You are on page 1of 61

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


Khoa kĩ thuật Địa chất & Dầu khí
----------

BÁO CÁO THỰC TẬP


Lớp : DC19DK1
GVHD : ThS. Trần Nguyễn Thiện Tâm
ThS. Hoàng Trọng Quang
Nhóm thực hiện: 3
Danh sách thành viên
STT Họ và tên MSSV
1 Trần Đạt 1911029
2 Vũ Ngọc Quốc 1914868
3 Nguyễn Tuấn Phát 1911830
4 Vũ Hùng Phong 1914645

TP.HCM, 7/2022
MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................... 2

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................... 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP ....................................................... 7

1.1 Trường Cao Đẳng Dầu Khí – Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam .................................... 7

1.1.1 Thông tin chung .................................................................................................. 7

1.1.2 Giới thiệu về Trường Cao đẳng Dầu khí ............................................................ 7

1.1.3 Các chứng nhận ................................................................................................ 10

1.2 PVD Training .......................................................................................................... 11

1.2.1 Thông tin chung ................................................................................................ 11

1.2.2 Giới thiệu về PVD Training ............................................................................. 11

1.2.3 Các chứng nhận ................................................................................................ 12

1.3 PVD Tech ................................................................................................................ 13

1.3.1 Thông tin chung ................................................................................................ 13

1.3.2 Giới thiệu về PVD Tech ................................................................................... 13

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP ............................................................................ 15

2.1 Khóa học “ Vận hành bơm bơm ly tâm và thực hiện ghép bơm nối tiếp và song song”
................................................................................................................................. 15

2.1.1 Mục tiêu của khóa học ...................................................................................... 15

2.1.2 Cách bước kiểm tra hệ thống trước khi đi vào nối ghép bơm nối tiếp và song
song .......................................................................................................................... 15

2.1.3 Ghép bơm nối tiếp ............................................................................................ 16

2.1.4 Ghép bơm song song ........................................................................................ 16

2.2 Khóa học “ Vận hành nhà máy chế biến và xử lý khí trên mô hình động”............. 18

2
2.2.1 Mục tiêu của khóa học ...................................................................................... 18

2.2.2 Mô tả quy trình ................................................................................................. 18

2.2.3 Phần hấp thụ ..................................................................................................... 19

2.2.4 Phần tubin và máy bơm .................................................................................... 20

2.2.5 Phần stripper ..................................................................................................... 21

2.3 Khóa học Vận hành khai thác dầu khí trên mô hình động ...................................... 23

2.3.1 Tổng quan: ........................................................................................................ 23

2.3.2 Nội dung ........................................................................................................... 24

2.3.2.1 Các phương pháp tách pha cơ bản ............................................................. 24

2.3.2.2 Hệ thống thiết bị tách và xử lý sản phẩm khai thác ................................... 25

2.3.2.3 Một số thiết bị tách và xử lý ...................................................................... 27

2.3.3 Quy trình thực hiện ........................................................................................... 32

2.3.4 Tổng kết ............................................................................................................ 40

2.4 Khóa học Vận hành hệ thống khoan dầu khí trên mô hình động Cyber chair ........ 40

2.4.1 Tổng quan ......................................................................................................... 40

2.4.1.1 Giới thiệu về X model................................................................................ 40

2.4.1.2 Giới thiệu về cách điều khiển top drive ..................................................... 41

2.4.2 Khoan định hướng cấp độ 1.............................................................................. 45

2.4.3 Tổng kết ............................................................................................................ 48

2.5 Tham quan PVD Training và PVD Tech ................................................................ 48

2.5.1 PVD TRAINING: ............................................................................................. 48

2.5.2 PVD TECH: ...................................................................................................... 57

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP .............................................................................. 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 61


3
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Vận hành bơm bơm ly tâm và thực hiện ghép bơm nối tiếp và song song ....... 15

Hình 2.2 : Sơ PFD đồ hệ thống bơm ly tâm phục vụ công tác ghép bơm, chuyển bơm ... 18

Hình 2.3: Mô hình phần hấp thụ trên mô hình động ......................................................... 19

Hình 2.3 : Mô hình tubin và máy bơm trên hệ thống mô hình động ................................. 20

Hình 2.4: Mô hình stripper trên hệ thống mô hình động ................................................... 22

Hình 2.5: Phần mềm mô phỏng khai thác dầu khí ............................................................ 24

Hình 2.6: Bình tách cao áp ................................................................................................ 28

Hình 2.7: Bình tách trung áp ............................................................................................. 29

Hình 2.8: Bình tách thấp áp ............................................................................................... 30

Hình 2.9: Bình tách khí Degassing Drum ......................................................................... 31

Hình 2.10: Bình tách Coaleser........................................................................................... 32

Hình 2.11: Sơ đồ công nghệ khai thác cơ bản ................................................................... 32

Hình 2.12: Quy trình thực hiện bài 8 ................................................................................. 33

Hình 2.13: Hệ thống đầu giếng của bốn giếng .................................................................. 34

Hình 2.14: Quy trình thực hiện bài 9 ................................................................................. 34

Hình 2.15: Màn hình điều khiển nước dùng thải bỏ hay bơm ép. ..................................... 35

Hình 2.16: Quy trình thực hiện bài 10 ............................................................................... 36

Hình 2.16: Màn hình điều khiển M.P Separator................................................................ 37

Hình 2.17: Màn hình điều khiển bình gia nhiệt Crude Oil Heater .................................... 38

Hình 2.18: Quy trình thực hiện bài 11 ............................................................................... 38

Hình 2.19: Hệ thống bơm gia áp cho dầu từ Coalescer..................................................... 40


4
Hình 2.20: Thao tác chuyển động thẳng đứng của top drive ............................................ 42

Hình 2.21: Bảng điều khiển thao tác xoay ống ................................................................. 43

Hình 2.22: Bảng điều khiển Elevator ................................................................................ 43

Hình 2.23: Thao tác mở và đóng elevator ......................................................................... 44

Hình 2.24: Thao tác điều khiển Link tilt ........................................................................... 45

Hình 2.25: Bảng giao diện Mud Pump .............................................................................. 45

Hình 2.26: Bảng giao diện cài đặt định hướng .................................................................. 46

Hình 2.27: Bảng giao diện cài đặt top drive ...................................................................... 46

Hình 2.28: Bảng giao diện cài đặt khoan tự động ............................................................. 47

Hình 2.29: Bảng giao diện hiển thị các thông số của giếng .............................................. 48

Hình 2.30: Vietnam Acreage Map..................................................................................... 54

Hình 2.31: Kill Sheet dùng trong tính toán khi khoan trên mặt đất .................................. 55

Hình 2.32: Kill Sheet dùng trong tính toán khi khoan ở ngoài khơi ................................. 56

5
LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin cảm ơn thầy ThS. Trần Nguyễn Thiện Tâm và thầy ThS. Hoàng
Trọng Quang (Khoa Kỹ thuật Địa Chất và Dầu Khí – Trường Đại học Bách Khoa Thành
phố Hồ Chí Minh) đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp nhiều thông tin cũng như tận tâm giải
thích những vấn đề cho em trong suốt quá trình thực tập ngoài trường.

Chúng em cũng xin cảm ơn Trường Cao Đẳng Dầu khí – Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam, CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO KỸ THUẬT PVD (PVD Technical Training and
Certification Joint Stock Company) và PVD Tech đã đã giảng dạy cũng như giúp dỡ chúng
em trong chuyến thực tập vừa qua. Tuy quá trình thực tập thực hiện trong khoảng thời gian
ngắn. Nhưng nó đã bước đầu đi vào thực tế của quá trình học tập, đã cho thấy rằng, chúng
em còn rất nhiều hạn chế cần phải khắc phục và đặc biệt là kiến thức chuyên môn rất còn
non yếu nên không tránh khỏi những thiếu sót mặc dù chúng em đã cố gắng rất nhiều,
nhóm em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô, để kiến
thức của cũng như các kĩ năng khác của nhóm em ngày càng hoàn thiện hơn.

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, nhóm em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Địa chất
– Dầu khí, đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại
trường. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô nên quá trình thực tập của
nhóm em mới có thể hoàn thành tốt đẹp.

Cuối cùng nhóm em kính chúc thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong công
việc!

Nhóm 3

6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1 Trường Cao Đẳng Dầu Khí – Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam
1.1.1 Thông tin chung
Tên trường: Trường Cao đẳng Dầu khí – Tập đoàn dầu khí Việt Nam

Địa chỉ:

Cơ sở 1: 120 Trần Phú, Phường 5, TP. Vũng Tàu, tỉnh BRVT

Cơ sở 2: 762 CMT8, Phường Long Toàn, TP. Bà Rịa, tỉnh BRVT

Website: https://www.pvmtc.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/pvmtc/

1.1.2 Giới thiệu về Trường Cao đẳng Dầu khí


Lịch sử phát triển

Trường được thành lập ngày 7/11/1975 với tên gọi là Trường Công nhân kỹ thuật Dầu
khí do Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu mỏ Khí đốt ký quyết định. Qua quá trình xây dựng
và phát triển, trường đã đổi tên thành Trường Cao đẳng Dầu khí cho đến ngày nay. Hơn 40
năm qua, nhà trường đã đạt được nhiều thành tích trong công tác giáo dục và quản lý. Tiêu
biểu như Trường đã bồi dưỡng và đào tạo trên 200.000 lượt học viên làm việc và công tác
trong ngành dầu khí và các ngành nghề khác. Đã có nhiều thế hệ thành công từ mái trường
này, điều này góp phần vào trang sử vẻ vang của Nhà trường.

Mục tiêu phát triển

Trường Cao đẳng Dầu khí tận dụng và Phát huy tối đa mọi nguồn lực để phát triển một
cách đồng bộ và hiện đại; trở thành cơ sở đào tạo có thương hiệu, đạt chuẩn quốc gia, khu
vực và quốc tế; góp phần củng cố và xây dựng ngành Dầu khí phát triển bền vững. Trường
hướng đến đào tạo đa cấp, đa ngành và đào tạo liên thông, có đủ tiềm lực để đáp ứng nhu
cầu giáo dục và đào tạo nguồn lao động cho ngành Dầu khí.

