You are on page 1of 11

ĐỘNG CƠ ĐIỆN 1 CHIỀU

Nguyên Tắc Tốc Độ


1, Vẽ và thuyết minh mạch điện khởi động động cơ điện một chiều qua ba cấp điện
trở phụ theo nguyên tắc tốc độ?

Thuyết minh:
- Khi thực hiện ấn nút mở máy M thì cuộn hút công tắc tơ Đg sẽ có điện, tiếp điểm
Đg(9-11) ở mạch điều khiển đóng lại để duy trì nguồn cung cấp cho cuộn hút Đg.
- Tiếp điểm Đg ở mạch lực đóng lại, động cơ bắt đầu quá trình khởi động qua ba cấp
điện trở phụ Rf1, Rf2 và Rf3 để hạn chế dòng điện mở máy giai đoạn đầu tiên.
- Vì ban đầu tốc độ động cơ nhỏ, do đó cuộn hút của rơle tốc độ 1G, 2G và 3G chưa
tác động, vì vậy cả 3 điện trở phụ đều được đưa vào mạch động lực để hạn chế dòng
điện khởi động.
- Khi tốc độ động cơ tăng lên đạt tới giá trị đặt của rơ le tốc độ 1G thì tiếp điểm 1G ở
mạch động lực đóng lại, ngắn mạch điện trở phụ Rf3, động cơ tiếp tục khởi động
nhưng qua hai cấp điện trở phụ Rf1 và Rf2.
- Khi tốc độ động cơ tăng lên đạt tới giá trị đặt của rơ le tốc độ 2G thì tiếp điểm 2G ở
mạch động lực đóng lại, ngắn mạch điện trở phụ Rf2, động cơ tiếp tục khởi động
nhưng qua một cấp điện trở phụ Rf1.
- Khi tốc độ động cơ tăng lên đạt tới giá trị đặt của rơ le tốc độ 3G thì tiếp điểm 3G ở
mạch động lực đóng lại, ngắn mạch điện trở phụ Rf1, động cơ tiếp tục khởi động
nhưng nguồn cung cấp trực tiếp.
Chọn cuộn hút 1G, 2G, 3G sao cho.
Uhút1G = U1
Uhút2G = U2
Uhút3G = U3
- Giá trị đặt của rơ le tốc độ sao cho hợp lý và nằn giữa khoảng từ tốc độ 0 vòng/ph
đến giá trị tốc độ định mức.

2, Vẽ và thuyết minh mạch điện khởi động động cơ điện một chiều qua một cấp
điện trở phụ theo nguyên tắc tốc độ, khi dừng có hãm động năng?

Thuyết minh:
- Khi thực hiện ấn nút mở máy M, cuộn hút của công tắc tơ Đ có điện sẽ đóng tiếp
điểm Đ ở mạch điều khiển để duy trì nguồn cung cấp.
- Tiếp điểm Đ thường đóng ở mạch lực mở ra để khống chế rơle hãm RH đảm bảo
không có điện, tiếp điểm Đ thường mở ở mạch lực đóng sẽ cấp nguồn điện cho mạch
phần ứng của động cơ.
- Giai đoạn đầu tiên khởi động do tốc độ động cơ thấp nên rơ le tốc độ G chưa tác
động nên tiếp điểm G ở mạch lực chưa đóng.
- Động cơ khởi động qua một cấp điện trở phụ Rf, điện trở phụ Rf có tác dụng hạn chế
dòng điện mở máy.
- Tốc độ của động cơ tăng lên, dòng mở máy giảm xuống, khi tốc độ của động cơ tăng
tới giá trị đặt của rơ le tốc độ G thì rơ le tốc độ G tác động sẽ đóng tiếp điểm G ở
mạch lực, ngắn mạch điện trở phụ Rf (loại điện trở phụ Rf ra khỏi mạch phần ứng),
động cơ khởi động trực tiếp.
- Muốn dừng nhanh động cơ bằng phương pháp hãm động cơ, thực hiện ấn nút dừng
máy D, lúc này công tắc tơ Đ mất điện, phần ứng động cơ bị cắt khỏi lưới, do tiếp
điểm Đ thường đóng trên mạch động lực đóng lại nên cuộn hút rơle hãm RH có điện
đóng tiếp điểm RH trên mạch điều khiển.
- Cuộn hút công tắc tơ hãm H có điện, tiếp điểm H trên mạch động lực đóng lại khép
mạch phần ứng qua điện trở hãm Rh bắt đầu quá trình hãm động năng cho đến khi tốc
độ động cơ giảm xuống đủ nhỏ.
- Khi tốc độ động cơ đủ nhỏ thì rơle hãm RH nhả ra đưa mạch về trạng thái ban đầu,
động cơ chuyển sang chế độ hãm tự do cho đến khi dừng hẳn.

