You are on page 1of 21

[Type text]

 MẠCH KHỞI ĐỘNG SAO TAM GIÁC DÙNG TIMER


Mạch sử dụng 1 cặp nút nhấn ON, OFF để điều khiển chạy dừng động cơ, dùng
timer hẹn giờ để chuyển mạch tự động. Chỉnh thời gian chuyển mạch tùy thuộc vào
thời gian động cơ tăng tốc, phụ thuộc vào tải.
+ Khi nhấn nút ON thì contactor K và K2 đóng ngay lập tức, động cơ lúc này
chạy chế độ hình sao. Thường đóng của K đóng lại giữ trạng thái của nút nhấn ON,
đồng thời lúc này cuộn dây của timer được cấp điện nên bắt đầu đếm giờ.
+ Khi timer này đếm đến thời gian đã cài đặt trước đó thì tiếp điểm thường đóng T
mở ra ngắt điện contactor K2. Đồng thời tiếp điểm thường hở T đóng lại kích đóng
cuộn K1. Động cơ sẽ chạy chế độ tam giác.
+ Khi nhấn nút OFF thì dù động cơ chạy chế độ nào cũng đều giảm tốc đến khi
ngừng quay.
+ Khi động cơ bị quá tải thì rơ le nhiệt tác động, làm mở tiếp điểm thường đóng
của nó ở mạch điều khiển. Do đó các cuộn dây contactor mất điện nên động cơ ngừng
quay.
[Type text]

CONTACTOR 3 PHA LÀ GÌ
Contactor 3 pha là thiết bị đóng cắt được sử dụng nhiều nhất trong hệ thống điện
công nghiệp. Contactor thông dụng nhất hoạt đông dựa trên cơ chế điện từ. Dùng một
dòng điện nhỏ để điều khiển đóng cắt tải với công suất lớn.

Contactor 3 pha là gì?


Ứng dụng điển hình nhất của contactor là dùng để khởi động trực tiếp động cơ 3
pha. Ngoài ra còn ứng dụng trong các hệ thống chiếu sáng, các ứng dụng tự động,
điều khiển từ xa. Ta sẽ tìm hiểu về một số sơ đồ đấu dây contactor 3 pha sau đây để
hiểu hơn về ứng dụng của nó.
SƠ ĐỒ ĐẤU DÂY CONTACTOR 3 PHA
1. MẠCH ĐIỀU KHIỂN DÙNG CÔNG TẮC 2 VỊ TRÍ
Mạch sử dụng công tắc 2 vị trí để điều khiển bật, tắt động cơ 3 pha thông qua
contactor. Công tắc 2 vị trí được đấu nối tiếp với cuộn dây contactor.
Khi công tắc đóng, mở thì cuộn dây contactor sẽ được cấp điện hoặc ngắt điện.
Qua đó làm tác động thay đổi các tiếp điểm của contactor, tiếp điểm chính của
contactor đóng thì động cơ được cấp điện. Tiếp điểm chính mở ra thì động cơ bị ngắt
điện.
[Type text]

+ Đóng công tắc cuộn dây K có điện, tiếp điểm chính của K đóng lại. Điện 3 pha
đi vào động cơ nên động cơ quay. Đồng thời đèn báo chạy sáng.
+ Mở công tắc thì cuộn dây K bị ngắt điện, tiếp điểm K mở ra. Động cơ cũng bị
ngắt điện nên ngừng quay. Đèn báo chạy tắt.
+ Rơ le nhiệt dùng để bảo vệ quá tải cho động cơ. Khi động cơ quá tải thì tiếp
điểm ORL sẽ thay đổi trạng thái, làm ngắt mạch điều khiển nên động cơ ngừng quay.
Do đó động cơ được bảo vệ, đồng thời đèn báo lỗi sáng.

Sơ đồ đấu dây contactor 3 pha dùng công tắc 2 vị trí

2. SƠ ĐỒ MẠCH ON OFF 2 NÚT NHẤN


Sơ đồ đấu dây contactor 3 pha dùng 2 nút nhấn. Một nút nhấn ON thường hở để
chạy, một nút nhấn OFF thường đóng để dừng động cơ.
+ Nhấn nút ON, contactor K tác động đóng tiếp điểm chính nên động cơ quay.
Đồng thời tiếp điểm phụ của K cũng đóng lại, nên khi nút nhấn ON về trạng thái mở
thì dòng điện sẽ qua tiếp điểm K đến cuộn dây.
[Type text]

+ Nhấn nút OFF cuộn bị ngắt điện, tiếp điểm contactor trở về trạng thái ban đầu.
động cơ ngừng quay.
**** Ưu điểm và nhược điểm của mạch dùng 2 nút nhấn so với mạch dùng công
tắc 2 vị trí là gì. Và chi tiết nguyên lý của 2 mạch này ra sau vui lòng xem lại bài
viết 3 sơ đồ on off 2 nút nhấn và công tắc.