7
Mục tiêu và nhiệm vụ trường đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035

Ngày 29/5/2020 Đại hội Đảng bộ Trường Cao đẳng Nghề Dầu khí nhiệm kỳ 2020-2025
được khai mạc trọng thể. Đại hội lần thứ XV đã tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả nhiệm
kỳ 2015-2020, đề ra phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020 – 2025 theo phương châm
Đoàn kết – Đổi mới, Sáng tạo – Phát triển, với chủ đề “Tăng cường sự lãnh đạo của đảng,
phát huy truyền thống đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, xây dựng Trường Cao đẳng Dầu khí
phát triển bền vững”.

Quan điểm và nguyên tắc phát triển

Phát triển Trường Cao đẳng Dầu khí đồng bộ, hiện đại đủ sức đáp ứng nhu cầu đào tạo
và cung ứng nhân lực chất lượng cao cho ngành Dầu khí và một phần cho xã hội bằng cách
hoàn thiện mô hình: “ Đào tạo – Dịch vụ Đào tạo – Dịch vụ kỹ thuật” trong đó hoạt động
đào tạo giữ vai trò chủ đạo. Các hoạt động dịch vụ đào tạo và dịch vụ kỹ thuật là cơ sở để
nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với thực tế sản xuất. Phát huy sức mạnh nội lực
của Trường và của Tập đoàn, đồng thời mở rộng hợp tác với các trường, các tổ chức đào
tạo trong và ngoài nước để mở rộng và nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Gắn đào tạo với thực tế sản xuất và nghiên cứu khoa học để nâng cao tay nghề cho giáo
viên và học sinh, đồng thời tạo ra nguồn thu để nâng cao đời sống cho CBCNV và tái đầu
tư cho đào tạo, từng bước tiến tới tự chủ về tài chính. Đẩy mạnh sự tăng trưởng cả về quy
mô và chiều sâu.

Mục tiêu tổng quát:

Phát huy mọi nguồn lực, xây dựng và phát triển Trường Cao đẳng Dầu khí đồng bộ,
hiện đại, đạt chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế; góp phần xây dựng ngành Dầu khí phát
triển bền vững. Đào tạo đa cấp đa ngành và đào tạo liên thông từ cấp thấp lên cấp cao, có
khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành Dầu khí Việt
Nam và một phần cho xã hội.

8
Mục tiêu cụ thể:

Về đào tạo trình độ Trung cấp và Cao đẳng: Đào tạo chất lượng cao theo 2 cấp độ:
Trung cấp và Cao đẳng. Nâng cao chất lượng giảng dạy gắn với nâng cao ý thức kỷ luật
lao động và tác phong công nghiệp. Từng bước xây dựng hệ thống các chương trình đào
tạo giáo dục nghề nghiệp theo hướng chuẩn hóa quốc tế. Đào tạo theo địa chỉ và đào tạo
đúng với mục đích của người sử dụng. Đào tạo đủ số lượng và chất lượng theo yêu cầu
phát triển của ngành và của khách hàng.

Về đào tạo thường xuyên: Xây dựng và phát triển một hệ thống chương trình đào tạo
ngắn hạn, đồng bộ theo từng Modul từ thấp đến cao phù hợp với từng chức danh và vị trí
công tác, chương trình phải có tính cập nhật kiến thức mới phù hợp với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật.

Về đào tạo trước tuyển dụng cho các dự án và công trình trọng điểm của Tập đoàn
và Nhà nước: Trường phải trở thành nơi cung ứng và thực hiện các chương trình đào tạo
nhập ngành, chương trình đào tạo trước tuyển dụng cho các đơn vị trong ngành Dầu khí.

Về đào tạo An toàn – Môi trường: Xây dựng Trung tâm đào tạo An toàn-Môi trường
đủ mạnh với một số khóa học đạt chuẩn của OPITO, STCW95 và các hệ thống quản lý an
toàn sức khỏe môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.

Kết hợp đào tạo Đại học các chuyên ngành Dầu khí: Tập trung xây dựng chương trình
đào tạo Cao đẳng, đào tạo liên thông; Kết hợp với Trường Đại học Dầu khí đào tạo Đại
học theo hướng chú trọng kỹ năng thực hành và kỹ năng nghề nghiệp chuyên biệt.

Về lĩnh vực dịch vụ: Tập trung xây dựng phát triển, nâng cao uy tín sức cạnh tranh của
các loại hình dịch vụ kỹ thuật truyền thống đã có thương hiệu như: Dịch vụ lặn và khảo sát
công trình ngầm; Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, hiệu chuẩn và kiểm định thiết bị đo lường,
điều khiển, tự động hóa, thiết bị an toàn. Mở rộng và phát triển các dịch vụ kỹ thuật mới
phù hợp với ngành nghề đào tạo như bảo dưỡng thiết bị công nghiệp, gia công cơ khí, hàn,
điện. Mở rộng và phát triển loại hình dịch vụ tư vấn đào tạo, phát triển nguồn nhân lực…

9
Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ cán bộ, giảng viên có năng lực và trình độ chuyên môn trong công tác đào tạo
và đảm bảo chất lượng giáo dục. Ngoài ra, Cao đẳng Dầu khí luôn có các chính sách nâng
cao chất lượng cán bộ thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo chủ trương, yêu
cầu của công tác giáo dục hiện nay.

Cơ sở vật chất

Cao đẳng Dầu khí hiện có 2 cơ sở tọa lạc tại TP. Vũng Tàu và TP. Bà Rịa với quy mô
trường học khá rộng rãi và hiện đại. Bao gồm đầy đủ các hệ thống phòng ốc, xưởng thực
hành, các máy móc chuyên dụng trong ngành dầu khí. Tất cả các vật chất đều được đầu tư
mới và đạt chuẩn tiên tiến và hiện đại. Ngoài ra, nhà trường còn có khu ký túc xá dành cho
sinh viên và khu thể dục thể thao giúp cho quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên
được tốt hơn.

1.1.3 Các chứng nhận


 Chứng nhận IMCA

 Chứng nhận OPITO

 Chứng nhận VILAS

 Chứng nhận ISO

 Chứng nhận City & Guilds

 Chứng nhận OHSAS

10
1.2 PVD Training
1.2.1 Thông tin chung
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO KỸ THUẬT PVD (PVD
Technical Training and Certification Joint Stock Company)

Ngày thành lập: 12/10/2007

Trụ sở: Đường số 1, KCN Đông Xuyên, P. Rạch Dừa, Tp. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu

Website: pvdtraining.com.vn

Giám đốc: Ông Bùi Thanh Vân

1.2.2 Giới thiệu về PVD Training


Lịch sử phát triển

Được thành lập năm 2007, là một công ty thành viên trực thuộc Tổng công ty cổ phần
Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling), Công ty cổ phần Đào tạo Kỹ thuật PVD
(PVD Training) là chuyên gia trong 3 lĩnh vực hoạt động thế mạnh bao gồm: Đào tạo và
cấp chứng chỉ; Các giải pháp Nhân sự (Cung ứng và Tư vấn phát triển nguồn nhân lực) và
các Dịch vụ kỹ thuật gồm các giải pháp an toàn bờ và biển; các dịch vụ hàng hải; các giải
pháp về tự động hóa & điện công nghiệp; dịch vụ đánh giá kỹ thuật; cung cấp các sản phẩm
thiết bị an toàn & ứng dụng hàng hải cùng với các dịch vụ khảo sát, kiểm tra, sửa chữa,
bảo dưỡng, chiết nạp, thiết kế giải pháp, kiểm định đối với các hệ thống thiết bị an toàn &
hàng hải phục vụ trong ngành công nghiệp Dầu khí và các ngành công nghiệp nặng. Với
tầm nhìn trở thành nhà cung cấp uy tín hàng đầu các dịch vụ đào tạo, dịch vụ kỹ thuật cũng
như là nhà cung cấp uy tín nguồn nhân lực có trình độ cho ngành công nghiệp Dầu khí và
các ngành công nghiệp mũi nhọn trong nước và quốc tế, PVD Training luôn cung cấp cho
khách hàng các giải pháp đào tạo, nhân lực và kỹ thuật tối ưu và kinh tế nhất, được thực
hiện bởi đội ngũ chuyên gia trình độ cao, giàu kinh nghiệm

11
Mục tiêu phát triển

Tạo ra một môi trường làm việc trong đó lực lượng lao động của chúng tôi có thể đạt
được sự hài lòng trong công việc và phát triển nghề nghiệp, đồng thời cung cấp cho khách
hàng các dịch vụ đào tạo chuyên nghiệp, nhân lực có năng lực và các giải pháp kỹ thuật tối
ưu với các giảng viên có trình độ cao nhất, các chuyên gia kỹ thuật cũng như các thiết bị
và mô phỏng hiện đại.

Tầm nhìn

Trở thành nhà cung cấp các giải pháp an toàn, khẩn cấp, đào tạo nghề, nhân lực và kỹ
thuật nổi tiếng và đáng tin cậy cho ngành Dầu khí.

Cơ sở vật chất

Với khuôn viên rộng trên 16,000m2, PVD Training là một cơ sở đào tạo tích hợp được
trang bị với không chỉ các phòng học chuẩn quốc tế mà còn có hệ thống sân bãi cùng với
các mô hình thiết bị tiên tiến hiện đại phục vụ thực hành ngay trong khuôn viên cơ sở đào
tạo

1.2.3 Các chứng nhận


Lấy chất lượng và tính chuyên nghiệp trong dịch vụ làm thế mạnh, PVD Training tiếp
tục duy trì và phát triển nhằm đạt được các chứng nhận quốc tế, hoàn thiện hơn nữa hệ
thống tiêu chuẩn quốc tế mà chúng tôi đã đạt được trong thời gian qua đối với các dịch vụ
mang đến cho khách hàng. PVD Training hiện là thành viên và được cấp phép bởi các tổ
chức đăng kiểm quốc tế quan trọng trong ngành như OPITO, DNV, Lloyd, AWS, IFE, …

12
1.3 PVD Tech
1.3.1 Thông tin chung
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT
KHOAN DẦU KHÍ PVD (PVD TECH)

Ngày thành lập: 13/03/2006

Xưởng cơ khí chế tạo: Đường số 11, Khu công nghiệp Đông Xuyên, Thành phố Vũng
Tàu

Xưởng wellhead và bảo dưỡng thiết bị: Đường số 9, Khu công nghiệp Đông Xuyên,
Thành phố Vũng Tàu

Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Thọ

1.3.2 Giới thiệu về PVD Tech


Công ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Kỹ Thuật Khoan Dầu Khí PVD (PVD Tech)
được thành lập vào năm 2007 sau khi chuyển đổi mô hình từ Công ty TNHH MTV Thương
mại và Dịch vụ Kỹ thuật Khoan Dầu khí PVD.

