You are on page 1of 3

1. Nguồ n gố c ra đờ i củ a Triết họ c?

- Triết học có nguồn gốc thực tế từ tồn tại xã hội với một trình độ nhất định của sự
phát triển văn minh, văn hóa và khoa học.

- Nguồ n gố c nhậ n thứ c:


Triết học ra đời khi con người đạt đến trình độ tư duy nhất định (tư duy khái quát hóa,
trình độ hóa).

- Nguồ n gố c xã hộ i:
Triết học ra đời khi xã hội có sự phân công lao động và phân chia giai cấp.

2. Triết họ c theo quan điểm củ a Trung Quố c, Ấ n Độ , Phương Tâ y,


Heghen, Má c-Lênin là gì? Sự khá c biệt giữ a tri thứ c triết họ c
vớ i tri thứ c củ a cá c khoa họ c khá c thể hiện như thế nà o?
- Triết học theo quan điểm:
o Trung Quốc: Trí – trí tuệ, tranh luận
o Ấn Độ: Dar’sana – chiêm ngưỡng, suy ngẫm
o Phương Tây: philosophy (tiếng Hy Lạp) – yêu mến sự thông thái
o Heghen: tinh thần tuyệt đối
o Mác-Lênin: Triết học duy vật biện chứng triệt để
- Sự khác biệt giữa tri thức triết học với tri thức của các khoa học khác:

TRI THỨC TRIẾT HỌC TRI THỨC KHOA HỌC


- Là nghiên cứu về bản chất cơ bản - Là nghiên cứu kiến thức về thế giới
của tri thức, thực tế và tồn tại. vật chất và tự nhiên dựa trên quan
sát và thí nghiệm.
- ĐỂ GIẢI THÍCH MỌI THỨ KỂ TỪ CÁC - Để nghiên cứu về hiện tượng tự
NỀN VĂN MINH CỔ ĐẠI. nhiên, đã tồn tại chưa quá ba thế
kỷ.
- MỌI THỨ ĐỀU ĐƯỢC TRIẾT HỌC - Giải thích khoa học đòi hỏi sự trợ
GIẢI THÍCH BẰNG NGÔN TỪ VÀ giúp từ các khái niệm và phương
LOGIC HÀNG NGÀY MÀ BẤT CỨ AI trình đòi hỏi sự giải thích và nghiên
CÓ TRÍ THÔNG MINH TRUNG BÌNH cứu thích hợp, và không thể hiểu
CŨNG CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC. được bởi một người không thuộc
dòng khoa học.
3. Đố i tượ ng củ a Triết họ c trong lịch sử ?
- Đối tượng nghiên cứu của triết học là các quan hệ phổ biến và quy luật chung
nhất của toàn bộ tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Thời cổ đại: Triết học nghiên cứu mọi lĩnh vực của thế giới, nó bao hàm trong nó
tất cả tri thức về các lĩnh vực mà con người có được. (Triết học phương Đông
thiên về con người và xã hội, triết học phương Tây thiên về giới tự nhiên.)
- Thời trung cổ: Triết học Tây Âu thời kỳ này có nhiệm vụ lý giải và chứng minh cho
sự đúng đắn của Kinh Thánh.
- Thời Phục hưng đến thế kỷ XVIII: Triết học Tây Âu giai đoạn này đi vào giải thích
thế giới dựa trên tinh thần đề cao chủ nghĩa nhân đạo và gắn với những thành
tựu của khoa học tự nhiên.
- Triết học Mác – Lênin: tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa
vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để; nghiên cứu những quy luật
chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

4. Thế giớ i quan:

- Thế giớ i quan là gì? Cá c loạ i thế giớ i quan? Tạ i sao nó i Triết họ c
là hạ t nhâ n lý luậ n củ a thế giớ i quan?

- Trướ c khi triết họ c ra đờ i, con ngườ i đã giả i thích thế giớ i bằ ng


cá c loạ i hình triết lý nà o? Thầ n thoạ i Hy Lạ p là hình thứ c thế giớ i
quan nà o?
- Thế giới quan là khái niệm triết học chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm, tình
cảm, niềm tin, lý tưởng xác định về thế giới và về vị trí của con người (bao hàm cả
cá nhân, xã hội và nhân loại) trong thế giới đó.
- Thế giới có 3 loại cơ bản:
o Thế giới quan tôn giáo
o Thế giới quan khoa học
o Thế giới quan triết học
- Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan:
o Bản thân triết học chính là thế giới quan.
o Trong các thế giới quan khác nhau như thế giới quan của các khoa học cụ
thể, thế giới quan của các dân tộc, hay của các thời đại,... triết học bao giờ
cũng là thành phần quan trọng, đóng vai trò là nhân tố cốt lõi.
o Với các loại thế giới quan tôn giáo, thế giới quan kinh nghiệm hay thế giới
quan thông thường..., triết học bao giờ cũng ảnh hưởng hay chi phối, dù
có thể không tự giác.
o Thế giới quan triết học như thế nào sẽ quy định các thế giới quan và các
khái niệm khác như thế.
- Trước khi triết học ra đời, con người đã giải thích thế giới bằng:
o Về mặt lịch sử, tư duy huyền thọai và tín ngưỡng nguyên thủy là loại hình
triết lý đầu tiên mà con người dùng để giải thích thế giới bí ẩn xung quanh.
- Thần thoại Hy Lạp là hình thức thế giới quan huyền thoại

5. Vấ n đề cơ bả n củ a Triết họ c là gì? Có mấ y mặ t? Đó là nhữ ng


mặ t nà o?
- Vấn đề cơ bản của Triết học là: trước khi giải quyết vấn đề cụ thể của mình, nó
buộc phải giải quyết vấn đề có ý nghĩa nền tảng và là điểm xuất phát để giải quyết
tất cả những vấn đề còn lại – vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
- Vấn đề cơ bản của triết học có 2 mặt:
o Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau?
Cái nào quyết định cái nào?
o Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

You might also like