Nguyên tắc thời gian


1, Vẽ và thuyết minh Mạch điều khiển động cơ 1 chiều kích từ độc lập, mở
máy qua 2 cấp điện trở ở mạch phần ứng theo nguyên tắc thời gian. Khi
dừng có hãm động năng theo nguyên tắc thời gian.

Thuyết minh:
- Để khởi động động cơ, thực hiện ấn nút M dẫn tới cuộn hút Đg có điện sẽ đóng tiếp
điểm Đg ở mạch lực, cấp nguồn điện cho phần ứng động cơ. Đồng thời đóng tiếp điểm
Đg (3 – 5) để duy trì nguồn cung cấp cho chính nó.
- Mở tiếp điểm Đg (13 -15) để khống chế công tắc tơ hãm H.
- Khi cuộn hút công tắc tơ Đg có điện thì cuộn hút 1Rth, 2Rth có điện ngay, rơle thời
gian 1Rth, 2Rth tạo thời gian trễ.
- Vì tiếp điểm 1Rth (5 – 7), 2Rth (5 - 9) chưa đóng lại ngay, do đó cuộn hút 1G, 2G
không có điện vì vậy điện trở phụ Rf1 , Rf2 được đưa vào quá trình mở máy để giảm
giá trị dòng điện khởi động.
- Sau một khoảng thời gian trễ, tiếp điểm 1Rth (5 - 7) đóng lại dẫn đến cuộn hút 1G có
điện sẽ đóng tiếp điểm 1G ở mạch lực để loại bỏ điện trở phụ Rf1, động cơ tiếp tục
khởi động nhưng chỉ qua một cấp điện trở phụ.
- Sau một khoảng thời gian trễ, tiếp điểm 2Rth (5 - 9) đóng lại dẫn đến cuộn hút 2G có
điện sẽ đóng tiếp điểm 2G ở mạch lực để loại bỏ điện trở phụ Rf2, động cơ khởi động
trực tiếp từ nguồn cung cấp.
- Khi muốn dừng ta nhấn nút D (1 -3), Đg mất điện, mở tiếp điểm Đg trên mạch lực để
cắt phần ứng động cơ khỏi lưới điện. Khi đó cuộn hút 3Rth có điện ngay nhưng tiếp
điểm 3Rth (11 - 13) chưa mở ngay do đó cuộn H có điện đóng tiếp điểm H trên mạch
lực đưa RH tham gia vào quá trình hãm. Sau 1 thời gian chỉnh định 3Rth (11-13) mở
ra vào cuộn H mất điện mở tiếp điểm H (1-11) loại bỏ cuộn 3Rth, H ra khỏi lưới điện
và kết thúc quá trình hãm động năng.

2, Vẽ và thuyết minh mạch điện khởi động động cơ điện một chiều qua hai cấp
điện trở phụ theo nguyên tắc thời gian?

Thuyết minh:
- Để khởi động động cơ, thực hiện ấn nút M dẫn tới cuộn hút Đg có điện sẽ đóng tiếp
điểm Đg ở mạch lực, cấp nguồn điện cho phần ứng động cơ. Đồng thời đóng tiếp điểm
Đg (3 – 5) để duy trì nguồn cung cấp cho chính nó.
- Khi cuộn hút công tắc tơ Đg có điện thì cuộn hút 1Rth, 2Rth có điện ngay, rơle thời
gian 1Rth, 2Rth tạo thời gian trễ.
- Vì tiếp điểm 1Rth (5 – 7), 2Rth (5 - 9) chưa đóng lại ngay, do đó cuộn hút 1G, 2G
không có điện vì vậy điện trở phụ Rf1 , Rf2 được đưa vào quá trình mở máy để giảm
giá trị dòng điện khởi động.
- Sau một khoảng thời gian trễ, tiếp điểm 1Rth (5 - 7) đóng lại dẫn đến cuộn hút 1G có
điện sẽ đóng tiếp điểm 1G ở mạch lực để loại bỏ điện trở phụ Rf1, động cơ tiếp tục
khởi động nhưng chỉ qua một cấp điện trở phụ.
- Sau một khoảng thời gian trễ, tiếp điểm 2Rth (5 - 9) đóng lại dẫn đến cuộn hút 2G có
điện sẽ đóng tiếp điểm 2G ở mạch lực để loại bỏ điện trở phụ Rf2, động cơ khởi động
trực tiếp từ nguồn cung cấp.

ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA ROTO LỒNG SÓC


Mở máy nhờ đổi nối Sao – Tam giác
1, Vẽ và thuyết minh Mạch điều khiển động cơ Không đồng bộ ba pha Rotor lồng
sóc, mở máy nhờ đổi nối Sao – tam giác, quay 1 chiều. Khi dừng có hãm động
năng theo nguyên tắc tốc độ.
2, Vẽ và thuyết minh Mạch khống chế khởi động động cơ không đồng bộ 3 pha
rotor lồng sóc đổi nối sao – tam giác theo nguyên tắc thời gian, khi khởi động
xong các rơle thời gian không làm việc nữa, khi dừng có hãm động năng theo
nguyên tắc tốc độ?
Câu 1 và 2 hình vẽ và thuyết minh như nhau.
Thuyết minh:
+ Thuyết minh được sơ đồ phần đổi nối sao tam giác
Ấn M cuộn K có điện, đóng K ở mạch lực, đồng thời KY có điện, TH1 có điện, động
cơ khởi động ở chế độ sao. Sau thời gian t TH1 tác động, cuộn KY mất điện, KA có
điện, động cợ chuyển sang làm việc ở chế độ tam giác, đồng thời cuộn TH1 mất điện,
RTD tác động đóng tiếp điểm RTD ở mạch điều khiển để chuẩn bị cho chế độ hãm.
+ Thuyết minh được sơ đồ phần hãm động năng
Ấn D, cuộn K mất điện, cuộn H có điện, động cơ được cắt khỏi lưới điện và cấp nguồn
1 chiều vào thực hiện hãm động năng, tốc độ động cơ giảm, tiếp điểm RTD ở mạch
điều khiển mở ra, cuộn H mất điện, động cơ dừng lại, kết thúc quá trình hãm.
2, Vẽ và thuyết minh mạch khởi động động cơ không đồng bộ ba pha, quay hai
chiều, bằng phương pháp đổi nối sao – tam giác theo nguyên tắc thời gian?

Thuyết minh:
-Khi ấn Mp cuộn Kp có điện, đóng Kp ở mạch lực, đồng thời tiếp điểm Kp (7-9) đóng
lại duy trì nguồn cấp cho chính nó và tiếp điểm Kp (15-17) mở ra khoá chéo Kt. Tiếp
điểm Kp (5-19) đóng lại cuộn Rth có điện. Vì Rth (19-21) chưa mở ngay, nên K(sao)
có điện, tiếp điểm K (sao) (25-27) mở ra ngắt điện vào K (tam giác), đóng tiếp điểm
K(sao) ở mạch lực. Động cơ khơi động sao – thuận. Sau thời gian t, Rth (19-21) mở ra,
ngắt điện vào cuộn K(sao), đồng thời Rth (19-25) đóng lại cuộn K (tam giác) có điện,
tiếp điểm K (tam giác) (21-23) mở ra ngắt điện vào K (sao), đóng tiếp điểm K(tam
giác) ở mạch lực. Động cơ hoạt động tam giác – thuận.
- Nghịch tương tự.
Khởi động qua cấp điện trở
1, Vẽ và thuyết minh Mạch điều khiển động cơ Không đồng bộ ba pha Rotor lồng
sóc, mở máy qua 2 cấp điện trở đặt ở mạch Stator theo nguyên tắc thời gian. Khi
dừng có hãm động năng theo nguyên tắc thời gian?