Sau 10 năm hoạt động PVD Tech đã xây dựng và phát triển thành công nguồn lực cùng
với hệ thống quản lý và vận hành theo các tiêu chuẩn quốc tế được các khách hàng trong
và ngoài nước đánh giá cao. Đến nay, Công ty tập trung phát triển 4 mảng dịch vụ trọng
tâm như sau:

1. Dịch vụ cho thuê và vận hành thiết bị đầu giếng (surface wellhead & subsea
wellhead), thiết bị treo ống chống; dịch vụ cắt ống, cung cấp giàn nhẹ sửa giếng; hủy giếng,
hủy mỏ.

2. Dịch vụ Cung cấp trọn gói Ống chống bao gồm chế tạo các loại khớp nối ống theo
tiêu chuẩn quốc tế và cung cấp các dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng các loại đầu nối trong quá
trình khoan thăm dò và khai thác dầu khí; Dịch vụ Cung cấp Vật tư Thiết bị cho ngành dầu
khí và các ngành công nghiệp khác.

13
3. Dịch vụ Thiết kế hệ thống công nghệ phục vụ cho xử lý, vận chuyển dầu khí và Dịch
vụ Cơ khí chế tạo

4. Dịch vụ Bảo dưỡng và Sửa chữa các thiết bị dầu khí và các ngành công nghiệp khác

14
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP
2.1 Khóa học “ Vận hành bơm bơm ly tâm và thực hiện ghép bơm nối tiếp và song
song”
2.1.1 Mục tiêu của khóa học
- Cung cấp kiến thức, các thao tác và kỹ năng cơ bản về vận hành trên các thiết bị
thật: Van, bơm, đường ống, bồn bể ….
- Thực hiện quy trình khởi động bơm ly tâm và ghép bơm nối tiếp và ghép bơm song
song.

2.1.2 Cách bước kiểm tra hệ thống trước khi đi vào nối ghép bơm nối tiếp và song
song
- Kiểm tra nguồn điện được cung cấp cho hệ thống hay chưa.
- Kiển tra nguồn cung cấp cho hệ thống đã đủ hay chưa ( mực dung dịch ở bể chứa).
- Kiểm tra cá van của hệ thống ở trang thái đóng ( nhớ kiểm tra từ đầu dong vào đến
đầu ra của dòng ra tránh sự sai sót nhất định ).
- Kiểm tra đường ống cũng như bơm ở trạng thái sẵn sàng hoạt động hay chưa (trạng
thái đóng).
 Từ các bước kiểm tra trên chúng ta bắt đầu thực hiện quy trình “ghép bơm nối tiếp
và ghép bơm song song”

Hình 2.1: Vận hành bơm bơm ly tâm và thực hiện ghép bơm nối tiếp và song song

15
2.1.3 Ghép bơm nối tiếp
Sau khi các bước kiểm tra hệ thống trước khi đi vào vận hành được hoàn thấp ta bắt
đầu thực hiện quy trình thực hiện set up cho ghép bơm nối tiếp:
- Mở hoàn toàn van của hút của bơm thứ 1
- Mở van kết nối bơm từ của xả bơm thứ 1 với bơm thứ 2
- Đóng van từ của từ của xả bơm thứ nhất tới bể chưa
- Đóng van từ bể chứa kết nối với cửa hút bơm thứ 2
- Mở hoàn toàn van hút của bơm thứ 2
- Mở van bypass của bơm thứ nhất 100%
- Mở van của xả của bơm thứ nhất 1 10%
- Mở văn cửa xả thứ 2 50%
- Mở hoàn toàn van kết nối từ bơm thứ 2 đến bể chứa

Tiếp là chúng ta quan sát vận hành, kiểm tra hệ thống ghép nối tiếp sau các bước set up
cho ghép bơm nối tiếp :
- Ấn nút start khởi động bơm 1
- Tăng từ từ độ mở van xả của bơm 1
- Cùng thời điểm, đóng dần văn bypass của bơm thứ nhất
- Mở van bypass của bơm thứ 2 100%
- Ấn nút start khởi động bơm thứ 2
- Tăng từ từ độ mở van cửa hút của bơm thứ 2 từ 50% đến 100 %
- Cùng thời điểm, đóng đần van thứ bypass của bơm thứ 2
- Quan sát các thông số của bơm hoạt động theo giá trị thiết kế
- Mục đích và yêu cầu:
- Mục đích: tăng cột áp .
- Yêu cầu: các bơm phải hoạt động với cùng lưu lượng.

2.1.4 Ghép bơm song song


Sau khi các bước kiểm tra hệ thống trước khi đi vào vận hành được hoàn thấp ta bắt
đầu thực hiện quy trình thực hiện set up cho ghép bơm song song:

16
- Mở hoàn toàn van của hút của bơm thứ 1
- Mở hoàn toàn van của hút của bơm thứ 2
- Đóng van kết nối bơm từ của xả bơm thứ 1 với bơm thứ 2
- Mở van bypass của bơm thứ 1 100%
- Mở van bypass của bơm thứ 2 100%
- Mở van của xả của bơm thứ 1 10%
- Mở văn cửa xả của bơm thứ 2 10%

Tiếp là chúng ta quan sát vận hành, kiểm tra hệ thống ghép nối tiếp sau các bước set up
cho ghép bơm song song :
- Ấn nút start khởi động bơm 1
- Tăng từ từ độ mở van xả của bơm 1 lên 100%
- Cùng thời điểm, đóng dần van bypass của bơm thứ 1 từ từ
- Kiểm tra thông số hoạt động của bơm thứ 1 ở điều kiện thiết kế
- Ấn nút start khởi động bơm 2
- Tăng từ từ độ mở van xả của bơm 2 lên 100%
- Cùng thời điểm, đóng dần van bypass của bơm thứ 2 từ từ
- Kiểm tra thông số hoạt động của bơm thứ 2 ở điều kiện thiết kế
- Kiểm tra lưu lượng tổng của 2 bơm

Mục đích và yêu cầu:


- Mục đích: tăng lưu lượng dòng .
- Yêu cầu: các bơm phải hoạt động cùng cột áp.

17
Hình 2.2 : Sơ PFD đồ hệ thống bơm ly tâm phục vụ công tác ghép bơm, chuyển bơm
2.2 Khóa học “ Vận hành nhà máy chế biến và xử lý khí trên mô hình động”
2.2.1 Mục tiêu của khóa học
Cung cấp kiến thức, các thao tác và kỹ năng cơ bản về vận hành một nhà máy
chế biến khí trên mô hình. Các nguyên tác vận hành cơ bản của một nhà máy xử lý khí
bằng mô hình động.
Đồng thời cung cấp hiểu biết để xác định các thiết bị chính liên quan đến một nhà
máy xử lý khí, cách ứng phó một cách an toàn và hiệu quả với như sự cố và trục trặc
trong quy trình.
2.2.2 Mô tả quy trình
Trong nhà máy xử lý khí, lượng CO2 có trong khí tổng hợp của dòng vào được
xử lý giảm từ 54% xuống còn 0.06% bằng cách hấp thụ chọn lọc sử dụng MEA ( Mono
Ethanol Amine). Công suất xử lý của nhà nhà mô phỏng là 114TPH.
Nhà máy vận hành chế biến và xứ lý khí trên mô hình động gồm 3 phần:
- Phần hấp thụ.
- Phần tubin và máy bơm.
- Phần stripper.
18
2.2.3 Phần hấp thụ
Phần hấp thụ chứa các thiết bị cụ thể sau:
+ Cột hấp thụ (T-01).
+ K.O Drum (D-03).
+ Lean Solvent Cooler (E-03).
+ Thiết bị trao đổi nhiết (E-02).
+ Hệ thống ứu chế thu hồi Amine (A-02).

Hình 2.3: Mô hình phần hấp thụ trên mô hình động


Quy trình vận hành tại phần này là:
Ta có dòng vào với 54% CO2 đi vào khay cuối cùng ( khay 38 ) của cột hấp thụ (T-01).
Cột hấp thụ duy tri áp suất ở 26 kg/cm3(g). khí tiếp xúc với dòng Amine xếp ở khay 3.
Dung môi MEA sau khí hấp thụ CO2 có trong khú sẽ thu lại ở dưới cung có trong cột hấp
thụ dưới dạng rich Amine. Khi đó nhiệt độ của dung mô MEA từ 37,4 độ C lên đến 86,5
độ C.
Ta có 2 khay trên cùng của cốt hấp thụ là phần điểm xương trong đó dòng nước ngưng
tụ hơi nưới liên tục 1,3 m3/h được duy trì bằng cách sử dụng bơm hấp thụ ( P-01). Dung

19
môi nạc từ phần tubin bà bơm chuyển nhiệt lượng hợp lý của nó sang dung môi rich để lại
đáy của chất hấp thụ trong bộ trao đổi dung môi 2 (E-02).
Dung môi rơi từ E-02 được làm mát xuống 37,4 độ C trong bộ làm mát Lean Aolvent
(E-03) sử dụng nước làm mát làm môi chất làm mát. Dòng chảy qua bộ làm mát dung mô
được duy trì theo cách thủ công để kiểm soát nhiệt độ dung mô. Tuần hoàn liên tục của
dung môi đầu được duy trì qua hệ thống chất ức chế bảo vệ Amine (A-01) trong đó chất
ức chế ăn mòn và phụ gia chống tao bọt và trộn với dung môi dòng vào.
2.2.4 Phần tubin và máy bơm
Phần này bào gồm các thiết bị quy trình như sau:
+ Bơm dung môi A (P-03A) – Động cơ điều khiển.
+ Bơm dung môi S (P-03S) – Động cơ điều khiển.
+ Bơm dung môi B (P-03B) – Hoạt động Tubin thủy lực.
+ Tubin thủy lực (X-02).

