You are on page 1of 11

CHƯƠNG 1

TỔ CHỨC VÀ TÍNH CHẤT


CỦA VẬT LIỆU KIM LOẠI
BỘT
1.1 Khái niệm chung
Khác với công nghệ nấu luyện truyền thống, VLKL bột được chế tạo
trên cơ sở các bột kim loại và hợp kim theo sơ đồ công nghệ sau (h.1)
Ưu khuyết điểm của công nghệ VLKL bột:
- Ưu điểm:
+ Hiệu quả sử dụng VL rất cao do không mất 1 lượng kim loại cho đậu
ngót, đậu rót,…
+ Có khả năng tạo ra những loại VL có tính năng khác hẳn VL cùng
loại bằng pp nấu đúc. Điều khác biệt này là do đặc điểm cấu trúc của
VL bột
+ Có khả năng tạo ra các VL mà pp nấu đúc truyền thống không thể
tạo ra được (VD: hợp kim đồng – graphit, hợp kim cứng WC – Co,…)
+ Có khả năng điều chỉnh thành phần theo ý muốn với độ đồng đều rất
cao
- Nhược điểm:
+ Khả năng sản xuất hàng loạt lớn không bằng pp nấu đúc truyền
thống
+ Công nghệ VL bột chỉ áp dụng cho các chi tiết nhỏ và vừa; chỉ có ưu
thế khi chế tạo các VL chứa lỗ xốp và VL kết hợp
+ VLKL bột có độ bền thấp hơn VL truyền thống do trong tổ chức có
nhiều lỗ xốp và màng oxýt trên biên giới hạt
Vật liệu kim loại bột được chế tạo theo
sơ đồ công nghệ sau

Bột kim loại và phi kim

Trộn phối liệu

Tạo hình

Thiêu kết

Gia công sau thiêu kết


1.2 Tổ chức của vật liệu kim loại
bột
Tổ chức của VLKL bột bao gồm các pha kim loại lẫn phi kim và
các lỗ xốp.
- Sự hình thành tổ chức VLKL bột phụ thuộc vào:
+ Thành phần, độ sạch
+ Hình dạng, kích thước hạt bột ban đầu
+ Mức độ đồng đều khi nghiền trộn
+ Áp lực ép và phương pháp ép
+ Nhiệt độ và thời gian thiêu kết
+ Môi trường thiêu kết và chất lượng khâu gia công kết thúc
(ngậm dầu, phủ chất dẻo, gia công cơ, nhiệt luyện,…)
- Để nghiên cứu tổ chức VLKL bột người ta sử dụng:
+ PP nghiên cứu cấu trúc vĩ mô mặt gãy bằng mắt hoặc kính lúp
+ PP nghiên cứu cấu trúc vi mô như kính hiển vi kim tương,
hiển vi điện tử
1.3 Tính chất của vật liệu kim loại
bột
1.3.1 Độ bền của VLKL bột
VLKL bột chia thành 2 nhóm
- Nhóm VL có độ lỗ cao: như các loại hợp kim chống mài
mòn, VL ma sát, phin lọc,…VL thuộc nhóm này có độ bền
thấp và phụ thuộc vào độ lỗ theo công thức sau:

σTK = σP (1 - 1,5θ)/(1 + 1,5βθ) (1.1)


Trong đó:
σTK: giới hạn bền của VL thiêu kết
σP: giới hạn bền của VL cùng thành phần không có lỗ
β: hệ số đặc trưng cho sự không đồng nhất của ứng suất
theo tiết diện do sự không đồng đều của lỗ xốp trên tiết diện
đó (thông thường β = 2)
θ: độ lỗ
1.3 Tính chất của vật liệu kim loại
bột
1.3.1 Độ bền của VLKL bột
VLKL bột chia thành 2 nhóm
- Nhóm VL có độ lỗ thấp: như các loại VL kết cấu, VL mật độ cao,
hợp kim kim loại khó chảy, hợp kim cứng,…Các loại VL này chia làm
2 loại:
+ Loại có độ dẻo cao (như VL kết cấu, VL mật độ cao). Độ bền được
xđ như CT (1.1)
+ Loại có độ dẻo thấp (như hợp kim kim loại khó chảy, hợp kim cứng).
Độ bền được xđ theo CT sau:

σ = A.V-1/m (1.2)
Trong đó:
σ: giá trị độ bền dòn trung bình của nhóm mẫu
V: thể tích của mẫu
m: hệ số đồng nhất của VL của 1 nhóm mẫu có thể tích như nhau
A: thông số đặc trưng cho tính chất VL phụ thuộc vào pp thử
1.3 Tính chất của vật liệu kim loại
bột
1.3.1 Độ bền của VLKL bột
Một đặc điểm quan trọng của VLKL bột
khác với kim loại và hợp kim đúc đó là: độ
dãn dài (δ) và độ bền (σ) bị thay đổi 1 cách
đồng nhất. Có nghĩa, cùng với việc tăng mật
độ và độ bền của VL, độ dãn dài và co thắt
của mẫu cũng tăng (ở kim loại và hợp kim
đúc, chỉ tiêu độ bền và độ dẻo thường đối
ngược nhau).
1.3 Tính chất của vật liệu kim loại
bột
1.3.2 Độ cứng của VLKL bột
- Đa số VL bột có độ cứng thấp được xác
định bằng pp Brinen
- VL bột có độ cứng cao xác định bằng độ
cứng Rocoen HRC
- Hợp kim cứng xác định bằng độ cứng
Rocoen HRA tải trọng 60 kg
1.3 Tính chất của vật liệu kim loại
bột
1.3.3 Mật độ và độ xốp của VLKL bột
a. Mật độ (tỷ trọng)
γ TK = mKK / VTK (g/cm3)
Trong đó:
γTK: mật độ VLKL bột
mKK: trọng lượng VL cân trong không khí
(g)
VTK: thể tích VL thiêu kết (cm3)
1.3 Tính chất của vật liệu kim loại
bột
1.3.3 Mật độ và độ xốp của VLKL bột
b. Độ xốp (độ lỗ)
θ = (Vlỗ / VTK)100%
Trong đó:
θ: độ lỗ xốp
Vlỗ: thể tích lỗ xốp trong VL (cm3)
VTK: thể tích VL thiêu kết (cm3)
- Vlỗ được xđ theo công thức:
Vlỗ = (mp – mKK)γp
Trong đó:
mp: trọng lượng mẫu đã được bịt lỗ bằng paraphin
(g)
γp : trọng lượng riêng của paraphin (g/cm3)
1.3 Tính chất của vật liệu kim loại
bột
1.3.4 Các tính chất khác của VLKL bột
- Các tính chất khác như: độ dai va đập, tính
dẫn điện, từ tính thường thấp hơn kim loại
đúc (do trong tổ chức có chứa các lỗ xốp)
- Tính chống ăn mòn (tương tự kim loại
đúc)

You might also like