Sơ đồ đấu dây mạch on off 2 nút nhấn


3. MẠCH ĐIỀU KHIỂN BẬT, TẮT VÀ NHẤP THỬ
Mạch này sử dụng thêm một nút nhấn kép để chạy nhấp thử (jog). Trong một số
ứng dụng để đảm bảo an toàn cho động cơ và tải ta cần kiểm tra trước khi đưa động cơ
vào vận hành liên tục. Do đó ở các bộ điều khiển như biến tần, driver sẽ tích hợp chức
năng nhấp thử.
+ Khi nhấn nút Jog thì động cơ chạy.
+ Khi nhả nút Jog thì động cơ dừng và được điều khiển bởi 2 nút nhấn ON, OFF.
[Type text]

Mạch bật tắt và nhấp thử


4. MẠCH ĐIỀU KHIỂN Ở 2 VỊ TRÍ
Trong nhiều ứng dụng dây truyền người ta có thể sử dụng một tủ chính và các tủ
phụ để điều khiển cùng một động cơ. Hai tủ đều có thể điều khiển động cơ chạy,
dừng. Hai bộ nút nhấn ON1, OFF1 và ON2, OFF2 sẽ có chức năng như nhau.
+ Nút nhấn thường hở ON1 đấu song song với nút nhấn ON2.
+ Nút nhấn thường đóng OFF1 nối tiếp với nút OFF2.
[Type text]

5. MẠCH KHỞI ĐỘNG SAO TAM GIÁC


Mạch sao tam giác mà mạch dùng để khởi động cho động cơ 3 KĐB 3 pha. Giúp
làm giảm điện áp và dòng điện khi động cơ khởi động.
Mạch sao tam giác sẽ sử dụng 2 contactor, contactor K1 để chạy sao và K2 chạy
chế độ tam giác. Thời gian để mạch chuyển từ chế độ sao sang tam giác được cài đặt
bởi timer T.
+ Khi nhấn nút ON để khởi động thì động cơ bắt đầu chạy với chế độ sao. Và
timer bắt dầu đếm thời gian.
+ Sau một thời gian T. timer đếm đến thời gian cài trước thì chuyển động cơ sang
chế độ tam giác.
==> Nguyên lý chi tiết của mạch tham khảo link bên dưới:

Mạch khởi động sao tam giác


6. MẠCH HÃM ĐỘNG NĂNG
Có nhiều phương pháp phanh động, trong đó phương pháp điển hình nhất là hãm
động năng. Mục đích của mạch này là giúp cho động cơ bị giảm tốc một cách nhanh
chóng.
[Type text]

Hãm động năng là mạch sau khi ngắt điện động cơ sẽ dùng điện áp một chiều đưa
vào cuộn dây động cơ. Điện áp một chiều tạo ra từ trường đứng yên giữ trục quay của
động cơ lại.
+ Nhấn nút ON thì K1 đóng và động cơ hoạt động.
+ Nhấn OFF thì K1 mở làm động cơ ngừng quay. Đồng thời K2 đóng lại đưa điện áp
một chiều vào động cơ. Sau một thời gian thì timer T làm K2 mở.

Sơ đồ đấu dây hãm động năng dùng contactor 3 pha


7. MẠCH HÃM NGƯỢC               
Mạch hãm ngược cũng là một mạch dùng để dừng động cơ một cách nhanh
chóng. Làm việc dựa trên nguyên lý tạo ra moment quay ngược với chiều đang hoạt
động. Bằng cách đảo chiều quay động cơ trong một thời gian ngắn lúc động cơ bị ngắt
điện. Mạch này không thích hợp cho động cơ công suất lớn vì khi chuyển mạch đảo
chiều sẽ gây ra dòng điện lớn.
+ Nhấn ON thì contactor K_T đóng, động cơ chạy theo chiều thuận.
[Type text]

+ Nhấn OFF thì thì động cơ bị ngắt điện, đồng thời contactor K_N đóng động cơ
chạy chiều ngược lại. Sau khoảng thời gian T đặt trước thì timer ngắt điện contactor
K_N.
Thời gian T được cài sao cho đủ moment động cơ dừng nhanh mà không quay
theo chiều ngược lại.