Hình 2.3 : Mô hình tubin và máy bơm trên hệ thống mô hình động

20
Ta có quy trình vận hành:
Dung môi từ đáy của Cột hấp thụ sau khi đi qua bộ trao đổi Lean Solvent Exchanger
2 (E-02) đi vào Flash Drum thông qua Tuabin thủy lực và Van phụ tua bin thủy lực.
Dung môi rich có áp suất cao từ cột Absorber dẫn động Tua bin thủy lực (X 02) khi
nó đi qua nó, từ đó dẫn động Bơm dung môi (P-03B), do đó năng lượng có thể sử dụng của
Dung môi rich được thu hồi. Dung môi ở cuối của tuabin thủy lực kết hợp lại với Dung
môi đi qua van bỏ qua tua bin thủy lực (LV101B & C) và đi vào Flash Drum (D-01). Dung
môi nạc từ dưới cùng của cột Stripper (T-02) được bơm đến Absorber theo Bơm dung môi
A hoặc S & B (P-03 A hoặc S & B). Lean Solvent Pump A (P-03A) và Lean Solvent Pump
S (P-03S) là Máy bơm chạy bằng động cơ và Máy bơm dung môi Lean B (P-03B) là Máy
bơm chạy bằng tuabin (Tuabin thủy lực).
Lean Solvent Pump S (P-03S) là một máy bơm dự phòng có thể được thực hiện trực
tiếp khi P 03A không duy trì được dòng Lưu thông cần thiết.
2.2.5 Phần stripper
Phần stripper bao gồm các thiết bị sau:
+ Flash Drum (D-01).
+ Cột stripper (T-02).
+ Reflux Drum (D-02).
+ Thiết bị trao đổ dung môi 1 (E-01).
+ thiết bị ngưng tụ trên không của Stripper (E-01).
+ Steam Rebiler (E-05).
+ Hot Oil Reboiler (E-06).

21
Hình 2.4: Mô hình stripper trên hệ thống mô hình động
Qúa trình vận hành hành của phần này là:
Rich Solvent từ Absorber sẽ được đưa vào Flash Drum (D-01) một phần loại bỏ CO2
còn lại. Flash Drum được duy trì ở áp suất 0,72 Kg / cm² (g). Dung môi dong vào từ đáy
của Flash Drum sau khi được làm nóng trước bởi Lean Solvent từ Stripper Bottom trong
Lean Solvent Exchanger (E-01) đi vào cột Stripper phía trên Khay 3.
Stripper được duy trì ở áp suất 0,63 Kg / cm² (g). Tương tự như cột Absorber, 2 khay
trên cùng là phần rửa của Stripper Column. Phần rửa được nạp chất lỏng đáy Reflux Drum
(D-02). Rich Solvent khi nó chảy xuống bên trong Stripper Column đối ngược với dòng
hơi nước và carbon dioxide bốc lên, loại bỏ CO₂ khỏi dung môi. Dung môi nóng dần lên,
giải phóng CO2, khi nó tiếp tục chảy xuống cột. Chất lỏng tích tụ trong bể chứa khay ống
khói và lưu thông qua các bộ khởi động lại máy (E-05 & E-06). Các thiết bị E-05 & E-06
cung cấp nhiệt lượng cần thiết để tạo ra hơi nước. Trong Steam Rebiler (E-05), hơi nước
được sử dụng làm phương tiện gia nhiệt và trong Hot Oil Reboiler (E 06), Dầu nóng là
nguồn gia nhiệt. Trong các thiết bị, hơi nước được tạo ra và CO2 được giải phóng cùng với
nó. Hơi CO2 và hơi nước quay trở lại bộ tách hơi, cung cấp hành động tách hơi cần thiết
để tái tạo dung dịch MEA.

22
Nhiệt độ của chất lỏng dưới cùng trong Stripper được duy trì ở 121,0 độ C, tại đó nồng
độ của dòng vào amine được duy trì. Bằng cách kiểm soát điểm sôi của dung dịch, nồng
độ của dung môi dòng vào là được kiểm soát. Dung môi dòng vào từ đáy được bơm đến
Bộ phận hấp thụ bằng Bơm dung môi . Sau đó, những hơi này được ngưng tụ trong Stripper
Overhead Condenser (E-04), sau đó được tách ra khỏi khí CO2 trong Reflux Drum. Reflux
Drum được duy trì ở 0,5 Kg / cm2 (g). Reflux Chất lỏng ở đáy thùng được tuần hoàn trở
lại Bộ phận của Stripper bằng Máy bơm hồi lưu (P-04 A / B).
2.3 Khóa học Vận hành khai thác dầu khí trên mô hình động
2.3.1 Tổng quan:
Sau khi khai thác từ miệng giếng, chất lưu thu được là một hỗn hợp gồm dầu, khí, nước,
tạp chất,…. Khí trong dầu một phần đã trong thể tự do, một phần còn hòa tan. Các chất lưu
này cần được tách - lọc, gom chúng lại và cần được xử lí cho tới khi đạt được tiêu chuẩn
thương mại và môi sinh. Nhiệm vụ thu gom và xử lý bắt đầu từ miệng giếng, tách khí lỏng,
xử lý các pha, thông qua việc đo lường để kiểm soát sự làm việc của các giếng và chất
lượng sản phẩm thô. Pha khí lỏng phải được tách triệt để (tách sâu), làm sạch các chất lưu
đầu – khí – nước, giảm lượng thất thoát do bay hơi và rờỉ nhằm đạt tới giá trị thương mại
và tiêu chuẩn môi sinh cao nhất.

23
Hình 2.5: Phần mềm mô phỏng khai thác dầu khí

2.3.2 Nội dung


2.3.2.1 Các phương pháp tách pha cơ bản
a. Phương pháp cơ học

- Thực hiện quá trình tách bằng cách tạo rung động, va đập, lắng và lực ly tâm….
Phương pháp thường được sử dụng để tách dầu ra khỏi khí do trong dòng khí sau khi tách
vẫn còn một hàm lượng dầu nhất định do tách chưa triệt để hoặc do dầu ngưng tụ do quá
trình giảm nhiệt độ.

- Phương pháp thường được sử dụng để tách dầu ra khỏi khí do trong dòng khí sau khi
tách vẫn còn một hàm lượng dầu nhất định do tách chưa triệt để hoặc do dầu ngưng tụ do
quá trình giảm nhiệt độ. Phương pháp này gồm các cơ chế: cơ chế trọng lực, cơ chế va đập,
cơ chế thay đổi hướng dòng chảy, cơ chế thay đổi tốc độ, cơ chế lực ly tâm, cơ chế keo tụ
và thấm…

24
b. Phương pháp nhiệt

- Phương pháp này thường được áp dụng để tách khí ra khỏi dòng. Việc tách khí ra
khỏi dầu là một việc làm cần thiết để thu được dầu thương phẩm. Bên cạnh đó việc tách
khí ra khỏi dầu còn thu được một lượng khí rất lớn để sử dụng vào nhiều mục đích khác
nhau

- Đây là phương pháp tách hiệu quả nhất đối với các loại dầu bọt. Tuy nhiên, phương
pháp này không áp dụng cho bình tách mà chỉ sử dụng ở các bể công nghệ. Nhiệt độ tăng
làm giảm độ nhớt của dầu và tăng tốc độ lắng nước và cũng làm mất ổn định của các màng
cứng do độ nhớt bề mặt giảm. Tăng nhiệt độ có một số tác động tiêu cực: thời gian xử lý
lâu và có thể làm giảm giá thành của dầu thương phẩm.

c. Phương pháp hóa học

- Phương pháp này cũng thường được áp dụng để tách khí ra khỏi dòng bằng cách sử
dụng một số hoá chất để thêm vào với mục đích làm giảm sức căng bề mặt, giảm xu hướng
tạo bọt của dầu làm cho khí dễ dàng tách ra khỏi dầu hơn.

2.3.2.2 Hệ thống thiết bị tách và xử lý sản phẩm khai thác


a. Khái niệm

- Thiết bị tách, xử lý bộ phân tách sản phẩm khai thác được sử dụng ở nhiều vị trí khác
ngoài đầu giếng, chẳng hạn như giàn khai thác, tàu chứa, hút và xả máy nén, bẫy chất lỏng
trong đường dẫn khí, nhà máy khử nước và nhà máy xử lý khí.

- Các thiết bị tách, xử lý như vậy được thiết kế để tách khí khỏi chất lỏng và trong một
số trường hợp, để tách ba pha — khí, hydrocacbon lỏng và pha lỏng. Trong thực tiễn khai
thác dầu mỏ nói chung, các thiết bị phân tách được sử dụng để tách dầu, khí đốt và nước
và loại bỏ các vật chất như tạp chất rắn cuốn theo khỏi dầu thô được sản xuất từ các giếng.

b. Đặc điểm

- Thiết bị tách dầu khí là một thuật ngữ dùng để chỉ một bình áp suất được sử dụng để
tách chất lưu thu được từ giếng khai thác dầu khí thành các pha khí và lỏng. Đối với bình
25
tách thường thực hiện ba chức năng: chức năng chính, chức năng phụ và chức năng đặc
biệt

- Chức năng chính: tách dầu khỏi khí, tách khí khỏi dầu và tách nước khỏi dầu

Chức năng phụ: duy trì áp suất tối ưu và mức chất lỏng ở trong bình. Trong quá trình
làm việc, bình tách cần phải duy trì áp suất có giá trị sao cho chất lỏng và chất khí thoát
theo đường riêng tương ứng. Đồng thời mực chất lỏng bên trong bình thường được khống
chế bởi van điều khiển để ngăn khí thoát theo đường lỏng và ngược lại.

c. Phân loại

- Theo chức năng

Bình tách dầu và khí (Oil and gas separator): Dùng để tách lỏng, tách dầu lẫn nước khỏi
khí. Nước và dầu lỏng theo đường đáy bình, còn khí theo đường trên đỉnh

Bình tách dạng bẫy (Trap vessel): Là bình tách dùng để kiểm soát slugs hoặc heads (là
hiện tượng lưu chất từ dưới vỉa đi lên với lưu lượng không liên tục và thay đổi đột ngột).

Bình tách nước (Water knockout) kiểu khô hay ướt.