K1
K2

Thuyết minh:
-Khi nhấn M, cuộn hút K có điện, tiếp điểm K đóng lại duy trì nguồn điện cho chính
nó, tiếp điểm thưởng đóng K mở ra ngăn không thực thiện hãm trong quá trình khởi
động, đồng thời đóng tiếp điểm K ở mạch động lực, động cơ khởi động qua 2 cấp điện
trở R1 và R2. Rth1 có điện, sau khoảng thời gian t của Rth1, tiếp điểm Rth1 đóng lại,
cuộn K1 và Rth2 có điện. Tiếp điểm K1 duy trì cho cuộn hút, đồng thời tiếp điểm K1
trên mạch động lực đóng lại ngắt mạch điện trở R1, động cơ tiếp tục khởi động qua 1
cấp điện trở R2. Sau khoảng thời gian t của Rth2, tiếp điểm Rth2 đóng lại, cuộn K2 có
điện, tiếp điểm thường mở K2 đóng lại duy trì mạch, đồng thời các tiếp điểm thường
đóng K2 mở ra ngắt điện vào Rth1 và Rth2. Trên mạch động lực tiếp điểm K2 đóng
lại, động cơ khởi động trực tiếp từ nguồn cấp.
-Giả sử động cơ đang hoạt động bình thường, khi nhấn D, cuộn K mất điện, động cơ
tách khỏi nguồn cấp, cuộn H và Rth3 có điện, đóng tiếp điểm H trên mạch động lực và
cấp dòng điện 1 chiều vào động cơ để thực hiện hãm động năng. Sau 1 thời gian chỉnh
định Rth3 mở ra, cuộn H mất điện mở tiếp điểm H loại bỏ cuộn 3Rth và H ra khỏi lưới
điện và kết thúc quá trình hãm động năng.
2, Vẽ và thuyết minh Mạch khởi động động cơ Không đồng bộ 3 pha rotor dây
quấn qua 3 cấp điện trở phụ đặt ở mạch Rotor theo nguyên tắc dòng điện, khi
dừng có hãm động năng theo nguyên tắc thời gian.

Thuyết minh:
+ Thuyết minh được sơ đồ phần khởi động:
Đóng ATM, ấn M, cuộn K có điện, động cơ khởi động qua 3 cấp R với tốc độ chậm,
cả 3 rơle dòng có điện(hút), mở 3 tiếp điểm 3RI, 2RI, 1RI. Khi tốc độ tăng, dòng giảm,
3 rơle dòng lần lượt nhả, các tiếp điểm 1RI, 2RI, 3RI lần lượt mở ra, Các cuộn 1G, 2G,
3G lần lượt có điện, đóng các tiếp điểm 1G, 2G, 3G ở mạch động lực, loại điện trở ra
khỏi mạch, động cơ tăng tốc.
+ Thuyết minh được sơ đồ phần hãm động năng:
Khi hãm, ấn D, cuộn K mất điện, mở tiếp điểm K ở mạch động lực, cuộn H có điện,
đóng H ở mạch động lực đưa nguồn 1 chiều vào 2 pha động cơ để thực hiện hãm động
năng. Rth đồng thời có điện, sau thời gian t mở tiếp điểm Rth ở mạch điều khiển, cuộn
H mất điện. Kết thúc quá trình hãm.

3, Vẽ và thuyết minh mạch điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha quay hai
chiều, khi dừng có hãm động năng theo nguyên tắc thời gian?

Thuyết minh:
+Quay thuận:
-Khi ấn Mt, cuộn hút Kt có điện, tiếp điểm Kt (5-7) đóng lại duy trì nguồn cho cuộn
hút, tiếp điểm Kt (13-15) mở ra khoá chéo cuộn hút Kn (mất điện), tiếp điểm Kt (17-
19) mở ra ngăn quá trình hãm khi chạy thuận, đồng thời các tiếp điểm Kt trên mạch
động lực đóng lại, động cơ hoạt động theo chiều thuận.
+Quay nghịch:
-Khi ấn Mn, cuộn hút Kn có điện, tiếp điểm Kn (11-13) đóng lại duy trì nguồn cho
cuộn hút, tiếp điểm Kn (7-9) mở ra khoá chéo cuộn hút Kt (mất điện), tiếp điểm Kn
(19-21) mở ra ngăn quá trình hãm khi chạy nghịch, đồng thời các tiếp điểm Kn trên
mạch động lực đóng lại, động cơ hoạt động theo chiều nghịch.
+Hãm:
-Giả sử động cơ chạy thuận, khi ấn D, cuộn Kt mất điện, tiếp điểm Kt ở mạch động lực
mở ra ngắt động cơ khỏi nguồn điện. Tiếp điểm Kt (17-19) đóng lại, cuộn H và Rth có
điện. Các tiếp điểm H trên mạch động lực đóng lại. Tiếp điểm H (1-17) đóng lại duy
trì cho cuộn hút, tiếp điểm H (1-25) đóng lại, MBA được cấp điện. Cầu chỉnh lưu thực
hiện biến đổi nguồn điện từ xoay chiều từ MBA sang nguồn một chiều. Nguồn một
chiều này được đưa đến 2 pha của động cơ để thực hiện hãm động năng. Sau khoảng
thời gian t, tiếp điểm Rth (21-23) mở ra ngắt điện cuộn hút H. Kết thúc quá trình hãm.

You might also like