đối với yêu sách liên quan đến việc Meron đã vi phạm các quyền tự
do của Tyrone và các đặc quyền của Tyrone đối với CS Digit thuộc thẩm
quyền của Tòa ITLOS theo quy định của Điều 297 tiểu đoạn 1(a).

Với các tranh chấp về nghiên cứu khoa học, giữa Meron và Tyrone đã ký
với nhau Hiệp định song phương năm 2001 về giải quyết tranh chấp một cách
hòa bình, các bên ký kết với điều kiện là bất kỳ cơ chế nào được Quốc gia
thành viên chấp nhận theo Điều 287 của UNCLOS cũng có quyền tài phán đối
với bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến nghiên cứu khoa học biển có thể phát
sinh. Ngoài ra, tranh chấp về nghiên cứu khoa học của Meron và Tyrone không
phát sinh từ

4.5.32 Liên quan đến quy định tại Điều 298, Tyrone và Meron đều không
có các tuyên bố loại trừ thẩm quyền của các thiết chế tại Mục 2 Chương XV về
những tranh chấp theo quy định của Điều này.

37
4.5.33 Như vậy quy định tại Điều 297 và 298 đều không làm mất đi thẩm
quyền của Tòa ITLOS đối với những yêu sách của Tyrone trong vụ việc này.

V. KẾT LUẬN

Trên cơ sở các sự kiện và quy định của pháp luật được nếu trong bản bị
vong lục này, Cộng hòa Tyrone trân trọng yêu cầu Tòa phân xử và tuyên bố
rằng:

a) Việc từ chối tàu RV Vilhelmina tiếp cận cảng Đảo Merino và đe dọa
thực thi “các biện pháp phòng ngừa” của Meron là trái với quy định của Công
ước;

b) Vương quốc Meron đã can thiệp bất hợp pháp vào các hoạt động đánh
bắt cá truyền thống của ngư dân Tyrone tại The Fern là không phù hợp với
Công ước;

c) Việc quy định và thực thi các yêu cầu về việc đặt dây cáp ngầm, Vương
quốc Meron đã vi phạm các quyền tự do của Cộng hòa Tyrone và các đặc
quyền của Cộng hòa Tyrone đối với CS Digit; và

d) Vương quốc Meron đã xâm phạm quyền của Cộng hòa Tyrone trong
việc nghiên cứu khoa học biển theo pháp luật quốc tế.

38

You might also like