Bình lọc khí (Gas filter): Được coi như một bình làm sạch khí kiểu khô đặc biệt với
mục đích để tách bụi khỏi dòng khí. Thiết bị lọc trong bình được dùng để tách bụi, cặn
đường ống, gỉ và các vật còn lại khác khỏi khí.

Bình làm sạch khí (Gas scrubber) kiểu khô hay ướt: Thường được dùng trong thu gom
khí, những chỗ không yêu cầu phải kiểm soát slugs hoặc heads của chất lỏng. Bình làm
sạch khí kiểu khô dùng thiết bị tách sương, còn các thiết bị bên trong còn lại tương tự như
bình tách dầu và khí. Bình làm sạch khí kiểu khí ướt hướng dòng khí qua bồn chứa dầu
hoặc các chất lỏng khác để rửa sạch bụi và các tạp chất còn lại khỏi khí.

Bình tách và lọc (Filter/Separator)

- Theo áp suất

26
Bình tách chân không

Bình thấp áp: áp suất làm việc từ 0,7 - 15at

Bình trung áp: áp suất làm việc từ 16 - 45at

Bình cao áp: áp suất làm việc từ 46 - 100at

Ngoài ra còn có một số bình tách đặc biệt có áp suất làm việc cao hơn 300at

- Theo số pha tách

Bình tách 2 pha: tách 2 pha khí và lỏng.

Bình tách 3 pha: tách 3 pha khí – dầu – nước.

2.3.2.3 Một số thiết bị tách và xử lý


a. Bình tách cấp 1 (Bình tách cao áp - H.P Seperator)

Bình tách cấp 1 tiếp nhận sản phẩm trực tiếp từ các giếng khai thác, thực hiện quá trình
kiểm soát slug, tách pha (dầu – khí – nước). Dầu thô sau khi được tách cấp 1 sẽ được đẩy
sang bình tách cấp 2 (trung áp).

Lượng khí đồng hành sau khi tách cấp 1 được đi qua thiết bị làm mát, rồi đưa về bình
chiết sương (Scrubber). Nước tách ra ở cấp 1 sẽ được đưa qua Hydrocyclone về hệ thống
thu gom chung rồi đưa về bình chiết khí Degasser.

27
Hình 2.6: Bình tách cao áp

b. Bình tách cấp 2 (Bình tách trung áp – M.P Seperator)

Bình tách cấp 2 tiếp nhận sản phẩm (vẫn còn một hàm lượng khí và nước nhất định) từ
bình tách cấp 1 (và/hoặc bình đo), thực hiện tách pha (Dầu – Khí). Dầu thô sau khi được
tách cấp 2 sẽ được đẩy (tự nhiên) về bình tách cấp 3. Lượng khí được tách ra ở cấp 2 được
đi qua thiết bị làm mát, đưa về Scrubber, sau đó đi qua máy nén và đưa đi khử nước.

28
Hình 2.7: Bình tách trung áp

c. Bình tách cấp 3 (Bình tách thấp áp – L.P Seperator)

Bình tách cấp 3 tiếp nhận sản phẩm (vẫn còn một hàm lượng nhỏ khí và nước) từ bình
tách cấp 2, thực hiện tách pha (Dầu - Khí).

Tại đây, do áp suất thấp, khí được tách triệt để khỏi dầu rồi đưa về bình chiết sương,
sau đó được nén 2 đến áp suất cao nhằm cân bằng áp suất với khí sinh ra từ 2 bình tách
trước, gộp vào hệ thống thu gom chung dẫn đi khử nước.

Dầu (vẫn còn một hàm lượng rất nhỏ nước ở dạng nhũ tương nước trong dầu) được
bơm về bình khử nhũ tương nước trong dầu (VIEC). Nước tách ra ở cấp 3 sẽ được đưa qua
Hydrocyclone, rồi về hệ thống thu gom chung để đưa về Scrubber

29
Hình 2.8: Bình tách thấp áp
d. Bình tách khí Degasser

Degasser là thiết bị được sử dụng để loại bỏ khí cuốn theo trong dung dịch khoan để
ngăn chặn hoặc giảm thiểu việc giảm áp suất thủy tĩnh do dung dịch khoan cắt khí (gas-cut
mud). Khí thường được giải phóng khi dung dịch khoan đi qua các đá phiến trong khi
khoan. Tuy nhiên, lòng giếng có thể nhận thêm khí và chúng cần được loại bỏ khỏi dung
dịch, bởi vì nếu không được loại bỏ khỏi hệ thống tuần hoàn đúng cách thì sẽ làm giảm áp
suất thủy tĩnh của giếng.

30
Hình 2.9: Bình tách khí Degassing Drum
e. Bình khử nhũ tương (Coalescer)

Bình khử nhũ tương (Coalescer) tiếp nhận dầu từ bình tách cấp 3. Bình này có chức
năng khử nhũ tương nước trong dầu (nhũ tương nghịch). Thông thường, người ta sử dụng
kỹ thuật electro coalescence bằng thiết bị VIEC (Vessel Internal Electrostatic 36 Coalescer)
để khử nhũ tương loại này.

Tại đây, nước ở dạng pha phân tán được kết dính lại và được tách khỏi dầu, rồi được
đưa về hệ thống thu gom chung (hoặc được chuyển về bình tách cấp 3). Dầu đạt tiêu chuẩn
thương mại được đi qua bộ phận làm mát rồi được chuyển về bể chứa để sẵn sàng xuất cho
tàu dầu.

31
Hình 2.10: Bình tách Coaleser
2.3.3 Quy trình thực hiện

Hình 2.11: Sơ đồ công nghệ khai thác cơ bản

32
Chú thích: đường màu vàng kí hiệu cho khí; đường màu nâu kí hiệu cho dầu; đường
màu xanh khí hiệu cho nước; màu tím kí hiệu cho glycol.

Thực hiện từ bài 8 đến bài 12 trong giáo trình

Bài 8: Điều chỉnh hệ thống đầu giếng, mở giếng 1 thông đến bình tách cao áp

Hình 2.12: Quy trình thực hiện bài 8


- Reset PSD 3.0, 3.1, 4.1, 4.2, và reset PSD cho 4 valve Sub Surface Safety valve.

- Đến màn hình Oil Well 1 To 4 để mở giếng, mở lần lượt các valve: Sub Surface
Safety valve, Master valve, Manifold valve của cả 4 giếng.

- Đến màn hình Production Manifold, mở By-pass valve để cân bằng áp trước
và sau valve chính, đợi 2 phút để cân bằng áp suất sau đó, tiếp tục mở Main
valve về H.P Separator và đóng By-pass valve lại.

- Thiết lập các giá trị Flare pressure controller = 38.0 barg, Water level controller
= 53.0%, Oil level controller = 50.0%.

- Quay lại màn hình Oil Well 1 To 4, mở Flow Wing valve và Choke valve của
giếng 1, riêng Choke valve mở 20%.

33
Hình 2.13: Hệ thống đầu giếng của bốn giếng
Bài 9: Thiết lập hệ thống tuần hoàn nước

Hình 2.14: Quy trình thực hiện bài 9


- Đến màn hình H.P Separator, mở By-Pass valve 20EV1009 trên đường H.P
Separator Hydrocyclone, chờ khoảng 2 phút để mở Main valve 20EV1008 và đóng
By-pass valve lại.

34
- Nếu Degassing Drum 44DVD101 xuất hiện tín hiệu low-low shutdown, reset PDS3.3.

- Đến màn hình Hydrocyclones, mở van 44XV001, thiết lập Pressure Differential &
Level Controller là AUTO và có giá trị lần lượt là 1.8 và 53.0%.

- Reset PSD 4.8.

- Mở van 44DVD101 để dẫn nước tới máy bơm Produced Water Pump.

- Thiếp lập máy bơm 44LC1004A ở chế độ MANUAL và đặt 0%, máy bơm
44LC1004B ở chế độ AUTO và đặt 55%.

- Mở van 44XV1002 để dẫn dầu đến Closed Drains Tank, ở đây nếu như van 44XV1002
xuất hiện tín hiệu shut down thì đặt SOR lên 444LST1007 LL.

- Quan sát dòng nước di chuyển, tuần hoàn và quay trở về H.P Seperator.

-
Hình 2.15: Màn hình điều khiển nước dùng thải bỏ hay bơm ép.

35
Bài 10: Mở dòng ở bình tách trung áp và thấp áp

Hình 2.16: Quy trình thực hiện bài 10


- Ở màn hình H.P Seperator, mở van 20EV1007 để dầu di chuyển từ H.P
Seperator tới M.P Seperator.

- Ở màn hình M.P Separator, thiết lập giá trị Oil level controller 20LC2015 ở
chế độ Auto có giá trị 50%, đồng thời theo dõi output của 2 bộ điều khiến áp
suất ra Flare ở chế độ Manual là 20PC2014A = 9.3 barg và 20PC2014B = 7.3
barg.

- Mở van 20XV2007 để dầu được gia nhiệt khi đi qua Crude Oil Heater, đồng thời
di chuyển tới L.P Seperator.

- Ở màn hình Crude Oil Heater, mở các van 20XV4001 và 20XV4002 để cho
dầu đi qua bình gia nhiệt (Crude Heater). Sau đó, mở van dòng hơi nóng
55XV1001 để cung cấp nhiệt cho bình.

- Tại màn hình L.P Seperator, thiết lập Oil level controller 20LC3015 ở chế độ
Auto và set point là 53%.

36
- Mở By-pass valve 20EV3008 từ L.P Seperator tới Coalescer, chờ 2 phút sau
đó mở main valve 20EV3009 và đóng valve 20EV3008, tiếp theo mở valve
20EV5001.

- Mở 2 valve 20XV5002 và 20XV5003 để dẫn nước tới Coalescer.

- Thiết lập giá trị Water level controller 20LC5009 ở chế độ Auto và set point =
59%.

- Reset PSD 4.9 và 4.10 cho 2 bơm ở Coalescer.

- Tiến hành bật bơm 20PG501A mở chế độ Manual và để 20PG501B ở chế độ


Auto.

- Tiến hành bật Transformer 20ET501.

Hình 2.16: Màn hình điều khiển M.P Separator

37
Hình 2.17: Màn hình điều khiển bình gia nhiệt Crude Oil Heater
Bài 11: Dẫn dầu vào bể chứa (Oil Storage), ổn định và tăng sản lượng khai thác.