Sơ đồ đấu dây mạch hãm ngược dùng contactor 3 pha


8. MẠCH TUẦN TỰ 3 ĐỘNG CƠ
Mạch điều khiển tuần tự là mạch điều khiển các động cơ chạy theo một thứ tự
nhất định. Động cơ 2 chỉ có thể hoạt động khi động cơ 1 đang chạy và động cơ 3 chỉ
hoạt động khi động cơ 1, 2 đang chạy.
Bằng cách nối mạch điều khiển động cơ 2 nối với nút nhấn ON1. Và mạch điều
khiển động cơ 3 sẽ nối tiếp với nút ON1 và ON2.
[Type text]

Sơ đồ mạch tuần tự 3 động cơ


9. MẠCH CHẠY DỪNG LUÂN PHIÊN DÙNG TIMER
Mạch điều khiển động cơ chạy trong thời gian T1 và sau đó dừng một khoảng T2.
+ Khi nhấn ON thì động cơ sẽ chạy và trong lúc này timer T1 đếm thời gian. Đến
thời gian T1 cài trước thì động cơ dừng
Và trong lúc động cơ dừng timer T2 trong lúc này bắt đầu đếm. Khi T2 đếm đến
thời gian đặt trước sẽ kích động cơ chạy lại.
+ Khi nhấn OFF thì mạch ngừng hoạt động.
[Type text]

Mạch chạy dừng luân phiên dùng 2 timer


10. MẠCH ĐIỀU KHIỂN 2 BƠM CHẠY LUÂN PHIÊN
Mạch điều khiển 2 bơm chạy tự động bằng 2 timer và điều khiển bằng tay qua các
nút nhấn ON, OFF.
+ Công tắc MODE chọn chế độ tự động hoặc tay. Công tắc mở là chạy tự động,
đóng là chạy chế độ tay.
+ Ở chế độ điều khiển bằng tay, cuộn dây của các timer sẽ bị ngắt điện. Do đó 2
động cơ được điều khiển độc lập qua các bộ nút nhấn.
+ Ở chế độ tự động: động cơ một chạy một khoảng thời gian do timer1 quyết
định. Sau đó ngừng quay và kích động cơ 2 chạy. Thời gian chạy của động cơ 2 do
timer2 cài đặt. Sau khi động cơ 2 quay đến thời gian đặt trước thì kích lặp lại động cơ
1.
[Type text]

Mạch điều khiển 2 bơm nước chạy luân phiên


11. MẠCH ĐIỀU KHIỂN 3 BƠM CHẠY LUÂN PHIÊN
Đây là mạch mở rộng của mạch 2 bơm và có thể áp dụng theo nguyên lý này để
điều khiển nhiều hơn 3 bơm. Việc chạy luân phiên nhiều bơm có thể tránh cho một
bơm hoạt động liên tục, sẽ ảnh hưởng không tốt đến tuổi thọ của bơm.
+ Ở chế độ (MODE) điều khiển tay thì 3 bơm điều khiển bật, tắt độc lập.
+ Ở chế độ tự động (AUTO): động cơ 1 chạy một thời gian, sau đó tắt và động cơ
2 chạy một thời. Tiếp tục tắt động cơ 2 và chạy động cơ 3, động cơ 3 chạy một khoảng
thời gian thì tắt và kích động cơ 1 chạy lại.
[Type text]

Sơ đồ mạch điều khiển 3 bơm chạy luân phiên

12. MẠCH ĐẢO CHIỀU ĐỘNG CƠ 1 PHA 4 DÂY


Việc đảo chiều động cơ 1 pha 4 dây có thể thực hiện bằng cách đảo dây cuộn chạy
hoặc cuộn đề. Hình bên dưới sơ đồ đảo dây cuộn chạy.
+ Khi nhấn ON1 thì contactor K1 đóng, chân 1 cuộn chạy nối với dây nguội N,
chân 2 nối với dây nóng L.
+ Khi nhấn ON2 thì contactor K2 đóng, chân 1 cuộn chạy nối với dây L, chân 2
nối với N.
[Type text]