Hình 2.18: Quy trình thực hiện bài 11

38
- Mở bơm Oil Booster 21PA002A ở chế độ Manual và đặt bơm 21PA002B ở chế
độ Auto. Bơm sẽ chạy ở hoạt động dòng tối thiểu.

- Reset PSD 5.1 và 5.2, bật bơm 21PA001A ở chế độ Manual và đặt bơm
21PA001B ở chế độ Auto.

- Xác nhận Oil storage pressure controller 22PC0004 ở chế độ auto với set point
= 4 barg, sau đó mở valve 21XV0001.

- Để tránh cảnh báo low-low shut down trên đường ống, ta đặt MOR lên
21PST0028 LL.

- Mở valve 21EV0002, khi áp suất ổn định thì chỉnh 20LC3015 về chế độ Auto.

- Tại màn hình Oil Well 1 To 4, tiến hành tăng sản lượng bằng cách mở lần lượt
Choke valve các giếng 2, 3, 4 lên 20%, sau khi hệ thống ổn định, tiến hành tăng
lên 40% ở tất cả các Choke valve của 4 giếng.

- Quan sát áp suất và mức ở tất cả các bình tách, xác nhận rằng dầu đã được đưa
đến bể chứa, sau đó xóa MOR khỏi 21PST0028 LL.

- Tại màn hình Crude Oil Heater, mở Steam valve 80HV0002 và 80HV0003,
thiết lập Steam Pressure controller ở chế độ Auto với set poiunt = 4.5 barg, và
Temperature controller 80TC0012 ở chế độ Auto với set point = 175 oC.

- Mở Condensate valve từ Crude Heater 55XV1002 và thiết lập Crude Oil


Temperature controller 20TC4008 ở chế độ Auto với set point = 72oC.

- Quan sát hệ thống, đến đây hệ thống cơ bản đã ổn định.

39
Hình 2.19: Hệ thống bơm gia áp cho dầu từ Coalescer
2.3.4 Tổng kết
Khóa học “Vận hành khai thác dầu khí trên mô hình động” đã giúp nhóm em có một
cái nhìn tổng quan về cách vận hành một hệ thống khai thác và xử lý dầu khí, bên cạnh đó
cũng biết được các phương pháp tách pha, cách xử lý dầu, khí, nước. Nắm rõ về hệ thống
thiết bị tách và xử lý sản phẩm khai thác, cách phân loại và chức năng của từng thiết bị.

2.4 Khóa học Vận hành hệ thống khoan dầu khí trên mô hình động Cyber chair
2.4.1 Tổng quan
2.4.1.1 Giới thiệu về X model
Hệ thống mô phỏng mô hình X là một công cụ đào tạo Đa người dùng cho các công
việc Hoàn thiện và Khoan Dầu khí.

3 trạm chính là:

- Thợ khoan

- Người giám sát

40
- Người hướng dẫn

Mỗi bộ mô phỏng được cài đặt sẵn phần mềm Endeavour Technologies Simulator cập
nhật nhất cho gói được chọn trong yêu cầu đặt hàng. Các Điều khiển Phần cứng, nằm trên
bệ tỳ tay, cho phép vận hành top drive. Điểm dừng khẩn cấp và Khóa liên động. Giao diện
phần cứng kết nối với Sim PC chính qua USB. Phần còn lại của chức năng giàn khoan
nằm trong giao diện màn hình cảm ứng. Người hướng dẫn giám sát hoạt động của học sinh
từ PC của Người hướng dẫn. Các trạm mô phỏng giao tiếp không dây qua bộ định tuyến
không dây.

Hệ thống mô phỏng X Model có khả năng mô phỏng đa dạng các mục sau:

- Khoan giếng trên máy mô phỏng

- Đánh giá năng lực của thợ khoan

- Đánh giá năng lực của người giám sát

- Vận hành top drive

- Vận hành định hướng

- Kiểm tra áp suất rò rỉ, kiểm tra tính toàn vẹn

- Mô phỏng vấn đề lỗ và phục hồi sự cố lỗ khoan

2.4.1.2 Giới thiệu về cách điều khiển top drive


Top Drive là một phần thiết bị quan trọng và phức tạp với nhiều tính năng và biện
pháp bảo vệ. Hướng dẫn này giới thiệu các Điều khiển được sử dụng để vận hành top drive.
Các chức năng Top Drive khác được giới thiệu trong các mô-đun khác.

a. Chuyển động thẳng đứng

Kiểm soát vị trí thẳng đứng của Top Drive bằng cần điều khiển bên phải. Đẩy cần
điều khiển về phía trước để nâng Top Drive theo phương thẳng đứng khỏi sàn khoan. Kéo

41
cần điều khiển về phía sau (về phía người dùng) để hạ top drive theo phương thẳng đứng
về phía sàn khoan. Top drive dừng di chuyển khi đạt đến mức tối đa.

Hình 2.20: Thao tác chuyển động thẳng đứng của top drive
b. Xoay ống

Tay cầm Top Drive’s Pipe có phạm vi chuyển động 360 ° và có thể được điều khiển để
phù hợp với mọi góc độ cần thiết. Để ngăn chặn chuyển động không theo ý muốn,phải
tháo rời cơ chế an toàn của bộ xử lý ống để cho phép bộ xử lý ống xoay bằng cách nhấn và
giữ nút PH Lock Safety đồng thời xoay công tắc PH Rotate.

42
Hình 2.21: Bảng điều khiển thao tác xoay ống

c. Elevator

Hình 2.22: Bảng điều khiển Elevator


Thang máy của Top Drive an toàn nắm chặt các bộ phận khoan hình ống. An toàn
Thang máy không cho phép chức năng mở trừ khi Người dùng vận hành nút ghi đè An toàn

43
Hình 2.23: Thao tác mở và đóng elevator
Cửa thang máy yêu cầu điều khiển trên bảng điều khiển bên trái ("ELEVATOR
SAFETY") và bảng điều khiển bên tay phải (THANG MÁY "MỞ" và "ĐÓNG"). Nhấn
và giữ nút " ELEVATOR SAFETY " ở bảng điều khiển bên trái để tháo khóa liên động.

Sau đó nhấn nút "MỞ" để mở thang máy. Nhấn nút "đóng" bên dưới phần THANG
MÁY ở bảng điều khiển ngón tay cái bên phải để đóng Thang máy. Không cần nút
"ELEVATOR SAFETY" để đóng Thang máy.

d. Link tilt

Kiểm soát vị trí Link tilt của top drive bằng cần điều khiển bên phải. Link tilt kiểm
soát góc của Buồng và Thang máy cho phép Buồng và Thang máy:

1. Dọn Thang máy khỏi tầng khoan khi khoan

2. Nhặt Ống từ Mousehole

3. Chuyển Ống từ Mast đến Racking Board

44
Hình 2.24: Thao tác điều khiển Link tilt
2.4.2 Khoan định hướng cấp độ 1
a. Khởi động máy bơm bùn 1

Chạm vào nút Bắt đầu để bật máy bơm bùn 1. Máy bơm bùn 1 có thể truy cập trong tab
trang bị. Chạm vào tab máy bơm bùn để truy cập giao diện máy bơm bùn. Xác định vị trí
đèn báo đã đóng của trình tiết kiệm bùn. Xác nhận rằng trình tiết kiệm bùn đang mở; đèn
không sáng khi Mud Saver đang mở. Chạm vào biểu đồ thanh SPM của máy bơm bùn 1
để đặt tốc độ bơm của Máy bơm bùn 1.

Hình 2.25: Bảng giao diện Mud Pump

45
b. Cài đặt định hướng

Hình 2.26: Bảng giao diện cài đặt định hướng


Chuyển đổi màn hình cảm ứng tay vịn trái hoặc phải sang màn hình định hướng.

c.Cài đặt top drive

Hình 2.27: Bảng giao diện cài đặt top drive

46
Chuyển đổi PC màn hình cảm ứng kê tay đối diện sang Màn hình top drive. Để khoan
định hướng, nên sử dụng chế độ định hướng trên giao diện người dùng Top Drive. Với
chế độ định hướng hoạt động, có thể theo dõi lượng xoay được áp dụng cho dây khoan khi
lái.

d. Khoan tự động với stop point

Hình 2.28: Bảng giao diện cài đặt khoan tự động


Máy khoan tự động tiếp tục hạ thấp Chuỗi khoan cho đến khi đạt đến điểm dừng máy
khoan tự động. Kết quả là ROP giới hạn. WOB, TD TORQUE và DIFF giảm xuống các
giá trị cơ bản khi Bit "Drills Off."

47
e. Kiểm soát giếng

Hình 2.29: Bảng giao diện hiển thị các thông số của giếng
Tab thứ ba có nhãn kiểm soát tốt cho phép người dùng xem tất cả các chỉ số được theo
dõi cho mô phỏng kiểm soát tốt.

2.4.3 Tổng kết


Khóa học “Vận hành hệ thống khoan dầu khí trên mô hình động cyber chair” đã giúp
nhóm em có một cái nhìn tổng quan về cách vận hành một giếng khoan cơ bản. Biết các
thao tác kéo thả cần, kết nốt ống, mở và đóng giếng…

2.5 Tham quan PVD Training và PVD Tech


2.5.1 PVD TRAINING:
Giới Thiệu: Được thành lập và ngày 12/10/2007, là một công ty thành viên trực thuộc
Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling), Công ty cổ phần
Đào tạo Kỹ thuật PVD (PVD Training) là chuyên gia trong 3 lĩnh vực hoạt động thế mạnh
bao gồm: Đào tạo và cấp chứng chỉ; Các giải pháp Nhân sự (Cung ứng và Tư vấn phát triển
nguồn nhân lực) và các Dịch vụ kỹ thuật gồm các giải pháp an toàn bờ và biển; các dịch
vụ hàng hải; các giải pháp về tự động hóa & điện công nghiệp; dịch vụ đánh giá kỹ thuật;

48
cung cấp các sản phẩm thiết bị an toàn & ứng dụng hàng hải cùng với các dịch vụ khảo sát,
kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng, chiết nạp, thiết kế giải pháp, kiểm định đối với các hệ thống
thiết bị an toàn & hàng hải phục vụ trong ngành công nghiệp Dầu khí và các ngành công
nghiệp nặng. Với tầm nhìn trở thành nhà cung cấp uy tín hàng đầu các dịch vụ đào tạo,
dịch vụ kỹ thuật cũng như là nhà cung cấp uy tín nguồn nhân lực có trình độ cho ngành
công nghiệp Dầu khí và các ngành công nghiệp mũi nhọn trong nước và quốc tế, PVD
Training luôn cung cấp cho khách hàng các giải pháp đào tạo, nhân lực và kỹ thuật tối ưu
và kinh tế nhất, được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia trình độ cao, giàu kinh nghiệm. Đến
năm 2011 PVD Training đã trở thành trung tâm đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế và được tổ
chức OPITO (Offshore Petroleum International Training Organization) công nhận cấp
phép đào tạo an toàn biển theo chuẩn mực quốc tế OPITO. Về phần dịch vụ của công ti
gồm ba loại chính sau đây:

 Dịch vụ đào tạo và cấp chứng chỉ:

Là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam xây dựng và cung cấp mô hình đào tạo dựa trên năng
lực.