Sơ đồ đấu dây contactor 3 pha đảo chiều động cơ 1 pha


13. SƠ ĐỒ ĐẤU DÂY CONTACTOR 3 PHA ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ 1 PHA
Một số trường hợp điều khiển động cơ 1 pha yêu cầu phải được bảo vệ quá tải. Do
contactor 1 pha không thể tích hợp thêm rơ le nhiệt nên người ta sẽ sử dụng contactor
và rơ le nhiệt 3 pha.
Để đảm bảo rơ le nhiệt bảo vệ hiệu quả cho động cơ 1 pha, ta sẽ nối chân 2 của rơ
le nhiệt với chân 3 của contactor như hình vẽ. Nguyên lý bảo vệ quá nhiệt tương tự
như đối với động cơ 3 pha.
[Type text]

Sơ đồ đấu dây contactor 3 pha điều khiển động cơ 1 pha


14. MẠCH ĐẢO CHIỀU ĐỘNG CƠ 3 PHA
Sơ đồ đấu dây dùng contactor để đảo chiều 3 pha sử dụng nút nhấn như hình bên
dưới. Động cơ 3 pha được đảo chiều bằng cách đổi 2 trong 3 pha của dây nguồn.
+ Khi nhấn ON 1 khởi động từ K1 hút, nguồn điện 3 pha L1, L2, L3 lần lượt đặt
vào 3 dây U1, V1, W1 của động cơ. Động cơ quay theo chiều thuận.
+ Khi nhấn ON2 thì khởi K2 hút, 3 pha nguồn L3, L2, L1 lần lượt theo thứ tự đặt
vào 3 dây U1, V1, W1 của động cơ. Làm động cơ quay theo chiều nghịch.
*** Lưu ý khởi 2 chỉ được đóng khi khởi 1 đã mở và ngược lại, khởi 1 chỉ có thể
đóng sau khi đã tắt khởi 2.
[Type text]

15. ĐẢO CHIỀU QUAY VỚI CÔNG TẮC HÀNH TRÌNH


Mạch đảo chiều quay động cơ bằng tay có giới hạn hành trình. Khi động cơ quay
theo một chiều, khi đến vị trí làm tác động công tắc hành trình thì ngừng quay. Lúc
này động cơ chỉ có thể điều khiển quay theo chiều ngược lại.
Sơ đồ mạch sẽ sử dụng 2 công tắc hành trình ứng với 2 chiều quay. Tiếp điểm
thường đóng của công tắc hành trình tương ứng được mắc nối tiếp với cuộn dây
contactor. Do đó khi công tắc hành trình bị tác động thì cuộn dây mất điện cho đến khi
động cơ quay khỏi vị trí có gắn công tắc hành trình.
[Type text]

Mạch đảo chiều quay dùng công tắc hành trình

16. MẠCH ĐẢO CHIỀU SAO TAM GIÁC


Kết hợp mạch đảo chiều quay và mạch khởi động sao tam giác ta được mạch đảo
chiều sao tam giác. Bất kể động cơ chạy thuận hoặc chạy nghịch thì mạch vẫn kết hợp
khởi động sao tam giác
Mạch sử dụng 4 contactor: 2 contactor điều khiển đảo chiều và 2 contactor điều
khiển chạy sao tam giác. Sơ đồ và mạch nguyên lý đã được trình bày rất chi tiết ở bài
viết trước.
[Type text]

Sơ đồ đấu dây contactor 3 pha đảo chiều sao tam giác2. MẠCH ĐẢO CHIỀU SAO
TAM GIÁC DÙNG NÚT NHẤN ON, OFF
Nhược điểm của mạch sử dụng công tắc là động cơ tự động chạy lại, nên thường
không được dùng trong ứng dụng công nghiệp. Thay vào đo người ta sẽ thay công tắc
bằng nút nhấn ON và OFF, sơ đồ mạch điện trình bày như hình dưới.
[Type text]