- Chương trình đào tạo:

 An toàn bờ và biển: PVD Training cung cấp các chương trình đào tạo an toàn
tiêu chuẩn quốc tế như OPITO, STCW, NEBOSH, IOSH, etc đáp ứng tối đa tất
cả yêu cầu đa dạng, chuyên biệt của khách hàng đang hoạt động trong các lĩnh
vực dầu khí, hàng hải, xây dựng, sản xuất,v.v.

 Đào tạo kỹ thuật: PVD Training tự hào là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam xây dựng
và cung cấp mô hình đào tạo dựa theo năng lực (Comptetency Based Training
Model). Đây là mô hình đào tạo hiện đại, hiệu quả mang đến nhiều giá trị, lợi
ích tối đa cho khách hàng, giúp khách hàng xây dựng và phát triển thành công
đội ngũ nhân lực chuyên sâu, chuyên biệt cho từng vị trí công việc. Trang bị
nhiều loại mô hình đào tạo, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại kết hợp với đội ngũ
giảng viên là các chuyên gia kỹ thuật nhiều kinh nghiệm trong và ngoài nước

49
đưa PVD Training trở thành đơn vị đào tạo kỹ thuật uy tín, chất lượng hàng đầu
khu vực Châu á. Các chương trình đào tạo kỹ thuật được chứng nhận bởi các tổ
chức quốc tế như: IWCF, IRATA, LEEA, API, V.V đáp ứng yêu cầu rất lớn đối
với khách hàng là các công ty, tập đoàn dầu khí, hàng hải, xây dựng trong nước
và quốc tế.

 Đào tạo Phát triển kỹ năng: Các quy tắc để thành công trong kinh doanh đang
thay đổi từng ngày. Tuy nhiên, mọi người vẫn đang tìm kiếm một công thức ma
thuật mang đến sự thành công của một tổ chức. Có thể là tập hợp những con
người tài năng, hiểu biết cộng với sản phẩm sáng tạo? Đó là một khởi đầu tuyệt
vời, nhưng vẫn thiếu một cái gì đó quan trọng. Tại PVD Training, chúng tôi nhận
thấy rằng, để có được lợi thế cạnh tranh, các công ty cũng cần đảm bảo rằng
nhân viên có đủ kỹ năng mềm để làm việc độc lập cũng như kết nối với khách
hàng và đồng nghiệp của họ.

 Đào tạo trực tuyến: PVD Training cung cấp hơn 270 khóa đào tạo trực tuyến bao
gồm các chương trình an toàn và kỹ thuật đáp ứng cho tất cả các ngành công
nghiệp.

 Dịch vụ cho thuê lao động:

Dựa trên năng lực đào tạo an toàn và kỹ thuật, PVD Training hiện là đơn vị hàng đầu
về các giải pháp nhân lực sáng tạo, cung cấp nhiều nguồn nhân lực đa dạng cho khách
hàng. Trong 15 năm qua, PVD Training đã và đang cung cấp rất nhiều nguồn nhân lực chất
lượng cao, được đào tạo bài bản, đầy đủ kỹ năng kỹ thuật, an toàn, nhiều kinh nghiệm như:
Đội ngũ quản lý dự án, Kỹ sư kỹ thuật, Kỹ sư sản xuất, Vận hành và Bảo trì, Kỹ sư / chuyên
viên môi trường Sức khỏe và An toàn, bác sĩ / nhân viên y tế, nhân viên văn phòng, v.v ...
cho rất nhiều khách hàng tại Việt Nam và nước ngoài như: Petrovietnam, Jan de Nul, NOC,
Exxon Mobile, Technip, KS Khoan, ENI, Petronas, Seadrill, Aban, shelfdrilling, UMW…

50
- Dịch vụ cốt lõi:

 Dịch vụ tìm kiếm nhân sự: PVD Training tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp
dịch vụ giới thiệu, tìm kiếm nhân sự uy tín, chuyên nghiệp, qui mô toàn cầu, đặc
biệt cho ngành dầu khí và hàng hải. Bằng cách áp dụng sự am hiểu của chúng
tôi về các hoạt động dầu khí, kết hợp các kỹ năng tìm kiếm chuyên sâu, quy trình
chủ động, đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ tìm và thu hút ứng
viên chất lượng tốt nhất để đáp ứng tất cả yêu cầu chuyên biệt của khách hàng.

 Dịch vụ tuyển dụng và cung ứng, cho thuê lao động: Với 15 năm kinh nghiệm
hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, hàng hải, chúng tôi luôn hiểu chính xác những
gì khách hàng mong đợi đối với các ứng viên. Bằng cách sử dụng một cơ sở dữ
liệu có sẵn rộng rãi, PVD Training sẽ cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tuyển
dụng nhanh chóng và hiệu quả. Dựa trên khả năng đào tạo kỹ thuật và an toàn
tiêu chuẩn quốc tế, PVD Training hiện cũng đang quản lý một lượng lớn nhân
sự, lao động chuyên nghiệp, có đầy đủ kỹ năng, kinh nghiệm và năng lực để thực
hiện nhiệm vụ với sự chuyên nghiệp và chất lượng tốt nhất. Đội ngũ dịch vụ
nhân sự của PVD Training sẽ chịu trách nhiệm thực hiện từng bước công việc
tuyển dụng và cung cấp lao động từ việc gửi hồ sơ, sắp xếp phỏng vấn đến quản
lý nguồn nhân lực (Quyền lợi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Thuế, v.v ... đầy
đủ theo yêu cầu của luật lao động). Kiến thức, kinh nghiệm và năng lực chuyên
môn vượt trội đảm bảo PVD Training cung cấp rất nhiều dịch vụ, giải pháp phù
hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh chuyên biệt của doanh nghiệp. Cho dù
khách hàng đang tìm kiếm nhân viên toàn thời gian, thường trực hoặc nhân viên
dự án, đội ngũ nhân sự dịch vụ giàu kinh nghiệm và tận tâm của PVD Training
sẽ đáp ứng dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng.

 Dịch vụ kỹ thuật:

Năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia, giảng viên kỹ thuật nhiều kinh
nghiệm là nguồn lực cốt lõi để PVD Training xây dựng và phát triển các dịch vụ kỹ thuật

51
tích hợp và chất lượng cao. PVD Training hiện là đơn vị duy nhất trong ngành dầu khí có
giấy phép cung cấp dịch vụ phòng cháy chữa cháy của Cục Phòng cháy chữa cháy - Bộ
Công an Việt Nam và chứng nhận của tổ chức Bureau Veritas (BV) trong việc cung cấp
các dịch vụ dưới nước (In-water services) Bên cạnh đó, PVD Training có chứng nhận của
các tổ chức quốc tế khác như: BV, ABS, DNV-GL, LR, vv trong việc cung cấp các dịch
vụ kỹ thuật cũng như duy trì các hệ thống quản lý chất lượng OHSAS 18001: 2007 và ISO
9001: 2015 chứng nhận bởi DNV-GL.

- Dịch vụ cốt lõi:

 Dịch vụ Phòng cháy chữa cháy: Thiết kế, mua sắm, lắp đặt, chạy thử và kiểm
định hệ thống trang thiết bị phòng cháy chữa cháy (Giấy phép Cục Phòng cháy
chữa cháy - Bộ Công an Việt Nam).

 Dịch vụ hàng hải:

 Trang thiết bị cứu sinh, cứu hoả: Dịch vụ kiểm định, bảo dưỡng và sửa chữa,
cấp chứng nhận cho xuống cứu sinh, bê cứu sinh, kiểm tra áp suất thủy tĩnh, dịch
vụ bảo trí và sửa chữa cho tàu và các thiết bị nổi. Cung cấp xuống cứu sinh, bê
cứu sinh và các thiết bị phóng

 Kiểm định, bảo dưỡng, sửa chữa, cấp chứng nhận cho các loại Rỏ chuyển người
Billy Pugh.

 Dịch vụ khảo sát, kiểm định: Thiết bị nâng, công trình biển bờ, công trình biển
dưới nước, bến tàu, cầu cảng, đường ống, giàn khoan, vv.

 Thương mại kỹ thuật: Cung cấp, cho thuê máy móc, trang thiết bị an toàn

 Thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng sửa chữa: Nhà xưởng, thiết bị, máy móc

 Dịch vụ tư vấn kỹ thuật: Đánh giá định lượng rủi ro, quản lý toàn vẹn tài sản,
quản lý an toàn hệ thống, giải pháp chống ăn mòn, giám định hàng hải, V.V

52
 Dịch vụ kiểm định: Kiểm định và chứng nhận sân đậu trực thăng, Kiểm định cẩu,
Khảo sát giàn khoan, Kiểm định giàn, etc.

 Dịch vụ đu dây: Bảo dưỡng sửa chữa, thử không phá huỷ, kiểm định, chống ăn
mòn, v.v.

 Dịch vụ giàn giáo: Cung cấp cho thuê giàn giáo, dịch vụ thiết kế, lắp đặt và kiểm
tra, kiểm định giàn giáo, cung cấp nhân lực lắp đặt, kiểm định giàn giáo.

 Dịch vụ H2S: Thiết kế, mua sắm, lắp đặt, vận hành chạy thử và kiểm định hệ
thống H2S.

 Dịch vụ chống sét: Khảo sát, tư vấn, thiết kế, mua sắm, lắp đặt hệ thống chống
sét.

 Dịch vụ dưới nước (Chứng nhận bởi Bureau Veritas - BV): Thực hiện các dịch
vụ khảo sát, kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng, lắp đặt dưới nước,. Các dịch vụ
của chúng tôi bao gồm lặn ngầm / kiểm tra kỹ thuật lặn, lặn kiểm tra NDT. Với
đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm, chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ lặn cho
công trình hàng hải, thương mại an toàn và đáng tin cậy. Tại PVD Training,
chúng tôi thành công nhờ những cam kết về an toàn, hiệu quả, độ tin cậy, đổi
mới để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng và đảm bảo cung cấp dịch
vụ chất lượng cao với chi phí hợp lý.

53
Một số hình ảnh ở PVD Training

Hình 2.30: Vietnam Acreage Map

54
Hình 2.31: Kill Sheet dùng trong tính toán khi khoan trên mặt đất

55
Hình 2.32: Kill Sheet dùng trong tính toán khi khoan ở ngoài khơi

56
2.5.2 PVD TECH:
Giới Thiệu: Công ty được thành lập vào ngày 13/03/2006 trực thuộc tổng công ty PV
Drilling và hiện nay giám đốc của công ty là ông Nguyễn Văn Thọ. Sau hơn 10 năm hoạt
động PVD Tech đã xây dựng và phát triển nguồn lực cùng với hệ thống quản lý và vận
hành theo các tiêu chuẩn quốc tế và được các đối tác trong và ngoài nước đánh giá cao.
Đến hiện nay, công ty chủ yếu phát triển 4 mảng dịch vụ sau:

 Dịch vụ cho thuê và vận hành thiết bị đầu giếng, thiết bị treo ống chống. Dịch
vụ cắt ống, sửa chữa, hủy giếng và hủy mỏ:

- Dịch vụ cho thuê và vận hành thiết bị đầu giếng là một trong những hoạt động
kinh doanh cốt lõi của PVD Tech. Cung cấp cho đối tác dịch vụ Wellhead trọn
gói và thực hiện các dịch vụ liên quan đến kỹ thuật giếng khoan dầu khí. Công
ty đã tập trung đầu tư về nhà xưởng, kho bãi, trang bị máy móc hiện đại công
nghệ tiên tiến, đào tạo chuyên sâu cho các kỹ thuật viên… để có thể hoàn thành
được các dự án mà đối tác đề ra, với những khả năng trên đã đáp ứng được những
yêu cầu khắt khe và đạt được sự tín nhiệm cao đến từ đối tác.

- Cung cấp thiết bị và dịch vụ cắt ống hỗ trợ hủy giếng, hủy mỏ. Dịch vụ này của
PVD Tech được thực hiện trên thiết bị hoạt động bằng động cơ khí nén để tránh
phát sinh ra tia lửa để đảm bảo an toàn lao động trên các giàn khoan, thiết bị này
đem lại lợi ích lớn về kinh tế cũng như thời gian thực hiện.

- Cung cấp giàn nhẹ hỗ trợ sửa giếng, hủy giếng.

 Cung cấp trọn gói ống chống bao gồm chế tạo và các dịch vụ sửa chữa, bảo
dưỡng các loại đầu nối trong quá trình khoan thăm dò và khai thác dầu khí, cung
cấp vật tư thiết bị cho ngành dầu và các ngành công nghiệp khác.

- PVD Tech cung cấp vật tư, thiết bị trọn gói cho ngành dầu khí và các ngành công
nghiệp khác. PVD Tech là đại diện của các thương hiện nổi tiếng như Oil States

57
(conductor); BHGE (flexible pipeline, air compressure, gas turbines, ESP
pump).

- PVD Tech là công ty đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có Xưởng chế tạo ống
chống và có khả năng cung cấp ống chống với đầu nối kết nối nhanh và đầy đủ
các dịch vụ đi kèm. Các đầu nối ống chống của PVD Tech là các sản phẩm từ
nhà sản xuất nổi tiếng Oil States với đa dạng chủng loại: Merlin; Lynx; Leopard;
Swift; Puma và được sử dụng rộng rãi bởi các công ty khai khác dầu khí như
Exxon Mobil; TNK; ENI; Santos; Talisman; Cuu Long JOC; Vietsovpetro...
Phạm vi cung cấp của PVD Tech bao gồm sản xuất đầu nối, chế tạo và hàn các
loại ống chống và các dịch vụ lắp đặt ống chống ngoài khơi

 Thiết kế hệ thống công nghệ phục vụ cho xử lý, vận chuyển dầu khí và Dịch vụ
cơ khí chế tạo.

- PVD Tech cung cấp giải pháp công nghệ dựa trên ý tưởng, yêu cầu của đối tác.
Với đội ngũ kỹ sư thiết kế có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng
cung cấp trọn gói các cụm thiết bị, hệ thống công nghệ trong thời gian ngắn nhất
với sự hỗ trợ của các phần mền tính toán, thiết kế mới nhất như Autocad,
Cadworx, PV Elite, Caesar II, SAP2000, Staff Pro. ... cũng như các thiết bị áp
lực yêu cầu chứng nhận dấu U, U2:

- Các dịch vụ chính của Dịch vụ thiết kế chế tạo:

 Cung cấp các cụm thiết bị cho việc thu gom, xử lý và vận chuyển dầu

 Cung cấp các cụm thiết bị cho việc thu gom, xử lý và vận chuyển khí

 Cung cấp các cụm thiết bị nén khí và hệ thống phụ trợ

 Cung cấp các cụm thiết bị cho việc thu gom, xử lý nước, cát, thu hồi nhiệt và khí
hóa hơi

 Cung cấp các thiết bị áp lực, bể chứa với dầu U, U2

58
 Cung cấp các cụm thiết bị thủy lực, thiết bị lòng giếng

 Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị dầu khí và các ngành công nghiệp
khác.

- Không chỉ kinh doanh, mua bán hàng hóa và cung cấp thiết bị, PVD Tech còn
cung cấp cho khách hàng các dịch vụ hậu mãi để đảm bảo cho thiết bị của khách
hàng được hoạt động liên tục và giảm thiểu thời gian chờ trong khi sửa chữa và
bảo dưỡng. Đội ngũ dịch vụ kỹ thuật của PVD Tech được đào tạo bài bản,
chuyên nghiệp, được liên kết và chứng nhận bởi nhiều nhà sản xuất trên thế giới
nhằm cung cấp cho khách hàng những tư vấn kỹ thuật chính xác, giảm thiểu các
chi phí vận hành và bảo trì. Các dịch vụ kỹ thuật của PVD Tech bao gồm:

 Dịch vụ Bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị dầu khí và các ngành công nghiệp
khác

 Cung cấp phụ tùng thay thế, các dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng và đại tu cho các
loại cần cẩu trên bờ hoặc ngoài khơi, các loại tua-bin và máy nén khí.

 Dịch vụ kiểm định, sửa chữa, thử tải thiết bị nâng cho các khách hàng như
CLJOC, KNOC, JVPC, PVEP, Premieroil...

 Dịch vụ thay thế thiết bị - Thay cáp cẩu, thay boom cẩu

 Sửa chữa và bảo trì hệ thống thủy lực và ống mềm công nghiệp

 Cung cấp và thi công các thiết bị Pressure Habitat phục vụ cho công việc hot
work

 Tư vấn và cung cấp các giải pháp bôi trơn

59
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP
Tuy chuyến thực tập diễn ra trong thời gian ngắn nhưng nhờ vào sự giảng dạy tận tình
của quý thầy cô ở Trường Cao Đẳng Dầu Khí và những thông tin hữu ích mà đại diện của
PVD Training và PVD Tech, nhóm cũng đã tích lũy được những kiến thức nhất định.

Thông qua khóa học: “Vận hành hệ thống khoan dầu khí trên mô hình động Cyber
chair”, nhóm đã biết được cách vận hành thống khoan dầu khí trên mô hình DRILLSIM
5000 / Cyber chair X2-Endeavor. Đồng thời nhóm cũng đã thực hành những thao tác như
line up, kéo thả cần khoan, khoan và kiểm soát thông số và nhận biết các sự cố và tính toán
kill sheet,…

Khóa học “Vận hành khai thác dầu khí trên mô hình động” đã giúp nhóm hiểu được
các kiến thức để xủ lý dầu/khí/nước và bơm ép nước. Ngoài ra nhóm cũng đã thực hành xử
lý dầu/khí/nước và bơm ép nước trên phần mềm mô phỏng quá trình xử lý.

Khóa học “Vận hành hệ thống thiết bị dầu khí” đã cho nhóm có cái nhìn thực tế hơn
khí thực hành với các thiết bị như đường ống, van, bơm, bồn bể. Nhóm cũng đã tích lũy
được những kiến thức cơ bản như quy tắc an toàn khí sử dụng thiết bị và cách đọc sơ đồ
PFD

Cuối cùng là khóa học: “Vận hành nhà máy chế biến và xử lý khí trên mô hình động”,
sau khóa học nhóm đã biết được lý thuyết về quá trình tách khí, làm ngọt khí cũng như
thực hành làm ngọt khí, khời động/ngừng hoạt động phân xưởng chế biến khì trên phần
mềm giả lập

Chuyến tham quan ở PVD Training và PVD Tech cũng đã cho nhóm rất nhiều thông
tin hữu ích về chuyên ngành. Nhóm đã được trải nghiệm những khu vực trong công ty cũng
như nắm được những kiến thức cơ bản về PVD Training và được nhìn thấy nhiều thiết bị
ngoài khơi ở PVD Tech, tạo ra cơ hội để hiểu rõ hơn về công nghệ và môi trường của ngành
Dầu khí.

60
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] P. Drilling, “PVD Tech.” https://pvdrilling.com.vn/pvd-tech

[2] P. Drilling, “PVD TRAINING.” https://pvdrilling.com.vn/don-vi-thanh-vien/cong-


ty-co-phan/pvd-training

[3] C. đẳng D. khí PVMTC, “Tổng quan.” https://www.pvmtc.com.vn/tong-quan/

[4] P. Training, “Vision, mission, value.” https://pvdtraining.com.vn/vision-mission-


values/

61

You might also like