Sơ đồ nguyên lý mạch đảo chiều sao tam giác dùng nút nhấn
Nút nhấn OFF ở dạng thường đóng, khi nhấn sẽ làm hở mạch. Nút nhấn ON ở
dạng thường hở khi nhấn sẽ làm kín mạch. Đặc điểm của nút nhấn là khi nhã tay ra sẽ
về trạng thái ban đầu. Do đó khi sử dụng nút nhấn ON ta cần mắc song song với một
tiếp điểm thường đóng để duy trì trạng thái dẫn.
Nguyên lý mạch dùng nút nhấn:
Mạch sử dụng nút nhấn ON1, OFF điều khiển đóng, mở contactor K1. Khi nhấn
nút ON1 thì K1 đóng, động cơ quay theo chiều thuận. Đồng thời tiếp điểm thường hở
K1 đóng lại giữ trạng thái đóng của K1 khi nhã tay khỏi nút nhấn.
Khi nhấn nút ON2 thì K2 đóng, điều khiển động cơ chạy theo chiều ngược lại.
Tiếp điểm thường hở K2 đóng lại duy trì trạng thái đóng của K2.
Khi K1 hoặc K2 đóng thì tiếp điểm K1 và K2 đóng lại, mạch thực hiện chế độ sao
tam giác như ở mạch dùng công tắc.
18. ĐIỀU KHIỂN BƠM CÓ PHAO BÁO CẠN VÀ BÁO TRÀN
Ứng dụng của mạch này được thiết kế để điều khiển bơm nước cung cấp cho sinh
hoạt, tưới tiêu. Sử dụng 2 phao điện: phao1 được đặt ở bồn cấp nước, và phao 2 được
đặt ở bồn sinh hoạt.
[Type text]

Mạch dùng công tắc 2 vị trí nối tiếp với cuộn dây rơ le để chọn chế độ chạy tay
hoặc tự động.
+ Khi công tắc đóng thì rơ le hút, tiếp điểm của rơ le T thay đổi trạng thái từ
thường đóng sang mở và ngược lại.
Động cơ lúc này được điều khiển thông qua nút nhấn ON, OFF.  Không bị ảnh
hưởng bởi các phao điện
+ Khi mở công tắc thì mạch chạy chế độ tự động.
Phao 1 gắn ở bồn sinh hoạt, khi bồn hết nước thì phao1 bị tác động làm đóng tiếp
điểm phao. Động cơ được cấp điện bơm nước vào bồn sinh hoạt, cho đến khi nước
trong bồn đây thì tiếp điểm phao 1 mở ra ngắt điện động cơ.
Phao 2 gắn ở bồn cấp nước, khi nước trong bồn cấp hết thì tiếp điểm thường đóng
sẽ mở ra. Không cho động cơ chạy dù nước trong bồn sinh hoạt đầy hay cạn. Vì khi
bồn cấp nước cạn, nếu động cơ chạy thì trong thời gian đủ dài không lên nước sẽ làm
cháy động cơ.

Mạch điều khiển bơm có báo cạn và báo tràn


19. MẠCH GỌI BƠM TỰ ĐỘNG
[Type text]

Mạch gọi bơm tự động theo mức cảm biến đo áp suất hoặc đo mực nước. Khi áp
suất quá thấp thì chạy cả 2 động cơ, khi áp suất quá cao thì tắt cả 2 động cơ. Khi áp
suất bình thường thì chỉ chạy động cơ 1 để duy trì.

Sơ đồ mạch gọi bơm tự động


Nguyên lý hoạt động: Khi nhấn nút ON lần đầu thì mạch sẽ chạy cả hai động cơ
để nhanh chóng đưa áp suất về mức bình thường. Sau một thời gian đặt trước thì timer
ngắt điện động cơ 2.
+ Khi cảm báo áp suất cao thì tiếp điểm H_P mở ra mạch dừng cả 2 động cơ.
+ Khi cảm biến áp thấp thì tiếp điểm L_P đóng lại mạch chạy cả 2 động cơ. Khi
áp suất bình thường thì tiếp điểm L_P mở ra ngắt điện động cơ 2.
20. MẠCH BẢO VỆ MẤT PHA
Trên thị trường rất đa dạng rơ le nhiệt bảo vệ mất pha chuyên dụng. Hình bên
dưới là ví dụ mạch bảo vệ mất pha dùng rơ le JVM-2. Ngoài chức năng bảo vệ mất
pha còn có chức năng bảo vệ quá áp, thấp áp, đảo pha...
+ Nguồn 3 pha cần cấp cho rơ le JVM-2 nếu đúng thứ tự thì đèn trên rơ le sáng và
tiếp điểm thường hở (1 3) sẽ đóng lại. Khi đó rơ le R được cấp điện, nên tiếp điểm
thường hở R đóng lại. Động cơ được điều khiển bởi nút nhấn ON, OFF.
[Type text]

Giả sử một trong 3 pha bị mất điện thì tiếp điểm (1 3) mở ra, làm cho rơ le R bị
mất điện. Lúc này tiếp điểm R mở ra nên mạch điều khiển hở mạch, động cơ sẽ không
hoạt động.

 
Mạch bảo vệ mất pha dùng rơ le chuyên dụng JVM-2

You might also like